Ngày 02-05-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:10 02/05/2009
CANH, CÓ THÍCH KHÔNG ?

N2T


Kết thúc hội nghị quốc tế thì nước chủ nhà đãi tiệc, người đại diện nước Mỹ quay sang người đại diện Trung Quốc ngồi bên cạnh, tay chỉ vào bát canh, tướng mạo cực kỳ nghiêm trang dùng tiếng Anh hỏi: “Canh, có thích không ?” người đại diện Trung Quốc lịch sự gật đầu bày tỏ thích.

Sau đó, liền hỏi tiếp: “Cá, có thích không ?” - “Thịt, có thích không ?” - “Trái cây, có thích không ?”...Tất cả những câu tiếng Anh đơn giản đều được trả lời bằng cái gật đầu hài hòa.

Bữa tiệc kết thúc, đại diện nước chủ nhà giới thiệu người thuyết trình tối nay, không phải ai khác mà chính là vị đại diện Trung Quốc ấy, ông ta dùng tiếng Anh rất lưu loát diễn thuyết một bài rất thâm sâu và đầy thú vị. Vị đại diện nước Mỹ rất cảm thấy không ngờ.

Diễn thuyết xong, vị diễn thuyết trở về chỗ ngồi của mình bên cạnh vị đại diện nước Mỹ và nở nụ cười thân thiện, dùng tiếng Anh hỏi vị đại diện nước Mỹ: “Diễn thuyết, có thích không ?”

(Trích: Bài ca của loài ếch)

Suy tư:

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường có thái độ coi thường –ít nữa là trong lòng- những người mà chúng ta cho là ngây ngô chất phác thật thà, bởi vì họ ít khi bày tỏ vẻ bên ngoài nội tâm bên trong của mình.

Vị đại diện nước Mỹ đại diện văn hóa của nước mình: nói chuyện khi ăn, mà vị đại diện Trung Quốc đại diện văn hóa nước mình: chỉ cần thiết mới nói chuyện trong khi ăn. Và vì không hiểu văn hóa của nước khác, nên vị đại diện nước Mỹ mới cảm thấy coi thường vị đại diện Trung Quốc không biết tiếng Anh...

- Những người khiêm tốn mà chúng ta thường cho là ngây ngô, là những người biết nói và biết gật đầu đúng nơi đúng chỗ.

- Những người khiêm tốn mà chúng ta thường cho là chất phác, là những người ít nói mặc dù họ biết rất nhiều điều mà chúng ta không biết.

- Những người khiêm tốn mà chúng ta cho là những người thật thà đến dại chỉ biết gật đầu khi được hỏi, là những người luôn có đầu óc khoan dung và hiểu biết chuyện đời hơn chúng ta nhiều.

Đừng nhìn bên ngoài để đánh giá tâm hồn bên trong, bởi vì như thế là lầm to, là kiêu ngạo và có khi trờ thành tay sai cho ma quỷ mà trở thành tảng đá chặn đướng tiên thân của mình và của tha nhân.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:11 02/05/2009
CHỦ NHẬT 4 PHỤC SINH

Tin Mừng: Ga 10, 11-18.

“Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.”


Bạn thân mến,

Giáo Hội chọn ngày hôm nay là ngày lễ Chúa Chiên Lành và cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Ý lễ của ngày hôm nay là cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội nhiều người theo tiếng gọi của Chúa để làm linh mục và tu sĩ, tức là trở thành những linh mục và tu sĩ nhân lành như ý muốn của Thiên Chúa.

Mục tử nhân lành là mục tử biết hy sinh vì đàn chiên của mình, tức là biết quên mình để lo lắng và chăm sóc cho chiên. Mục tử nhân lành là mục tử biết quên giờ nghỉ trưa của mình để đi chữa lành những con chiên đang hấp hối trên giường bệnh. Mục tử nhân lành là mục tử biết hy sinh giờ giải trí của mình để đi tìm những con chiên quên mất đường đến nhà thờ. Mục tử nhân lành là mục tử biết nở nụ cười hiền từ khi có những con chiên thường hay dở chứng chống lại mình. Mục tử nhân lành là mục tử sẵn sàng vì lẽ công chính mà hy sinh để đàn chiên được sống. Mục tử nhân lành là mục tử biết chia sẻ với đàn chiên của mình nhưng lo âu và vui mừng, những trăn trở và kế hoạch tương lai, để cùng với đàn chiên xây dựng một giáo xứ hiệp nhất, cảm thông và yêu thương.

Có lúc nào bạn cầu nguyện cho cha sở và cha phó của bạn được mạnh khỏe, khôn ngoan sáng suốt chưa ? Có bao giờ bạn cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết hy sinh đời mình tận hiến cho Chúa chưa ? Có bao giờ bạn vui vẻ cộng tác với các tu sĩ nam nữ đến giúp xứ của bạn chưa ?

Bạn thân mến,

Tôi là linh mục của Giáo Hội Công Giáo, là mục tử của đàn chiên; bạn là người Ki-tô hữu đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội bởi linh mục, để trở thành con cái của Chúa và chi thể mầu nhiệm của Chúa Giê-su, cho nên bạn và tôi đều phải luôn nhớ rằng, Thiên Chúa đã chọn chúng ta trở thành những công cụ bé nhỏ của Ngài, để xây dựng một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền ngay trong cuộc sống của mình ở trần gian này.

Không phải chỉ ngày hôm nay chúng ta mới nhớ đến các giám mục, linh mục hay những tu sĩ nam nữ để cầu nguyện cho họ, nhưng mỗi ngày trong kinh nguyện của mình, bạn và tôi đều phải nhớ đến các ngài để cầu nguyện cho họ, đó chính là bổn phận của chúng ta vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:14 02/05/2009
N2T


2. Chấp nhận người khác sửa chữa và phê bình, là chứng cứ vui vẻ sửa chữa chính diện của đức hạnh, đó cũng là chứng minh sự tiến lên của đức hoàn thiện.

(Thánh Francois de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:16 02/05/2009
N2T


103. Học tập không phải chỉ là ở trường học, mà còn là ở trong cuộc sống.

 
Biết Chúa khác việc biết về Chúa
Lm Trần Bình Trọng
01:22 02/05/2009
Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm B (Cv 4:8-12; 1Ga 3:1-2; Ga 10:11-18)

Ðọc Thánh kinh người ta có thể nhận ra được rằng dân Do Thái cổ xưa là dân du mục. Vì thế văn chương của họ, nghĩa là Thánh kinh Cựu ước, cũng mang sắc thái đời sống chăn nuôi. Ðức Giêsu và các tông đồ cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi.. Chúa dùng nhiều hình ảnh về đồng áng và chăn nuôi quen thuộc như lúa mì, cây nho, hạt giống, chiên cừu, chim chóc, hoa cỏ đồng nội để nói lên mối liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người và dạy họ bài học về đạo giáo. Những hình ảnh như người mục tử thổi sáo, hoặc vác chiên trên vai còn được tìm thấy trên tường vách những hang toại đạo.

Trong Phúc âm hôm nay Chúa nói với ta: Ta biết chiên ta (Ga 10: 14). Cũng như người mục tử xưa kia biết đàn chiên của mình, biết con nào khoẻ mạnh, con nào đau yếu, con nào có đặc điểm gì, con nào bị thất lạc, Chúa cũng biết từng người. Chúa biết tư tưởng, ước muốn, cảm tình, hành động, tính nết - cả tính tốt và tính xấu - và nhu cầu của mỗi người. Ðó chính là điều Chúa nói với ta qua miệng ngôn sứ Giêrêmia: Trước khi tác thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi (Gr 1:5).

Ðể được thuộc về đàn chiên của Chúa, Chúa muốn ta biết Chúa như con chiên nhận biết tiếng người chăn và đi theo chủ chăn, mà không theo người lạ: Chiên Ta thì nhận biết Ta (Ga 10:14). Vậy biết Chúa có nghĩa là gì? Biết Chúa theo nghĩa Thánh kinh, không có nghĩa là chỉ nghe biết về Chúa qua việc đọc Thánh kinh. Biết Chúa theo ngôn ngữ Thánh kinh là mối liên hệ cá biệt giữa Thiên Chúa và dân Người do ơn thần linh khởi sự và việc ban tặng Lề luật và Thần trí khôn ngoan cho dân Người (Kn 7:7; 9) để họ có thể nhận biết được đường lối của Chúa. Biết Chúa là kinh nghiệm được những điều Chúa nói và những việc Chúa thực hiện trong thế giới và trong đời sống của họ. Ðến thời Tân ước thì việc biết Chúa được hiểu là sự hiệp thông (1Ga 1:3) với Thiên Chúa nhờ đức tin và Phép Rửa tội.

Biết khác với việc biết về hay biết đến. Ta biết về người khác là do được kể lại hay biết đến họ là do đọc tiểu sử của họ. Còn nếu đã biết một người thì không cần nghe ai nói hoặc viết về họ, nghĩa là không cần trung gian của người thứ ba. Vợ chồng biết nhau thì không cần ai nói về vợ hay chồng mình, vì mối liên hệ vợ chồng là một thứ liên hệ thân mật và gần gũi nhất trong các thứ liên hệ của loài người. Hai người bạn cùng ăn một mâm, cùng nằm một chiếu cũng không cần nghe ai giới thiệu về bạn, vì bạn thân thường đi guốc trong bụng của nhau: biết ưu điểm cũng như khuyết điểm, khả năng, giới hạn và tình trạng sức khoẻ của bạn. Việc Ðức Giêsu gọi ta là bạn hữu qua việc gọi các tông đồ là bạn, bao hàm việc Chúa muốn ta biết Chúa một cách gần gũi và thân mật, vì Người đã tỏ cho ta, qua các tông đồ, biết những điều Người đã nghe được nơi Chúa Cha (Ga 15:15).

Biết Chúa cũng khác với việc biết về Chúa. Người ta có thể biết nhiều về Thánh kinh và giáo lý của đạo Chúa qua việc học hỏi và đọc sách, nhưng không nhất thiết người ta đã biết Chúa và tin Chúa. Có những người là giáo sư hay học giả Thánh kinh, nhưng họ không phải là những người tin Chúa. Họ biết về Thánh kinh, biết về đạo Chúa, nhưng thực ra không biết Chúa.

Bước khởi đầu đưa đến việc biết Chúa là việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn. Chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tính mê nết xấu như kiêu căng, tự phụ, ham danh, ích kỷ, gian tham, xảo trá, nhục dục, bỏ vạ, cáo gian, bịa đặt, vu khống... Một tâm hồn đầy ắp những chướng ngại vật thì không có lối cho Chúa đi vào và không còn chỗ cho Chúa ở lại. Chướng ngại vật trong tâm hồn làm cản trở tác động của ơn thánh Chúa. Kết quả nội tại của việc loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là lòng ăn năn sám hối tội lỗi và nhu cầu cần Chúa. Và đó là bước khởi đầu cho tiến trình của việc biết Chúa. Tham dự và dấn thân vào những phong trào hay hội đoàn canh tân đời sống thiêng liêng cũng giúp dễ dàng hoá cho tiến trình của sự nhận biết này.

Ta biết Chúa khi ta xác tín rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Người trên thập giá đem lại cho cá nhân ơn tha thứ và cứu độ. Cũng vì xác tín như vậy nên thánh Phêrô mới có thể quả quyết: Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ (Cv 4:12). Ta nhận biết Chúa qua những công trình sáng tạo của Người trong vũ trụ, những kỳ công của tạo hoá, những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ta biết Chúa khi ta tin trong lòng rằng Thiên Chúa Ba ngôi là Ðấng tạo dựng, cứu độ và thánh hoá và yêu thương ta như con thảo. Ðó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người mà thánh Gioan muốn người tín hữu cảm nghiệm được: Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho ta được gọi là con Thiên Chúa (1Ga 3:1). Ta nhận biết Chúa qua những biến cố xẩy ra trong đời sống cá nhân. Ta nhận biết Chúa khi ta cảm nhận được rằng Người biến đổi cuộc sống ta, cho ta được thoát khỏi tội lỗi, được tự do làm con cái Chúa. Ta nhận biết Chúa khi ta xác tín trong con tim rằng chính Người đã đưa dẫn ta qua những nẻo đường của cuộc sống, những hiểm nguy và những cạm bẫy của đời.

Biết Chúa là việc cảm nghiệm được rằng những đường đi nước bước của đời mình nằm trong chương trình quan phòng của Chúa. Trước khi đi tới giai đoạn biết Chúa, ta có thể trải qua những giai đoạn như khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận. Nếu như vậy, ta nguyện xin Chúa giải thoát mình khỏi thế này, thế nọ; hoặc xin Chúa cho mình được thế nọ, thế kia. Có khi Chúa dìm ta xuống bùn đen, vực thẳm để rồi lại cất nhắc ta lên, để dạy ta bài học khiêm tốn. Ðó là cách Chúa bảo ta: đừng có lên mặt huênh hoang, hách xì xằng, nhưng phải biết khiêm hạ, tuỳ thuộc vào Chúa.

Ðến thời điểm nào đó, ta sẽ thấy mình ngoan ngoãn đầu hàng, không muốn kháng cự nữa, nhưng dâng lên Chúa ngay cả những điều mà trước kia mình đã phấn đấu, khắc khoải, phàn nàn, bất mãn, than thân trách phận để cho Chúa làm chủ. Bây giờ thì ta dâng lên Chúa tất cả: thân xác, ngũ quan, tâm trí, linh hồn cùng với quan năng, khiếm khuyết, ngay cả những tự ti mặc cảm và tính nết khó chịu, để xin Chúa sửa sang và uốn nắn theo đường hướng của Người. Lúc này ta cảm nghiệm được rằng có bàn tay Chúa hướng dẫn đời mình từng bước và từng bước đường. Cảm nghiệm của việc biết Chúa giống như cảm nghiệm của hai người yêu, dù có cách mặt mà không xa lòng: vẫn nhớ nhung nhau, nhớ bóng dáng người yêu, ánh mắt người yêu, tiếng thì thầm của người yêu. Biết Chúa, yêu Chúa và cảm thấy được Chúa yêu, ta cũng cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa, bóng dáng của Chúa, tiếng thì thầm của Chúa, cùng với sự bao bọc, ấp ủ và che chở của Chúa.

Truyện kể lại, vào dịp lễ Giáng sinh, khi thánh Hiêrônimô đang cầu nguyện, suy gẫm về mầu nhiệm Nhập thể, Chúa hiện ra hỏi xem thánh nhân có gì làm quà dâng cho Chúa không? Thánh Hiêrônimô thưa: xin dâng lên Chúa trái tim của thánh nhân. Chúa hỏi: Còn gì nữa không? Hiêrônimô thưa là xin dâng lên Chúa bản dịch Thánh kinh từ nguyên văn Hi lạp sang La ngữ được gọi là bản phổ thông Vulgata. Chúa lại hỏi: còn gì nữa chứ? Thánh nhân thưa: đâu còn gì nữa. Chúa bảo còn tội lỗi của con thì sao? Thánh Hiêrônimô đáp: đâu dám dâng lên Chúa của xấu đó. Chúa bảo cứ dâng lên Chúa để xin được luyện lọc, thanh tẩy và tha thứ. Tội gì của thánh Hiêrônimô, thì ta không biết và không cần biết. Còn tội nóng tính của thánh Hiêrônimô thì giới học giả Thánh kinh và ai đọc lịch sử thánh nhân thì đều biết cả. Dễ nóng tính, thánh Hiêrônimô cũng dễ hối hận và mau mắn làm việc đền tội. Có vị giáo hoàng thời Phục hưng, khi thấy hình thánh Hiêrônimô cầm hòn đá đấm vào ngực ăn năn tội với nhận xét: Cầm hòn đá là việc làm tốt cho ông để tỏ lòng sám hối, nếu không, Giáo hội không bao giờ phong thánh cho ông đâu. (Farmer, D. H. The Oxford Dictionary of Saints, second Edition. Oxford, New York. Oxford University Press, 1987, p. 225.)

Biết về Chúa, về Thánh kinh hay về đạo Chúa, người ta vẫn có thể là người ngoại cuộc. Còn biết Chúa là khi nào ta mời Chúa đi vào đời ta, để ta được ở trong cuộc, nghĩa là ở trong nội cung và nội thất của nhà Chúa.

Lời cầu nguyện xin cho được ơn nhận biết Chúa:

Lạy Chúa Giêsu, Chúa muốn cho người môn đệ Chúa
được nhận biết Chúa như con chiên biết chủ chăn.
Xin cho con biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn
và tìm sống theo thánh ý Chúa
để con nhận biết tiếng Chúa nói với con.
Xin cho con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa,
cùng với tình yêu của Chúa,
trong đời sống con và xung quanh con. Amen.

 
Mùa hoa lòng biết ơn
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
06:05 02/05/2009
Khi thời tiết không khí mùa Xuân nắng ấm dịu mát thổi đến, cây cối đâm chồi nẩy lộc, nụ hoa nhú nở trồi lên tươi thắm từ gốc rễ thân cây. Thiên nhiên bảo như vậy. Thiên nhiên làm cho cây cỏ phát triển sinh ra như thế. Và con người cũng cảm thấy dễ chịu cùng thưởng thức niềm vui hạnh phúc thiên đàng ngay tại khu vườn nơi trần gian.

Không chỉ thưởng thức riêng một mình, họ cũng muốn đem điều đó trao tặng tiếp người họ yêu mến kính tôn. Một trong những người đó là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng họ trong đời sống.

Người mẹ không là sản phẩm do bất cứ công nghệ nào của con người chế biến làm ra. Nhưng mẹ thuộc về thiên nhiên. Thân xác, trí tuệ, khả năng cùng đời sống tinh thần của mẹ là do thiên nhiên tác thành tạo dựng.

Cung lòng người mẹ là khu vườn thiên nhiên đất mẹ cho mầm bông hoa sự sống con người phát triển thành hình.

Tâm hồn người mẹ là bờ bến cảng tình yêu thương cho người con tìm được nương tựa bình an.

Vòng tay người mẹ là chiếc nôi cho con cháu tìm được nâng đỡ ủi an.

Nụ cười cùng nỗi lo âu săn sóc của người mẹ tựa như cột thu lôi, như cây cột trung tâm cho con cháu hướng quay về.

Nước mắt người mẹ tuôn trào trên đôi khoé mắt gò má biểu hiện niềm vui sướng hạnh phúc, và cũng diễn tả sự buồn phiền lo lắng làm người con mủi lòng cúi đầu suy nghĩ ăn năn thống hối.

Khi dần khôn lớn, con người cảm nhận ra không có mẹ hay thiếu vắng mẹ, đời sống buồn tẻ nhạt như con đường một chiều. Có những người còn suy nghĩ xa vời sâu xa hơn: Không có mẹ, người con thiếu vắng tình thương yêu, cùng không học được cách diễn tả tình yêu thương!

Với người Công giáo, họ không chỉ có người mẹ trần gian sinh thành nuôi dưỡng họ nên người, ban tặng cho tình yêu thương, mà suốt đời họ tôn kính mến yêu với lòng biết ơn. Nhưng còn có người mẹ thiêng liêng nữa: Đức Mẹ Maria.

Vì thế, theo tập tục nếp sống đức tin, tháng Năm hàng năm, còn gọi là tháng hoa, người tín hữu Công Giáo hướng tâm hồn như bông hoa lòng yêu mến về Đức Mẹ Maria trên trời.

Xin hái những nhánh hoa Hồng tươi thắm chiếu tỏa nét tươi đẹp và sự dịu dàng thơm ngát cắm trên bàn tòa Đức Mẹ. Nhánh hoa Hồng là biểu hiệu nói về tình yêu thương. Hoa Hồng phát tỏa hương thơm ngát. Nhánh hoa Hồng phần nào nói lên về đời sống Đức Mẹ khi xưa.

Trong Kinh cầu Đức Bà có câu ca ngợi: „Đức Bà như hoa Hồng mầu nhiệm vậy“. Qua đời sống, Đức Mẹ Maria đã chỉ cho người tín hữu Chúa Kitô tình yêu thương mà Đức mẹ đã dành cho Chúa Giêsu, cùng cả gai nhọn đã làm Đức mẹ như bị lưỡi gươm đâm thâu qua tâm hồn đời sống Đức mẹ trong suốt đời sống nuôi dưỡng Chúa Giêsu ở trần gian.

Nhưng với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria đã luôn sống trong niềm hy vọng, tình yêu mạnh hơn tất cả, dù phải kiên nhẫn hy sinh chịu đựng.

Xin cắt một vài cành hoa Hướng Dương vừa mới bung nở vàng chói sáng đang hướng về mặt trời, dâng kính bàn thờ Mẹ Thiên Chúa. Nụ hoa Hướng Dương không cần nhiều công lao lao chăm sóc, nhưng lại phát triển bung nở to lớn hơn mọi bông hoa khác như một mặt trời nhỏ.

Đức Mẹ Maria là một người phụ nữ có cuộc sống đơn giản, âm thầm trong làng quê miền Nazareth, nhưng đã trở nên như một mặt trời nhỏ cho con người chúng ta. Vì Đức Mẹ Maria đã mở cõi lòng hướng về Thiên Chúa, Đấng là mặt trời chiếu tỏa ánh sáng cho mọi loài, và Đức Mẹ hằng vui lòng chấp thuận chương trình Thiên Chúa hoạch định cho mình.

Xin ngắt những cây hoa Huệ trắng tinh tỏa hương thơm cắm nơi tòa Đức Mẹ Maria. Mầu trắng xưa nay của hoa Huệ biểu hiệu cho sự trong trắng tinh tuyền và thánh thiện. Đức Mẹ Maria đã từ chối chống lại mọi những quyến dũ bất chính, nhưng đứng về phía ân đức của Chúa, để dành trọn tâm hồn đời sống cho chúa Giêsu con Thiên Chúa.

Chính vì thế, sau cuộc sống trên trần gian Đức Mẹ được Thiên Chúa thuởng công đưa về trời cả hồn lẫn thân xác. Trên trời Đức Mẹ được xưng tụng ca ngợi là nữ vương của mọi người, cùng là người cầu bầu cho mọi người trước mặt Thiên Chúa.

Tâm tình yêu mến qua những nhánh hoa tươi này diễn tả cung điệu ca tụng cùng niềm vui mừng. Và với lòng tin tưởng xin Đức Mẹ trên trời chuyển lời cầu xin phù hộ cho người mẹ sinh thành ra đời mình được mạnh khoẻ, sống trong bằng an.

Những nhánh hoa tươi tươi thắm là biểu hiệu hoa lòng biết ơn cho người mẹ trên trời cùng trên trần gian.

Tháng Hoa kính Đức Mẹ 2009
 
Mục tử nhân lành
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
15:26 02/05/2009
Chúa Nhật IV Phục sinh (Ga 10, 11-18)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Ga 10, 11-18)

Khi ấy Chúa Giêsu nói với người Pharisêu rằng: "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên.

Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.

Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Ðó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.


II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Dân Do thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do thái hiểu ngay tức khắc. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hi sinh cho đoàn chiên.

Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những gì mà trí óc con người không hiểu thấu, nghe được hết những âm thanh của tâm hồn mà tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Chúa Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.

Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Chúa Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán, ràng buộc. Chúa Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Người cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.

Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hi sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu nhiều càng sẵn sàng hi sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hi sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Chúa Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15, 13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.

Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.

Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thày cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.

Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.

Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hi sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.

Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Chúa Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào ? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương ?

2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.

3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không ? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào ?

4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì ? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không ?
 
Năm Thánh Phaolô: Đạo đức đặc thù của thánh Phaolô - sùng kính trầm tư
Jos. Tú Nạc,NMS
19:43 02/05/2009
Chúng ta biết trong giao tiếp, người ta viết nhiều loại thư khác nhau. Có những lá thư liên hệ kinh doanh được viết theo khuôn mẫu. Có lá thư để cảm ơn cô Ellen về món quà sinh nhật cô đã gửi. Và những lá thư của các cô bé, cậu bé từ nơi cắm trại viết về nhà hỏi thăm chú chó dễ thương và không quên kèm theo lời tha thiết thỉnh cầu “gửi thêm tiền cho con.”

Ngày nay, thậm chí với những phương tiện chuyển gửi văn bản bằng kỹ thuật điện tử, điện thoại, mạng quốc tế, nhắn tin trên điện thoại di động, người ta vẫn phải viết những loại “thư từ”: tới chủ bút của một nhât báo, lời chúc mừng sinh nhật và lời mời dự tiệc liên hoan, lời chú giải cảm thông, v.v… Mỗi loại đều có phong cách của nó, hình thức và nội dung truyền đạt. Từ khi những lá thư chỉ để viết một loại duy nhất truyền đạt thông tin có thể xảy ra trong thế giới cổ đại. Việc viết thư là một kỹ năng tuyệt vời. Và những cấu trúc khác nhau mà người viết thư tìm ra môt cách thận trọng. Người sao chép cũng phải tuân thủ cách viết, có sự quy định quan trọng hình thức kết thúc của lá thư được viết và gửi đi. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này được trình bày sau. Những sử gia đã tìm thấy một sự khác nhau rất lớn của những “kiểu” thư từ thời hy Lạp và La Mã. Mặc dù nó có nhiều thay đổi qua nhiều thế kỷ, cấu trúc của “thư” thân mật gửi tới bạn bè và cấu trúc của “thư Tân ước”có một số điểm chung:

a/. Phần mở đầu gồm tên của người viết và người nhận kèm theo lời chúc (tinh thần) sức khoẻ và phúc lành (xem Romans 1: 1-7);

b/. Lời tạ ơn Thiên Chúa/ các thánh, thỉnh thoảng giới thiệu khái quát ý chính trong thư (Romans 1: 8-15);

c/. Phần thân hoặc vấn đề liên quan, biểu thị mục đích của lá thư (Romans 1: 16-11: 3);

d/. Những yêu cầu hoặc cổ vũ của người viết tới người nhận, điều mà, trong những lá thư của Phaolô thường liên quan đến đạo đức cá nhân (Romans 12: 1-15: 13);

e/. Những nhận xét chân thành, nó có thể bắt đầu bắng những hình thức khác nhau, đề cập đến những lời chào hỏi và những kế hoạch khác ( 15:14-16: 27).

Hai đặc trưng chủ yếu trong những thư và thư Tân ước của Phaolô nằm trong phần C mà chúng ta có thể định rõ khía cạnh giáo lý (“Thiên Chúa đã quay lại với những tội nhân làm cho Người tức giận qua những môn đệ của Chúa Giêsu, sắp xếp họ được thoát khỏi bởi Mầu nhiệm Lễ Vượt qua và sống trong Chúa Thánh thần”) và phần D, phần mà chúng ta có thể gọi là phần khích lệ (“anh chị em, bây giờ rằng các bạn được giải thoát bởi Đức Ki-tô, bây giờ các bạn phải sống như thế nào”) và sự chuyển tiếp giữa hai vấn đề (được giải thoát và cách sống).

Trong Romans, Pual tiếp tục khai triển đề tài của mình mà nhiều người chính họ không thấy khi hưởng sự cúu rỗi nơi Thiên Chúa, nhưng, thay vào đó, nhận lãnh nó như một thưởng công nhưng là món quà quảng đại. Họ hãy tự mình ý thức để được dẫn dắt bởi Thần khí của Thiên Chúa và trong sự sống đó là cuộc sống “thuộc tâm linh” hoặc thông minh, sáng láng, đó là “lòng sùng kính suy tư.” Phaolô nhận thấy rằng đời sống đạo đức Ki-tô giáo như là một “nghi thức tế lễ” thể hiện trong cuộc sống của con người. Thật vậy, trong những chương cuối của Thánh thư gửi giáo hữu Roman (12:1-15: 13) giải thích chi tiết những chính phạm cơ bản cuộc sống đạo lý Ki-tô giáo. Toàn thể những người đi theo cuộc đời Chúa Ki-tô phải được biểu thị bằng nữưng đặc trưng như sự suy niệm sùng bái tâm hồn ( Kinh thánh Jerusalem đã giải thích điều này như sự sùng kính Thiên Chúa “về mặt nào đó, điều đó thích hợp với sự sống trầm tư”).

Nói một cách khác: hoàn toàn không có sự phân đôi giữa sự thờ kính ngày Chúa nhật và cuộc sống hàng ngày mà những môn đệ Ki-tô giáo dẫn dắt suốt tuần còn lai.

Lòng “nhân từ” vô bờ của thiên Chúa phải là sự thúc đẩy đối với hành vi đạo đức cùa con người. Trong thực tế, sự tích cực của Thiên Chúa vì nhân danh chúng ta, trong điều kiện cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu để thiết lập hoà bình và hoà giải, thực sự đã tạo ra tư cách đạo đức một người nam hoặc một người nữ nếu có thể.

Những lễ hiến sinh theo nghi thức, giết động vật để chuộc tội không còn là việc cần thiết trong mối quan hệ loài người - thần thánh.

Thay vào đó, ngưòi Ki-tô giáo phải hiến thân mình (“món quà thân xác của bạn”) như một hành động sống tự hiến tế. Đó là hoàn toàn bản chất của mình với tư cách là sự sống loài người phải được tạo ra một cách trọn vẹn sẵn sàng trước Thiên Chúa như của lễ sống động; phép nghịch hợp này (sự tổ hợp hai từ phản nghĩa) diễn tả món quà duy nhất mà những người theo Chúa Giêsu có thể tạo ra đó là làm vui lòng Chúa nột cách chân thành. Bằng việc mô tả đời sống Ki-tô giáo như sự sung kính trầm tư, Phaolô nói có sự “luận lý thiêng liêng” mở rộng khoáng đạt hơn sự suy lý loài người.

Mọi thái độ Ki-tô giáo, sau đó, là phải được “biến đổi”, được hướng dẫn bởi phối cảnh thiêng liêng này (“bởi sự tái tạo tâm trí của bạn”). Sự đối lập về quan điểm này là sự khôn ngoan loài người hấp thụ phối cảnh của thế gian mà Ki-tô hữu phải xa lánh (“đừng để bị chi phối bởi thế giới này”) – đó là, đừng tự rập khuôn theo cách ứng xử của thế giới xung quanh bạn.

Tra cứu điểm vượt trội thiêng liêng này là con đường duy nhất để khám phá “nguyện vọng của Thiên Chúa là gì” và để biết “cài gì là tốt và có thể chấp nhận và hoàn thiện” - Điều mà Chúa muốn đó là gì. Trong cách nói này, Phaolô đã chỉ ra ngay một cách tổng quát công bố của Chúa Giêsu trong Tin Mừng khi người thuyết giảng chặng đường thập giá và sự phục sinh như “thuộc tính thiêng liêng” không phải thuộc “tính loài người”.

