Ngày 24-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôn Hành Như Nhất
Lm Jos Tạ Duy Tuyên
00:18 24/09/2008
CHÚA NHẬT XXVI

“Ngôn hành như nhất ”

Vào năm 1992, tại tiểu bang Georgia - Hoa Kỳ. Xảy ra một câu chuyện có thể gọi được là “cười ra nước mắt”.

Một bà mẹ 73 tuổi bị đứa con trai kiện vì bà không trả cho anh ta tiền công sửa chiếc xe tải của bà. Sau đó, bà mẹ đã đệ đơn tố cáo ngược lại con mình với lời đề nghị là anh ta phải bị đánh đòn vì lúc anh ta còn nhỏ bà đã không áp dụng câu tục ngữ: "Thương con cho roi cho vọt". Vào ngày 6 tháng 7 năm 1992, anh thợ sửa xe ô tô tên là Kê-nêt Ar-gut đã đệ đơn tại tòa sơ thẩm để thưa mẹ anh và đòi tòa ra lệnh cho bà thanh toán hóa đơn 2,613 đô la tiền sửa xe mà bà đã từ chối không chịu trả cho anh.

Trả lời cho đơn người con trai kiện mình, bà An-sen Ar-gut đã viết như sau: "Nguyên cáo đã mắc nợ bị cáo 40 năm phục dịch của một bà mẹ, một người giữ em, một người giúp việc nhà, nấu ăn, giặt giũ, y tá, một nhà tâm lý để cố vấn, khuyên nhủ, an ủi, v.v... Tất cả những dịch vụ trên, nguyên cáo đã không trả tiền công bị cáo". Bà Ar-gut còn viết tiếp:

"Như một bà mẹ, nếu luật pháp cho phép, tôi sẽ công khai đánh đòn con tôi, những cú roi rất cần thiết cho nó mà tôi đã thất bại không cho nó lúc nó còn bé. Nếu pháp luật không cho phép mẹ đánh con thì xin tòa hãy cử một nhân viên ngành tư pháp đánh đòn để sửa trị con tôi".

Đó là nỗi đau của một bà mẹ bị con khước từ. Nó đã không còn nhận bà là mẹ. Nó đòi bà phải trả tiền như bao khách hàng khác. Chính trong nỗi đau đó, Bà mẹ Argus hối tiếc vì đã không dạy con từ nhỏ nên mới lãnh lấy hậu quả hôm nay.

Và hôm nay trong số những người trẻ sì ke ma túy, ăn chơi thác loạn, rửa tiền của cha mẹ đều thuộc diện cha mẹ lo làm ăn, thiếu quan tâm giáo dục con cái, và điều tệ hại nhất là nuông chiều con cái quá mức đến hư thân. Sinh con ra ai cũng mong con mình tài đức, hiếu thảo hiền ngoan, nhưng để được vinh dự đó, không thể cho nó lớn lên một cách tự nhiên, cẩu thả lười biếng và vô độ ngay từ nhỏ, mà con cái chỉ có thể lớn lên thành người từ sự giáo dục cẩn trọng của cả cha lẫn mẹ.

Có lẽ, nỗi đau lớn nhất của cha mẹ là con cái không vâng lời cha mẹ. Nỗi bất hạnh tột cùng nhất của cha mẹ là con cái bất hiếu và phản loạn đối với công ơn dưỡng dục sinh thành. Kinh nghiệm của cha ông ta vẫn thường nói: “Uốn cây uốn thuở còn non - Dạy con dạy thuở còn thơ”. Con cái cần được dạy cho biết sống vâng lời ngay từ thuở nhỏ, lớn lên mới có hy vọng biết sống theo lời hay lẽ phải. Có những bậc cha mẹ nuông chiều con cái đến độ thay vì dẫn dắt con cái theo ý mình, họ lại luôn chiều theo ý con. Có những bậc cha mẹ quá dễ dãi, thường hay xí xóa những thói hư tật xấu của con, tưởng rằng lớn lên nó tự biết sửa đổi. Có những bậc cha mẹ giáo dục con cái nhưng “ngôn hành bất nhất”, khiến con cái học đòi tính “nói một đàng làm một lẻo”, thất hứa, thất tín với gia đình và với xã hội.

Nỗi lòng của cha mẹ đau khổ vì con cái thế nào, thì nỗi lòng của Thiên Chúa đối với nhân loại cũng vậy. Thiên Chúa sẽ không vui khi thấy con người chối bỏ tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ rất buồn khi con người sống buông mình trong những đam mê thấp hèn mà đánh mất nhân tính của con người. Thiên Chúa sẽ rất đau khổ khi thấy con người bỏ Chúa để tôn thờ thụ tạo thấp hèn hơn con người.

Hôm nay Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn hai người con. Cả hai đều không phải là người con ngoan thực sự. Người con thứ nhất tuy lúc đầu cãi lời cha mẹ nhưng sau hối hận lại đi làm ngay. Người con thứ hai thuộc diện “ba phải”, dạ vâng rồi lại không làm.

Người con đầu là hình ảnh anh em lương dân. Họ không theo đạo nhưng họ lại sống ăn ngay ở lành. Họ sống theo lề luật của Thượng Đế được ghi khắc trong lương tâm. Họ là người ngoại đạo “nhưng tin có Chúa ở trên cao”. Họ làm điều thiện và tránh điều ác vì tin rằng “Ông Trời có mắt”.

Người con đầu cũng là hình ảnh người tội lỗi được ơn trở về cùng Chúa. Họ sám hối và làm lại cuộc đời của mình bằng việc sống và thực thi giới răn của Chúa.

Người con thứ hai có thể là hình ảnh của chính chúng ta. Tuy môi miệng vẫn xưng mình là con Thiên Chúa nhưng lại không sống theo giáo huấn của Chúa. Cờ bạc, rượu chè bê tha. Sống thiếu công bình và bác ái trong lời nói lẫn hành động. Có những người nói rất hay nhưng lại không thực hiện những điều mình nói. Có những người bề ngoài rất đạo đức nhưng trong lòng lại chất chứa đầy tính gian tham, lừa đảo.. .

Đã có một lần Chúa Giêsu từng nói: “không phải những ai thưa lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu, mà chỉ có những ai biết lắng nghe và thực thi lời Chúa mới xứng đáng hưởng Nước Trời.

Xin Chúa giúp chúng ta biết “ngôn hành như nhất” để lời nói và việc làm của chúng ta luôn đẹp lòng Chúa và đẹp lòng mọi người. Amen
 
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm (2)
Vũ Văn An
03:22 24/09/2008
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm

2. Hai cách trợ giúp lối cầu nguyện chiêm niệm

Làm cách nào chống chọi được chia trí? Đó là câu hỏi thường được đặt ra hơn cả. Chia trí, hay các ý tưởng lởn vởn, vì thế là một vấn đề lớn. Chúng có thể làm ta không thư dãn, không để cho các căng thẳng biến đi được và do đó không thể phó thác cho Chúa được, hay làm ta mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Điều đầu tiên cần làm là chấp nhận trọn vẹn sự yếu đuối này và nhớ rằng lối cầu nguyện này là vì Người chứ không vì bất cứ lợi lộc nào cho ta cả: cho nên phải sẵn sàng phí cái phần thời giờ này như một ‘hiến tế’ đổ ra vì Người. Xét một cách nào đó, thì cảm thức thất bại cũng nằm ngay trong yếu tính của lối cầu nguyện này, vì nhờ nó, ta học được cách trở nên bất vụ lợi thực sự; ta tìm sự hiện diện của Người và yêu mến Người ngay cả khi Người dấu mặt, ngay cả khi ta không nhận ra sự hiện diện ấy.

