Ngày 12-09-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hảnh phúc thậ phải là chính Thiên Chúa
Phanxicô Xaviê
08:28 12/09/2010
Báo chí thời gian qua đã ca ngợi nghĩa cử cao đẹp của các tỉ phú Mỹ. Cụ thể, là tháng 6 năm nay, tỉ phú đầu tư Buffett và nhà sáng lập hãng Microsoft, Bill Gates đã kêu gọi hàng trăm tỉ phú Mỹ hiến tặng ít nhất một nửa tài sản cho quỹ từ thiện khi họ còn sống hoặc sau khi qua đời. Hai ông đã thuyết phục được hơn 40 tỉ phú Mỹ hưởng ứng, hiến tặng tổng cộng 125 tỉ USD vì mục đích nhân đạo. Trong khi đó tại Việt Nam, nhiều cán bộ nhà nước, những người tự nhận là “quản lý” của dân lại đua nhau “thụt két” tiền tỉ. Tại cuộc họp ban chỉ đạo về Phòng chống tham nhũng ở thành phố HCM, lãnh đạo của các cơ quan chức năng đã tập trung mổ xẻ các vụ tham nhũng gần đây, gây thất thoát số tiền lớn của nhà nước. Trong đó, nổi lên tình trạng nhiều cán bộ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn tham ô tài sản, dùng tiền ngân sách tiêu xài cá nhân với số tiền thất thoát lên đến hàng tỉ đồng…

Xã hội chúng ta đang sống ngày nay không hiếm những con người lợi dụng uy thế bè phái hoặc thời buổi khó khăn kinh tế để trục lợi cho bản thân, và gây hại cho nhiều người khác. Vào thời tiên tri Amos khoảng thế kỷ IV trước Công nguyên cũng vậy, những cuộc chiến tranh và sự bất ổn xã hội đã gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Những kẻ buôn bán kiếm lời đã không ngần ngại lợi dụng tình hình để làm giàu: đầu cơ tích trữ, buôn gian bán lận; họ bóp nhỏ đấu lại, thêm nặng quả cân và làm sai lệch cán cân… gây thiệt hại cho những người nghèo khó, thấp hèn trong xã hội. Làm cho những người nghèo cứ nghèo hơn, đến nỗi có ngày phải bán thân làm nô lệ. Tiên tri Amos, một người chăn cừu bình thường, đã mạnh dạn lên tiếng chống lại những lạm dụng bất công này, đồng thời loan báo Thiên Chúa sẽ trừng phạt những người bất chính như vậy. Lời tuyên sấm này đưa chúng ta đến gần hơn với bài Tin mừng Luca (16, 1-13). Ở đây chúng ta sẽ thấy bài học chính không phải câu chuyện người quản lý bất lương, nhưng là lời khuyên về thái độ đối với tiền bạc.

Người quản lý này bất lương ở chỗ nào, chúng ta không được rõ. Chỉ biết anh ta mang tiếng là phá của nhà chủ. Ông này gọi anh ta đến để báo tin ông ta sẽ cho anh nghỉ việc. Thật là một tin bất ngờ sét đánh. Bỏ nhà này anh sẽ đi đâu? Sinh sống ra sao? Cuốc mướn thì không có sức, đi ăn mày thì xấu hổ. Vậy chỉ còn cách tìm người để nhờ vả. Anh vội vàng gọi các con nợ của chủ đến, và làm ơn cho họ để sau này họ sẽ giúp đỡ anh. Anh biến họ thành những kẻ đồng lõa. Và thấy lợi trước mắt họ đã làm theo anh.

Sự khéo léo xoay xở của người quản lý, dối với chú là bất lương. Nhưng đó là khôn ngoan thế gian. Chúa Giêsu khen sự khôn ngoan đó, vì Người thấy con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng. Từ câu chuyện về người quản lý bất lương làm tiền đề, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thái độ phải có đối với tiền của. Người khuyên chúng ta bắt chước người quản lý này ở sự tích cực khôn ngoan trong việc tìm cách bảo đảm cho tương lai của mình. Y tìm bảo đảm tương lai đời này, còn con cái sự sáng phải tìm bảo đảm tương lai ở đời sau. Hãy dùng nó mà mua lấy của cải cho mình ở trên trời mai này, nơi không có mối mọt đục khoét và không trộm cướp nào có thể ăn cắp được. Ngược lại nếu chỉ dùng tiền của mà lo làm ăn ở đời này, thì khi chết y có thể mang theo được gì? Vì theo giáo huấn của Chúa, của cải vật chất được ký thác cho ta không phải để ta giữ làm của riêng và coi nó như thần tượng để tôn thờ, nhưng để ta san sẻ với anh em. Thánh Luca muốn đi từ bình diện thế gian sang bình diện Nước Trời, khi nói đến sự khôn khéo của con cái thế gian để thúc giục con cái sự sáng hãy mau lẹ hơn với công việc của Nước Trời. Nói chung, Luca cũng như Amos không chấp nhận được thái độ tham lam tiền của, biến chúng thành thần tượng. Ngược lại cả hai đều muốn mọi người dùng của cải để chia sẻ giúp đỡ người khác.

Kết thúc bài Tin mừng, Chúa Giêsu dạy người ta không thể làm tôi hai chủ được, “vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ.” Tiền bạc thật nguy hiểm, nếu không khéo léo sử dụng nó có thể trở nên chủ nhân của con người, và biến mọi người thành nô lệ.

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, của sự phân hóa giàu nghèo ngày càng nặng nề, của lối sống ích kỷ hưởng thụ thì con người thời đại xem ra rất coi trọng đồng tiền. Do đó phải có đức tin mạnh mẽ, phải chuyên tâm thực thi Lời Chúa mỗi ngày, thì Kitô hữu mới hy vọng vượt thắng được sự hấp dẫn lôi cuốn của tiền bạc vật chất. Đồng thời cũng phải xác định: của cải vật chất là một điều kiện cần thiết để cho con người được sống xứng với phẩm giá của mình. Những phương tiện kỹ thuật giúp con người được phát triển nhiều hơn trong nhân cách. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và tinh thần. Có nhiều hơn để nên người nhiều hơn, đó là khẩu hiệu người ta thường đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém phát triển. Tuy nhiên, tự nó, của cải vật chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của con người. Người Kitô hữu phải luôn tỉnh thức để đánh giá đúng những phương tiện vật chất đang sử dụng. Bởi vì hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người Kitô hữu phải là chính Chúa.
 
Chướng ngại của Thập giá
LM Trần Đình Long, SSS
08:40 12/09/2010
“Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ…” (1Cr 1,22-23)

Đôi Giòng Lịch Sử

Lòng yêu mến và tôn kính Thánh Giá đã có từ lâu trong Kitô Giáo. Người Kitô hữu có thói quen làm dấu Thánh Giá trên người và vật như dấu chỉ sự chúc lành. Giáo Phụ Tertuliano cho biết: “Bất kỳ làm một việc gì có ý nghĩa, người Kitô hữu đều làm dấu Thánh Giá.” Trong Giáo Hội Chính Thống Giáo, việc làm Dấu Thánh Giá được thực hiện bằng bàn tay phải với ba ngón tay: ngón trỏ, ngón chỉ và ngón giữa chụm lại, diễn tả niềm tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa; còn hai ngón đeo nhẫn và ngón út thì sát vào nhau, để chỉ sự kết hợp của thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ngày lễ dành để tôn vinh Thánh Giá mới có từ thế kỷ thứ 4.

Vào năm 326, sau khi tìm được di tích Thánh Giá, thánh Hélène, mẹ của Hoàng Đế Constantin, đã cho xây cất hai đền thờ, một tại Mộ Thánh ở Thánh Địa và một tại núi Calvario. Lễ khánh thành và cung hiến hai đền thờ này được tổ chức trọng thể vào hai ngày 13 và 14 tháng 9 tại Giêrusalem.

Vào thế kỷ thứ 6, Khosroès I (531-579) là vua Ba Tư đánh thắng quân của đế quốc Roma ở Phương Đông. Quân Ba Tư chiếm đóng, tàn phá Thánh Địa, và cướp đi cây Thánh Giá thực ở Giêrusalem.

Heraclius (575-641) là con của tổng trấn thành Carthage, là vị tướng tài giỏi mới 35 tuổi. Ngày 3-10-610, vị tướng trẻ này lật đổ bạo chúa Phocas, nắm quyền ở Constantinopoli, lên làm hoàng đế Byzantin, lấy hiệu là Heraclius I (610-641).

Ngày 12-12-627, vua Heraclius đã anh dũng điều khiển trận đánh rượt đuổi vua Khosroès I đến Ctésiphon. Tại đây, con trai của Khosroès là Siroes Shirva đã giết cha và giao nộp Thánh Giá thực lại cho vua Heraclius I.

Năm 629, Thánh Giá được kiệu về Constantino, rồi từ đó rước về Giêrusalem giữa muôn tiếng reo mừng của thần dân trong ánh đuốc sáng ngời và những cành Olive thơm ngát. Vua Héraclius muốn đích thân vác thánh giá thật vào đền thờ để tạ ơn Chúa. Ông mặc vương phục và đội mũ hoàng đế. Nhưng khi vác Thánh Giá lên vai, ông thấy quá nặng, không thể bước tiếp được nữa khiến toàn dân kinh ngạc, lo âu. Đức Zacharias, Giáo Chủ Giêrusalem, liền nói với vua: “Xin hoàng đế thận trọng vì với mũ miện và y phục vương quyền mà ngài đang mặc, ngài không hợp để vác Thập Giá giống như thân phận khó nghèo, khiêm tốn của Chúa Giêsu Kitô.”

Nghe lời Đức Giáo Chủ, nhà vua bỏ hết mũ miện, thay bộ áo sang trọng bằng một bộ đồ rách rưới nghèo nàn… Tức thì cây Thánh Giá trở nên nhẹ nhàng. Heraclius I vác Thánh Giá gỗ vào đền thờ. Để tỏ quyền năng, với gỗ Thánh Gía, Chúa đã làm nhiều phép lạ trong ngày hôm ấy.

Tại Giêrusalem, Đức Giám Mục đã cử hành trọng thể lễ Suy Tôn Thánh Giá ngày 14 tháng 9 năm 629, sau này trở thành Lễ Suy Tôn Thánh Giá mừng kính vào ngày 14 tháng 9 hàng năm.

Đức Giáo Hoàng Gregorio (590-604) đưa vào Phụng Vụ Roma nghi lễ tôn kính Thánh Giá trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính yếu là việc biểu dương “Gỗ thập giá”, với lời kêu mời long trọng: “Đây là gỗ Thánh Giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian” Mọi người cùng đáp lại: “Chúng ta hãy đến thờ lạy”.

Trong thư Galat 5,11, Thánh Phaolô viết: “Thưa anh em, giả như tôi còn rao giảng phép cắt bì, thì tại sao tôi lại vẫn bị ngược đãi? Như thế, thập giá đâu còn là chướng ngại nữa!”. Khi thánh Phaolô viết những lời này, ngài đã từng bị công kích. Sứ điệp của ngài đang bị chỉ trích. Thánh Phaolô lý luận rằng sự chỉ trích có thể xảy ra. Ngài không rao giảng Tin Mừng về những điều chúng ta cần phải làm để được ơn cứu độ. Thay vào đó, ngài rao giảng rằng chúng ta chỉ có thể được cứu độ thông qua thập giá của Đức Kitô mà thôi. Phaolô nói là thế gian cho rằng sứ điệp này thật chướng ngại. Tại sao thế gian lại cho rằng sứ điệp này là chướng ngại ?

Thập Giá Là Chướng Ngại Chính Vì Tính Chất Dã Man Của Việc Đóng Đinh

Tại Florida, bà Judy Buenoano, 54 tuổi, được biết đến như là Góa Phụ Đen, bị hành quyết. Bà bị kết tội giết chồng và con trai vì số tiền bảo hiểm. Trên đài CNN, cuộc hành quyết bà Judy Buenoano được mô tả bằng những chi tiết sinh động. Đầu bà được cạo nhẵn và chân trái của bà được cạo từ đầu gối đến mắt cá chân để có thể gắn điện cực. Đầu bà được bôi dầu mỡ để hoạt động như một chất dẫn điện. Khi bà được đưa vào phòng và bị trói vào ghế dựa, lệnh được ban hành, và dòng điện 2300 volts, 9.5 ampe truyền vào cơ thể bà trong vòng 8 giây. Một nhân chứng nói rằng khi dòng điện truyền vào cơ thể bà, thì “bà ấy nắm chặt những ngón tay của mình, và cơ thể bà phần nào lảo đảo khi dòng điện gây choáng váng đánh trúng vào bà. Một làn khói trắng phát xuất từ mắt cá chân bên phải của bà”.

Cuộc hành quyết người Góa Phụ Đen bị hoãn lại, vì tòa án tranh luận về một vụ kiện cho rằng hình thức chết này là cách trừng phạt tàn nhẫn vô nhân đạo.

Một năm trước, Pedro Medino đã bị xử tử bằng điện với cùng trạng thái này. Khi ông ta bị xử tử bằng điện, có những ngọn lửa màu cam và xanh dương dài tới 30 phân bắn ra từ phía bên phải đầu ông ta, và bay qua bay lại từ 6 đến 10 giây, tỏa khói đầy căn phòng hành quyết.

Việc hành quyết này gây sốc đối với chúng ta vì tính cách thô bạo của nó. Ta cảm thấy khiếp sợ. Thật là một điều kinh khủng. Trái lại, thập giá Đức Kitô nghe rất quen thuộc đối với chúng ta, đến nỗi chúng ta có nguy cơ thực sự quên rằng thập giá này thật dễ sợ đến thế nào, khủng khiếp đến thế nào, chướng ngại đến thế nào. Chúng ta vẫn làm những cây thập giá bằng vàng như là đồ trang trí. Chúng ta đeo thánh giá như là nữ trang. Có lẽ chúng ta nên đeo một hình vẽ trên huy hiệu, như một cái ghế điện thu nhỏ, hoặc một chiếc thòng lọng của người bị treo cổ – vì đó chính là biểu tượng – của một cuộc hành quyết thật đáng xấu hổ. Không giống như cái ghế điện, việc đóng đinh vào thập giá là một trong những cách thức tra tấn tinh tế nhất mà con người đã từng nghĩ ra. Đó là cách trừng phạt dành cho loại tội phạm tồi tệ nhất. Nạn nhân hoàn toàn bị mất phẩm giá trong nỗi xấu hổ trần truồng ô nhục. Đó là một điều thật chướng ngại.

Thập giá Đức Kitô là một sự xỉ nhục khủng khiếp. Đấng Messia của Thiên Chúa phải mang lấy một sự xỉ nhục như vậy là điều không thể chấp nhận nổi. Đối với một số người, việc giảng dạy như vậy dường như mang tính cách báng bổ. Không bao giờ được để cho Đấng Messia phải chịu đựng nỗi đau khổ và bất xứng đến thế. Thiên Chúa sẽ không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Người chống lại bất cứ điều gì đưa đến nỗi đau khổ. Chắc hẳn Đấng Toàn Năng sẽ ngăn chặn những điều ấy, trước khi chúng có thể được thực hiện. Tất nhiên trừ phi đây chính là điều mà Chúa Cha đã dành cho Chúa Con.

