Ngày 12-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 12/03/2015
HAI QUÊ HƯƠNG
N2T

Có một người ngồi thuyền đến nước Anh, trên đường đi thì gặp gió bão mạnh, tất cả những người trong thuyền đều kinh hoàng thất sắc, ông ta nhìn thấy một bà lão đang cầu nguyện rất bình tĩnh, thần thái thập phần khoan thai.
Khi biển yên sóng lặng, những người trên thuyền thoát nạn, người ấy rất tò mò bèn hỏi bà lão ấy tại sao không hề sợ sệt ?
Bà lão trả lời:
- “Tôi có hai đứa con gái, đứa lớn tên là Mác-ta đã được thượng đế đem trở về nhà trên trời, đứa thứ hai tên là Ma-ri-a ở tại nước Anh. Vừa rồi khi sóng to gió lớn thì tôi cầu nguyện với thượng đế, nếu đem tôi trở về nhà thì tôi sẽ đi thăm con gái lớn, nếu lưu mạng sống của tôi lại, thì tôi đi thăm con gái thứ hai. Dù cho đi bất cứ đâu tôi cũng đều như thế, cho nên tôi sợ cái gì chứ ?”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Người được ơn nghĩa với Chúa khi còn sống ở đời này thì có một quê hương hạnh phúc viên mãn trên thiên đàng và một quê hương tạm ở thế gian này; người mất ơn nghĩa với Chúa thì có một quê hương khốn nạn đời đời trong hỏa ngục và cũng có một quê hương tạm ở thế gian này. Như vậy, người lành hay kẻ dữ đều có hai quê hương: một ở đời này và một ở đời sau.
Người có đức tin thì chấp nhận thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống: nếu Chúa muốn chết thì họ sẽ về nhà trên trời, nếu Chúa muốn họ sống thì họ sẽ ở lại thế gian này để góp tay xây dựng xã hội công bằng và bác ái theo ý của Thiên Chúa.
Bà lão vẫn bình thản đọc kinh cầu nguyện giữa phong ba bão táp vì bà luôn chấp nhận thánh ý của Chúa, bà là mẫu người Ki-tô hữu biết phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:36 12/03/2015
N2T

30. Nhờ con đường yêu thương mà Thiên Chúa đến gần nhân loại, nhân loại đến gần Thiên Chúa . Ngược lại, nơi đâu không có đức ái thì không nhìn thấy được yêu thương của Thiên Chúa.

(Thánh James of the March)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Chúa
Lm Vũđình Tường
05:36 12/03/2015
Cuộc sống có niềm tin là cuộc sống hạnh phúc. Không phải hạnh phúc lúc nào cũng giống nhau. Có lúc ta vui nhiều, lại có lúc ít vui. Có niềm vui dạt dào lại có niềm vui nhè nhẹ, thoang thoảng. Vui dù ít, dù nhiều đều là hạnh phúc, kết quả của niềm tin. Niềm tin nơi mỗi người lại khác nhau. Có người đặt niềm tin trên thành công, kẻ khác trên vật chất, kẻ khác nữa trên danh vọng, kẻ khác dựa vào tôn giáo. Bởi đặt niềm tin khác nhau nên niềm vui cũng đến rồi đi khác nhau. Niềm vui qua mau bởi chính nguồn gốc của niềm tin không vững chắc. Gốc không vững, chắc chắn ảnh hưởng đến ngọn, hoa lá cành. Như thế cần đi tìm một nguồn gốc vững chắc cho niềm tin vì niềm tin bảo vệ hạnh phúc. Niềm tin vạch đường, vẽ ra viễn tượng cho cuộc sống tương lai. Người ta sống thực hiện, mong đạt được giấc mơ của niềm tin. Đạt được ước mơ của niềm tin mang lại hạnh phúc, nguồn vui. Hạnh phúc bền lâu nếu gốc của niềm tin vững chắc. Hạnh phúc mau tàn, chóng qua nếu gốc của niềm tin biến chuyển ảnh hưởng bởi điều kiện xã hội.

Niềm tin vững chắc là niềm tin tôn giáo bởi niềm tin này cao hơn vật chất nên vật chất dù biến đổi cũng tác hại rất ít đến niềm tin tôn giáo. Có nhiều tôn giáo khác nhau. Về phương diện đạo đức tôn giáo thường có những điểm giống nhau nhưng niềm tin tôn giáo không giống nhau. Căn bản là niềm tin mà niềm tin khác nhau tạo thành tôn giáo khác nhau. Bởi khác biệt về niềm tin nên mới có tôn giáo này, tôn giáo kia. Chính vì khác biệt mà cần chọn lựa, không phải chọn lựa tôn giáo thích hợp cho mình mà chọn lựa tôn giáo có nguồn gốc vĩnh cửu bởi ai cũng đi tìm hạnh phúc vĩnh cửu.

Nicodemus sanh ra trong gia đình quí tộc, giầu có, thành công trên đời. Ông chan chứa danh vọng, đầy quyền chức thuộc hàng lãnh đạo. Bao kẻ ước mơ mong sống thử một ngày như ông nhưng không được trong khi đó Micodemusvui với những gì mình có nhưng vẫn thấy thiếu hạnh phúc vĩnh cửu. Cuộc sống đạo đức không thoả mãn ước mơ tâm hồn. Có lẽ ông có cảm tình với Đức Kitô khi Ngài thanh tẩy đền thờ, dùng giây thừng đuổi kẻ buôn bán.
Ba lần ông đến gặp Đức Kitô mong tìm nơi Ngài điều đang thiếu. Lần đầu có lẽ vì sợ tai tiếng, giữa đêm ông gõ cửa xin gặp Đức Kitô. Trong cuộc đối thoại ông không hiểu làm sao người lớn lại có thể tái sanh trong nước hằng sống. Đức Kitô đã mở trí ông. Có thể nói ông được thanh tẩy không phải bằng nước mà chính Lời Chúa soi sáng tâm hồn. Lần thứ hai trước toà ông công khai lên tiếng phản đối cách phán xét, xử án bất công với Đức Kitô. Kêu gọi họ phải tuân thủ luật lệ hiện hành. Lần thứ ba là kinh nghiệm đau đớn nhất. Ông cùng với bạn mình hiện diện tháo đinh Đức Kitô.

Nicodemus hy vọng gì nơi người bị đóng đinh, chết trên thập giá?

Qua cái chết của Đức Kitô mắt ông nhìn thấy ánh sáng chân lí và bắt gặp niềm vui bất diệt nơi Ngài. Tình thương Đức Kitô dành cho những phụ nữ đứng bên đường than khóc làm mềm tim ông. Lòng nhân ái Đức Kitô dành cho kẻ trộm biết thống hối tăng thêm đức tin cho ông. Lòng mến Đức Kitô dành cho bà Veronica trao khăn cho Chúa lau mặt thôi thúc tâm hồn ông tin Chúa. Chính ông rủ người bạn quí tộc Joseph of Arimathia đến chôn cất Đức Kitô. Người bạn này dành phần mộ riêng mình cho Đức Kitô. Nocodemus tặng Đức Kitô đủ số lượng mộc dược cho việc an táng.

Nicodemus có được niềm tin không phải lúc Đức Kitô đang lừng danh nhưng lúc Đức Kitô chết đau thương trên thập giá. Chính đau khổ của thập giá mở mắt đức tin ông.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Đàng Thánh Giá Diện mạo của Thiên Chúa - Diện mạo của con người – Chặng Thứ Chín Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba - Hãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng
VietCatholic Network
16:30 12/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chặng thứ Chín

Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

Hãy bỏ lại sau lưng những luyến tiếc não nùng


Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Ðức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng đã yêu mến chúng ta. (Rm 8:35-37)

Chia sẻ:

Thánh Phaolô liệt kê những thử thách của mình, nhưng biết rõ là trước thánh nhân, Chúa Giêsu đã từng trải qua những thử thách ấy; trên đường lên Núi Sọ, Chúa đã té ngã một, rồi hai rồi ba lần. Tan nát bởi những hành hạ, bách hại, bởi gươm đao, bị gỗ thánh giá đè bẹp. Kiệt quệ! Dường như Chúa thốt lên, như chúng ta trong những lúc tối tăm u ám: Tôi không còn chịu nổi nữa! Đó là tiếng kêu của những kẻ bị đàn áp bách hại, của người hấp hối, của các bệnh nhân cuối đời, của những ai đang bị gánh nặng đè bẹp.

Nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta cũng thấy rõ sức mạnh của Người: “Có làm khổ, Người cũng xót thương.” Chúa cho chúng ta thấy rằng trong đau khổ, luôn luôn có lòng Chúa xót thương, vượt lên trên mọi đau khổ và loé lên tia hy vọng. Cũng như Chúa Cha khôn ngoan tỉa bớt những nhánh để cây sinh trái lành (Gv 15,8). Không bao giờ Người tỉa để chặt bỏ cây, nhưng để cây đơm hoa kết trái tốt lành hơn. Hay như một sản phụ sắp đến giờ sinh con: bà đau đớn, rên rỉ, quằn quại khi sinh. Nhưng bà biết rằng đó là những cơn đau của sự sống mới, của một mùa xuân nở đầy hoa chính nhờ việc tỉa cành ấy.

Xin cho sự chiêm ngắm hình ảnh Chúa ngã gục, nhưng rồi lại chỗi dậy được, giúp chúng ta biết chiến thắng những khép kín mà sự sợ hãi tương lai bất định đóng ấn trong con tim chúng ta, đặc biệt trong thời đại khủng hoảng ngày nay. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng sự luyến tiếc quá khứ không lành mạnh, sự hài lòng bảo thủ “từ trước đến giờ vẫn như vậy mà!”. Chúa Giêsu Đấng đã loạng choạng và té ngã, nhưng rồi lại đứng dậy, đã chỉ ra cho chúng ta sự chắc chắn của niềm hy vọng một khi được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện liên lỉ, sẽ nảy sinh từ chính trong thử thách chứ không phải sau thử thách hoặc tách biệt khỏi thử thách.

Chúng ta sẽ là những người toàn thắng, nhờ tình yêu của Ngài.

Lời Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cầu xin Chúa nâng lên khỏi mặt đất những người bất hạnh. Đỡ dậy khỏi bùn đất những người nghèo, đặt họ ngồi bên các ông hoàng của chư dân, và ban cho họ vị trí vinh quang. Xin lật nhào những kẻ quyền thế kiêu căng và phục hồi những người yếu đuối vì Chúa là Đấng duy nhất làm chúng con nên giầu có bởi cái nghèo của Ngài. (x. 1 Sam 2:4-8; 2 Cor 8:9). Amen.
 
Khi con người được giương cao
Lm Jude Siciliano OP
17:53 12/03/2015
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (B)
2 Sử Biên niên 36: 14-17, 19-23; T.vịnh 136; Êphêsô. 2: 4-10; Gioan 3: 14-21

KHI CON NGƯỜI ĐƯỢC GIƯƠNG CAO

Gần đây tôi không thấy cảnh này, nhưng khi một cầu thủ bóng chày đánh được một quả home-run, người hâm mộ nào đứng ở chỗ quả bóng rơi xuống sẽ giơ lên dấu hiệu bài đọc “Ga 3,16.” Người hâm mộ bóng chày theo dõi trận đấu trên truyền hình đều được định hướng đến các Sách Thánh của mình, phải như thế, đến bản văn nổi tiếng nhất của Tân Ước: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Những ai giơ cao bảng hiệu như vậy đều đoan chắc rằng: các khán giả đó đều biết ý mà câu “Ga 3,16” hướng đến và nhà nào có Kinh Thánh đều biết cách tìm ra chỗ trích câu Tin Mừng này.

Chúng ta đang ở giữa mùa Chay, nhưng các Sách Thánh của chúng ta đã hướng đến Tuần Thánh rồi, đặc biệt là thứ Sáu Tuần Thánh, khi “Con Người” được “giương cao.” Đoạn Tin Mừng hôm nay gợi nhớ sách Dân Số (21,4-9). Khi dân Israel kêu trách ông Môsê trong sa mạc, Chúa đã cho rắn độc đến cắn để phạt họ. Để cứu họ, Thiên Chúa đã sai ông Môsê làm một con rắn đồng, treo lên cây cột rồi “giương lên.” Những ai bị rắn cắn, phải nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống. Con rắn chữa lành trên cây cột là hình ảnh tiên trưng cho Đức Kitô và đã trở thành một biểu tượng của ơn cứu độ. Như lời Đức Giêsu nói hôm nay: “Con Người phải được giương cao, để những ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” Thánh Gioan sử dụng động từ “nhìn” như một biểu tượng của đức tin. Vì vậy, “nhìn” hay “trông” lên Đức Giêsu là tin vào Người và “được sống muôn đời.” Quý vị nên lưu ý rằng: đoạn nói về sự sống muôn đời được đặt ở thì hiện tại, nghĩa là, với người tín hữu, sự sống ấy đang bắt đầu lúc này.

Đức Giêsu đang trò chuyện với Nicôđêmô, ông này đến gặp Người vào ban đêm (3,1). Có lẽ Nicôđêmô muốn có thời gian với Đức Giêsu trong bầu khí tĩnh lặng. Hay có lẽ ông là một biểu tượng cho thế giới đang chìm trong tăm tối. Dường như Nicôđêmô đã chấp nhận nguồn sáng đã được trao ban cho ông vì sau đó, cũng trong Tin Mừng này, ông sẽ lên tiếng bênh vực Đức Giêsu (7,50) và mua các loại hương liệu để táng xác Người (19,39).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan đã làm gián đoạn dòng chảy trong sách Tin Mừng để thực hiện một lời công bố về tin mừng, một bản tóm lược sách Tin Mừng của mình. Phần này chứa đầy những chủ đề tiên báo phần còn lại của Tin Mừng: đức tin và cuộc phán xét ; Đức Giêsu, Đấng Mặc Khải được Chúa Cha sai đến; ánh sáng và bóng tối; những kẻ làm điều ác và những kẻ làm điều lành. Gioan loan báo rằng: Thiên Chúa mặc khải cho toàn thế giới, cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho những cá nhân riêng biệt, hay một số ít những kẻ có đặc quyền. Thiên Chúa quan tâm đến tất cả mọi người và bất kỳ ai “sống sự thật” và “đến cùng ánh sáng,” đều được ban cho sự sống đời đời.

Đoạn Tin Mừng này phản ánh trải nghiệm của cộng đoàn Gioan. Không phải tất cả mọi người đều đáp lại ân sủng của Thiên Chúa và đón nhận hiến lễ mà Thiên Chúa ban tặng là chính Đức Giêsu. Điều này được gợi lên bằng câu trích này: “người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng.” Về điểm này, thời đại chúng ta có khác thời xưa là mấy! Con người vẫn tiếp tục chọn bóng tối hơn ánh sáng và làm điều dữ, “người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng vì các việc họ làm đều xấu xa.” Điều này đã làm ngã lòng cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, cũng như những vụ bê bối gây ra sự bi quan và chán nản trong Giáo Hội của chúng ta ngày nay vậy.

Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng kết thúc với một dấu hiệu lạc quan. Như Đức Giêsu là ánh sáng cho trần gian và cuộc đời của Người là một lời mặc khải về Thiên Chúa cho mọi người, thì mỗi người Kitô hữu “đã đến cùng ánh sáng” cũng mặc khải Thiên Chúa cho thế giới này. Người ta chuộng bóng tối bởi vì nó che dấu những hành vi xấu xa của họ. Mặt khác, các tín hữu là những người mang ánh sáng, vì các hành động của họ làm chứng về Thiên Chúa.

Thánh Gioan có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt mang nghĩa kép. Đức Giêsu nói cho ông Nicôđêmô rằng Người sẽ được “giương cao,” rằng những ai “tin vào Người sẽ được sống muôn đời.” Hạn từ “giương cao” ám chỉ cái chết của Người trên thập giá. Hạn từ này cũng có nghĩa là sự phục sinh từ cõi chết của Người và việc được nâng lên vinh quang bên hữu Chúa Cha. Vì thế, những ai nhìn lên Đức Giêsu trên thập giá không chỉ được chữa lành khỏi vết thương tội lỗi, mà còn nhận được cùng một sự sống của Đức Giêsu – sự sống đời đời.

Thánh Gioan cung cấp cho chúng ta một đoạn vốn được bàn tán trên các biển áp-phích trong các sân vận động và trên các miếng dán càng xe ôtô. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Các tín hữu lặp lại câu này không chỉ như một khẩu hiệu, nhưng còn như một lời chân lý và sự bảo đảm.

Khi chúng ta phạm tội, hay nhận thấy những hành vi của mình không phản ánh được ánh sáng của Thiên Chúa cho thế giới nhưng lại bắt chước sự tăm tối của thế gian, câu Kinh Thánh này vừa là một lời cầu nguyện, vừa là lời đảm bảo cho chúng ta. Nó là một lời cầu nguyện với lòng tin tưởng vào tình thương và sự bảo đảm của Thiên Chúa rằng chúng ta sẽ được tha thứ, không phải vì bất cứ công trạng nào của chúng ta, nhưng vì chúng ta có thể nhìn lên Đấng được giương cao trên thập giá và nhờ đó, chúng ta có thể bước ra khỏi bóng tối tội lỗi để đến cùng ánh sáng của Đức Kitô.

