Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:00 10/01/2015
NGƯỜI PHỤ NỮ QUÊN THỐNG KHỔ
Có một bà cụ chết mất đứa con một, bà ta rất đau lòng bèn đến thỉnh giáo một vị đại sư:
- “Ngài có cách gì để đứa con của tôi sống lại không ?”
Đại sư nói:
- “Tôi có cách này, nhưng trước hết bà phải đi tìm cho tôi một ly nước, nhưng ly nước này phải là một ly nước của một gia đình chưa hề bị đau khổ, có ly nước này rồi thì tôi có thể cứu sống con trai của bà.”
Bà cụ nghe xong thì rất phấn khởi lập tức đi tìm ly nước ấy, nhưng bất luận bà ta đi đến nhà nghèo hay nhà giàu, hương thôn hay thành thị, thì bà ta phát hiện ra bất kỳ gia đình nào cũng có sự đau khổ của gia đình ấy. Cuối cùng, bà ta vì bận an ủi những người đau khổ ấy mà vô tình quên mất chuyện đi tìm ly nước.
Vậy đó, trong khi bà ta đem nhiệt tâm ra để an ủi, thì chuyện đau thương mất con cũng lặng lẽ rời khỏi tâm hồn của bà.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Đã làm người thì ai cũng có đau khổ, sự đau khổ này được biểu hiện khi mới sinh ra là đã lớn tiếng khóc oe oe, cho nên, đau khổ nhất định là phải có, nhưng làm thế nào để chấp nhận đau khổ mới là chuyện đáng nói.
- Có người không chấp nhận đau khổ nên cứ oán trời trách người, thế là họ vẫn cứ khổ luôn.
- Có người đem cái khổ của mình đi so sánh với cái khổ của người khác, nên nói rằng ông trời bất công.
- Có người thấy mình khổ quá nên buông thả mọi việc.
- Có người nói rằng mình là người đau khổ nhất trên thế gian, nên không chấp nhận lời an ủi và cảm thông của người khác...
Người Ki-tô hữu cũng có những đau khổ như những người khác, nhưng họ có mẫu mẫu gương để noi theo, đó là Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài là Đấng vô tội đã chịu đau khổ vì tội lỗi của thế gian, thế là họ -vì yêu Đức Chúa Giê-su và vì đền tội mình- mà đã hy sinh phục vụ những người đau khổ hơn họ trong các bệnh viện, trong các trại mồ côi, trong các trung tâm cai nghiện.v.v...
Bởi vì khi phục vụ người khác, thì họ thấy nỗi đau khổ của mình chẳng là gì cả và cảm thấy mình vẫn là hạnh phúc hơn những người bất hạnh khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một bà cụ chết mất đứa con một, bà ta rất đau lòng bèn đến thỉnh giáo một vị đại sư:
- “Ngài có cách gì để đứa con của tôi sống lại không ?”
Đại sư nói:
- “Tôi có cách này, nhưng trước hết bà phải đi tìm cho tôi một ly nước, nhưng ly nước này phải là một ly nước của một gia đình chưa hề bị đau khổ, có ly nước này rồi thì tôi có thể cứu sống con trai của bà.”
Bà cụ nghe xong thì rất phấn khởi lập tức đi tìm ly nước ấy, nhưng bất luận bà ta đi đến nhà nghèo hay nhà giàu, hương thôn hay thành thị, thì bà ta phát hiện ra bất kỳ gia đình nào cũng có sự đau khổ của gia đình ấy. Cuối cùng, bà ta vì bận an ủi những người đau khổ ấy mà vô tình quên mất chuyện đi tìm ly nước.
Vậy đó, trong khi bà ta đem nhiệt tâm ra để an ủi, thì chuyện đau thương mất con cũng lặng lẽ rời khỏi tâm hồn của bà.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Đã làm người thì ai cũng có đau khổ, sự đau khổ này được biểu hiện khi mới sinh ra là đã lớn tiếng khóc oe oe, cho nên, đau khổ nhất định là phải có, nhưng làm thế nào để chấp nhận đau khổ mới là chuyện đáng nói.
- Có người không chấp nhận đau khổ nên cứ oán trời trách người, thế là họ vẫn cứ khổ luôn.
- Có người đem cái khổ của mình đi so sánh với cái khổ của người khác, nên nói rằng ông trời bất công.
- Có người thấy mình khổ quá nên buông thả mọi việc.
- Có người nói rằng mình là người đau khổ nhất trên thế gian, nên không chấp nhận lời an ủi và cảm thông của người khác...
Người Ki-tô hữu cũng có những đau khổ như những người khác, nhưng họ có mẫu mẫu gương để noi theo, đó là Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài là Đấng vô tội đã chịu đau khổ vì tội lỗi của thế gian, thế là họ -vì yêu Đức Chúa Giê-su và vì đền tội mình- mà đã hy sinh phục vụ những người đau khổ hơn họ trong các bệnh viện, trong các trại mồ côi, trong các trung tâm cai nghiện.v.v...
Bởi vì khi phục vụ người khác, thì họ thấy nỗi đau khổ của mình chẳng là gì cả và cảm thấy mình vẫn là hạnh phúc hơn những người bất hạnh khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:03 10/01/2015
LỄ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA
Tin Mừng: Mc 1, 7-11
“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.
Anh chị em thân mến,
Thân phận làm người là thân phận cao quý (chỉ sau các thiên thần) trong các loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã dựng nên, nhưng càng cao quý hơn khi chính thân phận được dựng nên bởi bùn đất này lại được trở nên làm con cái của Thiên Chúa, ơn nghĩa cao trọng này bởi đâu mà có, chắc chắn không phải bởi công nghiệp của tổ tiên, cũng không phải bởi công lao của chính bản thân mình, nhưng là chính bởi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà rõ ràng và cụ thể nhất chính là nơi con người của Đức Chúa Giê-su. Ngài là ai với thân phận của mình ?
1. Thân phận con người.
Thân phận con người nơi Đức Chúa Giê-su được thấy rõ nhất là giây phút này đây: giây phút Ngài tự nguyện xuống sông Gio-đan để xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, một sự tự nguyện mà thánh Gioan Tẩy Giả –qua tác động của Thánh Thần- đã phải sững sờ kinh ngạc thốt lên: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”
Hành vi tự nguyện trở thành tội nhân của Ngài đã nâng cao giá trị của tình liên đới giữa người với nhau, Ngài đã đồng hóa mình như là một tội nhân để thông cảm, rộng lượng và chấp nhận những người tội lỗi, những người mà xã hội hôm nay gọi là “thành phần bất hảo”, để họ trở thành những người anh em chị em với mình.
Con người thời nay, ai cũng tự cho mình là những bậc thầy của người khác, cho nên họ thường hay kết án, chỉ trích tha nhân; ai cũng muốn tách mình ra khỏi đám người tội lỗi, và lẫn tránh người anh em chị em khi họ sa cơ thất thế, và thế là họ đã đi ngược lại với hành vi tự nguyện của Đức Chúa Giê-su: Đấng vô tội đã trở thành tội nhân, để vô số tội nhân được trở nên người thân cận của Ngài.
2. Thân phận Thiên Chúa
Nơi giòng sông Gio-đan có rất nhiều người đến xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa để tỏ lòng sám hối, nhưng sự sám hối này chưa hoàn hảo vì nước chưa được thánh hóa, hay nói cách khác, họ chỉ hối hận những việc làm không chính đáng của mình qua lời giảng dạy của thánh Gioan Tẩy Giả mà thôi, còn sự tha tội thì phép rửa của thánh Gioan Tẩy Giả không “đủ sức” để làm.
Đức Chúa Giê-su đến, và Ngài đã xuống sông để chịu phép rửa như bao người khác, hành vi khiêm tốn của Đấng-Thiên-Chúa-làm-người này, đã thực sự làm cho nước có một giá trị tuyệt đối –rửa sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn của con người nơi bí tích Rửa Tội-
Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng thánh hóa nước, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền làm cho con người từ trong vũng bùn tội lỗi được trở nên trắng như tuyết trong nước Rửa Tội, vị Thiên Chúa đó đang lẫn lộn trong đám người xuống sông Gio-đan xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình, và qua phép rửa tượng trưng này, Ngài đã thánh hóa những kẻ tin vào Ngài được trở nên con Thiên Chúa và là người anh em với Ngài nơi bí tích Rửa Tội.
Con người ngày nay thường hay “tạt nước” vào mặt anh chị em bằng những thái độ hống hách và những lời nói khiếm nhã, họ muốn người khác phải tôn trọng họ, nhưng nơi họ, một chút tôn trọng anh chị em cũng không có, họ coi thường người khác trong chính hành vi ngôn ngữ của mình.
3. Bí tích Rửa tội – Ấn tích của sự sống lại.
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta nhớ lại ngày hồng ân của mỗi người, đó là ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa, được thông phần vào cuộc giáng sinh, khổ nạn, và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô.
Sau khi Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, thì Ngài công khai rao giảng Tin Mừng về Nước Trời, Tin Mừng về Nước Trời chính là “kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình”, không những Ngài rao giảng, mà Ngài còn thi ân giáng phúc cho mọi người, để làm chứng cho họ biết rằng: chính Ngài chứ không phải người nào khác, mới có quyền cứu độ và tha tội cho nhân loại, chính Ngài, chứ không một ai khác, mới thật sự là Đấng phán xét nhân loại.
Chúng ta đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, cũng có nghĩa là chúng ta có đủ tư cách để tiếp tục sứ mạng loan truyền Tin Mừng cứu độ của Đức Chúa Giê-su cho mọi người, do đó chúng ta cần phải học hỏi và noi gương của Ngài: yêu thương anh em như chính mình. Đành rằng chúng ta không bị treo trên thập giá như Ngài để cứu độ anh em, đành rằng chúng ta không sống lại sau khi chết được ba ngày như Ngài để ban ơn cứu độ cho anh em, nhưng mỗi người trong chúng ta cũng có thể chết cho cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ích kỉ của mình để anh em chị em được thoải mái, hoặc là chúng ta có thể hi sinh những thói quen khiến người khác không bằng lòng, thì cũng giống như chúng ta đã sống lại với con người mới trong đức ái rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 1, 7-11
“Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con”.
Anh chị em thân mến,
Thân phận làm người là thân phận cao quý (chỉ sau các thiên thần) trong các loài thụ tạo mà Thiên Chúa đã dựng nên, nhưng càng cao quý hơn khi chính thân phận được dựng nên bởi bùn đất này lại được trở nên làm con cái của Thiên Chúa, ơn nghĩa cao trọng này bởi đâu mà có, chắc chắn không phải bởi công nghiệp của tổ tiên, cũng không phải bởi công lao của chính bản thân mình, nhưng là chính bởi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà rõ ràng và cụ thể nhất chính là nơi con người của Đức Chúa Giê-su. Ngài là ai với thân phận của mình ?
1. Thân phận con người.
Thân phận con người nơi Đức Chúa Giê-su được thấy rõ nhất là giây phút này đây: giây phút Ngài tự nguyện xuống sông Gio-đan để xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, một sự tự nguyện mà thánh Gioan Tẩy Giả –qua tác động của Thánh Thần- đã phải sững sờ kinh ngạc thốt lên: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”
Hành vi tự nguyện trở thành tội nhân của Ngài đã nâng cao giá trị của tình liên đới giữa người với nhau, Ngài đã đồng hóa mình như là một tội nhân để thông cảm, rộng lượng và chấp nhận những người tội lỗi, những người mà xã hội hôm nay gọi là “thành phần bất hảo”, để họ trở thành những người anh em chị em với mình.
Con người thời nay, ai cũng tự cho mình là những bậc thầy của người khác, cho nên họ thường hay kết án, chỉ trích tha nhân; ai cũng muốn tách mình ra khỏi đám người tội lỗi, và lẫn tránh người anh em chị em khi họ sa cơ thất thế, và thế là họ đã đi ngược lại với hành vi tự nguyện của Đức Chúa Giê-su: Đấng vô tội đã trở thành tội nhân, để vô số tội nhân được trở nên người thân cận của Ngài.
2. Thân phận Thiên Chúa
Nơi giòng sông Gio-đan có rất nhiều người đến xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa để tỏ lòng sám hối, nhưng sự sám hối này chưa hoàn hảo vì nước chưa được thánh hóa, hay nói cách khác, họ chỉ hối hận những việc làm không chính đáng của mình qua lời giảng dạy của thánh Gioan Tẩy Giả mà thôi, còn sự tha tội thì phép rửa của thánh Gioan Tẩy Giả không “đủ sức” để làm.
Đức Chúa Giê-su đến, và Ngài đã xuống sông để chịu phép rửa như bao người khác, hành vi khiêm tốn của Đấng-Thiên-Chúa-làm-người này, đã thực sự làm cho nước có một giá trị tuyệt đối –rửa sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn của con người nơi bí tích Rửa Tội-
Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng thánh hóa nước, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền làm cho con người từ trong vũng bùn tội lỗi được trở nên trắng như tuyết trong nước Rửa Tội, vị Thiên Chúa đó đang lẫn lộn trong đám người xuống sông Gio-đan xin thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình, và qua phép rửa tượng trưng này, Ngài đã thánh hóa những kẻ tin vào Ngài được trở nên con Thiên Chúa và là người anh em với Ngài nơi bí tích Rửa Tội.
Con người ngày nay thường hay “tạt nước” vào mặt anh chị em bằng những thái độ hống hách và những lời nói khiếm nhã, họ muốn người khác phải tôn trọng họ, nhưng nơi họ, một chút tôn trọng anh chị em cũng không có, họ coi thường người khác trong chính hành vi ngôn ngữ của mình.