(Nguồn: The Catholic Register )
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Bênêđictô: Cha đi Thánh Địa như là khách hành hương cho hòa bình
Nguyễn Long Thao
20:14 02/05/2009
VATICAN CITY 2/05/09- ĐGH Benedict XVI tuyên bố hôm thứ Bảy rằng tuần tới Ngài sẽ đi Thánh Điạ như là khách hành hương cho sứ vụ hòa bình ở một vùng đất có nhiều bất công, nghi kỵ và sợ hãi.

Đức Thánh Cha phát biểu lời trên đây tại Tòa Thánh Vatican khi Ngài tiếp các thành viên của một tổ chức bác ái. Ngài xin họ cầu nguyện cho các dân tộc đang sinh sống tại vùng Thánh Địa. Và về cuộc hành trình Trung Đông, Ngài nói như sau: “Trong một vài ngày nữa, Cha được hân hạnh viếng thăm Thánh Địa. Cha đi như là người hành hương cho hòa bình”

ĐTC nói tiếp: “Đó là vùng đất nơi Chúa sinh ra, chết đi và sống lại, là thánh địa của ba tôn giáo độc thần lớn trên thế giới nhưng trong 60 năm qua vùng đất ấy bị tàn phá vì bạo động, bất công, dẫn tới bầu khí là nghi kỵ,sợ sệt làm cho người láng giềng hay anh em thù ghét lẫn nhau. Vậy trứớc lúc Cha thực hiện chuyến hành trình quan trọng này, Cha đặc biệt xin mọi người cùng với Cha cầu nguyện cho các dân tộc ở thánh địa và các vùng phụ cận. Xin cho họ được ơn hòa giải, hy vọng và bình an”

Cuộc hành hương kéo dài 8 ngày của ĐTC sẽ bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần tới và Ngài sẽ đến Jordan, Israel và lãnh thổ của người Palestines. Ngài sẽ dừng chân tại các địa điểm như Jerusalem, Nazareth, Bethlehem. Tại Bethlehem Ngài sẽ dâng thánh lễ và viếng thăm trại tạm cư của người Palestine.

Phát ngôn viên Tòa Thánh LM. Federico Lombardi mô tả chuyến tông du của ĐGH lần này là chuyến đi được mong đợi nhất và có lẽ sẽ là chuyến đi có nhiều thách đố nhất trong triều đại của ĐGH Bênêđictô XVI.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Ngân Quỹ Đức Giáo Hoàng từ Hoa Kỳ
LM Trần Đức Anh, OP
21:24 02/05/2009
VATICAN. Sáng 2-5-2009, ĐTC Biển Đức 16 tái khẳng định mục đích chuyến viếng thăm sắp tới của ngài tại Thánh Địa là để cổ võ nền hòa bình tại đây.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến phái đoàn thuộc Ngân Quỹ Giáo Hoàng ở Hoa kỳ, đến trao cho ngài ngân phiếu trợ giúp thường niên do Quỹ này mang lại. Phái đoàn do ĐHY Anthony Bevilacqua, TGM giáo phận Philadelphia hướng dẫn.

Ngỏ lời trong dịp này ĐTC nhắc đến nhu cầu hòa bình của thế giới ngày nay, trước thảm họa chiến tranh, chia rẽ, nghèo đói và thất vọng đồng thời ngài khẳng định rằng: ”Trong vài ngày nữa tôi được đặc ân viếng thăm Thánh Địa. Tôi đến đó như người lữ hành hòa bình. Như anh chị em đã biết, từ hơn 60 năm nay, miền này, nơi Chúa chúng ta đã sinh ra, chịu chết và sống lại, nơi thánh đối với cả 3 tôn giáo lớn độc thần trên thế giới, đang phải chịu tai ương bạo lực và bất công. Tình trạng này đưa tới một bầu không khí nghi kỵ, bấp bênh và sợ hãi, khiến cho những người láng giềng và anh em chống đối nhau. Trong lúc tôi chuẩn bị cho cuộc hành trình quan trọng này, tôi xin anh chị em cùng với tôi cầu nguyện cho các dân tộc tại Thánh Địa và Trung Đông. Ước gì họ được ơn hòa giải, hy vọng và hòa bình”.

ĐTC cũng nhắc đến tình trạng kinh tế khó khăn của thế giới, khiến cho nhiều ngừơi trong lúc này bị cám dỗ muốn làm lơ những đối với người không có tiếng nói và chỉ nghĩ đến những khó khăn của mình. Ngài nói:

”Nhưng trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chính trong những lúc khó khăn mà chúng ta phải nỗ lực hoạt động hơn nữa để sứ điệp an ủi của Chúa được lắng nghe. Thay vì co cụm vào mình, chúng ta phải tiếp tục là những ngọn đuốc hy vọng, sức mạnh và nâng đỡ cho tha nhân, nhất là những người không được ai quan tâm giúp đỡ”.

ĐTC ca ngợi Ngân Quỹ Giáo Hoàng, nhờ lòng quảng đại của nhiều thành viên, đã thi hành nhiều công tác trợ giúp nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Ngài nói: ”Tôi rất biết ơn sự hy sinh và lòng tận tụy của anh chị em, nhờ sự hỗ trợ này, sứ điệp Phục Sinh vui tươi, hy vọng, hòa giải và hòa bình càng được loan truyền rộng rãi”.

Từ khi được thành lập hồi năm 1990 đến nay, số tiền do Ngân Quỹ Giáo Hoàng dành cho các công tác bác ái lên tới gần 50 triệu mỹ kim. Cũng nhờ số tiền này, nhiều LM, tu sĩ sinh viên các đại học Giáo Hoàng ở Roma được trợ giúp, cũng như các dự án cứu trợ khác dành cho người nghèo, các tổ chức của Giáo Hội ở các nơi trên thế giới như các giáo phận, các học viện, chủng viện, tu viện.

Năm ngoái, phái đoàn của Quỹ này gồm 150 người đã đến Vatican ngày 4-4-2008 để gặp ĐTC và trao cho ngài ngân phiếu. Số tiền Quỹ này kiếm được hồi năm ngoái là 7 triệu mỹ kim. (coi www.thepapalfoundation.com) (SD 2-5-2009)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 30 GM Argentina
G. Trần Đức Anh OP
21:25 02/05/2009
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nhắc nhở các GM Argentina về tinh thần phục vụ khiêm tốn, đẩy mạnh các hoạt động bác ái trong giáo phận và cổ võ sự tham gia của giáo dân vào sứ mạng của Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2009 dành cho 30 GM nước Argentina thuộc đoàn thứ 3 của HĐGM nước này về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

ĐTC nói: ”Khi thi hành sứ vụ, GM phải luôn cư xử với các tín hữu của mình như người phục vụ (LG 27), luôn noi gương Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống để cứu chuộc nhiều người (Xc Mc 10,45). Quả thực, làm GM là một vinh dự khi được sống trong tinh thần phục vụ tha nhân và như một sự khiêm tốn tham gia vô vị lợi vào sứ vụ của Chúa Kitô.

ĐTC cũng nồng nhiệt nhắn nhủ các GM Argentina cổ võ cộng đoàn giáo phận liên hệ thực thi bác ái, nhất là đối với những người túng thiếu nhất. Ngài nói: ”Qua sự gần gũi và lời nói của anh em, cũng như những trợ giúp vật chất và lời cầu nguyện, với lời kêu gọi đối thoại và tình thần cảm thông, luôn tìm kiếm công ích của dân chúng, với ánh sáng đến từ Tin Mừng, anh em làm chứng tá cụ thể và hữu hình về tình yêu của Chúa Kitô đối với loài người, để liên tục xây dựng Giáo Hội như gia đình của Thiên Chúa, luôn tiếp đón và từ bi đối với những người túng nghèo nhất, để đức bác ái được hiển trị trong toàn giáo phận, chu toàn giới răn của Chúa Kitô (C.D 16).

ĐTC không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện đứng trước thái độ duy hoạt động hoặc quan niệm trần tục về việc phục vụ bác ái của các tín hữu Kitô (Deus caritas est 37). Ngài nói: ”Sự chăm chỉ tiếp xúc với Chúa Kitô trong kinh nguyễn biến đổi tâm hồn các tín hữu, mở rộng lòng họ đối với những nhu cầu của tha nhân, nhờ đó, không chiều theo những chủ trương cải tiến thế giới bằng cách đi theo một ý thức hệ, trái lại luôn để cho đức tin hướng dẫn, đức tin được biểu lộ qua tình yêu” (Deus caritas est 33).

ĐTC nhắc nhở các giáo dân Argentina về ơn gọi sống giữa đời, giúp họ làm cho đời sống xã hội trở nên ngay chính và soi sáng những thực tại trần thế bằng ánh sáng Tin Mừng.. . Các tín hữu Công Giáo phải nổi bật hơn các công dân thường về sự chu toàn các nghĩa vụ công dân một cách gương mẫu, cũng như thực hành các nhân đức nhân bản và Kitô, góp phần cải tiến các quan hệ giữa con người với nhau, cũng như các quan hệ xã hội và trong môi trường làm việc.

Sự dấn thân của giáo dân cũng được thể hiện qua sự đặc biệt thăn gtiến các giá trị thiết yếu đối với công ích của xã hội như hòa bình, công lý, tình liên đới, thiện ích của gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, bảo vệ sự sống từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ được giáo dục con cái theo các xác tín luân lý và tôn giáo của mình” (SD 30-4-2009)
 
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn thổ dân Canada
G. Trần Đức Anh OP
21:28 02/05/2009
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ phái đoàn các vị lãnh đạo thổ dân Canada và bày tỏ liên đới với những đau khổ của họ.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trưa ngày 29-4-2009 tại Đại thính đường Phaolô 6 sau buổi tiếp kiến chung của ĐTC dành cho các tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong số các vị thủ lãnh thổ dân có ông Phil Fontaine lãnh tụ toàn quốc Hội đồng thổ dân Canada và Đức Cha James Weisberger, TGM Winnipeg, Chủ tịch HĐGM Canada.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: Ngay từ những ngày đầu tiên hiện diện trên đất Canada, Giáo Hội vẫn luôn đi sát với các thổ dân bản xứ, qua các vị thừa sai.

Đứng trước những đau khổ mà một số trẻ em thổ dân đã phải chịu trong hệ thống học đường định cư Canada, ĐTC bày tỏ đau buồn vì những lo âu khổ do thái độ đáng trách của một số phần tử của Giáo Hội gây nên. Ngài chia buồn và bày tỏ tình liên đới, đồng thời nhấn mạnh rằng những lạm dụng ấy không thể dung thứ được trong xã hội. ĐTC cũng cầu nguyện để tất cả những người bị tổn thương cảm nghiệm được sự chữa lành, đồng thời ngài khích lệ các thổ dân Canada tiếp tục tiến bước với một niềm hy vọng được đổi mới.

Ông Phil Fontaine tuyên bố với giới báo chí rằng ĐGH Biển Đức 16 hiểu những đau khổ và tình trạng bi thảm của các thổ dân tại Canada.

Hồi cuối thế kỷ 19, chính phủ Liên bang Canada đã thiết lập hệ thống học đường định cư cho các trẻ em thổ dân. Đạo luật năm 1857 của chính phủ khuyến khích ”sự văn minh hóa dần dần” đối với các thổ dân và ủy thác cho các Giáo Hội nhiệm vụ giáo dục thổ dân về các giá trị của nền văn minh tây phương. Các trường này do Nhà nước tài trợ đồng thời do các dòng tu điều khiển, và tiếp tục hoạt động cho đến thời gian cách đây 30 năm (thập niên 1980). Trong số 76 trường, với khoảng 100 ngàn học sinh, có 45 trường do các tổ chức Công giáo điều khiển, 19 trường thuộc Anh giáo, 10 trường thuộc Giáo Hội Tin Lành hiệp nhất, và 2 trường thuộc Giáo Hội Tin Lành trưởng lão. Hồi đó các trẻ em bị đưa ra khỏi gia đình, bị bó buộc phải từ bỏ ngôn ngữ, tôn giáo và lối sống của mình để theo văn hóa Âu châu. Một số trẻ em cũng bị lạm dụng về thể lý và tính dục.

Các GM Canada nhấn mạnh rằng toàn thể các cộng đoàn dòng tu và giáo phận, cũng như các Giáo Hội Kitô khác, đã chính thức xin lỗi các thổ dân Canada. Sự xin lỗi này cũng được thủ tướng Stephen Harper của Canada long trọng bày tỏ ngày 11-6 năm 2008 trong khóa họp đặc biệt của Hạ viện liên bang Canada. Các cộng đoàn thổ dân cùng với chính phủ và các cộng đoàn tôn giáo, trong đó có Công Giáo, đã đạt tới một thỏa hiệp về việc bồi thường kinh tế. Giáo Hội Công Giáo đã dành 79 triệu đôla Canada cho việc bồi thường này. (SD 29-4-2009)
 
Tái khám phá ra sự hiện diện và vẻ đẹp của Thiên Chúa trong thế giới, trong Giáo Hội và nơi tha nhân
Linh Tiến Khải
23:20 02/05/2009
Cần phải tái khám phá ra sự hiện diện và vẻ đẹp của Thiên Chúa trong thế giới, trong Giáo Hội và nơi tha nhân, cũng như ý thức cử hành vẻ đẹp và phẩm giá của phụng vụ với tất cả sự dấn thân, và yêu thương Giáo Hội. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29-4-2009. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiêu gương mặt Đức Thượng Phụ Germano của thành Constantinopoli sống vào thế kỷ thứ VIII.

Đức Thượng Phụ nổi tiếng trong lịch sử bảo vệ các ảnh tượng thánh. Dưới thời của Đức Thượng Phụ năm 717-818 quân hồi Saraceni đã bao vây thành Constaninopoli vì muốn biến thủ đô của đế quốc Bisantin thành thủ đô của họ. Đức Thượng Phụ Germano đã tổ chức một cuộc rước kiệu ảnh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và thánh tích Thập Giá để xin ơn che chở thành. Quân Sacareni đã phải rút lui sau đó. Đức thượng phụ coi đó là dấu chỉ chấp thuận lòng sùng kính các ảnh tượng thánh. Nhưng hoàng đế Leo III lên ngôi đăng quang năm 717 nhất quyết chống lại việc sùng kính các ảnh tượng thánh, vì cho đó là nguy cơ tôn thờ ngẫu tượng. Mặc cho các lời can gián của Đức Thượng Phụ Germano khẳng định rằng việc sùng kính các ảnh tượng thuộc truyền thống của Giáo Hội, đặc biệt là một vài ảnh tượng làm phép lạ, hoàng đế Leo III nhất quyết thi hành việc tàn phá các ảnh tượng thánh. Đức Thượng Phụ Germano bị buộc phải từ chức và tự đi đầy rồi qua đời trong sự lãng quên của mọi người. Năm 787 các nghị phụ tham dự Công Đồng Chung Nicea 2 đã bênh vực việc tôn sùng các ảnh tượng thánh, và thừa nhận công lao của Đức Thượng Phụ Germano. Đề cập tới một nét nổi bật trong cuộc đời của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha nói:

Đức Thượng Phụ Germano rất săn sóc các buổi cử hành phụng vụ và trong một thời gian cũng được coi là người đã tái lập lễ Akathistos. Như đã biết Akathistos là một bài thánh ca cổ xưa nổi tiếng trong môi trường bisantin tôn kính Mẹ Thiên Chúa. Tuy không phải là một tư tưởng gia lớn, nhưng trong vài tác phẩm Thượng Phụ Germano đã nổi tiếng là người có các trực giác về thánh mẫu học. Thật thế người ta còn giữ được một số bài giảng khác nhau của người về Mẹ Maria, và chúng đã ảnh hưởng trên lòng đạo đức của bao thế hệ tín hữu Đông phương cũng như Tây phương. Các bài giảng tuyệt vời của người về lễ Dâng Đức Mẹ trong Đền Thờ là chứng tích sống động của truyền thống không được viết ra của các Giáo Hội Kitô. Biết bao nam nữ đan sĩ thuộc nhiều dòng tu của đời thánh hiến ngày nay vẫn tiếp tục kín múc tinh thần tu đức từ các kho tàng này.

Một vài văn bản thánh mẫu học của Đức Thượng Phụ Germano, là các bài giảng của người về lễ Đức Mẹ Ngủ, vẫn còn gây kinh ngạc. Đức Giáo Hoàng Pio XII đã trích lại một bài trong Tông Hiến ”Munificentissimus Deus” năm 1950 công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời, và coi đó như là bằng chứng lòng tin thường hằng của Giáo Hội liên quan tới biến cố Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác. Thượng Phụ Germano viết như sau:

Lậy Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, có đời nào lại xảy ra rằng trời đất cảm thấy được vinh dự do sự hiện diện của Mẹ, mà với sự ra đi của Mẹ Mẹ lại bỏ không che chở loài người hay sao? Không. Không thể nghĩ tới những điều như thế được. Thật vậy, như khi còn ở thế gian Mẹ đã không cảm thấy xa lạ với các thực tại thiên quốc, thì cả sau khi di cư ra khỏi thế gian này Mẹ cũng không xa lạ với khả thể thông truyền trong tinh thần với con người... Mẹ đã không bỏ rơi những người Mẹ bảo đảm ban ơn cứu rỗi... thật vậy thần trí Mẹ sống vĩnh cửu và thân xác Mẹ cũng không bị sự hư nát của phần mộ. Ôi lậy Mẹ, Mẹ gần gũi với tất cả mọi người và che chở mọi người, và mặc dù đôi mắt của chúng con bị cản ngăn không trông thấy Mẹ, nhưng ôi Mẹ Chí Thánh, chúng con biết Mẹ ở giữa tất cả chúng con và hiện diện trong nhiều cách thế khác nhau... Mẹ tự tỏ hiện ra trong tất cả vẻ đẹp của Mẹ. Thân xác đồng trinh của Mẹ hoàn toàn thánh thiện, tinh tuyền, tất cả là nhà của Thiên Chúa, và cũng vì như thế nên tuyệt đối chống lại mọi trở thành bụi tro. Nó bất biến, từ khi điều ở trong nó là người đã được lên trời trong sự không hư nát, vẫn sống và tuyệt đối vinh quang, nguyên vẹn và tham dự vào sự cống toàn thiện. Thật vậy, không thể nào bị khép kín trong mồ chôn kẻ chết Đấng đã là bình chứa đựng Thiên Chúa và là đền thờ sống động của thiên tính rất thánh của Con Một Thiên Chúa. Đàng khác chúng con tin chắc rằng Mẹ tiếp tục đồng hành với chúng con” (PG 98, coll. 344B-346B, passim).

Đối với các anh em Bisantin, hình thức hùng biện trong việc giảng dậy và nhất là các bài thánh thi hay các bài thơ gọi là ”tropari”, có tầm quan trọng rất lớn trong việc cử hành phụng vụ. Trong tuyền thống này Đức Thượng Phụ Germano đã được coi như một trong những vị góp phần rất lớn vào việc duy trì sống động xác tín này: đó là vẻ đẹp của lời nói, ngôn ngữ và vẻ đẹp của đền thờ và âm nhạc phải trùng hợp với nhau.

Để kết luận Đức Thánh Cha đã trích tư tưởng của Đức Thượng Phụ Germano định nghĩa Giáo Hội như sau:

Giáo Hội là đền thờ của Thiên Chúa, là không gian thánh thiêng, là nhà cầu nguyện, là dân được triệu tập, là thân mình của Chúa Kitô... Nó là trời ở dưới đất, nơi Thiên Chúa siêu việt ngự và đi dạo như trong nhà Người, nhưng nó cũng là dấu ấn hiện thực của việc đóng đanh, của mồ chôn và sự sống lại... Giáo Hội là nhà của Thiên Chúa, trong đó hiến tế thần bí ban sự sống được cử hành, đồng thời cũng là phần thân tình nhất của đền thờ và hang đá thánh. Trong đó có mồ và bàn tiệc thánh, của nuôi linh hồn và các bảo đảm của sự sống. Sau cùng trong Giáo Hội có các viên ngọc qúy là các tín điều của giáo huấn do Chúa trực tiếp cống hiến cho các môn đệ” (PG 98,coll. 384B-385A).

Tuy sống cách xa thời đại của chúng ta nhưng thánh Germano nói với chúng ta ba điều sau đây: Thứ nhất, có thể trông thấy Thiên Chúa trong thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta phải tập nhận ra sự hiện diện đó của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, nhưng hình ảnh đó đã bị tội lỗi làm hoen ố đến độ không còn phản ánh Thiên Chúa nữa. Vì thế Con Thiên Chúa đã làm người là hình ảnh vẹn toàn của Thiên Chúa: nơi Chúa Kitô chúng ta có thể học biết là chính mình, là người thật và là hình ảnh thật của Thiên Chúa. Chúa Kitô mời gọi chúng ta noi gương Ngài trở nên giống Ngài, và như vậy nơi mỗi một người gương mặt của Thiên Chúa lại tỏ hiện. Thật ra trong Mười Điều Răn Thiên Chúa đã cấm làm ảnh tượng Ngài, vì trong bối cảnh ngoại giáo các tín hữu có thể bị cám dỗ tôn thờ ngẫu tượng. Nhưng khi Thiên Chúa đã trở thành hữu hình nơi Đức Kitô qua việc nhập thể, thì được phép vẽ lại gương mặt của Chúa Kitô. Các ảnh tượng thánh dậy cho chúng ta trông thấy Thiên Chúa nơi ảnh tượng diễn tả lại gương mặt của Chúa Kitô. Sau khi Con Thiên Chúa Nhập thể làm người có thể trông thấy Thiên Chúa trong các hình ảnh của Chúa Kitô, cả nơi gương mặt các thánh và của mọi người, là nơi sự thánh thiện của Thiên Chúa ngời sáng.

Điểm thứ hai là vẻ đẹp và phẩm giá của phụng vụ. Cử hành phụng vụ với ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa, với phẩm giá và vẻ đẹp cho thấy một chút sự rạng ngời của Chúa là dấn thân của mọi Kitô hữu được giáo dục trong lòng tin. Và điểm thứ ba là yêu mến Giáo Hội. Là người chúng ta có khuynh hướng chỉ trông thấy các tội lỗi và điều tiêu cực trong Giáo Hội. Nhưng với sự trợ giúp của lòng tin chúng ta có khả năng trông thấy một cách đích thật, và cũng có thể tái khám phá ra vẻ đẹp của Thiên Chúa hôm nay và luôn mãi. Chính trong Giáo Hội mà Thiên Chúa hiện diện, Ngài tự hiến cho chúng ta trong Thánh Thể và ở lại đó để chúng ta thờ lậy. Thiên Chúa nói với chúng ta trong Giáo Hội. Trong Giáo Hội Thiên Chúa ”đi dạo với chúng ta” như thánh Germano đã nói. Trong Giáo Hội chúng ta nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa và học tha thứ. Xin Chúa dậy cho chúng ta biết trông thấy sự hiện diện và vẻ đẹp của Ngài trong Giáo Hội, trông thấy sự hiện diện của Ngài trong thế giới và xin Chúa giúp chúng ta cũng trong suốt dưới ánh sáng của Ngài.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tchèque, Slovac, Croat và Ý. Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha đã nhắc tới lễ thánh Catarina thành Siena, mà Giáo Hội mừng kính ngày 29-4. Thánh nữ thuộc dòng Đaminh và là Tiến Sĩ Giáo Hội, cùng Bổn Mạng Italia với thánh Phanxicô thành Assisi. Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ trở thành những người noi gương thánh nữ si mê Chúa Kitô và bước theo Ngài với lòng hăng say trung thành. Ngài xin các anh chị em đau yếu dìm mọi khổ đau của họ vào trong mầu nhiệm tình yêu của Máu Thánh Chúa Cứu Thế, đã được thánh nữ Catarina đặc biệt chiêm ngưỡng và tôn sùng. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới là dấu chỉ hùng hồn cho tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội bằng tình yêu trung thành của họ.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Notre Dame's Obama invite riles Catholic bishops
Eric Gorski, AP
20:44 02/05/2009
This coming week, Bishop Thomas Wenski of the Roman Catholic Diocese of Orlando, Fla., will take the unusual step of celebrating a Mass of Reparation, to make amends for sins against God.

The motivation: to provide an outlet for Catholics upset with what Wenski calls the University of Notre Dame's "clueless" decision to invite President Barack Obama to speak at its commencement and receive an honorary doctorate May 17.

The nation's flagship Catholic university's honoring of a politician whose abortion rights record clashes with a fundamental church teaching has triggered a reaction among the nation's Catholic bishops that is remarkable in scope and tone, church observers say.

At least 55 bishops have publicly denounced or questioned Notre Dame in recent weeks, employing an arsenal of terms ranging from "travesty" and "debacle" to "extreme embarrassment."

The bishops' response is part of a decades-long march to make abortion the paramount issue for their activism, a marker of the kind of bishops Rome has sent to the U.S. and the latest front in a struggle over Catholic identity that has exposed rifts between hierarchy and flock.

Bishops who have spoken out so far account for 20 percent of the roughly 265 active U.S. bishops — a minority, but more than double the number who suggested five years ago that then-Democratic presidential hopeful and Catholic John Kerry should either be refused Communion or refrain from it because of his abortion stance.

"I think they do believe the chips are down," said James Hitchock, a history professor at St. Louis University. "The election has changed the whole landscape. Now we have a strongly pro-abortion administration in power, and he's in a position to achieve what we've been trying to stave off now for years."

As for Wenski, he issued a statement and then came up with the Mass idea after angry Notre Dame graduates from central Florida asked for guidance about how to respond, he said in an interview.

"I figured, 'I'm a bishop — I'm not going to tell them to attack Notre Dame with a pitchfork,'" said Wenski, who is not among the nation's more confrontational bishops. "I'm going to tell them to go pray."

Wenski said he will not "preach a tirade against Notre Dame" during the Monday night Mass at Orlando's Cathedral of St. James. What must be atoned for, Wenski said, is complacency among U.S. Catholics about the legal killing of unborn children, which contributed to the climate that allowed Notre Dame to think it was all right to honor Obama.

Almost immediately after Notre Dame invited Obama and he accepted, anti-abortion and conservative Catholic groups launched protests, and bishops began either making statements or releasing letters written to the university president, the Rev. John Jenkins.

Former U.S. ambassador to the Vatican Mary Ann Glendon turned down a prestigious Notre Dame medal last week because she was to have shared the stage with Obama.

The university has emphasized that Obama will be honored as an inspiring leader who broke a historic racial barrier — not for his positions on abortion or embryonic stem cell research.

U.S. bishops have long been at the forefront of opposing legal abortion, but it's never been their sole focus. During the 1980s, the bishops issued pastoral letters on nuclear weapons, poverty and the economy, influenced by the late Chicago Cardinal Joseph Bernardin's concept of a "consistent ethic of life."

Many Catholic bishops, however, worried that abortion was getting shortchanged. Those who argue abortion trumps everything say that other issues are irrelevant without the beginning of life and that things like capital punishment and war are sometimes justified.

Bishops hammered that home in November 2007 with a statement on faithful citizenship that said: "The direct and intentional destruction of innocent human life is always wrong and is not just one issue among many."

Timothy Barnes, a Colgate University political scientist, said the Notre Dame clash gives bishops a chance to promote two of their top priorities: re-emphasizing abortion at a time when the issue is waning, and stressing the Catholic character of Catholic universities.

"If you put yourself in their shoes and see Notre Dame honoring a new president, a popular president, who seems to be a new kind of political figure trying to emphasize new issues and post-partisan politics, that would be something they would want to respond to pretty aggressively," he said. "The old divisions of the old politics, in certain sectors, is focused on abortion."

Polls show Catholics giving high job approval ratings to Obama, and Catholic attitudes about abortion and stem-cell research largely mirror the public's.

"I think the bishops who believe abortion is the ultimate litmus test look at the polls and realize Catholics are not listening to them," said the Rev. Mark Massa, co-director of the Curran Center for American Catholic Studies at Fordham University. "They're playing a very dangerous game because they do not have the moral authority they had before the sex abuse crisis, and they're trying to find a toehold and get heard."

So far, the Notre Dame saga doesn't seem to be resonating. Only about half of Catholics surveyed by the Pew Forum on Religion and Public Life from April 23 to 27 had heard about the controversy.

About half of U.S. Catholics supported Notre Dame, 28 percent said the school was wrong and 22 percent had no opinion, the poll found. People who attend Mass frequently were more likely to oppose the university's stance, and also gave Obama lower job performance marks.

R. Scott Appleby, a Notre Dame history professor, said the bishops' outspokenness points to a new litmus test — not on whether abortion should be legal but over how to fight it.

"The litmus test is on 'How do we best change the policies and work for a culture of life?" Appleby said. "Many Catholics want to be open to at least discuss with the bishops the best way to move forward on our common goal. But the bishops have imposed this particular approach and have not felt it necessary to consult the faithful fully on that."

Several bishops have taken a harder line on perceived dissent. To them, Notre Dame is defying a 2004 bishops' statement on politics that says: "The Catholic community and Catholic institutions should not honor those who act in defiance of our fundamental moral principles. They should not be given awards, honors or platforms which would suggest support for their actions."

The bishops' response to Notre Dame also is part of the legacy of the man who appointed so many of them, said the Rev. Tom Reese, senior fellow at the Woodstock Theological Center at Georgetown University. Pope John Paul II sought loyal servants who "were willing to take on the world — willing to argue and debate and confront people," Reese said.

Wenski, the Orlando bishop, said bishops are not angry at Obama in this case, but the university leadership. Yet their disapproval "is also an expression of our frustration" with Obama administration decisions on funding for overseas groups that perform abortions, expanded embryonic stem cell research and "conscience clause" protections for health workers, he said.

On being a voice on abortion, Wenski said: "We've been doing this pretty consistently. Perhaps in the past, some bishops have been a little bit too indulgent of what we tolerate in some of the dissent."

Wenski also has spoken out about banning torture and finding a path to citizenship for illegal immigrants — issues he said can be common causes for bishops and the White House.

"Bishops are like most other people," he said. "We really don't want to look for conflicts or fights. "But this has been egregious enough that we have to be clear. We're standing on principle, not looking for a battle."

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20090502/)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Doanh nhân Công giáo Vinh họp mặt ngày lễ bổng mạng thánh Giuse thợ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
05:56 02/05/2009
VINH - Trong niềm vui Mùa Phục Sinh, chiều ngày 01 – 5 – 2009, đông đảo các thành viên trong Hội Doanh Nhân Công Giáo Gp Vinh đã quy tụ về Đại Chủng viện Vinh – Thanh dự hội nghị lần thứ hai và mừng lễ Thánh Giuse Thợ, bổn mạng của Hội.

