Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba Ngôi Thiên Chúa
Lm Vũđình Tường
02:32 10/09/2011
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, năm A
Ga 3, 16-18
Tin tức liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia đăng tải trên báo chí thường là tin dự đoán hay phỏng đoán bởi các kí giả chuyên nghiệp. Vì phỏng đoán nên có lúc phỏng đúng một phần sự thật; lúc khác đoán sai be bét. Tuỳ theo tầm mức quan trọng mà tin được bạch hoá hay giữ kín. Ít là hai, ba chục năm; lâu hơn thì sáu bảy chục năm người ta mới biết phần nào sự thật. Gọi là phần nào sự thật bởi vì sự thật được trình bày trên giấy trắng mực đen của lịch sử là sự thật tóm gọn, nhiều khi được chọn lọc, căt xén, hoặc ngay cả do cái nhìn thiên kiến, phiếm diện của người viết hoặc người lúc đó đang nắm quyền quyêt định. Sự thật thiếu nhân chứng sống động giải thích, xác nhận thì không thể là sự thật toàn vẹn. Có những tin giữ kín không bao giờ được tiết lộ. Cuộc sống gia đình cũng có tin được thông báo, chia xẻ cho mọi người; lại cũng có tin giữ kín không muốn cho ai hay biết. Cạnh đó có những mảnh đời chôn kín dưới tuyền đài. Một mình mình biết, một mình mình hay.
Ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi mặc khải cho chúng ta nhiều bí ẩn về Thiên Chúa mà cha ông chúng ta không bao giờ có thể suy đoán, lí giải được.
Mặc khải thứ nhất cho biết Thiên Chúa yêu thương thế gian vô cùng.
Thứ hai Đức Kitô là người Con duy nhất của Thiên Chúa. Ngoài Ngài ra không còn người con nào khác nữa. Người Con này vâng lời xuống thế để thực hiện ý của Cha Ngài.
Thứ ba Người Con này được sai xuống để giải thoát, để cứu độ mà không phải để trừng phạt hay lên án thế gian.
Thứ tư người Con này có cùng bản tính với Thiên Chúa.
Nhờ Đức Kitô xuống trần mà chúng ta biết Cha của Ngài cũng là Cha của chúng ta là một mặc khải mới. Còn một mặc khải nữa cũng là tin vui cho toàn thể Kitô hữu đó là mặc khải trước khi về trời Ngài hứa ban Thánh Thần xuống để ở cùng Kitô hữu cho đến tận thế. Như thế Đức Kitô không phải chỉ đơn thuần làm công việc cứu chuộc nhân loại. Ngoài việc Ngài vâng lời Chúa Cha xuống thế làm công việc cứu chuộc, Ngài còn làm công việc mặc khải cho chúng ta biết một Thiên Chúa, Ngài có ba ngôi. Vui mừng hơn nữa chúng ta còn nhận biết Đức Chúa Cha là Cha Đức Giêsu Kitô và cũng là Cha chúng ta, các Kitô hữu.
Ta và Cha Ta là một Gn 10,30
Cha của Ta cũng là Cha của anh em Gn 20,17
Một số người đặt vấn đề giá trị của những mặc khải này. Điều chúng ta tin chắc đây không phải là những tiên đoán, phỏng chừng hay suy luận từ khôn ngoan của khối óc. Tất cả nguồn tin này đến từ một nguồn duy nhất - đến từ Đức Giêsu Kitô.
Người ngoài cuộc có thể đặt vấn đề về gia đình người khác. Mọi yếu tố giúp đặt vấn đề đều đặt căn bản qua việc quan sát, lắng nghe được rồi từ đó phỏng đoán, suy luận, bàn thêm ra. Điều chắc chắn là không ai biết tin tức trong gia đình nhiều hơn người Con trong gia đình đó. Hơn nữa đây lại là người con duy nhất. Người Con mà Cha Ngài hết lòng tin cậy. Ai có đủ quyền năng để mặc khải tin quan trọng này hơn chính Người Con trong gia đình nói ra. Nếu không tin nguồn tin của chính Người Con trong nhà thì sao có thể tin được người ngoài tiên đoán. Hơn nữa người ngoài tiên đoán bên ngoài lại cậy nhờ vào những gì Người Con loan báo để suy đoán, nhận định. Nguồn tin gốc bao giờ cũng đáng tin cậy hơn nguồn tin suy luận. Nguồn tin gốc ở đây đến từ chính Đức Kitô. Những gì Ngài hướng dẫn, mặc khải, loan báo đều là nguồn tin gốc, nguồn tin chính thức. Ngài là phát ngôn viên duy nhất của Chúa Cha. Mọi nguồn tin khác, mọi phát ngôn nhân khác đều lấy tin từ nguồn tin gốc, từ đó suy đoán, bàn rộng ra, theo cái nhìn riêng của cá nhân người loan tin.
Không phải ngày nay người ta mới đặt vấn đề giá trị đích thực của nguồn tin Đức Kitô loan báo. Ngay đương thời, cuộc đời công khai, Ngài mặc khải nhiều điều về Thiên Chúa. Nhiều phe nhóm nghe Ngài đã tích cực chất vấn, bài bác và thách thức đòi bằng chứng. Đức Kitô đã trả lời họ mạch lạc. Ngài còn thách kẻ chống đối nếu không tin vào những điều Ngài rao giảng ít ra cũng phải nhìn vào những việc tốt lành Ngài làm Nhân Danh Chúa Cha để thực hiện Gn 10,25tt. Những điều đó làm chứng cho Ngài. Nhóm chống đối từ chối tin Ngài, từ chối tin vào việc lành Ngài thực hiện. Tệ hơn nữa từ chối coi Ngài là con người bình thường mà cho là bị quỷ ám.
Đức Kitô nói lên sự thật về Cha Mình và sẵn sàng làm chứng về điều Ngài đã nói. Không còn chứng cớ nào mạnh hơn bằng lời chứng sẵn sàng đổ máu mình ra làm chứng cho điều Ngài mặc khải. Điều này đã xảy ra khi người ta quyết định ném đá Ngài vì Ngài nhận Thiên Chúa là Cha. Gn 10,31-33.
Trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ tuyên xưng trong thánh lễ:
Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô mà mọi vinh quang và danh dự đều qui về Chúa là Cha toàn năng đến muôn thuở, muôn đời. Amen.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ga 3, 16-18
Tin tức liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia đăng tải trên báo chí thường là tin dự đoán hay phỏng đoán bởi các kí giả chuyên nghiệp. Vì phỏng đoán nên có lúc phỏng đúng một phần sự thật; lúc khác đoán sai be bét. Tuỳ theo tầm mức quan trọng mà tin được bạch hoá hay giữ kín. Ít là hai, ba chục năm; lâu hơn thì sáu bảy chục năm người ta mới biết phần nào sự thật. Gọi là phần nào sự thật bởi vì sự thật được trình bày trên giấy trắng mực đen của lịch sử là sự thật tóm gọn, nhiều khi được chọn lọc, căt xén, hoặc ngay cả do cái nhìn thiên kiến, phiếm diện của người viết hoặc người lúc đó đang nắm quyền quyêt định. Sự thật thiếu nhân chứng sống động giải thích, xác nhận thì không thể là sự thật toàn vẹn. Có những tin giữ kín không bao giờ được tiết lộ. Cuộc sống gia đình cũng có tin được thông báo, chia xẻ cho mọi người; lại cũng có tin giữ kín không muốn cho ai hay biết. Cạnh đó có những mảnh đời chôn kín dưới tuyền đài. Một mình mình biết, một mình mình hay.
Ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi mặc khải cho chúng ta nhiều bí ẩn về Thiên Chúa mà cha ông chúng ta không bao giờ có thể suy đoán, lí giải được.
Mặc khải thứ nhất cho biết Thiên Chúa yêu thương thế gian vô cùng.
Thứ hai Đức Kitô là người Con duy nhất của Thiên Chúa. Ngoài Ngài ra không còn người con nào khác nữa. Người Con này vâng lời xuống thế để thực hiện ý của Cha Ngài.
Thứ ba Người Con này được sai xuống để giải thoát, để cứu độ mà không phải để trừng phạt hay lên án thế gian.
Thứ tư người Con này có cùng bản tính với Thiên Chúa.
Nhờ Đức Kitô xuống trần mà chúng ta biết Cha của Ngài cũng là Cha của chúng ta là một mặc khải mới. Còn một mặc khải nữa cũng là tin vui cho toàn thể Kitô hữu đó là mặc khải trước khi về trời Ngài hứa ban Thánh Thần xuống để ở cùng Kitô hữu cho đến tận thế. Như thế Đức Kitô không phải chỉ đơn thuần làm công việc cứu chuộc nhân loại. Ngoài việc Ngài vâng lời Chúa Cha xuống thế làm công việc cứu chuộc, Ngài còn làm công việc mặc khải cho chúng ta biết một Thiên Chúa, Ngài có ba ngôi. Vui mừng hơn nữa chúng ta còn nhận biết Đức Chúa Cha là Cha Đức Giêsu Kitô và cũng là Cha chúng ta, các Kitô hữu.
Ta và Cha Ta là một Gn 10,30
Cha của Ta cũng là Cha của anh em Gn 20,17
Một số người đặt vấn đề giá trị của những mặc khải này. Điều chúng ta tin chắc đây không phải là những tiên đoán, phỏng chừng hay suy luận từ khôn ngoan của khối óc. Tất cả nguồn tin này đến từ một nguồn duy nhất - đến từ Đức Giêsu Kitô.
Người ngoài cuộc có thể đặt vấn đề về gia đình người khác. Mọi yếu tố giúp đặt vấn đề đều đặt căn bản qua việc quan sát, lắng nghe được rồi từ đó phỏng đoán, suy luận, bàn thêm ra. Điều chắc chắn là không ai biết tin tức trong gia đình nhiều hơn người Con trong gia đình đó. Hơn nữa đây lại là người con duy nhất. Người Con mà Cha Ngài hết lòng tin cậy. Ai có đủ quyền năng để mặc khải tin quan trọng này hơn chính Người Con trong gia đình nói ra. Nếu không tin nguồn tin của chính Người Con trong nhà thì sao có thể tin được người ngoài tiên đoán. Hơn nữa người ngoài tiên đoán bên ngoài lại cậy nhờ vào những gì Người Con loan báo để suy đoán, nhận định. Nguồn tin gốc bao giờ cũng đáng tin cậy hơn nguồn tin suy luận. Nguồn tin gốc ở đây đến từ chính Đức Kitô. Những gì Ngài hướng dẫn, mặc khải, loan báo đều là nguồn tin gốc, nguồn tin chính thức. Ngài là phát ngôn viên duy nhất của Chúa Cha. Mọi nguồn tin khác, mọi phát ngôn nhân khác đều lấy tin từ nguồn tin gốc, từ đó suy đoán, bàn rộng ra, theo cái nhìn riêng của cá nhân người loan tin.
Không phải ngày nay người ta mới đặt vấn đề giá trị đích thực của nguồn tin Đức Kitô loan báo. Ngay đương thời, cuộc đời công khai, Ngài mặc khải nhiều điều về Thiên Chúa. Nhiều phe nhóm nghe Ngài đã tích cực chất vấn, bài bác và thách thức đòi bằng chứng. Đức Kitô đã trả lời họ mạch lạc. Ngài còn thách kẻ chống đối nếu không tin vào những điều Ngài rao giảng ít ra cũng phải nhìn vào những việc tốt lành Ngài làm Nhân Danh Chúa Cha để thực hiện Gn 10,25tt. Những điều đó làm chứng cho Ngài. Nhóm chống đối từ chối tin Ngài, từ chối tin vào việc lành Ngài thực hiện. Tệ hơn nữa từ chối coi Ngài là con người bình thường mà cho là bị quỷ ám.
Đức Kitô nói lên sự thật về Cha Mình và sẵn sàng làm chứng về điều Ngài đã nói. Không còn chứng cớ nào mạnh hơn bằng lời chứng sẵn sàng đổ máu mình ra làm chứng cho điều Ngài mặc khải. Điều này đã xảy ra khi người ta quyết định ném đá Ngài vì Ngài nhận Thiên Chúa là Cha. Gn 10,31-33.
Trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội hoàn vũ tuyên xưng trong thánh lễ:
Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô mà mọi vinh quang và danh dự đều qui về Chúa là Cha toàn năng đến muôn thuở, muôn đời. Amen.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đến từ trời
Lm Vũđình Tường
02:33 10/09/2011
Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên năm A
Mat 28,16-20
Đức Kitô đến từ trời và sau khi hoàn thành viên mãn sứ mạng ban sự sống vĩnh cửu cho nhân loại Đức Kitô lại trở về trời. Vì đến từ trời nên giáo huấn của Ngài là giáo huấn có nguồn gốc phát sinh từ trời. Hướng dẫn, chỉ thị của Ngài do các môn đệ trung tín rao giảng có sức mạnh trời cao hỗ trợ. Mọi cấm đoán dù gắt gao đến đâu cũng chỉ làm chậm bước tiến việc rao giảng Tin Mừng mà không thể nào dập tắt được tinh thần rao giảng. Dù tù đầy, cấm cách, roi đòn, tra tấn, chứng nhân Kitô vẫn trung kiên với niềm tin sống động vì có Chúa cùng đồng hành.
Tuần trước Đức Kitô hứa không để chứng nhân Kitô mồ côi. Lời hứa tuần này còn rõ nét hơn, rõ ràng hơn, chắc chắn hơn. Lời hứa vĩnh viễn ở với chứng nhân Kitô.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. c.20
Lời hứa ở với anh em cho đến tận thế là lời hứa vĩnh cửu. Những gì vĩnh cửu sẽ không phai nhoà, mờ nhạt. Lời hứa bất biến với thời gian. Nói cách khác lời Đức Kitô hứa vượt khỏi không gian và trên thời gian vì lời hứa đó liên kết, nối liền giữa trời với đất.
Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất c.19
Chính điều này cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa trời với đất. Trời đất không còn phải là hai nơi xa cách ngàn trùng mà được gắn liền với lời Chúa, được chính Đức Kitô xác nhận. Lời hứa bất biến với thời gian. Nếu con người ở trần gian không giữ lời hứa thì Đức Kitô trên trời vẫn trung thành với điều đã hứa. Dù một bên hứa, bên không thì lời hứa vẫn sống động, vẫn có giá trị của lời hứa.
Với quyền năng trên trời dưới đất Đức Kitô sai các môn đệ rửa tội cho những ai tin theo. Phép rửa cùng công thức nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần và dậy họ tuân giữ mọi điều Đức Kitô truyền dậy. Những điều các tông đồ truyền lại cho hậu thế không phải là do các ngài tự nghĩ ra, suy luận, đoán biết mà chính là những điều học được từ Đức Kitô. Các ông truyền lại những gì đã học. Trường hợp quên sót. Đấng Bảo Trợ làm công việc gợi nhớ, soi sáng giúp các ông hiểu rõ hơn về những điều đã học được, đồng thời tiếp tục mặc khải điều Chúa dậy cho từng thời đại.
Nhiều lần trong đời các Kinh Sư, Biệt Phái, chất vấn Đức Kitô về quyền giảng dậy. Đức Kitô cho biết quyền đó đến từ Chúa Cha.
Người Con không tự ý làm điều gì nhưng làm những gì Chúa Cha làm.
Quyền năng trên trời dưới đất ban cho các tông đồ. Đức Kitô nói rõ để các ông yên tâm rao giảng. Nếu có ai chất vấn về quyền giảng dậy, quyền rửa tội nhân danh Chúa. Các ông sẵn sàng có câu trả lời và câu trả lời thật chính đáng. Quyền đó đến từ trời do chính Đức Kitô trao ban. Sau này chính vị tông đồ cả Phêrô đã nói rõ với kẻ cấm các ngài rao giảng,
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta.
Bí tích thanh tẩy không phải do sáng kiến của loài người mà là sáng kiến của chính Đức Kitô. Lời đọc khi ban bí tích thanh tẩy cũng do chính Đức Kitô phán dậy nên các thừa tác viên phải trung thành tuyệt đối mà không có quyền sửa đổi hay thay đổi bất cứ chữ nào trong lời đọc đó. Người lãnh nhận bí tích thanh tẩy được chính ba ngôi Thiên Chúa đến trong cõi lòng. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng đến ngự trong tâm hồn họ. Không còn chỗ nào để có thể hồ nghi về bí tích thanh tẩy cũng như giáo huấn các tông đồ truyền lại.
Ngày nay người ta hồ nghi về Thiên Chúa hằng sống có thực sự sống lại từ cõi chết hay không. Kinh thánh thuật lại các tông đồ cũng hồ nghi nhưng không rõ các ông hồ nghi về điểm nào?
Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.
Kinh thánh không nói rõ các ông hồ nghi về điểm nào? Hồ nghi về mắt mình, cảm xúc, giác quan mình không nhận rõ Thầy hay hồ nghi người đứng trước kia có phải là Thầy hay các ông còn phải chờ một vị khác. Điều hồ nghi này rất gần với hồ nghi lúc Gioan Tẩy Giả trong tù. Ông sai các môn đệ đến hỏi Đức Kitô là chính Ngài là Đức Kitô hay chúng tôi còn phải chờ một vị khác.
Rất có thể hồ nghi phát xuất vì các tông đồ lúc đó còn đứng xa xa, chưa tới gần. Cũng không rõ các tông đồ chưa tới gần hay điều gì ngăn cản các ông không dám đến gần. Cũng có thể các ông hồ nghi mình có được phép đến gần chăng? Kinh thánh thuật lại Đức Kitô đến gần, nói với các ông và mọi nghi ngờ, ngờ vực tiêu tan. Việc các ông bái lạy cho biết có tông đồ tin, có tông đồ hoài nghi. Dù tin hay hoài nghi các ông không bỏ cuộc. Các ông không chia rẽ, tranh biện nhưng tất cả đồng quì gối bái lậy. Bái lậy, thái độ của khiêm nhường, hành động tự nhận thấp hèn, bé nhỏ. Chúa đến nâng các ông lên, mặc khải Ngài sống lại cho các tâm hồn khiêm nhường, bé nhỏ.
Chúng ta không chắc chắn các tông đồ hồ nghi về điều gì. Có lẽ hồ nghi về khả năng nhận thức của chính mình nhiều hơn là hồ nghi về Thầy có sống lại thật hay không. Điều chắc chắn nếu Đức Kitô không hẹn gặp, không tiến lại gần các tông đồ sẽ không thể nào nhận ra Thầy. Nhận biết Thiên Chúa là một đặc ân Chúa ban.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 28,16-20
Đức Kitô đến từ trời và sau khi hoàn thành viên mãn sứ mạng ban sự sống vĩnh cửu cho nhân loại Đức Kitô lại trở về trời. Vì đến từ trời nên giáo huấn của Ngài là giáo huấn có nguồn gốc phát sinh từ trời. Hướng dẫn, chỉ thị của Ngài do các môn đệ trung tín rao giảng có sức mạnh trời cao hỗ trợ. Mọi cấm đoán dù gắt gao đến đâu cũng chỉ làm chậm bước tiến việc rao giảng Tin Mừng mà không thể nào dập tắt được tinh thần rao giảng. Dù tù đầy, cấm cách, roi đòn, tra tấn, chứng nhân Kitô vẫn trung kiên với niềm tin sống động vì có Chúa cùng đồng hành.
Tuần trước Đức Kitô hứa không để chứng nhân Kitô mồ côi. Lời hứa tuần này còn rõ nét hơn, rõ ràng hơn, chắc chắn hơn. Lời hứa vĩnh viễn ở với chứng nhân Kitô.
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. c.20
Lời hứa ở với anh em cho đến tận thế là lời hứa vĩnh cửu. Những gì vĩnh cửu sẽ không phai nhoà, mờ nhạt. Lời hứa bất biến với thời gian. Nói cách khác lời Đức Kitô hứa vượt khỏi không gian và trên thời gian vì lời hứa đó liên kết, nối liền giữa trời với đất.
Thầy đã được trao toàn quyền trên trời, dưới đất c.19
Chính điều này cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa trời với đất. Trời đất không còn phải là hai nơi xa cách ngàn trùng mà được gắn liền với lời Chúa, được chính Đức Kitô xác nhận. Lời hứa bất biến với thời gian. Nếu con người ở trần gian không giữ lời hứa thì Đức Kitô trên trời vẫn trung thành với điều đã hứa. Dù một bên hứa, bên không thì lời hứa vẫn sống động, vẫn có giá trị của lời hứa.
Với quyền năng trên trời dưới đất Đức Kitô sai các môn đệ rửa tội cho những ai tin theo. Phép rửa cùng công thức nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần và dậy họ tuân giữ mọi điều Đức Kitô truyền dậy. Những điều các tông đồ truyền lại cho hậu thế không phải là do các ngài tự nghĩ ra, suy luận, đoán biết mà chính là những điều học được từ Đức Kitô. Các ông truyền lại những gì đã học. Trường hợp quên sót. Đấng Bảo Trợ làm công việc gợi nhớ, soi sáng giúp các ông hiểu rõ hơn về những điều đã học được, đồng thời tiếp tục mặc khải điều Chúa dậy cho từng thời đại.
Nhiều lần trong đời các Kinh Sư, Biệt Phái, chất vấn Đức Kitô về quyền giảng dậy. Đức Kitô cho biết quyền đó đến từ Chúa Cha.
Người Con không tự ý làm điều gì nhưng làm những gì Chúa Cha làm.
Quyền năng trên trời dưới đất ban cho các tông đồ. Đức Kitô nói rõ để các ông yên tâm rao giảng. Nếu có ai chất vấn về quyền giảng dậy, quyền rửa tội nhân danh Chúa. Các ông sẵn sàng có câu trả lời và câu trả lời thật chính đáng. Quyền đó đến từ trời do chính Đức Kitô trao ban. Sau này chính vị tông đồ cả Phêrô đã nói rõ với kẻ cấm các ngài rao giảng,
Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người ta.
Bí tích thanh tẩy không phải do sáng kiến của loài người mà là sáng kiến của chính Đức Kitô. Lời đọc khi ban bí tích thanh tẩy cũng do chính Đức Kitô phán dậy nên các thừa tác viên phải trung thành tuyệt đối mà không có quyền sửa đổi hay thay đổi bất cứ chữ nào trong lời đọc đó. Người lãnh nhận bí tích thanh tẩy được chính ba ngôi Thiên Chúa đến trong cõi lòng. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng đến ngự trong tâm hồn họ. Không còn chỗ nào để có thể hồ nghi về bí tích thanh tẩy cũng như giáo huấn các tông đồ truyền lại.
Ngày nay người ta hồ nghi về Thiên Chúa hằng sống có thực sự sống lại từ cõi chết hay không. Kinh thánh thuật lại các tông đồ cũng hồ nghi nhưng không rõ các ông hồ nghi về điểm nào?
Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.
Kinh thánh không nói rõ các ông hồ nghi về điểm nào? Hồ nghi về mắt mình, cảm xúc, giác quan mình không nhận rõ Thầy hay hồ nghi người đứng trước kia có phải là Thầy hay các ông còn phải chờ một vị khác. Điều hồ nghi này rất gần với hồ nghi lúc Gioan Tẩy Giả trong tù. Ông sai các môn đệ đến hỏi Đức Kitô là chính Ngài là Đức Kitô hay chúng tôi còn phải chờ một vị khác.
Rất có thể hồ nghi phát xuất vì các tông đồ lúc đó còn đứng xa xa, chưa tới gần. Cũng không rõ các tông đồ chưa tới gần hay điều gì ngăn cản các ông không dám đến gần. Cũng có thể các ông hồ nghi mình có được phép đến gần chăng? Kinh thánh thuật lại Đức Kitô đến gần, nói với các ông và mọi nghi ngờ, ngờ vực tiêu tan. Việc các ông bái lạy cho biết có tông đồ tin, có tông đồ hoài nghi. Dù tin hay hoài nghi các ông không bỏ cuộc. Các ông không chia rẽ, tranh biện nhưng tất cả đồng quì gối bái lậy. Bái lậy, thái độ của khiêm nhường, hành động tự nhận thấp hèn, bé nhỏ. Chúa đến nâng các ông lên, mặc khải Ngài sống lại cho các tâm hồn khiêm nhường, bé nhỏ.
Chúng ta không chắc chắn các tông đồ hồ nghi về điều gì. Có lẽ hồ nghi về khả năng nhận thức của chính mình nhiều hơn là hồ nghi về Thầy có sống lại thật hay không. Điều chắc chắn nếu Đức Kitô không hẹn gặp, không tiến lại gần các tông đồ sẽ không thể nào nhận ra Thầy. Nhận biết Thiên Chúa là một đặc ân Chúa ban.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Xạ lúa
Lm Vũđình Tường
02:10 10/09/2011
Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm A
Mat 13,1-23
Người gieo giống đi xạ lúa trên ruộng. Đất sau khi cầy vỡ ra, nước mưa làm cho đất mềm, ẩm. Đất đó gần như sẵn sàng cho mùa gieo giống. Chỉ cần đón một vài cơn mưa lớn là nhà nông mang lúa ra xạ. Gọi là xạ vì người nông dân, trước ngực đeo thúng lúa, chân bước đều hai tay nhịp nhàng vung lúa sang hai bên. Các hạt lúa văng đều trên ruộng mới cầy, đất còn tươi, trước khi rơi vào kẽ đất, chờ mọc lên. Hạt rơi trên mặt đất hy vọng được nước mưa chôn vùi trong đất. Trường hợp mưa nhiều hạt úng, thối. Trái lại, thiếu mưa hạt lúa đó nếu không làm mồi cho chim trời ăn mất, cũng là nạn nhân của nắng hạn làm thui chột mộng lúa. Nhà nông không sợ chim trời bằng chuột vì chuột ngày đêm đào bới hạt giống. Ngay cả hạt đã chôn vùi trong đất vẫn bị chúng mò mẫm ăn đi.
Tương tự như hạt mưa từ trời xuống đất, hạt mưa không về trời bằng hình ảnh hạt mưa, giọt nước, nhưng về trời bằng hình ảnh mới, từ thể lỏng sang thể hơi. Một khi hạt giống rơi khỏi tay nông dân, hạt giống đó hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, biến thể hoặc thành bụi lúa xanh tốt, hoặc bị tiêu hủy, tan rã thành phân tro.
Đức Kitô ví lời Ngài rao giảng như hạt lúa trong tay nông dân. Số phận từng Lời Chúa cũng rất khác biệt. Có Lời sinh lời muôn vàn lời. Có lời sống èo ọt, nửa sống, nửa chết. Có lời làm tròn sứ mạng được uỷ thác. Có lời biến mất như rơi vào cõi hư không. Khác biệt về thành quả không hệ tại bởi hạt giống tốt xấu mà bởi phẩm chất ruộng đất. Thửa ruộng mà Đức Kitô nói đến không phải ruộng trên mặt đất mà là cõi lòng con người. Có ai ngờ được tấm lòng con người có thể là tấm lòng vàng và cũng có thể là chòi vắng, hoang tàn.
Tương tự như thỏi vàng, vàng ba mươi, năm mươi hay vàng ròng. Cõi lòng con người là tấm lòng vàng khi cõi lòng đó làm cho Lời Chúa sinh hoa kế trái. Hạt ba mươi, hạt năm mươi, hạt bảy mươi, hạt chẵn trăm. Trong sáng óng ánh như vàng ròng.
Tương tự chòi vắng, hoang tàn. Mỗi lần phải ngang qua, ngày cũng như đêm, đều thấy ớn lạnh. Rợn tóc gáy, nổi da gà vì nơi đó chứa nhiều ám khí, ảm đạm, thê lương. Một cõi lòng như thế sao thích hợp với Lời hằng sống.
Lời Chúa ví như hạt mưa. Khí hậu dù khắc nghiệt mấy cũng không triệt tiêu được hạt mưa. Quá lạnh hạt mưa biến thành tuyết. Gió to hạt mưa biến thành bụi sương. Nóng cháy da người hạt mưa biến thành thể khí bay là là trên cát nóng. Rơi xuống sông biển hạt mưa hoà mình trong nước, trên đất khô hạt mưa thẩm thấu vào lòng đất.
Lời hằng sống không thể chết. Nếu chết thì lời đó sao có thể mang lại sự sống cho tâm linh. Chết ở đây không thể hiểu là lời hằng sống chết. Chết có nghĩa cõi lòng người nào đó đã chết để đón nhận lời hằng sống. Lời hằng sống có sức sống biến đổi mọi cõi lòng miễn là cõi lòng đó mở ra đón nhận. Cõi lòng khô cằn, cõi lòng gai góc, cõi lòng vệ đường, cõi lòng tốt lành. Không cõi lòng nào có thể giết chết được Lời Chúa là lời hằng sống. Chỉ có hai loại cõi lòng. Một cõi lòng vui mừng đón nhận và cõi lòng xua đuổi lời hằng sống. Đón nhận lời hằng sống làm trổ sinh hoa trái ít nhiều tuỳ theo mức đón nhận.
Cánh đồng lúa mang lợi nhuận cho nông dân. Giúp họ ấm no. Cánh đồng lúa tốt tươi mang lại cho nông dân nụ cười, niềm hy vọng dạt dào. Cánh đồng lúa vừa cung cấp thực phẩm cho con người, gia súc, thú hoang, vừa làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên, làm cho đất sinh mầu mỡ, cung cấp thực phẩm và là công viên cho ong bướm vui chơi sáng sớm, chiều tàn.
Hạt lúa vỏ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Vỏ lúa vỡ ra hẳn là hình ảnh của đau thương. Chồi non nảy mầm là hình ảnh của sự sống mới. Sự sống bắt đầu vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, phó thác an toàn cho tương lai. Mầm sống bọc kín trong vỏ hẳn an toàn hơn nhưng như thế làm chi có cây lúa mới. Muốn có cây lúa mới, cuộc đời mới, mầm sống phải thay đổi, chịu đau khổ vỡ ra, liều, dấn thân vào đời. Tấm lòng đón nhận lời hằng sống mà từ chối thay đổi, đau khổ và dấn thân chính là muốn điều không tưởng. Thánh Phaolô diễn tả đó là cảnh hư ảo (Rom 8, 20). Không có đổi mới nếu từ chối thay đổi. Không có mới mẻ nếu khư khư bảo thủ lối sống cũ. Muốn phiêu lưu cần mạo hiểm. Từ chối sáng tạo sao có đổi mới.