Thập Giá Là Chướng Ngại Vì Những Điều Mà Thập Giá Hàm Ý Về Tính Nhân Đạo

Nguyên nhân thứ hai khiến thập giá là chướng ngại vì chúng ta không muốn nhận rằng chính tội lỗi đã làm cho cái chết của Đức Kitô trở nên cần thiết. Chúng ta chỉ muốn nghe nói đến sự tốt lành của con người. Chúng ta muốn nói về tiềm năng lớn lao chưa khai thác của mình. Khi nghĩ rằng chính tội lỗi của chúng ta chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ của Đức Kitô, thì chúng ta lại ngoảnh mặt đi. Chúng ta không thể và sẽ không chịu đựng nổi trách nhiệm đó. Đây là một cái nhìn về tình trạng tội lỗi riêng của mình, mà chúng ta không muốn thấy.

Kinh Thánh vẽ ra một bức tranh rõ rệt. Chúng ta đã nổi loạn chống lại chính Thiên Chúa. Sự nổi loạn này mang tính cách xúc phạm nặng nề đến chính Thiên Chúa, Đấng chí thánh. Chúng ta đáng phải chịu “chiếc ghế điện” của Thiên Chúa. Không có lời khẩn khoản nào trước Thiên Chúa. Chúng ta bị kết án, trừ phi chính Đấng Phán Xét can thiệp.

Chúng ta có thể lý luận, đổ lỗi, tìm cách chối tội! Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn không hề bị khuất phục. Thiên Chúa không chấp nhận tội lỗi. Tội lỗi thật khủng khiếp đối với Thiên Chúa, đến nỗi Người sẵn sàng để cho chính Con của Người chịu tra tấn, chịu hình phạt khổ giá ô nhục để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi đó.

Bất cứ khi nào chúng ta làm theo ý riêng mình thay vì ý của Thiên Chúa, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào chúng ta thỏa hiệp với sự dữ, với điều sai trái, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào ta ganh ghét, ghen tỵ, phê bình chỉ trích, đổ vạ cáo gian, tìm mọi cách trù dập người khác, hạ giá người khác, thì chúng ta phạm tội. Bất cứ khi nào chúng ta chỉ ngón tay xương xẩu vào một người khác để kết án, thay vì thương xót, thì chúng ta phạm tội…

Rõ ràng bản danh sách này còn dài dài. Tuy nhiên, chúng ta thường tự bào chữa rằng: “Ồ! Thì tất cả mọi người đều làm những điều đó mà. Có sao đâu?” Không ! Không phải thế ! Đây chính là những tội lỗi đã gây ra cái chết khủng khiếp cho Đức Kitô. Đây là những tội lỗi đã giết chết Đức Kitô! Bạo lực đã trở thành quá quen thuộc, đến nỗi chúng ta đang trở nên tê liệt đối với nó. Bạo lực nơi học đường, trong gia đình, ngoài đường phố, chỉ một xích mích nhỏ, va quẹt nhẹ, cũng có thể gây án mạng dễ dàng! Sự vô luân lan tràn khắp nơi, đến nỗi hầu như chúng ta không nhận ra. Và tội lỗi là một phần rất lớn trong những việc chúng ta làm và trong con người của chúng ta, đến nỗi hiếm khi chúng ta nhìn lại nó. Nhưng chính những tội lỗi mà chúng ta vẫn coi thường, lại là những tội lỗi mà Đức Giêsu đã chịu treo trên thập giá để cứu độ chúng ta.

Người ta nhận thấy thập giá là chướng ngại, vì thập giá cho họ nhìn thấy một bức tranh rất thật về bản thân họ, về con người thât của họ mà họ không muốn thấy.

Thập Giá Là Chướng Ngại, Vì Cho Thấy Chúng Ta Bất Lực Trong Việc Thực Hiện Sự Cứu Độ Đối Với Bản Thân Mình

Chúng ta có thể sẵn sàng thừa nhận thân phận tội lỗi của mình, nhưng lại không chấp nhận việc chúng ta không thể làm gì để đạt được ơn cứu độ.

Thập giá nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có duy một cách thức để hòa giải với Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã phải chấp nhận cư ngụ với con người, sống một cuộc đời thánh thiện, bất chấp sự cám dỗ liên tục từ phía Satan, rồi sau đó, giao phó mạng sống của Người cho nỗi đau khổ không thể tưởng tượng nổi. Tất cả là để đền bù cho tội lỗi chúng ta. Đây là cách thức duy nhất. Sự sống lại vinh quang lại là dấu chấm than đối với cuộc hy tế của Người.

Thế gian nghĩ rằng toàn bộ ý tưởng này thật điên rồ. Ý tưởng về Thiên Chúa trở thành con người, ý tưởng rằng một Thiên Chúa hoàn thiện vươn tới nhân loại nổi loạn theo một cách thức như vậy, ý tưởng này dường như kỳ cục. Thế gian chê cười.

Chúng ta không thể nào thực hiện được việc tự cứu độ bản thân mình. Chúng ta không có khả năng làm việc này. Ngay cho dù cố gắng hết sức, chúng ta vẫn không thể làm được. Chúng ta đều bất lực.

Con người cứ muốn “điều khiển chính vận mệnh của mình”. Tin Mừng nói với chúng ta rằng muốn đạt được ơn cứu độ, chúng ta cần:

- Nhìn nhận tội lỗi của mình bằng một thái độ chân thành sám hối. Nghĩa là chúng ta hối tiếc đối với tội lỗi, chứ không chỉ vì đang phạm tội.

- Đặt niềm tin tưởng và phó thác niềm hy vọng của mình vào Đức Giêsu. Đó là nói rằng: “Lạy Chúa, con xin phó thác chính mình con cho Chúa. Con tin Chúa. Con vẫn sẽ tin tưởng nơi Chúa”.

Kẻ trộm trên thập giá là một minh họa cho điều cần thiết để được cứu độ. Hai kẻ trộm, một tên thì chỉ trích, còn người kia lại nhìn nhận Đức Kitô chính là Con Thiên Chúa. Kẻ trộm này nhìn nhận rằng anh ta chỉ là một tội nhân bất lực trước con người và Thiên Chúa. Anh ta hiểu được bản chất của Thiên Chúa. Anh ta biết rằng Người phải được nể trọng và kính sợ. Anh ta cảm thấy nơi cần phải hướng tới để xin cứu giúp.

Trong lúc được chính Chúa Cha soi sáng, kẻ trộm này nhận biết rằng người đàn ông này (Đức Giêsu) sẽ đạt được một thắng lợi tột cùng. “Lạy ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi ông vào vương quốc của ông”. Đó là tất cả. “Xin nhớ đến tôi” ! Tội nhân cùng chết với Đức Giêsu, tội nhân đã tuyên xưng danh tính của Ngài, tội nhân nhận biết rằng đích thực Ngài là ai, và hướng tới Ngài để xin cứu giúp. Và Đức Giêsu đáp lại trong hơi thở đang hấp hối của Ngài: “Tôi nói thật với anh. Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”. Điều này có thể xảy ra như thế nào? Làm thế nào kẻ gian ác này thoát khỏi sự trừng phạt trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời hắn chỉ bằng cách nói rằng: “Xin nhớ đến tôi khi ông vào vương quốc của ông”.

Đó chính là nguyên nhân khiến thập giá mang tính cách chướng ngại đối với bản chất tự hào của con người. Vì điều này tuyên bố rằng cách thức duy nhất để được ơn cứu độ là hoàn toàn phó thác cho lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”

Chúng ta có thấy điều này thật chướng tai đối với người đương thời không? Người ta muốn có những luật lệ để tuân theo. Họ muốn những thể thức. Họ muốn điều khiển. Khi chàng thanh niên giàu có đến với Đức Giêsu và hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?”. Đức Giêsu không đưa cho anh ta một kinh nguyện để khẩn cầu. Người không đưa cho anh ta một thể thức để tuân theo. Thay vào đó, Người nói rằng anh phải vâng lời Thiên Chúa. Chàng thanh niên trả lời rằng anh ta vẫn làm như vậy. Đức Giêsu vạch ra một lãnh vực thật quan trọng đối với anh ta. Người nói: “Hãy bán tất cả những gì anh có, rồi đến theo Ta”. Chàng thanh niên này không thể. Anh ta không làm được điều này. Anh ta muốn được ơn cứu độ theo những điều kiện của anh ta. Anh ta muốn được một ơn cứu độ nào mà không can thiệp vào lối sống của anh ta. Không có loại ơn cứu độ như vậy.

Có vài cách thức mà chúng ta có thể đáp lại đối với sứ điệp của thập giá:

- Hãy dành thời gian để nghiêm túc hiểu được sứ điệp của thập giá. Hãy nhìn sự khủng khiếp của thập giá bằng đôi mắt xác thịt. Hãy hiểu được bản chất tàn phá của những điều mà Đức Kitô đã chịu đựng vì ta. Hãy nhìn nhận sự khủng khiếp của tội lỗi và hãy hối cải. Chỗ nào ta đang thỏa hiệp, đừng làm như vậy nữa. Hãy sống trung thực, ngừng che giấu và đối diện với thực tại.

- Kiên quyết không giảm bớt cách trình bày sứ điệp Tin Mừng. Thật hấp dẫn khi làm cho các việc trở nên dễ chịu hơn đối với thế giới. Thật hấp dẫn khi nói về sự tốt đẹp, sức mạnh và khả năng của chúng ta. Thật hấp dẫn khi đưa ra những thể thức và hệ thống. Thật hấp dẫn khi nói với mọi người về những điều họ muốn nghe. Chúng ta không được làm như vậy. Máu thánh Đức Kitô là cách thức duy nhất để cứu độ. Chúng ta được cứu độ chỉ duy nhất bằng cách tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Việc làm hại đến sứ điệp đích thực chính là ngăn cản những lời của sự sống, hoặc tệ hại hơn, đưa người nào đó đến với đường lối sai trái.

- Hãy tự xem xét bản thân. Ta có còn cố gắng tìm kiếm cách thức nào đó để tự cứu thoát mình không? Ta có đang hy vọng trở nên đủ tốt lành không? Bất cứ điều gì khác với sự hối cải và đức tin đều là một sự thay thế vô giá trị đối với chân lý duy nhất có thể cứu độ. Ta cần có được đức tin của kẻ trộm trên thập giá. Đức tin đó nói rằng: “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi”. Nếu ta cầu xin Người trong lòng tin, thì Máu thánh của Người sẽ có hiệu quả rửa sạch tội lỗi của ta. Và mặc dù điều này có thể gây chướng ngại đối với một thế giới duy vật vô thần, ta vẫn sẽ được ở với Người trên thiên đàng.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 12/09/2010
BAO THƠM

N2T


Bao thơm còn gọi là túi thơm, cũng gọi là hương thơm.

Người thời xưa cho rằng tháng năm là tháng độc, do đó mà vào ngày mồng năm tháng năm tết Đoan Ngọ có phong tục làm đủ mọi thứ để tránh tà thần ma quỷ. Ví dụ như dùng cây ngải cắt thành hình con hổ, hoặc dùng vải cắt thành hình con hổ con để xua đuổi một vài thứ có độc; ngoài ra cũng có người dùng dây ngũ sắc cột trên cổ tay của em bé, để nó được sống lâu trăm tuổi.

Từ từ hai loại phong tục này hợp thành một loại, tức biến thành dùng dây ngũ sắc đan thành một cái bao vải nhỏ đựng đầy lá hùng hoàng, cây ngải và bột đàn hương và cho em bé đeo trước ngực, đề phòng sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn trùng độc, không những có công dụng trừ khử tránh độc, mà còn tượng trưng cho sự bảo vệ tính mạng được tốt lành.

(Hình Sở tuế thời ký)

Suy tư:

Người xưa cho rằng tháng năm (âm lịch) là tháng độc, nhưng theo dương lịch là tháng sáu, mà tháng sáu là tháng mưa nắng thất thường, khí trời oi bức, bởi vì tháng sáu qua tháng bảy là mùa xuân mùa hạ giao thời, dễ làm cho con người ta mệt mỏi sinh bệnh, do đó đến ngày tết đoan ngọ là tết lớn thứ hai của người Trung Quốc, nên theo phong tục trừ ma quỷ, độc trùng, người ta treo trước cửa nhà những cành cây ngải để trừ khử độc trùng, và những lá bùa giấy để xua đuổi ma quỷ...

Người Ki-tô hữu không tin dị đoan, nhưng những gia đình Ki-tô hữu Trung Quốc đến ngày tết đoan ngọ, cũng theo phong tục thay vì treo cây ngải, dán bùa trước cửa nhà, thì họ mời linh mục đến nhà rảy nước thánh trong nhà, treo tượng thánh giá trước cửa nhà, và có những gia đình dán câu Lời Chúa trước cửa nhà để bày tỏ tín ngưỡng đức tin của mình, đó không phải là dị đoan, nhưng là cầu mong sự chúc lành của Thiên Chúa trên gia đình họ, đó cũng là một cách truyền giáo vậy.

Hương thơm dễ lan tỏa nhất chính là sống và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống.

-----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 12/09/2010
N2T


30. Sự tiến bộ chân chính của con người chính là khắc chế mình, người khắc chế mình thì có thể thoát khỏi sự mệt mỏi, hưởng được bình an.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:22 12/09/2010
N2T


522. Tình hữu nghị giống như đóa hoa, luôn chăm nom bồi dưỡng thì có thể nở hoa trong lòng.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục phục vụ như Chúa Kitô
LM Trần Đức Anh OP
08:56 12/09/2010
CASTEL GANDOLFO. Sáng 11-9-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 110 GM đang tham dự khóa bồi dưỡng dài 12 ngày do Bộ truyền giáo tổ chức tại Roma. Ngài nhắn nhủ các vị noi gương Chúa Kitô trong việc phục vụ, đồng thời tăng cường đời sống cầu nguyện, và nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa.

Trong số các GM tham dự khóa họp, có 9 GM Việt Nam: Giuse Đặng Đức Ngân, Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Giuse Nguyễn Năng, Lorensô Chu Văn Minh, Gioan Vũ Tất, Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Mathêu Nguyễn Văn Khôi, Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Tôma Vũ Đình Hiệu.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Tôi biết rõ những thách đố mà anh em đang phải đương đầu, đặc biệt trong những cộng đoàn Kitô sống đức tin trong những hoàn cảnh không dễ dàng, trong đó, ngoài những hình thức nghèo đói khác nhau, đôi khi còn có những hình thức bách hại vì đức tin. Anh em có nghĩa vụ nuôi dưỡng hy vọng của họ, chia sẻ những khó khăn của họ, lấy hứng từ lòng bác ái của Chúa Kitô qua sự quan tâm, dịu dàng, từ bi đón tiếp, sẵn sàng và chú ý đến những vấn đề của dân chúng, và sẵn sàng hy vọng mang sống vì dân” (ĐTC Biển Đức 16, Sứ điệp Ngày Thế Giới truyền giáo 2008,n.2).

ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta chỉ có thể hiểu sứ vụ Giám Mục từ Chúa Kitô là nguồn mạch của chức tư tế duy nhất và tối cao mà GM được tham phần. Vì thế ”GM phải quyết tâm chấp nhận lối sống noi gương hạ cố (kénosis) của Chúa Kitô tôi tớ, thanh bần và khiêm hạ, làm sao để việc thi hành sứ vụ mục tử của GM phản ánh trung thực Chúa Giêsu, Người Tôi Tớ Thiên Chúa, và làm cho GM, giống như Chúa, trở nên gần gũi tất cả mọi người, từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất” (GP2, Tông Huấn Pastores gregis 11).”

ĐTC nhận xét rằng ”Để noi gương Chúa Kitô, GM cần phải dành thời giờ thích hợp để ”ở với Chúa”, chiêm ngưỡng Chúa trong kinh nguyện thân mật, tâm tình với Chúa, thường xuyên ở trước mặt Chúa, trở thành người cầu nguyện và thờ lạy Chúa: đó là điều trước tiên mà Vị Mục Tử được kêu gọi thực hành”.

ĐTC cũng nhấn mạnh đặc tính hy sinh, dâng hiến là phẩm giá đích thực của GM: phẩm giá ấy xuất phát từ sự kiện GM trở nên người phục vụ mọi người, đến độ hiến cả mạng sống. Thực vậy, chức GM, cũng như LM, không bao giờ được hiểu theo tiêu chuẩn trần thế. Chức ấy là một sự phục vụ trong tình thương. GM được kêu gọi phục vụ Giáo Hội theo thể thức Thiên Chúa làm người, ngày càng trở thành người phục vụ Chúa và nhân loại một cách trọn vẹn hơn”.

Sau cùng, ĐTC nhắn nhở các GM mới hãy nuôi dưỡng mình một cách dồi dào bằng Lời cứu độ, luôn ở trong tư thế lắng nghe Lời Chúa (SD 11-9-2010)
 
Top Stories
Pope's visit 'will bring inspiration'
Mark Casci
20:47 12/09/2010
The visit of Pope Benedict XVI to Britain this week will bring "fresh energy and inspiration" to Britain, a leading Catholic leader has claimed.

The Pope is set to arrive on Thursday for his first state visit to the United Kingdom, with thousands expected to see him during his four-day trip to Edinburgh, Glasgow, London and Birmingham.

It will invite people to focus on the "Christian inheritance that lies at the heart of our culture and traditions", the Archbishop of Westminster said.

"From this source there is much fresh energy and inspiration to be gained. When we forget, minimise or even reject this inheritance, then we risk losing our profound identity and creating a vacuum of values at the heart of our society."

Police are mounting a massive security operation throughout the four-day visit which is expected to lead to demonstrations by humanists, secularists, anti-child abuse groups and gay rights demonstrators.

Andrew Copson, a spokesman for Protest the Pope, a coalition of groups opposing the visit, said the Pope's views on issues such as abortion, condoms and faith schools put him out of step with Britain.

"The policies of the Pope and the state of which he is the head of are wildly out of sync with the beliefs and values of Britain's liberal democracy and of the British people so he can expect a reception that reflects that disconnect," he said.

While organisers admit there will be fewer people at the major open air Masses to be celebrated in Glasgow, Birmingham, as well as the Hyde Park prayer vigil in London compared with those who attended for Pope John Paul in 1982, they blame modern health and safety regulations and security demands.

But in spite of the difficulties, Catholic commentators say they believe the Pope, who will beatify Cardinal John Henry Newman, the 19th century convert, will receive a warm welcome.

The celebrated Popemobile will be used during the visit and will arrive ahead of him.

The Pope will receive a state welcome from the Queen at Holyroodhouse Palace in the Scottish capital before travelling by Popemobile to the official residence of Cardinal Keith O'Brien, Archbishop of St Andrews and Edinburgh. He then travels to Glasgow to preside over an open air Mass at Bellahouston Park.

The Pontiff will fly to London on Thursday night for two days in the capital where he will meet schoolchildren and representatives of different faiths at St Mary's University College.

He will meet Archbishop of Canterbury Dr Rowan Williams at Lambeth Palace before travelling by Popemobile to deliver an address at Westminster Hall attended by all four living former prime ministers. Pope Benedict will also participate in a service of evening prayer at Westminster Abbey and celebrate a Mass at Westminster Cathedral.

His stay in London will also include meetings with Prime Minister David Cameron, Deputy Prime Minister Nick Clegg and the acting leader of the Opposition Harriet Harman.

He will visit a residential home for older people in Vauxhall, south London, before travelling by Popemobile to a prayer vigil in Hyde Park, London.

The culmination of the visit will be a ticket-only event at Cofton Park, Birmingham, on Sunday September 19 when the Pope will beatify Cardinal John Henry Newman, bringing him a step closer to becoming England's first non-martyred saint since before the Reformation.

(Source: http://www.yorkshirepost.co.uk/news/Pope39s-visit-39will-bring-inspiration39.6527322.jp)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Curia Nam Úc, Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria
HB Mai
05:55 12/09/2010
Curia Nam Úc, Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria

Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân, Nam Úc tổ chức mừng Bổn Mạng vào Chúa Nhật 12/09/2010.

Thứ Bảy 04/09/2010 toàn thể Anh Chị em hội viên Hoạt động cũng như Tán Trợ đã chuẩn bị tĩnh tâm, dọn tâm hồn trong sạch để mừng kính Sinh nhật Mẹ Maria. Đúng 9 giờ 30 sáng, Chúa Nhật 12/09/2010, Thánh Lễ Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria bắt đầu bằng lời dẫn lễ thật ý nghĩa, do một Hội Viên của hội, tuyên đọc trước Cộng Đồng, sau đó Ca Đoàn Việt Linh cất lên bài ca nhập lễ.

Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế Thánh Lễ, cùng đồng tế có Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng thuộc giáo phận Long Xuyên, đang tu học bên Roma, sang thăm quan Nam Úc.

Chủ tế đoàn và đoàn cờ hiệu đại diện cho từng presidium được rước, tiến lên bàn thờ để bắt đầu Thánh Lễ.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, Đức Ông đã ngỏ lời chào mừng hai chị Trưởng và Thư ký, đại diện cho Legio Mariae Comitium thuộc Tổng Giáo Phận Adelaide đến tham dự.

Thánh Lễ hôm nay đặc biệt hơn, với tượng Mẹ Ban Ơn được đặt bên cạnh bàn thờ chính cùng với hoa nến và vexillium của Legio Mariae đứng bên cạnh.

Trước khi Thánh lễ chấm dứt, các em Junior presidium dâng lên Mẹ Maria hoạt cảnh nói về đời sống đơn sơ và phó thác của Mẹ, sau đó đại diện Legio có lời cảm tạ đến Đức Ông và toàn thể cộng đoàn đã hiệp dâng thánh lễ mừng kính sinh nhật Mẹ Maria, đồng thời kính mời Đức Ông Đại diện cắt chiếc bánh Sinh Nhật của Mẹ Maria.

Sau thánh lễ tạ ơn, toàn thể cộng đồng được no đầy với chiếc bánh sinh nhật của Đức Mẹ ngoài khu cánh buồm.

Xem hình tại đây

Được biết Hội Legio Mariae Nam Úc tính đến nay đã được gần tròn 30 tuổi, bắt đầu thành lập vào tháng 10/1980, danh hiệu Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân, nhận bổn mạng vào ngày kính Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9 hàng năm.

Legio Mariae là một đoàn thể Tông Đồ giáo dân, đặt dưới quyền chỉ huy hùng mạnh của Đức Maria Vô Nhiễm, tổ chức dựa theo khuân khổ của đạo quân La Mã xưa. Tuy Legio Mariae tổ chức theo lối quân đội nhưng người lính và vũ khí của nó không thuộc về đơn vị trần gian.

Legio Mariae, tiếng Việt Nam được gọi là: Đạo Binh Đức Mẹ.

Legio có một tổ chức đặc biệt mô phỏng theo các chiến đoàn La Mã thời xưa. Cơ cấu bé nhỏ nhất được gọi là Presidium hay Tiểu đội, hai tiểu đội hay nhiều hơn, lập thành một Curia. Nơi nào thấy cần phải trao cho Curia ngoài những chức vụ riêng, ít nhiều quyền hạn kiểm soát, một hay nhiều Curia khác, thì Curia cấp trên này sẽ đặc biệt gọi là Comitium.

Nơi nào quá lớn đối với một Comitium và quá nhỏ đối với Senatus thì được thành lập một Hội Đồng gọi là Regia để quản trị.

Senatus có trách nhiệm trong một miền và Concilium là cơ cấu tối cao, mỗi Presidium đều nhận một danh hiệu của Mẹ Maria, như Presidium Mẹ Vô Nhiễm, Hồn Xác Lên trời, Mân Côi... v.v..
 
Giáo xứ Thanh Đức Đà Nẵng khai giảng Năm học Giáo lý
Paul Maria
08:16 12/09/2010
ĐÀ NẴNG - Hôm nay ngày 12/09/2010, Chúa nhật XXIV Thường Niên, Giáo xứ Thanh Đức Giáo phận Đà Nẵng long trọng cử hành Thánh lễ Tạ Ơn - Khai giảng Năm học Giáo lý 2010 - 2011 cho hơn 800 em Thiếu Nhi - Thiếu Niên thuộc Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí và hai lớp Vào Đời thuộc Giới Trẻ của Giáo xứ.

Xem hình ảnh

Thánh lễ do Cha Tân Phó xứ Giuse Lê Thiện Thuật chủ sự.

Tham dự Thánh lễ Khai giảng sáng nay có sự hiện diện của Cha Quản xứ Bônaventura Mai Thái, Bà Nhất và Quý Soeurs, Ban Thường Vụ HĐGX, đại diện các Đoàn Thể, các Giới trong Giáo xứ, đông đủ các em và Quý Phụ huynh.

Phát biểu về ngày khai giảng, Cô Madalêna Trương Thị Vang, Ủy viên Đặc trách Giáo Lý - Giáo Dục nói:

". .. Giáo dục là vấn đề được Giáo Hội và toàn xã hội quan tâm. Giáo Hội không đứng ngoài cuộc, mà đặt nền tảng căn bản và sâu xa cho việc giáo dục con người cách toàn diện qua việc đặt nặng giáo dục nhân bản và đạo đức Kitô giáo.

Hôm nay, Giáo xứ Thanh Đức tổ chức khai giảng Năm học Giáo lý 2010 - 2011 cho Thiếu Nhi và Giới Trẻ trong Giáo xứ với chủ đề: " Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian " (Mt.5,13-14)...

Chúng con xin chân thành cám ơn Cha Quản xứ, Cha Phó, Quý Soeurs, BTV Hội Đồng Giáo Xứ, các Đoàn Thể, Quý vị Phụ huynh đã hướng dẫn, đã cộng tác, đã giúp đỡ Ban Giáo lý - Giáo dục trong suốt thời gian dài đã qua và cả trong năm học sắp đến, để chúng con chu toàn cách tốt nhất bổn phận mà Quý Cha và Giáo xứ đã tin cậy trao phó cho chúng con... "

Phần mình, trong lời tâm tình cùng các em nhân ngày khai giảng, Cha quản xứ đã dặn dò:

". .. Các con phải gắng sức học hỏi Giáo lý và văn hóa để được như Giêsu " ngày càng thêm khôn khoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta "... Học hỏi để lớn lên thành con người có nhân bản, có đạo đức. Học hỏi để lớn lên thành con Chúa có tấm lòng, có tinh thần của Chúa...

Với tư cách là Cha Quản xứ, Cha tuyên bố khai giảng Năm học Giáo lý 2010 - 2011 tại Giáo xứ Thanh Đức chúng ta "...

Mở đầu Thánh lễ Tạ ơn, Cha Phó Giuse Lê Thiện Thuật đã nói:

" Chúng ta hiệp ý hiệp lòng tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Năm học Giáo lý 2010 - 2011 hôm nay. Chúng ta học để biết Thiên Chúa và mến yêu Ngài nhiều hơn. Học để đặt niềm tin, niềm hy vọng vào Thiên Chúa nhiều hơn. Học để với Ơn Chúa, chúng ta rao giảng về Ngài cách hiệu quả hơn theo ơn gọi của mỗi người chúng ta trong một xã hội cần đến Thiên Chúa hơn bao giờ hết: " Vì con muốn làm men, muốn làm muối ướp cho mặn đời. Vì con muốn liều thân, đem Tin Mừng đi khắp nơi "...

Xin Chúa cho Năm học Giáo lý này được tiến triển tốt đẹp trong tình yêu và sự chở che của Chúa và Mẹ Maria, và bằng chính sự hy sinh, nhiệt thành của tất cả chúng ta... "

Sau phần Hiệp lễ, Giáo xứ qua Tiểu Ban Khuyến Học, đã trao tặng những phần quà giá trị cho các em học sinh và sinh viên có thành tích tốt trong năm học Văn hóa 2009 - 2010 vừa qua.

Có 223 em đạt học sinh Giỏi của Cấp I, Cấp II và Cấp III ( kèm điểm thi Giáo lý cuối năm trên 15 điểm), 34 em thi đậu vào các Trường Đại học và Cao đẳng, 06 em tốt nghiệp Đại học ( 01 em tốt nghiệp Cao học và 05 tốt nghiệp Kỷ sư và Cử nhân ) cùng 05 Chú Dự Tu trong Giáo xứ, được nhận phần thưởng tuyên dương.

Cả Nhà thờ vang lên từng tràng pháo tay thật lớn chúc mừng các em.

Thật hạnh phúc và hãnh diện cho các em được tuyên dương hôm nay, bởi vì không những các em học tốt về Văn hóa mà còn học giỏi về Giáo lý. Để mai sau khi vào đời, các em bước đi trên đôi chân đã cân bằng về đạo đức và trí tuệ, vững tiến giữa đời mà không sợ khập khểnh, cụt què nhân đức.

Cũng trong dịp này, Giáo xứ qua Ban Bác Ái - Xã Hội, đã trao tặng số tiền mặt hỗ trợ việc học hành của 38 em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.

Cụ thể, đối với các em học sinh Cấp I, II, III, Giáo xứ trợ cấp hoàn toàn học phí của Năm học 2010 - 2011, đối với các em sinh viên, Giáo xứ hỗ trợ nửa năm học phí của các em.

Số tiền mặt này phần lớn được trích từ Quỹ Từ Thiện của Đội Hạt Cải Giáo xứ, những đồng tiền được cóp nhặt qua những chiều Chúa nhật các em thu gom ve chai quanh vùng đem bán giúp các em nghèo không đủ điều kiện ăn học. Tuyệt vời thay những tấm lòng. Đa phần thành viên của Đội Hạt Cải đều cùng lứa tuổi học sinh, sinh viên, thậm chí có những em đã vì nghèo mà thất học. Vì thế, cả " của cho và cách cho " từ Đội Hạt Cải thật đáng trân trọng, đáng cảm phục biết bao.