Nicôđêmô đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Trong lời chỉ dẫn mà Đức Giêsu trao cho ông, chúng ta được nhắc nhớ về những gì Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Dù rằng có rất nhiều người chọn hành động theo sự tối tăm, nhưng tình thương Thiên Chúa dành cho thế giới bất xứng này lại không có giới hạn nào. Thiên Chúa không yêu thương chỉ những người lương thiện trong thế giới này, hay những người được ưu tuyển. Cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu được dành cho toàn thể thế giới. Quả vậy, vì tình thương Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô, nên chúng ta không thể xem bất kỳ người nào là kẻ khó ưa, bởi lẽ họ đã được đôi tay dang ra trên thập giá của Đức Kitô ôm lấy. Ngay cả những ai công khai từ chối Người, hoặc bận tâm với thế sự, vẫn được Thiên Chúa thương yêu.

Trong sa mạc, dân Israel đã quay lưng với Thiên Chúa và đã phải gánh chịu hậu quả. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương họ và ban cho họ ơn chữa lành nếu họ nhìn lên con rắn mà ông Môsê giương cao trên cây cột. Chúng ta không chỉ nhìn vào cây thập giá và được cứu. “Nhìn,” theo ngôn ngữ Kinh Thánh, mang ý nghĩa nhiều hơn việc nhìn một cái gì đó bằng mắt thường. Hạn từ này hàm ý việc nhìn bằng con mắt đức tin. Chúng ta còn nhìn thấy gì khác với đôi mắt đức tin như thế này? Nhờ Đức Kitô và ánh sáng mà Người chiếu rọi vào bóng đêm mà giờ đây chúng ta có thể nhìn như chính Thiên Chúa nhìn vậy: chúng ta nhìn những người khó ưa và tội lỗi với tình yêu; chúng ta nhìn thấy niềm hy vọng trong những hoàn cảnh mà người khác coi là vô vọng; chúng ta nhìn thấy Đức Kitô nơi những người bên ngoài và những người bị bỏ rơi.

Chúng ta cũng nhìn thấy sự sống vĩnh cửu trong những nghi thức có vẻ bình thường: việc đổ nước, bẻ bánh, một chén rượu, việc xức dầu và một lời xá giải. Chúng ta thấy được vì Đức Kitô đã được giương cao và giờ đây một luồng sáng đã chiếu vào thế giới tăm tối của chúng ta.

Thập giá đã mặc khải về một Thiên Chúa, không như một Đấng thiêng liêng đứng từ xa mà nhìn, nhưng là Đấng đã cùng chia sẻ niềm vui, đau khổ và cái chết của chúng ta. Thiên Chúa đã đồng hành với chúng ta trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất để nâng đỡ và đưa chúng ta vào sự sống. Đức Giêsu, chết trên thập giá và sau đó phục sinh, ngự bên hữu Thiên Chúa, chính là bằng chứng xác thực của chúng ta. Người đã được “giương cao” và giờ đây chúng ta nhìn lên ngài để được “sống đời đời”. Đối với chúng ta, sự sống này đã bắt đầu rồi.

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp



4th SUNDAY OF LENT (B)
2 Chron 36: 14-17, 19-23; Psalm 137; Ephesians 2: 4-10; John 3: 14-21

I haven’t seen this recently, but when a baseball player would hit a home run a fan in the area where the ball landed would hold up a sign reading "John 3:16." Baseball fans watching the game on television were being directed to their bibles to, what must be, the most famous text in the New Testament, "For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but have eternal life." Those who held up those signs were presuming a lot: that viewers would know what "John 3:16" referred to and that people who had a bible at home, would know how to find that quote.

We are in the midst of Lent, but our Scriptures are already looking ahead to Holy Week, especially Good Friday, when the "Son of Man" will be "lifted up." The reference is to the Book of Numbers (21:4-9). When the Israelites grumbled against Moses in the desert they were punished by bites from poisonous snakes. To help them God instructed Moses to make a bronze snake and place it on a pole and "lift it up." Anyone bitten by a snake needed to look at it to be healed. That healing snake on a pole prefigured Christ and became a symbol of salvation. As Jesus says today, "The Son Of Man must be lifted up, so that everyone who believes in him may have eternal life." John uses "seeing" as a symbol for faith. So, to "see," or "look" on Jesus is to have faith in him and to "have eternal life." Note: The reference to eternal life is in the present tense – for the believer it begins now.

Jesus is speaking to Nicodemus who came to him at night (3:1ff). Maybe he wanted time with Jesus in a quiet atmosphere. Or, maybe he is a symbol of the world in darkness. Nicodemus seems to have accepted the light offered to him because later in the gospel he will speak on Jesus’ behalf (7:50) and will purchase spices for Jesus’ burial (19:39).

In today’s passage the evangelist John has broken the flow of his gospel to make a proclamation of the good news, a summary of his gospel. This section is filled with themes which anticipate the rest of the gospel: faith and judgment; Jesus, the revealer sent by God; light and darkness; those who do evil deeds and those who do good. John is announcing that God is making a revelation to the whole world, everyone, not just to particular individuals,. or a privileged few. God is concerned about all people and anyone who "lives the truth" and "comes to the light," is offered eternal life.

The passage reflects the experience of John’s community. Not everyone responded to God’s grace and accepted the offer God made in Jesus. This is suggested by references like, "people preferred darkness to light." In this the times were a lot like our own. People continue to choose darkness over light and practice evil deeds, "people preferred darkness to light because their works were evil." This would have caused discouragement in the early Christian community, just as similar discouraging events cause pessimism and discouragement in our church today.

But the passage ends on an optimistic note. Just as Jesus is the light to the world and his life a revelation of God to all, so too, each Christian who has "come to the light" reveals God to the world. People prefer the darkness because it hides their evil deeds. Believers, on the other hand, are light bearers whose deeds bear witness to God.

John has a tendency to use words and phrases that have double meanings. Jesus tells Nicodemus that he will be "lifted up," that those who "believe in him may have eternal life." The term "lifted up" would refer to his death on the cross. It would also mean his resurrection from the dead and his being raised to glory at God’s right hand. So, those who look to Jesus upon the cross are not only healed of sin, but receive the same life Jesus now has – eternal life.

John provides us with a verse that has been bandied about on placards in sports stadiums and on bumper stickers of cars. "For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but have eternal life." Believers repeat this phrase not as a slogan, but as a word of truth and assurance.

When we have sinned, or realize our deeds have not reflected God’s light to the world but have copied the world’s darkness, this verse is both a prayer and an assurance for us. It is a prayer of confidence in God’s love and assurance that we can be forgiven, not for any merit of our own, but because we can look upon the One who was raised up on the cross and so we can come out of the darkness of sin to the light of Christ.

Nicodemus has come to Jesus at night. In the instruction Jesus gave him we are reminded of what God has done for us. Despite the fact that so many choose deeds of darkness, God’s love for an undeserving world is without limits. God doesn’t just love the good people of the world, or the chosen over the rest. Jesus’ life, death and resurrection is for all the world. So, because of God’s love revealed in Christ we cannot look upon anyone as unlovable, for they have been embraced by Christ’s outstretched arms on the cross. Even those who openly reject him, or are preoccupied by the things of this world, are still loved by God.

In the desert the Israelites turned their back on God and suffered the consequences. Still, God loved them and offered them healing if they looked upon the serpent Moses raised up on the pole. We don’t just look at a crucifix and are saved. Looking, in biblical language, means more than seeing something with our eyes. It implies seeing with eyes of faith. What else do we see with those same eyes of faith? Because of Christ and the light he brings into our darkness, we can now see the way God sees: we see the unlovable and sinners with love; we see hope in situations that others call hopeless; we see Christ in the outsider and neglected.

We also see eternal life in seeming-ordinary rituals: the pouring of water, the breaking of bread, a cup of wine, an anointing with oil and a word of forgiveness. We can see because Christ has been lifted up and now a light has shone into our otherwise dark world.

The cross has revealed God to us, not as a distant divine observer, but as one who has shared our joy, pain and our death. God has joined us in our lowest moments to raise us up to life. Jesus, on the cross and then resurrected to God’s side, is our proof positive. He has been "raised up" and now we look upon him for "eternal life" – which has already begun for us.
 
Đàng Thánh Giá Diện mạo của Thiên Chúa - Diện mạo của con người – Chặng Thứ Tư: Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ - Những giọt lệ của tình liên đới
VietCatholic Network
16:26 12/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chặng thứ Tư

Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ

Những giọt lệ của tình liên đới


“Ông Simeon chúc phúc cho hai ông bà và nói với Maria, Mẹ Ngài: 'Này đây, Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người ở Israel bị vấp ngã hay được chỗi dậy và về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua tâm hồn Bà' (Lc 2,34-35).

“Anh chị em hãy rơi lệ với người đang khóc. Hãy có cùng những tâm tình như vậy đối với nhau” (Rm 12,15-16)


Chia sẻ:

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Mẹ Ngài đầy xúc động và nước mắt. Nó biểu lộ sức mạnh vô địch của tình mẫu tử vượt lên trên mọi chướng ngại và biết mở mọi con đường. Nhưng cái nhìn liên đới của Mẹ Maria càng sinh động hơn nữa, cái nhìn chia sẻ và mang lại sức mạnh cho Con Mẹ. Và như thế, tâm hồn chúng ta đầy kinh ngạc khi chiêm ngắm sự cao cả của Mẹ Maria, dù chỉ là thụ tạo, đã trở nên ‘láng giềng’ với Thiên Chúa và là Chúa của Mẹ.

Cái nhìn của Mẹ thu tóm tất cả mọi nước mắt của các bà mẹ đối với những người con xa xăm, đối với những người trẻ bị kết án tử hình, bị giết hại hoặc bị đẩy ra chiến trường, nhất là những binh sĩ trẻ em. Chúng ta nghe thấy tiếng kêu xé lòng của những bà mẹ vì con mình đang chết dần vì những thứ bệnh ung thư do việc đốt những đồ phế thải độc hại gây ra.

Những dòng lệ cay đắng dường nào! Những dòng lệ liên đới với những đau khổ của con cái! Những bà mẹ canh thức đêm khuya dưới ngọn đèn sáng, hồi hộp vì những người trẻ đang trong tình trạng bấp bênh hay đang bị sa đà vào ma túy và rượu, nhất là những đêm thứ Bẩy!

Bên Mẹ Maria, chúng ta sẽ không bao giờ là một dân tộc của những trẻ mồ côi! Như với thánh Juan Diego, Mẹ Maria cũng mơn trớn và an ủi chúng ta như những người con và nói với chúng ta rằng: “Tâm hồn các con đừng xao xuyến. Mẹ là mẹ con, chẳng ở đây sao?” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm. 286).

Lời Nguyện

Kính mừng Maria, Mẹ thân yêu,

xin Mẹ ban phép lành cho con.

Xin chúc phúc cho con và gia đình con.

Con dâng lên Chúa tất cả những gì con làm, những gì con chịu hôm nay, trong sự hiệp nhất với những đau khổ của Mẹ và Con rất thánh của Mẹ.

Con dâng lên Mẹ bản thân con và tất cả những gì con có, đặt mọi sự dưới lớp áo của Mẹ.

Lạy Mẹ là Mẹ con, xin tẩy sạch tâm hồn và thân xác con và xin cho ngày hôm nay

con sẽ không làm gì phật lòng Thiên Chúa.

Con khẩn xin điều này nhờ sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự vẹn tuyền trinh nguyên của Mẹ. Amen (Thánh Gaspare Bertoni)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô, người từ tận cùng thế giới, nói với người ở tận cùng thế giới
Vũ Van An
09:13 12/03/2015
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, sau khi được bầu làm giáo hoàng, xuất hiện trên ban công chính của Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô tự giới thiệu ngài với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, với thế giới Kitô Giáo và với thế giới nói chung rằng ngài là người đến từ tận cùng thế giới. Ngày 7 tháng Hai vừa qua, để chuẩn bị mừng hai năm lên ngôi của ngài, một tờ báo gần như vô danh cũng từ cái chốn tận cùng thế giới ấy, tức Á Căn Đình, là tờ La Corcova News, tới phỏng vấn ngài tại Nhà Thánh Martha. Ngài đã nói với các nhà báo lỗi lạc, nổi tiếng thế giới nhiều lần, đây là lần đầu tiên, ngài nói với một tờ báo chỉ vừa mới được thành lập và viết cho những người cùng khổ của một khu ổ chuột vùng ngoại ô Buenos Aires, giáo phận cũ của ngài, liền trước khi được bầu làm giáo hoàng. Cử chỉ này hùng hồn nói lên chính sách mạnh dạn đi tới các khu ngoại vi của Đức Phanxicô.

Chính vì thế, câu hỏi khai mào buổi phỏng vấn là về định nghĩa của ngoại vi: “Đức Thánh Cha nghĩ tới điều gì và nghĩ tới ai khi ngài nói tới các khu ngoại vi? Phải chăng nghĩ tới chúng con, những người của khu ổ chuột?” Cha Di Paola của tờ báo trên hỏi như vậy. Ngài trả lời:

“Khi nói tới khu ngoại vi, tôi có ý nói tới các khu ở bên lề” và do đó, tới tất cả các khu vực nằm xa ‘trung tâm’, nơi chúng ta thường đi lại và kiểm soát. Sự thật là “thực tại được thấy rõ từ khu ngoại vi hơn là từ trung tâm”. Đức Phanxicô quả quyết như thế. “kể cả thực tại của một con người, một ngoại vi hiện sinh, hay thực tại tư duy của họ. Cha có thể có tư tưởng được sắp xếp đàng hoàng, nhưng khi chạm trán với một ai đó không suy nghĩ như cha, thế nào cha cũng phải tìm đủ lý do để bênh vực tư tưởng của cha. Cuộc tranh luận đã khởi diễn, và nét ngoại vi trong tư tưởng người khác này đã làm cha ra phong phú hơn”.

Giới trẻ và những quốc gia bị ma túy nô dịch

Tuy nhiên, ngoại vi không hẳn chỉ là một vấn đề của tâm trí, nó còn là cái khung đầy thử thách đè nặng lên giới trẻ đang khốn khổ, quay cuồng trong những chiếc bẫy như ma túy, cuộc tấn công hàng đầu nhắm vào người trẻ ở các khu ổ chuột. Cha Di Paola hỏi: “Làm thế nào, chúng con tự bảo vệ được mình?”. Đức Phanxicô nhận định: “đúng thế, ma túy đang tiến tới, nó không chịu dừng lại. Có những quốc gia hiện đang là nô lệ cho ma túy. Nhưng điều làm tôi lo ngại hơn hết là chủ nghĩa hãnh tiến (triumphalism) của những người buôn bán ma túy. Những người này đang hát ca chiến thắng, họ cảm thấy họ đã chiến thắng, họ đã vinh thắng. Và đó là một thực tại. Có những quốc gia, hay khu vực, trong đó, mọi sự đều qui phục ma túy”. Kể cả Á Căn Đình, nơi, trong 25 năm qua, đã chuyển từ trạng thái quá cảnh của ma tuý sang trạng thái tiêu dùng và có lẽ cả sản xuất ra nó nữa.

Nên cho giới trẻ những điều gì? “Tình âu yếm và tự do, nhưng trên hết…

Luôn nghĩ tới giới trẻ, Cha Di Paola hỏi Đức Thánh Cha điều gì quan trọng nhất cần đem lại cho con cái mình. Đức Phanxicô không do dự, trả lời ngay: “Được thuộc về tổ ấm”. Và việc này diễn ra “trong yêu thương, âu yếm, dành thì giờ cho chúng, nắm tay chúng, đồng hành với chúng, chơi với chúng, cho chúng những gì chúng cần để lớn lên”. Và trên hết, dành cho chúng “không gian để chúng tự phát biểu chúng ra”. Ngài bảo: “không chơi với con cái mình, là tước đoạt khỏi chúng chiều kích nhưng không (gratuitous). Không để chúng phát biểu điều chúng cảm nhận, giúp chúng cơ hội lý luận cả với mình và cảm thấy tự do, là không để chúng trưởng thành”.

... cho chúng đức tin”

Tuy nhiên, hơn bất cứ điều gì khác, điều tối cần là cho giới trẻ đức tin. Đức Phanxicô cho hay: “điều làm tôi đau đớn rất nhiều là gặp một em nhỏ mà đến làm dấu thánh giá, em cũng không biết làm. Điều này có nghĩa: các em nhỏ đã không được ban cho điều quan trọng nhất mà một người cha hay một người mẹ có thể ban cho em”. Hiện có rất nhiều trẻ em trong trạng huống này, bị cuộc sống thử thách, vai chính của nhiều câu truyện đầy khó khăn và đau khổ lớn lao. Ấy thế nhưng, theo Đức Phanxicô, luôn luôn có khả thể đổi thay: “Mọi người đều có thể thay đổi. Mọi người, cả những người bị thử thách hơn hết. Tôi biết một số người từng buông xuôi, vứt bỏ cuộc đời mình, nhưng nay đã kết hôn và có gia đình”.

Tất cả chúng ta đều lem luốc, nhưng Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ

Việc con người chúng ta là “hình ảnh Thiên Chúa” không phải chỉ là cái nhìn lạc quan, nhưng còn là điều chắc chắn. Và Thiên Chúa “không khinh miệt hình ảnh của Người, nhưng Người cứu vớt nó, Người luôn tìm ra cách phục hồi nó khi nó bị lu mờ”. Ngài nói thêm: “tôi thích nhắc lại điều này: Là con cái Thiên Chúa nhưng tất cả chúng ta đều lem luốc, ta mắc lầm lỗi ở mọi lúc, ta phạm tội, nhưng khi ta xin tha thứ, Người luôn tha thứ cho ta”. Do đó mà có điệp khúc này “Thiên Chúa không mệt mỏi tha thứ; chính chúng ta, những người nghĩ mình biết điều này điều nọ, mới mệt mỏi xin tha thứ”.