Lời Chúa sinh động như cánh đồng lúa trổ bông, mang hương thơm ngạt ngào sớm tối. Làm thay đổi cõi lòng con người và mang lại bình an trong tâm hồn. Mầu nhiệm nước trời còn ẩn chứa nhiều điều huyền diệu và chỉ cõi lòng nào chân thành, khiêm nhường đón nhận, mới có cơ duyên thưởng thức điều kì ảo, huyền diệu của lời hằng sống.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 13,1-23
Người gieo giống đi xạ lúa trên ruộng. Đất sau khi cầy vỡ ra, nước mưa làm cho đất mềm, ẩm. Đất đó gần như sẵn sàng cho mùa gieo giống. Chỉ cần đón một vài cơn mưa lớn là nhà nông mang lúa ra xạ. Gọi là xạ vì người nông dân, trước ngực đeo thúng lúa, chân bước đều hai tay nhịp nhàng vung lúa sang hai bên. Các hạt lúa văng đều trên ruộng mới cầy, đất còn tươi, trước khi rơi vào kẽ đất, chờ mọc lên. Hạt rơi trên mặt đất hy vọng được nước mưa chôn vùi trong đất. Trường hợp mưa nhiều hạt úng, thối. Trái lại, thiếu mưa hạt lúa đó nếu không làm mồi cho chim trời ăn mất, cũng là nạn nhân của nắng hạn làm thui chột mộng lúa. Nhà nông không sợ chim trời bằng chuột vì chuột ngày đêm đào bới hạt giống. Ngay cả hạt đã chôn vùi trong đất vẫn bị chúng mò mẫm ăn đi.
Tương tự như hạt mưa từ trời xuống đất, hạt mưa không về trời bằng hình ảnh hạt mưa, giọt nước, nhưng về trời bằng hình ảnh mới, từ thể lỏng sang thể hơi. Một khi hạt giống rơi khỏi tay nông dân, hạt giống đó hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, biến thể hoặc thành bụi lúa xanh tốt, hoặc bị tiêu hủy, tan rã thành phân tro.
Đức Kitô ví lời Ngài rao giảng như hạt lúa trong tay nông dân. Số phận từng Lời Chúa cũng rất khác biệt. Có Lời sinh lời muôn vàn lời. Có lời sống èo ọt, nửa sống, nửa chết. Có lời làm tròn sứ mạng được uỷ thác. Có lời biến mất như rơi vào cõi hư không. Khác biệt về thành quả không hệ tại bởi hạt giống tốt xấu mà bởi phẩm chất ruộng đất. Thửa ruộng mà Đức Kitô nói đến không phải ruộng trên mặt đất mà là cõi lòng con người. Có ai ngờ được tấm lòng con người có thể là tấm lòng vàng và cũng có thể là chòi vắng, hoang tàn.
Tương tự như thỏi vàng, vàng ba mươi, năm mươi hay vàng ròng. Cõi lòng con người là tấm lòng vàng khi cõi lòng đó làm cho Lời Chúa sinh hoa kế trái. Hạt ba mươi, hạt năm mươi, hạt bảy mươi, hạt chẵn trăm. Trong sáng óng ánh như vàng ròng.
Tương tự chòi vắng, hoang tàn. Mỗi lần phải ngang qua, ngày cũng như đêm, đều thấy ớn lạnh. Rợn tóc gáy, nổi da gà vì nơi đó chứa nhiều ám khí, ảm đạm, thê lương. Một cõi lòng như thế sao thích hợp với Lời hằng sống.
Lời Chúa ví như hạt mưa. Khí hậu dù khắc nghiệt mấy cũng không triệt tiêu được hạt mưa. Quá lạnh hạt mưa biến thành tuyết. Gió to hạt mưa biến thành bụi sương. Nóng cháy da người hạt mưa biến thành thể khí bay là là trên cát nóng. Rơi xuống sông biển hạt mưa hoà mình trong nước, trên đất khô hạt mưa thẩm thấu vào lòng đất.
Lời hằng sống không thể chết. Nếu chết thì lời đó sao có thể mang lại sự sống cho tâm linh. Chết ở đây không thể hiểu là lời hằng sống chết. Chết có nghĩa cõi lòng người nào đó đã chết để đón nhận lời hằng sống. Lời hằng sống có sức sống biến đổi mọi cõi lòng miễn là cõi lòng đó mở ra đón nhận. Cõi lòng khô cằn, cõi lòng gai góc, cõi lòng vệ đường, cõi lòng tốt lành. Không cõi lòng nào có thể giết chết được Lời Chúa là lời hằng sống. Chỉ có hai loại cõi lòng. Một cõi lòng vui mừng đón nhận và cõi lòng xua đuổi lời hằng sống. Đón nhận lời hằng sống làm trổ sinh hoa trái ít nhiều tuỳ theo mức đón nhận.
Cánh đồng lúa mang lợi nhuận cho nông dân. Giúp họ ấm no. Cánh đồng lúa tốt tươi mang lại cho nông dân nụ cười, niềm hy vọng dạt dào. Cánh đồng lúa vừa cung cấp thực phẩm cho con người, gia súc, thú hoang, vừa làm tăng vẻ đẹp thiên nhiên, làm cho đất sinh mầu mỡ, cung cấp thực phẩm và là công viên cho ong bướm vui chơi sáng sớm, chiều tàn.
Hạt lúa vỏ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Vỏ lúa vỡ ra hẳn là hình ảnh của đau thương. Chồi non nảy mầm là hình ảnh của sự sống mới. Sự sống bắt đầu vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, phó thác an toàn cho tương lai. Mầm sống bọc kín trong vỏ hẳn an toàn hơn nhưng như thế làm chi có cây lúa mới. Muốn có cây lúa mới, cuộc đời mới, mầm sống phải thay đổi, chịu đau khổ vỡ ra, liều, dấn thân vào đời. Tấm lòng đón nhận lời hằng sống mà từ chối thay đổi, đau khổ và dấn thân chính là muốn điều không tưởng. Thánh Phaolô diễn tả đó là cảnh hư ảo (Rom 8, 20). Không có đổi mới nếu từ chối thay đổi. Không có mới mẻ nếu khư khư bảo thủ lối sống cũ. Muốn phiêu lưu cần mạo hiểm. Từ chối sáng tạo sao có đổi mới.
Lời Chúa sinh động như cánh đồng lúa trổ bông, mang hương thơm ngạt ngào sớm tối. Làm thay đổi cõi lòng con người và mang lại bình an trong tâm hồn. Mầu nhiệm nước trời còn ẩn chứa nhiều điều huyền diệu và chỉ cõi lòng nào chân thành, khiêm nhường đón nhận, mới có cơ duyên thưởng thức điều kì ảo, huyền diệu của lời hằng sống.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thánh Thần
Lm Vũđình Tường
02:33 10/09/2011
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - năm A
Ga 20,19-23
Buổi tối ngày thứ nhất trong tuần. Nói đến buổi tối là nói đến mọi công việc làm trong ngày tạm được xếp lại, chờ cho một ngày mới. Nói đến buổi tối là nói đến ngày đã tàn, tia nắng mặt trời khuất bóng. Lực người đã cạn sau ngày lao nhọc. Chim trời trên đường về tổ. Ong thôi hút mật, bướm ngưng đùa với hoa và sương đêm đang nhè nhẹ bay trên cành cây, kẽ lá.
Buổi tối trong nhà, đèn dầu tỏa ánh sáng mờ nhạt, cửa đóng, then cài là dấu chỉ của người đã về nhà, giờ làm việc đã mãn. Chẳng đặng đừng mới phải ra đi. Mọi người mong chờ bữa cơm tối, sau đó ngủ nghỉ dưỡng sức cho một ngày mới.
Lao nhọc làm mệt mỏi thân xác. Sợ hãi làm mệt mỏi tâm thần, rã rời làm nhụt tinh thần. Tâm trạng của các tông đồ lúc này xuống thấp đến thế, gây nên bởi sợ sệt cái tàn bạo của kẻ cầm quyền. Chính trong lúc thinh lặng, trong lúc mệt mỏi, sức tàn hơi cạn, niềm hy vọng chợt tắt của các tông đồ Đức Kitô hiện đến với các ông. Ngài biết rõ các ông đang sợ sệt, bất an nên Ngài chúc bình an cho các ông.
Bình an cho các con.
Không đợi cho các ông kịp phản ứng Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Nhờ xem tay và cạnh sườn cộng với lời chúc bình an các tông đồ tràn ngập niềm vui. Như đóm lửa tàn sắp tắt được tưới dầu bừng bốc cháy. Mệt mỏi tan biến. Tuyệt vọng triệt tiêu. Hy vọng vươn lên, tràn ngập lòng các ông. Sức sống vươn lên cuồn cuộn trong lòng mỗi người. Có Đức Kitô hiện diện tinh thần các tông đồ vươn cao. Nhút nhát thành can đảm. Mạnh bạo thay sợ sệt.
Trong tinh thần vui mừng đó các tông đồ sẵn sàng dấn thân, lăn xả vào công việc. Đức Kitô không sai các ông ra đi nhưng cho biết các ông được mời gọi đón nhận ý nguyện Chúa Cha. Đức Kitô thực hiện ý Chúa Cha, Ngài mời gọi các tông đồ tiếp tục chương trình Ngài đề ra. Để thể hiện chương trình đó các ông cần sức mạnh bình an Chúa nên Ngài chúc bình an cho các ông trước khi tâm tình với các ông.
Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.
Nói điều đó xong Ngài ban Thánh Thần cho các ông. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần thay đổi lối sống của các tông đồ. Sức mạnh của Thánh Thần như làn gió mới, nhẹ nhàng như hơi thở, có sức mạnh đánh bật cho cửa mở toang, cho then gài mở bung ra, đón nhận luồng gió mới, không khí mới từ ngoài tràn ập vào tâm hồn các tông đồ. Đây chính là hình ảnh Thần Khí Chúa ban, thay đổi toàn bộ con người các tông đồ. Tinh thần được đổi mới. Thánh Thần ban sức mạnh mới. Tâm trí bừng sáng hiểu mạch lạc hơn những gì nghe biết từ Thầy Kitô.
Thánh Thần đến không phải làm cho tâm hồn bừng sáng lên nhờ sức mạnh nội tâm đang chìm đắm chỗi dậy. Không, sức mạnh Chúa Thánh Thần đem đến từ bên ngoài vào trong tâm hồn các tông đồ. Ơn Chúa Thánh Thần đong đầy tâm hồn các ông, chiếu sáng tâm hồn các tông đồ bằng hình ảnh hơi thở. Ơn Thánh Thần làm bừng sáng lên trong lòng các ông để các ông mau mắn đón nhận ân sủng Chúa Thánh Thần mang lại. Thánh Thần Chúa đến từ bên ngoài do Đức Kitô ban cho nên Kitô hữu cần luôn liên kết với Thánh Thần Chúa. Bất cứ người nào ngưng liên kết với Chúa Kitô người đó lìa xa Thánh Thần. Thiếu Thánh Thần Chúa hướng dẫn chắc chắn sẽ lạc đường. Bè phái, phe nhóm tôn giáo phát sinh từ đó. Thiếu khiêm nhường sớm muộn gì cũng xảy ra tình trạng miệng nói mến Chúa nhưng chê người. Trở thành nhóm mà Đức Kitô có lần nhắc đến
Quân này yêu ta bằng môi bằng miệng còn lòng chúng thì xa ta Mat 15,8
Làn gió như hơi thở quạt cháy ánh lửa, than hồng. Mầu của ngày lễ Chúa Thánh Thần. Ánh lửa sưởi ấm lòng người. Sức nóng của lửa thanh tẩy mọi vết nhơ, làm trong sáng tâm hồn. Sức nóng, hơi ấm mang lại sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh. Mầu đỏ của ngày lễ Chúa Thánh còn có một ý nghĩa cao thượng và thánh thiện. Ý nghĩa này là ước mơ gắn liền với cuộc đời các tông đồ và gắn chặt với cuộc đời các thánh tử đạo - chết cho người mình yêu. Mầu đỏ, cũng là màu của máu đổ ra làm chứng nhân trung thành cho Đức Kitô Phục Sinh. Các ngài hy sinh mạng sống mình cho Đức Kitô vì lòng các ngài bùng cháy lửa yêu mến mãnh liệt đến độ vượt qua mọi gian khổ, đau đớn thể xác. Tình yêu mãnh liệt hơn mọi đau khổ thân xác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ga 20,19-23
Buổi tối ngày thứ nhất trong tuần. Nói đến buổi tối là nói đến mọi công việc làm trong ngày tạm được xếp lại, chờ cho một ngày mới. Nói đến buổi tối là nói đến ngày đã tàn, tia nắng mặt trời khuất bóng. Lực người đã cạn sau ngày lao nhọc. Chim trời trên đường về tổ. Ong thôi hút mật, bướm ngưng đùa với hoa và sương đêm đang nhè nhẹ bay trên cành cây, kẽ lá.
Buổi tối trong nhà, đèn dầu tỏa ánh sáng mờ nhạt, cửa đóng, then cài là dấu chỉ của người đã về nhà, giờ làm việc đã mãn. Chẳng đặng đừng mới phải ra đi. Mọi người mong chờ bữa cơm tối, sau đó ngủ nghỉ dưỡng sức cho một ngày mới.
Lao nhọc làm mệt mỏi thân xác. Sợ hãi làm mệt mỏi tâm thần, rã rời làm nhụt tinh thần. Tâm trạng của các tông đồ lúc này xuống thấp đến thế, gây nên bởi sợ sệt cái tàn bạo của kẻ cầm quyền. Chính trong lúc thinh lặng, trong lúc mệt mỏi, sức tàn hơi cạn, niềm hy vọng chợt tắt của các tông đồ Đức Kitô hiện đến với các ông. Ngài biết rõ các ông đang sợ sệt, bất an nên Ngài chúc bình an cho các ông.
Bình an cho các con.
Không đợi cho các ông kịp phản ứng Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Nhờ xem tay và cạnh sườn cộng với lời chúc bình an các tông đồ tràn ngập niềm vui. Như đóm lửa tàn sắp tắt được tưới dầu bừng bốc cháy. Mệt mỏi tan biến. Tuyệt vọng triệt tiêu. Hy vọng vươn lên, tràn ngập lòng các ông. Sức sống vươn lên cuồn cuộn trong lòng mỗi người. Có Đức Kitô hiện diện tinh thần các tông đồ vươn cao. Nhút nhát thành can đảm. Mạnh bạo thay sợ sệt.
Trong tinh thần vui mừng đó các tông đồ sẵn sàng dấn thân, lăn xả vào công việc. Đức Kitô không sai các ông ra đi nhưng cho biết các ông được mời gọi đón nhận ý nguyện Chúa Cha. Đức Kitô thực hiện ý Chúa Cha, Ngài mời gọi các tông đồ tiếp tục chương trình Ngài đề ra. Để thể hiện chương trình đó các ông cần sức mạnh bình an Chúa nên Ngài chúc bình an cho các ông trước khi tâm tình với các ông.
Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.
Nói điều đó xong Ngài ban Thánh Thần cho các ông. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần thay đổi lối sống của các tông đồ. Sức mạnh của Thánh Thần như làn gió mới, nhẹ nhàng như hơi thở, có sức mạnh đánh bật cho cửa mở toang, cho then gài mở bung ra, đón nhận luồng gió mới, không khí mới từ ngoài tràn ập vào tâm hồn các tông đồ. Đây chính là hình ảnh Thần Khí Chúa ban, thay đổi toàn bộ con người các tông đồ. Tinh thần được đổi mới. Thánh Thần ban sức mạnh mới. Tâm trí bừng sáng hiểu mạch lạc hơn những gì nghe biết từ Thầy Kitô.
Thánh Thần đến không phải làm cho tâm hồn bừng sáng lên nhờ sức mạnh nội tâm đang chìm đắm chỗi dậy. Không, sức mạnh Chúa Thánh Thần đem đến từ bên ngoài vào trong tâm hồn các tông đồ. Ơn Chúa Thánh Thần đong đầy tâm hồn các ông, chiếu sáng tâm hồn các tông đồ bằng hình ảnh hơi thở. Ơn Thánh Thần làm bừng sáng lên trong lòng các ông để các ông mau mắn đón nhận ân sủng Chúa Thánh Thần mang lại. Thánh Thần Chúa đến từ bên ngoài do Đức Kitô ban cho nên Kitô hữu cần luôn liên kết với Thánh Thần Chúa. Bất cứ người nào ngưng liên kết với Chúa Kitô người đó lìa xa Thánh Thần. Thiếu Thánh Thần Chúa hướng dẫn chắc chắn sẽ lạc đường. Bè phái, phe nhóm tôn giáo phát sinh từ đó. Thiếu khiêm nhường sớm muộn gì cũng xảy ra tình trạng miệng nói mến Chúa nhưng chê người. Trở thành nhóm mà Đức Kitô có lần nhắc đến
Quân này yêu ta bằng môi bằng miệng còn lòng chúng thì xa ta Mat 15,8
Làn gió như hơi thở quạt cháy ánh lửa, than hồng. Mầu của ngày lễ Chúa Thánh Thần. Ánh lửa sưởi ấm lòng người. Sức nóng của lửa thanh tẩy mọi vết nhơ, làm trong sáng tâm hồn. Sức nóng, hơi ấm mang lại sưởi ấm tâm hồn nguội lạnh. Mầu đỏ của ngày lễ Chúa Thánh còn có một ý nghĩa cao thượng và thánh thiện. Ý nghĩa này là ước mơ gắn liền với cuộc đời các tông đồ và gắn chặt với cuộc đời các thánh tử đạo - chết cho người mình yêu. Mầu đỏ, cũng là màu của máu đổ ra làm chứng nhân trung thành cho Đức Kitô Phục Sinh. Các ngài hy sinh mạng sống mình cho Đức Kitô vì lòng các ngài bùng cháy lửa yêu mến mãnh liệt đến độ vượt qua mọi gian khổ, đau đớn thể xác. Tình yêu mãnh liệt hơn mọi đau khổ thân xác.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đối tượng
Lm Vũđình Tường
02:35 10/09/2011
Chúa Nhật 14 Thường Niên. Năm A
Mt 11, 25-30
Bình thường chúng ta chia sẻ chuyện vô thưởng, vô phạt, giữa nhóm bạn bè. Câu chuyện quanh đi quẩn lại cũng toàn chuyện, mưa gió, khí hậu, chuyện đăng tải, loan tin trên báo chí về thể thao, về tội phạm, chuyện liên quan đến cuộc sống và biến cố vòng quanh thế giới. Bạn bè quen lâu hơn chúng ta chia sẻ cũng những mẩu chuyện trên nhưng đi vào chi tiết hơn, đưa ra bình luận, phê bình, nhận xét. Cũng có thể chen vào chuyện liên quan đến con cái, gia đình, người thân, hàng xóm. Mức độ quen hơn nữa chúng ta chia sẻ cảm xúc, tình cảm và biến chuyển trong hành trình đức tin, niềm tin. Bạn thân nhất chúng ta cởi mở tấm lòng, chân thành thổ lộ mọi tâm tư thầm kín.
Nội dung điều chia sẻ tuỳ thuộc từng đối tượng. Đối tượng không nhất thiết cùng tuổi, có thể cùng trang lứa, cùng ngành nghề, cùng sở làm. Tuỳ theo đối tượng mà câu chuyện được khai mào. Chọn đối tượng để tâm sự, gởi gắm tâm tư phần nào nói lên tình cảm, lòng mến và mức độ tin tưởng ta dành cho cá nhân đó. Tình cảm càng sâu đậm, mức tin tưởng càng sâu việc thổ lộ tâm tình càng bộc lộ nhiều.
Hôm nay Đức Kitô cũng cho biết đối tượng mà Chúa Cha chọn để mặc khải Tin Mừng cho họ. Ngài không chọn thành phần tài cao, học rộng, kiến thức uyên bác. Thành phần Chúa chọn có điểm chung duy nhất đó là cùng có tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường, bé mọn.
Lậy Cha, Con cảm tạ Cha vì Cha không mặc khải những điều này cho người tự nhận mình khôn ngoan, thông thái nhưng lại mặc khải cho kẻ bé mọn. Mt 11,25
Người tự nhận khôn ngoan, thông thái học nhiều, hiểu rộng tự tin vào khả năng mình và đồng nghiệp nên thường coi thường, dửng dưng ơn Chúa soi sáng. Đồng nghiệp thường ca tụng lẫn nhau khiến họ mù quáng về nước Thiên Chúa, về chính Đức Kitô. Đồng nghiệp này làm, đồng nghiệp kia ca tụng, rồi đồng nghiệp kia làm, đồng nghiệp khác ca tụng. Đây chính là truờng hợp của các nhóm thức giả, Luật Sĩ, Biệt Phái và Pharisiêu. Họ ca tụng nhau, sống trong hàng rào ảo vọng đồng nghiệp gây dựng nên.
Thông thái bao nhiêu cũng không thể hiểu được mầu nhiệm trong đạo. Mầu nhiệm cần có Chúa mặc khải. Nếu hiểu được thì không phải là mầu nhiệm. Vì thế muốn hiểu mầu nhiệm cần Chúa mặc khải; dù đã mặc khải điều đó vẫn vượt quá trí tưởng. Vì trí tưởng chỉ có thể hiểu được những gì đã mặc khải; những gì chưa mặc khải vẫn thuộc về mầu nhiệm. Thiên Chúa mặc khải một phần về mầu nhiệm Thiên Chúa mà chưa mặc khải hoàn toàn về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Phần còn lại là công việc của Chúa Thánh Thần. Đấng làm công việc chỉ bảo, hướng dẫn, từ từ mặc khải cho Giáo Hội và cho cá nhân các Kitô hữu.
Chúa Cha làm công việc mặc khải, làm sáng tỏ một phần thầm kín vì thế Đức Kitô dâng lời cảm tạ. Chúa Cha lại chọn mặc khải cho kẻ bé mọn, cho người có tâm hồn chân thành, cho người có tấm lòng khiêm nhu. Nhận biết mình hèn mọn sốt sắng và khao khát học hỏi nên tìm gặp chân lí Chúa mặc khải cho.
Chúa Cha mặc khải điều gì? Thưa Ngài mặc khải về Con một Ngài là Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. Câu Con Một Thiên Chúa có nghĩa Thiên Chúa chỉ có một người con duy nhất. Cũng còn một nghĩa nữa là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Người Con này xuống thế làm công việc mặc khải về cha mình là Chúa Cha, Đấng thương yêu nhân loại đến nỗi
Ban Con Một Mình để những ai tin vào Người Con sẽ được sự sống đời đời. Gn 1,14
Đây là một mặc khải hai chiều Cha-Con. Chúa Cha mặc khải Chúa Con là Con Thiên Chúa và Chúa Con mặc khải Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất. Với tư cách là Con, Đức Kitô là Đấng có toàn quyền và đủ tư cách hơn ai hết để mặc khải về Cha Ngài.
Không ai biết Cha hơn Con và cũng không ai biết Con hơn Cha và những người Chúa Con mặc khải cho Mt 11.25
Vì thế mặc khải của Chúa Con về Cha Ngài là điều chính xác hơn cả, đáng tin cậy, học hỏi tìm hiểu nếu muốn biết về Thiên Chúa. Ngoài ra mọi suy đoán khác, ngay cả luật lệ truyền thống tổ tiên để lại cũng đều không thể nào giải thích rõ hơn mặc khải Đức Kitô cho biết về Cha Ngài. Đức Kitô còn xác định một điều rõ ràng khác là nhiệm vụ của Ngài được chính Chúa Cha trao phó. Hai lần kinh thánh thuật lại có tiếng từ trời phán ra
Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài. Mt 3,17
Như thế lắng nghe lời Chúa Con chính là lắng nghe lời của Chúa Cha. Nghe được lời này và hiểu được cần ơn mặc khải từ Chính Đức Kitô. Ơn mặc khải Ngài ban cho những tâm hồn đơn sơ, bé mọn, khiêm nhu.
Từ chối đón nhận mặc khải từ Đức Kitô sẽ tự chuốc lấy gánh nặng, khó nhọc, cực khổ vào thân. Đến với Chúa để được hướng dẫn học hỏi. Đến với Chúa để được bổ sức về phần tâm linh. Đến với Chúa với tấm lòng khiêm nhường mới tìm được thư thái bình an. Chỉ qua Ngài mới thấy ách nhẹ nhàng, bớt, vơi đi gánh sầu khổ trong đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 11, 25-30
Bình thường chúng ta chia sẻ chuyện vô thưởng, vô phạt, giữa nhóm bạn bè. Câu chuyện quanh đi quẩn lại cũng toàn chuyện, mưa gió, khí hậu, chuyện đăng tải, loan tin trên báo chí về thể thao, về tội phạm, chuyện liên quan đến cuộc sống và biến cố vòng quanh thế giới. Bạn bè quen lâu hơn chúng ta chia sẻ cũng những mẩu chuyện trên nhưng đi vào chi tiết hơn, đưa ra bình luận, phê bình, nhận xét. Cũng có thể chen vào chuyện liên quan đến con cái, gia đình, người thân, hàng xóm. Mức độ quen hơn nữa chúng ta chia sẻ cảm xúc, tình cảm và biến chuyển trong hành trình đức tin, niềm tin. Bạn thân nhất chúng ta cởi mở tấm lòng, chân thành thổ lộ mọi tâm tư thầm kín.
Nội dung điều chia sẻ tuỳ thuộc từng đối tượng. Đối tượng không nhất thiết cùng tuổi, có thể cùng trang lứa, cùng ngành nghề, cùng sở làm. Tuỳ theo đối tượng mà câu chuyện được khai mào. Chọn đối tượng để tâm sự, gởi gắm tâm tư phần nào nói lên tình cảm, lòng mến và mức độ tin tưởng ta dành cho cá nhân đó. Tình cảm càng sâu đậm, mức tin tưởng càng sâu việc thổ lộ tâm tình càng bộc lộ nhiều.
Hôm nay Đức Kitô cũng cho biết đối tượng mà Chúa Cha chọn để mặc khải Tin Mừng cho họ. Ngài không chọn thành phần tài cao, học rộng, kiến thức uyên bác. Thành phần Chúa chọn có điểm chung duy nhất đó là cùng có tâm hồn đơn sơ, khiêm nhường, bé mọn.
Lậy Cha, Con cảm tạ Cha vì Cha không mặc khải những điều này cho người tự nhận mình khôn ngoan, thông thái nhưng lại mặc khải cho kẻ bé mọn. Mt 11,25
Người tự nhận khôn ngoan, thông thái học nhiều, hiểu rộng tự tin vào khả năng mình và đồng nghiệp nên thường coi thường, dửng dưng ơn Chúa soi sáng. Đồng nghiệp thường ca tụng lẫn nhau khiến họ mù quáng về nước Thiên Chúa, về chính Đức Kitô. Đồng nghiệp này làm, đồng nghiệp kia ca tụng, rồi đồng nghiệp kia làm, đồng nghiệp khác ca tụng. Đây chính là truờng hợp của các nhóm thức giả, Luật Sĩ, Biệt Phái và Pharisiêu. Họ ca tụng nhau, sống trong hàng rào ảo vọng đồng nghiệp gây dựng nên.
Thông thái bao nhiêu cũng không thể hiểu được mầu nhiệm trong đạo. Mầu nhiệm cần có Chúa mặc khải. Nếu hiểu được thì không phải là mầu nhiệm. Vì thế muốn hiểu mầu nhiệm cần Chúa mặc khải; dù đã mặc khải điều đó vẫn vượt quá trí tưởng. Vì trí tưởng chỉ có thể hiểu được những gì đã mặc khải; những gì chưa mặc khải vẫn thuộc về mầu nhiệm. Thiên Chúa mặc khải một phần về mầu nhiệm Thiên Chúa mà chưa mặc khải hoàn toàn về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Phần còn lại là công việc của Chúa Thánh Thần. Đấng làm công việc chỉ bảo, hướng dẫn, từ từ mặc khải cho Giáo Hội và cho cá nhân các Kitô hữu.
Chúa Cha làm công việc mặc khải, làm sáng tỏ một phần thầm kín vì thế Đức Kitô dâng lời cảm tạ. Chúa Cha lại chọn mặc khải cho kẻ bé mọn, cho người có tâm hồn chân thành, cho người có tấm lòng khiêm nhu. Nhận biết mình hèn mọn sốt sắng và khao khát học hỏi nên tìm gặp chân lí Chúa mặc khải cho.
Chúa Cha mặc khải điều gì? Thưa Ngài mặc khải về Con một Ngài là Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. Câu Con Một Thiên Chúa có nghĩa Thiên Chúa chỉ có một người con duy nhất. Cũng còn một nghĩa nữa là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Người Con này xuống thế làm công việc mặc khải về cha mình là Chúa Cha, Đấng thương yêu nhân loại đến nỗi
Ban Con Một Mình để những ai tin vào Người Con sẽ được sự sống đời đời. Gn 1,14
Đây là một mặc khải hai chiều Cha-Con. Chúa Cha mặc khải Chúa Con là Con Thiên Chúa và Chúa Con mặc khải Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất. Với tư cách là Con, Đức Kitô là Đấng có toàn quyền và đủ tư cách hơn ai hết để mặc khải về Cha Ngài.