Cách đặc biệt, hôm nay có 02 em học giỏi, nhà nghèo, nhưng đạo đức đã được nhận tiền " yểm trợ khuyến học suốt năm học " có tên là " Pham Van Thanh " do một gia đình Thanh Đức sống tại Hoa Kỳ tài trợ. Đó là em Matta Trần Thị Thúy Vân ( Giáo họ Anna ) và em Anrê Hồ Đắc Vũ ( Giáo họ Giuse ).

Cha Quản xứ, trong lời kết thúc phần trao quà tặng, đã chân thành cám ơn cộng đoàn Giáo xứ, bằng cách này cách khác, đã nhiệt thành đóng góp vật chất và tinh thần để Giáo xứ có điều kiện động viên và tuyên dương các em sinh viên, học sinh của Giáo xứ hằng năm.

Cha cũng không quên gửi đến Cô Ủy viên Giáo Lý - Giáo Dục, Ban Giảng viên, Quý Huynh Trưởng HTDC, Ban Bác Ái - Xã Hội, Tiểu Ban Khuyến Học, Đội Hạt Cải Giới Trẻ... không hề quản ngại khó nhọc, với tấm lòng yêu thương quảng đại, cùng với Giáo xứ, đã tổ chức và thực hiện mọi công việc lo cho tương lai con em của Giáo xứ mà chính Chúa và Mẹ Giáo Hội, Giáo xứ hằng mong ước: Các em " càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta ".

Trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa, cộng đoàn Phụng vụ cất vang lời ca kết lễ:

" Đây Mùa Hồng ân, trời mới đất mới chói chang,
Giáo Hội Việt Nam hân hoan đón mừng Năm Thánh.
Muôn tâm hồn kết giao tình thân,
Hiệp nhất sống đời Chứng nhân... "
 
Giáo xứ Tân Lộc, Cửa Lò, trong tuần Chầu Lượt
Tân Lộc
08:21 12/09/2010
VINH - Chúa nhật ngày 12/9/2010 giáo xứ Tân Lộc, Gp Vinh và một số xứ trong giáo phận tổ chức tuần chầu luân phiên theo lịch phụng vụ giáo phận vinh quy định.

Xem hình ảnh

Từ hai tuần trước đó trong toàn giáo xứ đã nhộn nhịp, các đơn vị, hội đoàn cho mọi công việc được phân công, để chuẩn bị đón tuần chầu Thánh Thể thay cho giáo phận theo phiên thứ.

Trên các con đường thôn xóm, nhà nhà ai cũng lo tu sửa dọn dẹp ngăn nắp và sạch đẹp, các ngã ba, ngã tư đường những cổng chào, cổng yết được dựng lên hoành tráng, trên trục đường 46 từ thành phố Vinh xuống cảng thương mại Cửa Lò, một băng lớn được Ban văn hoá và Ban trang trí giáo xứ băng qua đường, với hai mặt chữ “ Đức Ky tô hôm nay, hôm qua và mãi mãi” mặt nhìn phía từ Vinh xuống có dòng chữ “ Chào mừng đại hội Thánh Thể 2010”, trong các con đường và trên nóc nhà hoặc trước cổng từng gia đình cờ vàng trắng tung bay trông như những rừng hoa nở rộ muôn nẻo đường giáo xứ, trong những ngày này giáo xứ trông khẻo, đẹp như những cô gái xuân thì, nét thánh thiện được toát lên như một bà già đạo đức phúc hậu.

Phải rồi ! Không đẹp và phúc hậu sao được vì từ chiều Chúa Nhật ngày 5/9/2010, trước một tuần các giới được tĩnh tâm hội thảo; tối thứ hai giới trẻ toàn giáo xứ được cha Phêrô Trần Đình Lai chia sẻ, hơn 1000 bạn trẻ trong toàn giáo xứ về tham dự, những vấn nạn được các bạn trẻ đưa ra, rất nhiều câu hỏi được cha phân tích và cha con đã cùng đi đến một đáp số chung, sau cuộc hội thảo này mỗi người chung tay thực hiện để đời sống đạo trong thanh thiếu niên giáo xứ tiến triển trên con đường đạo đức.

Ngày thứ ba, cha giáo trường đại chủng viện vinh Thanh Gioan Nguyễn Hồng Pháp hội thảo chia sẻ với chi em giới phụ nữ toàn xứ, chủ đề “ Gia đình giáo dục, vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình công giáo” được cha đưa ra và đi vào từng lãnh vực chi tiết, những câu hỏi được ban tổ chức thu nơi từng người và được cha giáo phân tích trả lời giải quyết rất cụ thể.

Ngày thứ cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính, quản xứ Lập Thạch cùng với giới phụ huynh nam với chủ đề “ người chồng, người cha là vị gia trưởng trong gia đình trong thời đại ngày nay”. Vì đề tài rộng lớn, Cha đã chốt và cô đọng trong những lãnh vực liên quan trong môi trường giáo xứ, làm cho buổi hội thảo rôm rả, mỗi người hăng say đưa ra biết bao nhiêu vấn nạn, bao nhiêu hoàn cảnh, bao nhiêu vấn đề liên quan sát với chủ đề, tất cả mọi câu hỏi được đáp ứng và cùng nhau đi đến một đáp số, tìm ra phương pháp giải quyết. sau mỗi cuộc hội thảo là 15 phút chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa.

Chiều thứ năm thánh lễ đồng tể hơn 10 linh mục trong giáo phận về dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày lễ “Mình Thánh Chúa”.

Ngày thứ sáu hai thánh lễ sáng và chiều mỗi thánh lễ cũng hơn 10 cha đồng tế, Sáng thứ bảy các cha về dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo phận và đặc biệt đêm thứ bảy toàn thể giáo dân thắp nến cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa với những tâm tình cầu nguyện cho giáo hội hoàn vũ, cầu nguyện cho giáo hội và hàng giáo phẩm, cho Hội đồng Giám mục Việt Nam được hiệp thông và hợp nhất nên một trong thời đại hôm nay, cầu nguyện cho công lý hoà bình được đẩy lùi, mỗi bất công gian dối đang hoành hành trong xã hội hôm nay. Sau buổi thắp nến cung nghênh Thánh Thể về sân tiền nhà thờ, Ban giáo lý hạt tổng kết giáo lý qua một năm tuy còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung nền giáo lý đã được nâng lên trong toàn giáo xứ nhờ sự quan tâm của cha quản hạt Martinô Nguyễn Xuân Hoàng, Cha đặc trách giáo lý Nguyễn Xuân Tính, quý cha trong toàn giáo hạt, sự nổ lực của mỗi cấp mỗi ngành, nhất là Ban giáo lý giáo hạt, Ban giáo lý các xứ và giáo lý viên trong toàn giáo hạt, bên cạnh đó là sự nhiệt tình hợp nhất của cha mẹ học sinh và nổ lực học tập của các em. Trong đêm tổng kết những phần thưởng được trao cho các đơn vị và cá nhân xuất sắc được đan xen qua các tiết mục ca múa của các đội múa không chuyên do các giáo xứ trong giáo hạt mang về biểu diễn.

Ngày cao điểm Chúa Nhật 12/9 Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ tế, năm nay giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham gia tuần chầu thật đông đúc. Từ thứ năm đến thứ bảy sau các thánh lễ và cả ban tối người người từng lớp dọn mình đến với toà xá giải đông nghịt, ai cũng muốn trở về sau những ngày xa cách hoặc có nhiều người mới “tắm” xong cũng đến để “rửa” qua cho sạch thơm mà kết hợp với Chúa Giê-su Thánh Thể trong tuần đại phúc này.

Một truyền thống tốt đẹp và hồng phúc của giáo phận Vinh mà các vị tổ tông cha ông đã truyền lại. nhiều lần, nhiều Đức Cha và các Cha thường hay kết luận rằng “ Giáo phận Vinh được nhiều ơn đặc biệt ( về nhiều lãnh vực) là nhờ lần hạt Mân Côi và đặc biệt nhất là Thánh Thể qua duy trì các phiên thứ chầu đền tạ luân phiên trong các giáo xứ”. Đúng rồi nguồn ân phúc Chúa tuôn đổ dồi dào trên quê hương Việt Nam, nhất là giáo phận Vinh, trong từng giáo xứ một phần lớn là nhờ Bí Tích Thánh Thể và chuỗi hạt Mân Côi được mỗi người, mỗi thời hưởng ứng chuyên chăm.

Tuần chầu qua đi mọi người như tiếp được sức mạnh mới sau một năm mệt nhoài gian truân trên con đường về quê, đành rằng hằng ngày hoặc hàng tuần hay hàng tháng chúng ta vẫn được Chúa Giê-su tiếp sức nhưng khi tuần chầu đến cả một tập thể lớn là giáo xứ, nhà nhà, người người, nơi nơi khắp chốn, người được tiếng là đạo hạnh cũng như người mang tiếng là khô khan tất cả, tất cả cùng lắng đọng, cùng trở về là dịp để cho mỗi người khiêm nhường tạ tội trước Thánh Thể Chúa Giê-su.

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể chúng con Cảm tạ tri ân Ngài, xin luôn đồng hành, thêm sức và dẫn lối cho chúng con trên con đường về quê, vì bao lực cản và lắm “biển” chỉ đường lối rẽ do ma quỷ, thế gian cắm lên hòng lừa chúng con lạc lối mất phương hướng giữa thế trần.
 
Bổn Mạng Giáo Đoàn Granville Giáo Phận Parramatta
Diệp Hải Dung
08:25 12/09/2010
SYDNEY - Trưa Chúa Nhật 12/09/2010 các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Giáo đoàn và các Quan Khách Úc-Việt đã đến nhà thờ Holy Trinity Granville Giáo Phận Parramatta tham dự mừng kính Lễ Thánh Tử Đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh Quan Thầy của Giáo Đoàn.

Xem hình ảnh

Kiệu tượng Thánh Tử Đạo Giuse Hoàng Lương Cảnh được long trọng cung nghinh từ cuối nhà thờ rước lên an vị trên Cung Thánh. Cha Trần Hữu Đức Quản Nhiệm Giáo Đoàn Granville thắp nén hương dâng kính trước kiệu Thánh Hoàng Lương Cảnh và sau đó là phần đọc sơ lược tiểu sử của Thánh Giuse Hoàng Cảnh sanh năm 1763 tại Làng Văn Bắc Giang. Ngài là một Lương Y và là Trùm Họ nhưng rất trung kiên hết lòng vì Chúa. Ngài bị bắt và quan quân ép buộc Ngài phải bước qua Thánh Giá nhưng Ngài nhất quyết không bước qua mà con trân trọng ôm hôn Thánh Giá, chẳng những thế Ngài bị đánh đập tra khảo mà Ngài không lộ vẻ oán giận hay thù hằn Ngài vẫn dâng lời cầu nguyện cho những quan quân đánh đập Ngài. Ngài đã đem Đạo Lý và Tình Yêu của Đức Giêsu đến cho mọi người và để làm chứng nhân cho Thiên Chúa. Ngài bị xử trảm vào ngày 5/09/1838 tại Bắc Ninh, và được phong Á Thánh năm 1900.

Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đỗ Văn Nhựt Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Granville lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Cha Trần Hữu Đức cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn bên hội trường nhà thờ.
 
Nhịp cầu của lòng xót thương
Diệu Minh
08:38 12/09/2010
“Tôi đã khóc vì không có giày để mang,
nhưng rồi đã ngừng khóc khi thấy người khác không còn chân để mang giày…”


Cuộc sống hối hả và nhộn nhịp đôi lúc làm cho ta có thói quen bước đi vội vã với những âu lo toan tính, những gánh nặng đời thường. Nhiều khi cảm thấy mỏi mệt nhưng ta không dám dừng lại, sợ rằng chỉ cần chậm lại một giây thôi, ta sẽ mãi mãi bị bỏ lại phía sau. Ta cắm cúi bước đi. Và như thế, ngày qua ngày ta quên mất Thiên Chúa, quên mất những niềm vui, những hạnh phúc có quanh đây. Ta thờ ơ với mọi thứ, vô cảm với những người bên cạnh mình, chỉ mãi tìm kiếm danh lợi thú thoả mãn cho bản thân. Ta không biết rằng thế giới rất đẹp và có nhiều điều kỳ diệu. Ta như người lữ hành đơn độc không nối nhịp cầu nào với vũ trụ thiên nhiên, với tha nhân đồng loại và với Đấng Tạo Hoá.

Hạnh Phúc Trong Đêm Mưa

Tôi đã có được dịp nối những nhịp cầu như thế trong những lần cùng Đội Quân Áo Xanh của cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa giáo xứ Chí Hòa đem những phần quà cộng đoàn chắt chiu dành dụm cả tháng trời đến cho những gia đình khó khăn ở vùng sâu vùng xa. Tháng 7 này, những Cánh Chim Xanh vượt một chặng đường khá dài và dừng chân tại họ đạo Long Thắng, xã Định Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp với hành trang là 1000 phần quà cùng thuốc men, ảnh Lòng Thương Xót và tràng chuỗi mân côi.

Mùa hè Sài Gòn có những cơn mưa đến bất chợt làm cho không gian như dịu lại, khí trời mát mẻ dễ chịu. Tối thứ bảy, 24-07-2010, trước giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa tầm tã. Nếu như bình thường, hạnh phúc nhất là được ở nhà, nằm trên chiếc giường ấm áp và đánh một giấc tới sáng. Tôi nghĩ thầm, có lẽ chuyến công tác lần này sẽ có ít bạn tham gia và phải xuất phát trễ vì cơn mưa càng lúc càng nặng hạt và sẽ kéo dài rất lâu, giờ này có ai muốn bước chân ra khỏi nhà đâu! Vậy mà khi đến điểm tập trung, tôi thấy những Cánh Chim Xanh đã có mặt gần như đầy đủ. Có nhiều bạn đến từ rất sớm, đang đứng co ro núp mưa dưới mái hiên chờ xe. Dù ướt và lạnh, nhưng trông ai cũng phấn khởi. Mọi người trò chuyện, cười nói, bắt tay hỏi han nhau rất nhiệt tình. Cơn mưa làm chúng tôi xích lại gần nhau hơn.

Tạ ơn Chúa, khi xe đến, mưa cũng nhẹ dần. Sau khi Chim Đầu Đàn lên từng xe dặn dò một vài điều cần thiết, cầu nguyện và chúc bình an cho cả đoàn, đoàn xe bắt đầu lăn bánh. Đội Quân Áo Xanh với hơn 150 thành viên lại lao vào một cuộc hành trình mới loan truyền Lòng Thương Xót Chúa nơi vùng sâu vùng xa. Dù đêm nay mưa gió, chúng tôi vẫn khởi hành đúng như giờ đã định.

Hạnh Phúc Chuyến Đò Đêm

Sau 4 tiếng ngồi xe với chuỗi kinh Mân Côi, ca hát sinh hoạt cho quên chặng đường dài, cả đoàn chúng tôi đến được bến đò. Từ chỗ dừng xe phải đi bộ một quãng để đến được nơi ghe đậu. Mưa vẫn lất phất. Trời không trăng sao. Chúng tôi mò mẫm đi trong bóng tối. Lòng ai cũng lo sợ hàng hóa sẽ ướt hết trước khi kịp chuyển đến tay bà con!