Liên hệ với Chúa Giêsu, giữa cảnh thăng trầm

Tuy nhiên, muốn luôn có sự chắc chắn như trên, ta phải có đức tin. Đức Phanxicô dạy rằng: trong đức tin cũng như trong khi liên hệ với Thiên Chúa, ta biết rằng: “có những lúc thăng có những lúc trầm. Có những lúc, ta ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng có những lúc, ta quên khuấy mất Người”. Thành thử Thánh Kinh nói rằng “đời người là một cuộc chiến đấu. Cho nên điều cần là canh chừng nhưng đừng chủ bại hay bi quan”. Và vì “đức tin không phải là một cảm quan: đôi khi Chúa ban cho ta ơn cảm nhận được nó, nhưng đức tin không phải chỉ có thế”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “Đức tin là mối liên hệ của tôi với Chúa Giêsu Kitô, tôi tin rằng Người đã cứu vớt tôi”. Cho nên, “hãy bắt đầu tìm ra những giây phút trong đời trong đó cha rất tệ, cha mất hút, và nhận ra Chúa Kitô đã cứu vớt cha ra sao. Giữ vững điều này, đó chính là cội rễ của đức tin của cha”.

Và hãy mang theo Tin Mừng!

Theo Đức Phanxicô, khi buồn sầu hoặc có những vấn đề làm lu mờ các ký ức trên, thì phương thuốc là “luôn mang theo một cuốn Thánh Kinh nhỏ ở trong túi. Hãy mang theo nó tại nhà. Nó là Lời Thiên Chúa. Đức tin được nuôi dưỡng từ đó. Dù sao, đức tin cũng là một hồng ân; nó không phải là một thái độ tâm lý. Nếu được ban cho một quà tặng, chắc cha phải nhận, có đúng không? Thành thử, cha hãy nhận hồng ân Tin Mừng, và đọc hồng ân này. Đọc nó và lắng nghe Lời Thiên Chúa”.

“Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác”

Vẫn trong tâm thức “thiêng liêng”, Cha Di Paola đặt một câu hỏi khác: “Làm thế nào ta có thể sống một cách hữu ích?”. Ai dám trả lời một cách thành thực như Đức Phanxicô: “vậy chứ, tôi từng sống một cách vô dụng, không phải sao? Có những lúc, đời chẳng có chi là thâm hậu và phong phú cả. Tôi là một kẻ tội lỗi giống bất cứ kẻ tội lỗi nào khác. Ngoại trừ điều này: Chúa giúp tôi làm những điều có thể trông thấy. Nhưng biết bao lần có những người làm điều tốt, rất tốt là đàng khác, mà nào có ai thấy”.

Dù sao, Đức Phanxicô cho biết “tính thâm hậu không trực tiếp tỷ lệ thuận với điều người ta thấy. Tính thâm hậu được sống trong nội tâm. Nó sống nhờ chính đức tin nuôi dưỡng”. Bằng cách nào? “bằng cách làm những việc sinh ích, những việc do tình yêu nhằm ích lợi của người ta. Có lẽ tội xấu nhất phạm tới tình yêu là tội không biết tới ai. Có những người yêu cha, mà cha lại từ khước họ, cha lại coi họ như người dưng không quen biết. Những người này yêu thương cha mà cha lại từ khước họ”.

Và vì “Đấng yêu thương chúng ta hơn cả là Thiên Chúa” nên “từ khước Thiên Chúa là một trong những tội xấu hơn cả”. Tuy nhiên, Đức Phanxicô làm ta an tâm khi chỉ ra rằng đây chính là tội của Thánh Phêrô: chối bỏ Chúa Giêsu Kitô, nhưng Người vẫn cho ngài làm Giáo Hoàng. “Thành thử, tôi biết nói sao đây? Nói chi được! Vậy thì, tiến bước!”.

Lắng nghe người khác, cả những người không đồng ý với ta

Cha Di Paola hỏi đùa Đức Phanxicô: “Đức Thánh Cha có những người không đồng ý với ngài ở chung quanh không, đồng ý về việc ngài làm và điều ngài nói?”. Đức Phanxicô, không do dự, trả lời ngay “chắc chắn là có”. “Đức Thánh Cha xử sự với họ ra sao?” Câu trả lời rất đơn giản và đúng lúc: “Lắng nghe người ta chưa bao giờ mang họa lại cho tôi. Mỗi lần lắng nghe họ, đều là một điều tốt đối với tôi. Những lúc tôi không lắng nghe họ là lúc sự việc chẳng xuôi thuận chút nào. Vì dù không nhất trí với họ, họ vẫn luôn, vâng, luôn luôn, đem đến cho cha một điều gì đó hay đặt cha vào một tình huống buộc cha phải suy nghĩ lại các chủ trương của cha. Và điều này làm cha phong phú”.

Các mối liên hệ ảo tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ"

Đối thoại, lắng nghe sẽ làm chúng ta ra phong phú. Dĩ nhiên, đối thoại và lắng nghe là đời thực, nhưng đi ngược lại phong thái thời nay vốn đẩy giới trẻ vào những mối liên hệ ảo khiến họ quên khuấy cả thế giới thực. Mối nguy là tạo nên “bảo tàng viện của giới trẻ”, cái gì cũng biết. Tuy nhiên, tính sinh ích ở trên đời “không đi qua việc tích lũy hiểu biết” mà đúng hơn nó đi “qua việc thay đổi tính đúng đắn của cuộc hiện sinh nơi ta”. Đức Phanxicô cho hay: “Cha có thể yêu một con người, nhưng nếu cha không chịu bắt tay họ, không chịu ôm hôn họ, thì đâu phải là yêu thương gì. Nếu yêu thương một ai đó đến độ muốn được kết hôn với họ, nghĩa là, nếu muốn trao ban hoàn toàn con người của mình, nhưng lại không ôm hôn họ, không cho họ một nụ hôn, thì đâu phải là yêu thương thực sự”.

Cho nên, các thanh niên thiếu nữ đừng bị mắc lừa. Đức Giáo Hoàng quả quyết “tình yêu ảo không hề hiện hữu. Có lời tỏ tình ảo, nhưng tình yêu thực cần có tiếp xúc thể lý, cụ thể”. Do đó, đừng trở thành “bảo tàng viện của giới trẻ” chỉ biết mọi sự một cách ảo; thay vào đó, hãy là những người trẻ biết cảm nhận và nói một cách hoà điệu cả ba thứ ngôn ngữ của đầu, của tim và của bàn tay.

Các cuộc bầu cử tại Á Căn Đình: “Ước mong mọi sự trong sạch, trung thực và trong sáng”

Cuối cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đưa ra ba khuyến cáo cho các nhà cai trị Á Căn Đình nhân cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười này. Thứ nhất, “họ đề xuất những cương lĩnh rõ ràng”, cụ thể và được suy nghĩ cẩn thận. Thứ hai, “trung thực khi trình bầy các chủ trương”. Thứ ba, “một chiến dịch tranh cử thuộc loại không tiền bạc” nghĩa là không phải là thành quả của tài trợ hay chơi trò lời lãi để rồi sau đó đòi tính sổ.

Tông du Á Căn Đình: “đầu năm 2016”

Sau đó, Đức Phanxicô xác nhận tin tức do người cộng tác với ngài là Đức Cha Kartcher loan tải về cuộc tông du Á Căn Đình trong tương lai. Ngài cho biết: “Vào đầu năm 2016, nhưng chưa có gì chắc chắn. Còn phải kiếm chỗ giữa các cuộc tông du tới các quốc gia khác”.

Tấn công tôi? Tôi hy vọng sẽ không đau đớn, tôi rất nhát…”

Việc kết thúc cuộc phỏng vấn kể là sáng chói. “Chúng con nghe tin trên truyền hình khiến chúng con lo lắng và sợ hãi; đó là những kẻ cuồng tín muốn giết Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha không sợ chứ?” Cha Di Paola hỏi thế. Đức Phanxicô giải thích “Cha thấy đấy, đời tôi vốn ở trong tay Chúa. Tôi vốn thưa với Người: Chúa săn sóc con. Tuy nhiên, nếu ý Chúa muốn con chết hay để họ làm gì con, con xin Chúa một ơn thôi: là nó đừng làm con đau đớn. Vì con rất nhát gan khi đụng tới cái đau thể xác”.
 
ĐHY Pietro Parolin than phiền cộng đồng quốc tế
Lm Trần Đức Anh OP
12:12 12/03/2015
ROMA. ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, than phiền cộng đồng quốc tế có phần dửng dưng đối với các cuộc xung đột tại Siria, Irak và Ucraina.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho giới báo chí hôm 11-3-2015 ở Roma, ĐHY Parolin nói: ”Rất tiếc là người ta quen với những tình trạng xung đột ấy, đúng vậy, tôi tin là có sự dửng dưng phần nào, cả cuộc xung đột ở Siria tiếp tục tàn hại nhưng không còn thu hút sự chú ý như đã có thể lúc ban đầu. Và đó là nguy hiểm lớn nhất: người ta quên lãng các cuộc chiến tranh và những tình trạng xung đột ấy ngày càng trở nên khó chữa trị và chúng tiếp tục gây ra nhiều đau khổ lớn lao. Cần tiếp tục quan tâm và cảnh giác, đề ra những sáng kiến có thể giúp giải quyết, mặc dù nhiều sáng kiến không đạt tới những mục tiêu ta nhắm tới”.

ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cũng phê bình tình trạng sa lầy trong việc cải tổ LHQ và nói rằng: ”Cho đến nay người ta chỉ ghi nhận bối cảnh thế giới đã thay đổi và không có những tác nhân như trước đây, nhưng người ta vẫn chưa tìm được giải pháp hoặc không quyết định và không chấp nhận các giải pháp cải tổ LHQ; chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh về điểm này mỗi khi có thể. Nhưng dầu sao LHQ vẫn là một phương tiện có giá trị để đương đầu với các cuộc khủng hoảng, chúng tôi vẫn luôn nói và tin điều đó, nhưng cần có một LHQ được canh tân đối với thực tại mới chúng ta đang gặp phải”.

Trả lời câu hỏi về tương quan giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, ĐHY Parolin nhìn nhận ”có những tiếp xúc đang tiến hành và có ý muốn đối thoại, một cuộc đối thoại có những nhịp độ và thời gian, và chúng tôi hy vọng nó có thể mang lại vài kết quả. Nhưng tôi muốn nói rằng về những điều mà báo chí đăng tải, không có gì mới mẻ đáng kể. Có ý muốn đối thoại và có vài tiếp xúc, và chúng tôi hy vọng nó có thể được cụ thể hóa một cách rõ ràng và có tổ chức hơn”.

ĐHY Parolin đã trả lời câu hỏi của giới báo chí bên lề buổi thuyết trình của ngài tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma về đề tài ”Hòa bình: hồng ân của Thiên Chúa, trách nhiệm của con người, sự dấn thân của các tín hữu Kitô”.

Trong bài thuyết trình, ĐHY nói đến vai trò của các vị Tòa Sứ Thần Tòa Thánh và hoạt động ngoại giao của các vị Giáo Hoàng, đặc biệt trong thời đại tân thời. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự dấn thân của Tòa Thánh trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô, tuy rằng ”sự bảo vệ này phải được thi hành đối với những nạn nhân của các cuộc xung đột, trước khi để ý đến họ thuộc một cộng đồng tôn giáo nào”. Tòa Thánh dấn thân 'củng cố công pháp quốc tế về nhân đạo' trong những tình trạng xung đột.

ĐHY Parolin minh xác rằng việc sử dụng võ lực phải được coi như giải pháp cuối cùng, và càng ngày càng cần phải hoạt động để ”phòng ngừa chiến tranh” qua những phương thế như thương thuyết, đối thoại, điều đình. Trong bối cảnh này, ĐHY cầu mong trong tiến trình cải tổ giáo triều Roma, cần thiết lập một văn phòng về sự trung gian của Đức Giáo Hoàng, như một phương tiện có thể đặc biệt hữu ích trong các cuộc thương thảo quốc tế” (Vat. Ins. 11-3-2015)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Hàn Quốc và Mông Cổ
Lm Trần Đức Anh OP
12:21 12/03/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các GM Hàn Quốc giúp các tín hữu gặp gỡ và làm chứng cho Chúa Kitô, đồng thời tăng cường việc mục vụ giới trẻ.

Trên đây là nội dung bài huấn dụ ngài trao cho 27 GM Hàn quốc và Đức GM Wenceslao Padilla của Mông Cổ, trong cuộc gặp gỡ sáng 12-3-2015, nhân dịp các vị về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Sau khi nhắc lại tấm gương của các Chân phước tử đạo Hàn quốc mà ngài tôn phong trong cuộc viếng thăm hồi tháng 8 năm 2014, ĐTC mời gọi các GM cùng với các LM, tu sĩ nam nữ và thủ lãnh giáo dân trong các giáo phận thuộc quyền, hãy ”làm sao để các giáo xứ, trường học và trung tâm tông đồ là những nơi gặp gỡ đích thực: gặp gỡ với Chúa, Đấng dạy chúng ta cách yêu thương và mở mắt để chúng ta nhìn nhận phẩm giá của mỗi người, và gặp gỡ nhau, nhất là những người nghèo, người già, người bị bỏ quên giữa chúng ta. Khi chúng ta gặp Chúa Giêsu và cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa đối với chúng ta, thì chúng ta càng trở nên những chứng nhân có sức thuyết phục về quyền năng cứu độ của Chúa; chúng ta càng sẵn sàng chia sẻ tình yêu của chúng ta đối với Chúa và những hồng ân Chúa ban cho chúng ta..”

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhìn nhận những cố gắng của các GM Hàn Quốc nhắm giúp người trẻ tham gia nhiều hơn vào cuộc sống và sinh hoạt của các giáo xứ, giáo phận. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm gương cho người trẻ và khẳng định rằng ”Mặc dù chúng ta rao giảng chính Chúa Kitô chứ không phải chúng ta, chúng ta vẫn được kêu gọi trở nên mẫu gương cho Dân Chúa (Xc 1 Pr 5,3), để lôi kéo dân đến cùng Chúa. Người trẻ sẽ rất mau lẹ nhắc nhở chúng ta và Giáo Hội nếu cuộc sống của chúng ta không phản ánh niềm tin của chúng ta. Sự thẳng thắn của họ về vấn đề này có thể trợ giúp chúng ta, cũng như khi chúng ta tìm cách giúp các tín hữu biểu lộ niềm tin trong cuộc sống hằng ngày của họ”.

Trong ý hướng trên đây, ĐTC kêu gọi các GM luôn nghĩ đến người trẻ khi suy tư về đời sống giáo phận và khi đề ra hoặc duyệt lại các chương trình mục vụ. Ngài viết: ”Anh em hãy coi giới trẻ như những người đối tác trong việc xây dựng một Giáo Hội thánh thiện, có tinh thần thừa sai và khiêm tốn hơn, một Giáo Hội yêu mến và phụng sự Chúa bằng cách phục vụ người nghèo, người cô đơn, người yếu đau và bị ở ngoài lề” (SD 12-3-2015)
 
Bẩy chữ giải thích đầy đủ phương thức của Đức Phanxicô
Vũ Van An
21:55 12/03/2015
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhanh chóng biến đổi hình ảnh Đạo Công Giáo kể từ ngày được bầu làm giáo hoàng cách nay hai năm. Theo romereports.com, sau đây là 7 chữ có thể mô tả đầy đủ triều giáo hoàng có tính cách mạng của ngài.

Dịu dàng

Dịu dàng là phong cách chính của ngài, là chất liệu làm dịu các cử chỉ của ngài. Ngài muốn biến thế giới thành một nơi nhân đạo hơn nhờ hành xử một cách dịu dàng.

Ngài nhấn mạnh: “Và nhớ phải mạnh mẽ, nhưng với sự dịu dàng”. “Một cách dịu dàng”.

Ra đi

Có thể coi "Niềm Vui Tin Mừng" là tuyên ngôn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nó là lời mời gọi tha thiết mọi người Công Giáo hãy rời bỏ nơi êm ấm và mạnh dạn ra đi gieo vãi sứ điệp Chúa Kitô.

"Cha muốn việc hành động. Ở đây sẽ có chuyện ồn ào, cha hoàn toàn chắc chắn như thế. Ở đây, ở Rio (de Janeiro) này, sẽ có nhiều tiếng ồn ào, không còn hoài nghi chi nữa. Nhưng cha muốn chúng con làm cho chúng con được nghe thấy ngay tại các giáo phận của chúng con, cha muốn tiếng ồn ào ấy bay xa, Cha muốn Giáo Hội ra ngoài đường phố, cha muốn chúng ta đề kháng mọi chuyện có tính thế gian, mọi chuyện có tính tĩnh tại, ấm cúng, mọi chuyện có liên quan đến giáo sĩ trị, mọi chuyện có thể đóng kín chúng ta lại với chính mình. Các giáo xứ, các trường học, các định chế được tạo ra để ra đi… Không ra đi, chúng sẽ trở thành một cơ quan phi chính phủ, và Giáo Hội không thể là một cơ quan phi chính phủ”

Vứt bỏ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay tố cáo sự tàn ác của một xã hội “vứt bỏ”, chuyên vứt bỏ những người yếu thế nhất: trẻ em, người nghèo, người bệnh và người cao niên:

"Tôi hỏi một người đàn bà, ‘con cái bà có tới thăm bà không?’ Bà trả lời, ‘có, có, chúng có tới thăm’. Lần cuối cùng chúng tới thăm là khi nào? Bà bảo ‘Lễ Giáng Sinh vừa rồi’. Chúng ta đang ở tháng Tám! Tám tháng không có con cái tới thăm. Tám tháng bị bỏ rơi! Tội trọng đó. Hiểu chưa?”