Không ai biết Cha hơn Con và cũng không ai biết Con hơn Cha và những người Chúa Con mặc khải cho Mt 11.25
Vì thế mặc khải của Chúa Con về Cha Ngài là điều chính xác hơn cả, đáng tin cậy, học hỏi tìm hiểu nếu muốn biết về Thiên Chúa. Ngoài ra mọi suy đoán khác, ngay cả luật lệ truyền thống tổ tiên để lại cũng đều không thể nào giải thích rõ hơn mặc khải Đức Kitô cho biết về Cha Ngài. Đức Kitô còn xác định một điều rõ ràng khác là nhiệm vụ của Ngài được chính Chúa Cha trao phó. Hai lần kinh thánh thuật lại có tiếng từ trời phán ra
Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài. Mt 3,17
Như thế lắng nghe lời Chúa Con chính là lắng nghe lời của Chúa Cha. Nghe được lời này và hiểu được cần ơn mặc khải từ Chính Đức Kitô. Ơn mặc khải Ngài ban cho những tâm hồn đơn sơ, bé mọn, khiêm nhu.
Từ chối đón nhận mặc khải từ Đức Kitô sẽ tự chuốc lấy gánh nặng, khó nhọc, cực khổ vào thân. Đến với Chúa để được hướng dẫn học hỏi. Đến với Chúa để được bổ sức về phần tâm linh. Đến với Chúa với tấm lòng khiêm nhường mới tìm được thư thái bình an. Chỉ qua Ngài mới thấy ách nhẹ nhàng, bớt, vơi đi gánh sầu khổ trong đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mồ côi
Lm Vũđình Tường
02:34 10/09/2011
Chúa Nhật thứ Sáu sau Phục Sinh năm A
Gn 14,15-21
Cha mẹ không may chết đi để lại những người con nhỏ không cha, không mẹ, nên chúng là trẻ mồ côi. Từ mồ côi không dành cho người lớn. Không thấy nói đến người lớn mồ côi mà chỉ nói đến các em mồ côi. Có lẽ người lớn, một hoặc trở thành cha mẹ, hai là tự lo chăm sóc cho mình được, ba là đủ khôn để phân biệt, nhận định, phán đoán đúng sai nên không nằm trong diện mồ côi. Như thế côi cút gắn liền với thiếu thốn. Thiếu thốn chắc chắn là thiếu tình thương cha mẹ; rất nhiều trường hợp thiếu dinh dưỡng, giáo dục nhưng giầu đau khổ và cô đơn. Một số trẻ may mắn được người thân thương nhận nuôi cho ăn học đàng hoàng đứa nhỏ đời sống xã hội đầy đủ. Đời sống tinh thần vẫn thiếu tình thương. Tình thương đây chính là tình thương cha mẹ dành cho. Không tình thương nào thay thế được tình cha mẹ dành cho con cái. Thiếu tình thương cha mẹ trong tuổi thơ là một mất mát lớn trong đời. Có thể nói vĩnh viễn mất tuổi thơ. Tuổi đời đi qua không bao giờ trở lại. Tình thương cha mẹ dành cho được biểu lộ qua nuôi nấng, nâng niu, ẵm bế, ru ngủ, cộng thêm giáo dục. Cha mẹ hướng dẫn, giải thích về phong tục, tập quán, văn hoá, niềm tin tôn giáo. Việc hướng dẫn bao gồm ngay cả răn đe, vừa dậy vừa dỗ ngọt. Cô nhi viện hay cha mẹ nuôi, người bảo trợ đều làm công việc trên nhưng vẫn không thay thế được tình thương cha mẹ.
Tình cảm con nguời cao siêu, huyền diệu vượt khỏi trí hiểu của con người. Tình yêu này được Thiên Chúa đặt vào lòng con người nên chỉ mối liên hệ mật thiết cha mẹ mới có thể dành cho con, ngoài ra không gì thay thế được. Đức Kitô giải thích tình yêu này thế gian không thể đón nhận vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được. c.17. Hai chữ đón nhận đây cho biết thế gian không có mối tình cao quí này. Muốn có phải đón nhận, nhưng thế gian không thể đón nhận vì thế gian không thấy và cũng không biết để đón. Như thế tình cha mẹ dành cho con cái là mối tình cao quí đến từ Thiên Chúa. Mối tình này bắt đầu từ Thiên Chúa. Tình yêu cao siêu nhiệm mầu này được Đức Kitô mặc khải trong lời hứa ở lại với các môn đệ qua câu.
Thầy không để anh em mồ côi. c.18
Kitô hữu hơn hẳn các niềm tin tôn giáo khác ở điểm chúng ta không bao giờ mồ côi. Chúng ta có Thiên Chúa là Cha. Ngài đối xử với chúng ta trong tình cha con. Đức Kitô thấu hiểu không tình yêu nào có thể thay thế tình cha mẹ dành cho con cái. Ngài yêu nhân loại bằng tình thương cha mẹ dành cho con. Một tình thương không gì thay thế được, một tình thương vượt ngoài sức hiểu của con người. Một tình thương đong đầy tuổi thơ biến tuổi thơ thành chuỗi ngày hồn nhiên, trong sáng, đầy sức sống vui tươi, hy vọng, hạnh phúc hướng về một tương lai sáng lạn. Con trẻ thường đặt trọn niềm tin vào cha mẹ. Coi cha mẹ là trên hết. Bao lâu niềm tin yêu nơi cha mẹ còn vững mạnh, bấy lâu người đó còn sống thời thơ ấu.
Con cái có thể bỏ cha mẹ; cha mẹ không bao giờ từ con cái. Vì thế dù có ra đi về công vụ Đức Kitô cũng sớm trở lại. Dù có vắng mặt, tình Chúa thương ta vẫn gần kề, vẫn song hành với ta trong cuộc sống. Dù có ra đi Đức Kitô vẫn kề bên vì tình thương Ngài gắn liền với cuộc đời từng người trong chúng ta. Chính tình yêu này nuôi dưỡng, bảo bọc và ban sự sống tâm linh cho chúng ta. Đức Kitô còn trìu mến dậy chúng ta cách liên kết với Ngài khi ta cảm thấy Ngài xa vắng. Rất dễ và đơn giản, chỉ cần biểu tỏ lòng mến đó bằng cách yêu và giữ lời Ngài truyền dậy.
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.
Đấng Bảo Trợ là thần chân lí dẫn chúng ta đến sự thật. Sự thật giúp chúng ta nhận biết là lòng mến chân thành chúng ta yêu Chúa, không thúc đẩy bởi phần thưởng thiên đàng đời sau, cũng không ảnh hưởng bởi sợ tội, sợ phạt. Thần khí sự thật giúp chúng ta yêu Thiên Chúa với lòng mến, với tâm tình yêu mến người con dành riêng cho cha mẹ mình. Một tình yêu mà chỉ có con mới thắm tình cha và chỉ có tình cha mới biểu tỏ lòng cha yêu con đến thế, ngoài ra không mối tình nào có thể làm được.
Yêu và giữ các điều răn Chúa biến đổi cuộc sống tâm linh chúng ta từ nghèo hèn trở nên sang trọng, giầu mạnh ngoài sức tưởng vì cuộc sống đó được làm giầu bởi có sự hiện diện của Đấng Bảo Trợ và có sự hiện diện của Chúa Cha. Nói cách khác cuộc sống của chúng ta được liên kết và cùng đồng hành với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúng ta hãy chung lời cảm tạ tình Chúa yêu ta.
TiengChuong.org
Gn 14,15-21
Cha mẹ không may chết đi để lại những người con nhỏ không cha, không mẹ, nên chúng là trẻ mồ côi. Từ mồ côi không dành cho người lớn. Không thấy nói đến người lớn mồ côi mà chỉ nói đến các em mồ côi. Có lẽ người lớn, một hoặc trở thành cha mẹ, hai là tự lo chăm sóc cho mình được, ba là đủ khôn để phân biệt, nhận định, phán đoán đúng sai nên không nằm trong diện mồ côi. Như thế côi cút gắn liền với thiếu thốn. Thiếu thốn chắc chắn là thiếu tình thương cha mẹ; rất nhiều trường hợp thiếu dinh dưỡng, giáo dục nhưng giầu đau khổ và cô đơn. Một số trẻ may mắn được người thân thương nhận nuôi cho ăn học đàng hoàng đứa nhỏ đời sống xã hội đầy đủ. Đời sống tinh thần vẫn thiếu tình thương. Tình thương đây chính là tình thương cha mẹ dành cho. Không tình thương nào thay thế được tình cha mẹ dành cho con cái. Thiếu tình thương cha mẹ trong tuổi thơ là một mất mát lớn trong đời. Có thể nói vĩnh viễn mất tuổi thơ. Tuổi đời đi qua không bao giờ trở lại. Tình thương cha mẹ dành cho được biểu lộ qua nuôi nấng, nâng niu, ẵm bế, ru ngủ, cộng thêm giáo dục. Cha mẹ hướng dẫn, giải thích về phong tục, tập quán, văn hoá, niềm tin tôn giáo. Việc hướng dẫn bao gồm ngay cả răn đe, vừa dậy vừa dỗ ngọt. Cô nhi viện hay cha mẹ nuôi, người bảo trợ đều làm công việc trên nhưng vẫn không thay thế được tình thương cha mẹ.
Tình cảm con nguời cao siêu, huyền diệu vượt khỏi trí hiểu của con người. Tình yêu này được Thiên Chúa đặt vào lòng con người nên chỉ mối liên hệ mật thiết cha mẹ mới có thể dành cho con, ngoài ra không gì thay thế được. Đức Kitô giải thích tình yêu này thế gian không thể đón nhận vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được. c.17. Hai chữ đón nhận đây cho biết thế gian không có mối tình cao quí này. Muốn có phải đón nhận, nhưng thế gian không thể đón nhận vì thế gian không thấy và cũng không biết để đón. Như thế tình cha mẹ dành cho con cái là mối tình cao quí đến từ Thiên Chúa. Mối tình này bắt đầu từ Thiên Chúa. Tình yêu cao siêu nhiệm mầu này được Đức Kitô mặc khải trong lời hứa ở lại với các môn đệ qua câu.
Thầy không để anh em mồ côi. c.18
Kitô hữu hơn hẳn các niềm tin tôn giáo khác ở điểm chúng ta không bao giờ mồ côi. Chúng ta có Thiên Chúa là Cha. Ngài đối xử với chúng ta trong tình cha con. Đức Kitô thấu hiểu không tình yêu nào có thể thay thế tình cha mẹ dành cho con cái. Ngài yêu nhân loại bằng tình thương cha mẹ dành cho con. Một tình thương không gì thay thế được, một tình thương vượt ngoài sức hiểu của con người. Một tình thương đong đầy tuổi thơ biến tuổi thơ thành chuỗi ngày hồn nhiên, trong sáng, đầy sức sống vui tươi, hy vọng, hạnh phúc hướng về một tương lai sáng lạn. Con trẻ thường đặt trọn niềm tin vào cha mẹ. Coi cha mẹ là trên hết. Bao lâu niềm tin yêu nơi cha mẹ còn vững mạnh, bấy lâu người đó còn sống thời thơ ấu.
Con cái có thể bỏ cha mẹ; cha mẹ không bao giờ từ con cái. Vì thế dù có ra đi về công vụ Đức Kitô cũng sớm trở lại. Dù có vắng mặt, tình Chúa thương ta vẫn gần kề, vẫn song hành với ta trong cuộc sống. Dù có ra đi Đức Kitô vẫn kề bên vì tình thương Ngài gắn liền với cuộc đời từng người trong chúng ta. Chính tình yêu này nuôi dưỡng, bảo bọc và ban sự sống tâm linh cho chúng ta. Đức Kitô còn trìu mến dậy chúng ta cách liên kết với Ngài khi ta cảm thấy Ngài xa vắng. Rất dễ và đơn giản, chỉ cần biểu tỏ lòng mến đó bằng cách yêu và giữ lời Ngài truyền dậy.
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.
Đấng Bảo Trợ là thần chân lí dẫn chúng ta đến sự thật. Sự thật giúp chúng ta nhận biết là lòng mến chân thành chúng ta yêu Chúa, không thúc đẩy bởi phần thưởng thiên đàng đời sau, cũng không ảnh hưởng bởi sợ tội, sợ phạt. Thần khí sự thật giúp chúng ta yêu Thiên Chúa với lòng mến, với tâm tình yêu mến người con dành riêng cho cha mẹ mình. Một tình yêu mà chỉ có con mới thắm tình cha và chỉ có tình cha mới biểu tỏ lòng cha yêu con đến thế, ngoài ra không mối tình nào có thể làm được.
Yêu và giữ các điều răn Chúa biến đổi cuộc sống tâm linh chúng ta từ nghèo hèn trở nên sang trọng, giầu mạnh ngoài sức tưởng vì cuộc sống đó được làm giầu bởi có sự hiện diện của Đấng Bảo Trợ và có sự hiện diện của Chúa Cha. Nói cách khác cuộc sống của chúng ta được liên kết và cùng đồng hành với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Chúng ta hãy chung lời cảm tạ tình Chúa yêu ta.
TiengChuong.org
Ăn xin
Lm Vũđình Tường
02:09 10/09/2011
Chúa nhật 17 thường niên, năm A
Mt 13, 44-52
Ngay từ nhỏ những dịp đi xa, mỗi lần xe đậu tại bến xe đò, bến phà hay ga tầu hoả, nhiều lần được nghe câu.
Ông bà cô bác làm ơn cho xin đồng tiền, bát gạo.
Người ăn xin bao giờ cũng nhắm đến xin người giầu có hơn mình, không xin người nghèo khổ hơn. Thực ra xin người nghèo khó hơn mình họ có gì để cho. Vì thế câu xin nhắm đến đối tượng ông bà, cô bác. Đây là bậc trưởng thượng trong xã hội, mới có dư giả để cho. Họ cũng xin rõ ràng mạch lạc. Không xin gì khác ngoài đồng tiền, bát gạo. Thực ra mấy ai đi đường mang theo gạo để sẵn có gạo mà cho. Vì thế hầu hết người ta cho tiền để người ăn xin tự đi mua gạo và nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống. Người làm việc bác ái dọc đường không cần biết người ăn xin tiêu tiền như thế nào, với mục đích gì. Họ đáp lại theo yêu cầu xin cho cơm ăn, áo mặc của kẻ nghèo khó. Người ăn xin hoàn toàn tự do chi tiêu số tiền đó theo hoàn cảnh riêng từng người.
Nên nhớ không phải tất cả những người xin ăn đều phung phí, tay trắng cả đâu. Họ cũng biết tích trữ chứ. Người ăn xin không nhà cửa ngoại trừ chỗ ngủ qua đêm, tránh mưa gió. Hẳn nhiên chỗ đó không an toàn nên có lẽ tiền xin dư hay để dành được họ phải tìm cách chôn giấu quanh đâu đó. Chỗ giấu hay nhất chính là chôn dưới đất. Chẳng may người đó mất đi nếu chủ ruộng tìm được, đương nhiên hưởng gia tài chôn dấu đó.
Phúc âm nhắc đến dụ ngôn người tìm được kho tàng chôn dấu anh ta bán hết mọi sự tìm mua thửa ruộng đó. Kho tàng đây không phải của người mù chôn dấu. Kho tàng Đức Kitô muốn nói tới là kho tàng ai cũng nhìn thấy nhưng người tham của cải thế gian sẽ mù quáng không nhận ra. Chỉ những ai dám bán hết gia tài để mua mới nhận ra. Bán hết gia tài để được giầu hơn. Nghe có vẻ nghịch lí. Người ngoài nhận xét anh là chủ ruộng nghèo vì đã bán hết mọi sự. Ngoài ruộng ra anh còn chi. Thực tế anh giầu hơn không phải vì đất ruộng tăng giá. Anh giầu hơn vì anh có thửa ruộng cộng thêm kho tàng chôn dấu trong ruộng.
Người xưa dùng hình ảnh viên ngọc quí và hình ảnh chủ ruộng là hình ảnh của khôn ngoan. Chỉ người khôn ngoan mới có khả năng tậu viên ngọc và có tiền làm chủ ruộng. Đại đa số đều làm thuê, công nhân. Viên ngọc quí và kho tàng chôn trong ruộng là hai hình ảnh Đức Kitô dùng chỉ về nước trời. Người giầu có là người có Lời Chúa làm chủ cuộc đời. Người khôn ngoan là người được Lời Chúa soi sáng trong đời. Muốn được Lời Chúa làm chủ cuộc đời người đó cần bán bỏ tất cả những chủ khác để chọn một chủ duy nhất. Chọn như thế anh sẽ một lòng trung thành với chủ. Đầy tớ trung thành với chủ là đầy tớ khôn ngoan. Khôn ngoan không phải do anh học được mà do giáo huấn chủ giáo dục, hướng dẫn biến anh trở thành người đầy tớ khôn ngoan. Nói cách khác khôn ngoan anh có được là do chủ ban cho. Anh giầu có không phải vì miếng ruộng, mảnh vườn. Anh giầu có vì gia tài anh có không bị mối mọt đục khoét, không hư hao, mất giá vì thời gian.
Chọn Chúa là Đấng duy nhất làm chủ đời mình và chọn lời Chúa làm kim chỉ nam soi đường là người sống có mục đích, biết rõ con đường mình đang đi tới, mục đích mình muốn đạt. Từ đó mọi suy nghĩ hành động đều qui hướng về mục đích cao cả đó. Đây chính là trường hợp của vua Salomon trong bài đọc một hôm nay.
Cựu ước ghi lại ơn khôn ngoan của vua Salomon khi ông biết ông non dại, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, không thể làm tròn trách nhiệm Chúa trao nên ông xin.
Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Đavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn.... Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ... 1V3,7-12
Chúa ban cho điều Salomon xin và còn cho hơn cả những điều ông không biết để xin. Lí do nào Chúa làm thế? Vì Salomon không xin lợi riêng cho mình nhưng xin ơn làm tròn sứ vụ Chúa trao. Vì thế Chúa ban cho dư đầy. Xin như thế là xin Chúa làm chủ đời mình nên Chúa ban cho Solomon nhiều sự lành. Ngài cho ông trở nên công chính và khôn ngoan. Người lãnh đạo khôn ngoan và công chính mang lợi ích cho muôn dân, làm sáng Danh Thánh Chúa.
Muốn trở nên giầu có phải biết học cho đi. Muốn trở nên khôn ngoan phải biết học khôn từ lời Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 13, 44-52
Ngay từ nhỏ những dịp đi xa, mỗi lần xe đậu tại bến xe đò, bến phà hay ga tầu hoả, nhiều lần được nghe câu.
Ông bà cô bác làm ơn cho xin đồng tiền, bát gạo.
Người ăn xin bao giờ cũng nhắm đến xin người giầu có hơn mình, không xin người nghèo khổ hơn. Thực ra xin người nghèo khó hơn mình họ có gì để cho. Vì thế câu xin nhắm đến đối tượng ông bà, cô bác. Đây là bậc trưởng thượng trong xã hội, mới có dư giả để cho. Họ cũng xin rõ ràng mạch lạc. Không xin gì khác ngoài đồng tiền, bát gạo. Thực ra mấy ai đi đường mang theo gạo để sẵn có gạo mà cho. Vì thế hầu hết người ta cho tiền để người ăn xin tự đi mua gạo và nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống. Người làm việc bác ái dọc đường không cần biết người ăn xin tiêu tiền như thế nào, với mục đích gì. Họ đáp lại theo yêu cầu xin cho cơm ăn, áo mặc của kẻ nghèo khó. Người ăn xin hoàn toàn tự do chi tiêu số tiền đó theo hoàn cảnh riêng từng người.
Nên nhớ không phải tất cả những người xin ăn đều phung phí, tay trắng cả đâu. Họ cũng biết tích trữ chứ. Người ăn xin không nhà cửa ngoại trừ chỗ ngủ qua đêm, tránh mưa gió. Hẳn nhiên chỗ đó không an toàn nên có lẽ tiền xin dư hay để dành được họ phải tìm cách chôn giấu quanh đâu đó. Chỗ giấu hay nhất chính là chôn dưới đất. Chẳng may người đó mất đi nếu chủ ruộng tìm được, đương nhiên hưởng gia tài chôn dấu đó.
Phúc âm nhắc đến dụ ngôn người tìm được kho tàng chôn dấu anh ta bán hết mọi sự tìm mua thửa ruộng đó. Kho tàng đây không phải của người mù chôn dấu. Kho tàng Đức Kitô muốn nói tới là kho tàng ai cũng nhìn thấy nhưng người tham của cải thế gian sẽ mù quáng không nhận ra. Chỉ những ai dám bán hết gia tài để mua mới nhận ra. Bán hết gia tài để được giầu hơn. Nghe có vẻ nghịch lí. Người ngoài nhận xét anh là chủ ruộng nghèo vì đã bán hết mọi sự. Ngoài ruộng ra anh còn chi. Thực tế anh giầu hơn không phải vì đất ruộng tăng giá. Anh giầu hơn vì anh có thửa ruộng cộng thêm kho tàng chôn dấu trong ruộng.
Người xưa dùng hình ảnh viên ngọc quí và hình ảnh chủ ruộng là hình ảnh của khôn ngoan. Chỉ người khôn ngoan mới có khả năng tậu viên ngọc và có tiền làm chủ ruộng. Đại đa số đều làm thuê, công nhân. Viên ngọc quí và kho tàng chôn trong ruộng là hai hình ảnh Đức Kitô dùng chỉ về nước trời. Người giầu có là người có Lời Chúa làm chủ cuộc đời. Người khôn ngoan là người được Lời Chúa soi sáng trong đời. Muốn được Lời Chúa làm chủ cuộc đời người đó cần bán bỏ tất cả những chủ khác để chọn một chủ duy nhất. Chọn như thế anh sẽ một lòng trung thành với chủ. Đầy tớ trung thành với chủ là đầy tớ khôn ngoan. Khôn ngoan không phải do anh học được mà do giáo huấn chủ giáo dục, hướng dẫn biến anh trở thành người đầy tớ khôn ngoan. Nói cách khác khôn ngoan anh có được là do chủ ban cho. Anh giầu có không phải vì miếng ruộng, mảnh vườn. Anh giầu có vì gia tài anh có không bị mối mọt đục khoét, không hư hao, mất giá vì thời gian.
Chọn Chúa là Đấng duy nhất làm chủ đời mình và chọn lời Chúa làm kim chỉ nam soi đường là người sống có mục đích, biết rõ con đường mình đang đi tới, mục đích mình muốn đạt. Từ đó mọi suy nghĩ hành động đều qui hướng về mục đích cao cả đó. Đây chính là trường hợp của vua Salomon trong bài đọc một hôm nay.
Cựu ước ghi lại ơn khôn ngoan của vua Salomon khi ông biết ông non dại, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, không thể làm tròn trách nhiệm Chúa trao nên ông xin.
Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Đavít thân phụ con. Nhưng con chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn.... Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ... 1V3,7-12
Chúa ban cho điều Salomon xin và còn cho hơn cả những điều ông không biết để xin. Lí do nào Chúa làm thế? Vì Salomon không xin lợi riêng cho mình nhưng xin ơn làm tròn sứ vụ Chúa trao. Vì thế Chúa ban cho dư đầy. Xin như thế là xin Chúa làm chủ đời mình nên Chúa ban cho Solomon nhiều sự lành. Ngài cho ông trở nên công chính và khôn ngoan. Người lãnh đạo khôn ngoan và công chính mang lợi ích cho muôn dân, làm sáng Danh Thánh Chúa.
Muốn trở nên giầu có phải biết học cho đi. Muốn trở nên khôn ngoan phải biết học khôn từ lời Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đồng hoang
Lm Vũđình Tường
02:36 10/09/2011
Chúa nhật 18 thường niên, năm A
Mat 14,13-21
Đồng hoang là nơi vắng người, chỗ rộng thênh thang nhưng thiếu mọi tiện nghi cần thiết cho cuộc sống. Nơi đồng hoang chỉ có cỏ dại, nhiều nắng ấm, dạt dào gió có mang theo phấn hoa dại, tác giả của nhảy mũi, hắt xì và ngứa mắt. Nơi đồng hoang con người thấy mình nhỏ bé khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh hùng vĩ. Núi cao ngất trời trên đó sương giăng như khói bay lững lờ, thảnh thơi. Xa tít tầm mắt là đồi cỏ non, phất phơ trước gió hoặc cúi rập cho gió lướt qua. Sóng biển hùng vĩ từng cơn nhịp nhàng đập vào đá không mỏi mệt. Con thuyền nhỏ như chiếc lá bập bềnh với sóng nước. Nơi mỏm đá kia có người, thân hình nhỏ xíu, khom lưng ngồi yên như hòn đá xanh, mặt hướng về cảnh biển xa xăm.
Người ngồi đó chính là Đức Kitô đi tìm nơi thanh vắng tâm sự cùng Cha Ngài. Người ngồi đó đầu óc đầy tư tưởng, quanh đi, quẩn lại, hồi tưởng lại cái chết của bạn thân Gioan Tẩy Giả. Nơi bãi biển sóng dạt dào và tâm hồn người ngồi đó cũng nổi sóng thương nhớ Gioan. Phúc âm thuật lại,
Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ Mt 14,13
Đức Kitô dời bỏ vùng đất chết, bỏ xã hội nghèo tình người, nơi đói bác ái Mến yêu và tha thứ là món hàng xa xỉ phẩm,. Đức Kitô đến nơi hoang địa tìm lại sự sống cho tâm hồn. Nhìn ngắm sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, hưởng cảnh đất trời hùng vĩ, bao la. Nơi đó Ngài nhìn thấy thực tế của tạo vật. Mọi sự đều có giới hạn, nhìn cành cây khô, ngắm tàn lá úa, suy tư về định luật chung của tạo hoá: ngoài tình yêu mến ra, không có chi tồn tại.
Cũng có thể Đức Kitô ngồi đó hoà mình vào đất trời cho vơi nỗi buồn vời vợi. Ngài ngồi đó nhìn mây, nhìn gió thưởng thức kì công, vẻ đẹp, cảnh thanh bình Cha Ngài sáng tạo để tự an ủi mình. Niềm tin vào Chúa Cha không bao giờ cạn, không gì lung lạc được nhưng ai dám bảo đảm niềm tin thiếu thử thách. Qua thử thách, sóng gió trong đời con người biết rõ niềm tin vào Chúa đến mức nào.
Từng người, từng nhóm người, từng đoàn người kéo đến hợp thành đám đông phá tan cái tĩnh mịch, hoang vu, thanh vắng của đồng hoang. Người ngồi đó không tỏ vẻ tức giận, hoặc buồn bỏ đi. Không, người ngồi đó quay mặt lại nhìm đám đông. Nơi những khuôn mặt bơ phờ, mệt mỏi kia đượm vẻ buồn, nỗi lo dầy vò. Chính tâm hồn Ngài đang ray rứt thương nhớ bạn, cảm thấy mất mát, thiếu thốn, trống vắng. Hai tâm hồn đau thương gặp nhau dễ cảm thông. Ngài đến nơi đồng vắng tâm sự và tìm nguồn an ủi nơi Cha Ngài. Đám đông tìm đến tìm nguồn an ủi nơi Đức Kitô, hy vọng cuộc sống họ bớt đau khổ, bệnh tật được chữa lành.
Quả vậy, điều họ mong chờ được toại nguyện, ước mong được thoả mãn. Ngài dậy họ về tình yêu Cha Ngài dành cho nhân loại. Sau khi giảng dậy xong Ngài thực hành điều vừa rao giảng. Ngài chữa lành các vết thương nội tâm sâu thẳm trong tâm hồn. Ngài chữa lành bệnh tật thể xác các loại và cuối ngày còn lo cho họ có của ăn nuôi thân.
Hơn năm ngàn người được hưởng một ngày vui bất tận. Họ ngồi bên bờ biển nghe Đức Kitô giảng giải, quên thời gian, quên mệt, chân không tê, lưng không mỏi, chăm chú nghe từng lời, từng lời như mật ngọt rót vào tai. Đám đông lũ lượt xếp hàng chờ đến lượt Chúa chữa lành. Miệng không ngớt ca tụng quyền năng của Đấng rao giảng. Họ quên đói, quên khát, quên cả không gian quanh mình vì tâm hồn họ tràn ngập bình an, lòng họ thanh thản, tâm trí họ dào dạt nguồn vui và lòng họ thoả mãn không còn khát khao sự gì khác. Trong số những người đó chỉ có mọt nhóm nhỏ xốn xao, lo lắng, nhận biết ngày sắp tàn, mặt trời đang xuống sau lưng đồi mà Thầy còn say sưa làm việc. Các ông nhìn nhau ngầm nhắc Thầy. Cuối cùng một người mạnh bạo đến gần khẽ thưa,
Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn.
Người lo đói không phải là đám đông mà chính là các môn đệ. Các ông có lẽ đói lả nhưng dân chúng thì chưa vì họ no đầy Lời Chúa. Với yêu cầu đó Đức Kitô đã nuôi đám đông. Ngài có thể truyền cho chân què ra thẳng, ra lệnh cho tế bào mù sáng lại, truyền cho tai điếc mở ra, bắt lưỡi cứng hoá mềm lên tiếng thì việc nuôi năm ngàn người ăn là điều có khó chi. Các tông đồ chậm nhận ra sức mạnh Lời Chúa. Lời Chúa phán làm ra tầng trời thì việc Lời Ngài phán thành bánh ăn cũng chỉ là một phần của sức mạnh Lời Chúa.
Phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều cho chúng ta bài học Lời Chúa có sức sáng tạo, Lời Chúa có sức mạnh ban sự sống. Hãy đón nhận Lời Chúa để được sống và sống dồi dào.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 14,13-21
Đồng hoang là nơi vắng người, chỗ rộng thênh thang nhưng thiếu mọi tiện nghi cần thiết cho cuộc sống. Nơi đồng hoang chỉ có cỏ dại, nhiều nắng ấm, dạt dào gió có mang theo phấn hoa dại, tác giả của nhảy mũi, hắt xì và ngứa mắt. Nơi đồng hoang con người thấy mình nhỏ bé khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh hùng vĩ. Núi cao ngất trời trên đó sương giăng như khói bay lững lờ, thảnh thơi. Xa tít tầm mắt là đồi cỏ non, phất phơ trước gió hoặc cúi rập cho gió lướt qua. Sóng biển hùng vĩ từng cơn nhịp nhàng đập vào đá không mỏi mệt. Con thuyền nhỏ như chiếc lá bập bềnh với sóng nước. Nơi mỏm đá kia có người, thân hình nhỏ xíu, khom lưng ngồi yên như hòn đá xanh, mặt hướng về cảnh biển xa xăm.