Con đường đất trơn trượt và lầy lội, vì trời mưa từ sáng nên bùn ngập đến tận mắt cá chân. Mặc dù trời tối đen, nhưng vì đã quen với những lần di chuyển trong đêm thế này nên những Cánh Chim Xanh vẫn nhanh chóng đưa hàng đến bến. Đến đây, chúng tôi lại gặp một khó khăn khác. Vì nước xuống quá thấp nên 2 chiếc ghe chở hàng bị kẹt không ra được. Thế là hơn chục bạn nam phải bỏ dép, xắn quần nhảy xuống nước để đẩy ghe ra. Sau này khi mọi việc đã xong các bạn mới thú thật, lúc ấy vừa đẩy vừa sợ bị đỉa cắn, nhưng không ai dám nói, chỉ mong cho hàng hóa được chuyển lên ghe an toàn. Bác lái ghe nhìn những Cánh Chim Xanh, ngạc nhiên: “Đây là đội bốc xếp chuyên nghiệp phải không?”

Tạ ơn Chúa! Ai cũng vui vì không có bao hàng hóa nào bị ướt, dù những Cánh Chim Xanh đã lấm lem bùn lầy.

Những chiếc ghe bắt đầu lướt đi trong màn đêm. Vì đã nhường 2 chiếc ghe để chất hàng hóa, nên hơn 100 bạn áo xanh còn lại dồn lên chiếc ghe cuối cùng, chật ních, xếp lên nhau như cá mòi ! Ai cũng mỏi nhừ và chỉ muốn lăn ra ngủ, nhưng không ai có thể chợt mắt được trong gần hai tiếng lênh đênh trên sông. Phần vì quá phấn khởi khi hàng hóa đã lên ghe bình an, phần vì ghe quá chật, mỗi người phải ngồi bó gối, không có chỗ duỗi chân ra được, và liên tiếp bị muỗi xâu xé. Càng đi càng thấy mình trước giờ sao mà hạnh phúc quá. Ở thành phố cũng có muỗi, nhưng so với muỗi ở đây thì muỗi thành phố giống như bị suy dinh dưỡng!

Chúng tôi đến nhà thờ khi chuông đồng hồ điểm 4 giờ sáng Chúa Nhật. Những cánh chim xanh tranh thủ rửa mặt mũi tay chân, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho thánh lễ lúc 6 giờ sáng. Trời vẫn mưa lất phất. Ngồi quây quần bên nhau húp bát cháo nóng, dù bên ngoài gió rất lạnh, nhưng lòng ai cũng thấy ấm áp bởi sự đón tiếp rất nhiệt tình của cha sở và bà con giáo dân ở đây. Chủ và khách, tất cả đều thức trắng đêm, rôm rả chuyện trò. Cây cầu xa lạ không còn nữa. Chưa bao giờ tôi được ăn chén cháo nóng ngon như thế!

Cây Cầu Lòng Xót Thương

Miền đất nơi chúng tôi dừng chân lần này thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Dưới sự dẫn dắt của người mục tử trẻ trung năng động, đến nay giáo xứ Long Thắng đã có hơn 700 giáo dân. Tuy nhiên nếu so sánh với tổng số dân cư trên toàn xã là 10.000 dân mới thấy được chặng đường truyền giáo ở đây vẫn còn dài và nhiều lắm những khó khăn. Bà con ở đây chủ yếu sống bằng làm ruộng, trồng lúa nước. Vùng đất tuy đông dân, nhưng hầu hết không có đất canh tác, chỉ đi làm mướn, công việc khi có khi không, miếng cơm manh áo rất bấp bênh.

Từ ngày được bổ nhiệm về vùng “đất chết” này, nỗi niềm trăn trở của người mục tử trẻ là làm sao để nơi này trở thành “đất sống” cho đàn chiên được sống như lời Chúa Giêsu: “Ta đến để chiên Ta được sống, và sống dồi dào”.Việc đầu tiên là sửa sang lại khu vực chung quanh nhà thờ cỏ hoang phủ kín đường đi lối về. Sau đó là tạo phương tiện cho bà con đi lại dễ dàng. Làm những cây cầu nối hai bờ sông.

Đồng Tháp chằng chịt kênh rạch. Muốn từ bên này qua bên kia sông phải đi đò hoặc liều mình qua những cây cầu khỉ hay “cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”. Người mục tử xắn tay áo vận động nhà hảo tâm kiến tạo những cây cầu xi măng bêtông chắc chắn để bà con qua lại dễ dàng an toàn, nhất là khi đến nhà thờ tham dự thánh lễ sáng sớm hay chiều tối. Đã có những cây cầu thành hình, và lần này, cha Linh Hướng cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa xứ Chí Hoà kêu gọi cộng đoàn đóng góp xây dựng cho bà con ở đây một cây cầu mang tên “Cây Cầu Lòng Thương Xót”. Cây cầu nối Lòng Thương Xót của Chúa đến với con người, và nối lòng xót thương của con người với nhau, người thành phố với người miền sông nước.

Giếng Nước Lòng Thương Xót

Tiếng gà gáy sáng đánh thức những Cánh Chim Xanh còn đang ngái ngủ cũng vừa kịp lúc chuông nhà thờ đổ vang báo giờ thánh lễ. Từ lâu lắm rồi, tôi mới nghe được tiếng gà gáy sáng nơi thôn dã, thật yên bình làm sao.

Cha sở được một phen ngạc nhiên vì giáo dân hôm nay đi lễ rất đông. Cha xúc động nói, đây là thánh lễ đông nhất trong suốt 3 năm giữ tác vụ linh mục ở đây. Bình thường vì đường sá xa xôi cách trở, vì bận rộn công ăn việc làm, người dân ít đến nhà thờ đi lễ. Ngày Chúa Nhật, chỉ khoảng 100 đến 150 giáo dân là đông lắm rồi. Chúng tôi nghe mà thấy xót xa. Chẳng bù cho ở nhà thờ Chí Hòa, mỗi chiều thứ năm có đến 10 ngàn người đến tham dự giờ cầu nguyện và thánh lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa. Khuôn viên nhà thờ không còn một chỗ trống!

Thánh lễ bắt đầu trong bầu không khí ấm áp gần gũi. Dù đã thấm mệt vì cả đêm di chuyển không ngủ, người linh mục lãng tử vẫn mang đến cho bà con một bài giảng rất sống động. Những lời ca tiếng hát, những cái bắt tay, những cử chỉ thể hiện tình yêu thương làm mọi người phấn khởi hẳn lên.

Người mục tử trẻ được mời gọi chia sẻ về “Giếng Nước Lòng Thương Xót”. Miền Tây sông nước chằng chịt, thế nhưng nước sạch để dùng lại là vấn đề nan giải. Họ tắm giặt, rửa rau, vo gạo, nấu ăn trên cùng một giòng sông! Cha xứ trẻ thao thức đêm ngày mong sao có nước sạch cho bà con dùng. Sau khi cầu nguyện, bắt đầu cho thi công việc khoan giếng. Mũi khoan tới 30 mét thì chạm phải đá cứng. Dừng tay cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa rồi tiếp tục khoan. 100 mét, 200 mét, 300 mét…chưa thấy nướùc trào lên. Lòng tin bị thử thách. Tín thác vào lòng Chúa Xót Thương, tiếp tục khoan thêm mấy chục mét nữa. Lời cầu xin đã ứng nghiệm. Mạch nước trong lành trào dâng. Cha sở đem nước lên tỉnh, lên thành phố, vào viện Pasteur phân chất. Tất cả mọi kết quả xét nghiệm đều xác định nước ở giếng này rất tinh khiết, hợp vệ sinh, có thể uống được ngay mà không cần phải qua hệ thống xứ lý nào nữa. “Thật diệu kỳ! Thật lạ lùng!” Từ người khoan giếng đến người xét nghiệm đều thốt lên như thế. Cha sở xúc động nghẹn ngào không kể hết được những điều lạ lùng Chúa làm, và đặt tên cho nó là “Giếng Nước Lòng Thương Xót”. Giếng đó có thể cung cấp nước miễn phí cho toàn bộ dân trong vùng từ 10 ngàn đến 20 ngàn người sử dụng thoải mái. Một tượng đài Chúa Giêsu sẽ được dựng bên bờ giếng để mỗi ngày đến đây múc nước uống, bà con dù lương hay giáo được nhắc nhở đó là giếng nước do Lòng Chúa Xót Thương ban tặng!

Kết thúc Thánh lễ, trong tâm trí mỗi người cứ vang vọng mãi Lời Chúa: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ cửa thì sẽ được mở cho.”

Hạnh Phúc là Cho và Nhận

Không như những lần trước phải di chuyển đến nhiều địa điểm, lần này 1000 phần quà của cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa đóng góp được chuyển đến tận tay bà con ở 10 họ đạo của toàn hạt Sa Đéc ngay tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Long Thắng. Khi thánh lễ vừa xong, những Cánh Chim Xanh ngay lập tức bắt tay vào công việc chia mì gói, muối vào các bao, xếp quần áo, gạo vào vị trí, và chuẩn bị bong bóng cho các em. Mọi thứ đã sẵn sàng. Lần lượt từng người được các bạn áo xanh giúp đỡ mang gạo và quần áo ra đến tận cổng, chất lên xe mang về. Chim Đầu Đàn ra sức hướng dẫn và nhắc nhở chúng tôi phải luôn vui tươi khi phục vụ và thật cẩn thận để không bỏ sót một ai. Những khuôn mặt khắc khổ ánh lên niềm vui. Họ ôm trong tay bao gạo, mì, quần áo, lòng mừng khấp khởi. Tôi bỗng thấy họ như trẻ thơ vui sướng khi được nhận quà. Có lẽ vì cuộc sống quá chật vật, quá khó khăn đã chôn vùi những giây phút thảnh thơi của người dân nơi đây. Món quà nhỏ nhưng hạnh phúc dường như quá lớn…

Tôi ra đến cổng và thấy có một bạn áo xanh đang ngồi bên lề đường trò chuyện với một bà cụ tóc bạc. Tò mò, tôi lại gần. Bà cụ khuôn mặt hằn sâu những dấu vết thời gian, đôi mắt mỏi mệt nhìn về xa xăm. Nhưng điều làm tôi ấn tượng nhất chính là nụ cười của bà. Nụ cười móm mém mà sao đầy niềm lạc quan. Hỏi ra mới biết bà chỉ sống một thân một mình, không con cháu, không người thân, không ruộng vườn. Để đến đây nhận quà bà phải đi bộ từ nhà gần 2 tiếng. Năm nay bà 64 tuổi, nhưng thoạt nhìn tôi cứ ngỡ bà đã hơn 80 tuổi. Bà kể, ngày xưa cũng có đất đai, nhưng rồi đau ốm, lại chỉ có một mình, riết rồi bán ăn dần dần, tới giờ hổng còn miếng nào! Tôi hỏi, thế những ngày không có việc thì bà sống bằng gì. Đáp lại tôi là nụ cười buồn và sự im lặng. Rồi bà lo lắng: “Tui đến để khám bệnh, nhưng không ai trông chừng giúp mấy bao gạo. Tui sợ hết thuốc cô ơi !” Thế là anh bạn áo xanh của tôi lập tức đứng lên nhờ người đến trông giúp hàng hóa để đưa bà cụ vào khám bệnh.

Tôi còn nghe các bạn áo xanh kể một câu chuyện thương tâm khác. Một ông lão có bàn tay phải đã bị bom đạn lấy đi mất. Một tháng ông tìm được công việc làm mướn dăm ba bữa, rồi sau đó phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của các sơ các thầy, và những người dân tốt bụng xung quanh. Ông bảo “Ai cho gì ăn nấy thôi, có một tay đi xin việc mà có chỗ nào họ nhận đâu!”.Tôi nghe mà thấy lòng nặng trĩu.

Cùng lúc những cánh chim xanh phát quà ở sân trước, thì trên hiên nhà thờ các bạn áo xanh khác chăm chú làm đẹp, tỉa tót mái tóc hoe vàng cháy nắng cho các cô bé cậu bé. Trong nhà thờ, 4 bác sĩ làm việc cật lực để khám bệnh cho bà con. Nghe nói có khám bệnh và phát thuốc miễn phí, bà con mừng vui khấp khởi. Họ kéo đến rất đông khiến các bác sĩ làm việc không kịp ăn sáng, không kịp giải lao. Mãi đến tận trưa toa thuốc vẫn còn nhiều mà thuốc mang theo đã sắp hết. Cuối cùng, chúng tôi buộc lòng phải để bà con đến sau ra về vì những thứ thuốc được kê ra đã không còn nữa. Hy vọng lần sau sẽ có nhiều bác sĩ tình nguyện đi khám bệnh và nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ thuốc hơn nữa.

Sau bữa cơm trưa, những cánh chim xanh tranh thủ thời gian nghỉ trưa để đi dạo xung quanh nhà thờ. Các bạn vào nhà dân xung quanh lân la làm quen, thăm hỏi, và tìm hiểu cuộc sống của bà con. Nhiều bạn rất thích thú với công việc trồng nấm ở đây, nhưng khi được biết đó là công việc nuôi sống biết bao con người trong những ngày “rỗi rãi” việc đồng áng, ai cũng thấy ngậm ngùi.

Chim Đầu Đàn ríu rít tập trung 150 bạn trẻ trong Đội Quân Áo Xanh lại để rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể. Hiếm hoi lắm chúng tôi mới có được thời gian sinh hoạt giao lưu với nhau trong những chuyến công tác bác ái. Được đứng bên nhau ca hát nhảy múa, được nói cười và chia sẻ với nhau những niềm vui, tôi ngỡ như mình đang ở trong một đại gia đình, xung quanh tôi là anh chị em, là những người thân thiết nhất. Bỗng dưng thấy những khuôn mặt ấy, những nụ cười ấy, sao mà đáng yêu đến kỳ lạ.

Nhịp Cầu Lòng Xót thương

Chia tay miền sông nước, chúng tôi trở về Sài Gòn phồn hoa lúc nửa đêm. Thân thể mệt nhoài nhưng ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người, một chồi non đang từ từ hé mở, chồi non của yêu thương và hy vọng. Lời cảm ơn dạt dào cảm xúc của người đại diện lúc chia tay còn văng vẳng đâu đây: “Suốt 80 năm trời, từ khi thành lập giáo xứ đến giờ, đây là lần đầu tiên giáo xứ được một đoàn công tác bác ái hùng hậu đến chia sẻ nhiều như thế. Cả giáo xứ như hồi sinh sau giấc ngủ dài. Cả đời tôi, hôm nay mới có được một ngày vui trọn vẹn như thế!”

Sống trong một xã hội duy vật, con người dường như bị cuốn vào vòng xoáy của những bon chen, lo toan, tính toán và hưởng thụ. Mỗi người là một ốc đảo. Con người cảm thấy cô độc ngay trong chính gia đình mình, cộng đoàn mình. Không có nhịp cầu tri âm. Không có cây cầu nối liền hai bờ ngăn cách.