Các khu ngoại vi

Chiến lược chính trị địa dư của Giáo Hội cũng đã thay đổi dưới triều đại Đức Phanxicô. Cuộc tông du đầu tiên của ngài là viếng Lampudesa, hòn đảo nơi nhiều di dân tới Âu Châu cặp bến. Nước Âu Châu đầu tiên ngài tới thăm là Albania. Và cuộc tông du Châu Mỹ La Tinh đầu tiên gồm các cuộc dừng chân tại Bolivia, Paraguay và Ecuador.

Ngài cũng đã chọn các vị Hồng Y từ Haiti, Tonga và Burkina Faso, những nước rất ít có đại diện hay chẳng có tí đại diện nào tại Vatican cả.

Để hiểu thực tại, ngài bảo ta phải đi tới những khu ở bên lề thành phố hay tới những khu ngoại vi của thế giới.

Nước mắt

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho rằng nước mắt là đáp ứng duy nhất có giá trị đối với nỗi đau của người khác. Nó là cách ngài tố cáo sự dửng dưng đã trở thành hoàn cầu.

"Tôi mời gọi từng người trong anh chị em tự hỏi mình: ‘Tôi đã học cách khóc chưa, khóc như thế nào chưa? Tôi đã học cách khóc cho một ai đó bị đẩy qua một bên chưa? Tôi đã học cách khóc cho một ai đó mắc nan đề về ma túy chưa? Tôi đã học cách khóc cho một ai đó bị lạm dụng chưa?”

Từ bi

Lòng từ bi của Chúa sẵn sàng dành cho bất cứ ai thống hối, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nhắc đi nhắc lại điều đó. Ngài mời gọi chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi xin được lượng từ bi của Thiên Chúa thương xót.

Thiên Chúa hiểu chúng ta. Người chờ đợi chúng ta. Người không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta thống hối và chạy tới với Người với một trái tim thực sự rộng mở.

Đừng bao giờ quên điều này: Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho ta. Ta mới là người mỏi mệt, không chịu xin Người tha thứ.

Niềm vui

Đức Phanxicô đề xuất một lối sống mới, bắt nguồn từ sự đơn sơ và tốt bụng hàng ngày. Nó đã tạo nên cả một suối nguồn hân hoan chung quanh ngài.

"Hãy làm chứng cho niềm vui được gặp Chúa Giêsu, vì tôi cho rằng mọi cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu đều thay đổi cuộc sống (ta), và cũng làm ta tràn trề niềm vui, một niềm vui phát xuất từ bên trong. Chúa là như thế đó”.

Niềm vui tỏa khắp cuộc đời Đức Phanxicô, nó hiển hiện tại mọi cuộc xuất hiện của ngài.
 
Top Stories
Vietnam: L’archevêque de Saigon mobilise son diocèse pour la protection de l’environnement
Eglises d'Asie
09:29 12/03/2015
Le 19 mars 2013, dans l’homélie de la messe d’inauguration de son pontificat, le pape François avait évoqué le thème de la protection de l’environnement par le biais de Saint-Joseph, dont c’était la fête ce jour-là. La tâche de « gardien » (custos) dont Joseph avait été chargé à l’égard de Marie et de Jésus, avait déclaré le pape, s’étendait bien au-delà, à la Création tout entière. Cette fonction est confiée à tous les chrétiens : tous sont des gardiens et protecteur du monde.

Dans un récent communiqué à l’ensemble des prêtres et fidèles dont il a la charge, l’archevêque de Saigon rappelle cet appel du pape et, à l’occasion du Carême, invite les fidèles à s’engager dans une campagne active pour la protection de l’environnement de la métropole du Sud-Vietnam. Une première mobilisation aura lieu le 13 mars, dans le jeûne et la prière. Elle sera suivie par des sessions de formation qui permettront aux fidèles d’adopter un comportement adapté aux problèmes environnementaux de la grande ville de Saigon.

Le communiqué, daté du 10 février 2015, a été traduit du vietnamien par la Rédaction d’Eglises d’Asie.

Communiqué : « Un jour de jeûne et de prière pour la protection de l’environnement »

Aux prêtres, aux, religieux et religieuses et à l’ensemble des fidèles,

Le climat change ; la Terre se réchauffe progressivement ; la banquise fond au pôle Nord comme au pôle Sud, faisant monter les eaux des mers ; l’air est pollué par les usines et les gaz d’échappement des voitures ; les régions forestières, qui sont les poumons du monde, en de nombreux endroits, ont été détruites par la surexploitation du bois ; les substances toxiques venant de nos usines polluent le cours des fleuves et des rivières. Tous ces maux constituent une menace pour l’environnement dans lequel nous, êtres humains, vivons.

Se tourner concrètement vers l’homme aujourd’hui, c’est se tourner vers l’environnement dans lequel il est en train de vivre, de travailler et de se développer. Il s’agit là d’une priorité pastorale de premier ordre pour notre pape François. Dès l’homélie de la première eucharistie de son pontificat, le jour de la saint Joseph, le 19 mars 2013, le pape déclarait avec beaucoup de chaleur : « De même que pour saint Joseph qui a été le protecteur de Marie et de Jésus, notre propre vocation de garder ne concerne pas seulement nous, les chrétiens ; elle revêt une dimension qui précède et qui est simplement humaine, elle concerne tout le monde. C’est le fait de garder la Création tout entière, la beauté de la Création, comme il nous est dit dans le Livre de la Genèse et comme nous l’a montré saint François d’Assise : c’est le fait d’avoir du respect pour toute créature de Dieu et pour l’environnement dans lequel nous vivons. C’est le fait de garder les gens, d’avoir soin de tous, de chaque personne, avec amour, spécialement des enfants, des personnes âgées, de celles qui sont plus fragiles et qui souvent sont dans la périphérie de notre cœur. C’est d’avoir soin l’un de l’autre dans la famille : les époux se gardent réciproquement, puis comme parents ils prennent soin des enfants et avec le temps aussi les enfants deviennent gardiens des parents. C’est le fait de vivre avec sincérité les amitiés, qui sont une garde réciproque dans la confiance, dans le respect et dans le bien. Au fond, tout est confié à la garde de l’homme, et c’est une responsabilité qui nous concerne tous. Soyez des gardiens des dons de Dieu ! »

Dans la situation présente, une situation critique du fait des conditions climatiques et de l’état de l’environnement, pour répondre à l’appel du pape François a été fondée une organisation ecclésiale qui s’appelle « Mouvement catholique mondial pour le climat », composée d’évêques, de prêtres, de religieux et religieuses, de laïcs, de théologiens, de scientifiques, appartenant à de nombreux pays,

En tant que représentant de l’archidiocèse, j’ai enregistré notre communauté auprès de ce mouvement et donné notre accord pour contribuer aux deux œuvres concrètes suivantes :

1. Notre archevêché consacrera le vendredi 13 mars 2015, qui suit le troisième dimanche de Carême, en jour de jeûne et de prière pour l’environnement. En même temps, nous consacrerons les ressources prévues pour l’alimentation et l’amusement ce jour-là à une contribution au financement du programme d’études et d’incitation concernant la préservation de notre environnement.

2. Une session de formation à la préservation de l’environnement accompagnée d’exemples concrets sera organisée par la Commission ‘Caritas et Action sociale’.

Je souhaite que l’ensemble de notre archidiocèse participe positivement à ce jour de jeûne et de prière du 13 mars ainsi qu’aux programmes de formation afin de prendre soin de notre environnement, qui est une œuvre que Dieu nous a confiée et donnée à accomplir.(eda/jm)

Le 10 février 2015.
Mgr Paul Bui Van Doc


(Source: Eglises d'Asie, le 12 mars 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thuyết trình về Vai trò phụ nữ trong Gia đình và Giáo xứ
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP
23:07 12/03/2015
VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH & GIÁO XỨ

Trong tinh thần tôn vinh người phụ nữ, vào lúc 9g30 sáng Chúa Nhật 08.03.2015, tại hội trường của nhà thờ Phú Trung, đã diễn ra buổi nói chuyện của Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP., Đặc trách Chương trình Chuyên
đề Giáo Dục, và Nữ tu Maria Hồng Hà, OP., trước 150 tham dự viên thuộc giới hiền mẫu và gia trưởng, qua đề tài: “VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ Công Giáo TRONG GIA ĐÌNH & GIÁO XỨ”. Buổi nói chuyện được tổ chức nhân ngày Quốc tế Phụ nữ trong bầu không khí vui tươi và ý nghĩa.

Điểm lại những sự kiện lịch sử đã khai sinh ngày 08.03:

Ngày 08/3/1857, tại New York (Mỹ) các công nhân ngành dệt chống lại các điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ: 12 giờ làm việc một ngày và cuộc đấu tranh kéo dài đến 50 năm sau.

Ngày 08/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses).

Ngày 08/3/1910: Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) có 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Từ đó, ngày 8/3 hằng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Sơ lược tình trạng của phụ nữ ngày nay trên thế giới:

Ngày 08.03, khắp nơi trên thế giới, người ta tưng bừng tổ chức nhiều chương trình mừng ngày Quốc tế Phụ nữ để tưởng nhớ những người phụ nữ đã đổ máu, nước mắt, công sức trong quá trình giải phóng và nâng cao giá trị người phụ nữ trong gia đình và xã hội; đây cũng là dịp để rất nhiều người tỏ lòng biết ơn những người phụ nữ thân yêu trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, một thực tế đau lòng khác là tại một số nơi như các nước Hồi giáo, còn rất nhiều chị em phụ nữ vẫn sống trong tình trạng “Chim lồng cá chậu”, bị chà đạp nhân phẩm, không có quyền sống, đơn giản chỉ vì họ là phụ nữ. Trong cuộc sống tự do hóa ngày nay, thực tế bi đát này vừa cho thấy giá trị của ngày 08.03, vừa nhắc nhở nhân loại về sự bất công, bất bình đẳng vẫn còn tồn tại, và nỗ lực tìm kiếm giải pháp để tất cả phụ nữ khắp nơi trên thế giới đều có quyền được sống bình đẳng và hạnh phúc.

Đố vui có thưởng

Chương trình Đố vui có thưởng được thiết kế xen kẽ trong bài giảng nhằm tạo bầu khí vui tươi trong tinh thần vừa học vừa chơi. Nội dung các câu đố liên quan đến những người phụ nữ và các sự kiện trong Kinh Thánh:

1. Người đàn ông bị dụ dỗ ăn trái cấm bởi ai? (St 3,1-24 ) – Đáp án: người đàn bà

2. Người được gọi là mẹ của chúng sinh là ai? (St 3,1-24) – Đáp án: bà Eva

3. “Tôi chỉ cần sờ được vào áo choàng của Ngài thôi là sẽ được cứu chữa”. Và khi bà đụng tới áo choàng của Chúa Giêsu thì bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. Đây là suy nghĩ của ai? (Mc 5,25…) – Đáp án: người đàn bà bị băng huyết.

4. “Nếu ngươi biết được ơn Thiên Chúa, và ai là Người nói với ngươi: cho tôi uống với, thì chính ngươi đã khấn xin và Ngài sẽ cho nước trường sinh.” Lời Chúa Giêsu nói với ai? (Ga 4,1-10) – Đáp án: người phụ nữ Samari.

5. Kinh Thánh có ý dạy điều gì khi nói rằng Thiên Chúa đã lấy xương sườn của A-đam để tạo nên bà E-và? – Đáp án: Người nam và người nữ có cùng một phẩm giá như nhau, được Thiên Chúa dựng nên để trợ giúp và bổ túc cho nhau.

6. Khi Thiên Thần Chúa đến cứu ông Phêrô ra khỏi ngục, ông đi đến nhà mẹ của ông Gioan, cũng gọi là Máccô và cư ngụ ở đó. Mẹ của ông Máccô tên là gì? (Cv 12,12) – Đáp án: bà Maria.

7. Tại Giaphô, có một bà đầy công đức đã lâm bệnh và đã chết. Bà được thánh Phêrô làm cho sống lại. Bà tên là gì?(Cv 9,32-38). – Đáp án: bà Tabitha.

8. Tại thành Philipphê, người phụ nữ tòng giáo van nài xin thánh Phaolô lưu lại nhà bà. Bà tên là gì? (Cv 16,14-15). – Đáp án: Bà Lyđia

9. Một đặc ân của Đức Maria không có lễ mừng kính là gì?– Đáp án: Đồng trinh trọn đời.

NỘI DUNG CHÍNH BÀI CHIA SẺ:

1. ƠN GỌI LÀM MẸ TRONG Giáo Hội VÀ GIA ĐÌNH

Một trong những vai trò quan trọng của người phụ nữ là làm mẹ. Người phụ nữ cưu mang, sinh ra sự sống. Chính khi cưu mang và sinh nở, phụ nữ sẽ khám phá ra chính mình qua con đường “trao hiến bản thân một cách đích thực”. Việc làm mẹ có liên quan đến sự hiệp thông đặc biệt với huyền nhiệm sự sống đang phát triển trong cung lòng mình. Làm mẹ, dưới ánh sáng Tin Mừng, biểu lộ khả năng “lắng nghe lời Thiên Chúa hằng sống” và thái độ sẵn sàng “bảo vệ” Lời của Thiên Chúa, “Lời Hằng Sống”.

Nữ tu và những người độc thân đã góp phần để thăng tiến đời sống tinh thần của những người xung quanh, đó cũng là những người làm mẹ về mặt tinh thần trong Giáo Hội.

2. VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ Công Giáo TRONG VIỆC DUY TRÌ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH QUA TỪNG BỮA ĂN

a. Trong sự hối hả của một xã hội đầy sự bất ổn ngày nay, cuộc sống trở nên ngắn ngủi và thân phận con người trở nên mong manh. Hãy trân trọng những gì đang có, đừng để khi mất rồi mới cảm thấy hối hận, đừng quá chờ đợi vào những gì chưa có mà bỏ quên đi điều ta đang có, dù chúng rất nhỏ nhoi. Hạnh phúc là những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống nhưng phải được cảm nhận bằng cả trái tim chân thành.

b. Giá trị bữa ăn của người Công Giáo:

- Bữa ăn gia đình là nơi hội tụ các thành viên

- Là nơi biểu lộ tài năng ẩm thực và chăm sóc, gắn kết gia đình trong yêu thương

- Là nơi giáo dục con cái trong việc hoàn thiện nhân cách

- Là nơi phát triển đời sống tâm linh

Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tặng sách “Lời nguyện Thánh hóa Bữa ăn” cho các thành viên tham dự. Soeur Maria Hồng Hà đã hướng dẫn cộng đoàn một số mẫu cầu nguyện ngắn trước và sau bữa ăn. Đây là nỗ lực trong chương trình góp phần phục hồi giá trị bữa ăn gia đình và mời Chúa đồng bàn trong các bữa cơm gia đình Công Giáo.

3. VAI TRÒ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIÁO XỨ:

a. Tương quan giữa Chúa Giêsu và phụ nữ:

- Ngài là người đề cao phẩm giá đích thực của phụ nữ.

- Lời nói và việc làm của Ngài rất mực tôn trọng và tôn vinh phụ nữ

- Để cho phụ nữ tham gia và dự phần vào công trình cứu độ.

- Ngài sẵn lòng can dự vào những hoàn cảnh bi đát của người phụ nữ

- Ngài nói với phụ nữ về mọi đều liên quan đến Thiên Chúa

- Người nói với họ bằng ngôn ngữ phát xuất từ con tim thương cảm. Ngài tôn trọng phẩm chất và cách đáp trả đầy nữ tính nơi họ

- Ngài nói cho họ biết việc bảo vệ sự sống mỏng dòn là ưu điểm của họ: Trong Tin Mừng Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ chúng ta trước khi Ngài về trời: “Nơi nào Phúc Âm được rao giảng, trên khắp thế gian, thì người ta sẽ kể lại điều bà đã làm, để tưởng nhớ đến bà”. Qua đó, Ngài cho thấy rằng phụ nữ là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hình thành Giáo Hội và rao giảng Tin Mừng.

b. Phụ Nữ đáp trả lại sứ vụ của Chúa Giêsu:

- Ngay từ đầu sứ vụ của Đức Kitô, các phụ nữ đã tỏ ra rất nhạy cảm, đặc biệt với chính Ngài và với sứ điệp mầu nhiệm của Ngài. Nhạy cảm vốn là đặc trưng cố hữu của nữ tính.

- Các phụ nữ xếp hàng đầu dưới chân Thánh giá.

- Các phụ nữ cũng có mặt trước tiên bên mộ đá.

“Những người nữ Tin Mừng cũng có cơ hội làm chứng về những lời Đức Giêsu đã nói với họ: Lời loan báo phục sinh, Lời niềm tin và Lời cứu độ, Lời sự sống, Lời thứ tha, Lời chữa lành và Lời tín thác…” Tất cả chị em phụ nữ, những người mẹ, kể cả nữ tu đóng vai trò của người canh gác và bảo vệ sự sống.

c. Là con người và là Kitô hữu, họ có trách nhiệm bảo vệ sự sống và làm chứng cho Tin Mừng

- Nữ giáo dân tại các Giáo xứ đã đóng góp vào việc loan báo Tin Mừng từ những công việc âm thầm, đòi sự kiên trì và tận tụy như dạy giáo lý, tham gia ca đoàn, chăm sóc làm sạch đẹp nhà thờ… an ủi người ốm đau, chia ly tử biệt..