3. Bí tích Rửa tội – Ấn tích của sự sống lại.
Mừng lễ Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta nhớ lại ngày hồng ân của mỗi người, đó là ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa, được thông phần vào cuộc giáng sinh, khổ nạn, và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô.
Sau khi Đức Chúa Giê-su chịu phép rửa, thì Ngài công khai rao giảng Tin Mừng về Nước Trời, Tin Mừng về Nước Trời chính là “kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình”, không những Ngài rao giảng, mà Ngài còn thi ân giáng phúc cho mọi người, để làm chứng cho họ biết rằng: chính Ngài chứ không phải người nào khác, mới có quyền cứu độ và tha tội cho nhân loại, chính Ngài, chứ không một ai khác, mới thật sự là Đấng phán xét nhân loại.
Chúng ta đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, cũng có nghĩa là chúng ta có đủ tư cách để tiếp tục sứ mạng loan truyền Tin Mừng cứu độ của Đức Chúa Giê-su cho mọi người, do đó chúng ta cần phải học hỏi và noi gương của Ngài: yêu thương anh em như chính mình. Đành rằng chúng ta không bị treo trên thập giá như Ngài để cứu độ anh em, đành rằng chúng ta không sống lại sau khi chết được ba ngày như Ngài để ban ơn cứu độ cho anh em, nhưng mỗi người trong chúng ta cũng có thể chết cho cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ích kỉ của mình để anh em chị em được thoải mái, hoặc là chúng ta có thể hi sinh những thói quen khiến người khác không bằng lòng, thì cũng giống như chúng ta đã sống lại với con người mới trong đức ái rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:06 10/01/2015
N2T |
3. Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta -trong tất cả mọi việc- bất luận tốt hay xấu, đều tìm cách để có lợi tức, tức là dạy chúng ta giống như người kinh doanh ngân hàng, kinh doanh lợi tức tình yêu.
(Thánh Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:08 10/01/2015
BẤT NGỜ
Ca đoàn vừa tập hát xong thì cha sở đột nhiên xuất hiện, ngài mời tất cả xuống phòng khách giáo xứ để ngài có chuyện cần nói với ca đoàn.
Mọi người đi xuống phòng khách thì thấy bày ra hai dãy bàn ghế, trên bàn đã có chén dĩa hình như chuẩn bị ăn cơm, ai cũng ngạc nhiên không biết là chuyện gì, cha sở đi vào và nói với ca đoàn:
- “Thật ra chẳng có gì để nói, cha muốn mời các con ăn phở với cha cho vui, và luôn tiện cám ơn các con đã vì giáo xứ mà phục vụ, nhất là những ngày Chúa Nhật và những ngày đại lễ, hôm nay cha thay mặt giáo xứ xin cám ơn các con, xin Chúa chúc lành cho ca đoàn chúng con ngày càng đông và nhiệt thành phục vụ Chúa hơn nữa...”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ca đoàn vừa tập hát xong thì cha sở đột nhiên xuất hiện, ngài mời tất cả xuống phòng khách giáo xứ để ngài có chuyện cần nói với ca đoàn.
Mọi người đi xuống phòng khách thì thấy bày ra hai dãy bàn ghế, trên bàn đã có chén dĩa hình như chuẩn bị ăn cơm, ai cũng ngạc nhiên không biết là chuyện gì, cha sở đi vào và nói với ca đoàn:
- “Thật ra chẳng có gì để nói, cha muốn mời các con ăn phở với cha cho vui, và luôn tiện cám ơn các con đã vì giáo xứ mà phục vụ, nhất là những ngày Chúa Nhật và những ngày đại lễ, hôm nay cha thay mặt giáo xứ xin cám ơn các con, xin Chúa chúc lành cho ca đoàn chúng con ngày càng đông và nhiệt thành phục vụ Chúa hơn nữa...”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng triệu người Phi tham gia cuộc kiệu tượng Chúa Kitô vác thánh giá tại Manila
Đặng Tự Do
00:28 10/01/2015
Diễn biến này xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy một tuần trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm quốc gia này. Thể hiện lòng sùng kính nhiệt thành, đám đông vĩ đại gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã hô vang "Viva!" (Vạn tuế!) khi họ diễn hành qua các đường phố trong cuộc rước hàng năm tượng El Nazareno Negro dưới mưa nhẹ.
Tượng El Nazareno Negro là theo tiếng Tây Ban Nha, được biết trong các bản tin Anh Ngữ là Black Nazarene, là một bức tượng to bằng người thật Chúa Giêsu đang vác thánh giá lên đồi Canvê. Bức tượng này được đặt thường xuyên tại nhà thờ Quiapo và hàng năm đúng ngày 7 tháng Giêng thì được rước đi một vòng quanh thủ đô Manila.
Đám rước đã tiến hành suôn sẻ vào buổi trưa sau khi ban tổ chức đã phải mất gần hai giờ đồng hồ để kiểm soát đám đông khổng lồ lao vào phía bức tượng cố gắng lau khăn tay của mình vào thánh giá. Nhiều thanh niên còn cố lao mình đu vào thánh giá được đặt trên một chiếc xe.
Nhiều người Phi Luật Tân tin rằng bức tượng có sức mạnh chữa lành diệu kỳ và nhiều người thực sự đã được chữa khỏi khiến họ cam kết rằng mỗi năm vào ngày này, nếu còn sống trên đời, họ là tham gia cuộc diễn hành này.
Nhiều người mặc áo T-shirt có hình Chúa Kitô đội mão gai. Isko Moreno, Phó Thị trưởng thành phố Manila, nói với truyền hình ABS-CBN rằng khoảng một triệu người đã tham gia vào lúc bắt đầu cuộc rước, nhưng càng lúc sẽ càng có nhiều người tham gia hơn bức tượng du hành một vòng quanh khu phố cổ của Manila.
Sáng thứ năm 15-1, lúc 8 giờ 15, ngài sẽ kính viếng Nhà Nguyện Đức Mẹ Lanka ở Bolawalana, mạn bắc Colombo, trước khi ra phi trường lúc 9 giờ để đáp máy bay đi Manila, Philippines.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ Colombo, Sri Lanka lúc 9h sáng ngày thứ Năm 15 tháng Giêng. Ngài sẽ đến sân bay quân sự Villamor ở Manila lúc gần 6 giờ chiều cùng ngày.
Lễ nghi đón tiếp chính thức sẽ diễn ra tại Phủ Tổng Thống lúc 9 giờ 15 sáng hôm sau, thứ Sáu 16 tháng Giêng. Ngài sẽ gặp gỡ tổng thống và các quan chức chính quyền cùng với đoàn ngoại giao.
Ban trưa, lúc 11 giờ 15, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ với các Giám Mục, linh mục, trước sự tham dự của các tu sĩ nam nữ tại Nhà Thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Manila.
Lúc 5 giờ rưỡi chiều cùng ngày ngài sẽ gặp gỡ các gia đình tại Hội trường Asia Arena.
Thứ Bảy 17 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ rời Manila bay tới thành phố Tacloban và dâng thánh lễ tại phi trường quốc tế ở địa phương lúc 10 giờ. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với một số những người sống sót trong trận cuồng phong Hải Yến hồi tháng 11 năm 2013.
Ban chiều cùng ngày, lúc 3 giờ, Đức Thánh Cha sẽ làm phép trung tâm cho người nghèo rồi gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ và những người sống sót tại nhà thờ chính tòa Palo, rồi trở về Manila.
Sáng Chúa Nhật 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Đại Học Santo Tomas ở Manila rồi gặp gỡ các bạn trẻ tại Sân thể thao của đại học vào lúc 10 giờ rưỡi.
Ban chiều Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ lúc 3 giờ rưỡi tại Công viên Rizal Park ở Manila.
Sáng thứ Hai, 19 tháng Giêng, sau nghi thức tiễn biệt tại Sân bay quân sự Villamor, Manila, ngài sẽ đáp máy bay lúc 10 giờ sáng để trở về Roma, dự kiến sẽ tới phi trường Ciampino Roma vào lúc 5 giờ 40 phút chiều cùng ngày.
Đức Hồng Y Pietro Parolin nói về vai trò là nhịp cầu của Giáo Hội tại Sri Lanka
Đặng Tự Do
01:00 10/01/2015
Giáo Hội có thể đóng một vai trò là nhịp cầu hòa giải tại Sri Lanka. Vai trò này rất thích hợp với Giáo Hội tại quốc gia này. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã cả quyết như trên trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Quan Sát Viên, Radio Vatican và Đài Truyền hình Vatican, trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Sri Lanka và Philippines vào tuần tới.
Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo.
Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Tích Lan, Tamil và người Moor.
Sri Lanka bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến kéo dài gần 26 năm giữa phiến quân Tamil và chính phủ đã kết thúc vào tháng 5 năm 2009 với sự thất bại của người Tamil.
Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo với các thành viên của cả hai bên Tích Lan và Tamil có nhiệm vụ mang lại cuộc đối thoại quốc gia, hòa giải và hợp tác. Ngài nhận xét rằng đảo quốc này có truyền thống hòa hợp giữa các tôn giáo, nhưng tiếc rằng một số nhóm cực đoan đã thao túng dư luận và tạo ra những căng thẳng giữa các tôn giáo.
Ngài hy vọng rằng chính quyền sẽ có thể duy trì truyền thống dân tộc là chung sống hài hòa giữa các tôn giáo và mong rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ giúp quốc gia hướng về phía trước chứ không phải mở lại những vết thương cũ.
Người Tích Lan, chủ yếu theo đạo Phật, chiếm tới hơn 74% trong tổng số hơn 21 triệu dân Sri Lanka. Người Tamil, chủ yếu theo Ấn Độ giáo, chiếm 13% dân số. Số còn lại là người Moor chủ yếu theo Hồi Giáo.
Người Công Giáo chỉ khoảng 1,5 triệu bao gồm cả người Tích Lan, Tamil và người Moor.
Sri Lanka bị tàn phá bởi một cuộc nội chiến kéo dài gần 26 năm giữa phiến quân Tamil và chính phủ đã kết thúc vào tháng 5 năm 2009 với sự thất bại của người Tamil.
Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo với các thành viên của cả hai bên Tích Lan và Tamil có nhiệm vụ mang lại cuộc đối thoại quốc gia, hòa giải và hợp tác. Ngài nhận xét rằng đảo quốc này có truyền thống hòa hợp giữa các tôn giáo, nhưng tiếc rằng một số nhóm cực đoan đã thao túng dư luận và tạo ra những căng thẳng giữa các tôn giáo.
Ngài hy vọng rằng chính quyền sẽ có thể duy trì truyền thống dân tộc là chung sống hài hòa giữa các tôn giáo và mong rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ giúp quốc gia hướng về phía trước chứ không phải mở lại những vết thương cũ.
Chỉ có Thánh Thần mới mở con tim chúng ta ra để yêu mến Chúa
Đặng Tự Do
12:03 10/01/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô cả quyết rằng chỉ có Thánh Thần mới có sức mạnh mở lòng chúng ta ra đối với Thiên Chúa và tình yêu của Ngài chứ không phải hàng ngàn các phương pháp linh đạo, các bài yoga hay các khóa học về thiền định.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Sáu, 09 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày kể lại việc các tông đồ khiếp sợ khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển. Đức Thánh Cha giải thích rằng lý do khiến các ngài khiếp sợ là vì lòng họ đã ra chai đá.
Trong các bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến một tình trạng tâm lý gọi là “Narcissism” – có thể dịch là “sự tự kiêu”. Trong thần thoại Hy Lạp, Narcissus là một chàng trai trẻ ngày ngày soi mình trong dòng nước cho tới chết vì anh ta quá yêu chính cái hình ảnh phản chiếu của mình đến mức tương tư muốn kết hôn với nó. Sigmund Freud là người đầu tiên dùng từ “Narcissism” để chỉ tình trạng tâm lý trong đó một người gặp khó khăn trong quan hệ xã hội với những người khác vì họ tự đóng kín vào chính mình, coi mình là gương soi, là gương mẫu, xem cái gì thuộc về mình là tiêu chuẩn, còn những cái thuộc về người khác chỉ là thứ yếu, không được bằng mình.
Những con người “soi gương” và những kẻ tự kiêu về tôn giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trái tim con người ra chai đá vì nhiều lý do, chẳng hạn như vì người đó đã phải qua những kinh nghiệm đau thương trong cuộc đời. Nhưng ngài nói tiếp rằng còn một lý do khác nữa khiến con tim ra chai cứng, đó là vì người đó đã khép kín lòng mình.
“Tạo ra một thế giới khép kín trên chính mình, tất cả khép kín. Khép kín trên chính mình, khép kín trong cộng đoàn, giáo xứ. Và sự khép kín này có thể xoay quanh nhiều thứ. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy đó chính là lòng tự kiêu, tự hài lòng, cho mình hơn người khác, và sự phù phiếm nữa, có phải vậy không anh chị em?
Có những con người ‘soi gương’ (đó là những người kết hôn với hình ảnh của mình trong gương), những người đang khép kín trên bản thân mình và chỉ nhìn thấy mình, phải không? Đó là những tín hữu tự kiêu, phải không? Tâm hồn họ nên chai đá vì họ đang khép kín trên chính mình, họ không mở ra với tha nhân. Và họ tìm cách tự bảo vệ mình với những bức tường mà họ dựng nên xung quanh họ.”
Những con tim khô cứng vì bất an và sợ hãi
Đức Thánh Cha nói rằng con tim con người có thể chai cứng vì bất an, chẳng hạn như những người lập rào chắn cho chính mình bằng những luật lệ và quy tắc, như thể họ đang ở bên trong một nhà tù, để cảm thấy an toàn hơn khi tuân giữ từng câu chữ trong những quy định đó.