Theo nhịp xe lắc lư, tôi nhẩm hát bài “Nhịp Cầu” của nhạc sĩ Ý Vũ trong CD “Tiếng Hát Truyền Thông”:

“Có những nhịp cầu là đường đưa ta đi. Giúp em đến trường, giúp em đến chợ quê. Giúp cho tây sang đông, nối liền đôi bờ sông, những nhịp cầu thơ mộng và bao thân thương. Từ hai hướng đôi nơi hẹn hò, nhịp cầu nối bao nhiêu chuyện trò. Hết chia lìa, ta gặp nơi ta mong chờ.

Ta yêu, yêu rất nhiều. Ta yêu mến bạn. Nhịp cầu để ta cảm thông, cho đất vươn lên tới trời, cho ta được gặp gỡ người. Thôi ngại ngùng, thôi lìa xa, cho tim cùng tim thiết tha, cho môi cùng môi hát ca…”

Lời ca ấy sao thật thấm thía với tôi sau chuyến công tác này. Tôi thấy niềm bình an hạnh phúc trào dâng.

Tạ ơn Chúa đã cho con cơ hội và phương tiện để tìm kiếm hạnh phúc của đời mình. Tạ ơn Chúa đã dạy con biết trân trọng những gì đang có, dạy con biết nối những nhịp cầu tri âm, nhịp cầu cảm thông yêu thương giữa con với Chúa, và giữa con với tha nhân.

Đó chính là NHỊP CẦU CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG.
 
Ngày hội Thánh Nhạc: các ca đoàn, ca sĩ và nghệ sĩ Công giáo tại TTMV Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
16:32 12/09/2010
NGÀY HỘI THÁNH NHẠC NĂM THÁNH 2010
CÁC CA ĐOÀN, CA SĨ VÀ NGHỆ SĨ CÔNG GIÁO GIÁO PHẬN.
VỚI CHỦ ĐỀ: “HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN”


SAIGÒN - Theo lịch cử hành Năm Thánh 2010 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN), và để mừng kỷ niệm thiết lập 2 Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong (9.9.2010), Ban Mục vụ Thánh Nhạc và Ban đại diện giới nghệ sĩ công giáo Tổng Giáo phận Sài Gòn, tổ chức Ngày Hội Thánh Nhạc cho các Ca đoàn, Ca sĩ và Nghệ sĩ công giáo của giáo phận, với chủ đề: “ Hãy nâng tâm hồn lên” từ 16g00 đến 21g00, thứ bảy, ngày 11.09.2010, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận, số 6 Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1.

Hình ảnh ngày hội thánh nhạc - Photos: Nguyễn hoàng Thương

Thánh nhạc vừa phát triển lời cầu nguyện một cách dịu dàng hơn, vừa cổ võ sự đồng thanh nhất trí, lại vừa làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng. Mục đích của Thánh Nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu. Ngày hội Thánh Nhạc này là dịp để biệu lộ và vui hưởng tình hiệp nhất, để tiếp tục lãnh nhận và cảm tạ về hồng ân Năm Thánh, để hiểu biết và yêu mến Thánh Nhạc hơn, đồng thời nhìn lại và cầu nguyện cho sứ vụ âm nhạc của chúng ta trong cộng đoàn phượng tự.

Chương trình
15g00 Tiếp đón
16g00 Phần 1: Gặp gỡ giao lưu theo Giáo Hạt
17g00 Phần 2: Cầu nguyện “ Hãy Nâng Tâm Hồn Lên”
18h00 Thánh lễ do Đức Hồng Y chủ sự
19g00 Phần 3: Văn Nghệ
09g00: Kết thúc

Ngay từ lúc 15h30, đã có những anh chị Ca đoàn, Ca sĩ và Nghệ sĩ công giáo từ các nơi trong thành phố quy tụ về Trung Tâm Mục vụ, và khuôn viên trung tâm trở nên chật hẹp trước sự tham dự đông đảo của 15 Giáo Hạt trong Giáo phận. 16g00 các Giáo hạt gặp gỡ giao lưu để nâng cao tinh thần đoàn kết. Và nhất là khi những bài ca sinh hoạt vang lên, đã tạo bầu khí của Ngày Hôi Thánh Nhạc thực sự trở nên sôi động.

Thánh lễ bắt đầu vào lúc 18h00, Đức Hồng Y Gioan Baotixita chủ sự thánh lễ, tháp tùng với Ngài có sự hiện diện cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, cha Rôcô Nguyễn Duy Trưởng ban Mục vụ Thánh nhạc và Đặc trách Giới Ca sĩ, Nghệ sĩ công giáo, cha Giuse Trịnh Văn Viễn Hạt Trưởng Bình An, cha Gioan Baotixita Đoàn Vĩnh Phúc Hạt Trưởng Tân Sơn Nhì, với khoảng 20 linh mục đồng tế. Ngoài ra còn có sự tham dự quý tu sĩ nam nữ, giới ca sĩ, nghệ sĩ công giáo, ca trưởng, ca viên của 15 Giáo Hạt trong Giáo phận.

Mở đầu thánh lễ, Đức Hồng Y cho biết trong Năm Thánh, Đức Thánh Cha chỉ bảo là phải nhìn lại quá khứ để thấy Chúa yêu mình, thấy ơn Chúa qua các tiền nhân đã đổ máu đào nuôi dưỡng và vun trồng Đức Tin, nhìn hiện tại những lỗ hổng theo năm tháng của ngôi nhà giáo phận mà tu bổ sửa sang lại. Đồng thời cũng nhìn đến tương lai mà mở rộng hơn ngôi nhà giáo phận của chúng ta, các con đem lời ca tiếng hát mang an bình hạnh phúc đến mọi nơi.

Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y chia sẽ 2 suy nghĩ về Lời Chúa và về cuộc sống của những người nghe lời Chúa. Không có gì tách chúng ta ra khỏi Đức Kitô, dù gươm giáo, chết chóc, bách hại cũng không làm các Thánh Tử Đạo Viêt Nam tách rời khỏi Thiên Chúa.

Trong thời gian qua, giáo phận có những mất mát, những đổi thay sau năm 1975. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình là người chịu mất mát này, mỗi người trong chúng ta cũng cảm nhận được cái đau mất mát chung đó. Ngày hôm nay, nhiều ngàn người quy tụ tại đây chứng tỏ sức sống của Giáo Hội. Trong khó khăn, mất mát vẫn không tách ra khỏi Đức Kitô, vẫn gắn bó với tình yêu của Chúa, trong ánh sáng và chân lý của Đức Kitô. Trong gian truân hãy kiên nhẫn cầu nguyện. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã nêu gương trước, làm tỏa sáng lòng Đạo trong com tim mỗi người. Nhờ công lao của vị chủ chăn, chủ gia đình Giáo phận là Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình mà gia đình Giáo phận mới sống tốt và phát triển như ngày hôm nay.

Các bạn trẻ hãy biết rằng người Công giáo là người 8 lần được chúc phúc qua Bát Phúc. Qua tâm sự “Những nghịch lý cuộc đời” trong kho tàng của tiền nhân, cho thấy dù ước nguyện có tài năng, sức khỏe, của cải, quyền lực… tuy không thành nhưng với ơn Chúa giúp cho ta trở thành người hữu ích cho đời. Suy ngẫm cho cuộc đời mình và hướng dẫn cho thế hệ đi tiếp.

Sau thánh lễ, là phần văn nghệ giao lưu giữa các Ca đoàn, Ca sĩ và Nghệ sĩ công giáo trong Giáo phận. Đêm văn nghệ diễn ra trong bầu khí vui tươi, sôi động qua những bài ca hợp xướng “Những Năm Tháng Vui” của các ca đoàn giáo hạt Phú Thọ. Đơn ca “Trên Đường Emmau” “Ca Khúc Trầm Hương” thể hiện qua các Ca sỹ công giáo như Ca sỹ Diệu Hiền, Tuyết Mai Ly, Bích Hiền, Xuân Trường, Thanh Sử, Hoàng Hiệp… Song ca “ Dòng Suối An Bình” thể hiện qua Ngọc Châu và Quang Thới Hạt Gia Định. Tốp ca “ Lời Ca Thiên Thu” thể hiện qua các Ca sỹ công giáo như Trần Ngọc, Gia Ân, Khắc Thiệu, Mai Thảo, Đông Nghi, Tuyết Mai. Điệu múa “Cuộc Hẹn Dưới Cầu Vồng” thể hiện qua Giáo xứ Thánh Phanxicô Xaviê…

Và cuối cùng ca sỹ Xuân Phú giục giã chúng ta hướng nhìn Mẹ Maria trong lời kinh Chuỗi Ngọc Vàng dệt suốt chiều tối hôm nay trong Ngày Thánh Nhạc, Cử Hành Năm Thánh.

Chắc chắn đêm Thánh Nhạc đã để lại nhiều ấn tượng nơi những người tín hữu trong Giáo Phận. Riêng đối với các Ca đoàn, Ca sĩ và Nghệ sĩ công giáo có lẽ ai cũng thâm tín hơn rằng: “Hát hay là cầu nguyện hai lần”.
 
Đức GM Thái Bình thăm mục vụ giáo xứ Thái Sa
Trường Giang
16:41 12/09/2010
THÁI BINH - Sáng ngày 12/09/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình thăm viếng và làm mục vụ tại giáo xứ Thái Sa, nhân dịp chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận.

Giáo xứ Thái Sa nằm bên lưu vực sông Hồng, thuộc xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Giáo xứ Thái Sa được thành lập năm 1917, với họ nhà xứ và hai họ lẻ: Họ Thủy Cơ có khoảng gần 200 người, sinh sống bằng nghề đánh bắt cá với phương tiện thô sơ, khoảng 50% gia đình trong giáo họ có nhà ở trên bờ, 50% còn lại hằng ngày vẫn lênh đênh trên sông, có những gia đình cả ba thế hệ cùng sống trong một chiếc thuyền nan nhỏ bé. Giáo họ Đông Thọ nằm trong khu vực bệnh viện phong - da liễu Văn Môn, với số giáo dân khoảng trên 100 người. Toàn xứ Thái Sa hiện có khoảng gần 500 nhân danh, cha Giuse Mai Trần Huynh (chánh xứ Trà Vy) quản nhiệm từ ngày 28/10/1992 đến nay.

Có thể nói Thái Sa là một giáo xứ nhỏ bé và khiêm tốn cả về cơ sở vật chất lẫn con người, nhưng tinh thần giữ đạo và sống đạo ở nơi đây rất sốt sáng. Trong tuần chầu lượt thay mặt giáo phận, con dân Thái Sa đã hướng lòng và chuẩn bị các thánh lễ thật chu đáo, mọi người trong giáo xứ xưng tội và rước lễ rất đông. Khi Đức giám mục giáo phận tới thăm và làm mục vụ, cả giáo xứ rất vui mừng, từ các cụ già đến em bé đều hân hoan đón chào và dành cho ngài những tình cảm thật đơn sơ, chân chất. Đội trống của giáo họ Thủy Cơ, kết hợp với đội kèn của liên xứ Trà Vy tấu lên những bài ca hay nhất của mình để dâng tặng Đức cha.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí ấm cúng và sốt sáng, giáo dân tham dự thánh lễ ngồi chật kín trong nhà thờ và khu vực sân cuối. Có nhiều lương dân cũng tới xem từ đầu chí cuối. Trong phần chi sẻ Lời Chúa, Đức cha nhấn mạnh đến sự ăn năn sám hối thật lòng, hãy trở về với Chúa khi đã nỡ lìa xa Ngài, như người con hoang đàng trong dụ ngôn hôm nay: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa” (Lc 15,18).

Trước khi cộng đoàn nhận phép lành cuối thánh lễ, một vị đại diện giáo dân trong giáo xứ cám ơn Đức cha, quý cha đồng tế và cộng đoàn đã tới tham dự thánh lễ và xin Đức cha trở lại thăm giáo xứ vào ngày này năm tới.
 
Huế: “Cố Đô” hay “Đất Thần Kinh”, “đất cũ” hay “đồ cũ”?
FX. Trần Kim Ngọc, OP.
16:46 12/09/2010
Có cơ may tham dự Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière” tại Huế trong ba ngày từ 07-09/09/2010 do Uỷ ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng Toà Tổng Giám mục Giáo phận Huế tổ chức, và cũng là một tình cờ đọc được ba bài báo nói về việc bảo tồn Cố đô Huế trong Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010,{1} người viết lấy làm băn khoăn và có lẽ cũng là băn khoăn của nhiều người về một di sản văn hoá quốc gia và đồng thời cũng là di sản văn hoá thế giới. Xin được chia sẻ cùng độc giả về những băn khoăn đó.



1. Ai đã làm cho Huế xưa thành Huế ngày nay?

Đối với giới trí thức của xứ Huế, có lẽ không ai lại không biết đến những chữ viết tắt AAVH (L’ Association des Amis du Vieux Hué – Hội Đô Thành Hiếu Cổ) hay BAVH (Le Bulletin des Amis du Vieux Hué – Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ). Hội Đô Thành Hiếu Cổ và Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ đã trở thành một di sản của Cố đô Huế. Huế được thế giới biết đến là nhờ công lao của rất nhiều người trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ, mà người sáng lập là Léopold-Michel Cadière (1869-1955). Hội “có mục đích sưu khảo, bảo tồn và truyền bá những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn chương, của người Âu cũng như người bản địa, gắn bó mật thiết với Huế và vùng phụ cận.”{2} Là người sáng lập ra AAVH và BAVH, “hơn ai hết, học giả L. Cadière thấy cần phải làm rất nhiều việc để có thể đạt được những mục đích nêu trên”{3}.

Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Huế xưa, có mặt tại Hội thảo này, đã từng nhận định như sau về L. Cadière: “Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỷ qua: nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…”{4}

2. Sự nghiệp của một người đã xưa?

Ngoài việc sáng lập hai thực thể trên, L. Cadière còn thành lập bảo tàng, thư viện; đồng thời ông cũng thường tổ chức các cuộc du khảo cho các hội viên viết bài.{5} Không chỉ dừng lại ở đó, L. Cadière còn tham gia nhiều hoạt động văn hoá và khoa học khác như hội: Địa lý học Hà Nội, Hàn lâm viện Khoa học Thuộc địa, Giáo dục Tinh thần và Luân lý Việt Nam, Nghiên cứu Đông Dương (Sài Gòn), Trường Nhân chủng học Đông Dương, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO), Ngôn ngữ Á châu, Bách thảo Paris, Hàn lâm viện Aix, Thuần dưỡng Paris...{6}

Léopold Cadière để lại khoảng 250 tác phẩm lớn nhỏ, chủ yếu chuyên về ngữ học (ngữ âm Trung Kỳ, thổ ngữ Mường, ngữ pháp tiếng Việt), lịch sử và dân tộc học; ngoài ra, còn phải kể đến thực vật học...{7}



Thống kê những đóng góp cho thấy tầm vóc của một con người tự cho mình là “un vieil annamisant” (tạm dịch: một lão tây đã tự nguyện nên người Việt). Con người ấy, tầm vóc nhỏ con nhưng đóng góp cho Việt Nam nói chung và Huế nói riêng có nhỏ không? Con người ấy đã trở nên “người xưa” rồi, nhưng công trình của con người ấy hẳn vẫn còn mang tính “thời sự”! Con người ấy, tuy đã là “un vieil annamisant” nhưng nay có nên gọi là “un jeune vietnamien” trong giới học giả của Huế không? Điều này chẳng được minh chứng qua ba ngày hội thảo sôi nổi tại Huế ư?!