Người ngồi đó chính là Đức Kitô đi tìm nơi thanh vắng tâm sự cùng Cha Ngài. Người ngồi đó đầu óc đầy tư tưởng, quanh đi, quẩn lại, hồi tưởng lại cái chết của bạn thân Gioan Tẩy Giả. Nơi bãi biển sóng dạt dào và tâm hồn người ngồi đó cũng nổi sóng thương nhớ Gioan. Phúc âm thuật lại,
Khi ấy Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ Mt 14,13
Đức Kitô dời bỏ vùng đất chết, bỏ xã hội nghèo tình người, nơi đói bác ái Mến yêu và tha thứ là món hàng xa xỉ phẩm,. Đức Kitô đến nơi hoang địa tìm lại sự sống cho tâm hồn. Nhìn ngắm sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, hưởng cảnh đất trời hùng vĩ, bao la. Nơi đó Ngài nhìn thấy thực tế của tạo vật. Mọi sự đều có giới hạn, nhìn cành cây khô, ngắm tàn lá úa, suy tư về định luật chung của tạo hoá: ngoài tình yêu mến ra, không có chi tồn tại.
Cũng có thể Đức Kitô ngồi đó hoà mình vào đất trời cho vơi nỗi buồn vời vợi. Ngài ngồi đó nhìn mây, nhìn gió thưởng thức kì công, vẻ đẹp, cảnh thanh bình Cha Ngài sáng tạo để tự an ủi mình. Niềm tin vào Chúa Cha không bao giờ cạn, không gì lung lạc được nhưng ai dám bảo đảm niềm tin thiếu thử thách. Qua thử thách, sóng gió trong đời con người biết rõ niềm tin vào Chúa đến mức nào.
Từng người, từng nhóm người, từng đoàn người kéo đến hợp thành đám đông phá tan cái tĩnh mịch, hoang vu, thanh vắng của đồng hoang. Người ngồi đó không tỏ vẻ tức giận, hoặc buồn bỏ đi. Không, người ngồi đó quay mặt lại nhìm đám đông. Nơi những khuôn mặt bơ phờ, mệt mỏi kia đượm vẻ buồn, nỗi lo dầy vò. Chính tâm hồn Ngài đang ray rứt thương nhớ bạn, cảm thấy mất mát, thiếu thốn, trống vắng. Hai tâm hồn đau thương gặp nhau dễ cảm thông. Ngài đến nơi đồng vắng tâm sự và tìm nguồn an ủi nơi Cha Ngài. Đám đông tìm đến tìm nguồn an ủi nơi Đức Kitô, hy vọng cuộc sống họ bớt đau khổ, bệnh tật được chữa lành.
Quả vậy, điều họ mong chờ được toại nguyện, ước mong được thoả mãn. Ngài dậy họ về tình yêu Cha Ngài dành cho nhân loại. Sau khi giảng dậy xong Ngài thực hành điều vừa rao giảng. Ngài chữa lành các vết thương nội tâm sâu thẳm trong tâm hồn. Ngài chữa lành bệnh tật thể xác các loại và cuối ngày còn lo cho họ có của ăn nuôi thân.
Hơn năm ngàn người được hưởng một ngày vui bất tận. Họ ngồi bên bờ biển nghe Đức Kitô giảng giải, quên thời gian, quên mệt, chân không tê, lưng không mỏi, chăm chú nghe từng lời, từng lời như mật ngọt rót vào tai. Đám đông lũ lượt xếp hàng chờ đến lượt Chúa chữa lành. Miệng không ngớt ca tụng quyền năng của Đấng rao giảng. Họ quên đói, quên khát, quên cả không gian quanh mình vì tâm hồn họ tràn ngập bình an, lòng họ thanh thản, tâm trí họ dào dạt nguồn vui và lòng họ thoả mãn không còn khát khao sự gì khác. Trong số những người đó chỉ có mọt nhóm nhỏ xốn xao, lo lắng, nhận biết ngày sắp tàn, mặt trời đang xuống sau lưng đồi mà Thầy còn say sưa làm việc. Các ông nhìn nhau ngầm nhắc Thầy. Cuối cùng một người mạnh bạo đến gần khẽ thưa,
Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn.
Người lo đói không phải là đám đông mà chính là các môn đệ. Các ông có lẽ đói lả nhưng dân chúng thì chưa vì họ no đầy Lời Chúa. Với yêu cầu đó Đức Kitô đã nuôi đám đông. Ngài có thể truyền cho chân què ra thẳng, ra lệnh cho tế bào mù sáng lại, truyền cho tai điếc mở ra, bắt lưỡi cứng hoá mềm lên tiếng thì việc nuôi năm ngàn người ăn là điều có khó chi. Các tông đồ chậm nhận ra sức mạnh Lời Chúa. Lời Chúa phán làm ra tầng trời thì việc Lời Ngài phán thành bánh ăn cũng chỉ là một phần của sức mạnh Lời Chúa.
Phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều cho chúng ta bài học Lời Chúa có sức sáng tạo, Lời Chúa có sức mạnh ban sự sống. Hãy đón nhận Lời Chúa để được sống và sống dồi dào.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mình Máu Thánh
Lm Vũđình Tường
02:32 10/09/2011
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa, năm A
Ga 6, 51-59
Những người làm bánh, dù tay nghề, kinh nghiệm nhiều đến đâu, ít nhiều đều trải qua trường hợp đôi khi bánh bị hư. Khi bánh bị hư ở bất cứ giai đoạn nào, kể như bỏ, không còn cách nào chữa cho khỏi hư. Chỉ còn việc đổ thùng rác và làm lại rả mới cho đỡ tốn công, nhọc sức. Gọi là đỡ tốn công nhọc sức vì làm bánh mới còn mau chóng, đỡ tốn thời gian hơn là tìm cách sửa đám bánh bị hư thành bánh tốt. Thực ra một khi đã bị hư thì không tài nào có thể làm cho ngon được như bánh tốt. Bánh hư vì nhiều lí do và hầu hết lí do giải thích đều là dự đoán, phỏng chừng. Có thể bị hư vì bột, vì men, vì khí hậu, thời tiết, thời gian vì nhiệt độ hoặc số lượng nước. Mọi có thể đều có thể và cũng đều là không có thể cho nên không rõ lí do tại sao bánh hư. Tất cả nguyên liệu làm nên tấm bánh đều có nguồn gốc từ thực phẩm hư nát. Vì nguồn gốc hư nát đó mà bánh có thời gian giới hạn. Để nguyên liệu làm bánh quá hạn, nguyên liệu bánh sẽ hư vì tự bản chất có chứa gốc hư nát.
Đức Kitô tuyên bố, Ta là bánh hằng sống. Ai ăn bánh này sẽ khỏi phải chết muôn đời. Gn 6,51
Người ta chỉ dám xác định. Đây là bánh mới hay bánh cũ còn dư để lại. Bánh mới làm tươi ngon, để được lâu hơn. Bánh cũ sắp hết hạn không thể để lâu được vì bánh đó đã cũ. Không ai dám bảo đảm bánh để lâu không bao giờ hư. Đức Kitô là Đấng duy nhất dám quả quyết bánh Ngài ban cho không bao giờ hư bởi vì bánh Ngài ban là bánh hằng sống. Vì là bánh hằng sống cho nên ai ăn bánh đó sẽ khỏi chết. Bánh luôn tốt lành, tuyệt hảo. Gọi là bánh hằng sống vì ai ăn bánh đó sẽ có sự sống trong người, bánh đó mang lại sự sống cho người đón nhận bánh. Bánh hư nát ăn vào một thời gian sau sẽ tiếp tục đói. Ai đón nhận bánh hằng sống sẽ không còn đói vì bánh đó trở nên nguồn lương thực vô tận nuôi dưỡng tâm hồn. Bánh hằng sống không phải được làm bởi bột hay men mau hư nát mà chính là Mình và Máu Thánh Đức Kitô - Đấng làm chủ sự sống. Bánh hằng sống nhận sự sống từ chính Chúa Kitô, Ngài là Thiên Chúa hằng sống nên bánh Ngài ban là chính Ngài. Bánh đó không bao giờ hư mất, không bao giờ mất sự sống nhưng trái lại trở nên nguồn sống thực.
Bánh hằng sống không bao giờ hư vì bánh đó còn nhận sự sống từ chính Chúa Cha. Đức Kitô nhận sự sống từ Chúa Cha và ban sự sống trường sinh đó cho Kitô hữu liên kết với Ngài để cùng hưởng sự sống đời đời.
Bánh bị hư mất phẩm chất đã đành. Nguy hiểm hơn bánh đó còn làm cho người ăn bánh ra yếu liệt, gây bệnh cho người ăn bánh đó. Bánh hằng sống không bao giờ làm cho người ăn bánh ra yếu liệt. Tuy nhiên trường hợp tâm hồn hư hỏng, kém tin, nhận bánh hằng sống một cách bất kính sẽ không nhận được ơn ích bánh mang lại. Tâm hồn bất kính đó phạm sự thánh vì biết rõ mình không được phép mà vẫn nhận. Đó là hành động coi thường sự thánh. Coi thường sự thánh không thể là người tốt vì bản chất tốt lành không cho phép làm điều xấu. Tâm hồn trong sáng không dám nghĩ đến làm điều xấu. Con người thánh thiện không dám nghĩ đến, nói chi làm điều phạm sự thánh. Hành động đó phản lại sự thánh trong họ. Như thế nhận bánh hằng sống cách bất kính chính là tự tố cáo một nội tâm rối loạn, mất khả năng phán đoán, nhận định phải trái, đúng sai, việc nên làm, điều cần tránh.
Bánh hằng sống tuyệt hảo, tinh khiết nên không thể pha trộn với bất cứ loại thực phẩm nào khác. Tâm hồn đón nhận bánh hằng sống cũng phải chuẩn bị kĩ càng trước khi đón nhận. Phải đón nhận với tâm tình khiêm nhu, với lòng mến chân thành. Đón nhận bánh hằng sống một cách thiếu chân thành và lòng mến là dấu chỉ, coi thường và phản bội tình yêu Đức Kitô dành cho. Người đón nhận bánh hằng sống luôn nhớ là tối hôm trước ngày chịu khổ hình Đức Kitô cầm bánh và chén rượu dâng lời tạ ơn, trao cho các môn đệ để cùng chia sẻ một tấm bánh, một chén rượu với Ngài. Đây là dấu chỉ và hành động liên kết trong một tình yêu, cùng lòng mến và hiệp nhất trong Đức Kitô. Ngài biết rõ các môn đệ không thể tự làm được các việc đó nên Ngài mời các môn đệ liên kết, hợp thông với công việc Ngài sắp làm, với chén Ngài sắp chịu để được cùng hưởng vinh quang Phục Sinh. Chính vì thế mà Đức Kitô phán với các môn đệ.
Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta. Lc 22,19
Vậy mỗi khi đón nhận bánh hằng sống người ta phải đón nhận với tâm tình của các môn đệ xưa trong bữa Tiệc Li với Đức Kitô. Đón nhận với tâm tình các môn đệ dành cho Đức Kitô, một tâm tình yêu mến chân thành, tôn kính, vâng phục và đoàn kết trong tình yêu. Đón nhận với tâm tình tạ ơn vì Đức Kitô tự nguyện hy sinh chết đi để ban sự sống, ban bánh hằng sống cho các môn đệ và những ai tự nguyện bước theo lối sống Ngài chỉ dậy. Đón nhận với tâm tình anh chị em chung một Cha là Đức Giêsu Kitô và là Chúa chúng ta.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org
Ga 6, 51-59
Những người làm bánh, dù tay nghề, kinh nghiệm nhiều đến đâu, ít nhiều đều trải qua trường hợp đôi khi bánh bị hư. Khi bánh bị hư ở bất cứ giai đoạn nào, kể như bỏ, không còn cách nào chữa cho khỏi hư. Chỉ còn việc đổ thùng rác và làm lại rả mới cho đỡ tốn công, nhọc sức. Gọi là đỡ tốn công nhọc sức vì làm bánh mới còn mau chóng, đỡ tốn thời gian hơn là tìm cách sửa đám bánh bị hư thành bánh tốt. Thực ra một khi đã bị hư thì không tài nào có thể làm cho ngon được như bánh tốt. Bánh hư vì nhiều lí do và hầu hết lí do giải thích đều là dự đoán, phỏng chừng. Có thể bị hư vì bột, vì men, vì khí hậu, thời tiết, thời gian vì nhiệt độ hoặc số lượng nước. Mọi có thể đều có thể và cũng đều là không có thể cho nên không rõ lí do tại sao bánh hư. Tất cả nguyên liệu làm nên tấm bánh đều có nguồn gốc từ thực phẩm hư nát. Vì nguồn gốc hư nát đó mà bánh có thời gian giới hạn. Để nguyên liệu làm bánh quá hạn, nguyên liệu bánh sẽ hư vì tự bản chất có chứa gốc hư nát.
Đức Kitô tuyên bố, Ta là bánh hằng sống. Ai ăn bánh này sẽ khỏi phải chết muôn đời. Gn 6,51
Người ta chỉ dám xác định. Đây là bánh mới hay bánh cũ còn dư để lại. Bánh mới làm tươi ngon, để được lâu hơn. Bánh cũ sắp hết hạn không thể để lâu được vì bánh đó đã cũ. Không ai dám bảo đảm bánh để lâu không bao giờ hư. Đức Kitô là Đấng duy nhất dám quả quyết bánh Ngài ban cho không bao giờ hư bởi vì bánh Ngài ban là bánh hằng sống. Vì là bánh hằng sống cho nên ai ăn bánh đó sẽ khỏi chết. Bánh luôn tốt lành, tuyệt hảo. Gọi là bánh hằng sống vì ai ăn bánh đó sẽ có sự sống trong người, bánh đó mang lại sự sống cho người đón nhận bánh. Bánh hư nát ăn vào một thời gian sau sẽ tiếp tục đói. Ai đón nhận bánh hằng sống sẽ không còn đói vì bánh đó trở nên nguồn lương thực vô tận nuôi dưỡng tâm hồn. Bánh hằng sống không phải được làm bởi bột hay men mau hư nát mà chính là Mình và Máu Thánh Đức Kitô - Đấng làm chủ sự sống. Bánh hằng sống nhận sự sống từ chính Chúa Kitô, Ngài là Thiên Chúa hằng sống nên bánh Ngài ban là chính Ngài. Bánh đó không bao giờ hư mất, không bao giờ mất sự sống nhưng trái lại trở nên nguồn sống thực.
Bánh hằng sống không bao giờ hư vì bánh đó còn nhận sự sống từ chính Chúa Cha. Đức Kitô nhận sự sống từ Chúa Cha và ban sự sống trường sinh đó cho Kitô hữu liên kết với Ngài để cùng hưởng sự sống đời đời.
Bánh bị hư mất phẩm chất đã đành. Nguy hiểm hơn bánh đó còn làm cho người ăn bánh ra yếu liệt, gây bệnh cho người ăn bánh đó. Bánh hằng sống không bao giờ làm cho người ăn bánh ra yếu liệt. Tuy nhiên trường hợp tâm hồn hư hỏng, kém tin, nhận bánh hằng sống một cách bất kính sẽ không nhận được ơn ích bánh mang lại. Tâm hồn bất kính đó phạm sự thánh vì biết rõ mình không được phép mà vẫn nhận. Đó là hành động coi thường sự thánh. Coi thường sự thánh không thể là người tốt vì bản chất tốt lành không cho phép làm điều xấu. Tâm hồn trong sáng không dám nghĩ đến làm điều xấu. Con người thánh thiện không dám nghĩ đến, nói chi làm điều phạm sự thánh. Hành động đó phản lại sự thánh trong họ. Như thế nhận bánh hằng sống cách bất kính chính là tự tố cáo một nội tâm rối loạn, mất khả năng phán đoán, nhận định phải trái, đúng sai, việc nên làm, điều cần tránh.
Bánh hằng sống tuyệt hảo, tinh khiết nên không thể pha trộn với bất cứ loại thực phẩm nào khác. Tâm hồn đón nhận bánh hằng sống cũng phải chuẩn bị kĩ càng trước khi đón nhận. Phải đón nhận với tâm tình khiêm nhu, với lòng mến chân thành. Đón nhận bánh hằng sống một cách thiếu chân thành và lòng mến là dấu chỉ, coi thường và phản bội tình yêu Đức Kitô dành cho. Người đón nhận bánh hằng sống luôn nhớ là tối hôm trước ngày chịu khổ hình Đức Kitô cầm bánh và chén rượu dâng lời tạ ơn, trao cho các môn đệ để cùng chia sẻ một tấm bánh, một chén rượu với Ngài. Đây là dấu chỉ và hành động liên kết trong một tình yêu, cùng lòng mến và hiệp nhất trong Đức Kitô. Ngài biết rõ các môn đệ không thể tự làm được các việc đó nên Ngài mời các môn đệ liên kết, hợp thông với công việc Ngài sắp làm, với chén Ngài sắp chịu để được cùng hưởng vinh quang Phục Sinh. Chính vì thế mà Đức Kitô phán với các môn đệ.
Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Ta. Lc 22,19
Vậy mỗi khi đón nhận bánh hằng sống người ta phải đón nhận với tâm tình của các môn đệ xưa trong bữa Tiệc Li với Đức Kitô. Đón nhận với tâm tình các môn đệ dành cho Đức Kitô, một tâm tình yêu mến chân thành, tôn kính, vâng phục và đoàn kết trong tình yêu. Đón nhận với tâm tình tạ ơn vì Đức Kitô tự nguyện hy sinh chết đi để ban sự sống, ban bánh hằng sống cho các môn đệ và những ai tự nguyện bước theo lối sống Ngài chỉ dậy. Đón nhận với tâm tình anh chị em chung một Cha là Đức Giêsu Kitô và là Chúa chúng ta.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org
Mùa gặt
Lm Vũđình Tường
02:10 10/09/2011
Chúa nhật 16 thường niên Năm A
Mt 13,24-43
Mùa gặt là mùa cực khổ, vất vả nhất và cũng là mùa vui nhất trong năm. Cực khổ vất vả vì phải làm hết mình để thu hoa lợi, cất vào kho lẫm, càng sớm càng tốt. Hoa lợi để ở ngoài đồng ruộng hẳn bất lợi vì hư hao do chim trời, do chuột bọ ăn ngày, ăn đêm và có cả tình trạng trộm cắp nữa. Đó là chưa kể đến tình trạng cơn mưa trái mùa bất thường hay bà hoả đến viếng bất tử. Mùa gặt là mùa khô, cây cỏ khô, cánh đồng khô. Chỉ cần một người hút thuốc bất cẩn hay vô tình, sơ ý thảy tàn thuốc xuống cánh đồng coi như là đại họa cho toàn dân. Vì thế mùa gặt, ngoại trừ khói bay mái bếp lúc nấu cơm, là mùa kị khói. Trong khi mùa mưa lại là mùa khói bay vì nơi này nướng cá, nơi kia nướng tôm, nơi đó hun muỗi trâu bò, đâu đâu cũng thấy khói lảng vảng quanh nhà.
Chủ ruộng buồn khi thấy ruộng nhiều cỏ dại vì đoán biết mùa thu hoa lợi kém. Thợ gặt chán nản vì cỏ dại gây khó khăn trong việc gặt lúa. Vừa khó gặt lại gây nguy hiểm bởi đám cỏ dại thường là chỗ an toàn cho ong muỗi đến làm tổ. Đến gần tổ ong muỗi không cẩn trọng sẽ lãnh đủ vì ong tha hồ ‘chích choác’. Đuổi được con này đi, con kia như phản lực phóng nhanh đến, chích một cái, đảo một vòng trước khi bay đi. Nơi có cỏ dại không cần đến gần cũng biết vì nơi đó lúa trổ bông thường đứng nhờ dựa cành cỏ dại tránh bị gió thổi nằm bẹp.
Phúc âm cho biết cỏ dại, cỏ lùng, lúc đầu không có trong lòng người. Sau này có cỏ dại trong lòng người lành là do kẻ dữ là ma quỉ gieo vào. Chúng gieo vào ban đêm, lúc ta không ngờ, lúc không cẩn trọng, lúc nghỉ ngơi tỉnh dưỡng là lúc kẻ dữ lạm dụng gieo giống độc hại vào trong đời. Vì làm vào lúc ta không ngờ nên ta thường không nhận ra. Khi nhận ra gốc đã to, rễ bám sâu, cành lá um tùm phủ kín, khiến ta lạc mất đường đi, lối về. Lúc ăn chơi giải trí là lúc kẻ dữ dễ gieo vào lòng cỏ dại nhất vì lúc đó là lúc thảnh thơi, thoải mái, ít ai đề phòng cảnh kẻ dữ lạm dụng.
Ăn chơi, giải trí cần thiết cho cuộc sống nhưng phải cẩn trọng, đề phòng kẻ dữ là ma quỉ đội lốt dưới nhiều hình thức khác nhau lợi dụng. Lúc ta không ngờ là lúc trong người có hơi men, lúc thấy cuộc đời trống rỗng, lúc bị hiểu lầm, lúc bất mãn trong công sở, lúc bài vở nhiều ngập đầu, lúc chán nản buông xuôi việc làm, lúc thất bại trên thương trường. Trong hoàn cảnh đó kẻ dữ lợi dụng gieo nghi ngờ làm rối loạn cách sống. Chúng tạo nghi ngờ về ý nghĩa cuộc đời. Ta sống trong nghi ngờ, trong hoàn cảnh dật dờ, nửa tỉnh, nửa mơ. Nhiều người lúc trước đạo đức mà lúc này bỏ hết. Lơ là việc đạo đức, bỏ bê con cái, quên cả lối về căn nhà xưa yêu dấu. Họ là nạn nhân của trò giải trí, tưởng vô hại, ai ngờ li rượu vui biến thành li rượu sầu, đêm canh thức không ngủ trở thành đêm mất ngủ. Tiệc liên hoan biến thành tiệc oan khiên. Bữa cơm chia tay thành bữa cơm chia li.
Những tấm lòng như thế đáng thương hơn đáng lên án. Đây chính là cách Chúa đối xử với con cái Chúa. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và đầy tình thương như bài thánh vịnh hôm nay ghi nhận. Vì sao Chúa làm thế? Vì sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh. Vì là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa là chủ sức mạnh, nên xét xử hiền lành, đối xử với chúng ta đầy lòng khoan dung. Dậy người công chính phải ăn ở nhân đạo, và trông đợi kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (Khôn Ngoan 12,16-19).
Cùng tư tưởng trên thánh Phaolô giải thích rõ ràng hơn và còn chỉ dậy cho chúng ta biết cách đối xử khi lâm vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, cảnh lạc mất đường đi, lối về.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta Rm 8,26
Một khi bị kẻ dữ gieo vào lòng sự xấu xa điều tiên quyết là chạy đến với Chúa Thánh Thần xin Ngài nâng đỡ. Nơi đâu có Chúa Thánh Thần nơi đó kẻ dữ xa lánh. Chỉ có chạy đến với Thánh Thần Thiên Chúa mới có thể xua đuổi kẻ dữ ra khỏi cõi lòng. Sức mình yếu đuối không thể tự xua đuổi được sự dữ. Nếu tự mình đuổi chúng ra được lú đầu chúng đã không thể vào cõi lòng người. Chúng vào cõi lòng có nghĩa là đã thua mưu kế chúng. Đã thua, đã bị chúng chiếm ngự thì không còn thể tự mình xua đuổi chúng mà phải cậy nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực, ban ơn.
Thánh Thần Chúa không phải chỉ giúp chúng ta thoát khỏi ách kiềm toả của kẻ thù mà Thánh Thần còn tiêu diệt chúng như chủ ruộng đốt toàn cánh đồng sau mùa gặt. Đốt để tiêu diệt tận gốc rễ cỏ dại và hạt giống chúng rụng xuống, đồng thời còn dùng bụi tro làm phân bón cho mùa lúa tới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 13,24-43
Mùa gặt là mùa cực khổ, vất vả nhất và cũng là mùa vui nhất trong năm. Cực khổ vất vả vì phải làm hết mình để thu hoa lợi, cất vào kho lẫm, càng sớm càng tốt. Hoa lợi để ở ngoài đồng ruộng hẳn bất lợi vì hư hao do chim trời, do chuột bọ ăn ngày, ăn đêm và có cả tình trạng trộm cắp nữa. Đó là chưa kể đến tình trạng cơn mưa trái mùa bất thường hay bà hoả đến viếng bất tử. Mùa gặt là mùa khô, cây cỏ khô, cánh đồng khô. Chỉ cần một người hút thuốc bất cẩn hay vô tình, sơ ý thảy tàn thuốc xuống cánh đồng coi như là đại họa cho toàn dân. Vì thế mùa gặt, ngoại trừ khói bay mái bếp lúc nấu cơm, là mùa kị khói. Trong khi mùa mưa lại là mùa khói bay vì nơi này nướng cá, nơi kia nướng tôm, nơi đó hun muỗi trâu bò, đâu đâu cũng thấy khói lảng vảng quanh nhà.
Chủ ruộng buồn khi thấy ruộng nhiều cỏ dại vì đoán biết mùa thu hoa lợi kém. Thợ gặt chán nản vì cỏ dại gây khó khăn trong việc gặt lúa. Vừa khó gặt lại gây nguy hiểm bởi đám cỏ dại thường là chỗ an toàn cho ong muỗi đến làm tổ. Đến gần tổ ong muỗi không cẩn trọng sẽ lãnh đủ vì ong tha hồ ‘chích choác’. Đuổi được con này đi, con kia như phản lực phóng nhanh đến, chích một cái, đảo một vòng trước khi bay đi. Nơi có cỏ dại không cần đến gần cũng biết vì nơi đó lúa trổ bông thường đứng nhờ dựa cành cỏ dại tránh bị gió thổi nằm bẹp.
Phúc âm cho biết cỏ dại, cỏ lùng, lúc đầu không có trong lòng người. Sau này có cỏ dại trong lòng người lành là do kẻ dữ là ma quỉ gieo vào. Chúng gieo vào ban đêm, lúc ta không ngờ, lúc không cẩn trọng, lúc nghỉ ngơi tỉnh dưỡng là lúc kẻ dữ lạm dụng gieo giống độc hại vào trong đời. Vì làm vào lúc ta không ngờ nên ta thường không nhận ra. Khi nhận ra gốc đã to, rễ bám sâu, cành lá um tùm phủ kín, khiến ta lạc mất đường đi, lối về. Lúc ăn chơi giải trí là lúc kẻ dữ dễ gieo vào lòng cỏ dại nhất vì lúc đó là lúc thảnh thơi, thoải mái, ít ai đề phòng cảnh kẻ dữ lạm dụng.
Ăn chơi, giải trí cần thiết cho cuộc sống nhưng phải cẩn trọng, đề phòng kẻ dữ là ma quỉ đội lốt dưới nhiều hình thức khác nhau lợi dụng. Lúc ta không ngờ là lúc trong người có hơi men, lúc thấy cuộc đời trống rỗng, lúc bị hiểu lầm, lúc bất mãn trong công sở, lúc bài vở nhiều ngập đầu, lúc chán nản buông xuôi việc làm, lúc thất bại trên thương trường. Trong hoàn cảnh đó kẻ dữ lợi dụng gieo nghi ngờ làm rối loạn cách sống. Chúng tạo nghi ngờ về ý nghĩa cuộc đời. Ta sống trong nghi ngờ, trong hoàn cảnh dật dờ, nửa tỉnh, nửa mơ. Nhiều người lúc trước đạo đức mà lúc này bỏ hết. Lơ là việc đạo đức, bỏ bê con cái, quên cả lối về căn nhà xưa yêu dấu. Họ là nạn nhân của trò giải trí, tưởng vô hại, ai ngờ li rượu vui biến thành li rượu sầu, đêm canh thức không ngủ trở thành đêm mất ngủ. Tiệc liên hoan biến thành tiệc oan khiên. Bữa cơm chia tay thành bữa cơm chia li.
Những tấm lòng như thế đáng thương hơn đáng lên án. Đây chính là cách Chúa đối xử với con cái Chúa. Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và đầy tình thương như bài thánh vịnh hôm nay ghi nhận. Vì sao Chúa làm thế? Vì sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh. Vì là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa là chủ sức mạnh, nên xét xử hiền lành, đối xử với chúng ta đầy lòng khoan dung. Dậy người công chính phải ăn ở nhân đạo, và trông đợi kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối (Khôn Ngoan 12,16-19).
Cùng tư tưởng trên thánh Phaolô giải thích rõ ràng hơn và còn chỉ dậy cho chúng ta biết cách đối xử khi lâm vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, cảnh lạc mất đường đi, lối về.
Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta Rm 8,26
Một khi bị kẻ dữ gieo vào lòng sự xấu xa điều tiên quyết là chạy đến với Chúa Thánh Thần xin Ngài nâng đỡ. Nơi đâu có Chúa Thánh Thần nơi đó kẻ dữ xa lánh. Chỉ có chạy đến với Thánh Thần Thiên Chúa mới có thể xua đuổi kẻ dữ ra khỏi cõi lòng. Sức mình yếu đuối không thể tự xua đuổi được sự dữ. Nếu tự mình đuổi chúng ra được lú đầu chúng đã không thể vào cõi lòng người. Chúng vào cõi lòng có nghĩa là đã thua mưu kế chúng. Đã thua, đã bị chúng chiếm ngự thì không còn thể tự mình xua đuổi chúng mà phải cậy nhờ vào Thánh Thần Chúa trợ lực, ban ơn.
Thánh Thần Chúa không phải chỉ giúp chúng ta thoát khỏi ách kiềm toả của kẻ thù mà Thánh Thần còn tiêu diệt chúng như chủ ruộng đốt toàn cánh đồng sau mùa gặt. Đốt để tiêu diệt tận gốc rễ cỏ dại và hạt giống chúng rụng xuống, đồng thời còn dùng bụi tro làm phân bón cho mùa lúa tới.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Indonesia: Mở cửa nhà thờ sau nửa thế kỷ
Trầm Thiên Thu
01:51 10/09/2011
INDONESIA (UCANews, 9-9-2011) – Một ngôi thánh đường được xây dựng 50 năm trước tại Aimere, quận Ngada, thuộc Đông Nusa Tenggara, vừa được Đức TGM Vincentius Sensi Potokota TGP Ende mở cửa ngày 8-9-2011 sau khi tu sửa 3 lần.