- Quý chị còn đóng góp tổ chức các sinh hoạt văn hóa trong giáo xứ, chăm sóc đời sống tinh thần, tạo động lực làm việc chung cho các thành viên trong giáo xứ từ tinh thần đến vật chất.

- Những giáo xứ nào có sự tham gia của Quý Chị, Quý Mẹ nhiều giáo xứ đó có nhiều niềm vui và sắc màu…

- Phụ nữ Công Giáo góp phần giúp "thay đổi thế giới" qua sự hỗ trợ trong giáo xứ, cộng đồng và đất nước.

Những đóng góp của người phụ nữ Công Giáo đã được Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II công nhận cách cảm động trong Thư gửi Phụ nữ tháng 09 năm 1995 như sau: “Cám ơn người, người nữ, chỉ vì người là phụ nữ! Nhờ cách nhận thức đầy nữ tính mà người đã làm phong phú cho sự thông cảm của thế giới và góp phần vào sự chính trực của các tương quan giữa người và người. Nhưng, tôi biết rằng chỉ cám ơn mà thôi thì chưa đủ. Đau lòng là chúng ta đã kế thừa từ lịch sử nhiều yếu tố tác động khiến cho, ở mọi thời và mọi nơi, con đường của phụ nữ thật khó đi: người ta coi nhẹ phẩm giá của họ, bỏ qua quyền hạn của họ, thường gạt họ ra ngoài lề xã hội và thậm chí biến họ thành nô lệ...”

Trong buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 08.03.2015, Đức Thánh Cha đương nhiệm Phanxicô đã vinh danh phụ nữ: “Phụ nữ không những chỉ cưu mang sự sống, phụ nữ truyền cho chúng ta khả năng nhìn xa hơn, vượt khỏi chính họ. Phụ nữ giúp chúng ta nhìn với nhiều cặp mắt khác nhau. Cám ơn các phụ nữ, qua tình tương trợ, các phụ nữ đã thể hiện cả ngàn cách để làm chứng cho Phúc Âm trong Giáo Hội. Mỗi ngày, họ tìm cách để xây dựng một xã hội nhân bản hơn và thân tình hơn.”

J. Trần lược ghi
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Màu Cờ, Biểu Tượng và Niềm Tin.
Bảo Giang
07:35 12/03/2015
Màu Cờ, Biểu Tượng và Niềm Tin. phần 3.

Ồ! Chẳng lẽ chỉ có bấy nhiêu người (tôi đã nêu tên) là sống chết vì cái Cờ Đỏ Phúc Kiến hay sao? Không, hẳn nhiên là không phải chỉ có bấy nhiêu người sống và chết cho sự gian trá và gây ra tội ác của cái Cờ Đỏ. Trái lại, chúng ta có con số lớn hơn thế nhiều. Nếu đem cân đo theo lời thề của họ thì ít nhất hiện nay ở Việt Nam có đến hơn ba triệu đảng viên và cựu đảng viên CS đã thề trung thành dưới cái lá cờ ấy. Theo nguyên tắc, họ được tính vào sổ những người sống chết với nó, nhưng trong thực tế có thể sẽ khác!

Người bạn vong niên của tôi thêm vào “ phải cộng thêm ít nhất là hai người ở nước ngoài nữa. Người thứ nhất, tác giả “ Mây mù thế kỷ” ( Bùi Tín). Người thứ hai, tác giả “Đỉnh cao chói lọi” ( Dương thu Hương). Tại sao?. “Cả hai đều là đảng viên cộng sản, đều thề trung thành với lá cờ Phúc Kiến. Là những người đã từng kinh qua các cuộc học tập kiểm thảo”. Cuộc kiểm thảo mà tác giả Đèn Củ, Trần Đĩnh đã viết là: “… trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”.( trang 74-75).

Xin nhớ, sau khi học viên đã “ công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” , các đoàn đảng viên còn phải tự thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ: “lấy tư tuởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam,”và “.... Đảng Lao động ( cộng sản) Việt Nam nguyện học tập Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Ðông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)”. Họ học tập và thực hành theo chủ trương đường lối chỉ đạo của CS như thế, Việt Nam không bị Hán hóa, không bị mất đất mất biển vào tay Trung cộng mới là chuyện lạ. Bởi lẽ cái lá Cờ Đỏ kia không phải là của Việt Nam. Hơn thế, họ phải học tập theo tư tưởng Mao và nhân dân Trung quốc!.

Xin nhắc lại đôi dòng. Trần Đĩnh, đã thóat ly gia đình và vào khu từ những năm 1949. Sau mấy chục năm đưọc ưu đãi trong lòng đảng, từng được đi cho du hoc, tập huấn ở Trung cộng và rất gần gũi với HCM. Trần Đĩnh đã nhận ra được con ngưòi của mình sau khi bỏ đảng. Những dòng chữ của Trần Đĩnh trong Đèn Cù rất đáng trân trọng, bản thân tác giả, đáng trân quý vì sự quay về trong lẽ thật. Trần Đĩnh viết:“Mấy chục năm sau, sống với đất nước đang dần dần nhận diện được kẻ đã đày ải mình, tôi bắt đầu cảm nhận thấy hạnh phúc. Ít nhất tôi đã nhận ra tội ác và lên án nó giữa lúc nó đang có bộ mặt huy hoàng nhất, có niềm tin gần như trọn vẹn của dân. Ít nhất tôi đã đương đầu, không quỳ gối trước nó. Cũng như đã ngay thẳng nhận mình từng đi theo nó, tội ác.”

Trong khi đó, hai tác giả kia, cũng là những đảng viên theo nghề viết tuyên truyền láo khoét của cộng sản, là những tài sản vốn dĩ … qúy, được đãi ngộ hơn công an đứng đường. Nay họ bị khai trừ hay tự ý ly khai khỏi đảng thì không ai biết rõ. Chỉ thấy cả hai đều sống ở nước ngoài, chỉ ăn theo, nói leo, tố giác những tội ác của cộng sản mà mọi người đã viết, đã nói. Phần họ, vẫn làm tên xung kích giữ mặt trận chính yều của CS là, hết lòng tô điểm và ca tụng Hồ chí Minh, một kẻ bị coi là tội đồ của dân tộc, một kẻ đã tạo ra mọi nỗi thống khổ và bất hạnh cho Việt Nam hôm nay. Đã thế, còn sẵn sàng bẻ cong, đánh lạc hướng dư luận khi có những mũi nhọn của những tác gỉa khác tấn công trực diện vào lý lịch và hành động tàn ác của HCM. Người thì cho đó là thứ “ Hoa Xuyên Tuyết”cực hiếm. Kẻ thì bảo là “ cái đỉnh chói lọi”, rồi viết như lời thề độc “ tôi không bao giờ từ bỏ đội ngũ Người Cộng Sản" (Tự bạch Về Tiểu Thuyết Vô Đề. Dương thu Hương) là đội ngũ mà Thủ Tướng Đức, Angela Markel, người sống gần nửa đời dười chế độ cộng sản định nghĩa là:” cộng sản là một tập thể gian dối và tạo ra gian dối”! Tuy nhiên, đây không phả là chủ đích của bài viết, tôi sẽ quay lại trong dịp khác. Trở lại Màu Cờ:

II. Ai và những ai đã chiến đấu cho Cờ Vàng là lịch sử, là truyền thống, là văn hóa nhân bản, là ý chí Độc Lập của dân tộc Việt Nam?

Trước hết, cuộc chiến vì nền Độc Lập và sự trường tồn của nòi giống kéo dài suốt hơn bốn ngàn năm qua là công sức của tiền nhân và của tất cà mọi người Việt Nam qua mọi thời cùng góp sức tạo thành (trừ ra những kẻ công khai chối bỏ nó mà thôi). Tuy nhiên, người đầu tiên chúng ta phải nhắc đến là Hai Bà Trưng. Nhắc đến vì hai bà là những vị đầu tiên đã dùng sắc Cờ Vàng, làm cờ hiệu, biểu tượng cho một cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Từ đó, nó trở thành biểu tượng trong công cuộc cứu quốc và kiến quốc của con dân Việt Nam. Nếu tính theo thời gian, việc trị vì của hai bà khá ngắn ngủi, nhưng công nghiệp thì kéo dài mãi thiên thu. Bao lâu còn người Việt Nam thì bấy lâu lịch sử còn lưu truyền cuộc khởi nghĩa dành Độc Lập cho quê hương của hai bà. Bao lâu tiếng Việt còn, bấy lâu tiếng trống Mê Linh còn rền vang trong trời đất, dòng sông Hát vẫn chẳng lặng khói hương và người người còn nhắc đến ngọn cờ của dân tộc.

Tại sao tôi gọi đây là Màu Cờ của dân tộc? Trưóc hết, ngọn cờ này đã phát xuất từ khát vọng Độc Lập cho tổ quốc và Tự Do cho dân tộc. Nên sau hai bà, qua các triều đại kế tiếp, việc bảo vệ nền Độc Lập và sự trường tồn của giống nòi trở thành một truyền thống, một lịch sử và thành nền văn hóa của Việt Nam. Để từ đó, tiếng kèn loa, tiếng trống vang trong các cuộc phá Tống, diệt Minh, dẹp Nguyên, đến những lần đuổi Hán, triệt Thanh. Hay tiếng đạn múa, bom rơi trong công cuộc diệt trừ cộng sản, giải ách thực dân, ngọn cờ Độc Lập luôn luôn vưon lên trên đỉnh cao, không áng mây mù nào có thể che khuất được. Cũng từ những cuộc tranh đấu ấy, lịch sử Việt còn ghi đậm nét hào hùng của những anh hùng dân tộc như Đức Ngô Quyền, Hưng đạo Vương, Lê Thái Tổ, Quang Trung, Hàm Nghi, đến những danh tướng làm rạng rỡ giang sơn như Trần bình Trọng, Lý thướng Kiệt, Nguyễn Trãi, Hoàng Diệu, Phan thanh Giản, Phan đình Phùng, Cao Thắng, Hoàng hoa Thám, Đinh công Tráng… Có thể nói, những cuộc chiến đấu này trở thành triết lý sống cho nền văn hóa của Việt Nam. Tuy thế, lịch sử cũng không tránh khỏi những vết nhơ, vẫn đục vì sự xuất hiện của hàng thần lơ láo bán nước, phản bội dân tộc theo kiểu Lê chiêu Thống, Trần ích Tác, Cù Thi, Minh Vương…

Chuyện xưa là thế, đến nay, xem ra dòng lịch sử ấy là một chu kỳ tái quy rõ nét. Ở miền nam, dưới ngọn Cờ Vàng, Tồng Thống Ngô dình Diệm đã nổi lên như một nhà lãnh đạo anh minh, liêm chính. Ông đã hết lòng hết sức phục vụ cho dân cho nước, bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn của đất nước đến hơi thở cuối. Ông nói: “Thực ra, chính phủ do tôi lãnh đạo chỉ có một mục đích là bảo vệ nền độc lập của giang sơn và tăng gia hạnh phúc của toàn thể dân chúng. Về cuộc chiến …. Chung ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền Độc Lập của quốc gia và bảo đảm tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời của chúng ta, tự do của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và cuộc đời tự do, hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc đấu tranh này. Nếu Việt Minh cộng sản thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta có thể biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa, nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài cộng sản và sẽ bị tưóc mất tôn giáo. tổ quốc và gia đình.” (TT Diệm, 17-9-1955)

Như thế, ngay từ những năm đầu 1950, ông đã nhìn thấu xuót tâm tư của những kẻ bán nưóc ở phía bên kia vĩ tuyến 17. Nên ông đã ngày đêm ra sức đốc thúc toàn thể quân dân miền nam, dưói ngọn Cờ Vàng, cương quyết bảo vệ sự vẹn toàn của nền văn hóa và lãnh thổ của tồ quốc. Đó cũng là lý do chính phủ miền nam đã không ký tên vào bản hiệp định chia đôi đất nước. Tinh thần của ông như đèn trời đã làm nức lòng người dân đất bắc. Ở đó, không nhà nào, không người nào mà không chong đèn chờ ngày đoàn quân trong nam tiến ra giải phóng Thăng Long. Sự chờ đợi này đã biến hình ảnh Cờ Đỏ phe phẩy trên đất bắc thành một mảnh vải chết, lòng dân không hương về nó. Trái lại, căm thù nó, nhất là sau mùa đấu tố. Từ đó, họ chỉ trông chờ một cuộc dổi thay, ước vọng được dứng dưới ngọn cờ dân tộc để giải phóng quê hương ra khỏi ách nô lệ CS.

Riêng ở trong nam, dưới ánh Cờ Vàng, sức sống và lòng tự hào về truyền thống và văn hóa của dân tộc đã triển nở như ánh dương. Nhà nhà, người người nô nức gòp bàn tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Ở đó, dù nền Cộng Hòa còn non trẻ, cuộc sinh hoạt dân chủ chưa hoàn chỉnh, nhưng Sài Gòn thủ đô của miền nam đã trở thành hòn ngọc của Viễn Đông, là niềm mơ ước của các lân bang. Phần người dân đã có một cuộc sống sung túc, có một ý thức chính trị văn hóa, sâu sắc. Hơn thế, họ hãnh diện, vì nơi ấy đã có hàng hàng lớp lớp ngưòi chiến binh nối theo công nghiệp của tiền nhân đi giữ nước. Họ hãnh diện vì ngay đến đứa trẻ còn bế ngửa trên tay cũng đã sớm ý thức về màu cờ của dân tộc, cũng như hiểu được cái họa ngàn đời từ phương bắc.

Sự hãnh diện của họ không phải là khoa trương, nhưng đầy dẫn chứng. Ở đó đã có những vì sao ngời sáng trên bầu trời không bao giờ lịm tắt mang tên Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai, Lê đăng Vỹ, Phạm văn Phú, Hô ngọc Cẩn, Trung tá Long…Họ là những con dân Việt Nam thà chết với thành dưới ngọn Cờ Vàng, chứ không để một tấc đất quê mẹ rơi vào tay cộng sản Nga Tàu. Cuộc chiến tàn, thắng bại của nó chẳng dễ luận anh hùng. Thua như Trần bình Trọng là cái thắng vạn đời. Thắng như “đại tướng cầm quần chị em” nhận lệnh tướng tàu Trần Canh giết dân Việt hẳn là cái nhục vạn kiếp! Cũng thế, “thua” như Ngụy văn Thà và các chiến hữu, đồng bào của anh, máu nhuộm biển đông hay loang trên đồng cỏ, mà hồn thênh thang cùng tổ quốc. Ngàn sau không một áng mây mù nào có thể che khuất được! Bởi vì họ đã hiến thân mình vì sự trường tồn và độc lập của quê hương!

III . Ai và những ai đã lợi dụng Cờ Đỏ buôn dân bán nước?

Trong khi quân dân miền nam nỗ lực hy sinh để bảo vệ màu cờ Độc Lập của đất nước, không để di sản của tiền nhân rơi vào tay kẻ thù phương bắc, thì phía bắc bờ vĩ tuyến 17. Nơi từ xưa được coi là thành trì của đất nước. Nơi từng vun đắp thành cái nôi Việt Nam cho con cháu hưởng nhờ. Nơi phát sinh nền văn hóa tự chủ Độc Lập của quê hương từ thời lập quốc. Nay dưới ngọn Cờ Đỏ Phúc Kiến do Hồ Quang đem sang, bỗng có đầy những kẻ bán nước cầu vinh. Trước hết, tập đoàn CS đem mảnh cờ Tầu về phỉ báng tiền nhân, rồi thay nhau dày xéo quê hương. Nhân danh Cờ Đỏ, CS tiêu diệt nghĩa đồng bào và truyền thống dân tộc. Đẩy đồng bào vào cuộc đấu tố, chém giết, gian dối. Kế đến, CS tiêu diệt đạo hạnh, luân lý, văn hóa Việt Nam. Khi theo Cờ Đỏ, CS dùng súng đạn Tàu, đánh giết người dân Việt cho Tàu mở rộng bờ cõi về phương nam. Kết quả, nhờ lá Cờ Đỏ, cộng sản đã tạo nên được những cái tên làm rợn lòng để người dân không bao giờ có được giấc ngủ ngon, không có được bát cơn hạnh phúc. Đó là những cái tên đem đến sự chết, sự kinh hoàng cho dân tộc. Khởi đầu là Minh (Hồ Quang), Duẫn, Đồng, Chinh, Giáp, Dũng, Thọ… kế đến là những kẻ đem biên cương, đất đai trong nội địa dâng cho Tàu cộng để giữ lầy quyền hành như Mười, Linh, Phiêu, Mạnh. Kiệt, Cầm… và nhóm cầm quyền hiện nay như Trọng, Sang, Hùng, Dũng, Hải, Thanh, Nghị, Rứa…

Tất cả những “ oanh liệt, hào hùng” ấy chưa bao giờ có trong lịch sử hơn bốn ngàn năm qua. Nên khi Việt Nam mất không những vùng đất Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm, Hoàng Sa, Trường Sa…. không có lấy một ” danh hề tướng” nào chết theo đất mẹ. Trái lại, chỉ thấy những ly rượu Tàu - Việt cộng cụng nhau, mừng cho mối tình “môi hở răng lạnh” không bao giờ vơi cạn. Chỉ có những môi hôn như những hàm răng bừa, nặng mùi ” bán nước cầu vinh” của lãnh đạo Tầu - Việt cộng chẳng mùa nào chấm dứt! Ngoài những bàn tiệc của lãnh đạo ra, người dân chỉ thấy những bức tranh vân cẩu kéo lên, với trọn hình hài bất hạnh của những người chiến binh Việt Nam từ 1945-79 vẽ trên đó. Người còn sống thì lê lết theo ca dao thời đại: “đầu đường đại tá vá xe. Cuối hè thiếu tá cụt, qùe xin ăn”. Phần những ngưòi đã về với non sông thì bị đoạ đày như những tội đồ của phương bắc, năm dưới những nấm mồ hoang, với nhang tàn, bia đỏ. Bên cạnh đó là những nghĩa trang liệt sỹ Trung quốc với đài cao, mộ bia hoành tráng và có các cấp lãnh đạo Việt cộng thay nhau xếp hàng đến nhang khói, cúng tế đủ bốn mùa! Ôi! Việt Nam tôi dưới màu Cờ Đỏ là thế đấy. Đủ oanh liệt chưa nào?