“Khi con tim ra chai cứng, nó mất tự do vì người đó không có khả năng yêu thương, đó là số phận của của những người mà Thánh Gioan Tông đồ nhắc đến trong bài đọc I.
Tình yêu hoàn hảo xua tan nỗi sợ: trong tình yêu không có sự sợ hãi, chúng ta sợ hãi vì đang lo bị trừng phạt và một người lo sợ thì không có tình yêu hoàn hảo. Người đó không còn là con người tự do. Họ luôn nơm nớp lo sợ rằng có điều gì đó đau đớn hay buồn khổ sẽ ập đến, và như thế cuộc sống của họ trở nên xấu đi hay có khi phương hại cả đến ơn cứu độ đời đời.
Thật quá đỗi kinh khủng nếu một người không thể yêu ai! Một người không có khả năng yêu thương thì không còn là người tự do. Và con tim ra chai cứng vì họ đã không học được cách yêu thương.
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta tự do và ngoan ngoãn chứ không phải các phương pháp yoga hay các khóa học về thiền định.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của bằng cách nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể dạy chúng ta cách thức để yêu thương và giải thoát chúng ta khỏi những con tim chai cứng.
“Anh chị em có thể theo học ngàn bài giáo lý, ngàn khóa linh đạo, ngàn phương pháp yoga hay thiền định nhưng chúng không thể cho anh chị em sự tự do của con cái Chúa. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể khơi lên trong lòng ta, để ta thưa lên với Thiên Chúa “Abba!”, “Cha ơi!” Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng xua tan, phá vỡ sự chai cứng trong lòng và làm cho nó, thế nào nhỉ … ‘mềm’ ra, phải không? Không, tôi không thích cái từ ấy… ‘ngoan ngoãn’ mới đúng. Ngoan ngoãn với Thiên Chúa. Ngoan ngoãn trong tự do để yêu thương ”
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ sáng thứ Sáu, 09 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài dựa trên bài Tin Mừng trong ngày kể lại việc các tông đồ khiếp sợ khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển. Đức Thánh Cha giải thích rằng lý do khiến các ngài khiếp sợ là vì lòng họ đã ra chai đá.
Trong các bài giảng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc đến một tình trạng tâm lý gọi là “Narcissism” – có thể dịch là “sự tự kiêu”. Trong thần thoại Hy Lạp, Narcissus là một chàng trai trẻ ngày ngày soi mình trong dòng nước cho tới chết vì anh ta quá yêu chính cái hình ảnh phản chiếu của mình đến mức tương tư muốn kết hôn với nó. Sigmund Freud là người đầu tiên dùng từ “Narcissism” để chỉ tình trạng tâm lý trong đó một người gặp khó khăn trong quan hệ xã hội với những người khác vì họ tự đóng kín vào chính mình, coi mình là gương soi, là gương mẫu, xem cái gì thuộc về mình là tiêu chuẩn, còn những cái thuộc về người khác chỉ là thứ yếu, không được bằng mình.
Những con người “soi gương” và những kẻ tự kiêu về tôn giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trái tim con người ra chai đá vì nhiều lý do, chẳng hạn như vì người đó đã phải qua những kinh nghiệm đau thương trong cuộc đời. Nhưng ngài nói tiếp rằng còn một lý do khác nữa khiến con tim ra chai cứng, đó là vì người đó đã khép kín lòng mình.
“Tạo ra một thế giới khép kín trên chính mình, tất cả khép kín. Khép kín trên chính mình, khép kín trong cộng đoàn, giáo xứ. Và sự khép kín này có thể xoay quanh nhiều thứ. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy đó chính là lòng tự kiêu, tự hài lòng, cho mình hơn người khác, và sự phù phiếm nữa, có phải vậy không anh chị em?
Có những con người ‘soi gương’ (đó là những người kết hôn với hình ảnh của mình trong gương), những người đang khép kín trên bản thân mình và chỉ nhìn thấy mình, phải không? Đó là những tín hữu tự kiêu, phải không? Tâm hồn họ nên chai đá vì họ đang khép kín trên chính mình, họ không mở ra với tha nhân. Và họ tìm cách tự bảo vệ mình với những bức tường mà họ dựng nên xung quanh họ.”
Những con tim khô cứng vì bất an và sợ hãi
Đức Thánh Cha nói rằng con tim con người có thể chai cứng vì bất an, chẳng hạn như những người lập rào chắn cho chính mình bằng những luật lệ và quy tắc, như thể họ đang ở bên trong một nhà tù, để cảm thấy an toàn hơn khi tuân giữ từng câu chữ trong những quy định đó.
“Khi con tim ra chai cứng, nó mất tự do vì người đó không có khả năng yêu thương, đó là số phận của của những người mà Thánh Gioan Tông đồ nhắc đến trong bài đọc I.
Tình yêu hoàn hảo xua tan nỗi sợ: trong tình yêu không có sự sợ hãi, chúng ta sợ hãi vì đang lo bị trừng phạt và một người lo sợ thì không có tình yêu hoàn hảo. Người đó không còn là con người tự do. Họ luôn nơm nớp lo sợ rằng có điều gì đó đau đớn hay buồn khổ sẽ ập đến, và như thế cuộc sống của họ trở nên xấu đi hay có khi phương hại cả đến ơn cứu độ đời đời.
Thật quá đỗi kinh khủng nếu một người không thể yêu ai! Một người không có khả năng yêu thương thì không còn là người tự do. Và con tim ra chai cứng vì họ đã không học được cách yêu thương.
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta tự do và ngoan ngoãn chứ không phải các phương pháp yoga hay các khóa học về thiền định.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của bằng cách nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể dạy chúng ta cách thức để yêu thương và giải thoát chúng ta khỏi những con tim chai cứng.
“Anh chị em có thể theo học ngàn bài giáo lý, ngàn khóa linh đạo, ngàn phương pháp yoga hay thiền định nhưng chúng không thể cho anh chị em sự tự do của con cái Chúa. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể khơi lên trong lòng ta, để ta thưa lên với Thiên Chúa “Abba!”, “Cha ơi!” Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng xua tan, phá vỡ sự chai cứng trong lòng và làm cho nó, thế nào nhỉ … ‘mềm’ ra, phải không? Không, tôi không thích cái từ ấy… ‘ngoan ngoãn’ mới đúng. Ngoan ngoãn với Thiên Chúa. Ngoan ngoãn trong tự do để yêu thương ”
Tình yêu dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa
Đặng Tự Do
12:17 10/01/2015
Sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thánh lễ đầu tiên tại nhà nguyện Santa Marta sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh để cầu nguyện cách riêng cho những nạn nhân của vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris
Ngài nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."
Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."
Sau đó, Đức Thánh Cha trở lại với bài giảng thánh lễ. Ngài nhắc nhở các tín hữu rằng tình yêu Kitô Giáo phải được thể hiện bằng các hành động cụ thể, nói suông thôi thì chưa đủ.
Chúa hướng dẫn chúng ta với tình yêu của Ngài và chính qua tình yêu mà chúng ta nhận biết Thiên Chúa.
Suy tư về điều mà ngài gọi là “từ cơ bản” trong phụng vụ tại thời điểm này, Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu “mặc khải chính Ngài qua lễ Hiển Linh, qua biến cố Chúa Giêsu chịu Phép rửa và qua tiệc cưới Cana. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa?” Đức Thánh Cha giải thích rằng chân lý được tỏ cho chúng ta chủ yếu bằng con tim hơn là bằng lý trí.
Chúng ta nhận biết Thiên Chúa trên con đường tình yêu
“Thiên Chúa là tình yêu! Chỉ trên con đường tình yêu này chúng ta mới có thể nhận biết Thiên Chúa. ‘Tình yêu có lý trí’, ‘tình yêu đi kèm với lý trí’. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể yêu những gì chúng ta không biết? Hãy yêu mến người lân cận là tín lý của Hai Điều Răn quan trọng nhất ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn thứ nhất và là điều răn quan trọng nhất. Nhưng điều răn thứ hai giống như vậy: Ngươi phải yêu thương người lân cận như chính mình”. Và Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “để tiến đến điều răn thứ nhất, ta phải thực hiện điều răn thứ hai trước: nghĩa là qua tình thương dành cho người lân cận, chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Chỉ qua yêu thương chúng ta mới có thể đạt được tình yêu”.
“Đó là lý do tại sao chúng ta phải yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa và bất cứ ai yêu thương thì tình yêu người ấy đã được Thiên Chúa hình thành”.
Tình yêu Thiên Chúa không phải là một vở kịch
“Ai yêu mến thì biết Thiên Chúa; ai không yêu mến thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu”. Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “tình yêu không phải là ‘một vở kịch’. Không! Tình yêu phải cụ thể, mạnh mẽ và trường tồn. Tình yêu tự mặc khải nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã đến để cứu chúng ta. Đó là một tình yêu cụ thể diễn tả bằng hành động chứ không phải lời nói suông. Để biết Thiên Chúa, chúng ta phải bước đi trong tình yêu, tình yêu dành cho tha nhân, tình yêu đối với những người ghét chúng ta, tình yêu dành cho tất cả mọi người”.
Tình yêu Thiên Chúa như hoa đào
Trong khi chỉ ra rằng Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta chính Con Một của Người để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, Đức Thánh Cha nhấn mạnh là nơi con người của Chúa Giêsu chúng ta có thể chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa, và noi gương Ngài, chúng ta có thể lần từng bước để nhích dần đến tình yêu Thiên Chúa, đến sự nhận biết Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Nhắc lại những lời tiên tri Jeremiah, Đức Thánh Cha nói tình yêu Thiên Chúa đi trước tất cả mọi thứ … Ngài đi trước chúng ta. Tiên tri Jeremiah nói Thiên Chúa như “hoa đào”, đó là cây đầu tiên nở hoa khi xuân đến, nghĩa là Thiên Chúa luôn nở hoa trước chúng ta. Khi chúng ta đến thì Ngài đã có đó chờ đợi chúng ta. … Ngài luôn luôn đi trước chúng ta”.
Tình yêu Thiên Chúa luôn đợi chờ chúng ta
Trở lại với đoạn Tin Mừng trong ngày, nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót đối với đoàn lũ đông đảo những người kéo đến để lắng nghe Chúa Giêsu”, vì họ như chiên không người chăn dắt, họ không một định hướng nào”. Ngày nay cũng vậy, có nhiều người sống không có định hướng, nhưng Thiên Chúa đi trước cũng như Ngài đã đi trước các môn đệ là những người đã không hiểu những gì đang xảy ra.”
“Tình yêu của Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta. Tình yêu này luôn luôn làm chúng ta kinh ngạc. Cha chúng ta là Đấng yêu thương chúng ta vô bờ và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Luôn luôn là vậy! Không chỉ một lần mà thôi, nhưng luôn luôn là thế!”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng bằng việc nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để trở nên quen thuộc với con đường Tình Yêu và nhận biết Ngài trên con đường ấy.
Ngài nói rằng cuộc tấn công này "thể hiện cả sự tàn bạo nhân loại đến cùng cực; lẫn các chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn chủ nghĩa khủng bố nhà nước."
Đức Thánh Cha than thở: "Con người có thể tàn ác đến là ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong thánh lễ này, cho rất nhiều các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ."
Sau đó, Đức Thánh Cha trở lại với bài giảng thánh lễ. Ngài nhắc nhở các tín hữu rằng tình yêu Kitô Giáo phải được thể hiện bằng các hành động cụ thể, nói suông thôi thì chưa đủ.
Chúa hướng dẫn chúng ta với tình yêu của Ngài và chính qua tình yêu mà chúng ta nhận biết Thiên Chúa.
Suy tư về điều mà ngài gọi là “từ cơ bản” trong phụng vụ tại thời điểm này, Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu “mặc khải chính Ngài qua lễ Hiển Linh, qua biến cố Chúa Giêsu chịu Phép rửa và qua tiệc cưới Cana. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa?” Đức Thánh Cha giải thích rằng chân lý được tỏ cho chúng ta chủ yếu bằng con tim hơn là bằng lý trí.
Chúng ta nhận biết Thiên Chúa trên con đường tình yêu
“Thiên Chúa là tình yêu! Chỉ trên con đường tình yêu này chúng ta mới có thể nhận biết Thiên Chúa. ‘Tình yêu có lý trí’, ‘tình yêu đi kèm với lý trí’. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể yêu những gì chúng ta không biết? Hãy yêu mến người lân cận là tín lý của Hai Điều Răn quan trọng nhất ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn thứ nhất và là điều răn quan trọng nhất. Nhưng điều răn thứ hai giống như vậy: Ngươi phải yêu thương người lân cận như chính mình”. Và Đức Thánh Cha chỉ ra rằng “để tiến đến điều răn thứ nhất, ta phải thực hiện điều răn thứ hai trước: nghĩa là qua tình thương dành cho người lân cận, chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Chỉ qua yêu thương chúng ta mới có thể đạt được tình yêu”.
“Đó là lý do tại sao chúng ta phải yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa và bất cứ ai yêu thương thì tình yêu người ấy đã được Thiên Chúa hình thành”.
Tình yêu Thiên Chúa không phải là một vở kịch
“Ai yêu mến thì biết Thiên Chúa; ai không yêu mến thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu”. Nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “tình yêu không phải là ‘một vở kịch’. Không! Tình yêu phải cụ thể, mạnh mẽ và trường tồn. Tình yêu tự mặc khải nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã đến để cứu chúng ta. Đó là một tình yêu cụ thể diễn tả bằng hành động chứ không phải lời nói suông. Để biết Thiên Chúa, chúng ta phải bước đi trong tình yêu, tình yêu dành cho tha nhân, tình yêu đối với những người ghét chúng ta, tình yêu dành cho tất cả mọi người”.