Đức TGM Vincentius Sensi Potokoa, TGP Ende, cầm dao rựa (machete) – loại dụng cụ thường được các thủ lãnh dân tộc thiểu số sử dụng. -->
Việc tu sửa nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Clara 1.500 m2 chi phí 2,3 tỷ rupiah (khoảng 270.600 USD). Số tiền này do 6.038 giáo dân đóng góp – nghề chính của họ là nông dân và ngư dân, một số là tiền dâng cúng.
Trong bài giảng, ĐGM Vincentius nói rằng việc xây dựng nhà thờ phải theo tự nhiên và kỹ thuật. Ngài xác nhận: “Những gì chúng ta xây dựng phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc”.
Ngài tin các giáo dân đã nỗ lực xây dựng nhà thờ để giúp họ dễ dàng “xây dựng đền thờ đích thực của Thiên Chúa, đền thờ tâm hồn của những người theo Chúa”.
Nghi lễ cung hiến gồm việc giết một con trâu do Đức TGM chủ sự. Theo truyền thống, việc giết mổ như vậy do trưởng làng thực hiện và để nhớ ơn tổ tiên về việc hoàn tất công trình ngôi nhà truyền thống.
Martinus Mada, thư ký Hội đồng Giáo xứ, nói: “Vì đó là nhà thờ, việc giết mổ do Đức TGM chủ sự”.
Việc tu sửa nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Clara 1.500 m2 chi phí 2,3 tỷ rupiah (khoảng 270.600 USD). Số tiền này do 6.038 giáo dân đóng góp – nghề chính của họ là nông dân và ngư dân, một số là tiền dâng cúng.
Trong bài giảng, ĐGM Vincentius nói rằng việc xây dựng nhà thờ phải theo tự nhiên và kỹ thuật. Ngài xác nhận: “Những gì chúng ta xây dựng phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc”.
Ngài tin các giáo dân đã nỗ lực xây dựng nhà thờ để giúp họ dễ dàng “xây dựng đền thờ đích thực của Thiên Chúa, đền thờ tâm hồn của những người theo Chúa”.
Nghi lễ cung hiến gồm việc giết một con trâu do Đức TGM chủ sự. Theo truyền thống, việc giết mổ như vậy do trưởng làng thực hiện và để nhớ ơn tổ tiên về việc hoàn tất công trình ngôi nhà truyền thống.
Martinus Mada, thư ký Hội đồng Giáo xứ, nói: “Vì đó là nhà thờ, việc giết mổ do Đức TGM chủ sự”.
Đức Thánh Cha Benedict XVI ngợi khen Hoa Kỳ về sự kiên trì sau ngày 11 tháng 9
Bùi Hữu Thư
05:11 10/09/2011
Vụ tấn công tại Nữu Ước ngày 11/9/2001 |
Sẽ cầu nguyện cho Hoa Kỳ vào ngày kỷ niệm 10 năm vụ tấn công
VATICAN, ngày 9 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI ngợi khen người dân Hoa Kỳ về sự "kiên trì trong việc tiến tới" sau vụ quân khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9, khiến cho 3.000 người chết.
Trong một lá thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan ở New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha bầy tỏ sự yểm trợ của ngài trong lời cầu nguyện trong khi Hoa Kỳ kỷ niệm đệ thập chu niên ngày Hai Tháp Sinh Đôi ở nữu Ước, Ngũ Giác Đài ở Hoa Thịnh Đốn bị tấn công, và một máy bay bị rớt tại Pennsylvania.
Trong lá thư đề ngày 11 tháng 9, 2011, ngài viết như sau: "Vào ngày này tôi tưởng nhớ đến biến cố đau buồn ngày 11 tháng 11, 2001, khi bao nhiêu nạn nhân vô tội đã thiệt mạng trong vụ tấn công tàn bạo vào hai Hai Tháp Sinh Đôi của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và các cuộc tấn công khác tại Hoa Thịnh Đốn và Pennsylvania.
"Tôi hiệp ý với quý vị để dâng hàng ngàn nạn nhân cho lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa Tối Cao và cầu xin Cha Trên Trời tiếp tục an ủi những ai đang than khóc về sự mất mát của các người thân yêu."
Đức Thánh Cha tiếp: "Người dân Hoa Kỳ phải được ngợi khen về lòng can đảm và quảng đại của họ trong các công tác cứu trợ và về sự kiên trì của họ để tiến tới với hy vọng và tin tưởng."
Tưởng Niệm
Đức Tổng Giám Mục Dolan sẽ tham gia trong cuối tuần vào một số các chương trình kỷ niệm 10 năm ngày 11/9, với một buổi cầu nguyện chiều ngày Thứ Bẩy tại nhà thờ Chánh Tòa St. Patrick cho Sở Cứu Hỏa Nữu Ước. Khoảng 343 nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng khi hai ngọn tháp bắc và nam của TrungTâm Thương Mại Quốc Tế bị phá xập.
Ngày Chúa Nhật, Đức Tổng Giám Mục sẽ chủ tế một Thánh Lễ cầu hồn tại nhà thờ Chánh Tòa St. Patrick, và ngài sẽ cử hành một thánh lễ khác cùng ngày tại nhà thờ Thánh Phêrô đối diện với Trung Tâm Thương Mại Quốc tế. Đức Hồng Y Edward Egan, tổng giám mục danh dự của Nữu Ước sẽ giảng thuyết.
Vào lúc 3:30 chiều ngày Chúa Nhật Đức Tổng Giám Mục Dolan sẽ nói chuyện trong buổi cầu nguyện tại Cantor Fitzgerald để tưởng niệm 658 nhân viên đã thiệt mạng trong các văn phòng của Trung Tâm Thương Mai Quốc Tế ngày 11/9..
Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Dolan đã cho phép các giáo xứ trong tổng giáo phận được dùng một mẫu đặc biệt cho Thánh Lễ vào ngày này, như Thánh Lễ cầu cho Hòa Bình và Công Lý, hay Thánh Lễ cho thời kỳ chiến tranh hay nổi loạn, hay Thánh Lễ cầu cho các linh hồn, nhất là tại các giáo xứ có liên quan với những ai đã thiệt mạng hay các nhà thờ kế cận với điạ điểm bị tấn công.
Nhiều chương trình khác cũng sẽ được tổ chức trong thành phố trong cuối tuần, kể cả một buổi đọc kinh Mân Côi và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, tiếp theo là một cuộc đi bộ thường niên để tưởng niệm Cha Dòng Phanxicô Mychal Judge, vị tuyên uý Sở Cứu Hỏa đã là nạn nhân đầu tiên được nhận biết. Chương trình này sẽ bắt đầu lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Phanxicô Assissi tại Manhattan.
Ngoài ra các nhà thờ trên toàn thành phố cũng sẽ đổ chuông lúc 8:46 sáng và 9:03 sáng; vào lúc hai tháp sinh đôi bị tấn công.
Lời kinh tưởng niệm nạn nhân ngày 11-9-2001
Nguyễn Trọng Đa
08:52 10/09/2011
Lạy Thiên Chúa, xin thương xót chúng con, trong tình yêu kiên định của Chúa;
xin cất đi sự khủng bố ra khỏi đời chúng con, trong lòng Chúa xót thương dồi dào.
Lạy Chúa, xin thánh hóa sự tưởng niệm của chúng con,
khi chúng con nhắc nhở kỷ niệm của những người đau khổ và đã chết
trong vụ việc ngày 11-9 và hậu quả của nó.
Xin chúc lành cho chúng con, khi chúng con cảm nhận lại nỗi đau của sự mất mát,
và khi chúng con làm việc để ngăn chận một thảm họa như thế đừng xảy ra nữa.
Xin gợi cho chúng con lòng biết ơn, khi chúng con nhìn đến chất lượng của sự nâng đỡ
và trợ giúp đối với những người bị thương, bị sốc, đau buồn trong tang chế.
Xin ban cho chúng con khả năng cưng cấp sự trợ giúp tương tự cho những người đang đau khổ.
Xin qui tụ chúng con trong tình yêu. Xin đừng cho thanh kiếm nước này chống lại nước khác,
tôn giáo này chống lại tôn giáo khác, cá nhân này chống lại cá nhân khác.
Xin thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi các ý định bạo lực và khát vọng trả thù.
Xin giúp chúng con ăn năn khỏi sự hận thù, và tìm kiếm hòa bình dựa trên công lý.
Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con, và dạy cho chúng con các hành vi góp phần cho hòa bình;
bởi vì chúng con cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Hoàng tử Hòa bình,
vì vinh quang của Thánh Danh Chúa Ba Ngôi. Amen.
Linh mục Lombardi nói về tình đoàn kết sau ngày 11-9
Phạm Kim An
08:53 10/09/2011
ROMA – Lời đáp trả cho các cuộc tấn công ngày 11-9 đối với nhiều người là một lời đáp trả của tình thương và tình đoàn kết. Điều này đã được nhận định bởi linh mục Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, ngày 6-9 nhân dịp giới thiệu cuốn sách "11-9 - una Storia che continua” (Ngày 11-9 - một câu chuyện tiếp tục), của ông Alessandro Gisotti, một phóng viên tại Đài phát thanh Vatican.
Cha Lombardi nói: “Tôi nhớ lại những ngày sau ngày 11-9, và lòng quảng đại của các nhân viên cứu hỏa và cảnh sát ở New York. Tôi thực sự tự nhủ: ‘Hãy nghĩ đến các dụ ngôn Tin Mừng, hãy nghĩ đến người Samaritanô nhân hậu. Nếu Chúa Giêsu sống ngày hôm nay, chắc chắn sẽ có một dụ ngôn nói với chúng ta về lính cứu hỏa ở New York và cảnh sát của ngày 11-9 là những con người đánh động toàn thể thanh niên và toàn nhân loại, bằng cách đưa ra gương sáng về bác ái, lòng quảng đại, vì đã hiến mạng sống cho các người khác’”.
"Sau sự kiện tuyệt đối quái dị, lạ thường, vô nhân đạo của lòng hận thù con người, chúng ta đều xúc động thật sự và có ấn tượng tốt về sự đáp trả tình thương, lòng quảng đại, và tình đoàn kết ấy", tiếp theo sau các sự kiện của ngày 11-9.
Cha Lombardi cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc đối thoại để xây dựng hòa bình. Ngài giải thích: “Nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình của nhân loại này, chúng ta phải thành công trong việc khai triển một đường đi, trong đó chiều kích tôn giáo trở thành một lực lượng tích cực cho hòa bình. Cần nói về Chúa mà không tiếp nhiên liệu cho chủ nghĩa cuồng tín”.
Cha Lombardi kết luận: "Đây là tương quan mà ĐTC Biển Đức XVI thường đặt ra giữa đức tin và lý trí. Trong nghĩa này, mối quan tâm của chúng ta trong cuộc đối thoại với Hồi giáo là rất lớn. Sự cam kết của chúng ta là sự cam kết để thành công nói về Chúa, nhằm cho Chúa luôn là một qui chiếu của gia đình nhân loại, của các giá trị nhân bản được chia sẻ, của nền tảng hòa bình, sự tôn trọng và tình yêu, chứ không phải là một yếu tố của chủ nghĩa cuồng tín và lòng thù hận như đôi khi xảy ra". (Zenit.org 9-9-2911)
Cha Lombardi nói: “Tôi nhớ lại những ngày sau ngày 11-9, và lòng quảng đại của các nhân viên cứu hỏa và cảnh sát ở New York. Tôi thực sự tự nhủ: ‘Hãy nghĩ đến các dụ ngôn Tin Mừng, hãy nghĩ đến người Samaritanô nhân hậu. Nếu Chúa Giêsu sống ngày hôm nay, chắc chắn sẽ có một dụ ngôn nói với chúng ta về lính cứu hỏa ở New York và cảnh sát của ngày 11-9 là những con người đánh động toàn thể thanh niên và toàn nhân loại, bằng cách đưa ra gương sáng về bác ái, lòng quảng đại, vì đã hiến mạng sống cho các người khác’”.
"Sau sự kiện tuyệt đối quái dị, lạ thường, vô nhân đạo của lòng hận thù con người, chúng ta đều xúc động thật sự và có ấn tượng tốt về sự đáp trả tình thương, lòng quảng đại, và tình đoàn kết ấy", tiếp theo sau các sự kiện của ngày 11-9.
Cha Lombardi cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc đối thoại để xây dựng hòa bình. Ngài giải thích: “Nếu chúng ta muốn xây dựng hòa bình của nhân loại này, chúng ta phải thành công trong việc khai triển một đường đi, trong đó chiều kích tôn giáo trở thành một lực lượng tích cực cho hòa bình. Cần nói về Chúa mà không tiếp nhiên liệu cho chủ nghĩa cuồng tín”.
Cha Lombardi kết luận: "Đây là tương quan mà ĐTC Biển Đức XVI thường đặt ra giữa đức tin và lý trí. Trong nghĩa này, mối quan tâm của chúng ta trong cuộc đối thoại với Hồi giáo là rất lớn. Sự cam kết của chúng ta là sự cam kết để thành công nói về Chúa, nhằm cho Chúa luôn là một qui chiếu của gia đình nhân loại, của các giá trị nhân bản được chia sẻ, của nền tảng hòa bình, sự tôn trọng và tình yêu, chứ không phải là một yếu tố của chủ nghĩa cuồng tín và lòng thù hận như đôi khi xảy ra". (Zenit.org 9-9-2911)
Top Stories
Pope: September 11, unjustifiable terrorism, compounded by claim to be acting in the name of God
AsiaNews
08:49 10/09/2011
In a letter to the Archbishop of New York, Timothy Dolan, on the occasion of the tenth anniversary of the attacks on the Twin Towers, Benedict XVI raises his "fervent prayers" so that " a firm commitment to justice and a global culture of solidarity will help rid the world of the grievances that so often give rise to acts of violence "
Vatican City (AsiaNews) - Nothing can justify terrorism and what happened on September 11, is compounded by the perpetrator’s claim to be acting in the name of God, affirms Benedict XVI in a letter sent to the archbishop of New York, Timothy Dolan, marking the tenth anniversary of the attacks on the Twin Towers.
“On this day - writes the Pope - my thoughts turn to the somber events of September 11, 2001, when so many innocent lives were lost in the brutal assault on the twin towers of the World Trade Center and the further attacks in Washington D.C. and Pennsylvania. I join you in commending the thousands of victims to the infinite mercy of Almighty God and in asking our heavenly Father to continue to console those who mourn the loss of loved ones.” “The tragedy of that day – the letter continues - is compounded by the perpetrators’ claim to be acting in God’s name. Once again, it must be unequivocally stated that no circumstances can ever justify acts of terrorism. Every human life is precious in God’s sight and no effort should be spared in the attempt to promote throughout the world a genuine respect for the inalienable rights and dignity of individuals and peoples everywhere”.
The Pope praises the American people “ for the courage and generosity that they showed in the rescue operations and for their resilience in moving forward with hope and confidence. It is my fervent prayer that a firm commitment to justice and a global culture of solidarity will help rid the world of the grievances that so often give rise to acts of violence and will create the conditions for greater peace and prosperity, offering a brighter and more secure future”.
Vatican City (AsiaNews) - Nothing can justify terrorism and what happened on September 11, is compounded by the perpetrator’s claim to be acting in the name of God, affirms Benedict XVI in a letter sent to the archbishop of New York, Timothy Dolan, marking the tenth anniversary of the attacks on the Twin Towers.
“On this day - writes the Pope - my thoughts turn to the somber events of September 11, 2001, when so many innocent lives were lost in the brutal assault on the twin towers of the World Trade Center and the further attacks in Washington D.C. and Pennsylvania. I join you in commending the thousands of victims to the infinite mercy of Almighty God and in asking our heavenly Father to continue to console those who mourn the loss of loved ones.” “The tragedy of that day – the letter continues - is compounded by the perpetrators’ claim to be acting in God’s name. Once again, it must be unequivocally stated that no circumstances can ever justify acts of terrorism. Every human life is precious in God’s sight and no effort should be spared in the attempt to promote throughout the world a genuine respect for the inalienable rights and dignity of individuals and peoples everywhere”.
The Pope praises the American people “ for the courage and generosity that they showed in the rescue operations and for their resilience in moving forward with hope and confidence. It is my fervent prayer that a firm commitment to justice and a global culture of solidarity will help rid the world of the grievances that so often give rise to acts of violence and will create the conditions for greater peace and prosperity, offering a brighter and more secure future”.
Benedict XVI Praises US for Resilience After 9/11
Zenit
08:50 10/09/2011
Assures Prayers on 10th Anniversary of Attacks
VATICAN CITY, SEPT. 9, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is praising the people of the United States for their "resilience in moving forward" after the terrorist attacks of 9/11, which left some 3,000 dead.
In a letter sent to Archbishop Timothy M. Dolan of New York, the president of the United States Conference of Catholic Bishops, the Pope expressed his prayerful support as the United States marks the 10th anniversary of the attacks on the Twin Towers in New York, the Pentagon in Washington, D.C., and on a plane that crashed in Pennsylvania.
The note, dated Sept. 11, 2011, states: "On this day my thoughts turn to the somber events of September 11, 2001, when so many innocent lives were lost in the brutal assault on the twin towers of the World Trade Center and the further attacks in Washington D.C. and Pennsylvania.
"I join you in commending the thousands of victims to the infinite mercy of Almighty God and in asking our heavenly Father to continue to console those who mourn the loss of loved ones."
The Holy Father continues: "The American people are to be commended for the courage and generosity that they showed in the rescue operations and for their resilience in moving forward with hope and confidence."
Commemoration
Archbishop Dolan will participate over the weekend in a series of events to mark Sunday's anniversary of 9/11, including a prayer service on Saturday afternoon at St. Patrick's Cathedral for the New York City Fire Department. Some 343 firefighters died when the north and south towers of the World Trade Center collapsed.
On Sunday, the archbishop will preside at a Memorial Mass at 9 a.m. at St. Patrick’s Cathedral, and he will celebrate another mass at 12:30 p.m. that same day at St. Peter’s Church, across from the site of the World Trade Center. Cardinal Edward Egan, archbishop emeritus of New York, will deliver the homily.
At 3:30 p.m. on Sunday, Archbishop Dolan will speak at the Cantor Fitzgerald memorial service in honor of the 658 employees whose lives were taken at its World Trade Center offices. Cantor Fitzgerald was the company that lost the most lives on 9/11.
Additionally, Archbishop Dolan has granted permission to parishes in the archdiocese to use a special form of the Mass on that day, such as the Mass for Peace and Justice, or the Mass for Time of War or Civil Disturbance, or a Mass for the Dead, especially in parishes with ties to those who lost their lives or churches that are close to the site of the attacks.
Dozens of other events will be held in the city over the weekend, including a rosary and Mass on Sunday, followed by an annual walk of remembrance for
Franciscan Father Mychal Judge, the Fire Department chaplain who was the first 9/11 victim to be identified. The event will begin Sunday at 9 a.m. at St. Francis of Assisi Church in Manhattan.
In addition to the commemorative events, many churches throughout the city will toll their bells at 8:46 a.m. and 9:03 a.m., the times that the Twin Towers were struck.
VATICAN CITY, SEPT. 9, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is praising the people of the United States for their "resilience in moving forward" after the terrorist attacks of 9/11, which left some 3,000 dead.
In a letter sent to Archbishop Timothy M. Dolan of New York, the president of the United States Conference of Catholic Bishops, the Pope expressed his prayerful support as the United States marks the 10th anniversary of the attacks on the Twin Towers in New York, the Pentagon in Washington, D.C., and on a plane that crashed in Pennsylvania.
The note, dated Sept. 11, 2011, states: "On this day my thoughts turn to the somber events of September 11, 2001, when so many innocent lives were lost in the brutal assault on the twin towers of the World Trade Center and the further attacks in Washington D.C. and Pennsylvania.
"I join you in commending the thousands of victims to the infinite mercy of Almighty God and in asking our heavenly Father to continue to console those who mourn the loss of loved ones."
The Holy Father continues: "The American people are to be commended for the courage and generosity that they showed in the rescue operations and for their resilience in moving forward with hope and confidence."
Commemoration
Archbishop Dolan will participate over the weekend in a series of events to mark Sunday's anniversary of 9/11, including a prayer service on Saturday afternoon at St. Patrick's Cathedral for the New York City Fire Department. Some 343 firefighters died when the north and south towers of the World Trade Center collapsed.
On Sunday, the archbishop will preside at a Memorial Mass at 9 a.m. at St. Patrick’s Cathedral, and he will celebrate another mass at 12:30 p.m. that same day at St. Peter’s Church, across from the site of the World Trade Center. Cardinal Edward Egan, archbishop emeritus of New York, will deliver the homily.
At 3:30 p.m. on Sunday, Archbishop Dolan will speak at the Cantor Fitzgerald memorial service in honor of the 658 employees whose lives were taken at its World Trade Center offices. Cantor Fitzgerald was the company that lost the most lives on 9/11.
Additionally, Archbishop Dolan has granted permission to parishes in the archdiocese to use a special form of the Mass on that day, such as the Mass for Peace and Justice, or the Mass for Time of War or Civil Disturbance, or a Mass for the Dead, especially in parishes with ties to those who lost their lives or churches that are close to the site of the attacks.
Dozens of other events will be held in the city over the weekend, including a rosary and Mass on Sunday, followed by an annual walk of remembrance for
Franciscan Father Mychal Judge, the Fire Department chaplain who was the first 9/11 victim to be identified. The event will begin Sunday at 9 a.m. at St. Francis of Assisi Church in Manhattan.
In addition to the commemorative events, many churches throughout the city will toll their bells at 8:46 a.m. and 9:03 a.m., the times that the Twin Towers were struck.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hơn 1000 Giáo dân Cầu Rầm lên UBND Tp Vinh phản đối chính quyền cướp đất
Giuse Nguyễn Bình An
09:11 10/09/2011
Thanh Niên Công Giáo VINH - Vào lúc 07h30 sáng nay, 10/9/2011, hàng ngàn giáo dân hạt Cầu Rầm - Giáo phận Vinh đã cùng nhau kéo đến trụ sở tiếp dân - UBND TP Vinh, yêu cầu trả lại khu đất của nhà thờ đã bị UBND TP Vinh cướp một cách trắng trợn.
Xem hình ảnh
Dù trời mưa gió, nhưng hàng ngàn giáo dân vẫn đội mưa kéo đến đông đủ. Nhiều biểu ngữ đòi công lý đã được mang theo và dán khắp nơi:
- Đất Thánh xin đừng xúc phạm.
- Đất nhà thờ chỉ để xây nhà thờ.
- Giáo dân Cầu Rầm đòi công bằng
- Hãy tôn trọng lương tâm.
- Đừng giày xéo trên đất thánh.
...
Trước sức ép của một khối giáo dân đông đảo & đoàn kết đang bao vây kín trụ sở, UBND TP Vinh buộc phải mở cửa hội trường để làm việc với giáo dân.
Đại diện chính quyền là ông Lê Quốc Hồng, Phó Chủ tịch UBND Tp Vinh đã trực tiếp đứng ra làm việc với các giáo dân. Tuy nhiên, buổi làm việc đã không mang lại kết quả gì. Suốt hơn 4 tiếng đồng hồ, đại diện phía chính quyền luôn tỏ ra vòng vo, trốn tránh, khiến những giáo dân có mặt đều rất bất bình.
Cuối cùng, Nhà Cầm Quyền Thành phố Vinh - Nghệ An hẹn ngày 12/09/2011 sẽ họp lại với giáo dân, đồng thời cam kết sẽ trả lời cụ thể hơn.
1000 Giáo dân đã ra về trong bức xúc, họ hẹn nhau ngày 12/09/2011 sẽ tiếp tục tới UBND thành phố để đòi lại đất cho giáo xứ, và lần tới, số người tham gia hứa hẹn sẽ còn đông hơn rất nhiều.
Trước đó, vào ngày 7/8/2011, gần 5000 giáo dân giáo hạt Cầu Rầm đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ làm nơi xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ, công viên công cộng. Với giọng điệu và âm mưu một vụ "Thái Hà" lần thứ 2 tại Vinh, liệu phía nhà cầm quyền Nghệ An muốn diễn lại vở kịch này thêm một lần nữa?
Xem hình ảnh
- Đất Thánh xin đừng xúc phạm.
- Đất nhà thờ chỉ để xây nhà thờ.
- Giáo dân Cầu Rầm đòi công bằng
- Hãy tôn trọng lương tâm.
- Đừng giày xéo trên đất thánh.
...
Trước sức ép của một khối giáo dân đông đảo & đoàn kết đang bao vây kín trụ sở, UBND TP Vinh buộc phải mở cửa hội trường để làm việc với giáo dân.
Đại diện chính quyền là ông Lê Quốc Hồng, Phó Chủ tịch UBND Tp Vinh đã trực tiếp đứng ra làm việc với các giáo dân. Tuy nhiên, buổi làm việc đã không mang lại kết quả gì. Suốt hơn 4 tiếng đồng hồ, đại diện phía chính quyền luôn tỏ ra vòng vo, trốn tránh, khiến những giáo dân có mặt đều rất bất bình.
Cuối cùng, Nhà Cầm Quyền Thành phố Vinh - Nghệ An hẹn ngày 12/09/2011 sẽ họp lại với giáo dân, đồng thời cam kết sẽ trả lời cụ thể hơn.
1000 Giáo dân đã ra về trong bức xúc, họ hẹn nhau ngày 12/09/2011 sẽ tiếp tục tới UBND thành phố để đòi lại đất cho giáo xứ, và lần tới, số người tham gia hứa hẹn sẽ còn đông hơn rất nhiều.
Trước đó, vào ngày 7/8/2011, gần 5000 giáo dân giáo hạt Cầu Rầm đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ làm nơi xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ, công viên công cộng. Với giọng điệu và âm mưu một vụ "Thái Hà" lần thứ 2 tại Vinh, liệu phía nhà cầm quyền Nghệ An muốn diễn lại vở kịch này thêm một lần nữa?
Bài giảng của Đức TGM Leopoldo Girelli tại nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên (8.9.2011)
TGM Leopoldo Girelli
09:50 10/09/2011
Bài giảng của Đức TGM Leopoldo Girelli tại nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên (8.9.2011)
1. Dear Brothers and Sisters,
I am very pleased to be in this Church of Man Lang and I convey to you the fatherly greetings and affection of our Pope, Benedict XVI.
Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui mừng hiện diện tại nhà thờ Mằng Lăng này và tôi chuyển tới anh chị em lời chào thăm thân tình, yêu mến của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI của chúng ta.
Today, September 8th, we are celebrating the feast of the Birth of Mary. This feast provides us with an occasion for praise and thanksgiving in honour of the personal sanctity and vocation of the Blessed Virgin Mary as the Mother of the Lord Jesus.
Hôm nay, ngày 8 tháng 9, chúng ta cử hành lễ Sinh nhật của Mẹ Ma-ri-a. Lễ này cho chúng ta cơ hội để ca tụng, cảm tạ va tôn vinh sự thánh thiện và ơn gọi của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là Mẹ của Chúa Giê-su.
The vocation of Mary as the Mother of God, incarnated through Jesus, is based on a number of passages from the Sacred Scriptures.
Ơn gọi của Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, biểu hiện qua Chúa Giê-su, được đặt nền tảng trên một số đoạn Kinh Thánh.
In the Book of Isaiah, we find the prophecy concerning the Blessed Virgin Mary "'Look, the virgin shall conceive and bear a son, and they shall name him Emmanuel' which means, 'God is with us.'" [Is. 7:14; Mt. 1:23]
Trong sách I-sa-ia, chúng ta tìm thấy lời tiên báo liên quan đến Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và người ta sẽ gọi ngài là Emmanuel”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is. 7,14; Mt 1,23).
And in the Gospels, we have Mary’s cousin Elizabeth, proclaiming at the visitation "And why has this happened to me, that the mother of my Lord comes to me?"
Và trong Tin Mừng, người chị họ Elizabeth của Mẹ Ma-ri-a tuyên bố trong cuộc thăm viếng rằng “Làm sao tôi được diễm phúc này là được Mẹ của Chúa đến viếng thăm tôi?”.
So the title of Mary as the "Mother of God" has been recognized since the beginning of the Church. Also, the Council of Ephesus proclaimed Mary to be Theotokos, Mother of God, in the true sense of the word.
Vì thế, tước hiệu Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa đã được nhin nhận từ lúc khởi đầu của Giáo Hội. Cũng vậy, Công đồng Ê-phê-sô đã tuyên xưng Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, đúng theo ý nghĩa thật của từ ngữ.
In today’s feast, we celebrate the Blessed Virgin Mary as predestined by God to be the Mother of Jesus, God incarnated.
Trong lễ kính hôm nay, chúng ta cử hành việc Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được Thiên Chúa tiền định làm Mẹ Chúa Giê-su, Thiên Chúa nhập thể.
The Blessed Virgin Mary was a virgin when she gave birth to the Lord Jesus. Her virginity spoke for itself. Created as a new creation, the Second Eve, Mary was immaculate in nature from the moment of her conception. Mary was created holy, gave birth to the Son of God in holiness, lived a holy life in the Presence of the Lord God and was taken to Heaven in the fullness of her holiness. Truly, she shall be blessed by every generation.
Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là đồng trinh khi sinh hạ Chúa Giê-su. Chính sự trinh tiết của Đức Mẹ đã tự phát biểu.. Được tạo dựng như một tạo vật mới, là E-và thứ hai, Đức Mẹ Ma-ri-a là vô nhiễm nguyên tội ngay từ giây phút được thụ thai. Mẹ Ma-ri-a được tạo dựng thánh thiện, đã cưu mang Con Chúa trong thánh thiện, đã sống đời thánh thiện trước Nhan thánh Chúa và được đưa về Trời trong thánh thiện sung mãn. Quả thật, Mẹ sẽ được chúc phúc qua mọi thế hệ.