Xem hình ảnh

Hội Doanh nhân Công Giáo G.p Vinh được chính thức thành lập từ ngày 01 – 5 – 2008, trên cơ sở nền tảng mà Công đồng Vatican II đã vạch ra: “... Khi con người cả nam lẫn nữ, làm ăn nuôi sống mình, nuôi sống gia đình, và hoạt động để phục vụ hữu hiệu cho xã hội, thì họ có quyền coi lao động là tiếp nối công trình của Tạo Hoá, có quyền kể mình như đang góp phần lo cho anh em được sung túc, đang đóng góp tài năng riêng của mình cho kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn thành trong lịch sử” (Vui Mừng và Hy Vọng). Với lần họp mặt này, các thành viên trong Hội hy vọng qua sự gặp gỡ, trao đổi thân tình, sẽ cùng nhau triển khai cách hữu hiệu, sống động những định hướng ban đầu. Mục tiêu cuối cùng của Hội là làm sao có thể cộng tác phần công sức lao động của mình như cách thế tôn vinh,“tiếp nối công trình của Tạo Hoá”, làm triển nở giá trị của lao động trong việc thăng tiến tha nhân.

Niềm vinh dự lớn lao cho giới doanh nhân Công giáo Vinh là trong cả hai lần hội nghị thứ nhất và thứ hai đều có sự ưu ái hiện diện của Vị Cha Chung kính yêu - Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Từ lâu, Đức Cha đã thao thức việc hội tụ những người con trong Giáo phận đang tham gia trong hoạt động doanh nghiệp, hy vọng được nghiệm thấy chứng tá Tin Mừng sống động từ “những người quản lý trung tín” này. Ước mơ ấy của Đức Cha hôm nay đã thành hiện thực. Trong niềm tri ân Chúa Phục Sinh và vui mừng được gặp lại những gương mặt tiêu biểu trong giới kinh doanh, Đức Cha Phaolô đã dành những huấn từ bổ ích cho những người con đang “ngày đêm miệt mài trên thương trường” nhưng vẫn không quên trách vụ thiêng liêng cao cả đối với anh em, bạn hữu mình. Ngài cảm thông với những “thợ kinh tế” trước những ưu tư của họ khi tiếp cận với của cải, với những khó khăn phức tạp của công việc kinh doanh. Đức Cha nói: “...Chúa Giêsu không cấm, không lên án việc kinh doanh, nhưng Ngài còn khuyến khích nữa là khác, đồng thời Ngài còn vạch ra cho ta hướng đi đúng đắn, có lợi trong nghề nghiệp kinh doanh... Hãy coi việc làm ăn buôn bán không chỉ để phục vụ cá nhân, gia đình mình, mà còn cho sự phát triển chung của cả xã hội. Phải tiến thêm một bước nữa là khi làm ăn không được làm điều bất chính, gian lận, làm thiệt hại người khác vì điều đó trái với công bằng và bác ái của Tin Mừng... Chúa không miệt thị của cải vì của cải là một sự thiện Chúa tạo nên và ban cho chúng ta để chúng ta thăng tiến...”.Với các doanh nhân, những lời vàng ngọc này của Đức Cha Phaolô là động lực khích lệ và chỉ dẫn vô cùng quý giá đối với họ, làm hành trang cho những doanh nhân trẻ có thể tiếp ứng và phát huy “bản sắc Công giáo” trong điều kiện sản xuất của nền công nghệ và lối tư duy mới hiện nay.

Những tín hữu doanh nhân Công giáo chính danh cần được trau dồi sung mãn về đời sống tâm linh trước lúc họ phải đối diện với nhiều khó khăn thúc bách trên thương trường. Bầu khí của cuộc gặp gỡ thắm đượm tinh thần Tin Mừng này là cơ hội tốt để họ có thể lãnh thụ nguồn sống thần linh vô giá. Bên cạnh những huấn từ của Đức Cha Phaolô, các doanh nhân còn được hạnh phúc lắng trầm trong những giây phút cầu nguyện kết hiệp cùng Thần Khí Chúa, do Cha Giuse Nguyễn Quốc Việt (DCCT) hướng dẫn và chủ xướng. Một khi đời sống tâm linh được bổ dưỡng, những doanh nhân hôm nay nghiệm được, những sản phẩm đơm hoa từ đôi bàn tay, khối óc và con tim họ không còn đơn thuần là những chất liệu thô cứng, mà nó còn hàm chứa phần phẩm tính thiêng liêng có sức lan toả hương bác ái Tin Mừng. Điều này chỉ có thể khả quan khi “người thợ cả” biết “hành động theo tiếng nói lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ” (HCMV, số 16). Bên cạnh đó họ phải tự biến đổi mình theo con người Thần Khí, và “điều quan trọng để sống theo con người Thần Khí là cầu nguyện, chú tâm siêng năng lãnh nhận các Bí tích Giao hoà và Thánh Thể...”. Trong tư cách một người năng động làm giàu cho bản thân và xã hội, sắc thái Kitô giáo nơi những doanh nhân chỉ có thể biểu tỏ qua thái độ sống của họ đối với người nghèo. Bởi “nếu “tình yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4, 8) thì tình bác ái với người nghèo khổ hẳn có một giá trị vô song để Chúa rủ lòng thương xót tha thứ tội lỗi cho ta”. Những ý tưởng chia sẻ này của Cha Giuse đã đánh động và tạo ấn tượng sâu sắc đối với những người về dự hội nghị doanh nhân Công giáo Vinh, giúp họ ý thức tận căn sứ mạng của người tôi tớ phục vụ và làm giàu trước mặt Thiên Chúa.

Về tham dự hội nghị, các thành viên được nghe người đại diện doanh nhân Công Giáo Vinh báo cáo hoạt động của Hội trong thời gian qua. Khởi đi từ những bước đầu với nhiều khó khăn, nhưng Hội đã có những đóng góp nhiệt tâm đáng kể đối với Giáo phận, như việc đầu tư xây dựng nhà Ban Triết cho ĐCV Vinh Thanh, khá đồ sộ quy mô. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu tháng 9 – 2009. Thật đáng ghi nhận, khi biết Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thể hiện tinh thần liên đới sâu xa, mật thiết giữa các hội viên: tổ chức thánh lễ đồng tế nhân sự kiện thành lập Công Ty Thanh Bình (Bảo Nham), thăm hỏi các gia đình hội viên có người ốm đau... Trong bầu khí thân tình chung sức dựng xây, các đại diện doanh nhân của mỗi giáo hạt, giáo xứ đã chia sẻ những kinh nghiệm quý, và đề xuất nhiều ý tưởng có tích chất nền tảng nhằm duy trì, phát triển các mục tiêu mà Hội đã đề ra: thành lập các Chi Hội tại mỗi Giáo hạt, lập Website riêng cho Hội... Không quản đường sá xa xôi, phái đoàn đại diện doanh nhân Công giáo Vinh tại Quảng Bình và Sài Gòn cũng về tham dự và có nhiều đóng góp tích cực cho Hội và Giáo phận. Ý kiến của của mỗi hội viên nêu lên đã được quý Cha đặc trách cùng trao đổi và đề xuất thêm một số định hướng thiết thực, hiệu quả cho Hội hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Cha P. Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa - minh mong muốn có một linh đạo cụ thể đối với giới doanh nhân, để làm sao những người tham gia trong hoạt động doanh nghiệp phát triển nén bạc mà Chúa trao ban, làm sao cho gia đình họ có đường hướng tốt trong việc sống đạo và cơ hội loan báo Tin Mừng. Theo Cha Phaolô, Giáo phận nên sớm có mục vụ chuyên biệt dành cho doanh nhân...Với tâm huyết của Đức Cha và quý Cha trong Giáo phận, chúng ta tin tưởng nguyện vọng của Cha P. Nguyễn Thái Hợp sẽ sớm thành hiện thực đối với doanh nhân Công Giáo Vinh; tạo cho họ một tâm thế vững chắc trong lòng xã hội và Giáo hội, nhờ đó họ có điều kiện làm giàu nén bạc thiêng liêng.

Hội nghị lần thứ hai của doanh nhân Công Giáo G.p Vinh kết thúc với thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng Giuse Thợ, do Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên chủ sự. Trong bầu khí sốt sắng trang nghiêm, các doanh nhân hiệp thông cùng Đức Cha, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm mến, vì Ngài đã ban Thánh cả Giuse như mẫu mực sống tuyệt vời cho con người hôm nay nói chung và cho giới doanh nhân nói riêng. Đời sống của Ngài nói lên tính chất thánh thiêng và giá trị của việc lao động hằng ngày. “Người thợ, trong lúc lao động, không buộc đứng dậy tiếp bậc kinh sư cho dù là vị cao trọng nhất... Kẻ nào giúp ích cho người đồng loại bằng sức lao động của mình thì cao trọng hơn người học biết Thiên Chúa...” (Enzo Lodi, Chư Thánh Theo Lịch Rôma, T.1, tr.219). Ước mong người doanh nhân Công giáo hôm nay biết noi gương Thánh Giuse - Thợ Cả, không tự giam hãm mình trong hình bóng của vất chất, của lao công, mà biết luôn dùng nó như phương tiện đắc lực mở ra cho hạnh phúc tha nhân, cho sự sống viên mãn mai ngày.
 
Một vài tâm tình qua cuộc Họp Mặt Đồng Hương Di Dân Phát Diệm – Thanh Hóa tại Sài Gòn
Vũ Văn Được
16:10 02/05/2009
Một vài tâm tình qua cuộc Họp Mặt Đồng Hương Di Dân Phát Diệm – Thanh Hóa tại Sài Gòn

Hôm nay, ngày 01 tháng 05 năm 2009, khoảng 3.000 anh chị em di dân đến từ hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa quy tụ tại nhà thờ Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn. Với chủ đề: Giáo dục Kitô giáo trong gia đình theo giáo huấn của thánh Phaolô, ngày họp mặt năm nay là lần thứ tư (lần thứ hai đối với người xa quê Phát Diệm) được tổ chức nhờ sáng kiến của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với Ban Tổ Chức gồm quý cha trong hai Ban Đại diện gia đình linh mục và tu sĩ gốc hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hóa tại Sài Gòn. Đây là một cuộc gặp mặt, đúng hơn là ngày hội của những người xa quê, một dịp vô cùng quý báu vừa mang tính mục vụ, vừa mang tính xã hội vì vấn đề người di dân là một trong những ưu tư mục vụ của các đấng Chủ chăn, cũng là một trong những vấn đề mà xã hội cần quan tâm.

Đến với ngày họp mặt di dân này, ngoài Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hóa, Giám quản tông tòa giáo phận Phát Diệm, Cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, linh mục đại diện Phát Diệm, còn có sự hiện diện của Cha Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện Giáo phận Sài Gòn, Cha Phaolô Phạm Trung Dong, linh mục đặc trách di dân giáo phận Sài Gòn, Cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng hạt Phú Thọ, trưởng Ban Tổ Chức, cùng nhiều linh mục đến từ hai giáo phận mẹ cũng như quý cha, quý nam nữ tu sĩ gốc Phát Diệm và Thanh Hóa. Sự hiện diện của các vị Chủ chăn sở tại cũng như tại hai giáo phận mẹ nói lên sự quan tâm của Giáo hội địa phương đối với con cái mình.

Chủ đề thuyết trình của ngày họp mặt lần này là Bảo vệ sự sống do Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước, Dòng Chúa Cứu Thế, thực hiện với hai chủ đề: Yêu hay sống thử và nạn phá thai tại Việt Nam. Đây là những vấn đề nóng bỏng đang làm nhức nhối cho xã hội, nhất là cho các bậc làm cha mẹ cũng như đối với các đấng Chủ chăn, đồng thời cũng đây cũng là một vấn đề hết sức thiết thực cho những người xa quê.

Trong phần khai mạc chào mừng, sau phần phát biểu chào mừng của Cha Giuse Phạm Bá Lãm, trưởng Ban Tổ Chức và của Cha xứ Phát Diệm sở tại Giuse Bùi Bằng Khấn, phần tuyên bố khai mạc ngày họp mặt, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã nói lên lý do và ý nghĩa của ngày họp mặt này, cũng như những ưu tư lo lắng của ngài cũng như các vị Chủ Chăn trước vấn đề di dân và trước những nhu cầu to lớn của những người xa quê.

Đến với ngày Họp Mặt Đồng Hương Di Dân Phát Diệm – Thanh Hóa, tôi đọc được niềm vui trên những khuôn mặt của những chàng trai, những cô gái. Họ đến đây dù từ Phát Diệm, Trì Chính, Dưỡng Điềm… hay từ Tam Tổng, Liên Nghĩa, Ba Làng, Phúc Địa…, dù họ là ai, là những người đang vất vả bươn chải với cuộc sống mưu sinh hay những nam nữ sinh viên, những nam thanh nữ tú, tất cả họ đều cười rất tươi, đều tay bắt mặt mừng trong bầu khí thân thiện như anh em trong một nhà. Em Đoàn Thị Yến, 19 tuổi, sinh viên năm 2, đại học Nông Lâm, quê giáo xứ chính tòa Phát Diệm, nói: « Em vui lắm vì đến đây em được gặp các cha ở quê và nhiều bạn bè. Em thấy thật ấm cúng. Đây là lần thứ hai em đi dự họp mặt. Nhiều người vẫn không biết có buổi họp mặt này đâu, sang năm em sẽ báo cho nhiều bạn em cùng đi ». Em Gioan Nguyễn Minh Tuấn, 23 tuổi, sinh viên năm 3, đại học Công nghiệp, quê Ba Làng (Thanh Hóa), nói: « Em thấy buổi gặp gỡ rất ý nghĩa và bổ ích. Em mong muốn sang năm và sau này Phát Diệm và Thanh Hóa vẫn họp mặt chung như thế này để có nhiều cơ hội gặp gỡ, trao đổi ». Những vũ điệu sôi nổi của nhóm linh hoạt viên Thanh Hóa, cũng như những điệu múa, điệu nhảy của các em công nhân Phát Diệm đang làm tại công ty may Hà Thủy và xưởng mộc Sơn Lâm (Q.8) đã làm nóng lên bầu khí lễ hội.

Bên cạnh niềm vui được gặp gỡ nhau với thân phận người xa quê, tôi còn thấy trong ánh mắt của họ có cả những ưu tư lo lắng vì cuộc sống mưu sinh của những người đang bươn chải với cuộc sống nơi đất khách quê người. Có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cảnh ngộ, có bấy nhiêu lý do làm họ phải xa quê hương, xa gia đình để đi một nơi khác làm ăn, lập nghiệp. Đức Cha Giuse nói với một niềm cảm thông sâu sắc: « Không ai muốn bỏ quê mà đi cả, nhưng vì cuộc sống, vì cơm áo, nhiều người đã bỏ quê hương lại sau lưng. Người ở quê như cha mẹ, anh em cũng như các vị Chủ Chăn, ai cũng thổn thứ, băn khoăn với hoàn cảnh của các con ». Trong phần chia sẻ, Đức Cha Giuse nói rằng ngài ngạc nhiên khi thấy trong nhóm linh hoạt viên Phát Diệm có nhiều em thấp bé, hỏi ra mới biết một điều làm ngài xót xa: các em đó còn rất bé, mới học đến lớp 7 lớp 8 là phải nghỉ học, xa gia đình để vào miền Nam làm ăn.

Người xa quê là những người chấp nhận sự thua thiệt nơi xứ người. Họ có thể bị chèn ép trong công việc, bị bóc lột sức lao động giữa một thành phố văn minh, giầu có. Người xa quê bỏ sức khỏe của mình ra để đổi lấy miếng cơm manh áo, làm việc có thể nặng nhọc vất vả gấp nhiều lần người dân sở địa, nhưng đa số họ chấp nhận sống không có bảo hiểm, ốm đau bệnh tật họ phải tự lo lắng chữa chạy hết. Họ là những người chịu nhiều rủi ro hơn cả: nguy cơ bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục… Ngọ Minh Hoàng 26 tuổi, sinh viên năm 3, Cao đẳng Công nghệ, quê giáo xứ Ngọc Sơn (Thanh Hóa), nói: « Mơ ước của em trở thành kỹ sư chế tạo máy, nhưng khó quá, anh ạ ! Khó khăn nhất của em bây giờ là làm sao có tiền để ăn học mấy năm ở thành phố này. Em thiếu phương tiện đi lại, thiếu đủ thứ. Để tồn tại, em phải đi làm gia sư. Biết là ảnh hưởng đến học hành, nhưng em không còn cách nào khác ». Chị Phạm Thị Lan, 32 tuổi, thợ may, quê Hướng Đạo (Phát Diệm), tâm sự: « Đúng là xảy nhà ra thất nghiệp. Ở đây, kiếm được đồng tiền chân chính nhiều lúc cực lắm, nhục lắm. Nhiều lần em định về quê cho rồi, nhưng lại nghĩ đến cảnh khó khăn ở quê, lại nghĩ đến việc phải kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi các em ăn học, em đành cắn răng chịu đựng ». Em Giuse Phan Tuệ Anh, 24 tuổi, sinh viên năm 3, đại học Luật, quê giáo xứ Phát Diệm, nói: « Từ hai năm nay em không dám xin tiền bố mẹ nữa mà em cố gắng tự lo cho mình bằng cách đi làm thêm ở một nhà hàng. Nhiều hôm đi làm về khuya, trời mưa, đạp xe hàng chục cây số, nước mưa và nước mắt của em cùng rơi ». Cha Huỳnh Công Minh, đại diện ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn, cũng bày tỏ những băn khoăn của ĐHY trước những nhu cầu rất lớn của người di dân tại thành phố này. Ngài nhận định rằng, cũng là những người lao động, nhưng người di dân chịu nhiều thiệt thòi hơn rất nhiều so với người thành phố. Tuy vậy, người di dân Công giáo còn một chút may mắn hơn so với các anh em di dân khác vì còn được sự quan tâm của các đấng Chủ chăn tại quê hương cũng như các đấng sở tại.

Ai cũng thấy, một trong những điều mà người xa quê sợ hơn cả, đó là sống cô đơn, cô độc. Cô đơn, cô độc là điều kinh khủng, nhiều khi còn ghê gớm, đáng sợ hơn cả cái thiếu thốn, cái đói, cái khát. Thật vậy, người xa quê thèm một bữa cơm gia đình, một tiếng nói bi bô của con trẻ, một mái nhà của mình…Hơn ai hết, người xa quê là những người thiếu thốn tình cảm. Đối với họ, nhu cầu tình cảm cũng quan trọng không kém gì những nhu cầu vật chất. Họ chấp nhận xa gia đình, xa những người thân, để sống với những người xa lạ, để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo với hy vọng được đổi đời. Cha Hồng Phước, trong phần thuyết trình chủ đề Yêu và sống thử cũng nêu lên rằng: vì thiếu thốn tình cảm, những người trẻ xa quê dễ dàng bị cuốn vào những cuộc tình, những cuộc sống chung chạ không hôn thú, và tất nhiên, sau đó kéo theo hằng loạt vấn đề về tâm sinh lý như bệnh xã hội, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai… Nguyễn Tùng Cương, 23 tuổi, sinh viên năm 3 ngành công nghệ thông tin, gốc giáo xứ Phương Thượng (Phát Diệm), tâm sự: « Cuộc sống ở thành phố này có quá nhiều cám dỗ mà em không ngờ tới. Làm sao để vượt qua được những cám dỗ là điều em ưu tư nhất ». Em Ngọ Minh Hoàng (Thanh Hóa) nói: « Cám dỗ và cạm bẫy thì ở đâu mà chẳng có. Cần có một bản lĩnh. Theo em, chính gốc gác Kitô giáo của mình tạo nên bản lĩnh. Tuy vậy, không phải người Công giáo nào cũng có bản lĩnh ».

Trước những hoàn cảnh của họ, Giáo hội cần làm gì để giúp những người xa quê dịu đi một chút nỗi đau, làm nhẹ đi một chút lo âu, có một giải pháp cho những mắc mớ tình cảm, cũng như cuộc sống mưu sinh của họ ? Làm gì để những người con Phát Diệm,Thanh Hóa của mình có cuộc sống tốt hơn, đỡ khổ hơn ? Tôi nghĩ, đây là những ưu tư của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, vị mục tử rất nhạy cảm với cuộc sống của con cái mình. Qua việc Đức Cha sáng kiến tổ chức buổi họp mặt này, cũng như ở quê nhà, khi Đức Cha trực tiếp đi thăm đồng bào lương giáo sau những trận lụt ở vùng Nho Quan, Gia Viễn hoặc ở Thanh Hóa chứng tỏ rằng, vị mục tử luôn canh cánh bên lòng những trăn trở về hoàn cảnh sống, về những số phận đáng thương của con cái mình. Tuy vậy, ai cũng biết rằng với khả năng, vị trí và hoàn cảnh của mình, các đấng Chủ Chăn không có thể tìm thị trường việc làm, không thể hỗ trợ tiền của để giúp tất cả những người di dân… Vậy, những người xa quê cần ở các ngài cái gì ? Tôi thiết nghĩ, người xa quê cần ở các ngài trước tiên là lời cầu nguyện, một sự thông cảm, một sự ân cần, những giải pháp nào đó của các ngài cho cuộc sống thiết thực của họ. Đức Cha Giuse cho biết rằng Đức Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Di dân HĐGMVN, thường xuyên kêu gọi quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ trong đó có những người di dân tại phía Nam. Có thể thấy rằng DCCT tại Hà Nội và Sài Gòn là những nơi thường có những hành động rất thiết thực dành cho người xa quê. Ngoài những mục vụ dành cho người xa quê như thánh lễ, tổ chức các lớp giáo lý…, các tu sinh, tu sĩ của Dòng thường dành ngày Chủ Nhật và các dịp lễ, Tết đi thăm hỏi, động viên, chia sẻ với những người nghèo xa quê. Qua phần thuyết trình của Cha Hồng Phước, ta thấy DCCT cũng như một số Dòng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ sự sống như phong trào chống phá thai, giúp đỡ động viên không phá thai bằng mọi cách. Đó cũng là một giải pháp hết sức thiết thực để giúp đỡ người xa quê.

Một trong những thành công của buổi Họp Mặt Đồng Hương Phát Diệm – Thanh Hóa là bài thuyết trình về việc bảo vệ sự sống của Cha Nguyễn Hồng Phước, DCCT. Bài thuyết trình của ngài làm cho mọi người giật mình, sửng sốt vì con số nạo phá thai được thống kê tại các bệnh viện ở thành phố Sài Gòn từ năm 2003 đến nay lên đến 100.000 cas/ năm. Việt Nam được xếp vào một trong ba nước có số người nạo phá thai cao nhất thế giới. Đó là một hiện tượng vô nhân đạo, gây nhức nhối cho nhiều người, nhưng thật trớ trêu, việc đó lại được xem là hợp pháp, được hỗ trợ, khuyến khích, thậm chí còn được coi là quyền được Pháp luật bảo vệ. Bài thuyết trình của Cha Hồng Phước rất thú vị, rất thực tế cho người xa quê vì đó là những kinh nghiệm, những kiến thức, những nghiên cứu nghiêm túc giúp cho họ có một cái nhìn đúng đắn về giá trị của sự sống, về tình dục, tình yêu. Qua phần trình chiếu những hình ảnh thai nhi, người di dân được đánh động về hậu quả khôn lường của lối sống gấp, lối sống buông thả đồng thời đồng thời họ giúp họ nhận thức rõ hơn vai trò, giá trị của mình, giúp họ biết trân trọng và yêu quý sự sống mà chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền cho hoặc lấy đi. Khi Cha Hồng Phước nói đến những ca nạo phá thai với những hình ảnh thai nhi qua màn ảnh, tôi thấy nhiều cô gái, nhiều chàng trai đăm chiêu, một chút kinh hãi, một chút buồn buồn. Tôi thấy những giọt nước mắt lăn dài trên má vài người. Có cô gái bịt mặt lại. Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh: « Đề tài rất thiết thực đối với người di dân. Có lẽ những sáng kiến, hành động để bảo vệ sự sống ở đây có một không hai trên thế giới ». Cha Hồng Phúc, Chính xứ nhà thờ chính tòa Phát Diệm, chia sẻ: « Bài thuyết trình của Cha Hồng Phước rất súc tích, ý nghĩa, cảm động và cảm phục DCCT ». Giờ ăn trưa, em Gioan Nguyễn Minh Tuấn (Ba Làng, Thanh Hóa) nói: « Bài thuyết trình của cha Phước giúp em hiểu sâu hơn nhiều điều về em và cuộc sống quanh em, giúp em ý thức hơn trách nhiệm của mình trong tình yêu, cuộc sống ». Bạn Nguyễn Thị Dung, 27 tuổi, công nhân may, quê Phát Diệm, nói: « Những hình ảnh thai nhi làm em sợ quá ! Em muốn nghe lại bài thuyết trình này vì ở trên gác em chỉ nhìn thấy hình mà không nghe thấy gì. Em tiếc là màn ảnh thì nhỏ, người lại đông, nhà thờ này rất bí, nên nhiều người không thể nghe nhìn được trọn vẹn ». Bài nói chuyện cũng như những chứng từ cụ thể và sinh động của chị Sang và chị Trần Thị Liễu, trưởng nhóm Bảo vệ sự sống của DCCT đánh động thực sự người xa quê Phát Diệm và Thanh Hóa.

Ban Tổ Chức đã đưa ra mục đích của buổi Họp Mặt Đồng Hương Di Dân Phát Diệm – Thanh Hóa này là « để sưởi ấm tình đồng hương và củng cố tinh thần đạo đức », nhưng nhiều người lấy làm tiếc là ở phần họp chung cũng như phần họp riêng của từng giáo phận, người xa quê có quá ít thời gian để có một sự liên kết, giao lưu với nhau nhắm tới một sự trao đổi, chia sẻ về công việc về cuộc sống hoặc được thông tin về tình hình quê nhà. Em Lê Văn Dũng, 23 tuổi, sv năm 3, đại học Giao thông, quê xứ chính tòa Phát Diệm, nói: « Tiếc quá, chúng em không có không gian, thời gian để giao lưu. Chúng em rất cần được gặp gỡ trao đổi với những người làm hoặc học cùng ngành để có thêm cơ hội việc làm, cơ hội hiểu biết và kinh nghiệm. Em mong muốn lần sau Ban Tổ Chức tạo cho các khối ngành nghề của hai giáo phận gặp nhau ». Em Phaolô Đinh Văn Dũng, 29 tuổi, sv Luật, quê Phúc Địa (Thanh Hóa), nói: « Chúng em được nghe quá nhiều, nhưng không có cơ hội để phát biểu ý kiến. Chúng em hoàn toàn bị động. Em nghĩ, nên tạo ra những cơ hội để đối thoại, chia sẻ ». Em Ignace Đỗ Văn Đạt, cựu sinh viên, trưởng nhóm sinh viên Ninh Bình, cùng ý kiến với bạn Dũng: « Buổi họp mặt này nghe nhiều hơn nói, thiên về thuyết giáo hơn là giao lưu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ và điều kiện như thế này, làm được như thế là tuyệt vời rồi. Em cảm thấy rất ấm áp khi gặp lại người cùng quê ». Nên chăng, các cha dành thời gian hơn, tạo nhiều cơ hội hơn, để hiểu cụ thể hơn cuộc sống xa quê của con cái mình, để lắng những chia sẻ, những niềm vui nỗi buồn của họ. Thực tế, Cha đặc trách di dân Phát Diệm Phaolô Nguyễn Tất Ứng và thầy Phaolô Nguyễn Xuân An đã vào Sài Gòn trước hàng tuần để đi đến nhiều khu vực có người di dân Phát Diệm sinh sống để thăm hỏi và thông báo ngày họp mặt. Đức Cha Giuse nói: « Sang năm tôi cũng muốn vào thật sớm để có thể trực tiếp đến thăm anh chị em được nhiều hơn ».

Trong buổi sinh hoạt theo giáo phận. Với tình thương của vị mục tử, Đức Cha Giuse đã làm rất nhiều người Phát Diệm cảm động khi ngài nói: “Cha rất thương chúng con Phát Diệm ở miền Nam. Cha là người Thanh Hóa, nhưng Thanh Hóa từ Phát Diệm mà ra, nên mỗi lần cha gặp người Phát Diệm, mỗi lần cha đến Nhà thờ đá cha đều nhớ đến cội nguồn của mình. Cha thán phục người Phát Diệm. Người Phát Diệm ở trong nước cũng như ở nước ngoài rất yêu và gắn bó với quê hương mình. Phát Diệm có một lịch sử hào hùng. Phát Diệm đã cống hiến cho Giáo Hội nhiều giám mụ, linh mục và nam nữ tu sĩ. Thanh Hóa có được như hôm nay là nhờ Phát Diệm…”. Tiếp theo, Cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, đại diện Giáo phận Phát Diệm và Cha Giuse Phạm Bá Lãm, trưởng ban tổ chức, cũng có những lời dặn dò chân tình của người cha với anh chị em xa quê là con cái của mình. Một ngày được cầu nguyện, được sinh hoạt tại giáo xứ Phát Diệm, tại Nhà Vãng lai Phát Diệm, anh chị em xa quê như được sống tại nhà của riêng mình.

Ngày họp mặt thành công ở Sài Gòn làm tôi lại nhớ đến những người xa quê Phát Diệm -Thanh Hóa ở những nơi khác như ở Hà Nội, Hải Phòng…trong đó, một bộ phận không nhỏ là những sinh viên. Hầu hết họ là con em xuất thân từ nông dân nên rất nghèo.Tôi biết nhiều gia đình ở Phát Diệm đã phải bán đất, bán nhà để cho con em được đi học. Vì thương gia đình, nhiều em vừa học vừa làm, nhiều em phải ăn mì tôm cả tuần để đi học, nhiều em phải chấp nhận sống rất chật chội, thiếu thốn vì không có tiền để thuê ở riêng. Là những thanh niên có hiểu biết, có trí thức, năng động, nếu họ được nâng đỡ, quan tâm dù chỉ về mặt tinh thần như những buổi họp mặt thế này, thì sau này họ sẽ trở thành những trí thức gắn bó, tha thiết xây dựng Giáo hội, những tông đồ nhiệt tình, xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn…Thực tế, những năm gần đây, sinh viên xa quê đã làm được khá nhiều việc đáng khích lệ: Sinh viên Thanh Hóa đã tổ chức nhiều đợt tĩnh tâm, nhiều đợt đi làm từ thiện; sinh viên Phát Diệm tại Hà Nội từ năm 2007 đến nay mỗi tháng duy trì việc ra một số Nội san sinh viên Phát Diệm, và hàng năm nhóm này tổ chức thành công nhiều đợt giúp thí sinh ở quê đi thi đại học nhằm giúp các em ổn định tâm lý đi thi đồng thể giảm bớt những chi phí, những gánh nặng cho gia đình thí sinh… Những việc của các em đáng được khích lệ biết bao ! Thật thiếu sót nếu ta không quan tâm đến sinh viên xa quê, một bộ phận trí thức Công giáo tương lai của Giáo hội. Việc vun đắp, xây dựng, phát triển con người còn quan trọng hơn việc xây dựng những cơ sở vật chất đồ sộ. Lúc ăn cơm, em Lê Anh T., sinh viên đại học Ngoại ngữ Tin học, quê giáo phận Phát Diệm, nói nhỏ với tôi: « Cha xứ ở quê em kia kìa, nhưng em ngại gặp cha lắm. Nhà em cách nhà xứ có 200m, nhưng cha chẳng biết em đâu vì ngài có bao giờ quan tâm xem xứ của mình có bao nhiêu em học phổ thông, bao nhiêu em học đại học cũng như việc các em xa quê ra thành phố học thế nào đâu ! ». Năm 2006, khi Nhóm Sinh viên Công giáo Phát Diệm thành lập tại Hà Nội, một số người phản đối cái tên Sinh viên giáo phận Phát Diệm và yêu cầu bỏ chữ giáo phận đi vì giáo phận không lập nên nhóm đó ! ( ? ), vì sợ rằng giáo phận có thể bị liên lụy ( ! ). Thiển nghĩ, việc các em sinh viên đó làm được những gì, sống đạo thế nào, làm thế nào để sống và học tập cho tốt mới là điều quan trọng chứ không phải là cái tên nhóm.