Tình yêu Thiên Chúa như hoa đào
Trong khi chỉ ra rằng Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta chính Con Một của Người để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, Đức Thánh Cha nhấn mạnh là nơi con người của Chúa Giêsu chúng ta có thể chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa, và noi gương Ngài, chúng ta có thể lần từng bước để nhích dần đến tình yêu Thiên Chúa, đến sự nhận biết Thiên Chúa, Đấng là tình yêu. Nhắc lại những lời tiên tri Jeremiah, Đức Thánh Cha nói tình yêu Thiên Chúa đi trước tất cả mọi thứ … Ngài đi trước chúng ta. Tiên tri Jeremiah nói Thiên Chúa như “hoa đào”, đó là cây đầu tiên nở hoa khi xuân đến, nghĩa là Thiên Chúa luôn nở hoa trước chúng ta. Khi chúng ta đến thì Ngài đã có đó chờ đợi chúng ta. … Ngài luôn luôn đi trước chúng ta”.
Tình yêu Thiên Chúa luôn đợi chờ chúng ta
Trở lại với đoạn Tin Mừng trong ngày, nói về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, Đức Thánh Cha nói: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót đối với đoàn lũ đông đảo những người kéo đến để lắng nghe Chúa Giêsu”, vì họ như chiên không người chăn dắt, họ không một định hướng nào”. Ngày nay cũng vậy, có nhiều người sống không có định hướng, nhưng Thiên Chúa đi trước cũng như Ngài đã đi trước các môn đệ là những người đã không hiểu những gì đang xảy ra.”
“Tình yêu của Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta. Tình yêu này luôn luôn làm chúng ta kinh ngạc. Cha chúng ta là Đấng yêu thương chúng ta vô bờ và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Luôn luôn là vậy! Không chỉ một lần mà thôi, nhưng luôn luôn là thế!”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc bài giảng bằng việc nài xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để trở nên quen thuộc với con đường Tình Yêu và nhận biết Ngài trên con đường ấy.
Điện văn của Đức Thánh Cha gởi Đức Hồng Y André Vingt-Trois của tổng giáo phận Paris
Đặng Tự Do
05:51 10/01/2015
Trọng kính Đức Hồng Y André Vingt-Trois
Tổng Giám Mục Paris
Sau khi biết tin về cuộc tấn công kinh hoàng tại trụ sở của báo Charlie Hebdo ở Paris, gây thương vong cho quá nhiều nạn nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô hiệp thông trong lời cầu nguyện trước nỗi đau của các gia đình tang quyến và nỗi buồn của tất cả người Pháp. Ngài phó thác các nạn nhân trong tay Thiên Chúa, đầy lòng thương xót, cầu xin Chúa đón nhận họ vào hưởng ánh sáng tôn nhan Ngài. Đức Thánh Cha bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất của mình với những người bị thương và gia đình của họ, xin Chúa ban cho họ sự ủi an trước thử thách này.
Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời lên án bạo lực đã tạo ra quá nhiều đau khổ, và cầu khẩn Thiên Chúa ban cho ân sủng hòa bình.
Ngài trìu mến ban phép lành tông tòa cho các gia đình bị ảnh hưởng và tất cả người Pháp.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Một lịch sử đầy tranh cãi của tờ Charlie Hebdo
Đặng Tự Do
12:57 10/01/2015
Trong bối cảnh của một nửa thế kỷ đầy những tranh cãi, tờ báo châm biếm Charlie Hebdo của Pháp đã kiên quyết giữ vững lập trường của mình là không bao giờ xin lỗi vì đã xúc phạm đến nhóm tôn giáo nào, đặc biệt là Hồi giáo.
Tờ tuần báo này đã được hình thành vào năm 1969 dưới tên Hara-Kiri Hebdo từ nguyệt san Hara-Kiri do Georges Bernier và François Cavanna đồng sáng lập.
Nguyệt san Hara-Kiri đã bị đình bản vào năm 1970 vì dám đăng một cáo phó giả về cái chết của tướng Charles de Gaulle với nội dung mang đầy tính châm biếm.
Tuần báo Hara-Kiri Hebdo như được hình thành lúc đầu cũng đình bản vào năm 1981. Tuy nhiên, nó được hồi sinh với dạng thức hiện tại vào năm 1992 với tên mới là Charlie Hebdo.
Tờ Charlie Hebdo đã phải đối mặt với rất nhiều tranh cãi liên quan đến các mô tả về Hồi giáo và đặc biệt là Hồi giáo cực đoan.
Năm 2006, tờ báo đăng 12 bức biếm họa của Jyllands-Posten, người Đan Mạch nhằm châm biếm tiên tri Mohammed, một hành động được coi là báng bổ trầm trọng và đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc biểu tình giận dữ của người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Đại Giáo trưởng Đền Thờ Hồi Giáo ở Paris, và Liên hiệp các tổ chức Hồi giáo toàn nước Pháp đã thưa chủ bút Philippe Val ra tòa vì tội đã đăng lại các bức biếm họa này, sau khi hàng ngàn người Hồi giáo xuống đường biểu tình chống tờ tạp chí trên toàn nước Pháp.
Năm 2007, một tòa án ở Paris đã đưa ra phán quyết rằng Val chẳng có tội gì và các bức biếm họa này không phải là một cuộc tấn công vào đạo Hồi nhưng chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố Hồi giáo.
Tháng 11 năm 2011, Charlie Hebdo lại đưa ra ấn bản đặc biệt về cuộc nổi dậy Ả Rập trong đó tờ báo tự đổi tên thành “Charia Hebdo” (người Pháp phát âm “Charia” hệt như từ “Sharia” là luật của Hồi Giáo), với tiên tri Mohammed là tổng biên tập. Trang bìa đập vào mắt độc giả với hàng chữ: "Ai coi mà không chết vì cười sẽ bị đánh 100 hèo!".
Một ngày trước khi số này được phát hành, văn phòng của tờ báo bị ném bom xăng, và website của tờ báo bị tấn công.
Chủ bút của tạp chí là Stephen Charbonnier nói với BBC rằng tờ báo vẫn hiên ngang đối mặt với các cuộc tấn công để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Ông nói: "Chúng tôi có quyền xuất bản tạp chí này và chúng tôi thật là chính đáng khi tiếp tục thách thức người Hồi giáo và làm cho cuộc sống của họ khó khăn tương xứng với những đau khổ họ đã gây ra cho chúng ta", ông nói.
"Đây là một cuộc tấn công chống lại chính tự do. Chúng tôi có thể trêu đùa bất cứ điều gì ở Pháp, chúng tôi có thể nói về bất cứ điều gì trừ ra Hồi giáo hay các hậu quả của Hồi giáo tại Pháp. Thật là khó chịu.
"Chúng tôi đã sẵn sàng đối mặt với công lý khi chúng tôi đi quá xa, là điều thực sự xảy ra khá thường, và chúng tôi cũng nhiều khi thiếu trách nhiệm đấy. Nhưng tôi sẽ không ngại phải ra tòa với những người Hồi giáo đang giận điên lên về những gì chúng tôi viết trên tạp chí, nhưng nếu bạn đọc kỹ thì sẽ thấy chẳng có cái lý do gì để kiện tạp chí Charlie Hebdo đâu, và chúng tôi sẽ không thể bị thua kiện."
Ông cho rằng, tờ tạp chí chỉ chế giễu những kẻ cực đoan Hồi Giáo, và không hề giữ trong lòng tình cảm chống người Hồi giáo nói chung.
Stephen Charbonnier nói thêm: "Đây là hành động của những kẻ cực đoan ngu xuẩn, và chắc chắn không phải của tất cả những người Hồi giáo sinh sống tại Pháp. Thiểu số đó hoàn toàn không đại diện cho ai khi thực hiện các hành vi bạo lực này".
Ngày 7 tháng 1, ngay trước khi bọn khủng bố nổ súng giết chết 12 người, Charlie Hebdo đăng một tweet chế giễu tên lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo là Abu Bakr al-Baghdadi.
Tờ tuần báo này đã được hình thành vào năm 1969 dưới tên Hara-Kiri Hebdo từ nguyệt san Hara-Kiri do Georges Bernier và François Cavanna đồng sáng lập.
Nguyệt san Hara-Kiri đã bị đình bản vào năm 1970 vì dám đăng một cáo phó giả về cái chết của tướng Charles de Gaulle với nội dung mang đầy tính châm biếm.
Tuần báo Hara-Kiri Hebdo như được hình thành lúc đầu cũng đình bản vào năm 1981. Tuy nhiên, nó được hồi sinh với dạng thức hiện tại vào năm 1992 với tên mới là Charlie Hebdo.
Tờ Charlie Hebdo đã phải đối mặt với rất nhiều tranh cãi liên quan đến các mô tả về Hồi giáo và đặc biệt là Hồi giáo cực đoan.
Năm 2006, tờ báo đăng 12 bức biếm họa của Jyllands-Posten, người Đan Mạch nhằm châm biếm tiên tri Mohammed, một hành động được coi là báng bổ trầm trọng và đã châm ngòi cho hàng loạt các cuộc biểu tình giận dữ của người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Đại Giáo trưởng Đền Thờ Hồi Giáo ở Paris, và Liên hiệp các tổ chức Hồi giáo toàn nước Pháp đã thưa chủ bút Philippe Val ra tòa vì tội đã đăng lại các bức biếm họa này, sau khi hàng ngàn người Hồi giáo xuống đường biểu tình chống tờ tạp chí trên toàn nước Pháp.
Năm 2007, một tòa án ở Paris đã đưa ra phán quyết rằng Val chẳng có tội gì và các bức biếm họa này không phải là một cuộc tấn công vào đạo Hồi nhưng chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố Hồi giáo.
Ai coi mà không chết vì cười sẽ bị đánh 100 hèo! |
Một ngày trước khi số này được phát hành, văn phòng của tờ báo bị ném bom xăng, và website của tờ báo bị tấn công.
Chủ bút của tạp chí là Stephen Charbonnier nói với BBC rằng tờ báo vẫn hiên ngang đối mặt với các cuộc tấn công để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Ông nói: "Chúng tôi có quyền xuất bản tạp chí này và chúng tôi thật là chính đáng khi tiếp tục thách thức người Hồi giáo và làm cho cuộc sống của họ khó khăn tương xứng với những đau khổ họ đã gây ra cho chúng ta", ông nói.
"Đây là một cuộc tấn công chống lại chính tự do. Chúng tôi có thể trêu đùa bất cứ điều gì ở Pháp, chúng tôi có thể nói về bất cứ điều gì trừ ra Hồi giáo hay các hậu quả của Hồi giáo tại Pháp. Thật là khó chịu.
"Chúng tôi đã sẵn sàng đối mặt với công lý khi chúng tôi đi quá xa, là điều thực sự xảy ra khá thường, và chúng tôi cũng nhiều khi thiếu trách nhiệm đấy. Nhưng tôi sẽ không ngại phải ra tòa với những người Hồi giáo đang giận điên lên về những gì chúng tôi viết trên tạp chí, nhưng nếu bạn đọc kỹ thì sẽ thấy chẳng có cái lý do gì để kiện tạp chí Charlie Hebdo đâu, và chúng tôi sẽ không thể bị thua kiện."
Ông cho rằng, tờ tạp chí chỉ chế giễu những kẻ cực đoan Hồi Giáo, và không hề giữ trong lòng tình cảm chống người Hồi giáo nói chung.
Stephen Charbonnier nói thêm: "Đây là hành động của những kẻ cực đoan ngu xuẩn, và chắc chắn không phải của tất cả những người Hồi giáo sinh sống tại Pháp. Thiểu số đó hoàn toàn không đại diện cho ai khi thực hiện các hành vi bạo lực này".
Ngày 7 tháng 1, ngay trước khi bọn khủng bố nổ súng giết chết 12 người, Charlie Hebdo đăng một tweet chế giễu tên lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo là Abu Bakr al-Baghdadi.
Thánh lễ thứ 1,000 cầu nguyện cho hòa bình trên bán đảo Triều tiên
Lã Thụ Nhân
07:00 10/01/2015
Trong suốt 20 năm qua, Tổng Giáo phận Hán Thành của Nam Hàn, đã dành Thánh lễ tối thứ Ba hàng tuần để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.
Vào tối thứ Ba 06 tháng Giêng vừa qua Thánh Lễ thứ 1,000 cầu cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên đang bị chia cắt này được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Minh Đổng do Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung chủ tế. Những Thánh Lễ cầu nguyện như vậy đã được tổ chức kể từ khi Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan chủ tế Thánh Lễ đầu tiên vào ngày 07 tháng Ba năm 1995. Những Thánh lễ tiếp theo được cử hành bởi Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk, khi đó ngài là Giám mục Phụ tá, và kể từ năm 2000, các tân linh mục mới chịu chức trong mỗi năm sẽ dâng lễ cầu nguyện.
Thánh lễ thứ 1,000 do Đức Hồng Y Yeom chủ tế, Đức Tổng Giám Mục Andrew Choi Chang-moo của Gwangju giảng lễ, ngài là Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hoà giải Dân tộc Triều Tiên. Đức Tổng Giám mục Choi mở ra các kênh tương tác giữa các Giáo Hội Công Giáo ở miền Nam và miền Bắc, ngài cũng đã thực hiện chuyến thăm mục vụ chính thức đầu tiên đến Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Thánh lễ thứ 1,000 đã đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào Phục hưng Tinh thần, một phong trào hiệp nhất Công Giáo Hàn Quốc và 54 nhà thờ Công Giáo ở Bắc Triều Tiên, hiện chủ yếu vẫn chỉ nằm trong ký ức những người Hàn Quốc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Hàn Quốc từ ngày 13 đến 18 tháng Tám năm 2014, bế mạc Đại hội Giới trẻ Á Châu và tuyên thánh cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến tông du, ngài đã cử hành Thánh lễ cầu cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên cũng tại ngôi nhà thờ này.