Điều ấy đúng nếu hiểu thất bại theo nghĩa tổng quát hơn của nó: “Sự bất toàn và cả tội lỗi nữa cũng giúp ta khiêm nhường, một điều kiện rất cần cho cầu nguyện, đến độ chúng được coi như trợ giúp chứ không phải cản trở. Cảm thấy mình hoàn toàn bị đè bẹp, bị hủy tiêu, không có khả năng làm điều tốt nào, hoàn toàn lệ thuộc vào lòng thương xót vô lượng của Chúa là chuẩn bị tốt nhất và duy nhất để ta cầu nguyện. Có nghĩa là ta phải hoàn toàn tin tưởng và hân hoan được là không, vì Chúa là tất cả, điều này sẽ mang lại bình an duy nhất, bình an đích thực (24).

Sau đây là hai cách thế đặc biệt giúp ta giảm thiểu chia trí và duy trì chú tâm của ta vào sự hiện diện của Người một cách cao độ nhất (25).

(1) Thở nhịp nhàng

Căng thẳng, lo lắng hay phấn khích tất cả đều khiến hơi thở của ta thành ngắn và cạn. Mặt khác, nếu ta cố ý thở, thở chậm và đều đặn (nhịp nhàng) hơn, thì căng thẳng sẽ dịu đi, khiến ta thư dãn hơn, có được cảm thức bình an và thanh thản nhiều hơn.

Bởi thế, khi cầu nguyện, ta nên cố gắng hít vào thở ra một cách chầm chậm, thật sâu và một cách có ý thức,cùng nhịp với mạch máu hay nhịp đập của trái tim. Nói chính xác hơn, bạn hãy hít vào bằng mũi, vừa hít vừa đếm nhẩm 1,2,3,4,5…cho tới khoảng 6, nghĩa là bằng khoảng vận tốc của nhịp tim, nín một lúc (vào khoảng vài cái đếm) rồi thở ra cùng một cách như lúc hít vào nghĩa là có kiểm soát và chầm chậm. Khi đã thở ra hết, nên nín hít vào ngay (chừng vài cái đếm). Bạn cũng nên thực tập lối hít thở này ở những thời điểm khác như lúc đang đi bộ, đang ngồi im lặng hay đang nằm.

Khởi đầu còn cần phải chú ý và kiểm soát, nhưng dần dần, việc ấy sẽ trở thành thói quen và bạn sẽ làm việc ấy một cách tự động, không cần phải suy nghĩ gì cả. Cha Hoffman từng viết về việc này như sau:

“Dù không do ý muốn mình mà có được việc cầu nguyện chiêm niệm, nhưng ta có cách dọn mình cho lối cầu nguyện ấy. Những cách này phải do mỗi người tự khám phá ra. Thánh Gioan Thánh Giá nhắc đến sự kiện có những nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện hơn những nơi khác. Cũng vậy, có một kỹ thuật của Phương Đông, nhưng khá thích hợp cho Phương Tây. Đó là phương pháp thở chậm và sâu trong lúc cầu nguyện, trong đó có việc nín hơi lúc sắp thở ra (26). Phương pháp này có hiệu quả không những giúp bản ngã tâm lý ta thanh thản mà còn đem lại cho các cảm nhận nội tâm cũng như các suy tư của lý trí một cái gì đó để bận bịu… Dĩ nhiên, chỉ nên dùng phương pháp này nếu thấy hữu ích. Còn nếu không cần, thì thôi, vì nó có thể gây chia trí. Nhiều người sợ phương pháp này dễ đưa mình vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu đời sống thiêng liêng đã chín mùi để có thể áp dụng được lối cầu nguyện này, thì nói chung, ít sợ việc này xẩy ra (27).

(2) Những lời cầu nguyện lặp đi lặp lại

Những lời cầu nguyện được lặp đi lặp lại đi song song với việc thanh thản hít thở nhịp nhàng kiểu trên sẽ giúp ích rất nhiều. Ta có thể đọc các lời của kinh ấy (đọc nhẩm trên môi hay đọc nhẩm trong óc) lúc hít vào hay lúc thở ra, hay cả hai lúc. Để ăn nhịp với hơi thở nhịp nhàng của ta, lời kinh nên có vần có điệu thích đáng.

Về phương diện này, lời Kinh Lạy Chúa Giêsu (Jesus Prayer) là thích hợp hơn cả: kinh này hệ ở việc lặp đi lặp lại tên cực thánh Chúa Giêsu: Lạy Chúa Giêsu, Lạy Chúa Giêsu, Lạy Chúa Giêsu… hay lặp đi lặp lại cả câu: Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, xin thương xót con, là kẻ tội lỗi. Đọc nhịp nhàng theo nhịp thở chậm, sâu, cố ý của mình, nhiều lần như thế, trong khi tâm trí ta luôn hướng về sự hiện diện của Chúa (28).

Ta cũng có thể sử dụng các lời khác để lặp đi lặp lại như "Với Chúa, trên thánh giá, con không sống, mà Chúa sống trong con” hay “tình Chúa trong giọng con nói, tình Chúa trong im lặng con”… Thực vậy, ta có thể tạo ra các lời cầu nguyện tương tự như thế miễn là chúng nói lên được điều ta muốn nói và có vần có điệu thích hợp để có thể đọc theo nhịp thở đều đặn của mình. Bất kể đó là lời cầu nguyện phó thác, lời cầu nguyện vâng theo, lơì cầu nguyện tỏ lòng yêu mến, lời cầu nguyện ca ngợi hay lời cầu nguyện tạ ơn.

Ta cũng có thể lặp đi lặp lại theo cách trên từng phần của Kinh Lạy Cha: hoặc chỉ ngắn gọn “Abba, Lạy Cha!” hoặc thêm một lời cầu xin như “Abba, lạy Cha, xin cho danh Cha cả sáng”, hoặc đọc cả phần đầu trong lúc thở ra một cách chầm chậm, thật lâu và thanh thản: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất, cũng như trên trời”…

Sau cùng, nếu ta không muốn dùng các lời như trên nữa, ta có thể dùng Kinh Mân Côi, vừa âm thầm lần hột vừa đọc các kinh Kính Mừng một cách nhẹ và nhịp nhàng theo hơi thở đồng thời suy niệm các mầu nhiệm về Chúa và Đức Mẹ…Nhiều người đã nhận ra sự ích lợi to lớn của lối đọc Kinh Mân Côi như thế.

Ghi chú

24. Dom John Chapman, Thư Thiêng Liêng (Spiritual Letters, Sheed & Ward, London, tr.293).

25. “Chia trí có hai loại (a) chia trí thông thường như thứ chia trí trong lúc nguyện gẫm làm người ta không còn nguyện gẫm gì được; (b) chỉ có trí tưởng tượng là lang thang vẩn vơ cách vô hại mà thôi, trong khi ấy trí khôn ta lười lĩnh và trống rỗng, nhưng ý chí ta vẫn bám chặt lấy Chúa. Loại chia trí thứ hai này vô hại. Dù loại này có hiện diện suốt buổi đi chăng nữa, việc cầu nguyện của ta vẫn tốt. Đôi khi còn tốt hơn là đàng khác. Ý ta và Ý Chúa vẫn kết hợp làm một; dù ta cảm thấy không hài lòng chút nào” (Dom John Chapman, sách đã dẫn, tr. 290).