Tôi có thể trả lời rằng: Bài ca như tiếng ca nát lòng của muôn thế kỷ hòa lại dưới bóng Cờ Đỏ “Đầu đường đại tá vá xe,Cuối hè thiếu tá cụt qùe xin ăn” Là bài ca nói lên trọn vẹn hình ảnh của một bức tranh ảm đạm và tủi hận cho những ngươi chiến binh Việt Nam. Tủi hận vì xương máu của họ trong hai cuộc chiến kéo dài từ 1946-1979 đã bị Việt cộng lợi dụng để đánh đổi lấy việc được làm nô lệ cho Tầu cộng. Ngươì còn sóng đã thế, đến người đã ra đi vì lý tưởng bảo vệ biên cương tổ quốc còn thê lương đến cùng tận. Hỏi xem, hàng trăm ngàn người, binh lính cũng như đồng bào trở thành “ xương trắng Trường Sơn”. Rồi hàng trăm ngàn ngàn khác bỏ minh trên các cánh đồng hay máu hòa lòng biển xanh, có bao nhiêu người được yên nghỉ dưới nấm mồ có bia tên, có nhang đèn cúng tế như “đại tướng” thờ Tàu? Hay hầu như tất cả đều theo diện nhang tàn, bia đổ?

Rồi có bao nhiêu chiến sỹ Việt Nam đã ra đi vì lý tưởng độc lập tự do cho dân tộc, nhưng nhờ “tài” của lãnh đạo Nguyễn văn Linh, Đỗ Mưới, Nông Đức Manh, Nguyễn phú Trọng…. sau thời Xương Trắng phơi trên Trường Sơn, nay chiến chinh tàn, được cải táng về nằm trong những nghĩa trang được tô son điểm phấn gọi là “ nghĩa trang liệt sỹ”, Nhưng hỡi ôi! Hỏi xem có bao nhiêu phần trăm số tử sỹ có tên trên bia mộ, có xương cốt thật với ngày thánh hy sinh của họ? Hay đa phần với bia tên của họ, ngày tháng là giả tạo và hài cốt ở dưới mộ sâu kia lại là núm xương trâu, xương bò, xương nai, xương voi, xương chó… lấy từ trên rừng hoang, do những kẻ làm ma tinh ( ngoại cảm, đồng bóng) của chế độ, được Cờ Đỏ hỗ trợ vẽ vời ra, đem về thành xương chiến sỹ, thành xương của người có tên có tuổi! Vẽ với ra với những mỹ từ để lừa gạt, buôn xương bán cốt súc vật cho cảc gia đình tử sỹ để xỉ nhục người đã ra đi, và vơ vét thêm những đồng tiền trong nước mắt của thân nhân còn sống? Đủ man rợ chưa? Đã sợ CS chưa? Chúng đã không từ bỏ bất cứ phương cách nào để buôn xương bán máu người chiến binh Việt Nam!

Tôi rơi nước mắt khi viết đến những dòng này. Tôi khóc vì sinh linh của ngưòi chiến binh, của đồng bào Việt Nam đã bị tập đoàn CSVS lợi dụng. Khi còn sống, họ bị đưa ra làm bia đỡ đạn cho chúng trong chiêu bài ” độc lập - thống nhất” để mở rộng biên cương cho Tàu. Kết quả cả nước rơi vào vòng nô lệ cho Tàu và tập đoàn buôn xương bán máu người Việt kia được chủ nhân Tàu cộng ban cho cái cấp hàm thái thú như Tô Định để chia nhau quyền lợi. Khi chết, lại bị chúng lợi dụng chuyện cải táng, lập thành những nghĩa trang liệt sỹ để lừa người sống với những dãy mộ bia mang tên tuổi người đã hy sinh. Nhưng thực tế, trong mộ chỉ toàn là xương trâu, xương bò, xương thú vật hay là xương của người khác! Tôi không muốn viết về chuyện này, nhưng buộc lòng phải viết! Hỡi ơi, cho đến bao giời dân tôi mới được một giấc bình an. Bình an cho người còn sống và bình an cho những người đã hy sinh? Cho đến bao giờ mới chấm dứt cảnh dân tôi bị chúng lừa gạt đây?

Hỏi vậy thôi, chứ ai cũng biết. Bao lâu còn cái Cờ Đỏ phe phẩy ở nơi đây thì bấy lâu dân tộc Việt Nam còn bị đoa đày bởi những cái chiêu bài do chúng giăng ra để lừa phỉnh gạt gẫm. Giăng ra để chúng an tâm làm nô lệ cho Tàu cộng. Bao lâu cái cờ đỏ còn phe phẩy ở đó là bấy lâu đất nước còn bị lệ thuộc, gia phong bị phá, đạo đức luân lý và nền văn hóa của dân tộc còn bị bào mòn, triệt hạ, Và bao lâu cái Cờ Đỏ còn hiện diện nơi đó thì bấy lâu vong linh những ngưòi hy sinh vì sự Tự Do, Độc Lập của dân tộc còn bị tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh lợi dụng và xỉ nhục.

Ai có thể giải nỗi oan khiên cho những người đã khuất? Theo tôi, chỉ có ngọn Cờ Vàng mang theo hồn nước là biểu tượng và ý chí Độc Lập Tự Quyềt của dân tộc Việt Nam mới có thể hóa giải được tất cả những nỗi lòng oan khiên cho những người đã bị Cờ Đỏ lợi dụng mà thôi. Nghỉa là, khi màu cờ của dân tộc trở về trên quê hương, có hai nhiệm vụ phải làm trước là. Hàn gắn lại nỗi đau của dân tộc bằng cách xây dựng lại các nghĩa trang cho các chiến binh Việt Nam, không kể bắc không kể nam. Phải san bằng và giải thể ngay lập tức tất cả các nghĩa trang mà tập đoàn cộng sản đề là “ nghĩa trang liệt Sỹ Trung cộng” nằm trên phần đất của Việt Nam. Không làm được hai công tác này, chúng ta sẽ đắc tội vời tiền nhân và những thế hệ mai sau.

IV. Ai và những ai đã lợi dụng cờ vàng để tiếp tay cho Cờ Đỏ bán nước hại dân?

Nếu ở phía bên kia bờ vĩ tuyến 17, Cờ Đỏ được kéo lên ở các trụ sở từ trung ương cho đến địa phương, tại các cơ sở của quân đội, cũng như công an là biểu tượng cho tội ác và gian trá để cho các cấp lãnh đạo lợi dụng quyền lực để buôn xương bán máu đồng loại, vơ vét tài sản của đất nước, rồi chà đạp văn hóa dân tộc và nhân phẩm của con người. Thì tại miền nam, ở bất cứ nơi nào có ngọn Cờ Vàng được kéo lên thì ở nơi đó có biểu tượng của luật pháp bảo vệ con người và quyền con người, bảo vệ nền văn hóa, đạo lý dân tộc và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Không có một nơi nào Cờ Vàng được kéo lên để làm biểu hiệu cho các cấp quyền lãnh đạo lợi dụng để bóc lột, áp bức và phá hoại cuộc sống của người dân. Trái lại, dưới ngọn Cờ Vàng tung bay, có nhiều kẻ đã lợi dụng sự tôn trọng tự do và quyền của con người do luật pháp công bố, đã dị lòng, làm tay sai cho Cờ Đỏ để phá hoại đời sống yên hàn của người dân.

Thành phần này dĩ nhiên không nhiều, nhưng chúng đã chui, luồn, len lỏi vào tất cả mọi nơi có thể với chủ đích phá hoại, gây ra tại họa cho con người và cho đất nước Việt. Trong ngành truyền thông thì có những Trần xuân Ẩn, ban ngày làm việc cho cơ quan thông tin lành mạnh của nước tự do lấy tiền, cơm áo, đêm đêm thì di bán những tin tức nhận được cho cộng sản lấp ló nơi bìa rừng, ven đô, giết hại đồng bào. Trong ngành hành chánh thì như Huỳnh văn Trọng, Vũ ngọc Nhạ…. Trong tập thể sinh viên, công tư chức được hưởng những ưu đãi tạm thi hành quân sự đê tiếp tục học trình thì có Ngô bá Thành, Huỳnh tấn Mẫm, Lên văn Nuôi, Lê hiếu Đằng … hoặc bọn sát nhân ở Huế như Tường, Phan, Xuân, Trinh.… Tất cả là cái họa cho nước.

Tệ hơn, có kẻ ngoài việc lạm dụng sự tự do mà Cờ Vàng bảo vệ cho người công dân, còn lạm dụng cả những đặc quyền mà chính quyền dành cho các tôn giáo để gây ra những cuộc xáo trộn lớn ở miền nam, ngõ hầu tiếp tay cho cộng sản cướp chính quyền như Phạm văn Bồng, (Thích trí Qiuang), Đỗ xuân Hoàng,( Thích thiện Minh)… là những ngưòi đã khuấy động từ miền Trung vào đến Sài Gòn dưới chiêu bài bảo vệ phật pháp. Rồi đưa hàng trăm đoàn đảng viên CS mặc giả áo nhà tu hành ra đón CS vào Sài Gòn vào chiều ngày 30-4-1975. Kết quả, một người bị Việt cộng giết sau đó, Một người khác thì bị cộng sản quản thúc? Mấy chục năm qua không hề được phép xuất hiện trước công chúng, dù chỉ một lần vẫy tay chào. Một vài kẻ khác, cũng lén lút làm những việc tồi tệ này, nhưng không gây ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt của xã hội cũng như trong tôn giáo là Trường bá Cần, Phan khắc Từ,… là những linh mục bên phía Công Giáo. Tóm lại, chỉ có một số kẻ lợi dụng sự tín nhiệm của Cờ Vàng dành cho người dân để gây họa cho nước. Không có một cơ quan chức năng nào của Cờ Vàng đứng ra buôn xương bán máu đồng bào hay bán nước cầu vinh.

V. Một vài trường hợp đặc biệt.

Phong trào chống cộng, bảo vệ nền tự chủ Độc Lập của dân tộc, cũng như các phong trào tranh đấu đòi Dân Chủ, Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền cho Việt Nam càng lúc càng nở rộ trên quê hương Việt Nam. Cho đến nay, những phong trào này, từ cá nhân cho đến đoàn thể, còn ở trong nước hay đã ra hải ngoại, chưa một ai công khai tuyên bố đứng dưói ngọn Cờ Vàng để tranh dấu cho lý tưởng mà họ theo đuổi. Tuy nhiên, có thể nói rằng, lý tưởng của họ cũng chính là lý tưởng mà ngọn Cờ Vàng của dân tộc có lịch sử từ thời Hai Bà Trưng luôn nêu cao. Đây cũng chính là lý tưởng mà người Việt Quốc Gia hằng trung thành theo đuổi. Cả hai, xem ra củng gặp nhau trong một khát vọng chung. Quyết bảo vệ nền Độc Lập của giang sơn. Quyết bảo vệ Tự Do, Nhân Quyền , Công Lý,và đời sống ổn định cho nhân dân trong một thể chế Dân Chủ đa nguyên. Theo đó, tôi cho rằng, nếu chúng ta, những người Việt Nam Quốc Gia đã luôn đứng dưới ngọn Cờ Vàng để tranh đấu cho lý tưởng của dân tộc, cũng chẳng nên đặt vấn đề này ra với từng cá nhân làm gì. Bởi lẽ, chỉ thêm phúc tạp và không cần thiết. Thay vào đó là một hướng đi đơn giản hơn. Hãy vì màu cờ của dân tộc, vì nền Dộc Lập và sự trường tồn của đất nước mà xát cánh bên nhau. Xát cánh bên nhau vì cùng chung một lý tuỏng, một cuộc tranh dấu. Hơn thế, chúng ta đều biết rõ ràng về nhau là:

- Chắc chắn những cuộc tranh đấu của họ không nhằm bảo vệ Cờ Đỏ, và càng không bao giờ họ tranh đấu để bảo vệ tập đoàn lợì dụng ngọn cờ Phúc Kiến đã gây ra tai họa cho nhân dân. ( nếu có trường hợp nào bị suy luận sai, xin quý vị tự lên tiếng cho biết để tôi tránh ra trường hợp ngộ nhận) Trái lại, có thể nói, mục đích chính của những cuộc tranh đấu này là loại trừ tập đoàn cộng sản ra khỏi đất nước Việt Nam. Cờ Tàu thì trả về cho Tàu. Cờ của Tổ Quốc phải được dựng lên cao trong phần đất Việt Nam.

- Chỉ có Cờ Vàng của dân tộc, và những người luôn đứng dưói ngọn cờ này vì lý tưởng của quê hương, là những người sẵn sàng sát cánh và chung, chia nỗi niềm ân ưu, gian khổ với họ. Điều này thực tế đã chứng minh trong những tháng năm qua. Tất cả những người lên tiếng bênh vực và bảo vệ họ đều là những người đứng dưới ngọn Cờ Vàng của dân tộc. Chẳng có một kẻ nào cầm cái Cờ Đỏ trong tay đã lên tiếng bảo vệ hay ủng hộ những cuộc tranh đấu của họ!

- Chúng ta bảo trợ nhau, xát cánh bên nhau không phải vì một mục đích duy nhất là đạp đổ cộng sản để phục quốc, phục quyền. Nhưng chính là xây dựng một đất nước có chủ quyền, có Độc Lập trong một thể chế Dân Chủ. Ở đò, ngừoi dân có quyền dân. Người người được hưởng đầy đủ những quyền hạn được quy định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền. Ở đó, mọi ngưòi dân đều có cơ hội đồng đều để xây dựng đời sống và kiếm tìm hạnh phúc cho mình trong tinh thần phục vụ tổ quốc.

Có ý thức được như thế, Màu Cờ của Dân Tộc mời trải rộng được ý nghĩa tất cả là vì hạnh phúc của toàn dân, và tất cả vì nền Độc Lập tự chủ của giang sơn Việt Nam

Bảo Giang.

3-2015,
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cát Sa Mạc
Tấn Đạt
21:19 12/03/2015
CÁT SA MẠC
Ảnh của Tấn Đạt
Tôi là hạt cát
Giữa sa mạc bao la
Mấy phen rồi bão nổi
Hạt cát buồn bay xa.
(Trích thơ của Phương Nguyên)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/03 – 11/03/2015: Phong trào Focolare
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:06 12/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ kỷ niệm 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương

Tối thứ Bảy 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ “Ognissanti” – nghĩa là Các Thánh - ở Rôma để kỷ niệm 50 năm ngày thánh lễ đầu tiên được cử hành bằng tiếng Ý ở Italia.

Chính tại ngôi nhà thờ Ognissanti này, năm mươi năm trước đây, vào sáng Chúa Nhật 7/3/1965 là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên sử dụng tiếng địa phương - ngôn ngữ của dân chúng - thay vì bằng tiếng La Tinh.

Mở đầu thánh lễ hôm ấy vị Chân Phước Giáo Hoàng đã nói:

“Hôm nay chúng tôi khai mạc hình thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người”.

Trình bày những suy tư của ngài liên quan đến bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại câu nói thời danh của Chúa Giêsu “Đừng làm cho ngôi nhà Cha Ta thành ra nơi buôn bán!”

Theo Đức Giáo Hoàng, ý tưởng Chúa Giêsu muốn đề cập ở đây không chỉ giới hạn trong những việc kinh doanh trong đền thờ; nhưng Chúa muốn nói đến nó một khía cạnh nhất định của việc phụng tự. Cử chỉ của Chúa Giêsu là một cử chỉ “tẩy uế, thanh lọc.” Thiên Chúa không hài lòng với các của lễ vật chất dựa trên những sở thích cá nhân. Thay vào đó, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta “thờ phượng đích thực, với một sự tương ứng giữa phụng vụ và đời sống - đó là một lời mời gọi cho mọi thời đại, và cả cho chúng ta ngày hôm nay nữa.”

Nhắc lại hiến chế của Công Đồng Vatican II về Phụng Vụ, Sacrosanctum Concilium, Đức Thánh Cha nói: “Giáo Hội đang kêu gọi chúng ta có một đời sống phụng vụ đích thực và đề cao đời sống ấy, để có được sự hài hòa giữa những cử hành phụng vụ và lối sống của chúng ta hàng ngày. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Phụng vụ là nơi đặc biệt để chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, là Đấng hướng dẫn chúng ta trên con đường công chính và hoàn thiện Kitô giáo.”