Vào tối thứ Ba 06 tháng Giêng vừa qua Thánh Lễ thứ 1,000 cầu cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên đang bị chia cắt này được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Minh Đổng do Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung chủ tế. Những Thánh Lễ cầu nguyện như vậy đã được tổ chức kể từ khi Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan chủ tế Thánh Lễ đầu tiên vào ngày 07 tháng Ba năm 1995. Những Thánh lễ tiếp theo được cử hành bởi Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin-suk, khi đó ngài là Giám mục Phụ tá, và kể từ năm 2000, các tân linh mục mới chịu chức trong mỗi năm sẽ dâng lễ cầu nguyện.
Thánh lễ thứ 1,000 do Đức Hồng Y Yeom chủ tế, Đức Tổng Giám Mục Andrew Choi Chang-moo của Gwangju giảng lễ, ngài là Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hoà giải Dân tộc Triều Tiên. Đức Tổng Giám mục Choi mở ra các kênh tương tác giữa các Giáo Hội Công Giáo ở miền Nam và miền Bắc, ngài cũng đã thực hiện chuyến thăm mục vụ chính thức đầu tiên đến Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
Thánh lễ thứ 1,000 đã đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào Phục hưng Tinh thần, một phong trào hiệp nhất Công Giáo Hàn Quốc và 54 nhà thờ Công Giáo ở Bắc Triều Tiên, hiện chủ yếu vẫn chỉ nằm trong ký ức những người Hàn Quốc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Hàn Quốc từ ngày 13 đến 18 tháng Tám năm 2014, bế mạc Đại hội Giới trẻ Á Châu và tuyên thánh cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc. Vào ngày cuối cùng của chuyến tông du, ngài đã cử hành Thánh lễ cầu cho hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên cũng tại ngôi nhà thờ này.
Người dân Phi Luật Tân háo hức chờ đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Lã Thụ Nhân
07:08 10/01/2015
Khi nói về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Phi Luật Tâns, vị linh mục sẽ tháp tùng chuyến bay với Đức Thánh Cha cho biết nước này đang hồi hộp chờ đợi Đức Thánh Cha và thấy được sự gần gũi hiền phụ của ngài đối với những người đau khổ.
Cha Gregory Gaston cho hay "Đối với người Phi Luật Tâns chúng tôi, Đức Thánh Cha thực sự là người đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian, vì vậy cũng giống như Chúa Giêsu đang đến Phi Luật Tân vậy"
Các tín hữu địa phương thực sự xem Đức Thánh Cha "như một người cha, vì thế giống như một người cha đến thăm con mình. Người dân sẽ lắng nghe ngài, sẽ cố gặp ngài hết sức có thể và trải nghiệm thông điệp về lòng nhân từ và thương xót của ngài".
Cha Gaston, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo hoàng Phi Luật Tân, sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trên các chuyến bay đến và đi trong chuyến tông du đến Sri Lanka và Phi Luật Tân từ ngày 12 đến 19 tháng Giêng với cương vị là ký giả cho đài phát thanh Công Giáo Phi Luật Tân "Radio Veritas".
Cha Gaston nói rằng đối với nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ về mặt vật chất, tài chính hay thể lý thì chuyến tông du của Đức Thánh Cha hứa hẹn "nâng cao khía cạnh tinh thần của họ".
Cha cũng nói rằng ngoài thời gian ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm thành phố miền đông Tacloban, nơi bị tàn phá bởi hai cơn bão hồi năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đến Tacloban ngày 17/01, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ sau khi đến nơi, sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các nạn nhân của cơn bão Yolanda. Kế đến ngài sẽ ban phép lành cho "Trung tâm Giáo hoàng Phanxicô dành cho người nghèo" của thành phố và sẽ dâng Thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và gia đình của các nạn nhân cơn bão.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù sẽ gặp gỡ các nạn nhân của trận động đất mới đây ở các khu vực xung quanh, và nói cuộc gặp gỡ này "đầy biểu tượng". Cha nói rằng mặc dù Đức Thánh Ca Phanxicô chỉ thăm "một hòn đảo cụ thể, ngài sẽ thực sự viếng thăm tất cả mọi người, tất cả những người đau khổ". Cha lưu ý rằng trong suốt các cuộc gặp gỡ, người dân đại diện cho các thành phố trên khắp đất nước Phi Luật Tân sẽ có cơ hội gặp gỡ và chào thăm Đức Thánh Cha.
"Chủ đề của chuyến tông du là 'Nhân từ và Thương xót", vì mọi người sẽ được trải nghiệm lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, nhất là nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ cách này cách khác".
Trong chuyến tông du thứ hai đến Á châu chỉ trong vòng sáu tháng, việc Đức Thánh Cha Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân cũng là dấu chỉ về khả năng của châu lục này về đức tin và Kitô giáo. Cha nói thêm đa số giáo dân Công Giáo ở Á châu sống ở Phi Luật Tâns.
Cha cũng cho biết Thị trưởng Manila Joseph Estrada đã tuyên bố nghỉ lễ 5 ngày không làm việc trong suốt thời gian chuyến thăm của Đức Thánh Cha, vì lý do an toàn và an ninh với số lượng lớn tín hữu hành hương dự kiến sẽ đến thành phố này. Động thái này cũng đã được ghi nhận là được thực hiện để cho phép người Công Giáo tham gia vào các hoạt động của Đức Giáo Hoàng.
Cha Gaston cho biết các các cơ quan tổ chức được nghỉ làm việc cho thấy rằng "chúng tôi đánh giá cao Đức Thánh Cha biết bao". Mặc dù những ngày nghỉ đã được tuyên bố chủ yếu cho mục đích hậu cần nhưng "điều đó cũng cho thấy lòng yêu mến và kính trọng của chúng tôi đối với Đức Thánh Cha biết dường nào".
Cha Gregory Gaston cho hay "Đối với người Phi Luật Tâns chúng tôi, Đức Thánh Cha thực sự là người đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian, vì vậy cũng giống như Chúa Giêsu đang đến Phi Luật Tân vậy"
Các tín hữu địa phương thực sự xem Đức Thánh Cha "như một người cha, vì thế giống như một người cha đến thăm con mình. Người dân sẽ lắng nghe ngài, sẽ cố gặp ngài hết sức có thể và trải nghiệm thông điệp về lòng nhân từ và thương xót của ngài".
Cha Gaston, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo hoàng Phi Luật Tân, sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha Phanxicô trên các chuyến bay đến và đi trong chuyến tông du đến Sri Lanka và Phi Luật Tân từ ngày 12 đến 19 tháng Giêng với cương vị là ký giả cho đài phát thanh Công Giáo Phi Luật Tân "Radio Veritas".
Cha Gaston nói rằng đối với nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ về mặt vật chất, tài chính hay thể lý thì chuyến tông du của Đức Thánh Cha hứa hẹn "nâng cao khía cạnh tinh thần của họ".
Cha cũng nói rằng ngoài thời gian ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm thành phố miền đông Tacloban, nơi bị tàn phá bởi hai cơn bão hồi năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đến Tacloban ngày 17/01, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ sau khi đến nơi, sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các nạn nhân của cơn bão Yolanda. Kế đến ngài sẽ ban phép lành cho "Trung tâm Giáo hoàng Phanxicô dành cho người nghèo" của thành phố và sẽ dâng Thánh lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và gia đình của các nạn nhân cơn bão.
Đức Thánh Cha Phanxicô dự trù sẽ gặp gỡ các nạn nhân của trận động đất mới đây ở các khu vực xung quanh, và nói cuộc gặp gỡ này "đầy biểu tượng". Cha nói rằng mặc dù Đức Thánh Ca Phanxicô chỉ thăm "một hòn đảo cụ thể, ngài sẽ thực sự viếng thăm tất cả mọi người, tất cả những người đau khổ". Cha lưu ý rằng trong suốt các cuộc gặp gỡ, người dân đại diện cho các thành phố trên khắp đất nước Phi Luật Tân sẽ có cơ hội gặp gỡ và chào thăm Đức Thánh Cha.
"Chủ đề của chuyến tông du là 'Nhân từ và Thương xót", vì mọi người sẽ được trải nghiệm lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa, nhất là nhiều người dân Phi Luật Tân đang đau khổ cách này cách khác".
Trong chuyến tông du thứ hai đến Á châu chỉ trong vòng sáu tháng, việc Đức Thánh Cha Phanxicô tông du đến Phi Luật Tân cũng là dấu chỉ về khả năng của châu lục này về đức tin và Kitô giáo. Cha nói thêm đa số giáo dân Công Giáo ở Á châu sống ở Phi Luật Tâns.
Cha cũng cho biết Thị trưởng Manila Joseph Estrada đã tuyên bố nghỉ lễ 5 ngày không làm việc trong suốt thời gian chuyến thăm của Đức Thánh Cha, vì lý do an toàn và an ninh với số lượng lớn tín hữu hành hương dự kiến sẽ đến thành phố này. Động thái này cũng đã được ghi nhận là được thực hiện để cho phép người Công Giáo tham gia vào các hoạt động của Đức Giáo Hoàng.
Cha Gaston cho biết các các cơ quan tổ chức được nghỉ làm việc cho thấy rằng "chúng tôi đánh giá cao Đức Thánh Cha biết bao". Mặc dù những ngày nghỉ đã được tuyên bố chủ yếu cho mục đích hậu cần nhưng "điều đó cũng cho thấy lòng yêu mến và kính trọng của chúng tôi đối với Đức Thánh Cha biết dường nào".
TGM Niamey nói ''Ngày càng có nhiều người trẻ Niger gia nhập phong trào Boko Haram, nhất là ở khu vực Diffa''
Lã Thụ Nhân
10:21 10/01/2015
Ngày càng có nhiều người trẻ Niger gia nhập phong trào Boko Haram. Lời cảnh báo này đã được đưa ra bởi Đức Cha Michel Cartatéguy, Tổng Giám Mục Niamey, thủ đô của Niger, trong thông điệp đầu năm của ngài. Trong tài liệu gửi đến thông tấn xã Công Giáo Fides, Đức Tổng Cartatéguy đã tường trình về các tuyên bố được đưa ra bởi các nghị sĩ của vùng Diffa, thuộc miền viễn đông Niger, giáp biên giới với Nigeria: "Các nghị sĩ cho biết họ lo ngại về số lượng ngày càng gia tăng những người trẻ Niger, trai cũng như gái, gia nhập vào hàng ngũ của phiến quân Boko Haram".
Đức Cha Cartatéguy nhấn mạnh: "Theo Nghị sĩ Nassirou, giới trẻ của chúng ta ở Diffa được tuyển dụng mỗi ngày, và những người trẻ này hiểu biết về Diffa tốt hơn các thành viên của Boko Haram và có thể chỉ cho chúng các địa điểm để chúng thực hiện các cuộc tấn công".
Một thực tế không thể không thể không đề cập đến là việc Boko Haram đã chiếm được căn cứ của các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia Baga, trên bờ Hồ Chad, Nigeria. Căn cứ này trên lý thuyết là căn cứ quân đội của Nigeria, Chad, Niger và Cameroon, giờ đây được phiến quân Hồi giáo Boko Haram sử dụng không chỉ để tấn công vào vùng đông bắc Nigeria, mà còn tấn công vào các nước láng giềng, gây ra cuộc xung đột mở rộng trên quy mô khu vực.
Theo Đức Cha Cartatéguy, quan điểm phổ biến ở Niger là hầu hết người trẻ Niger gia nhập hàng ngũ Boko Haram vì lý do kinh tế chứ không vì lý do tôn giáo. Đức Tổng Giám Mục cũng ước tính rằng trong khu vực Diffa hiện nay có 150,000 người tị nạn từ Nigeria và những người tản cư nội địa, do tình trạng bạo lực của Boko Haram gây ra. Tình hình đang trầm trọng hơn do bệnh dịch tả gần đây lây lan trong người tị nạn. Đức Cha nói: "Mặc dù là nước nghèo trong khu vực, nhưng người dân địa phương tiếp tục đón tiếp những người tị nạn với tình huynh đệ và lòng hiếu khách", ngài lấy làm tiếc rằng "báo chí quốc tế nói rất ít về tình hình ở Diffa".
Đức Cha Cartatéguy nhấn mạnh: "Theo Nghị sĩ Nassirou, giới trẻ của chúng ta ở Diffa được tuyển dụng mỗi ngày, và những người trẻ này hiểu biết về Diffa tốt hơn các thành viên của Boko Haram và có thể chỉ cho chúng các địa điểm để chúng thực hiện các cuộc tấn công".
Một thực tế không thể không thể không đề cập đến là việc Boko Haram đã chiếm được căn cứ của các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia Baga, trên bờ Hồ Chad, Nigeria. Căn cứ này trên lý thuyết là căn cứ quân đội của Nigeria, Chad, Niger và Cameroon, giờ đây được phiến quân Hồi giáo Boko Haram sử dụng không chỉ để tấn công vào vùng đông bắc Nigeria, mà còn tấn công vào các nước láng giềng, gây ra cuộc xung đột mở rộng trên quy mô khu vực.