Ở đây, ta đặc biệt để ý tới việc trí tưởng tượng lang thang “vô hại” trong khi trái tim và ý chí ta vẫn vươn lên cùng Chúa và bám chặt vào Người. Trí tưởng tượng như thế cũng giống như con chó cưng (pet dog) của ta có mặt trong phòng vậy: ta muốn nó đứng yên một chỗ trong giây lát, nhưng nó cứ tha thẩn chung quanh. Hai trợ giúp vừa trình bầy, tức việc thở nhịp nhàng và các lời kinh lặp đi lặp lại, giống như hai sợi dây xích chó khiến trí tưởng tượng của ta không quá tha thẩn và tha thẩn quá xa!

26. J.-N. Dechanet OSB, Yoga Kitô Giáo (Christian Yoga), Harper and Row, New York, được Dominic Hoffman OP trích dẫn ở tr.217, xem ghi chú số 27: “Thêm vào ba giai đoạn thở này như đã nhắc ở trên (hít vào, nín hơi và thở ra), bạn sẽ tự động thêm giai đoạn bốn, tức nín thở trong lúc phổi rỗng hơi. Việc này rất giúp ích cho chiêm niệm…”

27. Dominic Hoffman OP, Đời Sống Nội Tâm: Việc Cầu Nguyện Hợp Nhất (The Life Within: The Prayer of Union)Sheed & Ward, New York, 1966, tr.217.

28. Kinh Lạy Chúa Giêsu được mô tả chi tiết trong Con Đường Của Người Hành Hương (The Way of the Pilgrim), do R.M. French dịch từ tiếng Nga qua tiếng Anh, Seabury Press, New York, 1970. Jean Guillard cũng nói về nó trong một phụ chương cho cuốn Yoga Kitô Giáo của Cha Dechanet dưới đầu đề: Mấy dòng về Lời Kinh Của Trái Tim. Swami Abhishiktananda, trong cuốn Cầu Nguyện (Prayer) của ông do ISPCK, Delhi xuất bản năm 1972 cũng đã đề cập tới Kinh Lạy Chúa Giêsu này trong chương “Kinh Kính Tên”. Tác giả này cũng cho rằng lời kinh vắn vỏi, do chính Chúa Giêsu đặt lời, tức Kinh Abba, Lạy Cha!là kinh tốt nhất để ta bước vào sự sống của Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Cần ghi nhận rằng Kinh Lạy Chúa Giêsu có phạm vi áp dụng vượt quá cả quan tâm hiện nay của ta, tức lo dành một giờ mỗi ngày cho việc cầu nguyện chiêm niệm, vì nó nhằm tiến tới lối cầu nguyện liên lỉ để ta kết hợp nên một với Thiên Chúa.

3. Một số điểm thực tiễn của lối cầu nguyện chiêm niệm

Cầu nguyện ở đâu. Xin thưa: ở nơi ta được hoàn toàn tư riêng và ở một mình; nơi khó lòng ta bị phiền nhiễu; nơi yên tĩnh, không ồn ào. Chúa Giêsu vốn bảo ta: “Khi cầu nguyện, các con hãy vào phòng riêng và sau khi đóng cửa, hãy cầu nguyện cùng Cha các con, Đấng đang ngự nơi kín đáo đó” (29). Chính Người “cũng hay đi tới một nơi nào đó chỉ có một mình mình để cầu nguyện”(30). Có điều an ủi là, không phải lúc nào Người cũng làm được việc đó (31). Có nhiều người khác cùng ở nơi hay phòng ấy xem ra không thuận tiện cho lối cầu nguyện này, vì chính việc thấy có nhiều người khác cùng hiện diện có thể khiến ta chia trí rất nhiều và cản trở không cho ta thư dãn.

Lý tưởng nhất là trước Phép Bí Tích Cực Trọng, bí tích biểu tượng cho sự hiện diện của Người giữa chúng ta. Đây là điều Cha Voillaume khích lệ các môn đệ của cha thánh Charles de Foucauld. Nhưng phải nhận một điều nhiều nhà thờ và nhà nguyện ngày nay dễ chia trí và ồn áo quá.

Đức Hồng Y Lercaro tóm tắt như thế này: “Nếu có thể, thì tại nhà thờ hay tại phòng mình; tốt hơn nên tại phòng mình vì tại nhà thờ đôi khi ta bị mời thi hành một nhiệm vụ gì đó thuộc thừa tác vụ, hay bị lẽ này lẽ nọ làm cho phân tâm. Một nơi nào đó ngoài nhà cũng được. Nhưng xét chung, nơi chọn phải là nơi hy vọng ít bị chia trí hay gián đoạn nhất” (32).

Cầu nguyện bao lâu. Người ta hay nghĩ tới mỗi ngày một giờ trọn. Đối với nhiều luật dòng, đây là thì giờ truyền thống được ‘cố định’ cho việc cầu nguyện trong trí khôn. Thánh Phêrô thành Alcantara cho hay: “thời gian mà quá ngắn, thì không đủ để xua đuổi trí tưởng tượng và kiểm soát được trái tim; ngay lúc tưởng là đã sẵn sàng và bắt đầu được buổi cầu nguyện, thì đã phải ngưng lại” (33). Thực sự thì mỗi ngày một giờ cũng chỉ là 4 phần trăm thì giờ sống một ngày của ta mà thôi.Vả lại, thực hành này đem lại nhiều lợi ích hơn các thực hành khác rất nhiều vì nhờ nó, Thiên Chúa thay đổi và canh tân ta một cách tuyệt diệu. Mặt khác, thoạt bắt đầu, một giờ có thể là khoảng thời gian quá lâu, nhưng với thói quen, nó sẽ trở nên ‘dễ chịu’ hơn hay ít nhất ta cũng trở nên quen thuộc với nó hơn. Hơn nữa, ta có ơn Chúa đặc biệt giúp đỡ nữa (34)

Tuy nhiên, áp dụng việc này cho các tu sĩ là điều hợp lý, còn đối với phần lớn các giáo dân ngày nay, thì việc ấy khó áp dụng được. Lối cầu nguyện chiêm niệm áp dụng cho các đối tượng này do đó cần phải uyển chuyển hơn, kể cả khoảng thời gian ngắn dài của nó.

Cầu nguyện khi nào. Điều này tùy thuộc vào khung cảnh làm việc và dấn thân của từng người. Nhiều người thích chiêm niệm lúc sáng sớm: “Lúc tảng sáng, khi trời còn tối, Chúa Giêsu đã trỗi dậy và đi ra ngoài, đến một chỗ thanh vắng và cầu nguyện ở đấy” (35). Buổi sáng tĩnh mịch quả là thích hợp nếu ta hoàn toàn tỉnh táo cả thể xác lẫn tinh thần. Người khác lại thích buổi tối yên tĩnh trước khi đi ngủ; vì lúc này rất dễ thư dãn và tham gia ‘một giờ canh thức’ với Chúa Kitô.

Nhiều người khác không có chọn lựa nào khác và không có cơ may dành cả một giờ trọn cho việc chiêm niệm. Cho nên họ đành phải hy sinh một số công việc nào đó để tìm dịp chiêm niệm… bất cứ lúc nào: tại bến xe, trên chuyến máy bay liên tỉnh, liên quốc gia…

Những vị sống thành cộng đoàn và do luật dòng bắt buộc phải dành giờ cầu nguyện trong tâm trí, thì có thể thảo luận với nhau hay lãnh ý kiến bề trên để ấn định ra thời điểm chiêm niệm.