2. My Brothers and Sisters, I learned that the Diocese of Quy Nhon had about 63.000 baptized faithful and the attendance to Sunday Masses is very high.
2. Anh chị em rất thân mến, tôi biết rằng Giáo phận Qui Nhơn có khoảng 63.000 tín hữu và sự tham dự thánh lễ Chúa nhật là rất cao.
Besides, there are 47 parishes, 84 diocesan and religious priests; 194 religious sisters, 37 seminarians and 95 pre-seminarians, 980 catechists.
Ngoài ra, có 47 giáo xứ, 84 linh mục triều và dòng; 194 nữ tu, 37 chủng sinh và 95 chùng sinh dự bị, 980 giáo lý viên.
We praise and thank God for the most recent accomplishments in this Diocese, and we trust and pray that this Catholic community will increase.
Chúng ta ca tụng và cảm tạ Chúa về những thành quả hiện tại trong Giáo phận này, và chúng ta tin tưởng cầu xin cho cộng đoàn Công giáo được gia tăng.
In fact, there are some challenges, namely,
- a need of for an in-depth catechesis of the catholic doctrine;
- the lack of resources to rebuild, not only churches, but especially communities,
- furthermore, poverty is still affecting a large part of the population.
Thật ra, có một số thách đố, cụ thể là
- nhu cầu cho sách giáo lý vấn đáp toàn bộ của học thuyết công giáo;
- Thiếu nguồn vốn để tái thiết, không chỉ các nhà thờ, nhưng đặc biệt là các cộng đoàn;
- Hơn nữa, sự nghèo đói vẫn còn ảnh hưởng phần lớn dân số.
But our hope is greater than these challenges and I am confident that this Diocese in the coming years will flourish so that in 2018 you can celebrate with joy and gratitude the 400th anniversary of the first coming of the Gospel in this region.
Nhưng niềm hy vọng của chúng ta thì lớn hơn những thách đố này và tôi tin tưởng rằng Giáo phận sẽ phát triển hơn trong những năm tới để đến năm 2018 anh chị em sẽ cử hành trong vui mừng và tạ ơn dịp kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến trong lãnh địa này.
Therefore, I encourage every effort to implement a diocesan pastoral plan which point to strengthen the spirit of communion and the teaching of catechism.
Vì vậy, tôi khuyến khích mọi nổ lực để thực hiện chương trình mục vụ giáo phận, nhắm đến tăng cường tinh thần hiệp thông và việc giảng dạy giáo lý.
3. Dear Brothers and Sisters, in the feast of the birthday of the Blessed Virgin Mary let me echo the words of the Holy Father Benedict XVI who says: “The title of ‘Mother of God’ which the Liturgy highlights today, stresses the unique mission of the Blessed Virgin in the history of salvation: a mission that is at the root of the worship and devotion which the Christian people reserve for her.
3. Anh chị em thân mến, trong lễ kính Sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, cho tôi nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI: “Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa mà Phụng vụ nêu bật hôm nay, nhấn mạnh sứ mệnh duy nhất của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc trong lịch sử cứu độ: một sứ mệnh là căn nguyên của việc tôn kinh và lòng sùng mộ mà ki-tô hữu dành riêng cho Đức Mẹ.
Indeed, Mary did not receive God’s gift for herself alone, but in order to bring him into the world: in her fruitful virginity, God gave men and women the gifts of eternal salvation. And Mary continually offers her mediation to the People of God, on pilgrimage through history towards eternity, just as she once offered it to the shepherds of Bethlehem .
Thật vậy, Mẹ Ma-ri-a đã không nhận quà tặng của Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng để mang Thiên Chúa vào trong thế giới: trong sự trinh khiết của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã ban cho con người quà tặng của ơn cứu độ muôn đời. Và Mẹ Ma-ri-a liên tục ban tặng phương dược cho Dân Chúa, trong cuộc hành hương qua lịch sử hướng về vĩnh cửu, như khi Mẹ đã trao tặng cho các mục tử tại Bê-lem.
She, who gave earthly life to the Son of God, continues to give human beings divine life, which is Jesus himself and his Holy Spirit. For this reason she is considered the Mother of every human being who is born to Grace (Salvation) and at the same time is invoked as Mother of the Church.” (Homily of the Solemnity of Mary, Mother of God, 1st January 2011).
Mẹ là Đấng đã ban đời sống dưới thế cho Con Chúa, tiếp tục ban cho nhân loại đời sống thần linh, chính là Chúa Giê-su và Thánh Thần của Người. Vì lý do này, Mẹ được xem là Mẹ của mỗi một người, được sinh ra cho Ân sủng và cùng lúc được khẩn cầu là Mẹ Hội Thánh” (Bài giảng lễ trọng Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, 01-01-2011.
May the Blessed Virgin protect and assist the Diocese of Quy Nhon. Amen
Nguyện xin Đức Trinh Nữ Diễm Phúc che chở và phù trợ Giáo phận Qui Nhơn. Amen
1. Dear Brothers and Sisters,
I am very pleased to be in this Church of Man Lang and I convey to you the fatherly greetings and affection of our Pope, Benedict XVI.
Anh chị em thân mến,
Tôi rất vui mừng hiện diện tại nhà thờ Mằng Lăng này và tôi chuyển tới anh chị em lời chào thăm thân tình, yêu mến của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI của chúng ta.
Hôm nay, ngày 8 tháng 9, chúng ta cử hành lễ Sinh nhật của Mẹ Ma-ri-a. Lễ này cho chúng ta cơ hội để ca tụng, cảm tạ va tôn vinh sự thánh thiện và ơn gọi của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là Mẹ của Chúa Giê-su.
The vocation of Mary as the Mother of God, incarnated through Jesus, is based on a number of passages from the Sacred Scriptures.
Ơn gọi của Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, biểu hiện qua Chúa Giê-su, được đặt nền tảng trên một số đoạn Kinh Thánh.
In the Book of Isaiah, we find the prophecy concerning the Blessed Virgin Mary "'Look, the virgin shall conceive and bear a son, and they shall name him Emmanuel' which means, 'God is with us.'" [Is. 7:14; Mt. 1:23]
Trong sách I-sa-ia, chúng ta tìm thấy lời tiên báo liên quan đến Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và người ta sẽ gọi ngài là Emmanuel”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is. 7,14; Mt 1,23).
And in the Gospels, we have Mary’s cousin Elizabeth, proclaiming at the visitation "And why has this happened to me, that the mother of my Lord comes to me?"
Và trong Tin Mừng, người chị họ Elizabeth của Mẹ Ma-ri-a tuyên bố trong cuộc thăm viếng rằng “Làm sao tôi được diễm phúc này là được Mẹ của Chúa đến viếng thăm tôi?”.
So the title of Mary as the "Mother of God" has been recognized since the beginning of the Church. Also, the Council of Ephesus proclaimed Mary to be Theotokos, Mother of God, in the true sense of the word.
Vì thế, tước hiệu Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Thiên Chúa đã được nhin nhận từ lúc khởi đầu của Giáo Hội. Cũng vậy, Công đồng Ê-phê-sô đã tuyên xưng Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, đúng theo ý nghĩa thật của từ ngữ.
In today’s feast, we celebrate the Blessed Virgin Mary as predestined by God to be the Mother of Jesus, God incarnated.
Trong lễ kính hôm nay, chúng ta cử hành việc Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được Thiên Chúa tiền định làm Mẹ Chúa Giê-su, Thiên Chúa nhập thể.
The Blessed Virgin Mary was a virgin when she gave birth to the Lord Jesus. Her virginity spoke for itself. Created as a new creation, the Second Eve, Mary was immaculate in nature from the moment of her conception. Mary was created holy, gave birth to the Son of God in holiness, lived a holy life in the Presence of the Lord God and was taken to Heaven in the fullness of her holiness. Truly, she shall be blessed by every generation.
Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là đồng trinh khi sinh hạ Chúa Giê-su. Chính sự trinh tiết của Đức Mẹ đã tự phát biểu.. Được tạo dựng như một tạo vật mới, là E-và thứ hai, Đức Mẹ Ma-ri-a là vô nhiễm nguyên tội ngay từ giây phút được thụ thai. Mẹ Ma-ri-a được tạo dựng thánh thiện, đã cưu mang Con Chúa trong thánh thiện, đã sống đời thánh thiện trước Nhan thánh Chúa và được đưa về Trời trong thánh thiện sung mãn. Quả thật, Mẹ sẽ được chúc phúc qua mọi thế hệ.
2. My Brothers and Sisters, I learned that the Diocese of Quy Nhon had about 63.000 baptized faithful and the attendance to Sunday Masses is very high.
2. Anh chị em rất thân mến, tôi biết rằng Giáo phận Qui Nhơn có khoảng 63.000 tín hữu và sự tham dự thánh lễ Chúa nhật là rất cao.
Besides, there are 47 parishes, 84 diocesan and religious priests; 194 religious sisters, 37 seminarians and 95 pre-seminarians, 980 catechists.
Ngoài ra, có 47 giáo xứ, 84 linh mục triều và dòng; 194 nữ tu, 37 chủng sinh và 95 chùng sinh dự bị, 980 giáo lý viên.
We praise and thank God for the most recent accomplishments in this Diocese, and we trust and pray that this Catholic community will increase.
Chúng ta ca tụng và cảm tạ Chúa về những thành quả hiện tại trong Giáo phận này, và chúng ta tin tưởng cầu xin cho cộng đoàn Công giáo được gia tăng.
In fact, there are some challenges, namely,
- a need of for an in-depth catechesis of the catholic doctrine;
- the lack of resources to rebuild, not only churches, but especially communities,
- furthermore, poverty is still affecting a large part of the population.
Thật ra, có một số thách đố, cụ thể là
- nhu cầu cho sách giáo lý vấn đáp toàn bộ của học thuyết công giáo;
- Thiếu nguồn vốn để tái thiết, không chỉ các nhà thờ, nhưng đặc biệt là các cộng đoàn;
- Hơn nữa, sự nghèo đói vẫn còn ảnh hưởng phần lớn dân số.
But our hope is greater than these challenges and I am confident that this Diocese in the coming years will flourish so that in 2018 you can celebrate with joy and gratitude the 400th anniversary of the first coming of the Gospel in this region.
Nhưng niềm hy vọng của chúng ta thì lớn hơn những thách đố này và tôi tin tưởng rằng Giáo phận sẽ phát triển hơn trong những năm tới để đến năm 2018 anh chị em sẽ cử hành trong vui mừng và tạ ơn dịp kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến trong lãnh địa này.
Therefore, I encourage every effort to implement a diocesan pastoral plan which point to strengthen the spirit of communion and the teaching of catechism.
Vì vậy, tôi khuyến khích mọi nổ lực để thực hiện chương trình mục vụ giáo phận, nhắm đến tăng cường tinh thần hiệp thông và việc giảng dạy giáo lý.
3. Dear Brothers and Sisters, in the feast of the birthday of the Blessed Virgin Mary let me echo the words of the Holy Father Benedict XVI who says: “The title of ‘Mother of God’ which the Liturgy highlights today, stresses the unique mission of the Blessed Virgin in the history of salvation: a mission that is at the root of the worship and devotion which the Christian people reserve for her.
3. Anh chị em thân mến, trong lễ kính Sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, cho tôi nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI: “Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa mà Phụng vụ nêu bật hôm nay, nhấn mạnh sứ mệnh duy nhất của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc trong lịch sử cứu độ: một sứ mệnh là căn nguyên của việc tôn kinh và lòng sùng mộ mà ki-tô hữu dành riêng cho Đức Mẹ.
Indeed, Mary did not receive God’s gift for herself alone, but in order to bring him into the world: in her fruitful virginity, God gave men and women the gifts of eternal salvation. And Mary continually offers her mediation to the People of God, on pilgrimage through history towards eternity, just as she once offered it to the shepherds of Bethlehem .
Thật vậy, Mẹ Ma-ri-a đã không nhận quà tặng của Thiên Chúa cho riêng mình, nhưng để mang Thiên Chúa vào trong thế giới: trong sự trinh khiết của Đức Mẹ, Thiên Chúa đã ban cho con người quà tặng của ơn cứu độ muôn đời. Và Mẹ Ma-ri-a liên tục ban tặng phương dược cho Dân Chúa, trong cuộc hành hương qua lịch sử hướng về vĩnh cửu, như khi Mẹ đã trao tặng cho các mục tử tại Bê-lem.
She, who gave earthly life to the Son of God, continues to give human beings divine life, which is Jesus himself and his Holy Spirit. For this reason she is considered the Mother of every human being who is born to Grace (Salvation) and at the same time is invoked as Mother of the Church.” (Homily of the Solemnity of Mary, Mother of God, 1st January 2011).
Mẹ là Đấng đã ban đời sống dưới thế cho Con Chúa, tiếp tục ban cho nhân loại đời sống thần linh, chính là Chúa Giê-su và Thánh Thần của Người. Vì lý do này, Mẹ được xem là Mẹ của mỗi một người, được sinh ra cho Ân sủng và cùng lúc được khẩn cầu là Mẹ Hội Thánh” (Bài giảng lễ trọng Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, 01-01-2011.
May the Blessed Virgin protect and assist the Diocese of Quy Nhon. Amen
Nguyện xin Đức Trinh Nữ Diễm Phúc che chở và phù trợ Giáo phận Qui Nhơn. Amen
Diễn văn chào mừng TGM Leopoldo Girelli tai Qui Nhơn
+ GM Nguyễn Soạn
10:39 10/09/2011
Diễn văn chào mừng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Chính tòa giáo phận Qui Nhơn (7.9.2011)
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,
Your Excellency, Archbishop Leopoldo Girelli,
The Representative of The Holy Father Benedict XVI
Với tư cách là Giám Mục giáo phận Qui Nhơn, con xin đại diện cho toàn thể linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân thuộc giáo phận, xin chào mừng Đức Tổng.
Xem hình ảnh
As the Bishop of the Qui Nhon Diocese and on behalf of all priests, religious, seminarians and believers in the Qui Nhon Diocese, I warmly welcome you.
Đức tổng hiện diện nơi đây với tư cách là đại diện của Đức Thánh Cha thân yêu. Điều nầy biểu lộ rõ rệt lòng ưu ái và truyền thống của Mẹ Giáo Hội đối với những người con tại miền đất truyền giáo xa xôi nầy.
Your are present here as the representative of the loving Holy Father clearly expresses the warm concern and tradition of the Mother Church for her children in this remote missionary land.
Hơn nữa, Đức tổng đến đây còn với tư cách cá nhân cùng tấm lòng yêu thương chúng con. Chúng con biết Đức Tổng không những là Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam mà còn đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng khác tại vùng Đông Nam Á. Công việc thật bề bộn, nhưng Đức Tổng đã ưu ái dành thời gian thăm viếng mục vụ 26 giáo phận cả nước Việt Nam.
Furthermore, your coming here has shown your personal loving care to us. We know that you are not only the non-resident Pontifical representative in Vietnam, but you also have different important roles in South-East Asia. Busy with your many tasks, but you lovingly take time for your pastoral visit to 26 dioceses in all Vietnam.
Do đó, chúng con không còn thấy sự xa cách hay ngăn trở vì sự “không thường trú”, mà cảm nhận sự hiện diện gần gũi “thường trú” của Đức Tổng bên cạnh. Và cho dù hoàn cảnh hiện nay không cho phép Đức Tổng hiện diện thường xuyên trên đất nước nầy đi nữa, nhưng chúng con tin rằng con tim Đức Tổng vẫn “thường trú” tại Việt Nam với chúng con.
So we do not feel a distance or any obstacle due to your “non-residence”, but experience your “permanent” nearness with us. And even though the present situation does not allow you to be permanently present in this country, we trust that your heart is always very close to us in Vietnam.
Chúng con thật cảm động và tri ân trước nghĩa cử nầy. Nhân đây, qua Đức Tổng, chúng con cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tâm tình con thảo của chúng con đối với Đức Thánh Cha thân yêu.
We are deeply touched and grateful by your kindness. Through you, we wish to express our sincere gratitude and our filial love to the Holy Father.
Cuộc gặp gỡ hôm nay là cơ hội thuận tiện để chúng con có thể biểu lộ tâm tình hiệp thông trong Giáo Hội và với Đức Thánh Cha như một đặc tính quý mến của các tín hữu Việt Nam.
The today meeting is a suitable opportunity for us to express the communion with the Church and to the Holy Father as loving traditional character of the Vietnamese Catholic people.
Đức Tổng hiện diện nơi đây cũng chính là mong muốn củng cố vững chắc sự hiệp thông và sự hiệp nhất trọn vẹn cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là đối với giáo phận chúng con. Chúng con hy vọng và cùng cầu nguyện để sứ vụ của Đức Tổng mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho đồng bào và đặc biệt cho các tín hữu Việt Nam.
Your presence here also wants to firmly consolidate the communion and complete unity of the Church in Vietnam, especially of our diocese. We hope and pray that your ministry be fruitful to the people and especially to the Vietnamese faithful.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ dồi dào ân phúc trên Đức Tổng.
May God bless you and grant you abundant blessings.
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli
Đại diện Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI,
Your Excellency, Archbishop Leopoldo Girelli,
The Representative of The Holy Father Benedict XVI
Xem hình ảnh
As the Bishop of the Qui Nhon Diocese and on behalf of all priests, religious, seminarians and believers in the Qui Nhon Diocese, I warmly welcome you.
Đức tổng hiện diện nơi đây với tư cách là đại diện của Đức Thánh Cha thân yêu. Điều nầy biểu lộ rõ rệt lòng ưu ái và truyền thống của Mẹ Giáo Hội đối với những người con tại miền đất truyền giáo xa xôi nầy.
Your are present here as the representative of the loving Holy Father clearly expresses the warm concern and tradition of the Mother Church for her children in this remote missionary land.
Hơn nữa, Đức tổng đến đây còn với tư cách cá nhân cùng tấm lòng yêu thương chúng con. Chúng con biết Đức Tổng không những là Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam mà còn đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng khác tại vùng Đông Nam Á. Công việc thật bề bộn, nhưng Đức Tổng đã ưu ái dành thời gian thăm viếng mục vụ 26 giáo phận cả nước Việt Nam.
Furthermore, your coming here has shown your personal loving care to us. We know that you are not only the non-resident Pontifical representative in Vietnam, but you also have different important roles in South-East Asia. Busy with your many tasks, but you lovingly take time for your pastoral visit to 26 dioceses in all Vietnam.
Do đó, chúng con không còn thấy sự xa cách hay ngăn trở vì sự “không thường trú”, mà cảm nhận sự hiện diện gần gũi “thường trú” của Đức Tổng bên cạnh. Và cho dù hoàn cảnh hiện nay không cho phép Đức Tổng hiện diện thường xuyên trên đất nước nầy đi nữa, nhưng chúng con tin rằng con tim Đức Tổng vẫn “thường trú” tại Việt Nam với chúng con.
So we do not feel a distance or any obstacle due to your “non-residence”, but experience your “permanent” nearness with us. And even though the present situation does not allow you to be permanently present in this country, we trust that your heart is always very close to us in Vietnam.
Chúng con thật cảm động và tri ân trước nghĩa cử nầy. Nhân đây, qua Đức Tổng, chúng con cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tâm tình con thảo của chúng con đối với Đức Thánh Cha thân yêu.
We are deeply touched and grateful by your kindness. Through you, we wish to express our sincere gratitude and our filial love to the Holy Father.
Cuộc gặp gỡ hôm nay là cơ hội thuận tiện để chúng con có thể biểu lộ tâm tình hiệp thông trong Giáo Hội và với Đức Thánh Cha như một đặc tính quý mến của các tín hữu Việt Nam.
The today meeting is a suitable opportunity for us to express the communion with the Church and to the Holy Father as loving traditional character of the Vietnamese Catholic people.
Đức Tổng hiện diện nơi đây cũng chính là mong muốn củng cố vững chắc sự hiệp thông và sự hiệp nhất trọn vẹn cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là đối với giáo phận chúng con. Chúng con hy vọng và cùng cầu nguyện để sứ vụ của Đức Tổng mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho đồng bào và đặc biệt cho các tín hữu Việt Nam.
Your presence here also wants to firmly consolidate the communion and complete unity of the Church in Vietnam, especially of our diocese. We hope and pray that your ministry be fruitful to the people and especially to the Vietnamese faithful.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ dồi dào ân phúc trên Đức Tổng.
May God bless you and grant you abundant blessings.
Thiếu nhi xứ Lãng Vân, Phát Diệm xưng tội và rước lễ lần đầu
CTV Xứ Lãng vân
10:16 10/09/2011
Thiếu nhi xứ Lãng Vân xưng tội và rước lễ lần đầu
Trải dài trong thời gian hai năm, với sự nỗ lực, cố gắng từ mọi người, mọi phía, các em ngành Thiếu nhi-xứ đoàn MARIA GORETTI-thuộc giáo xứ Lãng Vân đã được xưng tội lần đầu cách đây ít ngày, và ngày hôm nay, 04 tháng 09 năm 2011, tất cả gồm 106 em thiếu nhi, lần đầu tiên đang nô nức chuẩn bị rước Mình và Máu Thánh Chúa, nhằm vào chiều Chúa nhật XXIII TN A.
Xem hình
Niềm vui vì được rước Chúa vào lòng, không những chỉ thể hiện trên những khuôn mặt trẻ thơ của các em mà còn tràn lan đến mọi người, bởi lẽ, trong những ngày các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích Giải tội và đặc biệt hôm nay-ngày các em được vinh dự rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng đều thấy bóng dáng của các bậc phụ huynh quan tâm đến con cháu mình.
Ngồi xung quanh đội hình xem các em nghiêm tập nghi thức, các phụ huynh nở nụ cười mãn nguyện vì thấy con mình ngày hôm nay như được thay da đổi thịt, các em nhanh nhẹn hơn, nghiêm chỉnh hơn, khí thế hơn, ngoan hiền hơn, đạo đức hơn, đẹp hơn trong trang phục của ngành mình-ngành Thiếu nhi.
4g45 chiều, đoàn rước gồm: cờ Hội thánh, thánh giá nến cao, 106 em rước lễ lần đầu hôm nay, các giáo lý viên, ban lễ sinh và cha chủ tế khởi hành từ nhà xứ trong bầu khí trang nghiêm, tiến về nhà thờ trong giai điệu của bài “Hãy đến tung hô Chúa”.
Bài giảng trong thánh lễ hôm nay gồm hai phần: sau phần giảng Lời Chúa của ngày Chúa nhật XXIII TN A là phần cha xứ nhắn nhủ các em hôm nay được rước Chúa lần đầu về những việc cần làm trước khi rước Chúa, khi lên, xuống rước Chúa và sau khi rước Chúa.
Thật cảm động, cha xứ đã dành thời gian giúp các em cầu nguyện và dọn mình trước và sau khi rước Chúa. Cùng với các em, cha đọc trước, con đọc sau, một hình ảnh thân thương, thể hiện sự quan tâm dìu dắt các con chiên non tập đường sống đạo.
“Con vui sướng biết bao vì giờ đây Chúa ngự vào lòng, con hát câu cảm tạ, cảm tạ tình Chúa bao la. Con dâng khúc hoan ca, ngợi khen Chúa bao nhân lành, đã nêm Lương thần, nuôi đoàn con chốn dương gian…” đó là một trong những tâm sự của các em qua ca khúc “Chúa Giêsu ơi”, sau những giây phút thờ lạy, cảm tạ và cầu xin.
Sau Thánh lễ với những tấm hình ghi dấu nhớ của ngày đặc biệt này, các em cùng nhau chia sẻ bữa cơm gia đình tại khuôn viên nhà xứ trong tiếng cười nói hân hoan.
CTV Xứ Lãng vân
Trải dài trong thời gian hai năm, với sự nỗ lực, cố gắng từ mọi người, mọi phía, các em ngành Thiếu nhi-xứ đoàn MARIA GORETTI-thuộc giáo xứ Lãng Vân đã được xưng tội lần đầu cách đây ít ngày, và ngày hôm nay, 04 tháng 09 năm 2011, tất cả gồm 106 em thiếu nhi, lần đầu tiên đang nô nức chuẩn bị rước Mình và Máu Thánh Chúa, nhằm vào chiều Chúa nhật XXIII TN A.
Xem hình
Niềm vui vì được rước Chúa vào lòng, không những chỉ thể hiện trên những khuôn mặt trẻ thơ của các em mà còn tràn lan đến mọi người, bởi lẽ, trong những ngày các em chuẩn bị lãnh nhận bí tích Giải tội và đặc biệt hôm nay-ngày các em được vinh dự rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng đều thấy bóng dáng của các bậc phụ huynh quan tâm đến con cháu mình.
Ngồi xung quanh đội hình xem các em nghiêm tập nghi thức, các phụ huynh nở nụ cười mãn nguyện vì thấy con mình ngày hôm nay như được thay da đổi thịt, các em nhanh nhẹn hơn, nghiêm chỉnh hơn, khí thế hơn, ngoan hiền hơn, đạo đức hơn, đẹp hơn trong trang phục của ngành mình-ngành Thiếu nhi.
4g45 chiều, đoàn rước gồm: cờ Hội thánh, thánh giá nến cao, 106 em rước lễ lần đầu hôm nay, các giáo lý viên, ban lễ sinh và cha chủ tế khởi hành từ nhà xứ trong bầu khí trang nghiêm, tiến về nhà thờ trong giai điệu của bài “Hãy đến tung hô Chúa”.
Bài giảng trong thánh lễ hôm nay gồm hai phần: sau phần giảng Lời Chúa của ngày Chúa nhật XXIII TN A là phần cha xứ nhắn nhủ các em hôm nay được rước Chúa lần đầu về những việc cần làm trước khi rước Chúa, khi lên, xuống rước Chúa và sau khi rước Chúa.
Thật cảm động, cha xứ đã dành thời gian giúp các em cầu nguyện và dọn mình trước và sau khi rước Chúa. Cùng với các em, cha đọc trước, con đọc sau, một hình ảnh thân thương, thể hiện sự quan tâm dìu dắt các con chiên non tập đường sống đạo.
“Con vui sướng biết bao vì giờ đây Chúa ngự vào lòng, con hát câu cảm tạ, cảm tạ tình Chúa bao la. Con dâng khúc hoan ca, ngợi khen Chúa bao nhân lành, đã nêm Lương thần, nuôi đoàn con chốn dương gian…” đó là một trong những tâm sự của các em qua ca khúc “Chúa Giêsu ơi”, sau những giây phút thờ lạy, cảm tạ và cầu xin.
Sau Thánh lễ với những tấm hình ghi dấu nhớ của ngày đặc biệt này, các em cùng nhau chia sẻ bữa cơm gia đình tại khuôn viên nhà xứ trong tiếng cười nói hân hoan.
CTV Xứ Lãng vân
Thường Huấn Linh Mục Giáo Phận Hưng Hóa Kỳ II
BTT Hưng Hóa
11:40 10/09/2011
HƯNG HÓA - Từ ngày 05-10/09/2011, tại Trung tâm mục vụ Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, các linh mục dòng và triều thuộc Giáo phận Hưng Hóa tham dự tuần thường huấn kỳ II trong năm. Quí cha đã có mặt đầy đủ, ngoại trừ 3 linh mục không thể về được vì lí do sức khoẻ. 7 thầy mãn khóa Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội cũng được mời tham dự.
Theo thông lệ, Giáo phận Hưng Hóa có hai tuần thường huấn cho linh mục đoàn trong năm. Đợt I vào dịp tháng 5, đợt II vào dịp tháng 9. Nhân dịp này, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, mời cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết, linh mục người Việt Nam, định cư tại Pháp. Cha là trưởng ban biên soạn cuốn Từ Vựng Công Giáo Việt Nam.
Đúng 14g00 thứ hai ngày 05/9, Đức cha Gioan Maria đã khai mạc tuần thường huấn. Ngài nói lên tầm quan trọng của việc thường huấn đối với hàng giáo sĩ. Hơn nữa, ngài muốn đặt tuần thường huấn dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần và bầu chữa của Đức trinh nữ Maria. Vì thế, Đức cha đưa ra ý cầu nguyện trong suốt tuần thường huấn:
Thứ hai: Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần,
Thứ ba: Cầu nguyện cho các linh mục hiệp nhất,
Thứ tư: Xin ơn nhiệt tâm truyền giáo theo thánh Phaolô Tông đồ,
Thứ năm: Hướng về Đức Maria, nữ vương các thánh Tông đồ,
Thứ sáu: Cầu cho có nhiều Kitô hữu dấn thân hoạt động cho công cuộc truyền giáo.
Thứ bảy: Cầu cho các miền truyền giáo, đặc biệt các dân tộc ít người.
Chủ đề mà cha Phêrô thuyết trình cùng linh mục đoàn Hưng Hóa là Đức Giêsu Hiện Thực. Muốn hiểu thật thấu đáo về Đức Giêsu Hiện Thực cha đã lần lượt triển khai về ba vấn đề lớn như sau:
1. Đức Giêsu lịch sử
2. Đức Giêsu trong đức tin
3. Đức Giêsu sống động trong cộng đoàn Giáo Hội
Với kinh nghiệm của một linh mục đã từng hướng dẫn tới 60 đoàn hành hương tới Đất Thánh, cha đã làm cho linh mục đoàn Hưng Hóa đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Cha đã dẫn các linh mục thăm Đất Thánh bằng hình ảnh tỉ mỉ đến lạ thường. Nào đâu là mộ của Đavít ? Đâu là đồi Sion? Đâu là nơi Chúa sinh ra? Đâu là nơi Chúa chịu chết? …
Có linh mục trẻ hỏi đâu là lí mà cha Phêrô lại say mê việc hướng dẫn các đoàn hành hương tới Đất Thánh như vậy? Cha nói vì yêu mến Chúa Giêsu qua việc tìm hiểu lịch sử và bối cảnh Chúa ra đời, sống và làm việc, nhất là qua mỗi lần dẫn đoàn hành hương thấy họ hoán cải và nên người tốt hơn khi cuộc hành hương chấm dứt. Vì thế, cha còn lập ra được những hội hậu hành hương để chia sẻ những hồng ân lãnh nhận được từ ngày tới thăm Đất Thánh.