Theo Đức Cha Cartatéguy, quan điểm phổ biến ở Niger là hầu hết người trẻ Niger gia nhập hàng ngũ Boko Haram vì lý do kinh tế chứ không vì lý do tôn giáo. Đức Tổng Giám Mục cũng ước tính rằng trong khu vực Diffa hiện nay có 150,000 người tị nạn từ Nigeria và những người tản cư nội địa, do tình trạng bạo lực của Boko Haram gây ra. Tình hình đang trầm trọng hơn do bệnh dịch tả gần đây lây lan trong người tị nạn. Đức Cha nói: "Mặc dù là nước nghèo trong khu vực, nhưng người dân địa phương tiếp tục đón tiếp những người tị nạn với tình huynh đệ và lòng hiếu khách", ngài lấy làm tiếc rằng "báo chí quốc tế nói rất ít về tình hình ở Diffa".
TGM của Bangui của Cộng Hoà Trung Phi bị dọa giết trong khi hỗ trợ người tản cư
Lã Thụ Nhân
10:21 10/01/2015
Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui, Chủ tịch Caritas Trung Phi, dẫn đầu sứ mạng hỗ trợ cho cư dân trong làng Gbangou, nơi nhiều nhà cửa bị đốt cháy hôm 21 tháng Chín bởi một nhóm anti-Balaka, chống các cựu phiến quân Seleka, trong cuộc nội chiến tàn phá nước Cộng hòa Trung Phi trong những năm gần đây.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương, Đức Cha Nzapalainga cho biết ngài đã cảm thấy bị xúc phạm "khi thấy con người bị hạ thấp xuống trạng thái của động vật bởi vì họ đã lang thang trong rừng suốt hai tháng mà không có sự trợ giúp nào, không ai can thiệp để hỗ trợ họ, để những người này phải chết". Nhiệm vụ của Caritas là mang thực phẩm, thuốc men và quần áo cho những người di dời. "Tôi thấy mọi người phải lấy lại phẩm giá của mình. Các cô gái rạng rỡ sau khi mặc quần áo mới", Đức Cha Nzapalainga yêu cầu nhà chức trách quan tâm đến số phận của dân làng dọc theo đường Damara-Bouca.
Trên đường đi trợ giúp, Đức Tổng Giám mục bị dọa giết bởi một lãnh đạo nhóm anti-Balaka, khi ngài cố lấy lại một chiếc xe máy bị đánh cắp. Đức Cha Nzapalainga nhận xét vụ việc: "Qua người đàn ông này, tôi nhìn thấy tất cả người trẻ Trung Phi phiêu bạt, những người cần được giáo dục. Tôi không có gì để chống lại ông ta. Tôi là một vị mục tử sẵn sàng chết vì đàn chiên". Đức Tổng Giám Mục kết luận bằng cách đưa ra lời kêu gọi nhóm anti-Balaka hạ vũ khí và góp phần vào công cuộc tái thiết đất nước.
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương, Đức Cha Nzapalainga cho biết ngài đã cảm thấy bị xúc phạm "khi thấy con người bị hạ thấp xuống trạng thái của động vật bởi vì họ đã lang thang trong rừng suốt hai tháng mà không có sự trợ giúp nào, không ai can thiệp để hỗ trợ họ, để những người này phải chết". Nhiệm vụ của Caritas là mang thực phẩm, thuốc men và quần áo cho những người di dời. "Tôi thấy mọi người phải lấy lại phẩm giá của mình. Các cô gái rạng rỡ sau khi mặc quần áo mới", Đức Cha Nzapalainga yêu cầu nhà chức trách quan tâm đến số phận của dân làng dọc theo đường Damara-Bouca.
Trên đường đi trợ giúp, Đức Tổng Giám mục bị dọa giết bởi một lãnh đạo nhóm anti-Balaka, khi ngài cố lấy lại một chiếc xe máy bị đánh cắp. Đức Cha Nzapalainga nhận xét vụ việc: "Qua người đàn ông này, tôi nhìn thấy tất cả người trẻ Trung Phi phiêu bạt, những người cần được giáo dục. Tôi không có gì để chống lại ông ta. Tôi là một vị mục tử sẵn sàng chết vì đàn chiên". Đức Tổng Giám Mục kết luận bằng cách đưa ra lời kêu gọi nhóm anti-Balaka hạ vũ khí và góp phần vào công cuộc tái thiết đất nước.
Trường Công giáo: Các cộng đoàn Đức tin, Kiến thức và Phục vụ
Lã Thụ Nhân
07:21 10/01/2015
"Tuần lễ Trường học Công Giáo Quốc gia 2015" sẽ được tổ chức ở cấp giáo phận trên khắp Hoa Kỳ từ ngày 25 đến 31 tháng Giêng. Chủ đề năm nay là: "Trường học Công Giáo: Các cộng đoàn Đức tin, Kiến thức và Phục vụ", chú trọng vào việc học tập, xây dựng đức tin và đóng góp vào xã hội trên nền tảng giáo dục Công Giáo.
Trong thông cáo gửi đến hãng Thông tấn Công Giáo Fides thay mặt cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha George Lucas của Omaha, Nebraska, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục cho biết: "Các trường Công Giáo là một khía cạnh quan trọng trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của Giáo Hội và vì thế là một khía cạnh quan trọng của sứ mạng giảng dạy của chúng ta".
Khoảng 2,1 triệu sinh viên hiện đang học trong gần 6,600 trường học Công Giáo ở các thành phố, vùng ngoại ô, các thị trấn nhỏ và các cộng đồng nông thôn trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Học sinh được hấp thụ một nền giáo dục chuẩn bị cho họ những thách thức của nền giáo dục đại học và môi trường làm việc cạnh tranh. Ước tính có khoảng 99 phần trăm học sinh tốt nghiệp trung học và 85 phần trăm học sinh tốt nghiệp trường Công Giáo học tiếp lên đại học.
Trong thông cáo gửi đến hãng Thông tấn Công Giáo Fides thay mặt cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha George Lucas của Omaha, Nebraska, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục cho biết: "Các trường Công Giáo là một khía cạnh quan trọng trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô của Giáo Hội và vì thế là một khía cạnh quan trọng của sứ mạng giảng dạy của chúng ta".
Khoảng 2,1 triệu sinh viên hiện đang học trong gần 6,600 trường học Công Giáo ở các thành phố, vùng ngoại ô, các thị trấn nhỏ và các cộng đồng nông thôn trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Học sinh được hấp thụ một nền giáo dục chuẩn bị cho họ những thách thức của nền giáo dục đại học và môi trường làm việc cạnh tranh. Ước tính có khoảng 99 phần trăm học sinh tốt nghiệp trung học và 85 phần trăm học sinh tốt nghiệp trường Công Giáo học tiếp lên đại học.
Phái đoàn các Giám mục Quốc tế đến thăm Gaza
Lã Thụ Nhân
07:25 10/01/2015
Cộng đoàn Kitô hữu của Gaza lại là tâm điểm của chuyến thăm Thánh Địa năm nay của các Giám mục từ khắp Âu Châu, Bắc Mỹ và Nam Phi nhằm hỗ trợ các cộng đoàn Kitô giáo địa phương và sứ vụ của Giáo Hội nhằm phục vụ tất cả mọi người ở Thánh Địa. Chuyến thăm Thánh Địa của các giám mục diễn ra từ ngày 11 đến 15 tháng Giêng năm 2015.
Các Giám mục có thể sẽ thẩm tra những hậu quả lâu dài của chiến dịch quân sự "bảo vệ biên giới" của Israel gây ra cho người dân Dải Gaza với hơn 2,000 nạn nhân, trong đó có hơn 500 trẻ vị thành niên. Sau khi cử hành Thánh Lễ với cộng đoàn Công Giáo, các Giám mục sẽ đến thăm các trường học và bệnh viện Kitô giáo để hỗ trợ cho các giáo viên và nhân viên y tế. Sau chuyến thăm hai ngày tới Dải Gaza, các Giám mục sẽ đến Sderot, một thị trấn của Israel bị hỏa tiễn từ Gaza bắn trúng trong trong cuộc xung đột. Các ngài cũng sẽ đến thăm thung lũng Cremisan, nơi kế hoạch xây dựng bức tường an ninh của Israel đang đe dọa đời sống của hơn 50 gia đình Kitô hữu Palestine.
Trong số các Giám mục tham gia phái đoàn thăm Thánh Địa năm nay, do Đức Giám Mục người Anh Declan Ronan Lang dẫn đầu, có Đức Tổng Giám Mục Ý Riccardo Fontana, Đức Tổng Giám mục Tây Ban Nha Joan Enric Vives i Sicilia và Đức Giám Mục Stephen Ackermann của Đức.
Các Giám mục có thể sẽ thẩm tra những hậu quả lâu dài của chiến dịch quân sự "bảo vệ biên giới" của Israel gây ra cho người dân Dải Gaza với hơn 2,000 nạn nhân, trong đó có hơn 500 trẻ vị thành niên. Sau khi cử hành Thánh Lễ với cộng đoàn Công Giáo, các Giám mục sẽ đến thăm các trường học và bệnh viện Kitô giáo để hỗ trợ cho các giáo viên và nhân viên y tế. Sau chuyến thăm hai ngày tới Dải Gaza, các Giám mục sẽ đến Sderot, một thị trấn của Israel bị hỏa tiễn từ Gaza bắn trúng trong trong cuộc xung đột. Các ngài cũng sẽ đến thăm thung lũng Cremisan, nơi kế hoạch xây dựng bức tường an ninh của Israel đang đe dọa đời sống của hơn 50 gia đình Kitô hữu Palestine.
Trong số các Giám mục tham gia phái đoàn thăm Thánh Địa năm nay, do Đức Giám Mục người Anh Declan Ronan Lang dẫn đầu, có Đức Tổng Giám Mục Ý Riccardo Fontana, Đức Tổng Giám mục Tây Ban Nha Joan Enric Vives i Sicilia và Đức Giám Mục Stephen Ackermann của Đức.
Các vị lãnh đạo tôn giáo và xã hội dân sự Cộng hòa Trung Phi cùng làm việc để tái thiết hòa bình
Lã Thụ Nhân
07:26 10/01/2015
IRIN, văn phòng Liên Hiệp Quốc về điều hợp nhân đạo đã hoan nghênh những sáng kiến độc đáo do các vị lãnh đạo tôn giáo tại Cộng hòa Trung Phi (CAR) đưa ra.
Trong một Báo cáo được gửi từ Bangui, IRIN cho hay xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo ở nước này đang làm việc để tái xây dựng niềm tin và sự hòa hợp trong một đất nước đầy hận thù sắc tộc và tôn giáo kể từ khi lật đổ Tổng thống François Bozizé vào tháng 3 năm 2013.
Các tác động thực sự trong kế hoạch hòa giải dân tộc của chính phủ lâm thời Cộng hòa Trung Phi của Tổng thống Catherine Samba Panza chưa mang lại hiệu quả và bạo lực vẫn tiếp diễn ở Cộng hòa Trung Phi. Các giai đoạn hòa giải được mở rộng gần đây sẽ chính thức kết thúc vào tháng 8 năm 2015 với hy vọng cuộc bầu cử có thể được tổ chức.
Giai đoạn chuyển tiếp ở Cộng hòa Trung Phi đặt hòa giải và đối thoại như là mục tiêu cho cộng đồng và giới lãnh đạo chính trị, cũng như thành lập một ủy ban hòa giải. Bộ trưởng hòa giải dân tộc đã được bổ nhiệm; một chương trình phát thanh hàng ngày về hoà giải cũng đã vận hành vài tháng qua và các biển hiệu với những thông điệp hòa giải cũng xuất hiện trên đường phố thủ đô Bangui. Những sáng kiến này đã huy động được các vị lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự cùng làm việc cho hòa bình.
Sébastien Wenezoui, cựu lãnh đạo tổ chức anti-Balaka và Ousmane Abakar, phát ngôn viên của cộng đồng Hồi giáo của đất nước này mới đây đã thành lập một đảng chính trị. Wenezoui nói rằng: "Đã đến lúc để đưa Trung Phi, cựu phiến quân Seleka và anti- Balaka vào con đường hòa bình và tái thiết Cộng hòa Trung Phi".
Vào đầu năm nay, Đức Tổng Giám mục Dieudonné Nzapalainga của Bangui, đã dẫn dắt một diễn đàn liên tôn bao gồm người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo Imam Omar Kobine Layama và vị lãnh đạo Nicolas Grekoyame Gbangou của Liên minh Tin Lành. Diễn đàn liên tôn đã tổ chức các cuộc họp mặt cầu nguyện thường xuyên cùng các buổi họp mặt khác để thảo luận về hòa bình và hòa giải.
Vào tháng Sáu năm ngoái, Diễn đàn đã đưa ra "chiến dịch liên tôn vì sự gắn kết xã hội" vẫn còn đang tiếp diễn. Chiến dịch này được phát họa nhằm thu hẹp những chia rẽ trong nước. Diễn đàn liên tôn cũng tổ chức tuần lễ cầu nguyện và đối thoại văn hóa sau hai tháng hoạt động gắn kết xã hội. Hơn 400 vị lãnh đạo tôn giáo đã được huấn luyện để khích lệ hòa giải.
Đức Tổng Giám mục Nzapalainga cho biết: "Vai trò của các vị lãnh đạo chúng tôi là đưa ra con đường phía trước, không phải con đường man rợ và giết chóc, nhưng con đường của tình huynh đệ, sự tha thứ, hiệp nhất và hòa giải". Đức Tổng Giám mục cũng là người đã che chở vị lãnh đạo Hồi giáo Imam Layama trong nhiều tháng vào năm 2013 sau khi ông bị buộc phải trốn khỏi nơi trú ngụ của mình.
Tuy nhiên, bạo lực vẫn tiếp tục ở nhiều nơi trên đất nước. Mới đây, Đức Tổng Giám mục Nzapalainga và một số giáo dân đã đến thăm một doanh trại giam giữ hàng ngàn cựu phiến quân Seleka. Một vài ngày trước đó, các cựu phiến quân Seleka đã có đã phản đối để yêu cầu chính phủ cải thiện điều kiện sống cho họ.