3. Người nay quên ơn xưa?

Sau các bài tham luận tại Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière, chính tác giả các bài tham luận cũng như rất nhiều tham dự viên đều nêu lên một câu hỏi là tại sao cho đến ngày hôm nay Léopold Cadière không được tôn vinh một cách chính thức. Lý do gì khiến ông không được vinh danh? Ông đã đóng góp nhiều cho ngành Việt Nam học nói chung, cho Quảng Bình – Quảng Trị nói riêng, và nhất là cho Cố đô Huế, tại sao ông không có một nơi để cho người Huế nhớ ơn ông? Phát biểu cảm tưởng sau bài thuyết trình của nhà nghiên cứu và cũng là dịch giả Đỗ Trinh Huệ với đề tài “Tâm thức tiếp cận của L. Cadière với văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, nhà giáo hưu trí Trần Trọng Ninh bức xúc tự hỏi rằng Léopold Cadière không được tôn vinh, có phải vì ông là một vị thừa sai người nước ngoài. Và nếu ông không được vinh danh vì là thừa sai, thì liệu cách đối xử như thế có công bằng không? Phải lý giải sao đây? Còn các vị thừa sai khác nữa, có những người đã đóng góp cho nền văn hoá Việt rất nhiều, họ có cùng chung số phận với Léopold Cadière không? Như thế Huế có còn là Huế thương? Người Việt như thế có còn biết “đền ơn đáp nghĩa”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nữa không?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan nghẹn ngào nêu lên băn khoăn như toát ra từ ruột gan: “Nhân dịp tưởng niệm 55 ngày từ trần của linh mục Léopold Cadière (1955 - 2010) tôi xin đôi điều góp nhặt đề cập đến “Huế dưới con mặt của Léopold Cadière và L. Cadière dưới con mắt một người Huế” và chỉ biết nói rằng L. Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế.”{8} Một con người chẳng phải là Huế, nhưng đã hết tình vì Huế, đã hết mình vì Huế, và đã chết cũng chỉ vì Huế!!!

Có rất nhiều đề nghị, thậm chí là có người gợi ý là Hội thảo nên viết thư kiến nghị cho tham dự viên ký vào rồi gửi lên các cấp có thẩm quyền để tôn vinh L. Cadière. Những đề nghị đó có thể liệt kê một số như là việc thành lập viện Léopold Cadière, trung tâm Léopold Cadière, nhà lưu niệm, một con đường mang tên Léopold Cadière (phải là con đường xứng đáng, chứ không phải là cái ngõ trong xó!), một thư viện, một tượng đài bằng đồng... Có người đề nghị mạnh hơn rằng Léopold Cadière là di sản quốc gia rồi tiến tới là di sản thế giới. Người khác nữa lại cho rằng nếu để Giáo hội Công giáo tôn vinh Léopold Cadière thì chẳng còn nghĩa lý gì nữa!!! “Xã hội” (theo cách nói của nhà giáo hưu trí Trần Trọng Ninh phát biểu cảm tưởng tại Hội thảo) ở đâu rồi?

Những băn khoăn ấy, những đề nghị và lời tha thiết ấy... có bị quên lãng như Léopold Cadière đã từng bị quên lãng hay không? Ai trả lời được đây???

4. Ai bảo tồn và bảo tồn cái gì?

Kể từ khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới (1993), hẳn Cố đô Huế đã phải mất rất nhiều tiền bạc trong việc bảo tồn và tôn tạo?! Còn năm 2010 này cho đến năm 2020, số tiền dành ra cho việc bảo tồn Cố đô là không nhỏ: “Giữa tháng 6 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt khoản đầu tư 2.300 tỉ đồng với mục tiêu hoàn thiện bảo tồn tổng thể di tích cố đô Huế vào năm 2020. Đó vừa là tin vui cho Huế, vừa là nỗi lo của nhiều người yêu mến những di sản có một không hai nơi này. Bởi không ít bài học bảo tồn cho thấy có những bảo vật lịch sử đã vĩnh viễn mất đi chỉ vì một tác động không chính xác.”{9} Con số 2.300 tỉ đồng, một con số không nhỏ để bảo tồn Cố đô Huế!!! Ai đã làm cho Huế trở thành di sản văn hoá thế giới? Trước khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới, Cố đô Huế đã được khám phá, bảo tồn... như thế nào? Có phải Huế tự dưng thành di sản của nhân loại? Phải chăng là chỉ cần một số festival là Huế thành xưa và thành cố đô? Nếu không có những người, trong đó có Léopold Cadière, Huế sẽ thành cái gì: cố đô, xưa hay là đồ cũ? Có hay không, “đô” mà “cố đồ” thì thành “đồ cũ”?!{10}

Tinh thần nhớ về cội nguồn đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.”{11} Người Việt nói chung là thế, còn Huế và người Huế thì sao? Huế lẽ nào chỉ biết làm đẹp chính mình, trong khi lại không biết làm đẹp tên tuổi của người đã làm cho mình đẹp? Như thế Huế có còn đẹp nữa không? Khó hiểu quá?! Và như thế, việc bảo tồn Cố đô Huế có còn ý nghĩa nữa không? Đẹp mà chẳng đẹp, đúng vậy không? “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, cái lõi không lo ‘tu bổ’ mà lại ‘lo bổ’ nước sơn? Không biết Nguyễn Du ở bên kia có thở than như khi xưa đã từng than thở “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”?

Xin được mượn lời từ tận tâm can của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan như một lời “nghẹn ngào” gửi tới Huế “mộng mơ” và “dễ thương”, “tự hào” và “sâu lắng”,...: “Còn Huế thì sao? Những người đất Huế, những người yêu Huế sẽ làm gì cho L. Cadière?

Tôi đang trông chờ những lời phản biện, những đóng góp ý kiến của quý vị, mặc dầu trong túi tôi đã có sẵn những lời đề nghị mong mỏi dành cho L. Cadière. Xin nhắc lại lời của một nhà nghiên cứu: ‘Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière’.” {12}

Và cũng xin được mượn lời của nhà nghiên cứu khác là Hồ Tấn Phan để cho thấy sự nghiệp của L. Cadière với Việt Nam nói chung và với Huế nói riêng: “Nhìn chung lại, căn cứ vào những thành tựu mà chúng ta thừa hưởng được từ L. Cadière, cũng như nhà sử học Pháp Georges Condominas, trước đây đã từng nêu một nhan đề: ‘Le Père Cadière, pionnier de la Vietnamologie moderne’ {người viết tạm dịch: nhà Việt Nam học hiện đại tiên phong, xin coi Georges Condominas, “Le Père Cadière, pionnier de la Vietnamologie moderne”, Etudes Vietnamiennes, N0 124, 2/1997}, bây giờ chúng ta cũng có thể nêu ra một nhan đề tương tự: ‘L. Cadière, pionnier de la Hueologie’ (L. Cadière, nhà Huế học tiên phong).”{13}

Hy vọng với chỉ đôi lời tâm huyết của cũng chỉ hai nhà nghiên cứu say mê về Cố đô Huế, Huế mãi mãi là “Cố Đô” hay “Đất Thần Kinh” (theo như Léopold-Michel Cadière) trong trái tim không chỉ của người Huế mà còn của người tứ phương thiên hạ, chứ không phải là “đất cũ” hay “đồ cũ”; và cũng hy vọng là sau dịp này, Léopold-Michel Cadière sẽ trở nên “một người bạn dễ thương” và “dễ nhớ” của Cố đô Huế!!! Mong thay!!!

Chú thích:

1- Ba bài báo của các tác giả như sau: bài 1/ Minh Tự - Thái Lộc, “Bảo tồn Cố Đô Huế: 2.300 tỉ đồng”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.10-12; bài 2/ Thái Lộc (thực hiện), “Cốt tử là có đội ngũ chuyên gia bảo tồn lành nghề”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.12-14; bài 3/ Nguyễn Xuân Hoa (nguyên Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin Thừa Thiên – Huế), “Để Huế xứng tầm một khu di tích đặc biệt của quốc gia”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.14.

2- Documents consernant la société: Statuts de l’Association des Amis du Vieux Hué, Bulletin des Amis du Vieux Hué, N0 1, 1914; trích lại từ Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, “L. Cadière với cổ vật Huế” (Tham luận tại Hội thảo về Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière diễn ra tại Huế, 07-09/09/2010; xin coi nguyên văn bài tham luận tại website: http://tonggiaophanhue.net).

3- Hồ Tấn Phan, Sđd.

4- Bùi Đắc Xuân, “Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière”, Báo Lao Động, Số ra ngày 23/6/1994; dẫn lại từ Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế (sưu tập), Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2846:than-th-va-s-nghip-linh-mc-leopold-michel-cadiere&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4.

5- Xc. Hồ Tấn Phan, Sđd.

6- Xc. Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế (sưu tập), Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2846:than-th-va-s-nghip-linh-mc-leopold-michel-cadiere&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4.

7- Xc. Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế, Sđd.

8- Nguyễn Hữu Châu Phan, “Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế” (Tham luận tại Hội thảo về Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế trong ba ngày từ 07-09/09/2010 do Uỷ ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng Toà Tổng giáo phận Huế tổ chức); xin coi toàn bài tham luận của tác giả tại: http://vietcatholicnews.com/News/Html/83525.htm.

9- Minh Tự - Thái Lộc, “Bảo tồn Cố Đô Huế: 2.300 tỉ đồng”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.10.

10- Xc. Thái Lộc (thực hiện), “Cốt tử là có đội ngũ chuyên gia bảo tồn lành nghề”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.12-14.

11- Thanh Tiêu, Giỗ tổ Hùng Vương, nhớ về cội nguồn, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=173115.

12- Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.

13- Hồ Tấn Phan, Sđd.
 
Phải tôn trọng Giáo lý, Giáo luật, Phụng vụ và Kỉ luật Bí tích như thế nào?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
17:08 12/09/2010
Có nhiều người thắc mắc về những vấn đề sau đây:

1. Có sự khác biệt giữa linh mục này với linh mục khác trong việc cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích.
2. Nghi thức “tắm trong Thánh Thần” là nghi thức gì?
3. Giáo lý, Giáo Luật và Luật phụng vụ có giống nhau ở khắp nơi không?

Để trả lời cụ thể cho những thắc mắc nêu trên, xin được đi vào chi tiết của từng vấn nạn như sau:

1- Nguyên tắc cử hành các nghi thức phụng vụ

Trước hết, về việc cử hành các nghi thức phụng vụ - nhất là cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn, Giáo Hội mong muốn các linh mục và Giám Mục cử hành theo đúng lễ qui (Canon of Mass) đã được ghi rõ từng phần bằng chữ Đỏ (Rubric). Nghĩa là không ai được phép tự ý “phăng” ra nghi thức nào riêng của mình khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn. Cụ thể,trong phần mở đầu Thánh lễ, nghi thức sám hối (penitential rite) được cử hành với hai chọn lựa như sau:

a. Một là theo qui định như đọc kinh cáo mình và kinh xin Chúa thương xót (Kyrie Eleison)
b. Hai là rảy nước phép (sprinkling of the Holy water) (ngày Chúa nhật và các ngày Lễ trọng)

Nghi thức này chỉ có mục đích chuẩn bị tâm hồn Chủ Tế, Đồng tế, Phó tế và cộng đoàn tham dự Thánh Lễ, khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ có tội lỗi để xin Chúa tha thứ những lỗi lầm nhẹ không tránh được trong đời sống thường ngày, hầu xứng đáng hiệp nhất với Chúa Kitô và toàn thể Giáo Hội trong việc diễn lại Hy Tế Thập giá và Bữa Tiệc Ly của Chúa, để Tạ Ơn Chúa Cha và xin Người thương ban những ơn trọng đại qua việc cử hành Thánh Lễ “là đỉnh cao và là nguồn sống của Giáo Hội và đời sống Kitô giáo”. Nhưng nghi thức này không phải là bí tích hòa giải (xưng tội) nhằm tha thứ mọi tội nặng và nhẹ (mortal and venial sins) cho ai đang tham dự Thánh Lễ. Do đó, nếu ai ý thức rằng mình đang có tội trọng thì “không được cử hành thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa nếu chưa được ơn tha thứ qua bí tích hòa giải” (x. giáo luật số 916, Sách Giáo Lý Công Giáo (SGLGHCG-số 1415)

Vì lý do trên, nếu linh mục nào “phăng” ra giáo lý riêng của mình, để mời hết mọi người tham dự Thánh Lễ, lên rước Mình Máu Thánh Chúa, lấy cớ Chúa đã tha thứ hết qua nghi thức sám hối lúc đầu Lễ, là sai trái hoàn toàn, vì biết đâu có những người tham dự đang mắc tội trọng mà chưa được tha thứ qua bí tích hòa giải như giáo lý và giáo luật của Hội Thánh đòi hỏi. Lại nữa, có thể có những người đã ly dị nhưng chưa được tháo gỡ hôn phối cũ (Annulment) mà lại đang sống chung với người khác như vợ chồng. Những người này không thể lãnh các bí tích hòa giải và Thánh Thể bao lâu tình trạng hôn phối của họ chưa được giải quyết hợp pháp theo giáo luật.

Linh mục có bổn phận nhắc nhở giáo dân tham dự Thánh lễ về những điều quan trọng này, cũng như lưu ý những ai không phải là người Công giáo nhưng đến tham dự Thánh lễ thì xin miễn lên rước Lễ; vì phần này chỉ dành riêng cho các tín hữu Công Giáo đang sống trong tình trạng ơn phúc (không có tội trọng) mà thôi. Ai mời mọi người tham dự lên rước Lễ hết không phân biệt có Đạo hay không là đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Cũng không thể cho tất cả trẻ em tham dự Thánh Lễ với cha mẹ, được rước Mình Thánh Chúa mà không cần biết các em đó đã được rước lễ lần đầu chưa, như một số linh mục Mỹ và Canada đã làm. Các trẻ em phải được học hỏi giáo lý về bí tích hòa giải và Thánh Thể trước khi được rước Mình Thánh Chúa lần đầu và các lần sau. Mình Thánh Chúa Kitô không phải là bánh kẹo, để phân phát vô ý thức cho tất cả các trẻ em tham dự Thánh lễ với phụ huynh.

Riêng về phần linh mục, kỷ luật bí tích và nghi thức Thánh Lễ Tạ Ơn không cho phép linh mục đọc lời truyền Phép (consecration) ngoài lễ qui của Thánh lễ. Nghĩa là, không thể đổ thêm rượu nho vào chén Máu Thánh đã truyền phép, như một linh mục kia đã bảo thừa tác viên thánh thể làm khi thấy chén Máu Thánh đã cạn trong lúc đang cho giáo dân rước Lễ! Cũng không thể đọc thêm lời truyền phép, để có đủ Mình Thánh cho giáo dân rước khi thiếu Mình Thánh.