Cũng cần để ý rằng lối cầu nguyện chiêm niệm này đã đủ để chu toàn bổn phận cầu nguyện bằng suy gẫm mà một số tu sĩ và nhiều người khác phải làm hàng ngày. Điều này phải chăng có nghĩa việc suy gẫm không cần thiết nữa? Trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể bỏ việc suy gẫm, nhưng suy gẫm như một hình thức cầu nguyện thì không bao giờ bỏ hẳn được. Người đi tìm Chúa trong lối cầu nguyện chiêm niệm thường sẽ đọc và nghe Lời Chúa một cách chăm chú và thích thú hơn: Các bài đọc trong phụng vụ và trong các thực hành đọc sách thiêng liêng khác bao giờ cũng giúp người ta suy gẫm; họ liên tục suy gẫm các mầu nhiệm và đường lối của Chúa.

Cơ thế khi cầu nguyện chiêm niệm. Đây là một điểm quan trọng vì cơ thế (bodily posture) gây ảnh hưởng đáng kể đối với khả năng thư dãn và không chia trí của ta. Thân xác ta phải thư dãn nhưng thư dãn một cách có chú tâm; thân xác ta phải có tư thế thoải mái, không bò bó, căng thẳng. Kinh nghiệm cho hay giữ lưng cho thẳng, cơ thể ta sẽ ít căng thẳng nhất. Trong tư thế ấy, ta giữ được lưng và đầu ta luôn thẳng, là tư thế những người đội nặng trên đầu dùng để giữ thăng bằng.

Theo truyền thống, qùy thẳng người là thế được ưa chuộng. Ngồi có thể thư dãn hơn miễn là phải ngồi thẳng người; ngồi trên một chiếc ghế đẩu không có lưng tựa (cao chừng 25cm) cũng tốt. Những người thích ngồi bệt xuống dưới sàn, thấy thế ngồi này khá thoải mái, dĩ nhiên lưng lúc nào cũng phải thẳng.

Nhiều người thực hành lối cầu nguyện này thấy tốt nhất nên mở mắt nhưng nhìn cố định vào một điểm hay một vật nào đó thẳng trước mặt. Khi con mắt ‘đảo điên’, thì tâm trí ta cũng ‘điên đảo’ theo, khiến ta hết chú ý nổi.

Ghi chú

29. Mt 6:6

30. Lc 5:16

31. Mc 6: 30 ff.

32. Đức Hồng Y Lercaro, Các Phương Pháp Cầu Nguyện Trong Tâm Trí (Methods of Mental Prayer) Burns & Oates, London 1957, tr,207.

33. Đức Hồng Y Lercaro, sách đã dẫn tr. 206.

34. Đám Mây Vô Minh, chương 34

35. Mc 1:35.

(Còn tiếp)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 24/09/2008
MỘNG

N2T


- “Con phải làm gì mới được sự sống đời đời ?”

- “Sự sống đời đời thì ở trước mắt, chỉ cần trở về với hiện tại.”

- “Trước mắt con không phải là hiện tại sao ?”

- “Không !”

- “Tại sao ?”

- “Bởi vì con chưa từ bỏ quá khứ.”

- “Quá khứ của con hoàn toàn không có gì là tốt đẹp, tại sao phải bỏ nó ?”

- “Những việc trong quá khứ cần phải từ bỏ, không phải vì nó có gì là không tốt, mà là vì nó đã trở thành quá khứ.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Điều kiện để được sự sống đời đời, thì chúng ta hãy nghe cuộc trò chuyện của Chúa Giê-su với anh thanh niên giàu có như thế này:

- “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời ?”

Đức Giê-su đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt ? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”.

Người ấy hỏi: “Điều răn nào ?”

Đức Giê-su đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ, và ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.”

Người thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không ?”

Đức Giê-su đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.”(Mt 19, 16-21)


Tuân giữ trọn lề luật mà thôi thì chưa đủ để được sự sống đời đời, nhưng còn phải sống tinh thần khó nghèo và đi theo Chúa Giê-su, thì mới được sự sống đời đời, bởi vì:

- Có những người Ki-tô hữu rất tuân giữ luật Chúa, đi lễ mỗi ngày, ăn chay kiêng thịt mỗi ngày thứ sáu, nhưng lại sống phè phởn hưởng thụ trên mồ hôi nước mắt của người khác.

- Có những người Ki-tô hữu nghèo khó, nhưng lại luôn ước muốn sống hưởng thụ khi có tiền bạc.

- Có những người Ki-tô hữu đi theo Chúa, nhưng chưa hề thực hành lời của Chúa trong cuộc sống của mình.

Ai ước ao muốn có sự sống đời đời thì hãy nghe, đừng mộng mơ sự sống sống đời đời với những gì mình có hôm nay: tiền bạc, chức quyền và hưởng thụ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:26 24/09/2008
N2T


41. Không có sự giúp đỡ của việc cầu nguyện thì con người dứt khoát không thể sống đời lương thiện.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp các sinh viên từ những miền có chiến tranh
Bùi Hữu Thư
21:19 24/09/2008

Đức Thánh Cha tiếp các sinh viên từ những miền có chiến tranh



VATICAN, ngày 24, tháng 9, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với một nhóm sinh viên đại học từ các miền có chiến tranh rằng ngài hy vọng họ có thể đóng góp cho một nền văn hóa sống chung hòa bình.

Hôm nay Đức Thánh Cha nói như thế khi ngài tiếp các sinh viên của hiệp hội "Rondine Cittadella della Pace" (Thành Phố Con Én Hòa Bình) của thành Arezzo. Một số sinh viên đến từ Georgia và Nga. Họ đứng hàng đầu trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, và được hướng dẫn bởi người sáng lập hiệp hội, Franco Vaccari, và hai Đức Giám Mục thuộc miền họ đang thụ huấn.

Đức Thánh Cha bảo họ rằng ngài hy vọng “cuộc gặp gỡ này sẽ đóng góp cho việc tăng cường một nền văn hóa tốt đẹp cho việc sống chung hòa bình giữa các dân tộc và thúc đẩy việc thông hiểu và hòa giải với nhau."

Các sinh viên đến Arezzo hồi tháng Sáu để theo học đại học và để cố gắng vượt qua những nỗi đau thương vì chiến tranh.

Hiệp hội được thành lập năm 1997 để thúc đẩy việc đối thoại và hòa bình qua kinh nghiệm sống chung tại đại học. Hiệp hội đón tiếp các sinh viên từ miền Balkans, cựu Sô Viết, Trung Đông và Phi Châu.

Hiệp Hội Thành Phố Con Én Hòa Bình
Các Sinh Viên Ngoại Quốc đang theo học tại Arezzo
 
Top Stories
Il Partito comunista all’attacco dell’arcivescovo di Hanoi
Asia-News
07:34 24/09/2008
Lunghi articoli di accuse sul giornale del partito, mentre il sindaco della capitale invia “avvertimenti” al prelato, al superiore dei Redentoristi e ad altri tre sacerdoti. Annunciato che anche Thai Ha diverrà un parco pubblico, come la ex delegazione apostolica.

Hanoi (AsiaNews) – Attacco frontale del Partito comunista vietnamita contro l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngo Quang Kiet, del quale “comitati popolari” e “cittadini” chiedono una dura punizione, mentre il Comitato del popolo (municipio) di Hanoi gli ha inviato un “avvertimento”. Analoga strategia il presidente del Comitato ha adottato verso il superiore dei Redentoristi di Thai Ha, padre Matthew Vu Khoi Phung, ed altri tre sacerdoti. Iniziativa di sapore vagamente illegale, visto che spetterebbe all’autorità giudiziaria e viene presa dal sindaco.

Lo stesso Comitato ha poi deciso che il conteso territorio della parrocchia di Thai Ha diverrà un parco pubblico. Destinazione stranamente identica - e ugualmente motivata dal “pubblico interesse” - a quella appena indicata per il complesso della ex delegazione apostolica. Fino ad un paio di giorni fa, lo stesso Comitato difendeva la sua decisione di concedere il terreno di Thai Ha ad una società di confezioni, la Chien Thang Garment Joint Stock Company, mentre nel complesso della ex delegazione apostolica voleva collocare un ristorante cinese.