Tổng giám mục nói rằng "Các nhà thờ đang tổ chức các hoạt động để người Hồi giáo và Kitô hữu cùng nhau làm việc để gắn kết xã hội". Với sự khích lệ của ngài, những người Hồi giáo tản cư đã được đưa đến nơi trú ẩn tại các giáo xứ khác nhau trên khắp đất nước Trung Phi.
Trong một Báo cáo được gửi từ Bangui, IRIN cho hay xã hội dân sự và các tổ chức tôn giáo ở nước này đang làm việc để tái xây dựng niềm tin và sự hòa hợp trong một đất nước đầy hận thù sắc tộc và tôn giáo kể từ khi lật đổ Tổng thống François Bozizé vào tháng 3 năm 2013.
Các tác động thực sự trong kế hoạch hòa giải dân tộc của chính phủ lâm thời Cộng hòa Trung Phi của Tổng thống Catherine Samba Panza chưa mang lại hiệu quả và bạo lực vẫn tiếp diễn ở Cộng hòa Trung Phi. Các giai đoạn hòa giải được mở rộng gần đây sẽ chính thức kết thúc vào tháng 8 năm 2015 với hy vọng cuộc bầu cử có thể được tổ chức.
Giai đoạn chuyển tiếp ở Cộng hòa Trung Phi đặt hòa giải và đối thoại như là mục tiêu cho cộng đồng và giới lãnh đạo chính trị, cũng như thành lập một ủy ban hòa giải. Bộ trưởng hòa giải dân tộc đã được bổ nhiệm; một chương trình phát thanh hàng ngày về hoà giải cũng đã vận hành vài tháng qua và các biển hiệu với những thông điệp hòa giải cũng xuất hiện trên đường phố thủ đô Bangui. Những sáng kiến này đã huy động được các vị lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự cùng làm việc cho hòa bình.
Sébastien Wenezoui, cựu lãnh đạo tổ chức anti-Balaka và Ousmane Abakar, phát ngôn viên của cộng đồng Hồi giáo của đất nước này mới đây đã thành lập một đảng chính trị. Wenezoui nói rằng: "Đã đến lúc để đưa Trung Phi, cựu phiến quân Seleka và anti- Balaka vào con đường hòa bình và tái thiết Cộng hòa Trung Phi".
Vào đầu năm nay, Đức Tổng Giám mục Dieudonné Nzapalainga của Bangui, đã dẫn dắt một diễn đàn liên tôn bao gồm người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo Imam Omar Kobine Layama và vị lãnh đạo Nicolas Grekoyame Gbangou của Liên minh Tin Lành. Diễn đàn liên tôn đã tổ chức các cuộc họp mặt cầu nguyện thường xuyên cùng các buổi họp mặt khác để thảo luận về hòa bình và hòa giải.
Vào tháng Sáu năm ngoái, Diễn đàn đã đưa ra "chiến dịch liên tôn vì sự gắn kết xã hội" vẫn còn đang tiếp diễn. Chiến dịch này được phát họa nhằm thu hẹp những chia rẽ trong nước. Diễn đàn liên tôn cũng tổ chức tuần lễ cầu nguyện và đối thoại văn hóa sau hai tháng hoạt động gắn kết xã hội. Hơn 400 vị lãnh đạo tôn giáo đã được huấn luyện để khích lệ hòa giải.
Đức Tổng Giám mục Nzapalainga cho biết: "Vai trò của các vị lãnh đạo chúng tôi là đưa ra con đường phía trước, không phải con đường man rợ và giết chóc, nhưng con đường của tình huynh đệ, sự tha thứ, hiệp nhất và hòa giải". Đức Tổng Giám mục cũng là người đã che chở vị lãnh đạo Hồi giáo Imam Layama trong nhiều tháng vào năm 2013 sau khi ông bị buộc phải trốn khỏi nơi trú ngụ của mình.
Tuy nhiên, bạo lực vẫn tiếp tục ở nhiều nơi trên đất nước. Mới đây, Đức Tổng Giám mục Nzapalainga và một số giáo dân đã đến thăm một doanh trại giam giữ hàng ngàn cựu phiến quân Seleka. Một vài ngày trước đó, các cựu phiến quân Seleka đã có đã phản đối để yêu cầu chính phủ cải thiện điều kiện sống cho họ.
Tổng giám mục nói rằng "Các nhà thờ đang tổ chức các hoạt động để người Hồi giáo và Kitô hữu cùng nhau làm việc để gắn kết xã hội". Với sự khích lệ của ngài, những người Hồi giáo tản cư đã được đưa đến nơi trú ẩn tại các giáo xứ khác nhau trên khắp đất nước Trung Phi.
Một Giám mục Sri Lanka cho biết người Công giáo rộn ràng chờ mong chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Lã Thụ Nhân
07:28 10/01/2015
Đức Giám Mục Joseph Ponniah là Giám mục của Batticaloa ở miền đông Sri Lanka, ngài nói rằng người Công Giáo địa phương đang "rộn ràng" về chuyến tông du 3 ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô từ 13 đến 15 tháng Giêng năm 2015. Đồng thời, ngài cho biết nhiều người dân Sri Lanka đang hy vọng được nghe một thông điệp về hòa giải từ Đức Thánh Cha bởi vì nhiều vết thương từ cuộc chiến tranh kéo dài của đất nước này vẫn chưa được chữa lành, nhất là giữa cộng đồng người thiểu số Tamil.
Trong chuyến tông du đến Sri Lanka, Đức Thánh Cha tuyên thánh cho cha Joseph Vaz, một linh mục thế kỷ 17 đến từ Ấn Độ, người đã đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cộng đoàn Công Giáo của hòn đảo này sau nhiều năm bị bách hại. Đức Giám Mục Ponniah bày tỏ vui mừng của ngài về việc tuyên thánh sắp tới cho "vị thánh địa phương" của họ, ngài nói người dân Sri Lanka đang hy vọng được nghe một thông điệp hòa bình và hòa giải từ Đức Thành Cha, điều mà người dân địa phương "mong mỏi" sau nhiều thập kỷ chiến tranh và "có rất nhiều đau khổ" trong cuộc xung đột đó. Ngài cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, ngài lo ngại một số người có thể sử dụng sự kiện này để khuấy động "sự chia rẽ".
Trong chuyến tông du đến Sri Lanka, Đức Thánh Cha tuyên thánh cho cha Joseph Vaz, một linh mục thế kỷ 17 đến từ Ấn Độ, người đã đóng vai trò hàng đầu trong việc xây dựng cộng đoàn Công Giáo của hòn đảo này sau nhiều năm bị bách hại. Đức Giám Mục Ponniah bày tỏ vui mừng của ngài về việc tuyên thánh sắp tới cho "vị thánh địa phương" của họ, ngài nói người dân Sri Lanka đang hy vọng được nghe một thông điệp hòa bình và hòa giải từ Đức Thành Cha, điều mà người dân địa phương "mong mỏi" sau nhiều thập kỷ chiến tranh và "có rất nhiều đau khổ" trong cuộc xung đột đó. Ngài cũng bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha, ngài lo ngại một số người có thể sử dụng sự kiện này để khuấy động "sự chia rẽ".
Đức Thánh Cha kêu gọi tiếp tục trợ giúp tái thiết Haiti
Vatican Lm. Trần Đức Anh OP
13:02 10/01/2015
VATICAN. ĐTC cổ võ tiếp tục hỗ trợ công trình tái thiết Haiti 5 năm sau trận động đất và ngài kêu gọi thực thi công trình bác ái này trong tinh thần hiệp thông.
ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10-1-2015 dành cho 100 tham dự viên Hội nghị do chính ngài triệu tập tại Vatican, để kiểm điểm và đẩy mạnh việc trợ giúp tái thiết Haiti 5 năm sau động đất ngày 12-1 năm 2010.
Thiên tai này tại vùng thủ đô Port-au-Prince đã làm cho khoảng 230 ngàn người thiệt mạng, 300 ngàn người bị thương và 1 triệu 200 ngàn người không còn gia cư. Hiện nay vẫn còn 40 ngàn người phải tạm trú trong các trại. Phần lớn các hạ tầng cơ sở và hàng chục ngàn gia cư cùng với tất cả cac nhà thương tại Haiti bị động đất phá hủy.
Qua Hội nghị này, ĐTC muốn dư luận quốc tế và Giáo Hội tiếp tục chú ý đến Haiti vẫn còn chịu đau khổ vì những hậu quả của trận động đất dữ dội, đồng thời tái khẳng định sự gần gũi của Giáo Hội với nhân dân Haiti trong giai đoạn tái thiết này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt cám ơn các GM và mọi thành phần của Giáo Hội tại Haiti cũng như các tổ chức từ thiện đã tích cực góp phần cứu trợ và giúp tái thiết nước này. Ngài ghi nhận đã có nhiều công trình được thực hiện nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm, đồng thời kêu gọi đặt con người ở trung tâm mọi quan tâm. ĐTC nói: ”Không có sự tái thiết thực sự cho một đất nước nếu không tái thiết con người toàn diện. Điều này có nghĩa là phải làm sao để mỗi người dân tại Haiti có những gì cần thiết về phương diện vật chất, nhưng đồng thời có thể sống tự do, trách nhiệm và cuộc sống tâm linh, tôn giáo của mình”.
ĐTC cũng nhấn mạnh khía cạnh cơ bản là tình hiệp thông Giáo Hội. Ngài ca ngợi sự cộng tác tích cực của nhiều tổ chức Giáo Hội, từ giáo phận tới các dòng tu và các cơ quan bác ái, cũng như cá nhân các tín hữu.. Đây là dấu chỉ sức sinh động của Giáo Hội và lòng quảng đại của bao nhiêu người.. Tình hiệp thông chứng tỏ bác ái không phải chỉ là giúp đỡ ngừơi khác, nhưng còn là một chiều kích thấm nhiễm cuộc sống và phá vỡ mọi hàng rào của chủ nghĩa cá nhân ngăn cản chúng ta gặp gỡ nhau.. thật là điều mâu thuẫn nếu ta sống đức bác ái chia cách nhau! Vì thế, ĐTC nói:
”Tôi mời gọi anh chỉ em hãy tăng cường tất cả các phương pháp giúp cộng tác với nhau. Tình hiệp thông Giáo Hội cũng phản ánh qua sự cộng tác với chính quyền và các tổ chức quốc tế, để tất cả đều tìm kiến sự tiến bộ thực sự của nhân dân Haiti trong tinh thần công ích”.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương và nói rằng: ”Giáo Hội tại Haiti ngày càng trở nên sinh động và phong phú hơn, để làm chứng cho Chúa Kitô và góp phần vào sự phát triển đất nước. Về điểm này, tôi muốn khích lệ các GM Haiti, các LM và mọi nhân viên mục vụ, với lòng nhiệt thành và tình hiệp thông huynh đệ, hãy khơi dậy nơi các tín hữu một sự tái quyết tâm trong việc huấn luyện Kitô và việc loan báo Tin Mừng vui tươi và thành quả. Chứng tá bác ái Tin Mừng được hữu hiệu khi nó được nâng đỡ nhờ quanhệ bản thân với Chúa Kitô trong kinh nguyện, trong sự lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích. Đây chính là ”sức mạnh” của Giáo Hội địa phương”.
Hội nghị
Hội nghị do ĐTC triệu tập diễn ra tại tòa nhà Thánh Piô 10 thuộc Vatican, với chủ đề ”Tình hiệp thông của Giáo Hội: tưởng niệm và hy vọng cho Haiti 5 năm sau trận động đất”.
Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), và Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, tổ chức, với sự cộng tác của HĐGM Haiti. Tham dự Hội nghị có các đại diện của Tòa Thánh, của Giáo Hội tại Haiti và một số HĐGM khác (như Đức Cha Thomas Wenski, TGM Miami, Florida Hoa Kỳ), các tổ chức từ thiện Công Giáo, dòng tu và một số đại diện ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Sau lời chào mừng của ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, ĐHY Robert Sarah (Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích), nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, đã trình bày công cuộc trợ giúp tái thiết Haiti. Nhiều diễn giả khác cũng lên tiếng. Lúc 11 giờ rưỡi, các tham dự viên sẽ được ĐTC tiếp kiến.
Ban chiều, có phần trình bày chứng từ của những người đang hoạt động để tái thiết Haiti. (SD 10-1-2015)
ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 10-1-2015 dành cho 100 tham dự viên Hội nghị do chính ngài triệu tập tại Vatican, để kiểm điểm và đẩy mạnh việc trợ giúp tái thiết Haiti 5 năm sau động đất ngày 12-1 năm 2010.
Thiên tai này tại vùng thủ đô Port-au-Prince đã làm cho khoảng 230 ngàn người thiệt mạng, 300 ngàn người bị thương và 1 triệu 200 ngàn người không còn gia cư. Hiện nay vẫn còn 40 ngàn người phải tạm trú trong các trại. Phần lớn các hạ tầng cơ sở và hàng chục ngàn gia cư cùng với tất cả cac nhà thương tại Haiti bị động đất phá hủy.