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Phụng vụ tiếp tục mời gọi chúng ta đến với một hành trình hoán cải và sám hối, đặc biệt trong Mùa Chay, “thời điểm của đổi mới, của từ bỏ tội lỗi, thời điểm trong đó chúng ta được kêu gọi để tái khám phá Bí Tích Thống hối và Hòa giải để chúng ta giã từ bóng tối của tội lỗi và bước vào ánh sáng của ân sủng và tình bạn với Chúa Giêsu”

Đức Thánh Cha nói thêm rằng chúng ta không bao giờ được quên sức mạnh to lớn của Bí Tích này trong đời sống người Kitô hữu: Bí Tích ấy làm chúng ta lớn lên trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa, giúp chúng ta lấy lại những cảm nghiệm vui mừng đã mất và niềm an ủi khi nhận biết là chúng ta được chào đón cách cá vị trong vòng tay nhân từ của Chúa Cha.”

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng của ngài với nhận xét rằng ngôi nhà thờ Ognissanti đã được xây dựng “nhờ vào lòng nhiệt thành tông đồ của Thánh Luigi Orione.” và “theo một nghĩa nào đó,” Chân Phước Giáo Hoàng Paul Đệ Lục đã “khai mạc cuộc cải tổ phụng vụ” với việc cử hành Thánh Lễ “bằng ngôn ngữ của dân chúng.” Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng dịp này sẽ làm sống lại trong tất cả mọi người một “tình yêu tuyệt vời dành cho ngôi nhà của Thiên Chúa.”

2. Đức Thánh Cha phê bình những tín hữu có lối sống giả hình và mời gọi mọi người hãy mở rộng tâm hồn đón nhận lòng từ bi thanh tẩy của Chúa Giêsu.

Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ ngài cử hành chiều Chúa Nhật 8 tháng Ba trong cuộc viếng thăm giáo xứ Mẹ Chúa Cứu Thế ở khu vực Tor Bella Monaca, ngoại ô Roma.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha diễn giải bài Tin Mừng kể lại sự tích Chúa Giêsu dùng roi đánh đuổi những người buôn bán chiên bò và đổi tiền ra khỏi đền thờ. Ngài áp dụng vào trường hợp những tín hữu “có bộ mặt Công Giáo, có vẻ gần gũi Giáo Hội, nhưng lối sống của họ thì như dân ngoại”. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể đánh lừa Chúa Giêsu, Chúa biết những gì ở trong tâm hồn chúng ta.. Trước mặt Chúa, chúng ta không thể giả bộ như người thánh thiện. Tất cả chúng ta đều biết tên mà Chúa Giêsu gọi những người hai mặt như thế: đó là những kẻ giả hình”.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy tự hỏi: “Chúa Giêsu có tín nhiệm tôi không? Tôi có phải là người hai mặt hay không? Trong mỗi người chúng ta đều có những điều nhơ bẩn, những tội ích kỷ, kiêu căng, ham hố, ghen tương, bao nhiêu tội lỗi. Điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận mình là người tội lỗi, mở cửa lòng để Chúa Giêsu thanh tẩy linh hồn chúng ta. Anh chị em có biết Chúa Giêsu dùng loại roi nào để thanh tẩy chúng ta hay không? Thưa đó là lòng từ bi. Anh chị em hãy mở rộng tâm hồn cho lòng từ bi thương xót của Chúa, và cầu xin: Lạy Chúa xin thanh tẩy con bằng lòng từ bi của Chúa, bằng lời dịu dàng và sự âu yếm của Chúa”.

Trước đó, khi đến giáo xứ Mẹ Chúa Cứu Thế, lúc gần 4 giờ chiều, ngài đã dừng lại tại Trung Tâm bác ái do các Nữ tu thừa sai bác ái đảm trách và săn sóc cho khoảng 80 người khuyết tật và bệnh nhân. Tại đây ngài đã gặp gỡ họ cùng với 5 gia đình túng thiếu, người Italia và nước ngoài.

Sau đó, ngài gặp gỡ khoảng 1 ngàn bạn trẻ và trả lời một số câu hỏi của một vài người trẻ. Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng “Những giới luật và những điều cấm tự chúng không làm cho các bạn trở nên những tín hữu Kitô tốt. Tinh thần Kitô chính là tình thương của Chúa Giêsu.”

Khi gặp Hội đồng mục vụ giáo xứ, Đức Thánh Cha nhắc đến thảm trạng: Lòng từ nhân bị thử thách về những bất công và kỳ thị. Ngài cũng nói về những khó khăn về công ăn việc làm ở khu vực Tor Bella Monaca, và nhận xét rằng dân chúng ở đây có cùng một khuyết điểm như Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Mẹ Maria, đó là cảnh nghèo”.

3. Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 ngàn thành viên Phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7 tháng 3, dành cho hơn 100 ngàn thành viên Phong trào Hiệp thông và giải phóng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu sống và loan truyền lòng từ bi của Chúa.

Các thành viên tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô đến từ hơn 50 quốc gia nhân dịp kỷ niệm 10 năm vị sáng lập qua đời là cha Luigi Giussani và kỷ niệm 60 năm thành lập phong trào này. Hiện diện trong dịp này cũng có hàng chục Hồng Y và Giám Mục thành viên của Phong trào, đặc biệt là Cha Julián Carrón, người Tây Ban Nha, kế nhiệm cha Giussani trong nhiệm vụ chủ tịch Phong trào. Các tín hữu đứng tràn ra ngoài đường Hòa Giải ở cuối quảng trường.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha Giussani “vì những thiện ích mà cha mang lại cho bản thân và đời sống linh mục của ngài qua việc đọc các sách và bài báo của Cha; tiếp đến là vì tư tưởng của cha Giussani rất nhân bản và đi tới tận thâm sâu ước muốn của con người”.

Đức Thánh Cha nhắc lại một điều rất quan trọng đối với cha Giussani là cuộc gặp gỡ, không phải với một ý tưởng, nhưng là với chính Chúa Giêsu Kitô.. Tuy nhiên, ngài nói, “người ta không thể hiểu được năng động của cuộc gặp gỡ này với Chúa và gắn bó với Người nếu không có lòng từ bi thương xót... Chỉ người nào được sự dịu dàng của lòng từ bi Chúa âu yếm mới có thể biết Chúa thực sự. Nơi ưu tiên cho cuộc gặp gỡ ấy chính là cảm nghiệm sự dịu dàng âu yếm của lòng từ bi Chúa đối với tội lỗi của chúng ta”.

Từ nguyên tắc trên đây, Đức Thánh Cha khẳng định rằng luân lý Kitô là một câu trả lời cảm động trước một lòng từ bi khôn tả, không lường trước được.. Luân lý Kitô không phải là không bao giờ sa ngã, nhưng là luôn trỗi dậy, nhờ bàn tay Chúa cầm lấy chúng ta”.

Từ đó, con đường của Giáo Hội là không lên án đời đời một ai, trái lại là phổ biến lòng từ bi của Thiên Chúa cho tất cả những ai xin với con tim chân thành. Con đường của Giáo Hội chính là ra khỏi vòng đai của mình để đi tìm kiếm những người ở xa, nơi những “khu ngoại ô” của cuộc sống. Con đường ấy là chấp nhận trọn vẹn tiêu chuẩn hành động của Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Phong trào Hiệp thông và giải phóng và nhận xét của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16: “Phong trào này không nảy sinh trong Giáo Hội từ một ý chí của hàng giáo phẩm muốn tổ chức qui củ, nhưng từ một cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa Kitô, và như thế chúng ta có thể nói, xét cho cùng, là từ một thúc đẩy của Chúa Thánh Linh”.

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các thành viên của phong trào hãy trung thành với đoàn sủng, với linh đạo của Phong trào này, giữ cho đoàn sủng ấy được luôn sinh động, không trở thành một nhãn hiệu, hay bị “hóa đá”. Ngài nói: “Cha Giussani sẽ không bao giờ tha thứ cho anh chị em, nếu anh chị em làm mất đoàn sủng ấy và biến thành những người hướng dẫn trong một viện bảo tàng hoặc trở thành những người thờ lạy tro tàn. Anh chị em hãy giữ cho ngọn lửa ký ức cuộc gặp gỡ với Chúa được luôn cháy sáng, và hãy trở thành những người tự do!.. Những người đi ra ngoài, để tìm kiếm những người xa lạ ở ngoại ô, phụng sự Chúa Giêsu nơi mỗi người ở ngoài lề, bị bỏ rơi, không có đức tin, thất vọng về Giáo Hội, tù nhân của tính ích kỷ của họ”

Cha Giussani nguyên là một giáo sư thần học tại đại chủng viện Venegono, nhưng năm 1954, cha chuyển sang dạy môn tôn giáo tại trường trung học Giovanni Berchet ở Milano, bắc Italia. Sau đó cha trở thành tuyên úy phong trào Công Giáo tiến hành, ngành học sinh. Các cuộc tiếp xúc của cha với các sinh viên và học sinh dần dần đưa tới sự hình thành phong trào “Hiệp thông và giải phóng”. Danh xưng này đến từ một truyền đơn do một số sinh viên đại học phổ biến hồi năm 1969, nói lên sự đi ngược dòng với trào lưu văn hóa bấy giờ. Trong khi thứ văn hóa này chủ trương rằng cách mạng là con đường giải phóng con người, thì các môn đệ của cha Giussani trong phong trào khẳng định rằng con đường ấy chỉ có thể có trong sự hiệp thông Kitô giáo, từ đó phát sinh sự giải phóng; ơn cứu độ chính là Chúa Giêsu Kitô và sự giải phong cuộc sống và con người, luôn gắn liền với sự gặp gỡ Chúa Kitô.

Cha Giussani qua đời ngày 22 tháng 2 năm 2005 thọ 83 tuổi. Bộ Phong thánh đã cho phép mở án phong chân phước cho cha Giussani qua sắc lệnh ngày 13 tháng 4 năm 2012.

4. Đức Thánh Cha tiếp kiến Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về sự sống

Đức Thánh Cha chống lại nạn bỏ rơi người già và kêu gọi các nhân viên y tế đảm bảo sự chăm sóc chống đau dành cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5 tháng Ba dành cho 100 chuyên gia đang tham dự khóa họp toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống nhóm tại Vatican từ ngày 5 đến 7-3 về việc tăng cường trợ giúp người già và phát triển ngành y khoa chống đau.

Đức Thánh Cha nói đến hiện tượng nhiều người già ngày càng ít được sự quan tâm của ngành y khoa chống đau và thường bị bỏ rơi. Ngài nói: “Bỏ rơi chính là 'căn bệnh' trầm trọng nhất mà người già phải chịu và cũng là một bất công lớn nhất đối với họ: không thể bỏ rơi những người đã giúp chúng ta tăng trưởng khi họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta”.

Đức Thánh Cha cũng ca ngợi sự dấn thân về mặt khoa học và văn hóa của các thành viên Hàn lâm việc Tòa Thánh bảo vệ sự sống, để đảm bảo sao cho sự chăm sóc chống đau được dành cho tất cả những người đang cần. Ngài nói: “Tôi khuyến khích những người chuyên nghiệp và các sinh viên hãy đi vào ngành chuyên môn trợ giúp này, nó không kém phần giá trị, nó đề cao giá trị của con người”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng:

“Người già cần được sự săn sóc trước tiên của những người thân trong gia đình - lòng yêu thương của họ đối với người già không thể thay thế bằng những cơ cấu dù là hiệu năng nhất hoặc bằng những nhân viên y tế tài ba và bác ái nhất”.

Trong ngày họp đầu tiên hôm 5 tháng Ba, sau diễn văn khai mạc của Đức Cha Chủ tịch Ignacio Carrasco de Paula, khóa họp của Hàm lân viện bảo vệ sự sống bàn về chữa trị các bệnh suy thoái kinh niên, săn sóc y khoa và sử dụng các thuốc chống đau. Thứ sáu 6 tháng 3, khóa họp bàn về các viễn tượng đạo đức đối với người già ở giai đoạn cuối đời và tháp tùng họ một cách xứng với nhân phẩm, cũng như phủ nhận mọi hình thức bỏ rơi hoặc làm cho chết êm dịu.

Sau cùng, thứ bẩy 7 tháng Ba, được dành cho các khía cạnh văn hóa xã hội và tinh thần, tình liên đới được áp dụng trong những hoàn cảnh cuối đời của người bệnh, cũng như các vấn đề pháp lý trong giai đoạn chót của cuộc đời.

5. Đức Thánh Cha tiếp kiến 60 Giám Mục bạn Phong Trào Tổ Ấm

Đức Thánh Cha đã đề cao vai trò của các Giám Mục trong việc tăng cường tình hiệp nhất của các tín hữu Kitô quanh bàn tiệc Thánh Thể.

Ngài nhắc lại đạo lý trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Tư 4 tháng 3, dành cho 60 Giám Mục bạn của Phong trào Focolare (Tổ Ấm), tham dự khóa hội thảo thứ 38 từ 3 đến 6 tháng Ba tại Castel Gandolfo về đề tài: “Thánh Thể, mầu nhiệm hiệp thông”.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến, cũng có chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Tổ Ấm và vị đồng chủ tịch là linh mục Jesús Morán Cepedano người Tây Ban Nha.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “đoàn sủng hiệp nhất là một đặc điểm của Phong trào Tổ Ấm, ăn rễ sâu nơi Thánh Thể.. Nếu không có Thánh Thể thì sự hiệp nhất sẽ mất đi một nguồn thu hút thần thiêng và bị thu hẹp thành một thứ tình cảm và một năng động nhân bản, tâm lý và xã hội học mà thôi. Trái lại, Thánh Thể đảm bảo cho sự hiệp nhất có trung tâm là Chúa Kitô và chính Thánh Linh của Chúa thúc đẩy những bước đường và sáng kiến gặp gỡ và hiệp thông của chúng ta”.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại chân lý: Giám Mục chính là nguyên lý hiệp nhất của Giáo Hội, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu không có Thánh Thể. Giám Mục tụ họp Dân Chúa không phải quanh bản thân và những tư tưởng của Giám Mục, nhưng là quanh Chúa Kitô hiện diện trong Lời Chúa và trong bí tích Mình và Máu Chúa... Như thế Giám mục, được Chúa Kitô củng cố, trở thành Tin Mừng sinh động, trở thành Bánh được bẻ ra để nuôi sống nhiều người, cùng với lời giảng và chứng tá của Giám Mục.”

Đức Thánh Cha tái bày tỏ tình liên đới đặc biệt với một số Giám Mục hiện diện đến từ những vùng đất đẫm máu là Syria, Iraq và Ukraine. Ngài nói: “Trong đau khổ mà anh em đang sống cùng với dân của mình, anh em cảm nghiệm sức mạnh đến từ Chúa Giêsu Thánh Thể, sức mạnh để tiến bước hiệp nhất trong đức tin và hy vọng”.

Trong số 60 Giám Mục bạn của Phong trào Tổ Ấm tại cuộc Hội thảo có các vị đến từ 4 nước Á châu là Hàn quốc, Thái Lan, Myanmar và Ấn độ. Điều hợp viên khóa hội thảo là Đức Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Kiengsak Kovithananij, Tổng Giám Mục giáo phận Bangkok, Thái Lan.

Các Giám Mục đã nghe chứng từ của các Giám Mục đến từ các nước đang có chiến tranh như Syria, Iraq, Liban và cả Ukraine.

6. Đức Thánh Cha gửi 200 gia đình đi truyền giáo

Sáng ngày 6 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến 7 ngàn thành viên Con đường Tân Dự tòng và gửi thêm 31 đoàn truyền giáo cho dân ngoại, tổng cộng là 200 gia đình với 600 người con.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô 6 có hơn 20 Hồng Y và Giám Mục thuộc các giáo phận nơi có các thành viên Con đường Tân Dự Tòng, cùng với 2 người sáng lập là Ông Kiko Arguello, bà Carmen Hernández và Cha linh hướng, Mario Pezzi.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhìn nhận Con đường Tân Dự Tòng là một thiện ích lớn lao trong Giáo Hội. Ngài cám ơn và đề cao tinh thần truyền giáo của các thành viên Con đường này. Nhiều gia đình sẵn sàng từ bỏ mọi sự, cùng với con cái ra đi truyền giáo, theo lời mời gọi của các Giám Mục. Mỗi đoàn truyền giáo gồm có 1 linh mục và 4 hoặc 5 gia đình. Họ đến sống tại những vùng đã xa rời đức tin Kitô hoặc chưa được nghe loan báo Tin Mừng: Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến độ đã hiến Con của Ngài để ban cho chúng ta ơn được hiến mạng cho tha nhân.

Đức Thánh Cha nói:

“Thế giới ngày nay rất cần sứ điệp cao cả này. Bao nhiêu cô đơn, bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu xa cách Thiên Chúa tại bao nhiêu khu vực ngoại ô của Âu Châu và Mỹ châu, cũng như tại bao nhiêu thành thị ở Á châu! Con người ngày nay ở mọi góc trời, rất cần được nghe biết Thiên Chúa yêu thương họ và tình yêu là điều có thể! Nhờ các gia đình thừa sai của anh chị em, các cộng đồng Kitô có nghĩa vụ thiết yếu là làm cho sứ điệp ấy trở nên cụ thể, hữu hình”.

Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã làm phép các thánh giá mà các gia đình thừa sai cầm trong tay, rồi ngài trao các thánh giá cho 33 LM quì gối để lãnh nhận. Các vị tháp tùng các gia đình trong các đoàn thừa sai mới.

Con đường Tân Dự Tòng được thành lập năm 1967 do Ông Kiko Arguello và Bà Carmen Hernández tại Madrid, Tây Ban Nha. Trong năm 2015 này có 21 ngàn cộng đoàn tại 124 quốc gia 5 châu, thuộc gần 1,500 giáo phận trong hơn 6,300 giáo xứ.