Nhan Dan, quotidiano del Partito comunista, dopo aver per mesi coperto di silenzio quanto accadeva ai due beni rivendicati dalla Chiesa, da alcuni giorni dedica alla questione articoli a piene mani. La linea è sempre la stessa: l’arcivescovo, “alcuni preti” e “alcuni cattolici” stanno violando la legge e istigando altri a violarla; le loro rivendicazioni sono ingiustificate; lo Stato tutela la libertà di religione, ma non può tollerare comportamenti illegali.

Oggi il giornale, in un lungo articolo, riporta le opinioni favorevoli alla realizzazione di un parco pubblico con biblioteca nel complesso della ex delegazione apostolica di alcune (quattro) persone del quartiere, che al tempo stesso chiedono la “severa punizione” di chi ha violato la legge e specialmente dell’arcivescovo: “Le azioni che violano la legge devono essere punite”, “Intraprendere azioni contro le violazioni della legge da parte di Kiet”, “Ngo Quang Kiet macchia la reputazione dei cattolici”. Segue una lunga ricostruzione delle vicende. Con qualche omissione, tipo l’attacco di un centinaio di picchiatori a Thai Ha sotto gli occhi di 500 poliziotti, la dichiarazione, a nome del primo ministro, che l’“uso” della ex delegazione sarebbe stato concesso alla Chiesa, la totale mancanza di documenti che provino la pretesa donazione allo Stato dei terreni di Thai Ha. Ci sono anche la manipolazione di parole dell’arcivescovo, tagliandone ad arte le frasi, che viene anche accusato anche di aver fornito informazioni “distorte” a siti web nazionali ed internazionali.

Il Partito comunista, insomma, sembra aver deciso di spalleggiare la linea della repressione anticattolica scelta dalla municipalità di Hanoi, forse frustrata dall’aver visto saltare interessanti destinazioni economiche sui beni in questione (il complesso della ex delegazione è al centro della capitale). Manca, finora, una presa di posizione del governo, che sembrava interessato a perseguire una linea di dialogo con la Chiesa cattolica.
 
Vietnam: Catholics under two-pronged attack
J.B. An Dang
10:46 24/09/2008
It's hard to summarize the recent economic, political and social turbulence in Vietnam in a couple of pages. However, one can easily recognize that the Vietnam of 2008 is not the same one that American helicopters took off from the roof of the U.S. Embassy in Saigon on April 30 1975. The new Vietnam, at least after July 11, 1995, the day that President Clinton announced his intention to restore full diplomatic relation with is far more complicated than that.

In order to understand the Vietnam of 2008, one probably needs to see further beyond Vietnam up to Japan and the relations of the later with China and the Korean Peninsula. The potential of Vietnam has long been highly regarded by the Japanese. The integration of Vietnam into the Southeast Asian community has been a central objective of Japanese foreign policy since the announcement of the Fukuda Doctrine in 1977. At that time, tension between Vietnam and China had been building up continuously before it resulted in the brief but bloody border war between the two countries in 1979.

Policy options for the United States, Japan, and China in Vietnam along with political, economic, and security issues had deeply divided the communist party. How the communist state can capitalize its economic system without weakening the dictatorship of the Party is a central question facing the government of Vietnam.

Another sensitive issue is how to deal with China, the global bully which has repeatedly asked Vietnam for redefining borders. In year 2000 alone, Vietnam lost 700 sq.km of its land area for China. Recently, China's renewed assertion of sovereignty over the entire South China Sea - waters between Vietnam and the Philippines and stretching down to Indonesia - have stirred popular outrage at home and across the diaspora due to Hanoi's mute reaction to Beijing's stance and its disgraceful border land concession to China in 1958.

Fifty years ago, China issued a declaration essentially claiming the entire South China Sea as an inland lake. Within days, on Sep. 14, 1958, prime minister Pham Van Dong of North Vietnam sent a diplomatic note to his counterpart Chou En-lai, acknowledging China's claim. The motivation of the Hanoi communists was absurd but for obvious reason: they needed China's military support badly during the war against the US-backed South Vietnam.

While all Vietnamese, including the ruling communists, are keenly aware of centuries of domination by their powerful northern neighbor, within the Hanoi regime there is a conflict in how to deal with Beijing. It relies on China for political support, photocopying Beijing's model of open economics and closed politics. It is reluctant to openly criticize China, fearing that to criticize China is to condemn itself.

Those two issues are enough to divide the party, let alone the land and the corruption quagmires.

In Hanoi and Ho Chi Minh city (formerly known as Saigon) hundreds of peasants protest daily to plead for the requisition of their land.

In a letter to the President and the PM of Vietnam, Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum diocese wrote "In this country numerous of the farmers and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities chose to persecute rather than to take care of them!"

"If the government considers returning the lands to Thai Ha parish and the Hanoi Diocese, this would set precedent for other Catholic organizations and individuals across the country to follow their footsteps. It would become extremely dangerous for the regime," Nguyen Van Trung, a lawyer whose specialty is in land law, told the BBC Vietnamese Service.

In the era of open market, when there is plenty of opportunities for government officials to get rich overnight, the danger of corruption would also be looming as the rich of the same socio-political interest need to form an alliance of those who would do anything to buy out the heart and souls of the public officials whose thickness of their wallet seems more important than the welfare of the public, even the security of the country.

The scandal PMU18 can serve as an example. It started out with a few bets on soccer games - $7 million worth of bets - and it raised such a ruckus here that even the leader of the Communist Party joined in, saying that corruption "threatens the survival of our system."

The bets were reportedly placed by the head of PMU18, a government agency that handles hundreds of millions of dollars in foreign development aid for construction projects.

The amount of money at stake was an eye-opener over the audacity of the corruption that seems to pervade Vietnam. In just one bet, according to the local press, $320,000 was lost on a match in Britain between Manchester United and Arsenal on Jan. 3.

The discovery of the bets set investigators on a trail of mansions, mistresses, luxury cars and protection money that led to the resignation in early April of the transport minister and the jailing of his deputy. Three men implicated in the scandal had been on a list of nominees to join the Communist Party Central Committee later that month.

Ironically, investigators reached to somewhere and stopped. All people involved were found not guilty. The two reporters who brought to light the scandal were jailed.

Since Dec. 18, 2007, Hanoi Catholics have been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for the return of the building that had been confiscated unlawfully by the communist regime since 1959. The protests only came to a halt when the government agreed to return the property on Feb. 1, 2008. As understood by both sides, this returning process by the Vietnamese government was to be carried out in steps. Regrettably, it managed to delay the process through various bureaucratic maneuvers.

Without warning, on Sept. 19, 2008, the government announced the demolition of the nunciature to "make room for a playground" and the plan was immediately carried out with the back of its armed forces.

Why all in a sudden, things go that way? It's another dramatic testimony of the power struggle inside the Vietnamese communist regime that has escalated into a life and death battle between factions. The Priests and parishioners of Thai Ha, unwillingly have been caught in the crossfire of the two factions of which none would refuse to take advantage of the situation to blame the other for causing the social unrest.

While the Vietnamese government seems to be totally incompetent toward the socio-political downfall as well as their dealing with the ambitious Chinese in the border land dispute, it surely shows its mighty grip in dealing with the unarmed, vulnerable parishioners, their priests, as well as thousands of ordinary people who lost their land to the very "liberators" who made countless of empty promises to their sympathizers and supporters before winning the war but until this day, turn out to be nothing but a sleazy, cunning opportunists rather than true leadership. Thus the slogan "Independence, Freedom, Happiness" on the title of the country would only become the subject of ridicule for ordinary folks at the neighborhood cafe or on the Net as an old, famous comment about communism said by the late president of South Vietnam Nguyen Van Thieu has become increasingly prophetic "Not to believe in what the communists say, just look at what they're doing."
 