Mỗi ngày cha Phêrô lên lớp 5 tiết: sáng 3 và chiều 2. Thế mà trên khuôn mặt cha luôn luôn nở nụ cười mãn nguyện. Bởi cha yêu ghề và yêu Giáo Hội. Cha muốn giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam bằng cách giúp các linh mục có cái nhìn rõ hơn và sâu hơn về Đức Giêsu.
Không hiểu từ bao giờ và từ lúc nào mà cha Phêrô đã thu thập được nhiều hình ảnh về từng nơi, từng chỗ và từng chi tiết của Đất Thánh đến như vậy. Ngài không chuyên môn về môn Kinh Thánh mà chỉ là người được đào tạo để hướng dẫn các đoàn hành hương tới Đất Thánh. Các linh mục đều cảm nhận được sự nhiệt tình của cha Phêrô. Đó chính là bài giảng của mọi bài giảng. Đúng như câu nói của Đức Phaolô VI: “Ngày nay người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy”.
Song song với những giờ nghe giảng trên hội trường, các linh mục cùng nhau đọc kinh, dâng lễ và cầu nguyện chung với nhau. Bầu khí quả là thân thiện và tuyệt diệu. Đặc biệt, trong tuần thường huấn, ngày thứ năm Đức cha và linh mục đoàn đi dâng lễ Bổn Mạng giáo họ Bãi Dòng, giáo xứ Hà Thạch. Ngày thứ bảy Đức cha và các linh mục dâng lễ kính Đức Mẹ và làm phép hang đá tại nhà thờ Hà Thạch, giáo xứ Hà Thạch.
Tuần thường huấn đã kết thúc sau ăn sáng tại giáo xứ Hà Thạch. Mỗi cha về nhiệm sở của mình để tiếp tục công việc mục vụ cho ngày Chúa nhật thường niên 24, không phải làm cho xong việc bổn phận mà là với tinh thần của con cái Chúa Kitô Hiện Thực. Yêu người khác như Chúa yêu.
Đúng 14g00 thứ hai ngày 05/9, Đức cha Gioan Maria đã khai mạc tuần thường huấn. Ngài nói lên tầm quan trọng của việc thường huấn đối với hàng giáo sĩ. Hơn nữa, ngài muốn đặt tuần thường huấn dưới sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần và bầu chữa của Đức trinh nữ Maria. Vì thế, Đức cha đưa ra ý cầu nguyện trong suốt tuần thường huấn:
Thứ hai: Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần,
Thứ ba: Cầu nguyện cho các linh mục hiệp nhất,
Thứ tư: Xin ơn nhiệt tâm truyền giáo theo thánh Phaolô Tông đồ,
Thứ năm: Hướng về Đức Maria, nữ vương các thánh Tông đồ,
Thứ sáu: Cầu cho có nhiều Kitô hữu dấn thân hoạt động cho công cuộc truyền giáo.
Thứ bảy: Cầu cho các miền truyền giáo, đặc biệt các dân tộc ít người.
Chủ đề mà cha Phêrô thuyết trình cùng linh mục đoàn Hưng Hóa là Đức Giêsu Hiện Thực. Muốn hiểu thật thấu đáo về Đức Giêsu Hiện Thực cha đã lần lượt triển khai về ba vấn đề lớn như sau:
1. Đức Giêsu lịch sử
2. Đức Giêsu trong đức tin
3. Đức Giêsu sống động trong cộng đoàn Giáo Hội
Với kinh nghiệm của một linh mục đã từng hướng dẫn tới 60 đoàn hành hương tới Đất Thánh, cha đã làm cho linh mục đoàn Hưng Hóa đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Cha đã dẫn các linh mục thăm Đất Thánh bằng hình ảnh tỉ mỉ đến lạ thường. Nào đâu là mộ của Đavít ? Đâu là đồi Sion? Đâu là nơi Chúa sinh ra? Đâu là nơi Chúa chịu chết? …
Có linh mục trẻ hỏi đâu là lí mà cha Phêrô lại say mê việc hướng dẫn các đoàn hành hương tới Đất Thánh như vậy? Cha nói vì yêu mến Chúa Giêsu qua việc tìm hiểu lịch sử và bối cảnh Chúa ra đời, sống và làm việc, nhất là qua mỗi lần dẫn đoàn hành hương thấy họ hoán cải và nên người tốt hơn khi cuộc hành hương chấm dứt. Vì thế, cha còn lập ra được những hội hậu hành hương để chia sẻ những hồng ân lãnh nhận được từ ngày tới thăm Đất Thánh.
Mỗi ngày cha Phêrô lên lớp 5 tiết: sáng 3 và chiều 2. Thế mà trên khuôn mặt cha luôn luôn nở nụ cười mãn nguyện. Bởi cha yêu ghề và yêu Giáo Hội. Cha muốn giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam bằng cách giúp các linh mục có cái nhìn rõ hơn và sâu hơn về Đức Giêsu.
Không hiểu từ bao giờ và từ lúc nào mà cha Phêrô đã thu thập được nhiều hình ảnh về từng nơi, từng chỗ và từng chi tiết của Đất Thánh đến như vậy. Ngài không chuyên môn về môn Kinh Thánh mà chỉ là người được đào tạo để hướng dẫn các đoàn hành hương tới Đất Thánh. Các linh mục đều cảm nhận được sự nhiệt tình của cha Phêrô. Đó chính là bài giảng của mọi bài giảng. Đúng như câu nói của Đức Phaolô VI: “Ngày nay người ta cần chứng nhân hơn thầy dạy”.
Song song với những giờ nghe giảng trên hội trường, các linh mục cùng nhau đọc kinh, dâng lễ và cầu nguyện chung với nhau. Bầu khí quả là thân thiện và tuyệt diệu. Đặc biệt, trong tuần thường huấn, ngày thứ năm Đức cha và linh mục đoàn đi dâng lễ Bổn Mạng giáo họ Bãi Dòng, giáo xứ Hà Thạch. Ngày thứ bảy Đức cha và các linh mục dâng lễ kính Đức Mẹ và làm phép hang đá tại nhà thờ Hà Thạch, giáo xứ Hà Thạch.
Tuần thường huấn đã kết thúc sau ăn sáng tại giáo xứ Hà Thạch. Mỗi cha về nhiệm sở của mình để tiếp tục công việc mục vụ cho ngày Chúa nhật thường niên 24, không phải làm cho xong việc bổn phận mà là với tinh thần của con cái Chúa Kitô Hiện Thực. Yêu người khác như Chúa yêu.
Văn Hóa
Ký Sự Bên Đường Thiên Lý (4): Missouri - Texas - Louisiana
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
01:44 10/09/2011
Ký Sự Bên Đường Thiên Lý (4): Missouri - Texas - Louisiana
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
MISSOURI
Chúng tôi rời miền nam California, đi sâu vào trung tâm nước Mỹ, đến tiểu bang Missouri để dự Đại hội Thánh Mẫu được tổ chức hàng năm tại Carthage. Hành trình của chúng tôi dài khoảng 2.600km, từ tiểu bang California xuyên qua các tiểu bang Nevada, Arizola, New Mexico, Texas, Oklahoma theo đường freeway 40, đường liên tiểu bang xuyên suốt đông tây nước Mỹ. Không có khái niệm lồi lõm, càng không biết ổ gà là gì. Xe bus chạy tốc độ trung bình 90km/h. Hai bên đường cỏ được cắt ngắn mịn màng, không đám cỏ hoang. Nếu ở Âu châu bạn thấy một màu trắng của tuyết trải dài trước mắt, thì ở đây là những thảm cỏ xanh mở rộng tầm nhìn đến hút mắt. Người nông dân tuân thủ luật pháp không dám để cỏ hoang, nếu không giữ được cỏ sạch sẽ, phần đất ấy sẽ được chia cho người khác. Xe chúng tôi dừng nghỉ đêm tại một hotel bên đường, vì luật không cho phép xe chạy liên tục quá 1000km. Không ai kiểm soát nhưng người dân tự giác tuân phục. Họ giữ luật vì luật bảo vệ sự sống cho họ, họ tâm sự với chúng tôi: “Ở Mỹ có hai cái sợ trong đời, một là sợ chết, hai là sợ luật !”
Trong góc độ hẹp là nhìn vào đoàn hành hương trên xe, chúng tôi đã cảm nhận được phần nào ý thức cộng đồng của người công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Công bằng và bác ái rất rõ ràng:
- Ai đi hành hương cũng tôn trọng trật tự, ngồi đúng thứ tự đăng ký, xếp hàng lên xe xuống xe không ồn ào, chương trình giờ giấc rõ ràng, không ai sai phạm nội quy về thời giờ, giữ vệ sinh trên xe, trên đường phố. Tôn trọng người già, trẻ em, tôn trọng tự do cá nhân mỗi người. Việc thiêng liêng với Chúa không thiếu sót: đọc kinh sáng và tối, nguyện kinh Truyền Tin buổi trưa, làm giờ lòng thương xót lúc 3 giờ chiều.
- Trong khi tiêu tốn hàng ngàn đô-la cho một cuộc hành hương, họ vẫn nhớ tới người nghèo. Chính chúng tôi cũng là đối tượng được hưởng lòng bác ái của đoàn. Họ bao cho chúng tôi tiền vé, tiền ăn uống nghỉ trọ hotel, lại sẵn sàng giúp đỡ mọi sinh hoạt nhỏ nhặt nhưng tinh tế của xã hội văn minh, chia sẻ khẩu phần ăn uống tự túc đi đường. Chúng tôi rất cảm động khi thấy cha Phêrô Nguyễn Văn Tuyên, chính xứ Tam Biên, trưởng đoàn hành hương, kêu gọi mọi người thu gom từng vỏ chai nước trên xe để bán lấy tiền giúp người nghèo. Thầy Thuận, tu sĩ dòng Phanxicô khó khăn còn thu gom vỏ chai nước ở các lán hành hương và đã từng bán được hàng trăm đô-la giúp đỡ người nghèo. Cử chỉ bác ái, nếp sống tiết kiệm và thực dụng của mọi người khiến chúng tôi thật khâm phục.
Chiều 04/08/2011, chúng tôi đã tới Carthage. Carthage là thành phố ở Jasper County, Missouri. Dân số theo thống kê năm 2010 là 14.378 người. Tại đây có Đền Đức Mẹ thuộc đại học Ozarks từ năm 1941 – 1971, ngày nay đã trở thành Tỉnh Dòng Đồng Công. Hàng năm Tỉnh dòng tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu, hàng chục ngàn người từ khắp nơi tụ về. Đại Hội Thánh Mẫu Carthage Missouri năm nay là Đại Hội lần thứ 34.
Đức Cha James V. Johnston, Giám mục giáo phận Springfield chủ sự lễ khai mạc trọng thể, có sự hiện diện của Đức Cha Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ. Khoảng 200 Linh mục Việt Nam và ước khoảng 50.000 người đã hội tụ nơi đây để tham dự ngày khai mạc Đại Hội. Ngày thứ ba, ngày rước kiệu tượng Đức Mẹ được coi là cao trào của Đại Hội, có thêm Đức tổng Giám mục Gregory Aymond, tổng giáo phận New Orleans và một giám Việt Nam là Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước phó Giám mục giáo phận Phú Cường. Bốn giám mục cùng với 200 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 70.000 giáo dân đã tham dự đoàn rước. Tượng Đức Mẹ ở đây là một trong bẩy pho tượng lấy từ ngành sồi Pha-ti-ma và do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII làm phép năm 1962. Đoàn rước đi qua bốn đường phố khép lại thành hình ô bàn cờ và trở về lễ đài. Dọc đường có hệ thống loa nén treo trên các cột góc phố, Tiếng hát của liên ca đoàn trầm ấm, dìu dặt vang ca các bài hát về Mẹ, hoà hợp với đoàn hành hương vừa đi vừa lần hạt Mân côi. Vào đúng lúc bắt đầu rước thì trời mưa, mưa ào rất nhanh rồi tạnh hẳn, nhiều người khóc vì thấy khung cảnh cảm động: thiên thời – địa lợi – nhân hoà. Chính ông thị trưởng thành phố cũng bày tỏ niềm cảm phục trước tinh thần hy sinh của giáo dân, vì họ không ngại nắng mưa, chẳng quản đường xa về đây dự Đại hội với một tinh thần hiệp nhất, yêu thương rất tuyệt vời. Tượng Đức Mẹ tiến vào lễ đài trong tiếng pháo dòn giã, trong rừng cờ và tiếng vỗ tay. Cuộc rước kiệu kết thúc trong nghi thức thả bóng bay rực rỡ sắc màu giữa một khoảng không gian nhuộm thắm bóng chiều êm ả.
Thánh lễ đại trào luôn đan kết tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Trên lễ đài dâng lễ đồng tế, nhiều lúc chúng tôi cảm tưởng như đang dâng lễ tại Việt Nam. Khung cảnh những người con Việt Nam có ngày hội tụ dưới bóng Mẹ thật đầm ấm và an vui. Họ về đây để cộng hưởng sức sống đức tin, để hoà giải với Thiên Chúa và anh em, để trau dồi thêm giáo lý. Những toà giải tội luôn đề rõ ngôn ngữ: Vietnamese (tiếng Việt Nam), hoặc only English (bằng tiếng Anh) để linh mục và giáo dân tự lựa chọn.
Vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt cũng đang là một vấn đề lớn được phổ cập trong cộng đồng người Việt. Đi đâu chúng tôi cũng thấy thông báo ngày giờ đăng ký lớp học hè về Việt ngữ và giáo lý. Đây là một trong những sinh hoạt quan trọng của cộng đồng người Việt Nam để sống đức tin và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Đại hội đã bế mạc, mọi người ra về trong niềm vui và ơn phúc. Vẫn những đoàn xe nối nhau, không một tiếng còi, không một tiếng huyên náo…
TIỂU BANG TEXAS
Chúng tôi lại theo đoàn hành hương khác đi thăm tiểu bang Texas. Đây là đoàn hành hương thuộc giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam, Houston, Texas. Vẫn những tình thân thiện, nghĩa cử công bằng bác ái và những chia sẻ thẳng thắn chân thành. Anh Nguyễn Văn Triệu trưởng đoàn hành hương đặt cho chúng tôi câu hỏi: Các cha sang bên Hoa Kỳ thấy nếp sống bên này thế nào?. Chúng tôi lần lượt đưa ra những nhận xét:`
- Nhờ môi trường văn hoá xã hội, dân trí ở đây phát triển cao. Người nào cũng có xe hơi riêng và tự lái, ai cũng giao tiếp được bằng tiếng Anh. Người Việt Nam đi đâu cũng dễ hội nhập và phát triển.
- Ý thức nhân bản tốt, từ những hành vi nhỏ như get in line (xếp hàng), đi sâu vào nếp sống xã hội trở thành tôn trọng luật pháp. Việc chấp hành luật giao thông nghiêm ngặt là biểu hiện dễ thấy về ý thức trật tự xã hội: không gây lộn, gian dối. Việc giữ sạch rác mọi nơi mọi lúc, môi trường thoáng đãng, tạo tiền đề cho tính tình cởi mở thân ái dễ giúp đỡ mọi người.
- Người công giáo Việt Nam giữ đức tin tinh ròng trong Hội thánh công giáo, luôn mến yêu và vâng phục bản quyền giáo hội địa phương, vâng phục Đức giáo hoàng. Cộng đồng người Việt dễ quy tụ về bên nhau, riêng người công giáo còn có tiếng nói chung là yêu thương. Trong một thế giới văn minh vật chất dễ rơi vào hưởng thụ và ăn chơi, người công giáo tìm thấy giá trị Nước Trời để vượt lên tìm hạnh phúc thanh cao. Đó là hạnh phúc thật.
Xe chúng tôi đã tới Sherman thuộc thành phố Dallas. Đoàn hành hương bùi ngùi kể lại cho chúng tôi nghe biến cố đau thương cách đây vừa tròn 3 năm, ngày 08/08/2008, trên một chuyến xe bus chở bốn giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam, Lộ Đức, La Vang và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể đi hành hương Đại hội Thánh Mẫu Missouri, trên freeway điểm exit 58, xe bị lật nghiêng làm 17 người chết và rất nhiều người trọng thương. Giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam còn nhớ mãi hình ảnh bi thương năm linh cữu cùng lúc quàn tại nhà thờ trong thánh lễ an tang này.
Nhà thơ Xuân Ly Băng đã cảm thán trong những vần thơ:
Thưa Mẹ,
Con chưa một lần đi Mỹ,
Chỉ biết đất nước ấy qua bản đồ thế giới,
Qua hình ảnh báo chí và mạng lưới thông tin.
Nhưng lạy Mẹ, hôm nay một phần đất Mỹ
Đã đánh động trái tim con.
Sherman, ngày thứ sáu…
Con cái Mẹ đã ra đi trong một tai nạn thảm khốc đến kinh hoàng.
Họ đi đâu?
Họ đến với Mẹ Missouri.
Con biết nói gì với Chúa? Con biết thưa gì cùng Mẹ ?
Khi chiếc xe định mệnh đã nuốt chửng đoàn con.
Thân xác nát tan, hết còn là chi thể.
Bao nhiêu người chết? Bao nhiêu kẻ trọng thương?
Giập gãy và máu me lênh láng.
Họ là ai? Là con cái Mẹ.
Trong một hành trình lịch sử
Họ đang tìm về với Mẹ, Mẹ ơi !
Con hỏi Mẹ: Mẹ ở đâu?
Trong phút giờ vô cùng đau đớn của đoàn con Mẹ, Mẹ ơi !
Thoạt nghe như mang dáng dấp của lời ta thán, nhưng đặt mình trong bối cảnh đau thương, ta hiểu tác giả đã nói thay tiếng nấc nghẹn ngào của bao gia đình thưa với Mẹ, như Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha trên cây Thánh Giá: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mt 27,26).
Chúng tôi cùng đoàn hành hương đọc kinh trầm lắng, cầu cho linh hồn các nạn nhân. Những cây Thánh giá cắm vội bên đường vẫn còn đấy, đau thương và hy vọng hoà quyện. Làn giao thông như dòng chảy cuộc đời, đoàn xe vẫn tiến lên, mảnh đất đau thương lùi dần về phía sau … Xe chúng tôi dừng tại sân Nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Thật là linh thiêng vì ngày mai chúng tôi được đồng tế với cha Giuse Vũ Thành, linh mục chính xứ, vào đúng ngày giỗ mãn tang của các nạn nhân: 08/08/2008 - 2011. Hình ảnh năm linh cữu một lúc tại nhà thờ này lại hiện lên trong tâm trí chúng tôi.
Linh diệu nữa là chúng tôi được đặt chân lên mảnh đất mà những ngày này, từ 07 – 09/08/2011 Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo, nguyên Tổng Giám mục Seviglia, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng đang chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm thánh 500 năm thành lập các giáo phận đầu tiên tại châu Mỹ Latinh. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Benedictine XVI đã gửi văn thư chúc mừng châu Mỹ Latinh và khẳng định cần nhiệt tâm tiếp tục công tác rao truyền Tin Mừng bằng cách khiến cho hoa trái đức tin và việc tông đồ rạng ngời lên.
Thời gian trôi vào dĩ vãng. Những nạn nhân chôn vùi trong lòng đất. Tất cả tưởng như rơi vào quên lãng. Nhưng chính đó là những yếu tố làm nên lịch sử 500 năm thành lập của châu Mỹ Latinh. Đền Các thánh Tử đạo Việt Nam nhắc nhớ lời của Tertuliano: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo” và những nạn nhân hôm nay là hạt lúa mì rơi xuống đất, có chết đi mới trổ sinh hoa trái.
Lịch sử còn ghi nhận sự kiện: Trong khi tìm kiếm các khu vực dân cư của các bộ lạc da đỏ Mỹ, năm 1519, các người Châu Âu thám hiểm đầu tiên đã đến Texas. Giai đoạn 1519-1848, sáu quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Mexico, Cộng hòa Texas, Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền tất cả hoặc một phần của tiểu bang Texas. Năm 1834, đã có hơn 30.000 người Anh sống ở Texas. Texas đã tham gia Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1845, trở thành tiểu bang thứ 28. Nền kinh tế của Texas tiếp tục phát triển nhanh chóng, từ năm 1994 trở thành tiểu bang lớn thứ hai về dân số, với một nền kinh tế rất đa dạng, và là một cơ sở phát triển công nghệ cao. Về mặt địa lý, tiểu bang Texas là một trong những tiểu bang rộng nhất nước Mỹ.
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc về Houston, là một trong những thành phố của Texas. Vì gần biển nên cha xứ Giuse Vũ Thành, người đồng hương Phát Diệm, gốc quê hương Văn Hải đã dẫn chúng tôi xem hết mọi công trình trong khuôn viên nhà thờ. Một lần nữa, chúng tôi ghi nhận thiết kế thực dụng ở Mỹ, rất khoa học và quy mô, nhưng cũng vui mừng được nhìn ngắm những pho tượng đá với đường nét điêu khắc nghệ thuật 100% Việt Nam ! Cha xứ còn chiêu đãi chúng tôi và hai soeurs Têrêsa Hoàng Thị Lan, Maria Nguyễn Thị Thuý (thuộc dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm du học ở Houston từ hai năm nay), tại nhà hàng biển, nơi đây có loại tôm mang tên Lobster, càng cái của nó to đến nỗi mỗi soeur chỉ ăn một càng là đủ no !
TIỂU BANG LOUISIANA
Chúng tôi xuôi đường đi thăm thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana. Một cây cầu gọi là Causeway Bridge dài 24miles (38,6 km) dài nhất nước Mỹ vượt qua mọi địa hình đầm lầy, ao trũng, bãi cỏ, sông hồ... nối Houston với New Orleans. Chúng tôi chăm chú theo dõi thành phố New Orleans, một thành phố thấp hơn mực nước biển, và là nạn nhân của cơn bão Katrina năm 2005. Đây là một trong năm cơn bão gây thiệt hại lớn nhất cho nước Mỹ. Bão lụt tàn phá nghiêm trọng dọc theo bờ biển vùng Vịnh từ trung Florida đến Texas làm 1.836 người chết, phần lớn là những nạn nhân tại New Orleans, Louisiana, gây tổn thất 81 tỉ đô-la. Tác giả Trung Chính, trong lời tựa của tác phẩm “Katrina gió đã đổi chiều” đã đưa ra nhận xét:
“Cơn bão Katrina là một thiên tai do trời làm ra và đổ vào phía bắc vịnh Mê-hi-cô, lãnh thổ phía nam của các tiểu bang Louisiana, Mississipi và Alabama và đã gây thiệt hại mà cho đến nay, một năm sau, sự hàn gắn vẫn coi như mới mon men khởi đầu”.
Cũng chính tác giả đã đưa ra nhận xét của một người được coi là phản ánh chung tình trạng khi đó:
“Cái gì dính vào người tôi thì nó còn nguyên vẹn, cái gì không dính vào thì nó bay mất hết ! Bây giờ tôi chỉ có hai bàn tay trắng!”
Một bài thơ cảm thán như một hoài cảm làm hiện lên những hình ảnh dọc theo cơn bão:
Không còn nhìn thấy Ka-tri
Không còn sống mãi những gì đau thương.
Đau thương trên khắp nẻo đường
Khắp nơi thành thị, phố phường tan hoang.
Muôn ngàn người phải lang thang,
Giờ đây kiếp sống phũ phàng khó khăn.
Cơ quan từ thiện viếng thăm,
Vơi đi một chút băn khoăn cõi lòng.
Mình buồn số phận long đong,
Bao giờ mới trả cho xong nợ nần.
Khi xưa ngày tháng ân cần
Gia đình khuya sớm có phần an vui.
Ai ngờ bão đến lại xui,
Than ôi ! Số kiếp ngậm ngùi đắng cay.
Nỗi niềm tâm sự ai hay,
Hai bàn tay trắng, đắng cay giữa trời.
Van xin Thượng Đế nhận lời,
Ngày mai lại thấy cuộc đời an vui.
Lm Phan Đức Đổng
Chính xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Biloxi, Mississipi.
Hàng chục ngàn người đã phải vào trú ngụ tại Louisiana Superdome, một dome tròn lớn nhất thế giới. Bên trong là cả một sân vận động, sân này đã từng tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp vào năm 1975.
Tác giả Vương Kỳ Sơn trong bài viết: Viễn tượng Phục sinh New Orleans sau cơn bão Katrina đã kể lại:
“Tôi đã đến một địa điểm đê bị vỡ thuộc vùng Lake Front. Đó là khu gần đại học New Orleans, nơi có con sông nhỏ sát hồ Pontchartrain ăn sâu vào thành phố. Một cây cầu bác trên con sông nhỏ này tên là London North Bridge. Rất nhiều căn nhà có nóc chỉ cao bằng bờ đê. Nghĩa là nền nhà thấp hơn mặt đê khoảng 20 feet (6m) và khi đê bị vỡ thì nước ùa vào và những căn nhà này bị chìm ngập dưới nước.”
Bài viết kết thúc bằng một hình ảnh cảm động:
“Ở trên đường Paris Road, khoảng biên giới giữa hai quận, người ta đã lượm hay lấy từ đâu đó một cây Thánh Giá thật lớn có tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh để dựng trên bùng binh của con đường, với hàng chữ: “keep the faith. We will rebuild” (Hãy giữ vững niềm tin. Chúng ta sẽ xây dựng lại)
Sau sáu năm, thành phố đã hồi sinh, không còn dấu vết của cơn bão lụt tàn phá. Cảnh thanh bình đã trở lại. Quyết tâm thư của hàng chữ trên đã được thực hiện !
“Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người” (Tv 88, 2).
Không phải là tản bộ, nhưng là vòng xe quanh khu phố N. Lemans St. New Orleans LA, chúng tôi đi vào một trong những khu vực của NASA, cơ quan trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Mỹ. Tại đây, chúng tôi được tận mắt nhìn xem con tàu vũ trụ Apollo 11. Sau khi đổ bộ thành công phi hành đoàn lên mặt trăng năm 1969, con tàu vũ trụ trở về trái đất. Thân tàu khổng lồ được đặt tại đây, còn đầu tàu được đưa về Đài Thiên văn Griffith. Cả một thành tựu khoa học hiện ra, một sự kiện vang lừng thế giới bỗng như vang dội lại trong mỗi chúng tôi. Tôi ước ao được trèo lên con tàu, nhưng tất cả được đặt sau hàng rào thưa. Chỉ có thể lùi ra xa, nâng ống kính lên cao để chụp toàn thân con tàu mà không ai có thể động được đến thân tàu. Dù sao chúng tôi cũng ước lượng vội vàng thân tàu phải to bằng một nhà thờ giáo họ, hoặc nếu bạn ở “nhà ống” thì chiều ngang bằng hai suất đất (chạy sâu bên trong có ao có vườn) vì đường kính của phi thuyền là 8,7m chiều dài là 56,1m!
Trung tâm NASA lớn nhất nằm ở Texas, chúng tôi thật may mắn được chính cha Giuse Vũ Thành đưa đến tận nơi và được ông Trịnh Tiến Tịnh là kỹ sư thiết kế thiết bị vận hành tàu vũ trụ dẫn đi xem chi tiết.
Tiền thân của Nasa là “Hàng không và Vũ trụ Quốc gia” đã được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1958 để cung cấp các dữ liệu nghiên cứu các chuyến bay trong và ngoài bầu khí quyển của Trái đất và cho các mục đích khác. Dự án đầu tiên mang tên Mercury đưa người Mỹ đầu tiên vào quỹ đạo trái đất trong tàu vũ trụ có người lái, và để điều tra khả năng của con người hoạt động trong không gian.
Từ đó nó được mang tên là “Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái”, được xây dựng vào năm 1961 trên đất hiến tặng của trường Đại học Rice. Ngày 19 tháng hai năm 1973, trung tâm đã được đổi tên là Johnson, tên danh dự của Tổng thống Mỹ quê hương Texas là Lyndon B. Johnson.
Thành tựu khoa học lớn nhất khi đó là sự kiện tàu vũ trụ Apollo 11 đã đưa con người lên Mặt trăng và trở về mặt đất an toàn, mang theo gần 400 kg mẫu đất đá Mặt trăng. Từ đây là những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học. Bốn tàu con thoi không gian của NASA là phi thuyền đầu tiên có khả năng thường xuyên bay vào quỹ đạo như tên lửa và sau đó trở về Trái đất như tàu lượn. Những con tàu này được sử dụng cho nghiên cứu khoa học và các ứng dụng không gian, chẳng hạn như việc triển khai và sửa chữa các vệ tinh. Từ đầu năm 1994 đến 1998, bảy phi hành gia Mỹ đã trải qua gần 1000 ngày sống trong quỹ đạo với các phi hành gia Nga trên trạm không gian vũ trụ. Trạm không gian vũ trụ Mỹ ráp nối với trạm không gian vũ trụ Nga tạo nên trạm vũ trụ quốc tế và bắt đầu một kỷ nguyên hợp tác và nghiên cứu, hiếm thấy trong lịch sử nhân loại.
Trung tâm vũ trụ Johnson bao gồm 100 tòa nhà được xây dựng trên 1.620 acres (656 ha) tại Houston. Nơi đây có 14.000 nhân viên làm việc, trong đó có khoảng 400 nhân viên Việt Nam.
Chúng tôi lên tàu điện đi vòng trong khu trung tâm. Tàu dừng ở 3 trạm, trạm một để nghe hướng dẫn và kiểm tra số người đi. Trạm hai là một đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. Nơi đây đã đặt mô hình của những con tàu vũ trụ do các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ và Nga. Họ đang đào tạo phi hành gia hoặc cùng hợp tác quốc tế nghiên cứu các trạm không gian vũ trụ. Họ đang thử nghiệm những phát minh mới nhất như xe chạy trên mặt trăng v.v… Trạm ba là thân tàu Apollo từ Apollo 1 đến Apollo 17. Tất cả đều khổng lồ, bạn sẽ có cảm giác như ở sân bay và đang ngước nhìn cả một đoàn máy bay đang xếp nối nhau thành một hàng thẳng.