Sau thánh lễ sốt sắng do Đức Cha Giuse chủ tế là nghi thức chia tay. Việc Thánh giá Chúa Kitô được truyền đi từ trên xuống dưới cuối nhà thờ để người xa quê Phát Diệm – Thanh Hóa ý thức hơn được giá trị của sự hiệp nhất, yêu thương. Hàng nghìn người không phân biệt Phát Diệm hay Thanh Hóa đã bịn rịn chia tay các Chủ Chăn của mình, rồi chia tay nhau. Nhìn dòng người từ nhà thờ Phát Diệm tỏa ra các con đường để về nơi trọ của mình, tôi chắc rằng sau một ngày gặp gỡ tuy ngắn ngủi, nhưng mỗi người đều tìm được những niềm vui cho riêng mình dù những thao thức về cuộc sống vẫn canh cánh khôn nguôi bên lòng họ. Anh chị em xa quê Thanh Hóa và Phát Diệm ra về trong tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, tri ân Đức Cha, cảm ơn Ban Tổ Chức, Cha Chánh xứ và giáo dân giáo xứ Phát Diệm tại Phú Nhuận, Cha Giám đốc Dương Đình Tảo, quý cha Nhà vãng lai Phát Diệm, các cộng đoàn tu trì và mọi người đã hy sinh, vất vả, tạo mọi điều kiện phục vụ anh chị em trong ngày gặp mặt.

Nắng Sài Gòn vẫn còn rực rỡ. Anh chị em xa quê mong ước ngày gặp lại gần nhất.

Sài Gòn, 01/05/2009

Một người con Phát Diệm
 
3.500 di dân thuộc hai giáo phận Phát Diệm và Thanh hoá đã tham dự ngày truyền thống di dân tại Saigòn
VP Thanh Hóa
18:15 02/05/2009
SAIGÒN – Ngày Quốc tế lao động 01-05-2009 vừa qua, trên dưới 3.500 bà con di dân thuộc hai giáo phận Phát Diệm và Thanh hoá tại miền nam, đã tập trung về Nhà thờ Phát Diệm, thuộc quận Phú Nhuận, Saigon, để tham dự ngày truyền thống di dân lần thứ năm, do sáng kiến của Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh, đã được thực hiện từ năm 2005.

Xem hình ảnh

Đặc biệt từ hai năm qua, vừa là Giám mục Thanh hoá vừa là Giám quản Tông toà Phát Diệm, ngài đã tổ chức ngày truyền thống nói trên chung cho cả hai giáo phận Phát Diệm và Thanh hoá. Hiện tượng di dân tại Việt nam đang có chiều hướng mỗi lúc một gia tăng. Vì không có công ăn việc làm tại quê hương, hàng vạn người, nhất là từ miền Bắc, đổ xô về các tụ điểm công nghiệp và thành phố lớn tại miền Nam để tìm kế sinh nhai.

Mục đích của ngày họp mặt di dân là để nói lên sự quan tâm mục vụ của chủ chăn đối với những con chiên xa đàn. Làm thể nào để giúp đỡ họ giữ vững đức tin trong một môi trường xa lạ với một con số không to lớn bao trùm cuộc sống của họ ? Không tiền, không nhà, không trợ cấp, không bảo hiểm, không hứa hẹn…Chưa nói đến bao nhiêu cạm bẫy và hiểm nguy đang rình rập chung quanh và phía trước, nhất là đối với các bạn trẻ đến từ nông thôn chưa có vốn liếng kinh nghiệm làm hành trang phòng thân ? Có khi một lần ra đi, thay vì cải thiện cảnh sống, lại là một lần lầm lỡ hủy hoại cuộc đời.

Một ngày họp mặt không thể nào giải quyết tất cả những vấn đề to lớn ấy. Nhưng ít ra nó là một cơ hội để mọi thành phần dân Chúa gửi đến nhau thông điệp tình thương. Từ quê hương miền Bắc xa tít mù khơi, vị cha chung là Đức cha Giuse, cùng với 10 linh mục Phát Diệm, 21 linh mục Thanh hoá, chủng sinh, ứng sinh, nữ tu giáo dân, đã vượt qua hàng ngàn cây số, đem con tim giáo phận đến tận Saigon. Mỗi bên một công việc, miền Bắc lo nội dung, miền Nam lo tổ chức, đã kết hợp với nhau cách hài hoà và hiệu quả, tạo ra thành công hiển nhiên của ngày họp mặt.

Cha Giuse Phạm bá Lãm, Hạt trưởng hạt Phú thọ, đại diện cộng đồng Phát Diệm miền Nam, được đặt làm trưởng ban tổ chức. Từ suốt mấy tháng qua, không bao giờ tỏ dấu mệt mỏi, ngài đã cùng với cha Bùi bằng Khấn, chính xứ Phát Diệm, Phú Nhuận, cha Dương đình Tảo, giám đốc nhà Vãng lai Phát Diệm, cha Nguyễn quang Huy, giám đốc trụ sở Thanh hoá, hợp tác chặt chẽ với nhau để thông tin liên lạc, chuẩn bị hiện trường và phương tiện cho ngày lịch sử này. Ngoài Bắc, cha Nguyễn tất Ứng, chủ tịch ủy ban di dân Phát Diệm, Cha Trịnh quang Tịnh, chủ tịch ủy ban giáo dân Thanh hoá, cùng với cha Vũ thanh Long, giám đốc chủng viện Lê bảo Tịnh, cha Đỗ đình Tuấn, cha Nguyễn văn Vinh, dòng Mến Thanh giá Thanh hoá, ròng rã mấy tuần lễ, đã ráo riết chuẩn bị các tiết mục cho ngày họp mặt.

Về phía di dân, cơ hội gặp lại đồng hương là điều họ thường mơ ước. Xa quê, lận đận lao đao nơi xứ lạ, từng ngày nhung nhớ, họ chờ đợi ngày được ở bên cạnh nhau để chia xẻ vui buồn cuộc sống, nhất là được nghe những lời động viên khích lệ, những lời giáo huấn nhắn nhủ của các vị mục tử. Ngay từ ngày 30-04-09, hàng hàng lớp lớp di dân, có khi về từ rất xa như Kontum, Daklak, Phương Lâm, Bình Dương, Vũng Tầu, Long Thành, Mỹ Tho, Long xuyên…. đã kéo về Sàigòn. Một số đã đến xin ngủ qua đêm tại nhà vãng lai Phát Diệm, Phú Nhuận hay trụ sở Thanh hoá tại 386/18 Lê văn Sỹ, Sàigon.

Khởi đầu ngày họp mặt từ lúc 06g sáng, sau khi các tham dự viên làm thủ tục đăng ký, một loạt toà giải tội có các linh mục hai giáo phận ngồi chờ sẵn đã đón tiếp bà con di dân có dịp hoà giải với Thiên Chúa.

8g30, trong tiếng nhạc hùng tráng rộn ràng, với muôn vàn chiếc khăn quàng màu xanh Thanh hoá màu vàng Phát Diệm tưng bừng vẫy chào, đoàn quan khách gồm các cha gốc Phát diệm - Thanh hoá tại miền Nam và chủ toạ đoàn do Đức cha Giuse dẫn đầu đã tiến vào lễ đài khai mạc ngày hội ngộ. Những năm về trước lần nào cũng có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn chiếu cố viếng thăm. Rất tiếc năm nay vì bận công vụ, ngài không đến được với đại hội. Bù lại, thay mặt cho ngài, cha Phaolô Nguyễn trung Dong, chủ tịch ủy ban di dân tổng giáo phận Saigon đã có mặt trong những giây phút đầu tiên này.

Cha Giuse Phạm Bá Lãm, thay lời cho Ban tổ chức chào mừng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý khách, quý ân nhân và các bạn di dân trong hai giáo phận Phát – Thanh đã về tham dự ngày gặp mặt này. Khi ngỏ lời với các bạn di dân, ngài ôn lại truyền thống, tình thân giữa hai giáo phận “Thanh Hóa và Phát Diệm là một... qua những lần tổ chức gặp mặt con em di dân như thế này, càng nối kết tình thân bền chặt hơn...”. Ngài cũng nhắc các bạn di dân hướng đến các biến cố quan trọng như Năm Thánh Phaolô, Năm thánh 2010, kỷ niệm 5 năm Đức Cha Giuse nhận giáo phận Thanh Hóa (04.08).

Thay cho lời cảm ơn, các bạn trẻ di dân Phát Diệm thể hiện vũ khúc sôi động Saolê Ngày Xưa với ý chủ lực: Lạy Chúa con phải làm gì?

Sau vũ khúc, trước khi long trọng tuyên bố khai mạc, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã chia xẻ những lời đầy xúc động với di dân: ”mỗi lần có dịp gặp chúng con, trong cha lại dâng trào niềm thương cảm. Cha biết không ai trong chúng con muốn xa quê. Chỉ vì miếng cơm manh áo, chúng con đành phải ra đi. Rất nhiều người trong chúng con không tìm được nơi ở xứng đáng, không kiếm được việc làm. Với đồng lương ít ỏi, chúng con phải ăn uống chắt chiu dành dụm từng xu để trả tiền nhà tiền bệnh, tiền gửi về quê. Cha không thể quên được hình ảnh 4 bạn trẻ nữ trong chúng con chung một căn phòng trọ 4 mét vuông, ngày nào đi làm cũng phải đem đồ đi gửi chỗ khác kẻo mất trộm, ban đêm chỉ một người được nằm thay phiên nhau vì quá chật chội. Biết bao người trong chúng con phải trải qua những hoàn cảnh thương tâm như thế. Chúng con chính là sự thổn thức của bao nhiêu người ở lại quê. Hôm nay cha và các cha hiện diện nơi đây để nói lên niềm thương đối với chúng con. Chúng con hãy tin rằng giáo phận mẹ và các giáo phận nơi chúng con tạm cư, Đức Hồng Y, quý cha, quý ân nhân và tất cả mọi người luôn dành cho chúng con những tình cảm quý mến...”

Ngay sau lời khai mạc của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cha Giuse Bùi Bằng Khấn cùng với Hội đồng mục vụ, Hội các bà mẹ Công giáo giáo xứ đã lên tặng hoa và nói lên lời cảm ơn Đức cha, cảm ơn cha đại diện giáo phận Phát Diệm, cảm ơn Ban tổ chức đã tin tưởng chọn giáo xứ làm nơi tổ chức ngày gặp mặt: “giáo xứ lấy làm vinh dự...”

Ngày hội được tiếp nối bằng bài thuyết trình của cha Nguyễn Hồng Phước, dòng Chúa Cứu Thế với đề tài BẢO VỆ SỰ SỐNG. Việt Nam hiện nay là một trong ba nước có tỷ lệ phá thái cao nhất trên thế giới (cùng với Trung Quốc và Bangladesh). Do hoàn cảnh di dân, các bạn trẻ dễ lâm vào tệ nạn này. Làm thế nào để không phạm tội ác phá thai, đó là mục tiêu phần chia xẻ của cha thuyết trình viên. Ngài lần lượt trình bày cho các bạn trẻ những quan niệm sai lệch về tình yêu dẫn đến hành vi sát hại thai nhi và sau đó, giới thiệu những nhân chứng đã trải qua những tình huống đầy kịch tính của vấn đề. Quả là một đề tài thiết thực nên đã được mọi người chăm chú lắng nghe tán thưởng.

13h30, Ngày họp mặt được tiếp tục với phần sinh hoạt theo giáo phận. Đây là phần chương trình người di dân mong đợi, vì là dịp quý báu họ được tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cha xứ của họ. Nhiều thắc mắc về hôn phối, bí tích, tôn giáo đã ồ ạt tuôn ra như nước vỡ bờ để cha con soi sáng cho nhau. Những tiết mục văn nghệ ngẫu hứng cũng đã thi nhau xuất hiện trên diễn đàn như làm sống lại tình tự và kỷ niệm quê hương giữa nơi thành phố xa xôi này. Tất cả đều như mang chở cùng một tâm tình của Đức Cha Giuse, vị cha chung của hai giáo phận: “Cha thay mặt cho các cha có mặt cũng như vắng mặt, những người thân thương ở quê để nói với chúng con lời này: mọi người đều yêu chúng con! Mọi người rất yêu chúng con và hướng lòng về chúng con!”

Cao điểm của ngày họp mặt là thánh lễ. Đúng 15h00, đoàn đồng tế 32 vị tiến vào nhà thờ trong bài ca nhập lễ vang lừng niềm vui của những người “từ muôn phương về hát mừng tình thiên thu của Chúa”. Kết luận cho phần chia xẻ Lời Chúa, Đức Cha Giuse đã động viên tinh thần các tham dự viên bằng những lời đầy lạc quan: “mọi người biết chúng con rất khổ, nhưng cũng tự hào khi biết nhiều bạn trong chúng con đã làm chứng và sống tốt đức tin trong môi trường đầy khó khăn này. Đó chính là niềm kiêu hãnh, sự an tâm và niềm hy vọng cho tất cả những ai thao thức trăn trở khi nghĩ đến chúng con. Chúng con hãy tiến vào lòng đời bằng sức mạnh của Đấng Phục Sinh. Cha tin ở chúng con...”.

Thánh lễ càng thêm phần ý nghĩa khi cha Tổng đại diện Tổng giáo phận Saigon đến đồng tế, đem theo sứ điệp và lời chúc mừng của Đức Hồng Y GB Phạm minh Mẫn gửi cho đại hội. Ngài cũng thay lời cho Đức hồng y cảm ơn Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã tổ chức ngày di dân thật ý nghĩa. Theo ngài Phát Diệm và Thanh hoá là hai giáo phận đã đi đầu trong việc tổ chức ngày họp mặt di dân.

Kết thúc thánh lễ, trong nghi thức sai đi, Đức cha Giuse đã trao thánh giá luân lưu cho di dân kèm theo lời nhắn nhủ “mỗi người chúng con hãy đón nhận lấy Thánh giá Chúa, niềm tin và sức mạnh từ Thánh giá sẽ gìn giữ chúng con trong tình yêu của Ngài, chúng con cũng hãy mang Thánh giá Chúa đi muôn nơi, giới thiệu Chúa cho tất cả mọi người, cho tất cả nhưng nơi chúng con hiện diện. Nguyện thánh giá Chúa ban bình an cho chúng con”.

Trong tiếng hát vang vọng của linh hoạt viên…ĐỪNG QUÊN NHÉ ĐỪNG QUÊN NHÉ, mọi người tần ngần lưu luyến chia tay nhau, lòng thầm nhủ mong sao mùng 01-05-2010 mau đến để ta lại gặp nhau.
 
Hình ảnh của giáo xứ Bến Hải, Gò Vấp, Sài Gòn, mừng Tháng Hoa về
Hà Tiến Đạt
18:19 02/05/2009
 
Cảm nhận ngày Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chính thức về nhậm quản giáo phận Ban Mê Thuột
LM. Giuse Trương Đình Hiền
18:30 02/05/2009
ĐI QUA BỜ BÊN KIA
(Mc 6,45)

Cảm nhận ngày Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản chính thức về nhậm quản giáo phận Ban Mê Thuột

29.04.2009

Kể từ bản tin cuối ngày 21.2.2009: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chọn cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, thuộc hàng linh mục giáo phận Qui Nhơn, làm Giám mục chính tòa giáo phận Ban mê Thuột…cho tới khi Đức Cha Vinh Sơn Bản chính thức về nhậm quản giáo phận ngày 29.04.2009, thời gian đếm được tròn 68 ngày, trải qua 3 mùa Phụng vụ: mùa Thường niên, Mùa Chay và mùa Phục Sinh.

Đối với Đức Cha Vinh Sơn, có lẻ thời gian đó chưa dài đủ để dự cảm hết thế nào là gánh nặng và thách đố của cuộc đời Giám mục, hay để chuẩn bị đầy đủ hành trang cho sứ vụ Mục tử trong tương lai. Còn riêng đối với cộng đồng Dân Chúa giáo phận Ban Mê Thuột, thời gian trên quả là cần thiết và thích hợp để chuẩn bị: ”tiếp cận” dần dần với Vị Tân Chủ Chăn xa lạ đến từ một vùng đất “ngoại biên”, đất Qui Nhơn, giáo phận “mẹ” hay “bà nội” của nhiều giáo phận miền Trung, trong số đó có cả giáo phận Ban Mê Thuột.

Nhưng rồi chuyện gì đến phải đến. Ngày lễ kính Thánh nữ Catarina thành Siêna đã được hai giáo phận Ban Mê Thuột và Qui Nhơn đồng thanh chọn lựa để đón và đưa. “Mẹ già” Qui Nhơn trong ngậm ngùi tiếc nuối tiển đưa “người con ưu tú” lên đường về xứ lạ; trong khi đó gia đình “giáo phận cháu” Ban Mê hân hoan đón rước “cô dâu Vinh Sơn” về “tòng phu, tòng tử” ! Mặc dầu không có chút gì giống với lễ nghi hôn phối của người đời khi bà con hai họ đưa tiễn và đón rước cô dâu; nhưng với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, ngày ra đi lìa xa tổ ấm giáo phận Qui Nhơn, nơi đã “mang nặng đẻ đau” và tần tảo chăm sóc gần hơn nửa cuộc đời để bây giờ đến “nhập tịch và phục vụ” cho một cộng đoàn giáo phận được giao phó…quả thật đã âm vang một chút gì đó như “giọt nước mắt xa mẹ của cô dâu trong ngày vu quy”, cho dù sau đó chỉ còn lại những nụ cười rạng rỡ khi mái ấm “giáo phận góa 3 năm” mở rộng vòng tay đón tiếp “tân lang vào tiệc cưới”.

Không cần phải nhắc lại những “lễ nghi” của cuộc đưa tiễn và đón rước. Công việc nầy đã có ban văn hóa truyền thông của giáo phân Ban Mê Thuột tường thuật chi tiết trên trang mạng của giáo phận. Ở đây, chỉ muốn ghi lại chút cảm nhận “đằng sau” biến cố mục vụ nầy trong “lăng kính phúc âm” mà trích đoạn Tin Mừng Mác-cô 6,45-56 như một gợi ý:

Lập tức, Đức Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia…(Mc 6,45)

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì “Tôi còn những chiên khác không thuộc rà nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10,16)

- Hãy “qua bờ bên kia” vì xem ra những khổ đau, bệnh tật, đói khát lầm than nơi nào cũng chẳng thiếu. Họa chăng có thiếu, hay có một điều chỉ dám ước mơ đó là: bàn tay yêu thương và quyền năng sẵn sàng cuối xuống để thoa dịu và mở ra để ban phát.

Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì biết đâu nơi đó lại đang có cuộc tập họp đông đảo những anh chị em khố rách áo ôm, màn trời chiếu đất để “ăn mày phép lạ”, mà thực chất đó chính là sự đói khát Lời Chúa và chân lý cứu độ, đói khát những quyền tự do cơ bản của con người, đói khát những giá trị luân lý tốt lành đang bị xóa mòn tự gốc rễ…sự khốn cùng đói khát đã hơn một lần khiến “Ai đó” phải chạnh lòng thổn thức: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt…” (Mc 6,34)

- Hãy “qua bờ bên kia”, để chung tay với bao người thiện chí mà xây dựng đất nước quê hương, cho “cây rừng còn xanh lá”, cho “hoa vẫn nở trên đường quê hương”, cho “chim xanh vè đậu trên cành” và cho cá tung tăng giữa những con suối nhỏ…

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì hoàng hôn đã khép và bình minh đang ló rạng, ngày mới đã lên ngôi mang theo hơi ấm của tình người nối kết và qui tụ, mang theo hành trang của hiệp nhất và sẻ chia và mang theo ngọn gió tươi vui, hy vọng để “mùa xuân ân thánh” được giữ mãi trong tim mọi người…

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì vẫn còn mãi trên vạn nẻo đường đời, nào: những ánh mắt em thơ đang ngóng đợi nụ cười trìu mến của người cha, nào những trái tim rạo rực của các bạn trẻ đang chờ mong ánh lửa nhiệt tình và thánh thiện để khơi lên, nào những bàn tay rã rượi, những đầu gối mõi mòn của các bậc làm cha, làm mẹ đang khát khao có được người ủi an thông cảm và nào, các gia đình trẻ với muôn vàn áp lực của truân chuyên và thách đố cuộc đời đang mong ước nhận được những giọt “rượu mới Cana” cho dù phải đợi chờ tới “Giờ đã định”

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì đó chính là “mệnh lệnh” của Thầy chứ không phải sự “ngẩu hứng” của con hay của một tham vọng chính trị nào đó.

- Hãy “qua bờ bên kia”, nhưng không phải để bám trụ và xây lâu đài hưởng thụ ở đó mà là để yêu thương và phục vụ.

- Hãy “qua bờ bên kia”, vì đó là tiếng gọi của Chúa Thánh Thần; và vì thế hãy sẵn sàng mở lòng để lắng nghe và cầu nguyện.

Chắc chắn “bờ bên kia”, “bờ giáo phận Ban mê Thuột” sẽ còn nhiều điều thú vị để Đức Cha Vinh Sơn khám phá, thể hiện và sống trọn vẹn tác vụ thánh mà Chúa đã ân trao.

Chỉ ước mong sao khẩu hiệu mà Đức Cha chọn lựa cho thừa tác vụ giám mục của mình: SPIRITU AMBULATE, sẽ mới mãi và âm vang mãi trên từng cây số của cuộc đời giám mục, để nhờ đó, sẽ vang vọng trong muôn vạn trái tim…
 
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường giáo xứ Phú Hòa
Martin Lê Hoàng Vũ
19:32 02/05/2009
SAIGÒN - Sáng Thứ bảy ngày 2/5/2009 tại giáo xứ Phú Hòa, Sài gòn đã diễn ra thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng thánh đường mới. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Giáo phận Sài gòn đã về chủ tế thánh lễ đồng tế, cùng với cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng hạt Phú Thọ, cha Gioan B. Đoàn Vĩnh Phúc, cha Antôn Mai Đức Huy, chánh xứ Phú Hòa và khoảng 25 quý cha trong và ngoài giáo hạt Phú Thọ và đông đảo khách mời giáo xứ.

Xem hình ảnh

Trong phần bài giảng, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã nói về ước mong của cộng đồng dân Chúa ở khắp mọi nơi là xây dựng những ngôi nhà cho Chúa ngự.Điều này có nền tảng vững chắc từ trong Thánh Kinh, Đavít đã ước mong xây dựng một ngôi nhà cho Chúa ngự ở giữa dân. Đức cha kể lại trong một lần cùng với Đức Hồng y về lại thăm Đất Mũi Cà Mau, những vùng quê nghèo nhưng đã có những nhà thờ mới khang trang mọc lên. Và công việc xây dựng nhà Chúa là cộng việc chung, chứ không phải là của riêng cộng đoàn giáo xứ Phú Hòa, mà ai cũng có phần đóng góp vào đó, rộng hơn nữa là tình hiệp thông trong toàn giáo phận. Giáo xứ Phú Hòa tuy đời sống của người giáo dân còn nhiều khó khăn nhưng đã tích góp để xây dựng lại một ngôi thánh đường mới và hôm nay với thánh lễ đặt viên đá đầu tiên là một bước khởi đầu tốt đẹp.

Sau bài giảng, cha chánh xứ Phú Hòa đọc văn thư Đức hồng y chấp thuận cho xây dựng thánh đường mới giáo xứ Phú Hòa. Kế đó, Đức cha Phêrô làm phép diện tích xây dựng, tiếp nhận viên đá đầu tiên được rước từ cuối nhà thờ lên, đặt viên đá vào hố móng và các ân nhân đóng góp cho công trình thành đường giáo xứ được mời lên trình diện Đức cha.

Lược sử Giáo xứ Phú Hòa

Giáo xứ Phú Hòa được hình thành vào năm 1958, lúc đó có 11 gia đình Công giáo đầu tiên đến định cư tại xã Phú Thọ Hòa.

Năm 1959, Cha cố Tôma Phạm Ngọc Biểu đã thành lập họ đạo mới, lấy tên là Phú Hòa thuộc giáo xứ Phú Bình hạt Phú Thọ.

Ngày 1/5/1973 thánh đường giáo xứ Phú Hòa được khánh thành, và nhận thánh Giuse Thợ làm bồn mạng

Năm 1991, nhà thờ Phú Hòa được đại trùng tu.

Ngày 27/9/1991 với quyết định số 116/VP-91 của Tòa Tồng Giám mục do ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình ký, Giáo họ Phú Hòa được tách ra khỏi giáo xứ Phú Bình. Tạm thời giao cho cha Hạt trưởng Tân Sơn Nhì phụ trách cho đến khi có cha xứ chính thức.

Từ năm 1991 -2007 giáo xứ Phú Hòa được các linh mục đặc trách chăm lo mục vụ.

Ngày 4/10/2007 Giáo xứ Phú Hòa đón cha Antôn Mai Đức Huy được bổ nhiệm về làm chánh xứ đầu tiên và giáo xứ cũng trở về hạt Phú Thọ

Giáo xứ Phú Hòa hiện nay có 635 gia đình với 2569 giáo dân và diện tích đất nhà thờ 918,4m2. Phú Hòa là giáo điểm truyền giáo, đang phát triển không ngừng cả về vật chất lẫn tinh thần, giáo dân ngày càng đông, nhà thờ hiện nay đã quá nhỏ hẹp, giáo dân đi tham dự thánh lễ phải đứng tràn ra đường, nhà thờ xuống cấp trầm trọng, mùa mưa dột và ngập nước, mùa nắng nóng nực, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo xứ. Vì thế cha xứ cùng toàn thể giáo dân đi đến quyết định xây dựng thánh đường mới.
 
Các em thiếu nhi giáo xứ Vũ Hòa thuộc giáo phận Phan Thiết dang hoa kính Đức Mẹ
Lm Giacôbê Tạ Chúc
19:48 02/05/2009
PHAN THIẾT - Anh chị em thuộc Giáo xứ Vũ Hòa, Giáo phận Phan thiết, dâng hoa đầu tháng năm: tháng kính Mẹ. Trong tháng năm, người ta tôn vinh người mẹ, mẹ trần gian và mẹ ở trên trời. Những điệu múa, những bông hoa dâng cho Mẹ. Xin Mẹ thương và cầu bàu cùng Chúa, cho Giáo hội, cho quê hương và mọi người được sống bình an.
 
Vấn nạn muôn thuở: Làm sao để phát triển Ơn gọi Thiên triệu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:58 02/05/2009
Chúa Nhật IV Phục Sinh

Đọc lịch sử, ta nhận ra điều này: ít có ai dị ứng với Tin Mừng. Cũng hiếm có ai hận thù hay phỉ báng Chúa Giêsu. Thế mà vẫn có đó nhiều người, xưa lẫn nay, cảm thấy khó chịu khi nghe nói đến Hội Thánh. Cũng cần chân nhận rằng ít có ai cảm thấy khó chịu với Hội Thánh Chúa xét như là “Đoàn Dân Thiên Chúa” hay là “Dấu chỉ Nước Trời”. Cơ cấu phẩm trật chỉ là một khía cạnh của Hội Thánh, thế nhưng người ta dễ đồng hoá Hội Thánh với những vị sống đời tu trì, với hàng giáo sĩ nói riêng. Và khi muốn công kích, đả phá Hội Thánh thì người ta lại nhằm vào số vị này. Quả thật, người ta cũng có lý của họ, vì chính hàng giáo sĩ, nhũng người trong bậc tu trì vốn có vị trí và vai trò không thể phủ nhận trong đời sống cũng như sự phát triển của Hội thánh.

Hằng năm, cứ vào ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh, đoàn tín hữu lại được dịp hướng về ơn thiên triệu linh mục, và dĩ nhiên được mở rộng ra với ơn gọi tu trì nói chung. Cầu nguyện, cầu xin cho ơn gọi tu trì, ơn gọi linh mục trổ hoa kết trái là điều chính đáng và phải đạo, vì cho đến nay “lúa đang chín đầy đồng mà thợ gặt vẫn còn quá thiếu”. Dù rằng đó đây, nơi này nơi khác, có vài tín hiệu vui khi số ơn gọi linh mục gia tăng, nhưng xét chung thì vẫn thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu. Có nhiều Đấng chủ trương rằng cần chú trọng đến “chất lượng” hơn là “số lượng”. Một chủ trương hầu như ít có ai phàn nàn, nếu không muốn nói là sẵn sàng ủng hộ cả hai tay. Tuy nhiên vừa bảo đảm chất lượng vừa tăng số lượng thì vẫn là điều rất đáng ước mơ và phải tìm mọi cách để thành hiện thực.

Có thể trong một vài năm, tại một vài địa phương, số ơn gọi tu trì và ơn gọi linh mục có tăng. Bản tin Vietcatholic News ngày 02-4-2009: “Theo Niên Giám 2009 của Tòa Thánh, công bố ngày 28-2-2009, số linh mục trong Hội Thánh tiếp tục gia tăng và năm 2007 có 408.024 vị tức là tăng thêm 762 vị so với năm trước đó. Phi và Á châu có số linh mục tăng nhiều nhất: 27,6 và 21,2%. Số linh mục tại Mỹ châu đứng yên, trong khi số linh mục tại Âu và Úc châu giảm 6,8 và 5,5% trong cùng thời gian từ 2006 đến 2007.