Communist party attacks archbishop of Hanoi
Asia-News
10:47 24/09/2008
Long, accusing articles in the party's newspaper, while the mayor of the capital sends "warnings" to the prelate, to the superior of the Redemptorists, and to three other priests. Announcement that Thai Ha will also become a public park, like the former apostolic delegation.

Hanoi (AsiaNews) - A frontal attack by the Vietnamese Communist Party against the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet. The "popular committees" and "citizens" are asking that he be punished harshly, while the people's committee of Hanoi has sent him a "warning". The president of the committee has adopted a similar strategy toward the superior of the Redemptorists of Thai Ha, Fr Matthew Vu Khoi Phung, and three other priests. It is a vaguely illegal initiative, since it is up to the judicial authorities but has been taken by the mayor.

The same committee has also decided that the contested land of the parish of Thai Ha will become a public park. Strangely, the purpose is identical - and again motivated by "public interest" - to that just indicated for the complex of the former apostolic delegation. Until a few days ago, the same committee was defending its decision to grant the land to the Chien Thang Garment Joint Stock Company, while the intention was to build a Chinese restaurant in the complex of the former apostolic delegation.

Nhan Dan, the newspaper of the communist party, after months of silence over the two properties claimed by the Church, began dedicating extensive articles to the question a few days ago. The stance is always the same: the archbishop, "some priests" and "some Catholics" are breaking the law and instigating others to violate it; their claims are unjustified; the state protects religious freedom, but cannot tolerate illegal behavior.

Today the newspaper, in a long article, reports the opinions in favor of the creation of a public park and library on the grounds of the former apostolic delegation, expressed by four people from the neighborhood. At the same time, they ask for the "severe punishment" of those who have broken the law, and especially the archbishop: "actions that violate the law must be punished", "taking action against the violations of the law on the part of Kiet", "Ngo Quang Kiet gives Catholics a bad name". This is followed by a long reconstruction of the affair. With a few omissions - like the attack by a group of about 100 thugs in Thai Ha, in plain sight of 500 policemen; the declaration in the name of the prime minister that the "use" of the former delegation would be granted to the Church; the complete lack of documents proving the claimed donation of the land of Thai Ha to the state. There has also been manipulation of the archbishop's words, and he has been accused of providing "distorted" information to national and international websites.

The communist party, in short, seems to have decided to throw its weight behind the stance of anti-Catholic repression taken by the municipality of Hanoi, which may have been frustrated at seeing interesting economic uses of the property in question pass by (the complex of the former delegation is in the downtown section of the capital). So far, the government has not taken any official position, but previously it seemed interested in pursuing dialogue with the Catholic Church.
 
PRESS RELEASE
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
11:22 24/09/2008
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media

92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com

PRESS RELEASE

FOR IMMEDIATE RELEASE

Contact: Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650


Sydney, September 24, 2008 – The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media (FVCMM) would like to report to the international community about the critical situation concerning mistreatment of the Catholic clergies and faithful by the Vietnamese communist government.

As this Press Release being published, numerous Catholics are still being detained indefinitely in jail, the Archbishop of Hanoi and several leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been subjects of a governmental campaign of public defamation. They have also been threatened of legal actions against them for what the government accused of as inciting their faithful to protest in order to gain public sympathy with their cause.

Since Dec. 18, 2007, Hanoi Catholics have been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for the return of the building that had been confiscated unlawfully by the communist regime since 1959. The protests only came to a halt when the government agreed to return the property on Feb. 1, 2008. As understood by both sides, this returning process by the Vietnamese government was to be carried out in steps. Regrettably, it managed to delay the process through various bureaucratic maneuvers.

Without warning, on Sept. 19, 2008, the government announced the demolition of the nunciature to “make room for a playground” and the plan was immediately carried out with the back of its armed forces. This action is clearly contradicting with the policy of dialogue that the Catholic Church and Vietnam government have pursued. It in fact insults the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community, ridicules the law written by their own party, and fails to honor the words they had with the Catholic Church in Vietnam on the issue at hand.

Also in Thai Ha parish, the Redemptorists and their faithful have always been persistent in requesting for their land which had been illegally seized by the state since the migration of people from North Vietnam to the South in 1954– all to no avail. The public outcry and protests came as a result after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold their land to private entities. These victims in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests completely complying with Vietnam law to call out for justice from the authorities since Jan. 5, 2008.

Vietnamese government has not listened to them and repeatedly attempted to silence them by using great mass of police and security forces, militiamen, and even street gang members to achieve what their terroristic and hostile agenda was set for.

Just last month, the communist government launched a terrorizing campaign against Hanoi Catholics, starting with a threat to use "extreme actions" against Catholic priests. It was followed by a series of mockeries and distortions against Catholics and the Church. In addition with effort to ignite public outrage and negative sentiment against Hanoi clergies and the Church as a whole, the campaign had gone further with a series of arrests and violence. Numerous priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested for the release of detainees on Aug. 28.

At the Redemptorist monastery, known as the center of a property dispute, police threw tear gas into faithful who were attending a religious procession on Sunday Aug. 31. More than 30 faithful, most of them were women and children, suffered badly from tear gas inhalation. 20 were hospitalized. Even worse, street gang members attacked a chapel at the church from late Sunday night Sept. 21 through early Monday morning Sept. 22 under indifferent eyes of police and city officials.

On the evening of the same day, a gang of more than 200 youths wearing the blue shirts of the Youth Communist League, came to Thai Ha church to harass and spit on the face of our priests, religious and faithful. This was to follow a series of event last week when another group of thugs came to dump used-motor oil and foul-smelling liquid on to the altar which was adorned with religious icons and a statue of Our Lady.

Hanoi’s People Committee also joined the chorus of power abuse by tailoring and taking out of context the statement made by Hanoi’s archbishop. It then went on with using state owned media systems to question his patriotism in an obvious attempt to deceit and incite socially negative sentiments against the archbishop and the Church who have no means to tell their side of the story.

A series of attacks against Catholics, as a result of the government’s general hate campaign against the Church was then broken out. Gang ransacked churches, destroyed statues and books while shouting death threats against the clergy and religious, Catholic faithful, and the Archbishop of Hanoi in particular. These acts of violence happened boldly in clear view and in front of a large number of public officials and police. But they did nothing to protect Catholics as these actions were attributed for “the fury of people”.

The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media (FVCMM) thus denounces these actions and asks that Vietnam government:

1. Stop the media campaign against the Catholic clergy, their faithful, and the Church as a whole.
2. Stop persecutions of Catholic clergy and their faithful, also leave their religious items intact.
3.Respect its own law and return the property at the nunciature and the Redemptorist monastery in Thai Ha, Hanoi to its rightful owner.