Ước vọng của chúng tôi leo lên tàu vũ trụ ở New Orleans không được thực hiện thì hôm nay đã trở nên hiện thực ở Texas. Lần đầu tiên, chúng tôi được vào buồng lái của con tàu vũ trụ, được quan sát hệ thống điều khiển con tàu cũng như các thiết bị vũ trụ, kể cả những sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, đến cả những phòng tắm, phòng vệ sinh dành cho các phi hành gia trong trạng thái không trọng lực. Tất cả đều đặc biệt và đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối của khoa học kỹ thuật. Các phi hành gia phải ngủ trong một túi lớn cột chặt vào thân tàu, buồng tắm tương tự như một túi treo lớn và nước phải đẩy từ một ống van. Thức ăn là những tinh chất cực nhỏ như những phên thuốc hoặc ở thể dung dịch. Nói tóm lại là một quy tắc hết sức nghiệt ngã đòi hỏi các phi hành gia một khổ luyện công phu.
Một khu vườn trải rộng ở giữa Trung tâm vũ trụ Johnson, thoạt nhìn chỉ đơn giản là vườn trồng cây xanh, nhưng ở mỗi gốc cây dựng lên một bia đá tưởng niệm những phi hành gia đã hy sinh vì sự nghiệp khoa học. Thành quả của khoa học kỹ thuật phải trả giá đắt bằng những hy sinh lớn lao, từ sức lao động tận lực của công nhân kỹ thuật, tới chất xám của các kỹ sư thiết kế, các khoa học gia và giá máu hy sinh của các phi hành gia. Trung tâm NASA đã tặng toàn thể nhân viên một huy hiệu mang dòng chữ “10 MILLION HOURS WITHOUT A LOST WORD” (Mười triệu giờ không lãng phí) đủ cho thấy cường độ làm việc của trung tâm. Đặc biệt trong huy chương có ghi dòng chữ: EXCELLENCE ACHIEVED BY THOSE WHO BELIEVED “Thành công vĩ đại chỉ dành cho người có niềm tin” Niềm tin và ý chí được đề cao ! Mỗi bia đá khắc tên hôm nay cũng là một bằng chứng về giá máu mà các phi hành gia đã phải trả cho các thành tựu khoa học hôm nay. Trung tâm Nasa không thể quên ngày 28 tháng 1 năm 1986, tàu con thoi Challenger đã bị nổ tung sau khi phóng vào không gian được 73 giây, dẫn đến cái chết của bảy thành viên trong phi hành đoàn. Tàu vũ trụ tan rã trên Đại Tây Dương, miền trung bờ biển Florida lúc 11:39. Thảm hoạ cũng đã xảy ra với phi thuyền con thoi Columbia ngày 01/02/2003 vào đúng khi hành trình chuyến bay đã về tới tầng khí quyển trái đất, sắp kêt thúc hành trình. Bảy thành viên trong phi hành đoàn đã thiệt mạng. Tuy nhiên nếu so sánh trong 135 chuyến bay của phi thuyền, chỉ có hai lần thất bại thì xác suất này không phải là lớn.
Hiện nay NASA có các trung tâm ở Florida, Mississippi, Alabama, và Houston. Trung tâm vũ trụ Johnson đã kết thúc chương trình không gian 50 năm của Mỹ khi phi thuyền mang tên Atlantis hoàn thành chuyến bay vào ngày 21/07/2011 vừa qua. Kết thúc này không có nghĩa là “khép lại” nhưng là để “mở ra” một chương trình mới: khám phá những thế giới khác trong hệ thống mặt trời và hiểu rộng thêm về vũ trụ của chúng ta. Trung tâm Nasa bắt đầu thử nghiệm những thiết bị nghiên cứu cho dự án năm 2034 bay lên Sao Hoả. Đó sẽ là những đỉnh cao thành tựu khoa học và là kết quả sự hợp tác quốc tế giữa các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, và các nước khác.
Ngày mai: Philadelphia - New York
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
MISSOURI
Chúng tôi rời miền nam California, đi sâu vào trung tâm nước Mỹ, đến tiểu bang Missouri để dự Đại hội Thánh Mẫu được tổ chức hàng năm tại Carthage. Hành trình của chúng tôi dài khoảng 2.600km, từ tiểu bang California xuyên qua các tiểu bang Nevada, Arizola, New Mexico, Texas, Oklahoma theo đường freeway 40, đường liên tiểu bang xuyên suốt đông tây nước Mỹ. Không có khái niệm lồi lõm, càng không biết ổ gà là gì. Xe bus chạy tốc độ trung bình 90km/h. Hai bên đường cỏ được cắt ngắn mịn màng, không đám cỏ hoang. Nếu ở Âu châu bạn thấy một màu trắng của tuyết trải dài trước mắt, thì ở đây là những thảm cỏ xanh mở rộng tầm nhìn đến hút mắt. Người nông dân tuân thủ luật pháp không dám để cỏ hoang, nếu không giữ được cỏ sạch sẽ, phần đất ấy sẽ được chia cho người khác. Xe chúng tôi dừng nghỉ đêm tại một hotel bên đường, vì luật không cho phép xe chạy liên tục quá 1000km. Không ai kiểm soát nhưng người dân tự giác tuân phục. Họ giữ luật vì luật bảo vệ sự sống cho họ, họ tâm sự với chúng tôi: “Ở Mỹ có hai cái sợ trong đời, một là sợ chết, hai là sợ luật !”
- Ai đi hành hương cũng tôn trọng trật tự, ngồi đúng thứ tự đăng ký, xếp hàng lên xe xuống xe không ồn ào, chương trình giờ giấc rõ ràng, không ai sai phạm nội quy về thời giờ, giữ vệ sinh trên xe, trên đường phố. Tôn trọng người già, trẻ em, tôn trọng tự do cá nhân mỗi người. Việc thiêng liêng với Chúa không thiếu sót: đọc kinh sáng và tối, nguyện kinh Truyền Tin buổi trưa, làm giờ lòng thương xót lúc 3 giờ chiều.
- Trong khi tiêu tốn hàng ngàn đô-la cho một cuộc hành hương, họ vẫn nhớ tới người nghèo. Chính chúng tôi cũng là đối tượng được hưởng lòng bác ái của đoàn. Họ bao cho chúng tôi tiền vé, tiền ăn uống nghỉ trọ hotel, lại sẵn sàng giúp đỡ mọi sinh hoạt nhỏ nhặt nhưng tinh tế của xã hội văn minh, chia sẻ khẩu phần ăn uống tự túc đi đường. Chúng tôi rất cảm động khi thấy cha Phêrô Nguyễn Văn Tuyên, chính xứ Tam Biên, trưởng đoàn hành hương, kêu gọi mọi người thu gom từng vỏ chai nước trên xe để bán lấy tiền giúp người nghèo. Thầy Thuận, tu sĩ dòng Phanxicô khó khăn còn thu gom vỏ chai nước ở các lán hành hương và đã từng bán được hàng trăm đô-la giúp đỡ người nghèo. Cử chỉ bác ái, nếp sống tiết kiệm và thực dụng của mọi người khiến chúng tôi thật khâm phục.
Chiều 04/08/2011, chúng tôi đã tới Carthage. Carthage là thành phố ở Jasper County, Missouri. Dân số theo thống kê năm 2010 là 14.378 người. Tại đây có Đền Đức Mẹ thuộc đại học Ozarks từ năm 1941 – 1971, ngày nay đã trở thành Tỉnh Dòng Đồng Công. Hàng năm Tỉnh dòng tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu, hàng chục ngàn người từ khắp nơi tụ về. Đại Hội Thánh Mẫu Carthage Missouri năm nay là Đại Hội lần thứ 34.
Đức Cha James V. Johnston, Giám mục giáo phận Springfield chủ sự lễ khai mạc trọng thể, có sự hiện diện của Đức Cha Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ. Khoảng 200 Linh mục Việt Nam và ước khoảng 50.000 người đã hội tụ nơi đây để tham dự ngày khai mạc Đại Hội. Ngày thứ ba, ngày rước kiệu tượng Đức Mẹ được coi là cao trào của Đại Hội, có thêm Đức tổng Giám mục Gregory Aymond, tổng giáo phận New Orleans và một giám Việt Nam là Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước phó Giám mục giáo phận Phú Cường. Bốn giám mục cùng với 200 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 70.000 giáo dân đã tham dự đoàn rước. Tượng Đức Mẹ ở đây là một trong bẩy pho tượng lấy từ ngành sồi Pha-ti-ma và do Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII làm phép năm 1962. Đoàn rước đi qua bốn đường phố khép lại thành hình ô bàn cờ và trở về lễ đài. Dọc đường có hệ thống loa nén treo trên các cột góc phố, Tiếng hát của liên ca đoàn trầm ấm, dìu dặt vang ca các bài hát về Mẹ, hoà hợp với đoàn hành hương vừa đi vừa lần hạt Mân côi. Vào đúng lúc bắt đầu rước thì trời mưa, mưa ào rất nhanh rồi tạnh hẳn, nhiều người khóc vì thấy khung cảnh cảm động: thiên thời – địa lợi – nhân hoà. Chính ông thị trưởng thành phố cũng bày tỏ niềm cảm phục trước tinh thần hy sinh của giáo dân, vì họ không ngại nắng mưa, chẳng quản đường xa về đây dự Đại hội với một tinh thần hiệp nhất, yêu thương rất tuyệt vời. Tượng Đức Mẹ tiến vào lễ đài trong tiếng pháo dòn giã, trong rừng cờ và tiếng vỗ tay. Cuộc rước kiệu kết thúc trong nghi thức thả bóng bay rực rỡ sắc màu giữa một khoảng không gian nhuộm thắm bóng chiều êm ả.
Vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt cũng đang là một vấn đề lớn được phổ cập trong cộng đồng người Việt. Đi đâu chúng tôi cũng thấy thông báo ngày giờ đăng ký lớp học hè về Việt ngữ và giáo lý. Đây là một trong những sinh hoạt quan trọng của cộng đồng người Việt Nam để sống đức tin và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Đại hội đã bế mạc, mọi người ra về trong niềm vui và ơn phúc. Vẫn những đoàn xe nối nhau, không một tiếng còi, không một tiếng huyên náo…
TIỂU BANG TEXAS
Chúng tôi lại theo đoàn hành hương khác đi thăm tiểu bang Texas. Đây là đoàn hành hương thuộc giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam, Houston, Texas. Vẫn những tình thân thiện, nghĩa cử công bằng bác ái và những chia sẻ thẳng thắn chân thành. Anh Nguyễn Văn Triệu trưởng đoàn hành hương đặt cho chúng tôi câu hỏi: Các cha sang bên Hoa Kỳ thấy nếp sống bên này thế nào?. Chúng tôi lần lượt đưa ra những nhận xét:`
- Nhờ môi trường văn hoá xã hội, dân trí ở đây phát triển cao. Người nào cũng có xe hơi riêng và tự lái, ai cũng giao tiếp được bằng tiếng Anh. Người Việt Nam đi đâu cũng dễ hội nhập và phát triển.
- Ý thức nhân bản tốt, từ những hành vi nhỏ như get in line (xếp hàng), đi sâu vào nếp sống xã hội trở thành tôn trọng luật pháp. Việc chấp hành luật giao thông nghiêm ngặt là biểu hiện dễ thấy về ý thức trật tự xã hội: không gây lộn, gian dối. Việc giữ sạch rác mọi nơi mọi lúc, môi trường thoáng đãng, tạo tiền đề cho tính tình cởi mở thân ái dễ giúp đỡ mọi người.
- Người công giáo Việt Nam giữ đức tin tinh ròng trong Hội thánh công giáo, luôn mến yêu và vâng phục bản quyền giáo hội địa phương, vâng phục Đức giáo hoàng. Cộng đồng người Việt dễ quy tụ về bên nhau, riêng người công giáo còn có tiếng nói chung là yêu thương. Trong một thế giới văn minh vật chất dễ rơi vào hưởng thụ và ăn chơi, người công giáo tìm thấy giá trị Nước Trời để vượt lên tìm hạnh phúc thanh cao. Đó là hạnh phúc thật.
Xe chúng tôi đã tới Sherman thuộc thành phố Dallas. Đoàn hành hương bùi ngùi kể lại cho chúng tôi nghe biến cố đau thương cách đây vừa tròn 3 năm, ngày 08/08/2008, trên một chuyến xe bus chở bốn giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam, Lộ Đức, La Vang và Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể đi hành hương Đại hội Thánh Mẫu Missouri, trên freeway điểm exit 58, xe bị lật nghiêng làm 17 người chết và rất nhiều người trọng thương. Giáo xứ Các thánh Tử đạo Việt Nam còn nhớ mãi hình ảnh bi thương năm linh cữu cùng lúc quàn tại nhà thờ trong thánh lễ an tang này.
Nhà thơ Xuân Ly Băng đã cảm thán trong những vần thơ:
Thưa Mẹ,
Con chưa một lần đi Mỹ,
Chỉ biết đất nước ấy qua bản đồ thế giới,
Qua hình ảnh báo chí và mạng lưới thông tin.
Nhưng lạy Mẹ, hôm nay một phần đất Mỹ
Đã đánh động trái tim con.
Sherman, ngày thứ sáu…
Con cái Mẹ đã ra đi trong một tai nạn thảm khốc đến kinh hoàng.
Họ đi đâu?
Họ đến với Mẹ Missouri.
Con biết nói gì với Chúa? Con biết thưa gì cùng Mẹ ?
Khi chiếc xe định mệnh đã nuốt chửng đoàn con.
Thân xác nát tan, hết còn là chi thể.
Bao nhiêu người chết? Bao nhiêu kẻ trọng thương?
Giập gãy và máu me lênh láng.
Họ là ai? Là con cái Mẹ.
Trong một hành trình lịch sử
Họ đang tìm về với Mẹ, Mẹ ơi !
Con hỏi Mẹ: Mẹ ở đâu?
Trong phút giờ vô cùng đau đớn của đoàn con Mẹ, Mẹ ơi !
Thoạt nghe như mang dáng dấp của lời ta thán, nhưng đặt mình trong bối cảnh đau thương, ta hiểu tác giả đã nói thay tiếng nấc nghẹn ngào của bao gia đình thưa với Mẹ, như Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha trên cây Thánh Giá: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”(Mt 27,26).
Chúng tôi cùng đoàn hành hương đọc kinh trầm lắng, cầu cho linh hồn các nạn nhân. Những cây Thánh giá cắm vội bên đường vẫn còn đấy, đau thương và hy vọng hoà quyện. Làn giao thông như dòng chảy cuộc đời, đoàn xe vẫn tiến lên, mảnh đất đau thương lùi dần về phía sau … Xe chúng tôi dừng tại sân Nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Thật là linh thiêng vì ngày mai chúng tôi được đồng tế với cha Giuse Vũ Thành, linh mục chính xứ, vào đúng ngày giỗ mãn tang của các nạn nhân: 08/08/2008 - 2011. Hình ảnh năm linh cữu một lúc tại nhà thờ này lại hiện lên trong tâm trí chúng tôi.
Linh diệu nữa là chúng tôi được đặt chân lên mảnh đất mà những ngày này, từ 07 – 09/08/2011 Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo, nguyên Tổng Giám mục Seviglia, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng đang chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm thánh 500 năm thành lập các giáo phận đầu tiên tại châu Mỹ Latinh. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Benedictine XVI đã gửi văn thư chúc mừng châu Mỹ Latinh và khẳng định cần nhiệt tâm tiếp tục công tác rao truyền Tin Mừng bằng cách khiến cho hoa trái đức tin và việc tông đồ rạng ngời lên.
Thời gian trôi vào dĩ vãng. Những nạn nhân chôn vùi trong lòng đất. Tất cả tưởng như rơi vào quên lãng. Nhưng chính đó là những yếu tố làm nên lịch sử 500 năm thành lập của châu Mỹ Latinh. Đền Các thánh Tử đạo Việt Nam nhắc nhớ lời của Tertuliano: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra kẻ có đạo” và những nạn nhân hôm nay là hạt lúa mì rơi xuống đất, có chết đi mới trổ sinh hoa trái.
Lịch sử còn ghi nhận sự kiện: Trong khi tìm kiếm các khu vực dân cư của các bộ lạc da đỏ Mỹ, năm 1519, các người Châu Âu thám hiểm đầu tiên đã đến Texas. Giai đoạn 1519-1848, sáu quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Mexico, Cộng hòa Texas, Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền tất cả hoặc một phần của tiểu bang Texas. Năm 1834, đã có hơn 30.000 người Anh sống ở Texas. Texas đã tham gia Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1845, trở thành tiểu bang thứ 28. Nền kinh tế của Texas tiếp tục phát triển nhanh chóng, từ năm 1994 trở thành tiểu bang lớn thứ hai về dân số, với một nền kinh tế rất đa dạng, và là một cơ sở phát triển công nghệ cao. Về mặt địa lý, tiểu bang Texas là một trong những tiểu bang rộng nhất nước Mỹ.
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc về Houston, là một trong những thành phố của Texas. Vì gần biển nên cha xứ Giuse Vũ Thành, người đồng hương Phát Diệm, gốc quê hương Văn Hải đã dẫn chúng tôi xem hết mọi công trình trong khuôn viên nhà thờ. Một lần nữa, chúng tôi ghi nhận thiết kế thực dụng ở Mỹ, rất khoa học và quy mô, nhưng cũng vui mừng được nhìn ngắm những pho tượng đá với đường nét điêu khắc nghệ thuật 100% Việt Nam ! Cha xứ còn chiêu đãi chúng tôi và hai soeurs Têrêsa Hoàng Thị Lan, Maria Nguyễn Thị Thuý (thuộc dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm du học ở Houston từ hai năm nay), tại nhà hàng biển, nơi đây có loại tôm mang tên Lobster, càng cái của nó to đến nỗi mỗi soeur chỉ ăn một càng là đủ no !
TIỂU BANG LOUISIANA
Chúng tôi xuôi đường đi thăm thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana. Một cây cầu gọi là Causeway Bridge dài 24miles (38,6 km) dài nhất nước Mỹ vượt qua mọi địa hình đầm lầy, ao trũng, bãi cỏ, sông hồ... nối Houston với New Orleans. Chúng tôi chăm chú theo dõi thành phố New Orleans, một thành phố thấp hơn mực nước biển, và là nạn nhân của cơn bão Katrina năm 2005. Đây là một trong năm cơn bão gây thiệt hại lớn nhất cho nước Mỹ. Bão lụt tàn phá nghiêm trọng dọc theo bờ biển vùng Vịnh từ trung Florida đến Texas làm 1.836 người chết, phần lớn là những nạn nhân tại New Orleans, Louisiana, gây tổn thất 81 tỉ đô-la. Tác giả Trung Chính, trong lời tựa của tác phẩm “Katrina gió đã đổi chiều” đã đưa ra nhận xét:
“Cơn bão Katrina là một thiên tai do trời làm ra và đổ vào phía bắc vịnh Mê-hi-cô, lãnh thổ phía nam của các tiểu bang Louisiana, Mississipi và Alabama và đã gây thiệt hại mà cho đến nay, một năm sau, sự hàn gắn vẫn coi như mới mon men khởi đầu”.
Cũng chính tác giả đã đưa ra nhận xét của một người được coi là phản ánh chung tình trạng khi đó:
“Cái gì dính vào người tôi thì nó còn nguyên vẹn, cái gì không dính vào thì nó bay mất hết ! Bây giờ tôi chỉ có hai bàn tay trắng!”
Một bài thơ cảm thán như một hoài cảm làm hiện lên những hình ảnh dọc theo cơn bão:
Không còn nhìn thấy Ka-tri
Không còn sống mãi những gì đau thương.
Đau thương trên khắp nẻo đường
Khắp nơi thành thị, phố phường tan hoang.
Muôn ngàn người phải lang thang,
Giờ đây kiếp sống phũ phàng khó khăn.
Cơ quan từ thiện viếng thăm,
Vơi đi một chút băn khoăn cõi lòng.
Mình buồn số phận long đong,
Bao giờ mới trả cho xong nợ nần.
Khi xưa ngày tháng ân cần
Gia đình khuya sớm có phần an vui.
Ai ngờ bão đến lại xui,
Than ôi ! Số kiếp ngậm ngùi đắng cay.
Nỗi niềm tâm sự ai hay,
Hai bàn tay trắng, đắng cay giữa trời.
Van xin Thượng Đế nhận lời,
Ngày mai lại thấy cuộc đời an vui.
Lm Phan Đức Đổng
Chính xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Biloxi, Mississipi.
Superdome trong cơn bão lụt Katrina |
Tác giả Vương Kỳ Sơn trong bài viết: Viễn tượng Phục sinh New Orleans sau cơn bão Katrina đã kể lại:
“Tôi đã đến một địa điểm đê bị vỡ thuộc vùng Lake Front. Đó là khu gần đại học New Orleans, nơi có con sông nhỏ sát hồ Pontchartrain ăn sâu vào thành phố. Một cây cầu bác trên con sông nhỏ này tên là London North Bridge. Rất nhiều căn nhà có nóc chỉ cao bằng bờ đê. Nghĩa là nền nhà thấp hơn mặt đê khoảng 20 feet (6m) và khi đê bị vỡ thì nước ùa vào và những căn nhà này bị chìm ngập dưới nước.”
Bài viết kết thúc bằng một hình ảnh cảm động:
“Ở trên đường Paris Road, khoảng biên giới giữa hai quận, người ta đã lượm hay lấy từ đâu đó một cây Thánh Giá thật lớn có tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh để dựng trên bùng binh của con đường, với hàng chữ: “keep the faith. We will rebuild” (Hãy giữ vững niềm tin. Chúng ta sẽ xây dựng lại)
Sau sáu năm, thành phố đã hồi sinh, không còn dấu vết của cơn bão lụt tàn phá. Cảnh thanh bình đã trở lại. Quyết tâm thư của hàng chữ trên đã được thực hiện !
“Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người” (Tv 88, 2).
Không phải là tản bộ, nhưng là vòng xe quanh khu phố N. Lemans St. New Orleans LA, chúng tôi đi vào một trong những khu vực của NASA, cơ quan trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Mỹ. Tại đây, chúng tôi được tận mắt nhìn xem con tàu vũ trụ Apollo 11. Sau khi đổ bộ thành công phi hành đoàn lên mặt trăng năm 1969, con tàu vũ trụ trở về trái đất. Thân tàu khổng lồ được đặt tại đây, còn đầu tàu được đưa về Đài Thiên văn Griffith. Cả một thành tựu khoa học hiện ra, một sự kiện vang lừng thế giới bỗng như vang dội lại trong mỗi chúng tôi. Tôi ước ao được trèo lên con tàu, nhưng tất cả được đặt sau hàng rào thưa. Chỉ có thể lùi ra xa, nâng ống kính lên cao để chụp toàn thân con tàu mà không ai có thể động được đến thân tàu. Dù sao chúng tôi cũng ước lượng vội vàng thân tàu phải to bằng một nhà thờ giáo họ, hoặc nếu bạn ở “nhà ống” thì chiều ngang bằng hai suất đất (chạy sâu bên trong có ao có vườn) vì đường kính của phi thuyền là 8,7m chiều dài là 56,1m!
Tiền thân của Nasa là “Hàng không và Vũ trụ Quốc gia” đã được thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1958 để cung cấp các dữ liệu nghiên cứu các chuyến bay trong và ngoài bầu khí quyển của Trái đất và cho các mục đích khác. Dự án đầu tiên mang tên Mercury đưa người Mỹ đầu tiên vào quỹ đạo trái đất trong tàu vũ trụ có người lái, và để điều tra khả năng của con người hoạt động trong không gian.
Từ đó nó được mang tên là “Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái”, được xây dựng vào năm 1961 trên đất hiến tặng của trường Đại học Rice. Ngày 19 tháng hai năm 1973, trung tâm đã được đổi tên là Johnson, tên danh dự của Tổng thống Mỹ quê hương Texas là Lyndon B. Johnson.
Thành tựu khoa học lớn nhất khi đó là sự kiện tàu vũ trụ Apollo 11 đã đưa con người lên Mặt trăng và trở về mặt đất an toàn, mang theo gần 400 kg mẫu đất đá Mặt trăng. Từ đây là những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học. Bốn tàu con thoi không gian của NASA là phi thuyền đầu tiên có khả năng thường xuyên bay vào quỹ đạo như tên lửa và sau đó trở về Trái đất như tàu lượn. Những con tàu này được sử dụng cho nghiên cứu khoa học và các ứng dụng không gian, chẳng hạn như việc triển khai và sửa chữa các vệ tinh. Từ đầu năm 1994 đến 1998, bảy phi hành gia Mỹ đã trải qua gần 1000 ngày sống trong quỹ đạo với các phi hành gia Nga trên trạm không gian vũ trụ. Trạm không gian vũ trụ Mỹ ráp nối với trạm không gian vũ trụ Nga tạo nên trạm vũ trụ quốc tế và bắt đầu một kỷ nguyên hợp tác và nghiên cứu, hiếm thấy trong lịch sử nhân loại.
Trung tâm vũ trụ Johnson bao gồm 100 tòa nhà được xây dựng trên 1.620 acres (656 ha) tại Houston. Nơi đây có 14.000 nhân viên làm việc, trong đó có khoảng 400 nhân viên Việt Nam.
Chúng tôi lên tàu điện đi vòng trong khu trung tâm. Tàu dừng ở 3 trạm, trạm một để nghe hướng dẫn và kiểm tra số người đi. Trạm hai là một đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. Nơi đây đã đặt mô hình của những con tàu vũ trụ do các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ và Nga. Họ đang đào tạo phi hành gia hoặc cùng hợp tác quốc tế nghiên cứu các trạm không gian vũ trụ. Họ đang thử nghiệm những phát minh mới nhất như xe chạy trên mặt trăng v.v… Trạm ba là thân tàu Apollo từ Apollo 1 đến Apollo 17. Tất cả đều khổng lồ, bạn sẽ có cảm giác như ở sân bay và đang ngước nhìn cả một đoàn máy bay đang xếp nối nhau thành một hàng thẳng.
Ước vọng của chúng tôi leo lên tàu vũ trụ ở New Orleans không được thực hiện thì hôm nay đã trở nên hiện thực ở Texas. Lần đầu tiên, chúng tôi được vào buồng lái của con tàu vũ trụ, được quan sát hệ thống điều khiển con tàu cũng như các thiết bị vũ trụ, kể cả những sinh hoạt từ ăn uống, ngủ nghỉ, đến cả những phòng tắm, phòng vệ sinh dành cho các phi hành gia trong trạng thái không trọng lực. Tất cả đều đặc biệt và đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối của khoa học kỹ thuật. Các phi hành gia phải ngủ trong một túi lớn cột chặt vào thân tàu, buồng tắm tương tự như một túi treo lớn và nước phải đẩy từ một ống van. Thức ăn là những tinh chất cực nhỏ như những phên thuốc hoặc ở thể dung dịch. Nói tóm lại là một quy tắc hết sức nghiệt ngã đòi hỏi các phi hành gia một khổ luyện công phu.
Một khu vườn trải rộng ở giữa Trung tâm vũ trụ Johnson, thoạt nhìn chỉ đơn giản là vườn trồng cây xanh, nhưng ở mỗi gốc cây dựng lên một bia đá tưởng niệm những phi hành gia đã hy sinh vì sự nghiệp khoa học. Thành quả của khoa học kỹ thuật phải trả giá đắt bằng những hy sinh lớn lao, từ sức lao động tận lực của công nhân kỹ thuật, tới chất xám của các kỹ sư thiết kế, các khoa học gia và giá máu hy sinh của các phi hành gia. Trung tâm NASA đã tặng toàn thể nhân viên một huy hiệu mang dòng chữ “10 MILLION HOURS WITHOUT A LOST WORD” (Mười triệu giờ không lãng phí) đủ cho thấy cường độ làm việc của trung tâm. Đặc biệt trong huy chương có ghi dòng chữ: EXCELLENCE ACHIEVED BY THOSE WHO BELIEVED “Thành công vĩ đại chỉ dành cho người có niềm tin” Niềm tin và ý chí được đề cao ! Mỗi bia đá khắc tên hôm nay cũng là một bằng chứng về giá máu mà các phi hành gia đã phải trả cho các thành tựu khoa học hôm nay. Trung tâm Nasa không thể quên ngày 28 tháng 1 năm 1986, tàu con thoi Challenger đã bị nổ tung sau khi phóng vào không gian được 73 giây, dẫn đến cái chết của bảy thành viên trong phi hành đoàn. Tàu vũ trụ tan rã trên Đại Tây Dương, miền trung bờ biển Florida lúc 11:39. Thảm hoạ cũng đã xảy ra với phi thuyền con thoi Columbia ngày 01/02/2003 vào đúng khi hành trình chuyến bay đã về tới tầng khí quyển trái đất, sắp kêt thúc hành trình. Bảy thành viên trong phi hành đoàn đã thiệt mạng. Tuy nhiên nếu so sánh trong 135 chuyến bay của phi thuyền, chỉ có hai lần thất bại thì xác suất này không phải là lớn.
Hiện nay NASA có các trung tâm ở Florida, Mississippi, Alabama, và Houston. Trung tâm vũ trụ Johnson đã kết thúc chương trình không gian 50 năm của Mỹ khi phi thuyền mang tên Atlantis hoàn thành chuyến bay vào ngày 21/07/2011 vừa qua. Kết thúc này không có nghĩa là “khép lại” nhưng là để “mở ra” một chương trình mới: khám phá những thế giới khác trong hệ thống mặt trời và hiểu rộng thêm về vũ trụ của chúng ta. Trung tâm Nasa bắt đầu thử nghiệm những thiết bị nghiên cứu cho dự án năm 2034 bay lên Sao Hoả. Đó sẽ là những đỉnh cao thành tựu khoa học và là kết quả sự hợp tác quốc tế giữa các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, và các nước khác.
Ngày mai: Philadelphia - New York