Trong cùng thời gian vừa nói, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Hội Thánh tăng thêm 0,4% và năm 2007 có gần 116 ngàn thầy (115.919), tăng thêm 439 thầy. Sự gia tăng này diễn ra tại Á, Phi trong khi tại tại Âu và Mỹ châu, số chủng sinh giảm 2,1 và 1%”. Tuy nhiên xét theo từng chu kỳ dài từ 30 dến 50 năm và so với số tín hữu thì cần thú nhận rằng số ơn gọi linh mục và tu sĩ nam nữ thực sự suy giảm. Trước hiện tượng suy giảm số người theo đuổi ơn gọi tu trì nói chung và ơn gọi linh mục, người ta tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân và dễ đồng thuận với một vài nguyên nhân sau:

1.Đời sống vật chất ngày càng phát triển cùng với các tiện nghi đầy đủ, phong phú đã dần hình thành cái tâm lý hưởng thụ nơi con người, nhất là nơi người trẻ. Ngày nay người ta không chỉ biết lao tác để phục vụ nhu cầu ăn no, mặc ấm mà còn tìm mọi cách để có cái ăn ngon, mặc đẹp. Các nhu cầu giải trí cũng ngày càng đa dạng, bắt mắt, cuốn lòng. Thư giản ( Relax ) dần trở thành một nhu cầu không dành riêng cho giới quý tộc hay người giàu có. Sự khổ chế không chỉ dần vắng bóng trong thực hành mà còn rất ít được đề cập, thậm chí còn bị xem như là một điều gì đó của thời chưa phát triển nếu không muốn gọi là lỗi thời.

2.Với hệ quả của tâm lý hưởng thụ, các gia đình có thêm nguyên cớ để hạn chế số con cái. Ít con, thậm chí chỉ một hoặc hai đứa con, thì bố mẹ qua cưng chiều theo khả năng của mình nên vô tình tạo một tâm lý quy ngã và như thế khó hun đúc chí cống hiến nơi con cái. Ít con, thì bố mẹ cũng không tha thiết gì với vấn đề hiến dâng con cái cho đời sống tu trì, chưa kể tâm lý muốn có người nối dõi tông đường.

3.Tạm gọi là “cuộc cách mạng giải phóng tính dục” cũng đã tác động trên người trẻ tâm lý hưởng thụ. Bên cạnh đó các dịch vụ giải trí truyền hình, phim ảnh… thường nhan nhãn phô bày cảnh yêu đương, các quan hệ giới tính. Một trong những nhu cầu vừa đẹp, vừa lôi cuốn cứ mãi đập vào mắt vào tai con người thì thật khó cưỡng lại. Hệ quả kéo theo là việc sống trinh khiết hay giữ sự khiết tịnh dường như là điều bất khả với rất nhiều người, nhất là với giới trẻ.

Một vài nguyên nhân được nêu trên có thể gọi là nguyên nhân khách quan, nghĩa do tác động của môi trường, cuộc sống hiện đại. Ngoài ra không thể không nói đến nguyên nhân chủ quan tức là chính đời sống tận hiến tu trì. Theo cuộc thăm dò mới đây ở nước Mỷ do Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Tông đồ giáo dân (Center for Applied Research in the Apostolate) tại trường Đại học Georgetown, trong một cuộc nghiên cứu thực hiện cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, thì 85 % số tân linh mục đã trả lời rằng chính các linh mục là những người động viên họ. Con số, nhất là số tương đối, nhiều khi rất hàm hồ. Tuy nhiên con số 85% một cách nào đó đã nói lên chân lý: hữu xạ tự nhiên hương. Một cuộc sống tu trì tận hiến, một hình ảnh linh mục thánh thiện, nhiệt thành, xả thân vì chiên trong đàn lẫn ngoài đàn, chính là một lời động viên, một lời mời gọi giới trẻ quảng đại dấn thân, cách hùng hồn và thuyết phục. Và ngược lại, cần chân nhận rằng nếu số ơn gọi giảm sút thì cũng phải xem xét lại hình ảnh các cuộc đời đang theo đuổi ơn gọi hiện hành có biến dạng hay kém phảm một cách nào đó chăng. Không dám to gan quả đoán cách hồ đồ, vô căn cứ, nhưng vẫn có thể luận suy từ những chứng cứ mà lịch sử để lại. Những khi Hội Thánh càng có nhiều mục tử thánh thiện thì ơn gọi linh mục, tu sĩ càng nỡ rộ. Quy luật “hữu xạ, tự nhiên hương” dường như mãi đúng với mọi hoàn cảnh.

Trước hiện trạng trên, Hội Thánh không ngừng tìm mọi cách thế để cổ võ ơn thiên triệu. Trên hết, trước hết vẫn là gia tăng lời cầu nguyện dưới mọi hình thức, vì tất cả đều là ân sủng Chúa ban. Đức Bênêđictô XVI tái khẳng định điều này trong sứ điệp ngày thế giới cầu cho ơn thiên triệu 2009: “Bổn phận đầu tiên của chúng ta là duy trì sống động lời cầu xin của chúng ta, qua lời cầu nguyện không ngừng, để sáng kiến này ( là chọn gọi những người cộng tác ) của Thiên Chúa được thực hiện nơi các gia đình và các giáo xứ, nơi các phong trào và hội đoàn dấn thân trong sứ mệnh tông đồ, nơi các cộng đoàn tu trì và nơi tất cả các cơ cấu của đời sống địa phận.”

Song song với việc gia tăng lời cầu, thì các sáng kiến được thực hiện để khuyến khích thanh thiếu niên chọn đời tận hiến quả là một nổ lực đáng trân trọng và đáng tán dương. Góp phần vào công cuộc to lớn ấy, xin mạo muội có một vài thiển ý:

Cần tìm mọi cách thế để giải quyết các vấn nạn, đúng hơn là nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm ơn gọi đã nêu trên. Chắc chắn không thể, và không được phép kìm hảm sự phát triển của xã hội, của khoa học kỷ thuật... Tuy nhiên chúng ta có thể quảng bá cách thế hưởng dụng tiện nghi vật chất cách khôn ngoan, quân bình, trong sự liên đới trách nhiệm với tha nhân, với anh chị em đang chịu cảnh khốn khổ, bất hạnh...

Khuyến khích các gia đình sinh nhiều con cái, quả là vấn nạn dường như khó có lời giải, và đôi khi, nếu thiếu cẩn trọng và hiểu biết thì chính chúng ta lại trở thành đối tượng cho nhiều thể chế, quốc gia lên án. Dù rằng lời dạy của Hội Thánh về việc sinh con có trách nhiệm đã rõ ràng, nghĩa là vợ chồng cần bàn bạc, thống nhất và chủ động sinh con trong khả năng nuôi dưỡng và giáo dục của mình, thì cũng có đó rất nhiều gia đình Công giáo, dù đủ khả năng nhưng vẫn tìm cách hạn chế sinh con. Các mục tử thường bỏ ngõ vấn đề này cho lương tâm của họ và thực tế thì họ như vẫn “yên lương tâm” cách nào đó. Nhiều đấng bậc đã có sáng kiến mời gọi các gia đình noi gương tổ phụ Abraham hiến dâng đưa con một cho Thiên Chúa. Thành công thì cũng có nhưng rất hoạ hiếm, còn thất bại là chuyện bình thường như cơm bữa.

Chuyện đối phó với cuộc cách mạng tính dục, hay tìm cách kiểm soát các phương tiện thông tin, hướng dẫn người trẻ làm chủ các phương tiện “nghe nhìn” thì đã có đó nhiều phương pháp và biện pháp, thế nhưng cần thú nhận rằng rất khó đạt kết quả như mong ước, nếu không muốn nói là nhiều khi sự việc như ngoài tầm tay. Phải chấp nhận rằng vấn nạn không dễ chút nào, vì nếu không khó thì đã không thành vấn đề. Không thể khoanh tay chịu cảnh bất lực, chúng ta cần nổ lực hơn nữa để làm tất cả những gì có thể để cho ơn gọi thiên triệu lại được phục hồi và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Một điểu rất có thể mà bản thân xin được nhấn mạnh trong bài chia sẻ này đó là hãy làm sạch và đẹp các hình ảnh linh mục, tu sĩ nam nữ trước nhan Thiên Chúa và trước mặt người ta. Hiệu quả của dịch vụ tiếp thị, quảng cáo là điều không thể chối cãi. Càng có nhiều mục tử nhận hậu, nhiều linh mục, tu sĩ thánh thiện, nhiệt thành, biết sống xả thân...xuất hiện trước mắt người ta, thì chắc chắn sẽ càng có nhiều người tự nguyện chọn con đường tận hiến theo ơn gọi thiên triệu. Kinh nghiệm cha ông chúng ta vẫn còn đó: “Hữu xạ tự nhiên hương”, “ lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.

Không phải chỉ một lần trong năm, nhưng cứ mỗi Chúa Nhật IV Phục Sinh lại về, ước gì những ai đang sống trong ơn gọi thiên triệu linh mục, tu sĩ biết tìm cách làm tốt, làm sạch, đẹp con người của mình, đời sống của mình theo hình ảnh Thầy chí Thánh Giêsu Kitô, vị Mục Tử nhân lành, là Con Chiên tinh tuyền, là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Chắc chắn không có ơn Chúa thì ta không thể làm đựơc sự gì. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng Thiên Chúa vốn không hề dè sẻn ân thiêng, nhất là trong việc chính đáng và phải đạo như thế này. Có lẽ phần còn lại là ỏ phía chúng ta. Chữ chúng ta ở đây là toàn thể nhân loại, toàn thể các Kitô hữu, chứ không riêng gì các đấng bậc trong đời tu trì. Kitô hữu giáo dân không sống bậc tu trì ngoài việc cầu nguyện dưới các hình thức, thì vẫn có trách nhiệm làm tốt, làm sạch, đẹp các linh mục, tu sĩ nam nữ, trong khả năng và hoàn cảnh của chính mình. Ước gì tâm lý “ kính nhi viễn chi” hay tâm lý sợ “phạm đến cha là phạm đến Chúa” hay sợ “ bất kính với người tu trì thì sẽ bị Chúa phạt” sẽ chẳng còn ám ảnh khiến họ sống thụ động và vô tình trở thành “tắc trách” ( thiếu trách nhiệm ).

Lạy Chúa, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh này, con không chỉ hát, dù hát là cầu nguyện hai lần, bài ca: “Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt. Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi...” nhưng con sẽ làm điều này, điều này... Và tôi nghe như Chúa trả lời: “Được, Ta sẽ chờ xem con làm những gì. Nhưng không phải chỉ trong ngày Chúa Nhật IV Phục Sinh đâu, mà trong nhiều ngày, nhiều ngày khác nữa nghe con.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dân Thái Bình vượt khó khăn cản trở để về với Mẹ Công lý Thái Hà
Phóng viên Hà Nội
01:13 02/05/2009
THÁI HÀ - Trước sự ngăn chặn quyết liệt của công an và chính quyền Thái Bình, các giáo dân hành hương Thái Hà theo lời kêu gọi của Giám mục Nguyễn Văn Sang đã phải hết sức vất vả.

Đội kèn nữ Giáo xứ An Lạc – Huyện Vũ Thư đã cùng nhau khởi hành bằng xe máy qua hơn 10 km đến Thành phố Thái Bình mới lên xe ô tô khi 22 giờ đêm. Ô tô khởi hành theo hướng đi vòng qua Hải Hưng để tránh sự ngăn chặn của cảnh sát, mặc dù đi đường này phải mất thêm 70 km đường so với hướng Nam Định.

Đoàn đến Hà Nội khi 1h30 sáng, khi xe rẽ vào phố Đại Cồ Việt sang Kim Liên thì bị 5 cảnh sát giao thông chặn lại thu hết giấy tờ. Mặc dù xe chở đúng số người, giấy tờ xe đầy đủ, nhưng cảnh sát không cho đi tiếp. Cảnh sát giao thông nói rằng sẽ trả lại giấy tờ khi lái xe đưa toàn bộ hành khách cách Hà Nội phía Ngọc Hồi, nếu không sẽ giữ xe 3 tháng.

Họ giải thích rằng đây là Công an Thái Bình điện lên, yêu cầu đưa xe và người về lại Thái Bình và vì ngày mai ở Thái Hà có biểu tình (?)

Với điều kiện đó, và là lái xe ngoại tỉnh nên lái xe đã phải đưa toàn bộ hành khách gồm 16 chị em nữ trên xe xuống Ngọc Hồi cách nơi đã đến 18 km thì CSGT mới trả lại giấy tờ xe.

Giữa vùng ngoại thành vắng lặng, toàn đoàn là chị em, nhưng chị em đã nhất định đòi xuống bằng được. Chị em nhất định dù có phải đi bộ cũng phải về bằng được đến Thái Hà để hành hương.

Nhất là sau khi nghe tin đồn ở Thái Bình là linh mục Khải đã bị bắt, họ càng quyết tâm hơn đến Thái Hà để hiệp thông và cầu nguyện cùng Mẹ công lý, cho Cha Khải và đồng bào Tây Nguyên đang có nguy cơ bị triệt hạ đời sống.

Được tin đó, anh chị em giáo dân từ các xứ Kẻ Sét, Thái Hà, Hàng Bột, Nhà Thờ Lớn, Hàm Long… đã tập trung đuổi theo xe đến tận Ngọc Hồi thì mới đón được chị em xuống. Khi đó, mấy công an đã rút êm tự khi nào sau khi đã nhận 500.000 đồng từ lái xe.

Nhìn cảnh chị em từ nông thôn lên đến Hà Nội lôi thôi với dàn kèn, trống giữa đêm khuya sương lạnh nơi ngoại thành xa xôi mà không ai không cảm thấy chạnh lòng và khâm phục tinh thần của họ.

Giáo dân Hà Nội đã gọi 3 taxi để đưa chị em về nhà thờ Thái Hà khi 3h sáng 2/5/2009.

Khâm phục tinh thần chị em đội kèn nữ Giáo xứ An Lạc – Thái Bình và sự quả cảm, mến khách của anh em giáo dân Hà Nội.

Những hình ảnh này cũng như những lời kể sau đây có thể chưa lột tả hết những nỗi vất vả của chị em nhưng đã nói lên lòng yêu mến mẹ Thái Hà.

Hà Nội 3h 40 phút ngày 2/5/2009

 
Công an Thái Thụy và Tiền Hải ngăn chặn và sách nhiễu giáo dân hành hương đến Thái Hà
CTV Chúa Cứu Thế
02:13 02/05/2009
Giáo dân mang theo ảnh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chụp ở biển Thái Bình. Họ dương ảnh ngài lên và kèm theo khẩu hiệu học tập gương đạo đức Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Lúc vào thành phố có giơ lên. CA bắt hạ xuống. Giáo dân: Tại sao? CA: Vì chỉ có học tập đạo đức Hồ Chí Minh Thôi. Giáo dân: Không biết đạo đức HCM. Thái Thuỵ-Trưa 1/5/2009, mỗi ngõ trong làng Cam Châu, thuộc xã Thuỵ Liên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, đều có cac công an đứng chặn đường. Mặc dù vậy, các chị em trong đội kèn đồng vẫn xé lẻ đội hình tìm cách ra khỏi làng và tìm đủ cách giấu được kèn và đồng phục mang theo. Vì CA ra lệnh các xe ở khu vực không được chở chị em, cho nên mọi người phải đi cách nhà khoảng 15 km mới đón được xe đi Hà Nội. CA phát hiện đã lệnh cho nhà xe phải buộc chị em xuống giữa đường. Khoảng 18 h chiều 1/5/2009, qua 3 lần bắt xe 12 chị em trong đội kèn nữ Cam Lâm mới đến được ở Thái Hà. Còn hơn chục chị em nữa vẫn đang trên đường đi.

Tiền Hải-Công an huyện Tiền Hải đe doạ các nhà xe ở giáo xứ Châu Nhai, xã Nam Thanh không cho giáo dân ở đây đi hành hương Thái Hà. Giáo dân vẫn kiên quyết lên đường. Khi đón xe đi tới thị trấn huyện Tiền Hải, cán bộ Chu Mạnh Hoàn, Trưởng CA huyện Tiền Hải, trực tiếp chỉ đạo thuộc cấp, ngăn chặn và xách nhiều đoàn hành hương, không cho đi. Giáo dân phải xé lẻ, đi bộ, luồn lách, lội ruộng khoảng 10 km. Mới đón được xe. Khi tới bến xe Gia Lâm và Giáp Bát, giáo dân tiếp tục hỏi đường và đi bộ về Nhà thờ Thái Hà.

Ông Bùi Văn Minh, một giáo dân trong đoàn cho biết: Giáo dân mang theo ảnh Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chụp ở biển Thái Bình. Họ dương ảnh ngài lên và kèm theo khẩu hiệu học tập gương đạo đức Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Lúc vào thành phố có giơ lên. CA bắt hạ xuống. Giáo dân: Tại sao? CA: Vì chỉ có học tập đạo đức Hồ Chí Minh Thôi. Giáo dân: Không biết đạo đức HCM. Thế giương ảnh lên như thế có gì sai ở đây không? CA: Không sai. Giáo dân: Vậy tại sao bắt hạ? Khoảng gần 100 giáo dân đã tới Thái Hà lúc 18 h chiều nay như thế sau những chặng đường trắc trở và những cuộc đấu lý với CA.
 
Việt Nam là một trong 10 nước hạn chế tự do blog nhiều nhất
Người Việt
08:25 02/05/2009
NEW YORK (NV) - Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) có trụ sở ở New York vừa phổ biến một bản tường trình nói rằng Việt Nam là một trong những nước hạn chế quyền tự do thông tin dưới hình thức viết báo mạng cá nhân (blogs) tệ hại nhất trên thế giới.

Bản tường trình của CJP được phổ biến nhân kỷ niệm “Ngày Tự Do Báo Chí Toàn Cầu” mùng 3 Tháng Năm hầu nhắc nhở mọi người đến tình trạng thiếu tự do thông tin báo chí ở các nước độc tài đảng trị hoặc tôn giáo quá khích hay quân phiệt.

Mười nước được CJP đưa lên đầu bảng “phong thần” tệ hại nhất theo thứ tự là Miến Ðiện, Iran, Syria, Cuba, Saudi Arabia, Việt Nam, Tunisia, Trung quốc, Turkmenistan và Ai Cập.

Trong bản phúc trình thường niên công bố hồi Tháng Ba vừa qua, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) ở Pháp cũng vẫn nói rằng tự do báo chí ở Việt Nam nằm trong số những nước bị giới hạn nhiều nhất trên thế giới. Báo chí truyền thông hoàn toàn nằm trong tay nhà nước và ký giả đều là những công chức ăn lương để làm theo lệnh đảng và nhà nước. Người nào không đi đúng chính sách thông tin một chiều và dối gạt dư luận đều bị trừng trị.

RSF còn xếp Việt Nam vào một trong số 12 nước kiểm soát Internet chặt chẽ nhất trên thế giới mà họ gọi là “kẻ thù của Internet”.

Tất cả hệ thống báo đài với hơn 700 cơ quan truyền thông và hơn 15,000 người được cấp thẻ nhà báo ở Việt Nam nhưng không hề có một tờ báo tư nhân dù hiến pháp của chế độ long trọng xác nhận quyền tự do báo chí.

“Các người viết báo mạng cá nhân (bloggers) đã liều lĩnh điền thế vào khoảng trống của các nguồn tin độc lập tạo ra bởi một chính sách truyền thông do nhà nước kiểm soát.” CJP viết về việc giới hạn blogs ở Việt Nam. “Nhà cầm quyền đã phản ứng bằng cách gia tăng thêm sự kiểm soát với những qui định chặt chẽ hơn. Nhà nước CSVN đã kêu gọi các công ty dịch vụ internet quốc tế như Yahoo, Google và Microsoft cung cấp cho họ tin tức chi tiết về các người dùng các diễn đàn báo mạng cá nhân.”

CJP nêu ra cho thấy CSVN hồi Tháng Chín năm ngoái đã bỏ tù người viết báo mạng cá nhân Ðiếu Cày 30 tháng tù chỉ vì ông đã dùng blog của ông để phổ biến thông tin “ngoài luồng”. Ông cũng là một người tích cực tham dự các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước qua những buổi biểu tình chống Trung Quốc bá quyền cuối năm 2007 sang đầu năm 2008.

Lê Doãn Hợp, khi mới được cử làm thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông CSVN, hồi Tháng Tám 2007, đã lên tiếng đe nẹt đám ký giả ăn lương nhà nước là muốn giữ được bát cơm ăn hàng ngày, “cứ đi đúng lề đường bên phải”.

Ngay từ thời này, nhà cầm quyền Hà Nội đã tìm cách trấn át sự bùng phát của người viết blogs ở Việt Nam nhưng không thành công mà một tờ báo nhà nứơc đã nói rằng “buộc cẳng chim trời”.

Hàng triệu người ở Việt Nam đã mở blogs qua mạng “Yahoo 360” từ sinh viên học sinh đến ca sĩ, nhạc sĩ, đại biểu quốc hội, những người đấu tranh dân chủ. Một số ký giả trong hệ thống báo chí nhà nước viết blogs để nói những điều mình không thể diễn tả qua các báo đài nhà nứơc.

Trước đà phát triển chóng mặt của blogs với những thông tin hấp dẫn gồm cả những tin tức nhà cầm quyền CSVN muốn bưng bít hoặc bóp méo sự thật, ngày 18/12/2008, Bộ Thông Tin Truyền Thông của chế độ ra một thông tư về “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet”. Trong đó, phần chính là nhắm kiểm soát người dùng blog để thông tin, cấm họ không được dùng blog để đưa tin tức gì ngoài “thông tin cá nhân”.

Hầu như những người viết blogs từ Việt Nam sử dụng Yahoo 360 hoặc các mạng điện tử Internet quốc tế khác đều dùng bí danh. Nhà cầm quyền CSVN đã điều đình và đòi hỏi các công ty dịch vụ Internet quốc tế phải cung cấp cho họ dữ kiện người viết blogs cư ngụ ở Việt Nam. Nhưng những công ty này lại bị ràng buộc bởi luật lệ của các nước tây phương cấm cung cấp danh tính thật của người viết blogs sau sự đả kích của quốc hội Hoa Kỳ khi Yahoo cung cấp tên thật để nhà cầm quyền Bắc Kinh bỏ tù người viết blog.

Quốc hội Hoa Kỳ cũng cảnh cáo Yahoo về chuyện này nên người ta không rõ trong thực tế Yahoo, Google và Microsoft đã chiều theo ý của Hà Nội để làm ăn kinh doanh ở những nước này hay chưa.

Cũng trong ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, tổ chức Freedom House ở Hoa Kỳ cho hay sự tự do báo chí trên thế giới trong năm qua đều tồi tệ hơn.

(Nguồn: Người Việt Online, Friday, May 01, 2009)
 
Giám mục và giáo dân Thái Bình hành hương đến Thái Hà ngày 2 tháng 5 năm 2009
Phóng viên DCCT
08:38 02/05/2009
THÁI HÀ - Từ sớm khách hành hương từ các nơi đến Thái Hà khá đông, vì hôm nay là thứ bảy đầu tháng.

Số tín hữu đến từ Thái Bình đông nhất, vì nay là ngày hành hương của Thái Bình tại Thái Hà, theo thông cáo của Đức Cha.

Các đội kèn thỉnh thoảng lại cử một bài thánh ca hoành tráng. trong ngoài thánh lễ.

Nhà thờ đang làm lễ thứ hai trong buổi sáng. Cha Phượng DCCT giảng gì mà thiên hạ vỗ tay không ngừng. Tôi chạy vào thì nghe được phần sau ngài hỏi: Cộng đoàn có muốn bỏ Chúa khi gặp khó khăn thử thách không? – Không! Có muốn không theo Chúa khi bị chặn xe không?-Không! Có muốn làm chứng cho Chúa giữa một xã hội đàn áp và đàn áp có hệ thống như chúng ta thấy không? Có ( Vỗ tay).

Đang lúc ấy chúng tôi thấy mọi người hướng ra bên ngoài. Đức Cha Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình đến. Trông ngài dạo này khoẻ mạnh và phong độ.

Chúng gặp Đức Cha và các cha. Có khoảng hơn chục cha theo ngài.

Đức Cha nói: “Công an Bộ gọi tôi. Anh Luận. Tôi nói: “CA nói sai một lần rồi. Tôi không tin nữa. CA nói 100 nghìn giáo dân Thái Bình đốt nến ở Thái Bình. (Không biết nói khi nào ở đâu, nhân dịp nào, chúng tôi không có thời gian hỏi Đức Cha). Tôi thấy các ông càng chặn, người ta càng đi. Thông cáo tôi làm đúng luật Giáo Hội và xã hội”. Đức Cha nói: “Lần sau CA chặn từ đâu thì mình đi bộ “hành quân” từ đấy”. “Tôi sẽ làm đơn phản đối lên Bộ vì CA Tiền Hải, Thái Bình, bảo tôi tổ chức biểu tình”.

Cha Quát, xứ Nam Lỗ, nói: “Đức cha ra thông cáo. Xứ con giáo dân đi đông lắm. Xe máy, xe hơi đều bị chặn. CA chặn nhưng mình vẫn đi. Mình không đi mình hèn. CA chặn xe, dân không đi được thì thôi. Còn mình mà không đi được thì người ta bảo mình ngu”.

Cha Hoà, xứ Bồng Tiên, nói: “Có cái thông cáo của Đức Cha mà CA náo loạn thiên cung. CA Thái Bình đi khắp các xứ. Ở xứ Bồng Tiên, CA huyện đến giữ toàn bộ giấy tờ xe của các nhà xe”.

Cha Cầu, Tổng Đại Diện nói, CA cũng gọi điện thoại về TGM Thái Bình để dò hỏi và tìm cách ngăn chặn cuộc hành hương. Giáo dân nhiều xứ gọi điện thoại báo cho tôi biết xe họ thuê đều bị CA chặn không cho đi”.

Nhiều cha và dân nói, giáo dân lên xe ngoài đi tại bến, cũng bị CA lên xe lôi xuống.

Cha Hinh, xứ Sài Quất nói, xe giáo xứ ngài đi tới Cầu Chui, Gia Lâm, Hà Nội, còn bị CA chặn. Giáo dân xuống đi taxi vào Hà Nội.

Lúc này khoảng 10 sáng. Trời đã nắng nóng. Nhà thờ Thái Hà trong ngoài người đi lại vui như hội. Cha Phượng đã làm xong lễ thứ 2. Đội kèn xứ nào đang cử bài Kinh Hoà Bình.

Trong nhà thờ lại người ta đang đọc kinh. Ngoài sân, có người đang xin khấn và ký tên vào bản kiến nghị không khai thác bauxite. Nhiều người khác đang xem các bảng thông tin đặt quanh nhà thờ, nơi có gắn hình ảnh và bài viết về vấn đề Bô xít và Chiếm đất hồ Ba Giang và các giấy mời giấy triệu tập linh mục Nguyễn Văn Khải.

Rất nhiều giáo dân đeo các khăn quàng cổ rất lạ. Tôi không biết họ thuộc các hội đoàn đạo đức nào.

Trong khi đó, 4 cha DCCT đang ngồi toà giải tội. Rất đông người đang xếp hàng giải tội.

12 h sẽ có lễ hành hương chính ngày do Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang, chủ tế.
 
Đêm thắp nến cầu nguyện cho dân tộc và đất nước
Nguyên Huy/Người Việt
15:24 02/05/2009
SANTA ANA, California (NV) - Trên 500 đồng hương thuộc nhiều tôn giáo khác nhau đã tập trung về Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, vào chiều tối hôm Thứ Năm 30 Tháng Tư vừa qua để cùng nhau tưởng niệm và cầu nguyện cho sự vẹn toàn của đất nước và tự do hạnh phúc cho dân tộc.

Trong sân trước Ðền Thánh của trung tâm, một sân khấu lớn được dựng lên. Lá cờ lớn của Tự Do và Chính Nghĩa mầu Vàng Ba Sọc Ðỏ phủ kín đáy sân khấu làm nền cho bàn thờ Tổ Quốc với hình ảnh Việt Nam hình chữ S mỏng manh, và càng mỏng manh hơn khi mọi người đang nhớ đến hiện tình Việt Nam mà CSVN đang vì quyền lợi riêng mà nhượng đất nhượng biển và nhượng cả đến sự khai thác tài nguyên của đất nước cho Trung Cộng.

Ba hồi chuông trống giục giã, mọi người cùng nghiêm chỉnh cử hành lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt và kính cẩn trong phút mặc niệm do anh em cựu quân nhân QLVNCH hướng dẫn.

Khởi đầu buổi lễ là các vị lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo lớn của người Việt đã cùng nhau dâng trước bàn thờ Tổ Quốc một vòng hoa tưởng niệm đến các chiến sĩ và đồng bào đã Vị Quốc Vong Thân và đã hy sinh trên đường tìm tự do.

Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, giám đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, đã ngỏ lời chào mừng đồng hương không phân biệt tôn giáo đã cùng tập trung về đây đêm nay để cùng nhau cầu nguyện. Linh mục này nói: “Chúng ta dù có khác nhau về tôn giáo nhưng chúng ta lại cùng là con của Mẹ Việt Nam. Ðêm nay chúng ta cùng thắp lên ngọn nến này để cầu nguyện xin ơn trên ban phép lành cho quê hương đất nước và dân tộc”.

Ngay sau đó, ông Vũ Quang Lương, phó chủ tịch Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, người phụ trách diễn tiến buổi lễ, đã cho mở màn bằng một khúc ca “Quê hương là chùm khế ngọt... Quê hương chỉ có một... Nếu ai không biết không lớn nổi thành người”.

Tiếp sau đó là một đoạn phim chiếu về Ngày Quân Lực năm 1974 với những hình ảnh oai hùng của các quân binh chủng QLVNCH và sự oai hùng đó đã được thực tế chiến trường chứng minh. Tương phản với những hình ảnh oai hùng này là hình ảnh thảm thương của người dân Việt khi CSBV đã đặt được nền cai trị trên toàn lãnh thổ. Càng nhìn những hình ảnh cũ và nghe những lời dẫn giải lại càng thấy xót đau cho dân tộc Việt Nam phải vướng vào những tranh chấp của các thế lực quốc tế để ngày nay đất nước lại đang trên bờ vực tiêu vong vì sự hèn nhát của những người lãnh đạo Cộng Sản.

Sau chương trình chiếu phim là phần phát biểu của quan khách tham dự. Phó Thị Trưởng Westminster Tạ Ðức Trí và Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Sergio Contreras cũng bầy tỏ sự ủng hộ nhiệt tình với cuộc tranh đấu của cộng đồng người Việt, vì cuộc tranh đấu ấy là cuộc tranh đấu có chính nghĩa.

Sau đó, các đại diện đoàn thể, tổ chức như Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo Phận Orange, Phong Trào Giáo Dân, Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng cũng lên bầy tỏ những ưu tư về hiện tình Việt Nam trước sự tiếp tay của CSVN cho Trung Cộng chiếm đóng dần dần đất nước.