Con đường này cũng có 103 đại chủng viện giáo phận thừa sai Mẹ Đấng Cứu Chuộc với hơn 2,300 đại chủng sinh giáo phận đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục; hơn 2,200 linh mục giáo phận đã xuất thân từ các đại chủng viện đó, hơn 1,100 gia đình với 4,600 con cái đang hiện diện ở 5 châu.

Ngoài ra có 96 đoàn truyền giáo cho dân ngoại với 487 gia đình và 2087 người con, đông nhất là 58 đoàn tại Âu Châu, 9 tại Mỹ châu, 25 tại Á châu, 1 tại Phi châu và 3 tại Úc châu.

Trong buổi tiếp kiến 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng ngày 1-2 năm 2014, có 414 gia đình được Đức Thánh Cha Phanxicô sai đi hoạt động trong đó có 174 gia đình shuộc 40 đoàn truyền giáo cho dân ngoại, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu.

7. Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng sắp được phong thánh

Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là Chân phước Louis và Zélie Martin, sẽ được phong Hiển thánh trong dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về gia đình vào tháng 10 năm nay.

Trên đây là lời tuyên bố của Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, trong buổi thuyết trình hôm 27 tháng 2 ở Roma về vai trò của các thánh trong đời sống Giáo Hội. Ngài nói: “Tạ ơn Chúa, vào tháng 10 năm nay, Ông Bà song thân của thánh nữ Thêrêsa thành Lisieux sẽ được phong thánh”.

Chân phước Louis và Marie Zélie Guérin Martin thành hôn năm 1858 và có 9 người con, trong đó có 4 người chết sớm. 5 người con còn lại đều đi tu, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Bà Zélie Martin qua đời lúc 45 tuổi, tức là năm 1877 vì ung thư, còn Ông Louis Martin qua đời năm 1894 thọ 70 tuổi. Ông Bà được phong chân phước hồi năm 2008.

Theo thủ tục thông thường, trước khi được phong thánh, còn cần phải có một phép lạ được nhìn nhận và sắc lệnh nhìn nhận phép lạ này sẽ được Đức Thánh Cha cho công bố trước lễ Phục Sinh tới đây. Giai đoạn kế tiếp, ngài sẽ nhóm công nghị Hồng Y về vấn đề này đã tuyên bố ngày phong hiển thánh cho ông bà chân phước.

Theo trang thông tin điện tử của Đền thánh Lisieux bên Pháp, một cuộc khỏi bệnh đang được bộ phong thánh cứu xét, liên quan đến một bé gái Carmen thuộc giáo phận Valencia, Tây Ban Nha. Hài nhi sinh thiếu tháng và có nhiều biến chứng phức tạp đe dọa sinh mạng, nhất là bị xuất huyết não. Cha mẹ em đã cầu xin Ông Bà chân phước Louis Zélie Martin cứu giúp, sau đó em đã được sống sót và hiện vẫn khỏe mạnh.

Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Ngài quen đặt ảnh thánh nữ trên kệ sách thư viện trong văn phòng của ngài khi còn là Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires.

Trong sắc tay màu đen, ngài thường đích thân cầm trong các chuyến viếng thăm ở nước ngoài, ngoài những vật dụng tùy thân còn có cuốn sách tự thuật của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

8. Ngoại trưởng Tòa Thánh đề cập đến cơ sở hình thành Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu phải được xây dựng trên cơ sở của “sự thánh thiêng của con người, xung quanh các giá trị bất khả nhượng”, Ngoại trưởng của Tòa Thánh đã nói như trên hôm 05 tháng 3 trong hội nghị các cố vấn pháp luật của các Hội Đồng Giám mục châu Âu.

Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher nhắc nhớ những tham dự viên của hội nghị rằng trong diễn văn tại Nghị viện châu Âu tháng 11 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào “sự tôn trọng nhân quyền không phải vì những lý do chính trị, nhưng vì những quyền ấy đã được khắc sâu trong trái tim của mỗi con người.”

Đức Cha Paul Gallagher cũng nói về tình hình những người di cư sang châu Âu đang phải đối diện, Ngài nói rằng việc thiếu một chính sách toàn diện trong số các quốc gia châu Âu đã dẫn đến những áp lực cho những “giải pháp đặc thù” trong đó chà đạp phẩm giá của những người nhập cư.

9. Đức Tổng Giám Mục New Orleans thất vọng với quyết định vinh danh các nhân vật chống báng Giáo Hội của một đại học Công Giáo

Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của tổng giáo phận New Orleans, Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng của ngài trước việc Đại học Công Giáo Xavier phong tiến sĩ danh dự cho Chánh Án sắp về hưu Eric Holder và cựu Thượng nghị sĩ Mary Landrieu. Hai nhân vật này khét tiếng phò phá thai và hôn nhân đồng tính.

Đức Cha Gregory Aymond viết trong thư mục vụ gởi toàn tổng giáo phận được công bố hôm 5 tháng Ba:

“Tôi đau buồn thông báo cho anh chị em rằng một số những được vinh danh không đại diện cho các giá trị và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã không hề được hỏi ý kiến về các ứng viên được đề xuất và đến nay vẫn rất thất vọng với quyết định của ban giám hiệu trường đại học này.”

Trong một văn thư đáp lễ được công bố trên tờ New Orleans Times, ban giám hiệu đã bày tỏ sự cứng cổ của họ đối với đấng bản quyền địa phương.

Văn thư có đoạn viết:

“Trường đại học đã theo quy trình truyền thống trong việc chọn người nhận bằng tiến sĩ danh dự và vững tin rằng những người sắp được vinh danh là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã có những đóng góp phi thường cho nhân loại”.

10. Ngân hàng Vatican công bố việc bổ nhiệm tân phó thống đốc.

Tòa Thánh đã quyết định bổ nhiệm ông Gianfranco Mammi làm tân phó thống đốc ngân hàng Vatican hay còn được gọi là Viện Giáo Vụ viết tắt là IOR. Vị tân phó thống đốc đã từng làm việc với ngân hàng Vatican trong suốt 23 năm qua, và chuyên về các tài khoản của các Giáo Hội địa phương trên thế giới.

Việc bổ nhiệm ông Gianfranco Mammi hứa hẹn một bước tiến mới hướng đến việc quản lý bình thường tại ngân hàng Vatican, sau một giai đoạn hỗn loạn theo sau sự ra đi của ông Massimo Tulli, người đã phải rời khỏi ngân hàng Vatican sau khi bị điều tra về những bất quy tắc tài chính.

11. Đức Giám Mục Renato Corti được chọn viết những bài Suy Niệm 14 chặng đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh

Hôm thứ Sáu 6 tháng Ba, văn phòng các nghi lễ Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một giám mục người Ý đã nghỉ hưu viết những bài Suy Niệm sẽ được đọc trong Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsêô do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.

Đàng Thánh Giá truyền thống tại hí trường Côlôsêô sẽ được cử hành vào tối ngày thứ Sáu Tuần Thánh 03 tháng Tư.

Đức Cha Renato Corti, năm nay 79 tuổi đã là giám mục phụ tá của tổng giáo phận Milan từ năm 1981 đến 1990 và sau đó là giám mục của giáo phận Novara, một thành phố với 100,000 dân ở tây bắc Ý từ năm 1990 cho đến khi ngài về hưu vào năm 2011.

Những bài suy niệm cho 14 chặng đàng thánh giá này đã được chú ý rộng rãi trên toàn thế giới vì sự phong phú của những suy tư thần học. Ngay cả truyền thông thế tục cũng chú ý đến những bài suy niệm này vì chúng phản ánh những suy tư của Giáo Hội trước những bất công lan tràn trên thế giới và tình trạng xuống cấp và tháo thứ về luân lý, và đạo đức trong xã hội.

12. Một bài báo trên tờ Wall Street Journal bênh vực chính sách đối với các thầy cô giáo của Đức Tổng Giám Mục San Francisco

Trong một bài xã luận được công bố trên tờ Wall Street Journal, Ryan Anderson và Leslie Ford của Heritage Foundation đã lên tiếng bênh vực Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francisco chống lại những người phê bình ngài.

Bài bình luận nói rằng chính sách mới của Đức Tổng Giám Mục ngăn cấm tất cả thầy cô giáo trong các trường Công Giáo không được hỗ trợ cho các chính sách trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo không phải là một hành vi xâm phạm quyền của các thầy cô giáo. Chính sách này nhằm bảo đảm việc đề cao các nguyên tắc Công Giáo, và duy trì bản sắc riêng biệt của họ.

Tưởng cũng nên nhắc lại là nại đến quyền được đối xử bình đẳng trong môi trường làm việc, tám nhà lập pháp thuộc đảng Dân Chủ ở tiểu bang California đã đưa ra một tuyên bố chung yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của tổng giáo phận San Francico bãi bỏ một yêu cầu của ngài là tất cả những thầy cô giáo nào muốn dạy học trong các trường Công Giáo của tổng giáo phận phải thể hiện sự tôn trọng cần thiết đối với giáo huấn của Giáo Hội. Ngài đã đưa ra yêu cầu nêu trên vào đầu tháng Hai năm nay trong một cố gắng nhằm xác định căn tính Công Giáo của các trường do tổng giáo phận điều hành.

Phản ứng lại tuyên bố của các nhà lập pháp, Đức Tổng Giám mục Salvatore Cordileone đã đưa ra một bức thư ngỏ trong đó ngài thách thức các nhà lập pháp “Khi các ông tranh cử, liệu các ông có thuê một người quản lý chiến dịch tranh cử có chủ trương chống lại chính sách mà các ông hô hào hay không? Các ông có dám thuê những người cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các ông và Đảng Dân chủ nói chung hay không? Nếu các ông không thuê những người như thế thì xin cũng hãy tôn trọng cách hành xử của chúng tôi.”

“Thứ đến là khi người quản lý chiến dịch này, người mà các ông đã thuê, bất chấp những hứa hẹn ban đầu với các ông, bắt đầu chỉ trích các ông và nói tốt cho đối thủ mà các ông đang phải chạy đua, thì các ông có quyết định sa thải người ấy không? Các ông làm điều này bởi vì các ông ghét cay ghét đắng tất cả các đảng viên Cộng hòa, hay vì người này, người lòi ra một người Cộng hòa, đã vi phạm sự tin tưởng của các ông và hành động trái với công việc của các ông? Quan điểm của tôi là: Nếu tôi tôn trọng quyền của các ông sử dụng hay không sử dụng bất cứ ai phù hợp với công việc của các ông. Tôi cũng chỉ cần yêu cầu sự tôn trọng tương tự như thế từ quý ông.”

Đức Tổng Giám Mục cũng nghiêm khắc lưu ý 8 nhà lập pháp Mỹ rằng “điều quan trọng là, trước khi đưa ra nhận xét về một tình huống hoặc về một hành động của bất cứ ai, một trong những yêu cầu tri thức đầu tiên phải có là được thông tin đầy đủ và chính xác nhất có thể.”

Ngài khuyến khích các chính trị gia hãy đọc rõ những chính sách của ngài trên trang web của tổng giáo phận.

13. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Nhật nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc thế chiến thứ Hai

Hội đồng Giám mục Công Giáo Nhật Bản đã ban hành một tuyên bố nhân kỷ niệm lần thứ 70 ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai.

Lo ngại về những nỗ lực gần đây nhằm “viết lại lịch sử của thời gian đó, phủ nhận những gì thực sự đã xảy ra,” các giám mục nói rằng “chúng tôi những người Công Giáo ở Nhật Bản tuy nhỏ bé về số lượng, nhưng hiệp nhất với các Kitô hữu và các tín hữu của các tôn giáo khác và những ai trên toàn thế giới mong muốn sống trong hòa bình, lặp lại cam kết của chúng tôi dấn thân để làm cho hòa bình trở thành một thực tại. “

14. Đức Hồng Y Edward Egan qua đời ở tuổi 82

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín bày tỏ nỗi buồn của ngài về cái chết của Đức Hồng Y Edward Egan, Tổng Giám mục Hiệu Tòa của New York, đã qua đời vì chứng ngưng tim hôm thứ Năm 5 tháng Ba ở tuổi 82.

Trong điện văn, Đức Thánh Cha viết:

“Rất buồn khi được biết về cái chết của Đức Hồng Y Edward M. Egan, Tổng Giám mục Hiệu Tòa của New York, tôi gửi lời phân ưu chân thành đến quý vị và các tín hữu trong tổng giáo phận. Tôi hiệp cùng anh chị em phó thác linh hồn cao thượng của Đức cố Hồng Y trong tay Chúa, là Cha đầy lòng thương xót, với lòng biết ơn đối với những năm trong sứ vụ Giáo Hội của Đức Hồng Y giữa đàn chiên Chúa Kitô tại Bridgeport và New York, và những sứ vụ xuất sắc của ngài tại Tòa Thánh, cũng như những đóng góp chuyên môn trong việc duyệt lại giáo luật trong những năm sau Công Đồng Vatican II. Với tất cả anh chị em tụ họp tại nhà thờ Saint Patrick để tham dự Thánh Lễ An táng Kitô giáo, và với tất cả những ai thương tiếc Đức Hồng Y Egan trong niềm hy vọng chắc chắn về sự Phục Sinh, tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh của tôi như bảo chứng về sự an ủi và bình an trong Chúa. “

Đức Hồng Y Egan sinh ngày ngày 02 tháng 4 năm 1932, tại Oak Park, Illinois và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Chicago vào 15 tháng 12 năm 1957.

Đức Hồng Y Egan đã được nâng lên giám mục vào năm 1985. Từ năm 1985 đến năm 1988, ngài từng là Giám Mục phụ tá và phụ trách ngành giáo dục của Tổng Giáo Phận New York. Năm 1988, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục Giáo phận Bridgeport. Trong năm thánh 2000, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục New York và được tấn phong Hồng Y một năm sau đó, tức là năm 2001. Ngài nghỉ hưu năm 2009.

Với cái chết của Đức Hồng Y Egan, số Hồng Y trong Hồng Y Đoàn giảm xuống còn 226 vị.

15. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Azerbaijan

Sáng thứ Sáu 06 tháng Ba, tổng thống nước Cộng hòa Azerbaijan, là ông Ilham Aliyev, và phu nhân, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng.

Trong buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha và tổng thống đã bày tỏ sự hài lòng đối với sự phát triển của mối quan hệ song phương. Đặc biệt, hai vị đã thảo luận về đời sống của các cộng đồng Công Giáo tại đất nước này và một số sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa, nhấn mạng đặc biệt đến các giá trị trong thế giới hiện đại của đối thoại liên văn hóa và liên tôn nhằm thúc đẩy hòa bình.

Hai vị cũng thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay sau đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và đàm phán trong việc giải quyết xung đột, và nhu cầu gia tăng giáo dục các thế hệ trẻ về các điều kiện cho sự chung sống hòa bình giữa những dân tộc và các nhóm tôn giáo khác nhau.

Sau đó tổng thống Azerbaijan đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và thứ trưởng Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước, là Đức Cha Antoine Camilleri.

Azerbaijan là quốc gia Trung Á rộng 86,600 cây số vuông. Theo thống kê tháng 7 năm 2014, quốc gia này có 9,686,000 dân trong đó 93.4% là người Hồi Giáo. Người Công Giáo chỉ có khoảng 520 tín hữu sinh hoạt trong Miền Phủ Doãn Tông Toà Azerbaijan được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thành lập vào năm 2011.

16. Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Pompeii và Naples

Tòa Thánh vừa công bố chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Pompeii và Naples như sau:

Sáng Thứ Bẩy 21 Tháng 3 lúc 07:00 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng từ Vatican đến đền thánh Đức Mẹ Pompeii.

Lúc 09:00 sáng Đức Thánh Cha sẽ đến Scampia, là một khu vực nghèo khổ gần thành phố Naples nơi ngài sẽ gặp gỡ dân chúng tại quảng trường Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Sau đó ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại trung tâm thành phố Naples ở Piazza del Plebiscito.

Một khoảnh khắc đặc biệt sẽ được dành riêng cho các tù nhân khi Đức Giáo Hoàng đến thăm nhà tù “Giuseppe Salvia” tại Poggioreale nơi ngài sẽ ăn trưa với một số người bị giam giữ.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ đến kính viếng thánh tích của Thánh Gennaro và gặp gỡ với giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và các phó tế tại nhà thờ chính tòa của thành phố.

Trước khi khởi hành về Vatican vào khoảng 6 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm một số người bệnh tại đền thờ Basilica del Gesù và sẽ gặp một nhóm thanh niên tại một địa điểm tại bãi biển Caracciolo.

Ngài sẽ quay trở về Vatican bằng trực thăng.

17. Tòa Thánh kêu gọi hủy bỏ án tử hình

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình trên toàn thế giới trong một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Đức Tổng Giám Mục nói hôm 4 tháng Ba là:

“Tôn trọng phẩm giá của mỗi con người và công ích là hai trụ cột hình thành nên quan điểm của Tòa Thánh. Những nguyên tắc này hội tụ với sự phát triển tương tự như trong pháp luật quốc tế về nhân quyền và luật học. “

Nhiều người cho rằng án tử hình có thể răn đe những kẻ đang mưu tính phạm pháp. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi phủ nhận điều này. Ngài nói: “Án tử hình không có tác động tích cực rõ ràng nào trong việc răn đe những tội ác trong tương lai”.

Hơn thế nữa, ngài cảnh cáo: “Nếu sau đó, người ta phát hiện ra sai lầm trong tiến trình điều tra và buộc tội thì với án tử hình những sai lầm đó là không còn có thể sửa chữa được”
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News