Qua Hội nghị này, ĐTC muốn dư luận quốc tế và Giáo Hội tiếp tục chú ý đến Haiti vẫn còn chịu đau khổ vì những hậu quả của trận động đất dữ dội, đồng thời tái khẳng định sự gần gũi của Giáo Hội với nhân dân Haiti trong giai đoạn tái thiết này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhiệt liệt cám ơn các GM và mọi thành phần của Giáo Hội tại Haiti cũng như các tổ chức từ thiện đã tích cực góp phần cứu trợ và giúp tái thiết nước này. Ngài ghi nhận đã có nhiều công trình được thực hiện nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm, đồng thời kêu gọi đặt con người ở trung tâm mọi quan tâm. ĐTC nói: ”Không có sự tái thiết thực sự cho một đất nước nếu không tái thiết con người toàn diện. Điều này có nghĩa là phải làm sao để mỗi người dân tại Haiti có những gì cần thiết về phương diện vật chất, nhưng đồng thời có thể sống tự do, trách nhiệm và cuộc sống tâm linh, tôn giáo của mình”.
ĐTC cũng nhấn mạnh khía cạnh cơ bản là tình hiệp thông Giáo Hội. Ngài ca ngợi sự cộng tác tích cực của nhiều tổ chức Giáo Hội, từ giáo phận tới các dòng tu và các cơ quan bác ái, cũng như cá nhân các tín hữu.. Đây là dấu chỉ sức sinh động của Giáo Hội và lòng quảng đại của bao nhiêu người.. Tình hiệp thông chứng tỏ bác ái không phải chỉ là giúp đỡ ngừơi khác, nhưng còn là một chiều kích thấm nhiễm cuộc sống và phá vỡ mọi hàng rào của chủ nghĩa cá nhân ngăn cản chúng ta gặp gỡ nhau.. thật là điều mâu thuẫn nếu ta sống đức bác ái chia cách nhau! Vì thế, ĐTC nói:
”Tôi mời gọi anh chỉ em hãy tăng cường tất cả các phương pháp giúp cộng tác với nhau. Tình hiệp thông Giáo Hội cũng phản ánh qua sự cộng tác với chính quyền và các tổ chức quốc tế, để tất cả đều tìm kiến sự tiến bộ thực sự của nhân dân Haiti trong tinh thần công ích”.
Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của Giáo Hội địa phương và nói rằng: ”Giáo Hội tại Haiti ngày càng trở nên sinh động và phong phú hơn, để làm chứng cho Chúa Kitô và góp phần vào sự phát triển đất nước. Về điểm này, tôi muốn khích lệ các GM Haiti, các LM và mọi nhân viên mục vụ, với lòng nhiệt thành và tình hiệp thông huynh đệ, hãy khơi dậy nơi các tín hữu một sự tái quyết tâm trong việc huấn luyện Kitô và việc loan báo Tin Mừng vui tươi và thành quả. Chứng tá bác ái Tin Mừng được hữu hiệu khi nó được nâng đỡ nhờ quanhệ bản thân với Chúa Kitô trong kinh nguyện, trong sự lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích. Đây chính là ”sức mạnh” của Giáo Hội địa phương”.
Hội nghị
Hội nghị do ĐTC triệu tập diễn ra tại tòa nhà Thánh Piô 10 thuộc Vatican, với chủ đề ”Tình hiệp thông của Giáo Hội: tưởng niệm và hy vọng cho Haiti 5 năm sau trận động đất”.
Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), và Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, tổ chức, với sự cộng tác của HĐGM Haiti. Tham dự Hội nghị có các đại diện của Tòa Thánh, của Giáo Hội tại Haiti và một số HĐGM khác (như Đức Cha Thomas Wenski, TGM Miami, Florida Hoa Kỳ), các tổ chức từ thiện Công Giáo, dòng tu và một số đại diện ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Sau lời chào mừng của ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh, ĐHY Robert Sarah (Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích), nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, đã trình bày công cuộc trợ giúp tái thiết Haiti. Nhiều diễn giả khác cũng lên tiếng. Lúc 11 giờ rưỡi, các tham dự viên sẽ được ĐTC tiếp kiến.
Ban chiều, có phần trình bày chứng từ của những người đang hoạt động để tái thiết Haiti. (SD 10-1-2015)
Top Stories
Pope to baptize 33 infants to commemorate Jesus' Baptism
Vatican Radio
12:41 10/01/2015
2015-01-10 Vatican - Pope Francis will observe a papal tradition on Sunday, the feast of the Baptism of Lord, baptizing 33 infants during a Mass amid the splendor of Michelangelo’s frescos in the Vatican’s famed Sistine Chapel. The 12 male and 21 females are children of Vatican employees. Pouring water over their heads, he will formally welcome the babies as members of the Catholic Church. The commemoration of the Baptism of Jesus by St. John the Baptist in the River Jordan, marks the end of Christmas season in the liturgical calendar of the Catholic Church, and the start of Ordinary Time. The Sistine Chapel is the venue where cardinals gather for a conclave to elect a new pope. Argentine Cardinal Jorge Bergoglio was elected Pope Francis there on March 13, 2013.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Toạ đàm mỹ thuật tôn giáo đầu năm 2015
Dominiart
10:27 10/01/2015
SAIGÒN - Lúc 9g sáng ngày 08/1/2015 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng Q3. Sài Gòn. Chủ trì Đức Cha Mattheu Nguyễn văn Khôi chủ tịch uỷ ban mỹ thuật thánh, HĐGMVN, cùng Cha linh hướng Dominiart Giuse Phạm hưng Thịnh, Cha Vinh sơn Phạm trung Thành, GiámTỉnh Dòng Chúa Cứu Thế. Cùng các anh em nghệ sĩ Dominiart và các nhóm, họa sĩ, điêu khắc, nhiếp ảnh và kiến trúc Sài Gòn.
Hình ảnh
Kính mời Xem Video: https://www.youtube.com/watch?v=AImgwAPqZmQ
Họa sĩ Lê Hiếu giới thiệu với Đức Cha Chủ Tịch các thành viên của Ban Mỹ Thuật Đa Minh: Ban Mỹ Thuật Đa Minh gồm có nhiều nhóm, mổi nhóm có nhóm trưởng phụ trách như sau:
Nhóm Sai Gòn - Họa sĩ Đình Láng
Nhóm Huế - Họa sĩ Tuyết Hiền
Nhóm Hà Nội - Họa sĩ Thái Vỉnh Thành
Nhóm các Họa sĩ Nổi tiếng – Họa sĩ Trương Văn Ý
Nhóm Điêu Khắc - ĐKG Trần Quang Vinh. OFM
Nhóm Tu sĩ - Họa sĩ Trần Trang
Nhóm mỹ nghệ - Nghệ nhân Duy Chinh
Nhóm tranh chép – Họa sĩ Minh Duy
Nhóm Nhiếp Ảnh - NAG Phó Bá Cường
Nhóm Truyền Thông - Nguyễn Ngọc Hiếu
Nhóm kế Hoạch – Nguyễn Quốc Khánh
Nhóm Từ thiện – Thư ký Bích Ngân
Trưởng Ban: Họa sĩ Lê Hiếu và 2 Phó Ban Họa sĩ Nguyễn Bà Văn và Lê Thừa Khiễn phụ trách chung. với cha Linh hương Giuse Phạm Hưng Thịnh OP.
Quốc Khánh (kế hoạch) giới thiệu với Đức Cha về cơ cấu hình thành Ban Mỹ Thuật Đa Minh từ khi thành lập cho đến nay,
thư ký Bích Ngân báo cáo sơ lươc về hoạt động từ thiện trong 6 năm qua.
Sau đó các nghệ sĩ đi vào nội dung chính là phần mỹ thuật với mục tiêu làm sao để phát triển mỹ thuật Công Giáo tại Việt Nam. Cuộc thao luận sôi nổi giủa các nhóm, nổi bật nhất là trăn trở của Điêu Khắc Gia Trần Quang Vinh, nói về cái tôi trong nghệ thuật tạo hình, và cái tôi đó phải được đại diện Giào Hội trân trọng. Có thế thì mới có thể mời gọi nhiều nhân tài, phát huy hết sức phục vụ cho nghệ thuật thánh.
Họa sĩ Tuyết Hiền đại diện nhóm Huế ao ước có được 1 phòng trưng bày tranh Công Giáo tại Thánh Địa La Vang ( chị đề nghị sẻ ra La Vang ở lại trực phòng tranh). Và mở những cuộc triển lãm tranh gây quỹ xây dựng Thánh Đường La Vang.
Họa sĩ Lê Hiếu củng chia sẻ về cái tôi trong nghệ thuật nhưng cái tôi này chỉ thể hiện trong tác phẩm mà thôi, không thể hiện ngoài đời và thế gian.
Họa sĩ Đình Láng thì thao thức về tác phẩm triển lãm xong mang về nhà không có chổ treo, đề nghị UBNTT tạo điều kiện có phòng trưng bày thường trực cho anh em nghệ sĩ. Cha linh hướng Giuse Phạm Hưng Thịnh tổng kết các ý kiến và chia sẻ nhóm dominiart chỉ là 1 nhóm nhỏ mới hình thành được 6, 7 năm, còn non yếu, chưa tự đứng vửng trên đôi chân của mình, tổ chức triển lãm được năm nào thì hay năm đó, sang năm chưa biết phải làm sao lo kinh phí tổ chức. Nếu được sự hổ trợ của UBNTT thì anh em Dominiart sẻ thể hiện hết mình.
Cuối cùng Cha Thư ký Vinh Sơn Phạm Trung Thành giới thiệu Đức Cha Chủ Tịch trả lời các câu hỏi và có nhửng huấn từ về nghệ thuật thánh
Cuộc họp sôi nổi kết thúc vào lúc 11g và các nghệ sĩ ăn trưa cùng với Đức Cha trong niềm hân hoan đón chào một mùa Xuân Ất Mùi tràn trề Hy Vọng trong Hồng Ân Thiên Chúa và Mẹ La Vang.
Hình ảnh
Kính mời Xem Video: https://www.youtube.com/watch?v=AImgwAPqZmQ
Họa sĩ Lê Hiếu giới thiệu với Đức Cha Chủ Tịch các thành viên của Ban Mỹ Thuật Đa Minh: Ban Mỹ Thuật Đa Minh gồm có nhiều nhóm, mổi nhóm có nhóm trưởng phụ trách như sau:
Nhóm Sai Gòn - Họa sĩ Đình Láng
Nhóm Huế - Họa sĩ Tuyết Hiền
Nhóm Hà Nội - Họa sĩ Thái Vỉnh Thành
Nhóm các Họa sĩ Nổi tiếng – Họa sĩ Trương Văn Ý
Nhóm Điêu Khắc - ĐKG Trần Quang Vinh. OFM
Nhóm Tu sĩ - Họa sĩ Trần Trang
Nhóm mỹ nghệ - Nghệ nhân Duy Chinh
Nhóm tranh chép – Họa sĩ Minh Duy
Nhóm Nhiếp Ảnh - NAG Phó Bá Cường
Nhóm Truyền Thông - Nguyễn Ngọc Hiếu
Nhóm kế Hoạch – Nguyễn Quốc Khánh
Nhóm Từ thiện – Thư ký Bích Ngân
Trưởng Ban: Họa sĩ Lê Hiếu và 2 Phó Ban Họa sĩ Nguyễn Bà Văn và Lê Thừa Khiễn phụ trách chung. với cha Linh hương Giuse Phạm Hưng Thịnh OP.
Quốc Khánh (kế hoạch) giới thiệu với Đức Cha về cơ cấu hình thành Ban Mỹ Thuật Đa Minh từ khi thành lập cho đến nay,
thư ký Bích Ngân báo cáo sơ lươc về hoạt động từ thiện trong 6 năm qua.
Sau đó các nghệ sĩ đi vào nội dung chính là phần mỹ thuật với mục tiêu làm sao để phát triển mỹ thuật Công Giáo tại Việt Nam. Cuộc thao luận sôi nổi giủa các nhóm, nổi bật nhất là trăn trở của Điêu Khắc Gia Trần Quang Vinh, nói về cái tôi trong nghệ thuật tạo hình, và cái tôi đó phải được đại diện Giào Hội trân trọng. Có thế thì mới có thể mời gọi nhiều nhân tài, phát huy hết sức phục vụ cho nghệ thuật thánh.
Họa sĩ Tuyết Hiền đại diện nhóm Huế ao ước có được 1 phòng trưng bày tranh Công Giáo tại Thánh Địa La Vang ( chị đề nghị sẻ ra La Vang ở lại trực phòng tranh). Và mở những cuộc triển lãm tranh gây quỹ xây dựng Thánh Đường La Vang.
Họa sĩ Lê Hiếu củng chia sẻ về cái tôi trong nghệ thuật nhưng cái tôi này chỉ thể hiện trong tác phẩm mà thôi, không thể hiện ngoài đời và thế gian.
Họa sĩ Đình Láng thì thao thức về tác phẩm triển lãm xong mang về nhà không có chổ treo, đề nghị UBNTT tạo điều kiện có phòng trưng bày thường trực cho anh em nghệ sĩ. Cha linh hướng Giuse Phạm Hưng Thịnh tổng kết các ý kiến và chia sẻ nhóm dominiart chỉ là 1 nhóm nhỏ mới hình thành được 6, 7 năm, còn non yếu, chưa tự đứng vửng trên đôi chân của mình, tổ chức triển lãm được năm nào thì hay năm đó, sang năm chưa biết phải làm sao lo kinh phí tổ chức. Nếu được sự hổ trợ của UBNTT thì anh em Dominiart sẻ thể hiện hết mình.
Cuối cùng Cha Thư ký Vinh Sơn Phạm Trung Thành giới thiệu Đức Cha Chủ Tịch trả lời các câu hỏi và có nhửng huấn từ về nghệ thuật thánh
Cuộc họp sôi nổi kết thúc vào lúc 11g và các nghệ sĩ ăn trưa cùng với Đức Cha trong niềm hân hoan đón chào một mùa Xuân Ất Mùi tràn trề Hy Vọng trong Hồng Ân Thiên Chúa và Mẹ La Vang.