Theo lễ qui, và giáo luật thì tuyệt đối cấm truyền phép riêng một chất thể (bánh hay rượu) hay cả hai chất thể ngoài khuôn khổ Thánh Lễ, nghĩa là lời truyền phép chỉ được đọc một lần trong Thánh lễ mà thôi. (can. no. 927)

Về các kinh và lời nguyện trong Thánh Lễ, thì chỉ có Chủ tế và Đồng tế đọc chung Kinh Nguyện Thánh Thể (Tạ Ơn) cùng giơ tay trên của lễ, và cùng đọc lời Truyền phép. Phó Tế và giáo dân không được phép đọc chung kinh nguyện nào của Thánh Lễ; trừ kinh cáo mình ở đầu Lễ và kinh Lạy Cha sau Truyền Phép.

2-Về việc cử hành các bí tích khác:

Khi có linh mục hiện diện thì giáo dân và ngay cả các tu sĩ nam nữ (các Sơ, thầy Dòng) không được phép rửa tội cho ai cả. Phó tế chỉ rửa tội cho trẻ em, theo yêu cầu của cha xứ. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp (nguy tử) và nếu không có linh mục hay phó tế, thì bất cứ ai kể cả người chưa được rửa tội cũng được phép rửa tội miễn là phải theo ý Giáo Hội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. (SGLGHCG số 1256)

Giáo Hội chỉ có hai bí tích chữa lành: đó là bí tích hòa giải và xức dầu bệnh nhân. Cũng chỉ có bí thêm sức, thông ban các ơn sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần, để giúp tín hữu sống và thực hành những cam kết của bí tích Rửa tội hầu được cứu rỗi. Ngoài ra, không có “bí tích” hay nghi thức nào gọi là “ Tắm trong Thánh Thần” như một vài linh mục đã tự ý “phăng” ra trò “ảo thuật” này, mượn danh Chúa Thánh Thần để tụ họp giáo dân, cầu nguyện lâm râm và đặt tay cho một số người té ngã, bất tỉnh rồi một số người khác cầm khăn ướt đắp trên mặt những người té ngã để vực họ đứng lên, và nói là họ được “tắm trong Thánh Thần”!

Tôi khẳng định: không hề có nghi thức nào của Giáo Hội gọi là “Tắm trong Thánh Thần” như trên, do một vài linh mục đang làm ở một vài giáo xứ ỏ Mỹ hiện nay. Chúng ta cầu xin ơn Thánh Linh là việc đạo đức rất tốt lành, cần được khuyến khích và thực hành. Chúa Thánh Thần là Đấng phù trợ và an ủi dịu hiền. Ngài đến với ai, thì ban ơn soi sáng cho người ấy biết đường thật nẻo chính, để đi hầu được cứu độ và sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Do đó, người tín hữu phải luôn cầu xin ơn Thánh Linh để biết sống đẹp lòng Chúa. Nhưng không thể phù phép hóa ơn Chúa Thánh Thần với nghi thức quái dị gọi là “tắm trong Thánh Thần” như một vài linh mục đang làm và hướng dẫn sai lầm giáo dân về ơn Chúa Thánh Linh.

3-Giáo lý và giáo luật

Giáo Hội Công Giáo chỉ có một giáo lý duy nhất, gói ghém trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội được Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ký ban hành ngày 10 tháng 11 năm 1992.

Đây là cuốn chỉ nam duy nhất về những giáo thuyết căn bản giúp hướng dẫn đời sống đức tin của người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo. Do đó, muốn được hiệp thông với Giáo Hội để được ơn cứu độ của Chúa Kitô, mọi tín hữu đều được mong đợi sống và thực hành đúng những giáo lý được ghi trong Sách này.

Những người có trách nhiệm dạy dỗ như Giám mục và linh mục, đều có bổn phận và trách nhiệm dạy đúng giáo lý của Giáo Hội. Nhưng tiếc thay, đã có những sai trái trong việc giảng dạy và thực hành ở nhiều nơi trong Giáo Hội. Thí dụ, có linh mục kia đã đặt vấn đề “tội Nguyên Tổ”( original sin) và cho rằng, theo tâm lý và công bằng, thì không thể có chuyện “quýt làm cam chịu”, nghĩa là không thể vì nguyên tổ loài người là Adam và Eva phạm tội, mà bắt mọi người phải chịu chung hậu quả của tội do hai người đã phạm. Đó là điều bất công, không chấp nhận được!

Nhưng người tín hữu phải nghe ai: nhà thần học, giáo sư Kinh Thánh hay nghe Giáo Hội dạy với quyền Giáo Huấn (Magisterium)?

Liên quan đến vấn đề nêu trên, giáo lý của Giáo Hội nói rõ như sau:

“Câu chuyện sa ngã (St 3) sử dụng một thứ ngôn ngữ bóng bẩy, nhưng khẳng định một biến cố hàng đầu, một sự kiện đã xảy ra lúc khởi đầu lịch sử loài người. Mặc khải cho chúng ta sự chắc chắn của đức tin rằng tất cả lịch sử loài người đã bị đánh dấu bởi sự sa ngã nguyên thủy, một sai phạm tự do của các nguyên tổ chúng ta.” (x. SGLGHCG số 390)

Nghĩa là, căn cứ vào Kinh Thánh (St 3) và mặc khải, thì tội tổ tông hay nguyên tổ (Original sin) là sự kiện đã xảy ra trong buổi ban đầu, khi Nguyên tổ loài người bất tuân mệnh lệnh của Thiên Chúa để “ăn trái cấm… bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng: họ mới lấy lá làm khố che thân.” (St 3: 6-7)

Thánh Phaolô cũng nói rõ về tội của Nguyên Tổ và hậu quả của tội này gây ra cho toàn thể nhân loại như sau:

“Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội gây nên sự chết; như thế sự chết đã lan tràn tới mọi người bởi vì một người đã phạm tội.” (Rm 5: 12)

Như vậy, nếu lý luận theo linh mục kia là không thể áp đặt nguyên tắc “quýt làm cam chịu”, thì tất cả những lời dạy trên của Giáo Hội và Kinh Thánh về tội Nguyên Tổ sẽ trở nên vô nghĩa và phi lý.

Và nguy hại hơn nữa là toàn bộ công cuộc cứu chuộc loài người của Chúa Kitô và Phép Rửa sẽ sụp đổ hết, vì sở dĩ Chúa Giêsu vâng lời Chúa Cha để sinh xuống làm Con Người và chịu khổ hình thập giá là vì tội của loài người nói chung mà Chúa phải hy sinh chính mạng sống của mình để “làm giá chuộc muôn người” (Mt 20: 28).

Và cũng vì tội đã xâm nhập trần gian do một người duy nhất đã phạm tội mà “Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình” như Thánh Phaolô đã viết. (Rm 8: 3).

Vậy không thể dựa vào khoa học để bác bỏ sự kiện tội nguyên tổ và hệ lụy của tội này đối với toàn thể nhân loại như có người đã đặt vấn nạn.

Mặt khác, cũng có linh mục Dòng đã nói với giáo dân là không có điều gì gọi là các Thiên Thần bản mệnh cả, nhân lễ mừng kính các Thiên Thần bản mệnh ngày 2 tháng 10 hàng năm!

Giáo Lý của Giáo Hội nói rất rõ về sự hiện diện và vai trò của các Thiên Sứ như Michael, Grabiel, Rafael và các Thiên Thần bản mệnh (Guardian Angels) (x. SGLGHCG số 334-335). Vậy mà có người dám phủ nhận điều này để gây hoang mang cho giáo dân!

Cũng liên quan đến vấn đề giáo lý và tín lý, xin nói rõ một lần nữa về điều có người gọi là ‘thiên tính của người Kitô hữu, một “giải mã” tưởng tượng của người không am hiểu thần học và giáo lý của Giáo Hội, cũng như không có trách nhiệm giảng dạy giáo lý, tín lý, thần học và Kinh Thánh cho ai, nhưng cứ nói như người am hiểu chắc chắn và dạy dỗ người khác về sự sai lầm to lớn của mình.

Tôi khẳng định một lần nữa là không có tín lý (dogma) và giáo lý (doctrine) nào của Giáo Hội từ xưa đến nay dạy là “người Kitô hữu có thiên tính” như ai đã “thông thái” hơn cả Giáo Hội khám phá ra. Đây là sự sai lầm đưa đến lạc giáo (heresy) nếu không phục tiện mà kịp thời sửa sai. Con người chỉ có hy vọng được “thông phần bản tính của Thiên Chúa sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian” này như Thánh Phêrô dạy mà thôi. (2 Pr 1:4)

Nhưng thông phần Thiên tính ở đây chỉ có nghĩa là được trở nên giống Chúa trong mọi sự tốt lành, thánh thiện cũng như được trọn vẹn vui hưởng Thánh Nhan Người, sau khi đã toàn thắng tội lỗi trong quyết tâm sống tin yêu Chúa trên trần thế này, cho đến hơi thở cuối cùng. Nghĩa là bao lâu còn sống trong thân xác có ngày phải chết này, thì bấy lâu chúng ta còn phải chiến đấu để thuộc về Chúa, sống theo đường lối của Chúa để xứng đáng là con cái Người, xứng đáng là Dân Thánh, là “Hàng tư tế vương giả “phát sinh từ Phép Rửa. Nhưng nếu ta không cộng tác với ơn Chúa để trở nên hoàn thiện mỗi ngày, thì những ơn ích lớn lao của Phép rửa và cả công cuộc cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, cũng sẽ trở nên vô ích vì con người còn có tự do, để cộng tác và bước đi theo Chúa hay khước từ Người sau khi được rửa tội và thêm sức.

Đây là thực tế không ai có thể phủ nhận được trong tiến trình muốn nên thánh nghĩa là được cứu rỗi nhờ công nghiệp của Chúa Kitô.

Trong tinh thần và mục đích đó, Giáo Hội cầu nguyện như sau trong Thánh lễ Tạ Ơn, khi chủ tế hay phó tế pha chút nước vào chén rượu nho:

“Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính (divinitatis=divinity) của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính (humanitatis=humanity) của chúng con.”

Như vậy, nếu đã có “thiên tính” thì còn cầu nguyện cho được “tham dự vào thần tính” làm gì nữa, hỡi ai vẫn nhắm mắt nói sai lầm là “con người có thiên tính”?

Một lần nữa, ước mong người anh em bình tĩnh nghĩ lại và khiêm tốn nhìn nhận sai lầm của mình, nếu không muốn làm trò cười cho những người hiểu biết vô tình đọc những lý luận thiếu căn bản thần học và giáo lý của mình.

4. Giáo Luật (Canon law)

Bộ Giáo Luật ban hành năm 1983 là luật áp dụng chung ở khắp nơi trong Giáo Hội Công Giáo.

Liên quan đến việc áp dụng Giáo luật, ta cần phân biệt hai điều căn bẳn sau đây:

a. Luật tòng nhân (personal)

Có nghĩa là đi bất cứ nơi nào trong Giáo Hội thì vẫn phải theo luật này: thí dụ, ai biết mình đang có tội trọng mà chưa được tha tội qua bí tích hòa giải (xưng tội) thì không được rước Mình Thánh Chúa. Linh mục cũng không được cử hành thánh lễ nếu biết mình đang có tội trọng. (giáo luất số 916).

Thêm nữa, Luật buộc giữ ngày Chúa nhật là luật chung áp dụng cho mọi tín hữu ở khắp nơi, nghĩa là sống ở đâu thì cũng buộc giữ luật này (giáo luật số 1246).

b. Luật tòng thổ (territorial)

Áp dụng cho từng quốc gia, theo qui đinh của Hội Đồng Giám Mục địa phương, với sự cho phép của Tòa Thánh. Thí dụ, luật ăn chay kiêng thịt, luật buộc xem Lễ các ngày Lễ Trọng như Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Mệ Hồn Xác lên Trời, Lễ Thăng Thiên, Lễ Các Thánh Nam Nữ, Lễ Thánh Giuse, Lễ hai Thánh Phêrô Phaolô. v.v. ở Mỹ, nếu những ngày lễ trên rơi vào ngày thứ bảy hay thứ hai thì được dời vào ngày Chúa Nhật để giáo dân không phải đi Lễ hai lần. Nhưng nếu rơi vào ngày khác trong tuần thì không được dời sang ngày Chúa nhật. (giáo luật số 1246 triệt 2)

Lại nữa, việc ăn chay kiêng thịt, giáo luật chỉ buộc phải giữ hai ngày Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, còn các ngày thứ sáu khác thì tùy Hội Đồng Giám Mục đia phương quyết định phải giữ hay được tha,( giáo luật số.1251).

Ở Mỹ, không buộc kiêng thịt và ăn chay các ngày thứ sáu.

Tóm lại, mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội đều được mong đợi tuân thủ trọn vẹn những gì Giáo Hội dạy trong mọi phạm vi giáo lý, tín lý, luân lý, giáo luật, phụng vụ và bí tích. Ai không tôn trọng điều nào là tự ý mình tách ra khỏi Quyên Giáo Huấn ( Magisterium) của Giáo Hội và có nguy cơ lạc giáo (heresy) nếu dạy sai một giáo lý nào của Giáo Hội.
 
Văn Hóa
Ta vẫn đi tìm Sự Thật và Tình Thương
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:49 12/09/2010
Ta vẫn đi tìm Sự Thật

Giữa màn đêm u ám mờ sương

Lối đường qua đoàn lũ đau thương

Mong ánh sáng giữa hoàng hôn sự sống

.

Ta vẫn mơ trời xanh và biển rộng

Cho tiếng cười lướt sóng ra khơi

Chở Công Lý tặng trao muôn người

Chở Lòng Nhân giữa dòng đời oan trái

.

Ta vẫn mong bất công không còn mãi

Để trả về bao hoa trái hy sinh

Để xua tan hãm vây bạo hành

Để niềm vui hiện hữu với dân lành

.

Ta vẫn tin dẫu biết mong manh

Tâm nhân đó như đoạn cành dễ gãy

Vẫn trổ lên những mầm xanh tương ái

Cho lòng người được xích lại gần hơn

.

Ta vẫn chờ lời bênh đỡ cảm thương

Biết dịu xoa bao tấm thân dập nát

Biết quên mình làm tan vơi ngột ngạt

Vực dậy lên ánh chân thật sáng ngời

.

Xin lắng nghe, những thân phận nhỏ nhoi

Đang hôn mê liên hồi kêu cứu

Họ không cần sự hào hoa giả tạo

Họ đang cần một ly cháo cảm thông

.

Xin dừng lại, lối Sa-ma-ri chập chùng

Hỡi cõi lòng đang viễn vông danh dự

Kẻ lữ hành đã kiệt tàn hơi thở

Vì vô tâm, vô cảm của chính ngươi !

.

Xin ra tay, màn đêm sắp xuống rồi

Tình thương đó chỉ có trong vùng sáng

Của đồi xưa, Can-vê xán lạn

Màu trao dâng không tiếc cho đi...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Theo Mẹ Đi Lễ
Lm. Tâm Duy
22:08 12/09/2010

THEO MẸ ĐI LỄ



Ảnh của Lm. Tâm Duy.

Thầy bảo thật anh em “Ai không đón nhận nước Thiên Chúa

với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào”.

(Trích Tin Mừng theo Thánh Lu-Ca: Mc 10,17)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News