For more information, please visit:

http://www.Vietcatholic.net

Contacts:

Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Fr. John Nghi Cong Tran
Director of VietCatholic News Agency
Our Lady of the Assumption Church
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 450 -1535
Email: conggiao@gmail.com

Fr. Joachim Viet-Chau Duc Nguyen
Director of People Of God in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: quangsdb@yahoo.com

Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de

Fr. Paul Van Chi Chu
Director of Gospel and Peace Radio, Sydney Australia
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
 
越共抨击河内总主教
Asia-News
11:45 24/09/2008
党报刊登长篇文章向河内总主教正面出击;首都市长向总主教、赎主会会长及三名司铎发出“警告”。并宣布太河堂区也将象前宗座大使馆旧址一样,成为公共公园

河内(亚洲新闻)—越共向首都河内总主教区总主教吴光杰公开宣战;“人民委员会”、“市民”要求对教会领导人予以严惩;河内市人大则向吴总主教发出“警告”。同样,人大主任也对太河堂产权人赎主会会长以及三位司铎采取了相同的策略。鉴于此类应由司法当局签发的公告却由市长作出,其非法性显而易见。

接着,人大还作出决定,将在存在争议的太河堂区土地上建成公共公园。此举同样出于所谓“公共利益”,与前宗座大使馆旧址的遭遇惊人巧合。直到几天前,市人大还为其将太河堂区土地批给一家公司的做法进行辩护。此前,甚至要在前宗座大使馆旧址上建成一家中餐馆。

连续几个月就教会要求收回被非法征占教产问题保持沉默的越共党报《人民报Nhan Dan》,日前居然动用大量篇幅,连篇累牍地作出了报道。其宗旨始终如一:总主教、“一些司铎”正在从事违法活动、并煽动其他人参与违法行径;他们的要求毫无道理;国家维护宗教自由,但不能容忍非法行为。

今天,报纸再次占用大量篇幅报道了支持将存在争议土地用做建造公共公园、并在前宗座大使馆旧址内建成一座图书馆的观点和意见。同时,几名所谓当地居民(四人)强烈要求严惩违法者,特别是总主教。因为,“违法行径必须受到惩罚”;“要采取行动打击吴光杰的违法行为”;“吴光杰玷污了天主教徒的名声”。

接着,又详细地介绍了这起事件的全部经过,其间,无形之中承认了一些做法,例如百名打手在五百名警察的眼皮底下在太河堂打人、以总理的名义声明、断章取义总主教的话、指责其向国内外互联网提供了“歪曲”的消息。

总之,越共似乎决定支持河内市压制天主教会的路线。或许,是因为看到了涉及问题所潜在的经济利益(前宗座大使馆旧址位于市中心)。迄今,此前似乎愿意通过与教会对话解决问题的政府并没有表明任何立场。
 
Saigon Catholics protest the defamation of Hanoi’s Archbishop
J.B. An Dang
19:37 24/09/2008
Saigon Catholics have reacted angrily with a series of mockeries and distortions against Catholics and the Church on state media, and what have happened in the nunciature and Thai Ha. Vigils have been hold at many churches. The focal point is the church of Mother of Perpetual Help.

Thousands praying around a statue of Our Lady
Students attended protests
Saigon police was in high alert on Wednesday after rumours that protests would be out broken at many Catholic sites. State agencies sent communiqué asking heads of organs to monitor closely activities of Catholic staff. In an urgent letter to all schools dated Wednesday Sep. 24, Nguyen Van Ngai, vice-director of Saigon Education Department asked principals of schools in the city to do whatever necessary “to prevent bad elements from luring students into protests against the government” due to Catholic-state tensions.

“Strictly prohibit the engagement of students in demonstrations. If it the case, principals must react immediately and ask cadres to go to the site to deal with them,” Ngai ordered. “Be alert especially during the period from Sep. 24 to Sep. 28,” he added.

The period “from Sep. 24 to Sep. 28” mentioned in many state communiqué raised the rumour that the government might turn to some “extreme actions” against Hanoi Catholic leadership in that time interval.

Regardless prohibitions of the government and state organs, thousands of Catholics, especially students have actively participated in protests. Catholic activists estimate 5,000 to 8,000 faithful, among them at least 2000 students, attended a prayer protest at the church of Mother of Perpetual Help on Wednesday evening. The protest is seen as one of the largest protests in the city since the communists came to power in 1975.

The protest began with reading a letter from Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Saigon to all priests, religious and faithful denouncing the state media’s dishonesty.

The cardinal stated that several organs of government-controlled media joined the chorus of power abuse by tailoring and taking out of context the statement made by Hanoi’s archbishop, then called into question his patriotism in an obvious attempt to deceit and incite socially negative sentiments against him and the Church.

Saigon archbishop’s office has instructed that the letter of Cardinal Jean Baptiste Pham, along with the full text of Hanoi Archbishop’s statement during the meeting with People’s Committee of Hanoi, and the urgent protest letter of Hanoi archbishop’s office to the country leadership must be read at every Sunday Mass throughout the archdiocese.

Attendances were presented with images of a series of attacks against Catholics, as a result of the government’s general hate campaign against the Church. Gang ransacked churches, destroyed statues and books while shouting threats against the lives of clergy and religious, Catholic faithful, and the Archbishop of Hanoi. “These acts of violence happened clearly in front of a large number of officials and police. But they did nothing to protect Catholics as these actions were attributed for ‘the fury of people’,” a priest commented.

People were extremly angrily hearing warnings of the People’s Committee of Hanoi threatening legal actions against Arcchbishop Joseph Ngo; Fr. Matthew Vu Khoi Phung, superior of Thai Ha monastery; and three other Redemptorists.

Protestors also could hear Fr. Matthew Vu Khoi Phung talking to them from Hanoi. Many could not hold their tear hearing the suffers of their brothers and sisters at Thai Ha and at the nunciature.

Protestors asked the government to stop the media campaign against the Catholic clergy, their faithful, and the Church as a whole; stop persecutions of Catholic clergy and their faithful and leave their religious items intact; and respect its own law and return the property to its rightful owner.

220 priests from various religious orders, and parishes in Saigon concelebrated Mass with Fr Vincent Nguyen Trung Thanh, the provincial superior of the Redemptorists in Vietnam. The congregation prayed for the Church in Vietnam and in particular for the faithful in Hanoi.

As usual, hundreds of police were sent to the site to take photos and film with video cameras.
 
US Congress Members Issue Letter on Vietnam's Human Rights Violations
Trần Nam
19:53 24/09/2008
US Congress Members Issue Letter on Vietnam's Human Rights Violations

FOR IMMEDIATE RELEASE

September 24, 2008

Sanchez Outraged with Violence at Thai Ha Prayer Vigil and Continued Hostility Against Peaceful Protesters

Sanchez issues letter to President Triet on Vietnam's recent human rights violations

WASHINGTON, D.C. - Congresswoman Loretta Sanchez led a bipartisan group of House Members in issuing a letter to President Nguyen Minh Triet expressing their serious concerns over the Government of Vietnam's recent human rights violations. The letter details recent incidents of violence, harassment and arrests of peaceful protesters.

"In the last month, Vietnam has intensified its campaign of violence against peaceful protesters", said Sanchez. "I hope the Bush administration will take a stand against the Government of Vietnam's continued violence and its violations of International Covenants. Vietnam must make swift changes to maintain a positive relationship with the United States. "

Sanchez an outspoken advocate for human rights has led congressional efforts in bringing national attention to Vietnam 's human and religious rights violations and has called on the Bush administration to put Vietnam back on the list of Countries of Particular Concern (CPC), a designation for countries that have "engaged in or tolerated particularly severe violations of religious freedom.

Below is the full text of the letter.

****************************************************************

September 18, 2008
His Excellency Nguyen Minh Triet
President of Vietnam
c/o Embassy of Vietnam
1233 20th Street, NW #400

Washington, DC 20036

Dear President Triet:

We are writing to express our serious concerns regarding the Government of Vietnam's ongoing human rights violations and harassment of democracy activists.

The International Covenants on Civil and Political Rights, to which the Socialist Republic of Vietnam signed onto, grants citizens the right to exercise freedom of expression, assembly and association. However, the Government of Vietnam's commitment to human rights remains questionable as citizens are persistently repressed and harassed for exercising their freedom of speech.