Vào lúc 8 giờ, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo gồm Mục Sư Trần Thanh Vân, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Linh Mục Nguyễn Uy Sỹ, Hiền Tài Phạm Văn Khảm và Giáo Sư Nguyễn Thành Long đã lần lượt dâng Lời Cầu Nguyện. Tất cả những lời cầu nguyện của các vị này đều mong mỏi đất nước và dân tộc Việt Nam sớm thoát khỏi chế độ Cộng Sản để dân tộc sớm được hưởng cảnh ấm no hạnh phúc trong một đất nước tự do, dân chủ, nhân quyền được tôn trọng.

Trong khi đó thì hàng trăm ngọn nến được các vị tu sĩ chia nhau đến người tham dự cùng thắp lên trước đó. Mọi người cùng giương cao những ngọn nến và cùng cầu nguyện với các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo đang hành lễ trước bàn thờ Tổ Quốc.

Kết thúc chương trình Thắp Nến Cầu Nguyện, một bản lên tiếng đã được ban tổ chức đọc lên trong đó gồm các điểm ủng hộ cuộc tranh đấu đòi tự do đang diễn ra ở trong nước, mong CSVN tỉnh ngộ và ý thức được trách nhiệm trước nguy cơ mất nước, đòi CSVN phải ngưng ngay các cuộc đàn áp, khủng bố và hãy trả tự do cho các nhà tranh đấu dân chủ, kêu gọi Hoa Kỳ, đặc biệt là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hãy cụ thể giúp đỡ các tôn giáo đang tranh đấu đòi công lý và tự do tôn giáo.

Sau buổi thắp nến cầu nguyện, phần lớn người tham dự đã ở lại cùng ca hát chung những khúc quân hành xưa và nghe một chương trình ca nhạc đấu tranh do các bạn trẻ trong cộng đồng giáo dân cùng các cựu quân nhân QLVNCH trình bày. (N.H.)

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=94278&z=1)
 
Đồng hành với dân tộc: một cơ hội lớn
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
15:41 02/05/2009
ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC: MỘT CƠ HỘI LỚN

VietCatholic xài “đồ cũ”

Tối 29-04-2009 tôi vào trang mạng VietCatholic để tìm tin tức sốt dẻo thì thấy ở đầu “điểm nóng” là lá thư ngỏ của HĐGM/VN gửi Quốc Hội và các Hội đồng nhân dân sau Đại Hội các Giám mục năm 2002. Tôi nghĩ Ban Điều Hành VietCatholic cũng giống bà mẹ nhà quê thấy con đau thì đi tìm lại cái toa thuốc bác sĩ đã cho bảy tám năm về trước. Tôi đoán được tâm trạng của VietCatholic trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng do vấn đề bauxite Tây Nguyên tạo nên: bức xúc trước câu chuyện thời sự nóng bỏng, lại muốn có được một tiếng nói của lãnh đạo Công Giáo để đem ra trình làng nhưng tìm không ra, VietCatholic đành chấp nhận “xài đồ cũ” là cho đăng lại một tài liệu cách đây mới có 7 năm.

Lỡ tàu

Thật ra thì bauxite Tây Nguyên không phải là chuyện mới, vì đã được quyết định từ Đại hội Đảng khoá IX nghĩa là cách đây đã bảy tám năm. Trong số những người đầu tiên lên tiếng về vấn đề hệ trọng này, phải kể đến vị công thần của chế độ: đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng trong số các vị lãnh đạo tôn giáo, thì người đầu tiên công khai bày tỏ lập trường là hoà thượng Thích Quảng Độ vào ngày 29-03-2009. Sau khi đọc lời kêu gọi của hoà thượng, tôi thầm nghĩ: Giáo Hội Công Giáo tuyên bố “đồng hành với dân tộc” nhưng lại thêm một chuyến… lỡ tàu.

Vấn đề bauxite Tây Nguyên

Nếu bauxite Tây Nguyên không phải là chuyện mới như vừa nói trên đây, thì vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm kể từ cuộc hội thảo tại Dak Nông ngày 28-10-2008 với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bô-xít, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.” Nói cho chính xác thì tại Việt Nam tuy có đến trên dưới 700 tờ báo viết (“bằng chứng” của “tự do báo chí” !), bauxite Tây Nguyên là đề tài báo chí chỉ (được phép) đề cập đến cách qua loa mà thôi. Trong khi đó, ai có điều kiện đọc các tài liệu trên mạng, thì các bài viết về đề tài này nhiều vô số kể, đặc biệt trong thời gian gần đây. Đáng lưu ý hơn cả là bản kiến nghị của một nhóm trí thức đứng đầu là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiếp theo sau là nhiều nhà khoa bảng, nhiều nhân vật tên tuổi ở trong cũng như ngoài nước, thuộc nhiều lãnh vực khác nhau: khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng, chỉ sau 3 ngày lưu thông trên mạng đã có tới 132 chữ ký, và thêm 2 ngày nữa là trên 1000. Riêng VietCatholic trong thực tế là diễn đàn của người Công Giáo ở trong cũng như ngoài nước, thì cũng phải đợi đến trung tuần tháng 4 vừa qua mới bắt đầu lên tiếng. Nhưng cũng từ thời điểm này bauxite Tây Nguyên trở thành điểm nóng của diễn đàn với nhiều bài viết mỗi ngày.

Khi lửa Thái Hà lan đến Tây Nguyên

Gần một tháng sau phiên xử phúc thẩm (27-03-2009) khi ngọn lửa Thái Hà có vẻ như đang chùng xuống thì nó lại được thổi bùng lên qua giờ cầu nguyện của giáo xứ Thái Hà tiếp theo sau lễ chiều ngày 25-04-2009. Theo đài BBC thì vị chủ tế, cha Nguyễn Văn Khải, đã “nhấn mạnh đến những tác hại của việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên như sẽ huỷ hoại môi trường sống, nguy hiểm cho an ninh quốc gia…” Và sau đó nhiều người đã ký tên vào một đơn kiến nghị ủng hộ môi trường sống ở Tây Nguyên, phản đối dự án bauxite.

Rồi từ Việt Nam qua Mỹ

Chưa hết. Ngọn lửa đang cháy dữ dội ở Việt Nam chưa kịp dập tắt thì nó đã lan qua Mỹ. Và người cầm đuốc châm lửa chính là linh mục Lê Quang Uy: chỉ mấy ngày sau khi bài “Hãy cứu lấy Tây Nguyên” được đưa lên mạng, thì theo lời cha Uy: “Không phải dăm ba chục người, hay vài trăm người, mà là hàng ngàn người khắp mọi nơi, Bắc Trung Nam, trong nước ngoài nước, đủ mọi thành phần, già trẻ lớn bé, từ bà nội trợ đến những cô giáo, từ anh xe ôm đến ông bác sĩ, từ chị tiếp thị đến cụ già hưu trí, từ chú công nhân đến bạn sinh viên… Có người ghi tên trọn vẹn cả gia đình, vợ chồng, con cái, dâu rể, cả tên những em bé mà họ ghi rõ “chưa đi học”. Chúng tôi thoáng băn khoăn, ơ hay, “chưa đi học” thì đâu đã ý thức gì mà bảo là ủng hộ với lại chống đối một chuyện tày đình của đất nước ? Nhưng rồi chúng tôi kịp hiểu ngay: đây là chuyện ảnh hưởng cả dân tộc, cả thế hệ. Em bé tý xíu chưa biết gì, nhưng cha mẹ bé kiên quyết không muốn con cháu mình phải gánh chịu hậu quả bi đát do sự hèn nhát câm lặng của thế hệ đi trước”…

Sở dĩ lời kêu gọi của các cha Lê Quang Uy và Nguyễn Văn Khải được hưởng ứng hết sức nồng nhiệt, là vì từ lâu lắm rồi, người tín hữu Công Giáo chỉ chờ đợi một tiếng nói từ phía người lãnh đạo. Qua vụ Toà Khâm Sứ - Thái Hà, ta có thể quả quyết rằng chỉ cần người lãnh đạo dám noi gương vị Mục Tử hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, người tín hữu Công Giáo hôm nay có một đức tin đủ mạnh để sẵn sàng hy sinh vì công lý, vì sự thật. Nhất là các bạn trẻ, họ không thể hiểu được, và ngày càng tỏ ra bất bình trước sự thinh lặng, trước vẻ thờ ơ của các vị lãnh đạo tôn giáo của mình. Ta có thể nhận thấy điều đó chẳng hạn qua lời tâm sự của Cát Nguyên, tác giả bài “Vì sao đi lễ nhưng tôi không nghe giảng?” (VietCatholic 27-04-2009), hay của Gio-an Lê Quang Vinh: “Mục tử im tiếng trước bạo quyền là mục tử không nhân lành” (VietCatholic 20-04-2009).

Tất cả đều là chuyện đất

Chuyện đất Toà Khâm Sứ, đất Thái Hà, hay đất Tây Nguyên, tất cả đều là chuyện đất. Thế nhưng khi ta tranh đấu để đòi lại đất Toà Khâm Sứ hay đất Thái Hà, cho dù mục tiêu tối hậu là công lý, là sự thật, thì đối với những người ngoài Công Giáo, chúng ta chỉ tranh đấu cho quyền lợi của chúng ta. Nhưng khi ta hiệp lực tranh đấu để đất Tây Nguyên khỏi bị tàn phá, thì ta cùng với mọi giới đồng bào trong cả nước tranh đấu cho quyền tối thượng, cho sự sống còn của cả Dân tộc chúng ta. Thế thì đây là cơ hội ngàn năm một thuở để ta chứng minh rằng không phải ta chỉ đứng xa xa, tay xỏ vào túi quần, miệng hô hoán “đồng hành với Dân tộc”, nhưng trước hiểm hoạ khôn lường đe doạ sự tồn vong của Dân tộc, ta thật sự cùng một nhịp tim, cùng một hơi thở, cùng một tiếng nói với mọi giới đồng bào nhắc cho giới lãnh đạo hôm nay rằng đất nước này không phải của riêng một nhóm người nào, rằng ngay cả khi có lợi về mặt kinh tế (và điều này chưa chứng minh được), thì còn phải quan tâm đến các mặt khác nữa như môi sinh, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng… rằng “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã là quá đủ.

Đảng hay Dân tộc?

Khi Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng khẳng định rằng khai thác bauxite Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước (Cộng sản việt Nam), và khi các chuyên gia hàng đầu về nhiều lãnh vực khác nhau chứng minh rằng khai thác bauxtie Tây Nguyên là đưa Dân tộc đến sự tự huỷ diệt, thì mỗi người dân Việt Nam đều đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là nhắm mắt làm ngơ cho Đảng muốn làm gì thì làm, hoặc là mạnh mẽ lên tiếng phản đối kế hoạch khai thác để đảm bảo sự sống còn cho cả Dân tộc Việt Nam.

Kết luận

Khi bị kết án là theo Tây, theo Mỹ, là đứng bên lề Dân tộc, người Công Giáo Việt Nam chúng ta nổi xung là chuyện dễ hiểu, vì kết án như vậy là có phần vội vã, hồ đồ. Nhưng hôm nay, đối diện với một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, gây những hậu quả tai hại vô cùng to lớn, không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho nhiều thế hệ mai sau, nếu chúng ta, các tín hữu Công Giáo, vốn chiếm không dưới 7% dân số Việt Nam, mà cứ bình chân như vại, không có nổi một tiếng nói chung, thì như lời đức cha Nguyễn Văn Tân đã nói cách đây không lâu, liệu chúng ta sẽ trả lời làm sao cho các thế hệ mai sau ?

Sài-gòn, ngày 03 tháng 05 năm 2009

pascaltinh@gmail.com
 
''Người đi hành hương thường phải... cầm gậy trong tay để vượt qua núi rừng, phải đối mặt với hiểm nguy sóng gió bão táp
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
18:45 02/05/2009
Bài giảng của Đức Cha F.X. Nguyễn Van Sang tại Đền Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà ngày 02/05/2009

Kính thưa Cha bề trên Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Chính xứ Giáo xứ Thái Hà,

Kính thưa các Cha tổng đại diện,

Các Linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo hữu thân mến,

Hôm nay là ngày hạnh phúc của Gp Thái Bình, vì được hành hương tới Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT tại Hà Nội. Chúng tôi đi hành hương theo đúng ý nghĩa của nó xưa nay vẫn được hiểu trong Giáo Hội. Theo tinh thần trước đây, hành hương là một người hoặc một nhóm người cần phải ăn năn sám hối đền tội, đến viếng một nơi thánh nào, do Toà Thánh hoặc các Cha linh hồn chỉ định, thường cách xa nơi mình ở. Đường đi thường gian nan vất vả, có khi đến các nơi xa xôi, có khi phải đến các nước khác. Người đi hành hương thường phải đi bộ, đeo bị trên vai, cầm gậy trong tay để vượt qua núi rừng. Phải đối mặt với hiểm nguy sóng gió bão táp, mưa nắng, bệnh tật… Khi đến nơi hành hương được lĩnh ơn Toàn xá hay giảm bớt hình phạt, hoặc được những ơn đặc biệt do Chúa, Đức Mẹ hay một vị thánh phù trì ban cho.

Chúng tôi đi hành hương từ Thái Bình, chắc chắn về mặt loài người yếu đuối, cũng có nhiều tội lỗi phải đền bù. Nhưng trên con đường đi, không phải không gian nan vất vả. Song, chúng tôi, vì lòng yêu mến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nên sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại để tỏ lòng trung thành với Mẹ yêu dấu của mình và làm bổn phận của những người hành hương.

Thật, chúng tôi hành hương đến Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là nơi tôn kính người Mẹ uy quyền phép tắc hằng cứu giúp trong mọi lãnh vực, cả về lý thuyết lẫn thực hành. Đức Mẹ với danh hiệu là Mẹ chẳng lẽ không ra tay cứu giúp đoàn con trong lúc khó khăn hoặc cần đến những ơn của Chúa?

Tôi sực nghĩ đến một câu chuyện cổ bên Đức: ở một xóm làng kia có hai mẹ con sống rất ngọt ngào yêu thương, nhưng người con bị ảnh hưởng xã hội, trên đà truỵ lạc, trở thành một đứa con hư, đầu trôm đuôi cướp, xì ke ma tuý. Anh ta gia nhập một băng cướp có tên tướng rất bạo tàn, ra lệnh cho anh ta phải lập một công trạng thật to mới được tuyên dương là anh hùng và đảm nhận chức vụ lớn trong tổ chức. Điều kiện là phải giết mẹ mình và mang trái tim mà nộp cho hắn để thử thách lòng chung thuỷ. Trằn trọc suy nghĩ mất mấy đêm rồi anh ta bị sa chước cám dỗ giết mẹ mình, lấy trái tim rồi lên đường tới sào huyệt trộm cướp. Trên đường đi, mưa to bão lớn, sấm chớp đùng đùng, sét đánh tứ tung, ngăn cản bước chân anh ta đi tới sào huyệt. Mấy lần anh ta bị sét đánh ngã lăn ra vệ đường, rồi lại chỗi dậy nồm cồm tiến bước, nhưng vẫn giữ chặt trái tim người mẹ trong tay ôm trước ngực của mình. Cho đến một lúc cơn sét đánh kinh hoàng, vật cổ anh ta xuống vệ đường, trái tim của người mẹ cũng bị văng vào bụi gai bên đường. Còn người con bất nhân đó nằm sõng xoài trên đường nhưng vẫn chưa chết. Lập tức có tiếng nói từ trái tim người mẹ trong bụi gai vọng ra: Khổ thân con, con có đau lắm không…???

Ôi ! người mẹ, dù sau khi trái tim bị mất khỏi lồng ngực, bị văng vào bụi gai nhưng không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ đến con, dù con tội lỗi bất hiếu. Như vậy, người mẹ yêu mến con mình không phải chỉ trong khi còn sống, mà ngay cả sau khi đã chết. Điều đó, phải chăng được áp dụng cho Đức Mẹ của chúng ta là Đấng Hằng Cứu Giúp như chính Đức Giêsu mà trong Tin Mừng Thánh Gioan đã nói: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình cho đến tận cùng” (Ga 13,1). “Tận cùng” ở đây vừa là tận cùng của thời gian, từ khởi sự cho đến hoàn thành, bây giờ vã mãi mãi, vô biên vô tận, mà còn là tận cùng theo hết khả năng của Thiên Chúa mà định nghĩa là “Tình yêu”.

Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn yêu thương chúng ta là con cái của Ngài như vậy. Ngài yêu thương khi còn tại thế, trong hoàn cảnh của một con người giới hạn, ở một đất nước Giuđêa. Ngài đã yêu thương khi đón nhận lời thiên sứ truyền tin bằng câu nói “FIAT – XIN VÂNG” để dâng trót cuộc đời làm dụng cụ tốt lành cho Thiên Chúa sử dụng trong công trình vĩ đại nhất là nhập thể đem ơn cứu độ cho mọi người, mọi nơi và mọi thời cho đến tận thế. Yêu thương khi lang thang trên các con đường mòn xứ Giuđêa tháp tùng đoàn môn đệ đi cùng Chúa Giêsu trên đường truyền giáo. Sau cùng, yêu thương đồng hành với con trên đường thập giá. Yêu thương ôm ấp nỗi khổ đau trên núi Canvariô để được chọn làm mẹ cả và nhân loại.

Song, yêu thương như vậy cũng chỉ là yêu thương của một con người tại thế bị trói buộc trong hai khả năng lý trí và ý muốn, mà bất cứ ai trong bản tính nhân loại mỏng giòn không thể nào vượt qua được như chính con người trong mọi trường hợp bị mắc kẹt trong sự hiểu biết và mọi ý muốn, muốn nhiều nhưng không thực hiện được, biết nhiều nhưng cũng không thể mong muốn. Đó là cái khổ của một con người, con người tại thế. Đức Maria đã yêu thương cho đến tận cùng của một con người, vì tình yêu bị dừng lại trong bản chất của con người cũng như giới hạn trần gian. Song, một khi con người đã thoát khỏi những trói buộc của thể xác, cũng như bất cứ một linh hồn nào trong cõi dời sau, sự hiểu biết cho đến vô hạn. Sự ước muốn càng được thực hiện mạnh mẽ để chiếm đoạt lấy đối tượng mà yêu đã làm nên đau khổ và hạnh phúc mà ở đời này chỉ là hình bóng trong những vở thảm kịch trên sân khấu hay ở trường đời. Chính sự hiểu biết và lòng ước muốn ấy đã làm ra luyện ngục trong cõi đời sau vì linh hồn hiểu biết Chúa đáng yêu chừng nào, nhưng bị tội lỗi cầm buộc lại. Sau này hạnh phúc trên thiên đàng, hiểu biết Chúa bao nhiêu thì càng thoả mãn yêu mến Chúa bấy nhiêu. Đức Mẹ cũng là phàm nhân đã được tạo thành trong nước Chúa, đã thoát khỏi trói buộc của xác thịt thế gian mà trước đây Đức Mẹ đã phải kinh qua. Cho nên, dù lòng Đức Mẹ như trời như biển cũng không thể hiểu thấu hay thông cảm với những đau khổ, thiếu thốn của những con cái trong thời đại Đức Mẹ hay là trong các thời đại khác tiếp diễn về sau. Cụ thể, lòng thương xót và quyền năng của Đức Mẹ chỉ giới hạn trong xóm làng Nazareth, tại tiệc cưới Cana…

Ngày nay, với tình trạng của Đức Mẹ hồn xác lên trời, nhất lạ Mẹ được đặt làm Nữ Vương trời đất muôn vật, Đức Mẹ một phần cũng giống như con người, linh hồn có thể thấu hiểu đến chỗ vô biên và khả năng muốn được thực hiện, được nâng cao, nhưng sao được bằng Nữ Vương trời đất. người Mẹ vô cùng phép tắc nhưng cũng rất nhân hậu, hiểu biết thấu đáo các con cái của mình ở khắp nơi, mọi thời, trong mọi lãnh vực.

Ước muốn yêu mến mọi tạo vật, mọi nơi, mọi thời, với quyền năng của Đấng làm Mẹ Thiên Chúa, Đấng trung gian các ơn phúc, Nữ hoàng trên trời dưới đất, với tất cả những danh hiệu được xưng tụng trong Kinh cầu Đức Mẹ thì có gì mà Người không thể thực hiện được trong vô số các ơn các con cái của Người hằng dâng lên ở mọi nơi, mọi thời. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là như vậy đó. Nhất là Đức Mẹ làm cho chúng con là con cái có một lòng tin vào sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu – Con Mẹ, không gì có thể lay chuyển được. Đấng mà Kinh Thánh trong sách Khải Huyền nói rằng:

Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách

Và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết

Và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa

Muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ,

thuộc mọi nước, mọi dân.
(Kh 5,9)

Và quyền năng phép tắc vô cùng đó nay trao về cho Đấng đồng công cứu chuộc, trung gian mọi ơn phúc. Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng ta. Chính đức tin ấy bảo đảm cho chúng con lòng tin sắt đá vào Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong mọi biến cố và tin tưởng Đã, Đang và Sẽ được lắng nghe, tuy có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chúng con đã nhiều lần đề cập tới trong rất nhiều bài giảng của các đấng các bậc khác nhau. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài hiện ra với Thánh Tôma đã nói với ông rằng, “Bởi con đã thấy Thầy nên con mới tin. Phúc cho ai không trông thấy mà tin”.

Tôi đã từng nói với vài người bạn nhân dịp kỷ niệm tấn phong Giám Mục của tôi rằng, thánh Tôma cũng giống mấy ông ngày nay, chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe, một đức tin của con nít, trông tận mắt, bắt tận tay. Một số nhà lãnh đạo thế giới nói về Đức Phật Thích Ca tượng trưng cho từ bi, hỉ sả, và Đức Giêsu tượng trưng cho bác ái, yêu thương và khiêm tốn nhận ra mình chỉ là học trò. Điều đó cũng tốt thôi. Nhưng người Kitô không chỉ là học trò hay môn đệ, mà còn là con cái, là bạn hữu kết hợp cùng Đức Kitô và các thành phần khác trong Giáo Hội trong niềm tin hiệp thông sống động dồi dào như lời Thánh Phaolô đã dạy: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi”. Đó là niềm tự hào và hạnh phúc của triệu triệu người từ đầu thế kỷ thứ nhất cho đến 21 thế kỷ sau này đã là những người không thấy mà tin và trở nên những người được chúc phúc. Hay nói một cách cụ thể rằng, họ đã đeo một ống nhòm đức tin và nhìn rõ mọi sự hơn những người có con mắt bình thường. Cái ống nhòm đức tin đó cho họ nhìn thấy rõ những điều tin bất diệt của đạo Công giáo được tóm tắt trong Kinh Tin Kính và những bài Giáo lý do Giáo Hội giảng truyền. Ống nhòm đức tin đó cũng giúp họ khám phá thấy tình thương của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người vẫn tuôn đổ trên trái đất và thế giới chúng ta, mặc dầu những bất công, vô tín, tối tăm ngu muội vẫn đen tối phủ kín lương tâm con người ở nhiều nơi trên thế giới. Chúa vẫn xuống ơn và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẫn chiến thắng hận thù như Chúa Giêsu đã nói, “Hãy tin tưởng (dùng chiếc ống nhòm đức tin), Thầy – Thiên Chúa là tình yêu – đã thắng thế gian (tội lỗi và những hệ luỵ khác của nó)”.

Vậy, chúng ta hãy đến nơi đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này, như lời Thánh Kinh đã nói: “Các bạn hãy vui mừng, múc nước tận nguồn ơn cứu độ” (Is 12,3). Nhất là hãy dùng ống nhòm đức tin nhãn hiệu “FIAT – XIN VÂNG” là chính nhãn hiệu Đức Mẹ đã dùng trong ngày thiên thần truyền tin, chứ không phải là Sony, Panasonic, Samsung, Philip. Chính nhãn hiệu Fiat đó có sức khám phá ra mọi bí ẩn trên trời dưới đất, nhất là bí ẩn tình thương vô cùng to lớn của Thiên Chúa đối với loài người. Từ đó, hãy lên đường mà noi gương bắt chước những ai dùng chiếc ống nhòm đó trở thành những con người có phúc từ nay cho đến muôn đời.

Chúng ta cũng đang bắt đầu vào tháng kính Đức Mẹ, biểu lộ bằng những buổi dâng hoa. Trong tháng này, không phải chỉ muôn hoa khoe sắc dâng lên Đức Mẹ, mà hàng tỉ tỉ đoá hoa hương sắc vẹn toàn, tượng trưng cho lòng yêu mến Đấng hằng cứu giúp con cái của mình trong mọi nơi mọi lúc. Những bông hoa đủ màu sắc: trắng - tượng trưng cho những tấm lòng trong sạch, vàng - tượng trưng cho tấm lòng yêu mến, kể cả màu đỏ và màu tím biểu lộ lòng đau khổ, lập công. Chúng ta, hết thảy hãy dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa muôn màu đó, nhất là cầu nguyện cho những ai gặp thử thách biết hy sinh nhẫn nại.

Xin kính chúc mọi đấng bậc và mọi người, không phân biệt lương giáo, trong những ngày này được tới ẩn núp dưới tà áo Đức Mẹ mà được hưởng bình an yêu thương đến muôn đời. Amen. Giám Mục Gp Thái Bình
 
Hánh hương Thái Hà dịp kỉ niệm 80 năm thành lập DCCT
Phóng viên Hà Nội
18:48 02/05/2009
THÁI HÀ - Ngay từ buổi đầu xuân, sau khi đã làm lễ Minh Liên (mồng 3 Tết Kỷ Sửu) Đức Giám Mục đã hứa với Bề trên chính xứ rằng, sẽ trở lại đền thờ Đức Mẹ một lần nữa trong năm để thể hiện lòng tôn sùng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nhằm duy trì mối dây kiên kết vốn có từ khi còn nhỏ, nhất là qua thời Cha già Giuse Vũ Ngọc Bích…

Thời gian thực hiện đã tới, Đức Giám Mục qua các phương tiện thông tin, biết rằng Đức Giám Mục Hà Nội và Cha Bề Trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế đã xin được Toà Thánh ra sắc châu phê cho phép mở Năm Thánh tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Hà Nội để kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT Hà Nội. Để biểu lộ sự hiệp thông trong Tổng Giáo phận cũng như với anh em DCCT. Chúng tôi được biết, ngài đã mau mắn đăng ký với Cha Bề trên chính xứ, rằng sẽ tới hành hương cùng với toàn thể Giáo phận vào ngày 2 tháng 5 (tức thứ 7 đầu tháng, tháng dâng hoa kính Đức Mẹ) và cũng có thể xin cho các xứ đến kính viếng lĩnh ơn Toàn xá các ngày thứ 7 trong tháng. Do đó, việc tổ chức đi hành hương Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là sự hiệp thông rất lớn và có ý nghĩa với Tổng Giáo phận Hà Nội, trong đó có Giáo phận Thái Bình, và được viếng để lĩnh ơn toàn xá trong một đền thờ trứ danh như Đền thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thái Hà.

Nay dịp thuận tiện đã tới, xin nói thêm, việc này đã định từ 3 - 4 tháng trước, chứ không phải thời gian hiện nay mới được đưa ra. Việc Đức Giám Mục ra Thông cáo một cách công khai kêu gọi giáo dân đi viếng vào ngày mồng 2 tháng 5 là rất hợp tình hợp lý. Nhưng Ngài cũng nhấn mạnh tới sự tự do của mỗi người bằng câu “tự túc… và trong sự trật tự và yêu thương”. Thiết nghĩ, việc đến kính viếng Đền Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà tuy trùng hợp với một vài sự kiện hay biến cố hiện nay đang diễn ra ở nơi đó, nhưng việc hành hương chỉ phát xuất từ lòng yêu mến Đức Mẹ, hiệp thông với Tổng Giáo phận và DCCT Thái Hà, và nhất là vâng lời Toà Thánh đến một nơi Toà Thánh đã chỉ định để được lĩnh ơn Toàn xá, là điều rất quan trọng đối với sự cứu rỗi của những người Công giáo. Việc này thiết nghĩ còn ý nghĩa và long trọng hơn tất cả những anh chị em có nhu cầu tâm linh đến viếng các đền chùa miếu mạo trong các dịp lễ như hiện nay.

Đứng trước vấn đề này, có lẽ chính quyền các cấp thông cảm nhưng cũng không khỏi lo lắng. Cho nên đã phái những nhân viên tới các xứ họ gặp các Linh mục... để đề nghị giảm bớt những người đến kính viếng trong ngày mồng 2 tháng 5. Lý do là trùng vào các ngày lễ, phương tiện giao thông rất nhiều, chắc chắn sẽ dẫn tới việc kẹt xe… Các vị có trách nhiệm trong đạo đều trả lời rằng, phải vâng nghe Đức Giám Mục có thể đi viếng Đền thờ lĩnh ơn Toàn xá theo ý của Toà Thánh. Còn các vấn đề khác, tuỳ mỗi người đánh giá tình hình và quyết định. Nói vậy thôi, nhưng mọi người đều lo lắng như mọi lần trong thời gian qua, các phương tiện giao thông chắc chắn sẽ bị điều tra, ngăn chặn tới đích về “những lý do không đâu”. Riêng Đức Giám Mục được nhắc bảo, “phải nên nhớ cẩn thận” vì có vài sự kiện “nhạy cảm” đang diễn ra trong khu vực như vụ đòi đất ở hồ Ba Giang và khai thác Bô-xít Tây Nguyên…

Tai hại thay, theo tin ở một số xứ Thái Bình, các nhân viên an ninh tới đe doạ mấy ông tài xế không được chở giáo dân tới nhà thờ Thái Hà. Thậm chí một số tài xế còn bị tạm tịch thu bằng lái. Các nhân viên này công khai cấm không được tới nhà thờ Thái Hà. Không rõ luật đó từ đâu, từ cơ quan lập pháp hay cơ quan hành pháp nào ??? Một số người ngao ngán so sánh việc mấy tháng trước đây các cơ quan truyền thông, các công ty du lịch thả sức tuyên truyền cho mọi người tới thăm chùa hương cửa phật… Hơn nữa, quảng cáo tới dự các cuộc thi hoa hậu áo tắm…hoặc dự triển lãm hoa Anh đào, có tới 500 cảnh sát dã chiến bảo vệ. Thế mà đi hành hương viếng Đức Mẹ, thuần tuý vì lý do tôn giáo lại bị cấm đoán làm khó dễ.

Không thấy ông Lê Dũng – phát ngôn nhân của Bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng bênh vực cho người giáo dân, chống lại một số người chia rẽ tôn giáo và dân tộc nói trên. Thấy vậy, một số người bực bội kêu lên: đã thế, càng cấm ta càng đến hành hương tại nhà thờ Thái Hà kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp càng đông. Lợi đâu chẳng thấy chỉ thấy hại, làm cho một số người bất mãn chống đối ít ra là trong lòng, không còn tin tưởng gì chính sách tự do tôn giáo do một số người phá hoại gây ra. Quả thế, đến hẹn lại lên, đám người hành hương với tinh thần của tổ tiên cha ông của họ trong đức tin đang ngùn ngụt kéo tới hành hương kính Đức Mẹ ngày một đông. Họ đi bộ, đi xe đủ mọi loại, 8 bánh, 6 bánh, 4 bánh, 2 bánh và kể cả xe “căng hải” (đi bộ), bất chấp mọi cản trở hiểm nguy từ đâu tới, nhưng vẫn một lòng đến với Mẹ của mình - Mẹ Hằng Cứu Giúp, để được ẩn núp.

Trong tâm tình yêu mến Đức Mẹ và khao khát được lĩnh ơn Toàn Xá, Gp Thái Bình đã lên đường tới viếng thăm Đền Đức Mẹ, mặc dầu giống như các cuộc hành hương trong lịch sử cũng như xưa nay đều gặp những cản trở tinh thần vật chất. Nhưng tình yêu mến Chúa và tôn sùng Đức Mẹ, những người hành hương đều cố gắng vượt qua và tới dự thánh lễ do Đức Giám Mục chủ sự và diễn giảng. Có số đông các Linh mục, Tu sĩ nam nữ và giáo dân ở Thái Bình hợp cùng các Đấng bậc và anh chị em ở các nơi khác cùng dâng lễ đông đúc. Đức Giám Mục trong bài thuyết giảng của mình chỉ đơn sơ kêu gọi mọi người tôn sùng, chạy đến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong mọi hoàn cảnh, vì Đức Mẹ là Mẹ không những thông cảm hiểu biết những khó khăn của chúng ta khi Mẹ còn ở trần gian (bị hạn chế), nhưng ngày nay Mẹ là Nữ Vương Trời Đất nên thấu hiểu mọi nơi, mọi lúc, mọi người và mọi sự và cũng có quyền uy phép tắc để kêu xin cùng Thiên Chúa ban những ơn lành cho chúng ta. Đức Giám Mục cũng kêu gọi mọi người hãy lấy Đức tin mà nhìn nhận mọi biến cố ở trên đời cũng như những người muốn nhìn xem rõ ràng mọi sự trên trời dưới đất thường phải dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn, thì những người Kytô - con cái Đức Mẹ cần phải có Đức tin của Chúa Phục Sinh đeo vào con mắt trần tục chiếc kính hoặc ống nhòm mà chính Đức Mẹ xưa kia nhãn hiệu “FIAT – XIN VÂNG” để có thể thấu hiểu tình yêu lai láng của Thiên Chúa cũng như đánh giá mọi biến cố ở đời này qua Đức tin chứ không phải như Tông đồ Tôma xưa vì trông thấy, sờ thấy mới tin và cùng nhau trở thành những người có Phúc trong suất 20 thế kỷ nay hằng hà xa số, muôn muôn triệu triệu người có Phúc vì không trông thấy mà tin thực ra chúng ta sẽ trông thấy rõ rệt hơn nhờ vào chiếc ống nhòm đã nói ở trên.

Mọi người tiếp tục dự Thánh lễ sốt sắng, tự hào phấn khởi, thấy mình được là những người có phúc và cầu xin cho tất cả mọi người không kể lương giáo, được núp dưới áo Đức Mẹ trở nên những người có phúc yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Cuối lễ Đức Giám Mục ban ơn Toàn xá cho hết mọi người có mặt, những ai đã xưng tội được chịu lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng đều được lĩnh ơn Toàn xá tại đây tha hết tội lỗi và các hình phạt. Mọi người đều sung sướng tự hào vì đã dự được một Thánh lễ sốt sắng và được lĩnh ơn Toàn xá. Mọi người ra đi hồ hởi tự hào vì có Chúa ở trong lòng và Đức Mẹ đồng hành trong suốt cuộc đời, hằng cứu giúp và đem ơn cứu giúp cho những người thiện chí ở đây và mọi nơi.

Thái Hà ngày 2 tháng 5 năm 2009
 
Lời bộc bạch của một đảng viên CSVN
Blog Psonkhanh
19:16 02/05/2009
Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ. Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết tông tích của những blogger “có vấn đề” để có cách xử lý thích đáng. Tôi thực sự sợ, có lẽ là tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó. Và tôi cũng chỉ có nơi này để viết, để nói ra được sự thật, blog là nơi duy nhất ở xã hội này người ta có thể nói thật, còn lại đều là một cuộc sống dối trá với chính mình và mọi người.

Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi Đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi Đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó. Mà bỏ Đảng thì chỉ còn cách bỏ cơ quan. Đã suy nghĩ rất nhiều cách mưu sinh khác nhưng vẫn không thấy cái nào là được. Các con tôi phải còn vài năm nữa mới có thể tự lo được. Lương hai vợ chồng cộng lại mới hơn chục triệu. Riêng tôi mỗi năm được thêm vài công trình nghiên cứu, chia ra cũng được khoảng 30-40 triệu đồng. Cái này chính là bổng lộc mà cấp trên ban phát vì nghiên cứu cho có, xong cho vào tủ, chủ yếu là viết theo ý muốn cấp trên rồi lập hội đồng khen nhau mấy câu, thế là xong. Giàu thì chủ yếu là các sếp lớn vì đề tài nào các sếp cũng có tên để chia tiền dù chẳng làm gì, có khi cũng chẳng nhớ nổi cái tên đề tài. Còn chưa kể những thứ quyền lợi mua sắm khác. Nói chung là nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật là ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muốn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cúi thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả 2 cái này tôi đều dỡ, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngạch cao câp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Tự an ủi trấn an mình “mưu sinh mà, thôi đành vậy…”

Những người Đảng viên như tôi bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng, đến 95%. Hồi tháng 4 năm ngoái, tôi được đọc một bản nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, đây là tài liệu chính thức nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Chính Trị. Qua đó nói rõ rằng Đảng viên bây giờ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng Sản và học thuyết Mác Lê-Nin nữa, Đảng viên chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng đã không còn đổi mới nữa, đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết những Đảng viên như tôi bây giờ đều mong muốn một sự thay đổi, nhưng họ lại sợ thay đổi. Lý do quan trọng nhất là họ sợ bị trả thù như lịch sử đã từng xảy ra, như Đảng đã từng làm, họ nghe thấy sự hung hăng và cực đoan của các Việt Kiều qua các lần biểu tình chống đối người trong nước qua làm họ sợ. Rồi kiểu tuyên truyền của Đảng cũng tăng thêm điều đó, nếu bạn là Đảng viên, đi họp sinh hoạt Đảng thì sẽ nghe thấy những lời lẽ cảnh báo rất nặng nề, nào là các thế lực thù địch, nào là sẽ không đội trời chung với Đảng viên, âm mưu diễn biến hòa mình có thể mất nước v.v..

Nhưng cái làm xói mòn niềm tin ở Đảng nhất là tham nhũng và đặc quyền thì Đảng chẳng có một biện pháp hiệu quả nào ngăn chặn, nếu không muốn nói là Đảng phải duy trì nó để sống và để cai trị quan chức. Cơ quan tôi và nhiều nơi khác suốt ngày bàn tán về việc ông Lê Thanh Hải đã chi ra cả trăm tỷ đồng để hối lộ cho những vị ủy viên Bộ Chính Trị vào TpHCM để xem xét việc cách chức ông ta vì dính đến vụ PCI. Giờ ông ta tuyên bố với đám đàn em kinh tài là vững như bàn thạch vì không những thế, Thủ Tướng còn nhận của ông ta mấy triệu đô la nữa. Giờ là lúc ông ta ra sức vơ vét và tạo điều kiện cho các đàn em kinh tài vơ vét để bù lại những gì đã phải chi ra để chạy cho ông ấy. Những chuyện này giờ đây tồn tại như một sự tất yếu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Tôi đang đứng trước một trạng thái chông chênh, giữa những lựa chọn không dễ dàng: theo hiện trạng và thói xấu của xã hội để sống dễ dàng hoặc thay đổi để kkông theo nó, hay tham gia vào những sự thay đổi của người khác làm xã hội tốt hơn. Tôi muốn 2 cái sau nhưng nhiều lần đã không vượt qua được chính mình. Hàng ngày tôi bị buộc phải học và thực hành theo gương và đạo đức HCM nhưng toàn là những gì đạo đức giả và ngụy quân tử. Tôi là người luôn kính trọng Chủ Tịch HCM ngay cả khi đã đọc được những mặt trái của Bác. Tôi giữ thái độ đó vì tôi cho rằng Bác là một con người. Nhưng cách mà Đảng đang tuyên truyền về hình ảnh và đạo đức của Bác, bắt mọi người học tấm gương của Bác là cách mà người ta thường làm để ca ngợi những vị giáo chủ các tôn giáo. Thật đáng buồn là những điều như vậy chẳng những không làm tôn lên hình ảnh của Bác mà ngược lại, vì Bác không có những điều cần thiết của một giáo chủ tôn giáo. Thời buổi bây giờ không còn là những thế kỷ trước, thông tin quá nhiều, nhanh và dễ kiểm chứng thì không thể tạo ra những myth để dẫn dắt lòng tin của mọi người được. Tôn giáo được tạo ra từ các myth vốn là những hiểu biết sai lầm, có thể là dối trá nhưng lại mang ý nghĩa huyền thoại, thần thoại. Người ta đang làm cho hình ảnh Bác ngày càng trở nên méo mó và dối trá.

Gần đây tôi bắt đầu tin dần vào những gì vô hình như là định mệnh, số phận, vận nước,. .. Không tìm thấy căn cứ khoa học nào, nhưng có lẽ niềm tin là tâm linh, không phải biện chứng khoa học. Do vậy, tôi cũng hy vọng như nhiều người dân đang hy vọng, hồn thiêng sông núi sẽ phù hộ cho vận mệnh của đất nước. Tôi muốn nói với những người muốn mưu sự lớn và thực sự vì đất nước nhân dân, hãy nhắm vào những gì thiết thực nhất vì cuộc sống của đa số người dân, đừng có giương ngọn cờ dân chủ nhân quyền làm mục đích chính, những điều đó với người dân còn xa vời lắm. Chính quyền hiện này dù làm ra vẻ chống đối và mạnh tay với những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; giả bộ như là sợ những điều đó đe dọa sự cầm quyền của họ nhưng thực ra họ rất mong muốn những người đấu tranh này lao vào những mục tiêu như vậy vì chúng chẳng thể nào thu hút quần chúng trong vài chục năm nữa. Họ ra vẻ cái này là gót chân Achile của Đảng nên phản ứng rất dữ dội, làm cho những người đấu tranh cứ tưởng thật là mình đã nhắm vào đúng tử huyệt của đối thủ và cứ thế hút đầu vào đá. Những gì thiết thực đối với quần chúng thì rất nhiều, nhiều vô kể, không thể nhắm đến hết tất cả một lúc được. Những con người sáng suốt sẽ nhận ra một vài điểm thật quan trọng từ những nhu cầu này, nhấn mạnh nó, giương nó lên làm ngọn cờ để tạo ra động lực cho đa số dân chúng thì mới có thể tạo ra lực lượng và thế lực thay đổi cái hiện nay được. Điều đáng mừng là một vài năm gần đây đã thấy xuất hiện vài người có tầm nhìn như vậy, không lao vào những khẩu hiệu dân chủ nhân quyền mà nhìn được những mấu chốt từ những gì rất thiết thực. Tôi có hân hạnh được trao đổi với những người như vậy trên blog và cảm nhận được sức mạnh tư duy của họ cho dù họ không nói gì về điều đó.

Nếu ai muốn copy bài này để phổ biến thì cứ tự nhiên làm đừng hỏi ý kiến tôi. Mà cũng mong các bạn hãy làm điều đó vì có thể một ngày nào đó, tôi không đủ sự can đảm, không vượt qua nổi sự hèn nhát nên sẽ xóa hẳn cái blog này. Tôi đã từng nghe cánh an ninh nói rằng sẽ dựa vào quan hệ của con rễ Thủ Tướng, là Việt Kiều trong giới tài phiệt, can thiệp với Yahoo để “lôi ra ánh sáng” kẻ nào là Change We Need để trị tội vì đã “vu khống” thanh danh của gia đình “phò mà”. Chuyện ấy cũng vài tháng nay rồi nhưng vẫn thấy Change tiếp tục viết bài, có thể là họ không làm được, và cũng có thể là chưa làm được. Nếu một ngày nào đó mọi người thấy blog này biến mất hẳn thì xin hãy hiểu và thông cảm cho tôi. Tôi rất biết ơn ai đó copy bài này về blog của mình để những gì tôi viết còn lưu lại được.

Đa số Đảng viên và quan chức hiện nay đều hèn nhát như tôi vậy, những người dũng cảm có tư cách thì rất ít, những người này đều không lên cao được. Những kẻ chức vụ càng cao thì không những hèn mà còn nhát, thượng đội hạ đạp. Bản chất bọn chúng là những kẻ sợ sệt đủ thứ, chúng chỉ hung hăng khi nắm quyền lực trong tay và đối xử thô bạo với kẻ dưới hoặc những người không có chút quyền gì. Tôi đảm bảo rằng, khi có một sự thay đổi bọn người này là những kẻ trốn chạy đầu tiên hoặc quay ngoắc tức thì theo lực lượng mới. Bọn chúng đa số (tôi là thiểu số) đều là những kẻ giàu có, giờ thì lắm tiền nhiều của, sợ chết và sẵn sàng trở thành kẻ phản bội cho người khác sai bảo nếu được đảm bảo rằng không làm gì bọn chúng.

Sự sụp đổ và thay đổi là chắc chắc và không thể tránh khỏi, nhiều người bảo rằng sẽ rất nhanh, nhưng cũng có người bảo rằng sẽ chưa thể trong một hai năm nữa. Tôi thì nghĩ điều đó không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi. Nó tuỳ thuộc vào lực lượng thay đổi có thể hành động lúc nào thì lúc đó sẽ có sự thay đổi. Còn thay đổi như thế nào thì lại tuỳ thuộc vào cái lực lượng này có muốn làm điều tốt cho người dân hay không. Thật là khủng khiếp nếu đất nước này tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Hãy tha thứ cho tôi nếu ai đó vô tình bị xúc phạm từ những điều tôi viết, nhưng tôi vẫn tin những người đó rất ít, đếm trên đầu ngón tay. Tạm biệt mọi người, cũng có thể là vĩnh biệt…. Chúc mọi người vui khỏe và an toàn, chúc Việt Nam thay đổi tốt đẹp.

Tôi đã thực sự ân hận vì đã vào Đảng.

(Nguồn: Blog Psonkhanh, 2-5-09; http://blog.360.yahoo.com/blog-6eM.45MhaKk.RdHtpRZzT7I-?cq=1&p=91)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Trong sáng tạo tràn đầy ánh sáng
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:57 02/05/2009

Trong sáng tạo tràn đầy ánh sáng



„Sự kiện hôm nay là ngày 21 tháng chạp, vào chính giờ này là lúc đông chí, tạo cơ hội cho tôi để gửi lời chào đến hết những ai, bằng cách này hay cách khác, sẽ tham gia vào năm thế giới thiên văn, vào năm 2009, nhân kỷ niệm 400 năm những quan sát đầu tiên của viễn vọng kính của ông Galileo Galilei…. Nếu theo như lời thánh vịnh (19,2) “tầng trời cao kể lại vinh quang Chúa”, thì những định luật thiên nhiên, mà trải qua dòng lịch sử, biết bao nhiêu nhà khoa học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn, cũng là một động lực lớn lao để chiêm ngưỡng Thiên Chúa với lòng biết ơn.“ (Đức giáo hoàng Benedicto 16., Kinh truyền tin ngày Chúa nhật 21.12.2008).

Từ hàng ngàn vạn năm nay, con người sống trong không gian vũ trụ. Nhưng quê hương vũ trụ vẫn là một ẩn số, điều mầu nhiệm bí ẩn cho tâm trí con người. Mặc dù cũng từ nghìn năm nay vẫn luôn có những suy nghĩ khảo cứu về nguồn gốc lịch sử cùng hình ảnh vũ trụ.

Những nhà hiền triết từ thời đại cổ xưa trước Chúa giáng sinh như Thales thành Milet ( khoảng 600 v. Chr. ), Platon ( vào khoảng 428/(427 và 348/347 v.Chr.), Aristoteles ( vào khoảng 384 và 322 v. Chr.), Aristarch thành Samos ( 310-230 v. Chr.), Apollonius thành Perga ( 260-200 v.Chr.), Hipparchos ( 190-120 v. Chr.), và Claudius Ptolomaeus (khoảng 140. Sau Chúa giáng sinh) cũng đã có những suy tư tìm hiểu về những yếu tố thành hình trong không gian vũ trụ phát sinh xoay chuyển như thế nào.

Sang thời Trung cổ, nền thần học ở Âu châu phát triển nở rộ đạt tới cao điểm với Thánh Toma Aquinô. Căn cứ trên triết thuyết suy tư của Aristoteles về vũ trụ học và nền tảng thần học Kinh Thánh, Thánh Thoma cũng đã có suy tư về thiên văn.

Từ thế kỷ thứ 15 trở đi, các nhà khoa học với những suy tư cùng phương phát khảo cứu mới, đã phát minh ra bộ mặt không gian vũ trụ xác thực khoa học hơn.

Công trình suy tư khoa học nghiên cứu khởi đi từ Nicolaus Kopernicus (1473-1543) người Balan; Tycho Brahe ( 1546-1601) người Đanmạch, Johannes Kepler ( 1571-1630) người Đức sinh trưởng ở vùng gần Stuttgart, và khuôn mặt nổi tiếng nhất cùng gây nhiều tranh luận trong đạo Công giáo là nhà khoa học giáo sư toán học người Ý đại Lợi: Galileo Galilei ( 1564-1642) với ống viễn vọng kính quan sát không gian vũ trụ.

1.Hình ảnh vũ trụ trong Kinh Thánh

Theo tường thuật trong Kinh Thánh nơi sách Sáng thế ký ( St 1, 1-26), Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ thiên nhiên theo thứ tứ trước sau trong sáu ngày:

Ngày thứ nhất: Ánh sáng và đêm tối.

Ngày thứ hai:nước và vòm trời không gian

Ngày thứ ba: mặt đất và thảo mộc cây cối

Ngày thứ tư: mặt trời ban ngày, mặt trăng và các vì sao cho ban đêm trên vòm trời

Ngày thứ năm: các loài sinh động vật trên vòm trời không gian, trên mặt đất cùng dưới nước

Ngày thứ sáu: con người giống hình ảnh Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa.

Sự sống cho mọi loài là điều quan trọng thiết yếu cho tồn tại phát triển trong công trình sáng tạo của thiên nhiên. Nhưng nền tảng căn bản cho sự sống trong vũ trụ không chỉ là ngôi nhà không gian, mà còn có thời gian nữa.

Vì thế, Thiên Chúa ngay từ khởi đầu đã sáng tạo nên, do ý muốn bằng lời phán ra của Ngài: Hãy có ánh sáng! làm mốc điểm nền tảng cho vũ trụ cùng sự sống nảy sinh phát triển trong trật tự thời gian ban ngày và đêm tối.

Khởi đi từ sáng tạo thời gian bằng ánh sáng chiếu soi, Thiên Chúa tiếp tục tạo dựng những yếu tố công trình khác cho vũ trụ được đầy đủ trọn vẹn: vòm trời không gian, nước, các tinh tú, đất cùng mọi loài thảo mộc, động vật và con người.

Ánh sáng là yếu tố căn bản phân chia mốc thời gian cùng cho sự sống phát triển. Không dừng lại nơi sáng tạo ra ánh sáng cho có đó thôi. Thiên Chúa còn muốn chia ánh sáng đồng đều cho ban ngày cùng cho ban đêm nữa. Vì thế, ban ngày Ngài sáng tạo nên mặt Trời soi chiếu ánh nắng nóng ấm, ban đêm mặt Trăng và các vì Sao trên vòm trời tỏa ánh sáng êm dịu tươi mát.

Ánh sáng chan hòa khắp vũ trụ cho không gian, cho mọi sinh động vật cùng cây cỏ, dù thời gian ban ngày hay ban đêm, dù trên mặt đất hay trong vùng nước con suối, dòng sông, đại dương tụ lại, dù ở nửa vòng bên này hay nửa vòng phía bên kia vũ trụ trái đất.

Mọi sinh vật cùng cây cỏ sống trong quê hương vũ trụ, nhưng dòng sông thời gian trong vũ trụ là nhịp điệu cho sự sống phát triển cùng tồn tại của chúng. Vì mọi loài thụ được Thiên Chúa tạo dựng trong công trình sáng tạo thiên nhiên không chỉ cần có không gian để sống họat động, mà còn thời gian để nghỉ ngơi lấy sức cho phát triển sáng tạo.

2.“Tầng trời cao kể lại vinh quang Chúa” ( Tv 19,2)

Eugene Cernan, phi hành gia tầu vũ trụ của Nasa bên Hoa kỳ đã thực hiện ba chuyến bay vào không gian vũ trụ từ năm 1966 đến năm 1972, đã nói lên cảm nhận của mình: “ Bạn nhìn từ cửa sổ xuyên suốt qua 400.000 cây số chỉ thấy không gian toàn mầu đen. Bạn không tới gần một hành tinh nào để có thể nhận ra vẻ trong sáng của một ngôi sao. Nhưng bạn có thể chiêm ngắm trái đất, từ vòng cực này sang vòng dầu cực khác bên kia, các vùng đại dương biển cả và các châu lục. Bạn có thể theo dõi trái đất xoay chuyển như thế nào. Trái đất xoay chuyển nhưng không bám dính vào một sợi dây nào chằng buộc nó, đang khi nó di chuyển sang vùng bóng tối. Thật là một cảnh tượng không thể tưởng tượng ra nổi. Trái đất chìm lặn trong bóng tối đen và cả khi bạn nhìn ánh sáng mặt trời vùng bên kia trái đất. Ánh sáng là yếu tố duy nhất khi ánh mặt trời chiếu tỏa trên phần trái đất, nơi đó có ánh sáng chiếu lan ra.”

Ánh sáng chiếu lan tỏa khắp trái đất chúng ta, và ánh sáng đó cũng phản chiếu lại từ trái đất, như dưới tầm nhìn của con mắt của các phi hành gia tầu vũ trụ từ trên không gian nhìn xuống trái đất.

Vua Thánh Davít, tác gỉa Thánh Vịnh 19, viết diễn tả về trật tự đầy ánh sáng trong vũ trụ thiên nhiên đã không nhìn từ trên cao không gian xuống trái đất, nhưng từ nơi trái đất hướng lên tầng vòm trời cao đã khám phá nhận ra điều này.

Theo con mắt tâm tình của Vua Davít, tầng trời và mặt trời là nơi ánh sáng phát xuất chiếu tỏa chan hòa, là chứng từ về ánh sáng cho con người: Tất cả những gì Thiên Chúa tạo dựng, có gía trị cùng dành cho con người. Ngài đã cho tạo dựng chúng và cho chúng xoay vần trong một trật tự, có bền vững uyển chuyển cùng trong sáng.

Sự ngạc nhiên bỡ ngỡ của Vua thánh Davít về sự vận hành xoay chuyển của mặt trời cũng khai mở tâm trí Ông ngạc nhiên bỡ ngỡ về vinh quang của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên công trình vũ trụ thiên nhiên cho con người được sống trong một công trình luôn luôn đổi mới, cùng chân trời rộng mở với những yếu tố vẫn hằng luôn là ẩn số bí nhiệm cho tâm trí con người đi tìm hiểu khám phá.

Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng, theo Vua Thánh Davít, không phải là Đấng Tạo Hóa. Nhưng mặt trời là hình ảnh diễn tả sự vinh quang của Thiên Chúa, Đấng tạo Hóa. Sự vận hành xoay chuyển của mặt Trời chiếu sáng khắp cùng công trình sáng tạo trong thiên nhiên là lời loan báo: Thiên Chúa ban cho con người cùng mọi loài sự sống và gìn giữ sự sống của họ.

Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng khai mở tâm trí con người khám phá ra: không có ánh sáng mặt trời, mọi sự đều chìm trong bóng tối.

Đó là điều ngạc nhiên cùng thắc mắc của mọi thế hệ con người xưa nay đi tìm hiểu về vũ trụ trong ngành thiên văn học.

3. Những suy tư khám phá về thiên văn

Thời cổ xa xưa, những nhà hiền triết, những bậc thông thái người Hy Lạp đã có những suy tư về vũ trụ trong khoa tìm hiểu về thiên văn vũ trụ.

3.1. Nhà hiền triết Thales thành Milet, sống vào khoảng thời gian 600. trước Chúa giáng sinh, đã phác họa trái đất như một tấm hình ống tròn mặt bằng phẳng, trôi nổi trên mặt nước đại dương biển cả. Những hành tinh mặt Trời, mặt Trăng và các tinh thể khác cùng các ngôi Sao di chuyển theo hình vòng cung giống như một bình thủy tinh trong sáng bay lượn luân chuyển vòng trên mặt trái đất.

3.2.Nhà đại hiền triết Platon, sống trong khoảng 428/427 và 348/347 trước Chúa giáng sinh, ở thành Athen, trong tập sách Timaios, cũng đã có suy tư tìm hiểu về trái đất.

Theo Platon, traí đất hình tròn cùng là trung tâm của vũ trụ. Tất cả những hành tinh khác trên vòm trời đều gắn chặt vào tinh thể trong sáng và di chuyển bao quanh trái đất theo hình vòng tròn. Năng lực tạo ra sự xoay chuyển đó phát ra từ linh hồn của vũ trụ. Vòng di chuyển của các hành tinh chung quanh trái đất diễn ra trong một trật tự hài hòa có khoảng cách đều nhau. Tất cả những hành tinh trên vòm bầu trời, theo Platon là những vật thể có tràn đầy thần khí. Nhưng chúng không phải là những Thần Thánh.

3.3. Một khuôn mặt đại hiền triết thông thái nữa vào thời cổ Hy lạp và cũng là học trò của Platon: Aristoteles, sống vào khoảng niên đại 384 và 322 trước Chúa giáng sinh. Nhà đại hiền triết này có những suy tư chi tiết cùng xác thực hơn về thiên văn vũ trụ.

Theo Aristoteles quan sát, sự di chuyển trên vòm trời và trái đất diễn ra khác biệt nhau: Những hành tinh trên vòm trời luôn di chuyển chậm theo đường vòng tròn trên một lộ trình từ xưa nay không có thay đổi. Những hành tinh này, theo suy nghĩ tin tưởng của người Hy lạp, có mang tính thần thánh, mặc dù chúng không phải là Thiên Chúa. Vì chỉ có thần thánh mới có thể di chuyển hoàn hảo được theo một đường vòng tròn như thế.

Trái lại trái đất lệ thuộc vào sự khai sinh và di chuyển. Trái đất di chuyển nhanh và thay đổi khi thì nhích sang bên phải và lại nhanh chóng trở về vị trí an toàn. Đó là điểm khác biệt giữa những gì ở vòm trời và trên trái đất.

Về sự thành hình của trái đất, theo Aristoteles, được cấu tạo bằng bốn nguyên tố chính yếu theo hình vòng tròn: vòng ở giữa là Đất, các vòng tầng ngoài bao phủ chung quanh là Nước, Không Khí và Lửa.

Những hành tinh trên vòm trời là mặt Trời, mặt Trăng và các ngôi Sao, theo Aristoteles, là những đối tượng mang tính thần thánh. Chúng không thành hình do những nguyên tố như của trái đất. Nhưng được cấu tạo thành hình bằng nguyên tố thứ năm, mà bản chất thiên nhiên vẫn là điều bí ẩn vô danh tính. Những hành tinh này xoay chuyển theo hình tròn vòng cung chung quanh trái đất.

Mặt Trăng nằm trực tiếp gần tầng vòng Lửa, một trong bốn nguyên tố của trái đất, tạo nên ranh giới giữa đất và trời. Rồi theo thứ tự các hành tinh khác vòng trên bên ngoài di chuyển xoay chung quanh trái đất:Mercur, Venus, Mars, Mặt Trời, Jupiter, Saturn và các hành tinh cố định ở vòng bên ngoài xa hơn.

3.4. Trái đất, như Aristoteles theo suy tư triết học, là trung tâm điểm của vũ trụ. Nhưng 100 năm sau, Aristarch thành Samos ( 310-230. v. Chr.) đã có suy tư khác hẳn.

Theo Aristarch mặt Trời là trung tâm của vũ trụ thế giới và trái đất di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

Vòng di chuyển xoay quanh trong vũ trụ theo suy nghĩ khám phá của Aristarch vẽ ra như nhau, mà theo tiếng Hy lạp đặt tên là “helios”: Ở trung tâm là Mặt Trời rồi vòng các hành tinh nhỏ hơn là Mercur, Venus, trái Đất với mặt Trăng cùng di chuyển theo, Mars, Jupiter, và Saturn, vòng ngoài cùng là những hành tinh cố định xa trái đất nhất.

3.5. Apollonius thành Perga ( 260-200 v. Chr.), cũng theo cách suy tư triết học thời đó đang thịnh hành, đã có nhận xét: Trái đất ở trung tâm của vũ trụ, mặt Trăng di chuyển xoay chung quanh trái đất. Các hành tinh khác di chuyển chung quanh mặt Trời, và mặt trời lại di chuyển xoay chung quanh trái đất.

3.6. 100 năm sau Hipparchos ( 190-120 v. Chr.) đồng ý với hình ảnh về vũ trụ thiên văn như của Aristoteles, nhưng lại cắt nghĩa vòng di chuyển của vũ trụ theo ý tưởng của Apollnius. Theo Hipparchos các hành tinh di chuyển theo hình vòng tròn điểm trung tâm của nó không là trái đất nhưng ở ngoài trái đất, và điểm này cũng không là trung tâm của vũ trụ thế giới, nó nằm ở ngoài với những khác biệt.

Suy tư này thiên về toán học, nhưng lại không phù hợp với suy tư triết học về những tương quan trên vòm trời của các hành tinh khác. Nên đã tạo ra những hoài nghi phản đối trong ngành triết học.

3.7. Claudius Ptolomaeus

300 năm sau Hipparchos, Claudius Ptolomaeus ( khoảng 140. sau Chúa giáng sinh), một nhà thiên văn đại tài thời cổ xưa. Ptolomaeus là một nhà khảo cứu về thiên văn, nhưng Ông dựa theo hình ảnh về vũ trụ của Aristoteles. Ptolomaeus theo phương pháp của toán học đã ước tính vòng di chuyển của hành tinh theo như Hipparchos đã vẽ ra.

Trong tập sách “ Almagest” bàn luận về thiên văn, ông vẽ lại đường vòng di chuyển của cách hành tinh bên ngoài giống như một bánh xe lửa lăn chạy hướng về điểm trung tâm ở giữa, mà điểm đó theo ông là trái đất.

Sang thời Trung cổ đời sống xã hội đã có nhiều thay đổi từ chính trị, kinh tế tới lãnh vực văn hóa, đang khi đó những suy tư khám phá hiểu biết thời cổ xưa bị rơi vào quên lãng. Đợi mãi tới khi những nhà thông thái học gỉa ở những xứ theo Hồi giáo vào khoảng năm 1100 khám phá ra những bản văn cổ và sau này được dịch sang tiếng Latinh, những học gỉa bên Âu châu bắt đầu chú ý tới nghiên cứu. Điều này đưa đến sự hiểu biết phổ biến sâu rộng về triết học, thần học, văn chương cùng các khoa học tự nhiên.

3.8. Những tác phẩm của Aristoteles được đón nhận đọc học hỏi sâu rộng ưu tiên. Cao trào nghiên cứu học hỏi này gắn liền với tên tuổi thời danh Thánh Thomas Aquino, tiến sĩ Hội Thánh thuộc hàng các Giáo phụ trong Gíao Hội Công giáo.

Ngài là Tu sĩ Dòng Đaminh, nhà thần học uyên thâm, và nhà triết học lỗi lạc thời Trung cổ của Gíao Hội Công giáo, sinh trưởng vào năm 1225 ở vùng lâu đài Roccasecca gần Aquino bên nước Ý, và qua đời ngày 07.03.1274 ở Fossaniova bên Ý.

Thánh Thoma chú tâm nghiên cứu đạo đức Thần học Kinh thánh. Nhưng Thánh nhân cũng không bỏ qua triết học, như cách thức cho lý luận cùng văn chương thần học được có nền tảng đứng vững cùng trong sáng. Thánh nhân đã nghiên cứu triết học Aristoteles và tìm thấy sự tương quan gần như hài hòa giữa nền triết học của Aristoteles với Thần học Kinh Thánh Công giáo, nhất là khoa lý luận tam đoạn luận của Aristoteles được Thánh nhân sử dụng để làm sườn cho những suy tư lý luận viết về Thần học.

Qua nghiên cứu triết thuyết của Aristoteles, Thánh Toma đã khám phá ra hình ảnh về thiên văn vũ trụ theo Aristoteles phù hợp với Kinh Thánh diễn tả về vũ trụ.

3.9. Đến thế kỷ thứ 15 sang thế kỷ thứ 16, Nicolaus Kopernicus ( 1473-1543), người Balan, theo học ngành luật Giáo hội Công giáo. Ông là cộng sự viên làm việc văn phòng hành chánh trong Giáo Hội, nhưng không phải là linh mục. Ông bỏ thời giờ nghiên cứu về thiên văn. Và chính việc nghiên cứu phụ thuộc này của Ông đã đóng góp nhiều cho ngành này cùng tạo nên tên tuổi mình trong sử sách về môn thiên văn.

Trong tập viết “ De revolutionibus” Nicolaus Kopernicus đã mô tả vũ trụ thiên văn theo cách toán học như sau: Mặt Trời chứ không phải trái đất ở trung tâm của vũ trụ. Tất cả những hành tinh trên vòm trời, trong đó có trái Đất, đều di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

3.10. Tycho Brahe ( 1546-1601), người Đanmạch, là người sau cùng nghiên cứu về thiên văn trước khi thời đại có ống viễn vọng kính ra đời.

Ông cống hiến đời mình để tìm ra hình ảnh thế giới theo hướng mặt trời hay theo hướng trái đất. Để giúp ông việc nghiên cứu Thiên văn, nhà Vua Đanmạch đã cấp cho ngân khoản xây cất bằng đá trạm quan sát thiên văn to lớn trên một hòn đảo. Từ trạm quan sát thiên văn khổng lồ này, Ông có thể quan sát đạt đến độ chính xác mà xưa nay đã không có thể phỏng đoán chính xác được đường di chuyển của các ngôi sao. Hơn nữa trải qua quan sát khảo nghiệm qua trạm thiên văn, Ông và những cộng sự viên đã thu thập được những dữ liệu qúy báu về các hành tinh.

Tycho Brahe đã đi đến kết luận là hình ảnh thế giới giống như của Apollonius: Tất cả các hành tinh, trừ trái Đất và mặt Trăng di chuyển xoay quanh mặt trời, đang khi mặt Trời và mặt Trăng cũng quay di chuyển quanh trái Đất. Nhưng Ông cũng như Apollonius chỉ đưa ra suy nghĩ kết luận này như một bản vẽ sơ thaỏ mà không có tính toán chính xác rõ ràng theo phương pháp toán học.

Dự thảo suy nghĩ của Ông phải cần người chuyên môn về toán học cùng thiên văn nghiên cứu phát triển tiếp cho hoàn thiện. Và Ông đã tìm thấy người cộng sự cho công việc đang còn dở dang của mình trước khi ông qua đời năm 1601. Người kế vị Tycho Brahe nghiên cứu công trình thiên văn là Kepler.

3.11. Gioan Kepler (1571-1630) sinh trưởng ở Weil gần Stuttgart bên Đức. Ông là người theo đạo Tin lành phái Luthero, theo học môn thần học ở đại học Tübingen những mong muốn trở thành Mục sư giảng đạo.

Học thần học, nhưng cũng phải học về những môn khoa học khác, trong đó có môn về thiên văn. Vị giáo sư môn thiên văn của Kepler là giáo sư Maestlin. Ông này ngả về hướng thiên văn theo Kopernicus.

Theo tiếng mời gọi của đại học, Kepler ngưng học thần học mà sang theo ngành toán học, và sau này trở thành giáo sư toán học ở đại học Graz. Với kiến thức toán học cùng thiên văn ông bỏ thời giờ nghiên cứu quy luật di chuyển của các hành tinh trong vũ trụ.

Kepler xác tín theo mô hình của Kopernicus về hình ảnh vũ trụ. Ông ngạc nhiên và đi tìm hiểu Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ như thế nào như vũ trụ xưa nay đang có như vậy. Từ suy nghĩ như thế, Ông nhìn ra ở từ trong trung tâm công trình tạo dựng đã sẵn có sự hài hòa, mà bây giờ ta nhìn ngắm thấy trên vòm trời giống như một hỗn hợp giữa thiên văn và điều bí nhiệm.

Kepler cho rằng, có sự phân chia làm ba cấp nơi những phần không di chuyển bên ngoài trái đất: từ Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ, những vòng hành tinh cố định với giới hạn bên ngoài của chúng và khoảng không gian ở giữa nơi các hành tinh di chuyển. Trong vòng chia làm ba cấp này, Kepler nhìn ra hình ảnh ba ngôi Thiên Chúa Ðức Chúa Cha, Chúa Con và Ðức Chúa Thánh Thần phản chiếu rõ nét về điểm này.

Về thắc mắc tại sao có 6 hành tinh mà không năm hay bẩy? – Ðến thời điểm lúc đó người ta mới khám phá đặt tên được sáu hành tinh: Merkur,Venus,Trái Ðất,Mars, Jupiter, und Saturn. Những hành tinh khác như Uranus, Neptun unbd Pluto vào thời điểm Kepler chưa khá phá ra, chúng còn vô danh chưa được biết tới - Tại sao những hành tinh di chuyển chính xác theo cùng vận tốc?

Kepler dựa theo suy nghĩ triết học của Platon để cắt nghĩa về con số hành tinh cùng khoảng cách của chúng. Theo Platon đưa ra hình ảnh của năm hình khối thiên thể: Tetraeder ( khối hình tháp tam gíac),Kubus ( khối vuông),Oktaeder,Dodekaeder và Ikosaeder. Ông đã thử nghiệm và khám phá ra Năm hình khối thiên thể nối với nhau này tạo thành những không gian khoảng cách đều nhau giữa sáu hành tinh.

Nhà thiên văn Kepler tìm ra định lý: Các hành tinh di chuyển theo đường hình bầu dục. Mặt Trời đứng ngay giữa các điểm đường hình bầu dục di chuyển gặp nhau.Và theo chiều diện tích vuông di chuyển, như một tiềm năng thứ ba, tạo nên một nửa trục ở đường di chuyển vận hành của các hành tinh.

3.12. Galileo Galilei (1564 – 1642)

Từ Aristoteles đến Kepler trải qua những suy nghĩ nghiên cứu về hình ảnh vũ trụ dựa trên căn bản triết học tự nhiên, thần học Kinh Thánh. Những nhà khoa học nghiên cứu thiên văn từ thời Trung cổ sau Thánh Thomas Aquino đã muốn nghiên cứu về vũ trụ độc lập với thần học Kinh Thánh.Nhưng làm thế nào để đưa ra một luận cứ lý thuyết khác thay thế cho những suy nghĩ nghiên cưú xưa nay. Khuôn mặt nhà toán học Galileo đã làm công việc này.

Galileo là người được nhắc đến từ bốn trăm nay nhiều nhất, mỗi khi tên tuổi ông gắn liền với những buổi hội thảo về khoa học về thiên văn diễn ra, nhất là những suy nghĩ khám phá của ông như đứng hẳn một bên đối diện với Giáo Hội Công giáo thòi Trung cổ về hình ảnh vũ trụ.

Galileo là giáo sư môn toán học ở đại học Pisa và Padua bên Ý. Môn toán học ông nghiên cứu giảng dạy bao gồm cả ngành Vật lý của Aristoteles, thiên văn của Platomaeus.

Galileo đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới về vật lý và triết học tự nhiên khác hẳn với Aristoteles: con đường khoa học thực nghiệm. Dựa trên lý thuyết mới Ông đã quan sát khám phá ra lý thuyết của Aristoteles về hình ảnh vũ trụ Trái Ðất ở trung tâm là sai. Nhưng theo suy nghĩ khám phá của Kopernicus Mặt Trời là trung tâm của vận chưyển các hành tinh trong vụ trụ mới đúng.

Rồi hoàn toàn trái ngược với Aristoteles, Galileo diễn tả về vũ trụ nhất là những di chuyển thiên nhiên dựa trên toán học con đường thực nghiệm, như chính ông đã có câu nói thời danh: “Cuốn sách của thiên nhiên được viết ghi chép nơi ngôn ngữ của toán học.”

Môn vật lý thực nghiệm của Galileo còn áp dụng khảo cứu về những vận chuyển khác như định luật về sự hài hòa cân bằng nơi thân thể, về đong đưa di chuyển của qủa lắc, ảnh hưởng của sức nâng lên cao và nhiều thứ khác nữa. Qua những khảo nghiệm này Galileo đã phát triển phương pháp thí nghiệm khảo cứu về thiên nhiên, mà phương pháp này theo suy tư của triết học là điều không thể được.

Năm 1609 Galileo đến Venezia bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đời nghiên cứu thiên văn: Ống viễn vọng kính. Trước ông đã có người nghiên cứu chế tạo ra viễn vọng kính quan sát các ngôi sao, các hành tinh trên vòm trời. Nhưng Galileo không bằng lòng với chất lượng của những ống kính này. Vì chất lượng của nó còn nhỏ chưa có thể quan sát chính xác cùng xa hơn những hành tinh xa xôi khác. Nên Ông đã nghĩ ra cách làm tăng độ to nhậy cùng phóng to của mắt kính dần lên gấp 30 lần.

Với ống viễn vọng kính có thể quan sát những hành tinh ở xa chính xác hơn, Galileo hướng ống kính trước hết về Mặt Trăng. Ông nhìn thấy trên mặt Trăng bóng rợp của những rặng ngọn núi cùng thung lũng. Những bóng rợp này là bóng đổ ngả xuống khi ánh sáng mặt Trời chiếu vào chúng. Và Ông đã có thể nhìn thấy chiều cao những ngọn núi trên đó giống như trên mặt trái đất. Những vầng cấu trúc đen xẫm trên mặt trăng, Galileo cho là đại dương biển ca. Ông cũng đưa đã nhận định những gì trên mặt Trăng nhìn giống như ở trên trái đất, và theo như Aristoteles phân biệt chất liệu sự vật trên trời khác với trên mặt đất là điều không phù hợp.

Ống Viễn vọng kính của Galileo hướng tới đích điểm quan sát khác: Jupiter. Buổi chiều ngày 07.01.1610 Ông nhìn thấy qua ống viễn vọng kính ba chấm nhỏ gần sát cạnh hành tinh này. Buổi chiều ngày hôm sau vị trí của ba chấm nhỏ này đã thay đổi. Ngày 10.01.1610 chỉ còn hai chấm điểm nhỏ và mấy ngày sau đó lại hiện lên bốn điểm chấm nhỏ. Như thế theo Galileo phải là những mặt Trăng di chuyển chung quanh hành tinh này. Nhờ thế Galileo đã có thể tính đường di chuyển của những hành tinh khá chính xác. Mặt Trăng di chuyển chung một hành tinh là điều khác ngược hẳn với thuyết của Aristoteles về thiên văn vũ trụ. Theo Aristoteles tất cả mọi hành tinh vật thể trên vòm trời di chuyển vòng chung quanh trái Đất.

Ống viễn vọng kính của Galileo lại hướng về một vùng sáng lẫn lộn trên vòm trời, mà người ta gọi là vùng mây mù. Trên vùng sáng mù xa này hiện bao gồm hằng hà sa số những ngôi sao, mắt thường có thể trông thấy được. Đó là giải ngân hà.

Ít lâu sau Galileo hướng ống viễn vọng kính quan sát thấy những vệt trên mặt Trời. Nhiều nhà thiên văn thời cổ xa xưa đã biết tới những vệt này trên mặt Trời. Nhưng Galileo có lẽ là người đầu tiên năm 1610 đã khám phá ra con đường thực dụng nhìn quan sát những vệt này bằng ống viễn vọng kính. Có những nhà thiên văn cũng dùng ống viễn vọng kính quan sát những vệt này trên mặt Trời đã có nhận xét về hình dạng cùng vị trí của chúng đều thay đổi di động. Có những nhà thiên văn còn đưa ra gỉa thuyết những vệt này xoay chuyển vị trí theo thứ tự tuần hoàn đều đặn cách nhau 14 ngày. Ai là người khi nào đã quan sát khám phá ra điều này, trước sau vẫn không có giải đáp rõ ràng.

Về những vệt trên Mặt Trời và sự suy diễn về chúng là đề tài tranh cãi sôi nổi giữa Galileo và Tu sĩ Dòng tên Christoph Schreiner. Theo Galileo cho rằng vệt đó là một hiện tượng gần sát mặt Trời. Trong khi Tu sĩ Schreiner cho rằng từ thời cổ xa xưa đã có suy nghĩ những vệt chấm đen đó là những hành tinh nhỏ di chuyển chạy ngang qua mặt Trời. Còn trên mặt Trời không có chấm vết gì hết và không có gì thay đổi hết.

Cuộc tranh cãi thiên văn này bước sang lãnh vực xa hơn nữa: ai là người đầu tiên đã quan sát thấy những vệt trên mặt Trời. Không có bằng chứng lịch sử chứng minh cho Schreiner, khi Ông qủa quyết chính mình ông là người trước Galileo đã quan sát thấy.

Càng ngày Galileo và Schreiner đi sâu vào cuộc tranh cãi thiên văn. Những cuộc tranh cãi đã dẫn đến sự xung đột với Giáo Hội về quan điểm thiên văn dựa theo lý thuyết thiên văn của Aristoteles.

Galileo qủa quyết theo phương pháp thực dụng dùng Viễn vọng kính quan sát thấy những vật thể hành tinh trên vòm trời không thay đổi là điều không lấy gì làm bằng chứng cùng không thể đứng vững được.

Đây là mấu chốt tranh cãi đưa đến màn thảm kịch công kích lên án Galileo cùng gây ra vụ án lịch sử trong Giáo Hội Công giáo thời Trung Cổ.

4. Hai bản án dành cho Galileo

Bản án thứ nhất vào tháng Hai năm 1616 về hai điểm chính yếu theo quan sát qủa quyết của Galileo:

-Mặt Trời đứng ở giữa trung tâm vũ trụ và không di chuyển

-Trái Đất vừa không đứng ở trung tâm vũ trụ và cũng vừa không phải là không di chuyển; trái lại trái Đất di chuyển động và quay hằng ngày chung quanh mặt Trời.

Một ủy ban của thánh bộ Tín lý về các luật lệ cấm ( Inquisitio)bao gồm những nhà thần học triết học, không có thành viên nào về ngành khoa học thiên nhiên hay triết học thiên nhiên, đã thảo luận và đưa ra bản án chống lại lý thuyết quan sát của Galileo về thiên văn vũ trụ.

Bản án viết:

- Về điểm một, qủa quyết rằng: mặt Trời đứng ở giữa trung tâm vũ trụ và không chuyển động, theo triết học là ngu xuẩn và phi lý. Qủa quyết như thế là một hình thức lạc giáo. Bởi vì đi ngược lại những gì Kinh Thánh nói cùng cả những suy luận xưa về thiên văn của các Thánh Giáo Phụ và những nhà thần học lỗi lạc nổi tiếng.

- Về điểm thứ hai, qủa quyết rằng trái Đất tự quay chung mình và chung mặt Trời, theo suy luận Triết học cũng như vậy vừa ngu dốt vừa phi lý, và theo thần học là điều sai lạc thiếu sót trong đức tin tín lý.

Cho dù bản phán quyết này không có sự hiện của Galileo trong phiên tòa, vì Ông không được mời tới hầu tòa, và cũng không nhắc đến tên của Galileo, nhưng ai cũng biết nhắm quy vào cá nhân Galileo thôi.

Đức Hồng Y Bellarmin là người được ủy trao cho nhiệm vụ liên lạc báo cho Galileo biết bản án cùng thi hành bản phán quyết với Galileo cho đúng thủ tục tòa án Giáo hội đã ra: Galileo phải thề từ bỏ thuyết về thiên văn của Kopernicus đã phổ biến và phải ăn năn thống hối đền tội.

Bản án cấm Galileo dậy học cùng phổ biến học thuyết thiên văn theo Kopernicus tưởng như chấm dứt tranh cãi hoài nghi. Nhưng không. Nhà khoa học cùng giáo sư toán học Galileo vẫn theo đuổi con đường khoa học nghiên cứu thiên văn tiếp và còn rộng rãi hơn.

Ông âm thầm nghiên cứu và viết ra tập sách Dialog. Tập sách này trước sau được công nhận là cuốn sách có nội dung tầm cỡ rộng lớn bằng tiếng Ý. Trong tập sách này Galileo đã dựa theo phương pháp khoa học thực nghiệm của môn vật lý mới, khoa toán học trình bày rõ ràng trong sáng về thiên văn về hình ảnh vũ trụ đối lại với lý thuyết thiên văn hình ảnh vũ trụ của Aistoteles hoàn toàn dựa trên suy tưởng triết học, mà Giáo Hội Công giáo cộng thêm với việc hiểu Kinh Thánh theo nghĩa chữ đen hằng bảo vệ lấy đó làm nền tảng. Cũng trong tập sách này Galileo còn đề cao ca ngợi thuyết khảo cứu về hình ảnh vũ trụ thiên văn của Kopernicus: Mặt Trời chứ không phải trái Đất đứng ở trung tâm của vũ trụ. Và trái Đất di chuyển xoay chung quanh mặt Trời.

Tập sách được in ra phổ biến khắp  châu. Khi Giáo quyền – Đức Giáo Hoàng Urbano VIII., một người có cảm tình với Galileo, hay biết sự việc sách đã in cùng phổ biến rộng rãi mà không có phép của Gíao quyền, làn sóng phản đối Galileo lại sôi động bùng nổ thêm. Tòa Inquisitio vào tháng Mười năm 1632 ra thêm bản án chống lại Galileo căn cứ theo những gì Galileo đã viết trong tập Dialog.

Không chỉ nhà khoa học ngành thiên văn và giáo sư Toán học Galileo bị kết án là sai lạc trong tín lý đức tin cùng không tuân phục Giáo quyền đã ra bản án năm 1616, nhưng cả những gì Galileo viết ra nhất là tập Dialog cũng bị liệt vào danh mục những sách bị cấm đoán đọc trong cả và Hội Thánh.

Galileo đã phải ngậm đắng nuốt cay chịu bị thần quyền - thời điểm đó kiêm luôn cả thế quyền - khuất phục tuân theo bản án của tòa Inquisitio chấp nhận đọc bản tuyên thệ từ bỏ theo học thuyết của Kopernicus và những gì Ông đã qủa quyết. Nhưng thâm tâm Ông vẫn theo đuổi con đường khoa học thực nghiệm, con đường lý trí tự do mà Thiên Chúa đã tạo dựng ban cho con người.

Galileo bị sống trong tình trạng gần như tù lỏng không được đi ra khỏi khu nhà phạm vi qui định. Mãi sau này cuộc sống của Ông dần được nới lỏng thêm ra như tiếp xúc với mọi người, với học trò của Ông, được đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ…Vào cuối đời sức khoẻ Ông càng suy giảm và bị mù ( khoảng 1637-1639), nhưng trước đó Ông đã viết ra một tập sách khoa học khác nữa: Discorsi e Dimostrazioni Matematiche intorno à due nuove science attenti alla Mechanica i Movimenti Locali - Những cuộc đàm thọai và bằng chứng theo tóan học về hai môn khoa học mới: cơ động và định vị chuyển động”.

Tập sách khoa học Dioscorsi năm 1638, có thể nói được là sách về khoa vật lý mới, được in ở Hòalan không có phép của Gíao quyền. Khi sách được phổ biến rộng rãi, và Gíao quyền Roma hay biết, nhưng lần này không ai đặt ra vấn đề ngăn cản hay cấm đoán gì nữa.

Nhà khoa học thiên văn đại tài Galileo sau những tháng năm theo đuổi con đường lý trí khoa học và bị hai lần kết án là lạc giáo, đã qua đời ngày 08.01.1642, thọ 77 tuổi, trước sự hiện diện của người con trai Vincenzio và hai người cộng sự thân tín trung thành bên giường bệnh. Sau đó Ông được, theo ý muốn của Roma, an táng trong một ngôi mộ đơn sơ nằm khuất đàng sau phòng mặc áo trong nhà thờ Santa Croce ở thành Florenzia bên nước Ý.

Nhưng năm 1734, gần 100 năm sau khi Ông qua đời, bất ngờ xác Ông lại được phép di chuyển an táng trong lòng nhà thờ chỗ xứng đáng dành cho những nhân vật vĩ đại lỗi lạc thời danh, trong một ngôi mộ lộng lẫy với dòng chữ tuyên dương vị: “ Galileo Galilei, vị danh nhân thành Florenzia, là người có công trạng rất vĩ đại làm mới sống lại ngành Thiên Văn, về Vũ trụ học và khoa Triết lý. Vào cùng thời của Ông, không ai có thể so sánh được với Ông. Xin nguyện chúc Ông được yên nghỉ trong an bình!”

5.Galileo và công trình nghiên cứu Thiên văn tiếp tục sống động

Nhà khoa học thiên văn Galileo đã qua đời, nhưng tên tuổi Ông gắn liền với công trình nghiên cứu biên chép sự việc của Ông không bị rơi vào quên lãng mai một với hai bản án khắc nghiệt như có vẻ một chiều dành cho Ông lúc còn sinh thời. Trái lại, có nhiều nhà khoa học ngành thiên văn đã tìm cách này cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp can thiệp để Giáo Hội nơi Thánh bộ Tín lý tòa Inquisitio, sửa chữa bản án đã làm hoen ố Giáo Hội, mong phục hồi danh dự cùng công trình sự nghiệp vĩ đại của nhà khoa học đại tài Galileo. Một trong những người đó là Linh mục giáo sư ngành Thiên văn của đại học Roma, tên Ông là Settele.

Năm 1818 Linh mục giáo sư Settele đã viết một sách giáo khoa về Mắt kính và về Thiên văn. Trong sách đó Settele bênh vực đứng về lý thuyết thực dụng trái Đất chuyển động, chứ nó không đứng yên tại chỗ, như Kopernicus và Galileo đã khám phá ra cùng nhận định qủa quyết. Ông xin phép Giáo quyền để in sách. Nhưng bị từ chối, với lý do vì bản án 1616 dành cho Galileo đã lên án phủ nhận thuyết này rồi là sai lạc với tín lý Kinh Thánh.

Dẫu vậy, Giáo sư Settele vẫn không bỏ cuộc. Năm 1820 Ông, sau nhiều lần lý giải biện hộ sai đúng điều trong bản án 1616, đã được phép của Thánh Bộ Tín lý cho phép in sách của Ông. Cho phép Settele in sách với nội dung hoàn toàn trái ngược với những kết án của bản án 1616 dành cho Galileo, nhưng Thánh Bộ không đưa ra lời cải chính sửa sai ngày trước đã xảy ra.

Như thế sách giáo khoa về Thiên văn của Settele nói về trái Đất chuyển động theo như Kopernicus đã khám phá ra, và Galileo đã từng mạnh mẽ cổ võ làm nền tảng cho công trình nghiên về thiên văn, về hình ảnh vũ trụ, giờ đây được công nhận.

Nhiều nỗ lực kế tiếp về phía các nhà khoa học, các gíao sư chuyên môn cũng như về phía Giáo Hội tìm cách dần dần sửa chữa lại vụ án Galileo trong dòng thời gian lịch sử.

Công Đồng Vaticano thứ hai trong hiến chế Gaudium et Spes đã công nhận đề cao vai trò độc lập của Khoa học với những khám phá trong thế giới mới ngày hôm nay.

Ngày 10.11.1979 Đức Giáo Hòang Gioan Phaolo đệ nhị, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của nhà bác học Albert Einstein, đã nhắc đến tên tuổi của Galileo là một nhân vật vĩ đại ngang hàng với Albert Einstein. Dịp này ngài đề ra Ủy ban gồm những nhà chuyên môn Thần học, về Khoa học và về Lịch sử nghiên cứu lại trường hợp Galileo trong chiều hướng tìm ra lỗi lầm, sự hiểu lầm sai trái gây ra giữa đức tin và khoa học, giữa đời sống Giáo Hội và đời sống trong thế giới ngày nay.

Trong ý muốn chiều hướng đó, một Ủy ban bao gồm những nhà trí thức chuyên môn vể Giải thích Kinh Thánh, về Lịch sử, về Luật pháp, về Khoa học tự nhiên…được thành hành lập và bắt tay vào công việc khảo cứu trường hợp khoa học cũng như trường hợp Galileo.

Và ngày 31. Tháng Mười năm 1992, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị đã chính thức, theo những khám phá nghiên cứu của Ủy Ban, tuyên bố trường hợp Galileo chấm dứt khóa lại. Những tranh cãi kết án Galileo đã gây ra sự hiểu lầm phân biệt trầm trọng cho rằng sự hiểu biết khoa học ngược chống lại đức tin, là điều không đúng gây đau đớn rất đáng tiếc, và nó từ nay thuộc về thời qúa khứ. Trường hợp Galileo có thể là một bài học thời sự cho Giáo Hội về những vấn đề tương tự hôm nay và cả trong tương lai nữa.

*************************

Công trình tạo dựng thiên nhiên của Thiên Chúa chan hòa ánh sáng. Công trình đó trước sau vẫn là điều bí ẩm mầu nhiệm cho con người phải đi tìm hiểu khám phá. Và trong khi đi tìm hiểu nghiên cứu khám phá con người xưa nay vẫn vấp phải, vì gìới hạn trí khôn hiểu biết hay bị lầm lẫn, bóng tối che khuất tầm nhìn cùng lối đi.

Dẫu vậy, Thiên Chúa cũng ban cho con người khả năng suy nghĩ nhìn lại để sửa chữa những gì không đúng mình đã vấp phạm gây ra. Trong ý hướng đó, Giáo Hội Công Giáo sau những năm dài hàng nhiều thế kỷ đã không ngừng ăn năn hối lỗi sửa chữa lại những sai trái đã làm. Trường hợp với nhà thiên văn khoa học Galileo là một trường hợp điển hình.

Khoa học và những nghiên cứu tìm hiểu thiên văn trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa là điều tốt cùng cần thiết. Nó không phản lại Kinh Thánh tín điều trong đạo. Trái lại giúp mở mang trí khôn hiểu biết rộng thêm ra công trình sáng tạo tràn đầy ánh sáng của Thiên Chúa.

„Tòa thánh Vatican phổ biến hôm 29 tháng 01.2009 nói: “Nhà thiên văn học Galileo thế kỷ 17 này là “một tín hữu, trong bối cảnh của thời đại mình, đã cố gắng hòa giải những kết quả trong nghiên cứu khoa học của ông với giáo lý của đức tin Kitô giáo.”

“Vì điều đó, Galileo xứng đáng được tất cả chúng ta khen ngợi và biết ơn.”

Bản công bố nói: Galielo là nhà khoa học đầu tiên dùng một kính viễn vọng để nghiên cứu vũ trụ, mở ra một biên cương hoàn toàn mới cho những cuộc khám phá, và buộc nhân loại phải “đọc lại cuốn sách thiên nhiên dưới ánh sáng hoàn toàn mới mẻ.”

“Vì thế, giáo hội ao ước được vinh danh nhân vật Galileo -- một thiên tài sáng tạo và người con của giáo hội.” ( Vietcatholic News 30.Januar 2009)

Năm Thiên văn 2009

Sách tham khảo:

-Lexikon für Theologie und Kirche, Band 4, Verlag Herder Freiburg, Sonderausgabe 1986. Chữ Galilei Galileo.

-Sr. Lydia La Dous, Galileo Galilei zur Geschichte eines Falles, Topos plus, Kevelaer 2007.

- Paul Deselarers, Dorothea Sattler, Es wurde Licht, Bibel leben, Herder Verlag, Freiburg i. Breisgau 2005. Chương 3. và 4.

- TRE – Theologische Realenzyklopädie, Studienausgabe Teil I.; Band X I I. – Galilei, Galileo - Walter de Gruyter. Berlin. New York.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Trên Ngàn
Dominic Đức Nguyễn
06:24 02/05/2009

THÁC TRÊN NGÀN



Ảnh của Dominic Đức Nguyễn

Như nước dòng lao gặp đá ngăn

Cuộn từ đáy vực tỏa băn khoăn

Chưa vần được đá nên tung sóng,

Ức mãi ngàn năm vẫn thét gầm:

Thắm thiết tình anh gặp cách xa

Cuộn tròn đau khổ sóng tung hoa.

(Trích thơ của Xuân Diệu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News