Most recently, Vietnamese students and bloggers organized peaceful protests on the streets of Hanoi and Saigon voicing their concerns over various policies and decisions of the Vietnamese government.

Unfortunately, the protests turned violent as Vietnamese security police started harassing and detaining many of the activists.

Furthermore, long-time activists including Le Thi Kim Thu, Pham Van Troi, members of the Committee for Human Rights in Vietnam and Nguyen Xuan Nghia, a leader of the Bloc 8406 were seized by the secret police and taken into custody for protesting in favor of a multi-party democracy in Vietnam.

Nguyen Van Hai, more commonly known as Dieu Cay, was recently put on trial and sentenced to 30 months in prison for posting about issues of national concern such as corruption, worker exploitation, and police brutality on his blog. A number of other bloggers were summoned and put under house arrest in an effort to stop them from expressing opposition against the Government of Vietnam.

We are also aware that during a Thai Ha prayer vigil attended by over 3,000 Catholics, Hanoi 's police harassed the crowd with tear gas, electric batons, and other repressive measures. We are extremely alarmed by these acts of violence by the Vietnamese government.

During United States Deputy Secretary of State John Negroponte's recent visit to Vietnam, he urged the Government of Vietnam to increase political freedom and improve its legal system. Deputy Secretary Negroponte also reiterated the importance of human rights in improving US-Vietnam relations.

As Members of Congress, we would also reiterate that Vietnam 's commitment to human rights is integral to maintaining a positive US-Vietnam relationship. Peaceful protests, prayer vigils and blogging are all forms of peaceful expression that people in Vietnam have the right to utilize in order to express themselves. We urge the Government of Vietnam to stop harassing their citizens and recognize every individual's right to freedom of speech, religion and expression.

Respectfully,

Loretta Sanchez Zoe Lofgren
Member of Congress Member of Congress

Madeleine Bordallo Dana Rohrabacher
Member of Congress Member of Congress

Dan Burton James McGovern
Member of Congress Member of Congress

Stephen Cohen
Member of Congress

CC:

The Honorable Condoleezza Rice, U.S. Secretary of State
The Honorable Michael Michalak, U.S. Ambassador to Vietnam
His Excellency Pietro Sambi, The Apostolic Nuncio
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam
Luyện Trần
15:31 24/09/2008

Giáo xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam

Hoa Thịnh Đốn, ngày 21 tháng 9, 2008



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đã đến lúc người dân không còn sợ
Trương Hùng Thái
00:43 24/09/2008
ĐÃ ĐẾN LÚC NGƯỜI DÂN KHÔNG CÒN SỢ

Các con đừng sợ. Đó là câu nói đầy ái lực của đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II với Lech Walęsa, lãnh tụ nghiệp đoàn Solidarność (Công đoàn Đoàn Kết) của Ba Lan trong chuyến ông này viếng thăm Tòa Thánh Vatican vào năm 1979.

Các con đừng sợ. Mãnh lực của câu nói ấy đã truyền vào tâm thức Walęsa ngọn lửa nồng cháy của đức tin, của khát vọng hiến dâng.

Sau lần yết kiến đức Giáo hoàng trở về, Lech Walęsa đã cùng công nhân tiếp tục giương cao ngọn cờ tiên phong, đấu tranh giải phóng Ba Lan thoát khỏi ách thống trị của nhà cầm quyền cộng sản.

Các con đừng sợ. Câu nói tiên khởi ấy đã soi sáng, truyền đạt sứ mệnh, thêm sức mạnh cho đức Hồng y Tomasěk, giáo chủ miền Prague. Trong bài diễn thuyết đầu năm 1989, trước hàng triệu người dân Prague, ngài đã vạch trần tội ác hà khắc của chế độ cộng sản. Hưởng ứng lời kêu gọi của ngài, trong khí thế hào hùng quật khởi, nhân dân Tiệp Khắc đồng loạt đứng lên đòi hỏi chính quyền phải thực thi công lý, đòi quyền sống và quyền được làm người.

Chính sự thôi thúc mãnh liệt của đức tin đã khiến con người không còn sợ hãi, đẩy khí thế đấu tranh lan truyền sâu rộng khắp các nước Đông Âu, kế đó dâng trào và làm tan rã ngay cả Liên bang Xô viết, cái nôi lịch sử của chế độ cộng sản.

Công bằng mà nói, trong lịch sử nhân loại, sự sụp đổ của chính quyền Xô viết có phần góp công xứng đáng của Mikhail Gorbachev, người cộng sản cao cấp lúc bấy giờ đã chủ trương công khai- đổi mới (glasnost – perestroika)

Công khai là nói rõ cho mọi người cùng biết. Bằng cách nào? Bằng cách nhìn vào sự thật. Thử hỏi, chính quyền Liên bang Xô viết đã làm được gì trong hơn bảy thập niên? Chẳng có gì hơn ngoài việc xây dựng một giai cấp thống trị tự mãn hoành hành trong một xã hội đầy dẫy bất công, áp bức, đói nghèo.

Công khai đồng nghĩa với phương thức vạch trần sự bạo tàn của chế độ, chuyên thống trị người dân bằng họng súng, lưỡi lê và nhà tù.

Công khai nghĩa là không úp mở, dấu diếm, bưng bít thông tin, luôn mở rộng cửa cho các kênh thông tin đa phương tiện của các nước trong khối tự do được phổ biến trên khắp miền đất nước.

Công khai mặc nhiên đã tác động sâu rộng, làm thay đổi tầm nhìn của giới văn nghệ sĩ, trí thức và đông đảo quần chúng nhân dân. Từ công khai, người dân Xô viết đã nhận chân sự thật, hiểu rõ những động lực cơ bản, những yếu tố đặc thù đã tạo nên sự phát triển phồn vinh trong thế giới tự do. Khác hẳn với những điều trước đây họ vẫn bị ru ngủ, bưng bít và lừa dối.

Đổi mới là thay đổi, là xóa bỏ, loại trừ cái cũ, cái lạc hậu không còn phát huy tác dụng nhằm đưa vào cái mới phù hợp với thực tế khách quan, đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ của con người trong đời sống xã hội, mở ra triển vọng cho tương lai, luôn theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại trên toàn thế giới.

Đổi mới đòi hỏi phải đồng tâm hiệp lực, tích cực góp phần ổn định xã hội, xây dựng đất nước trên tinh thần hòa bình - hữu nghị - hợp tác và phát triển. Một thể chế dân chủ, một chính quyền thực sự của dân - do dân – vì dân, bảo đảm thực thi quyền con người theo hiến chương Liên hiệp quốc, tôn trọng tự do tín ngưỡng, cơ chế báo chí thông thoáng, nền kinh tế thị trường đa dạng – phong phú, rộng mở giao thương là thuận lợi cơ bản, là điều kiện tiên quyết, là nền tảng tất yếu của tiến trình.

Sự sụp đổ liên hoàn của chính quyền Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu đã gây chấn động chính trị, làm chao đảo môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam.

“Đổi mới tư duy – cởi trói văn nghệ,” nhà cầm quyền Hà Nội rầm rộ hô hào, quảng bá đối sách nhằm trấn an dân chúng. Nhất tề, đồng loạt, nhà cầm quyền Hà Nội dung mọi biện pháp cải biên, chỉnh đốn…theo kiểu trá hình, hăm hở phô trương chiêu bài xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để đối phó tình thế.

Vận dụng sách lược và phương thức bao cấp, cơ chế “xin-cho,” sự lấp lửng, trì trệ trong quản lý, lực lượng tư sản đỏ ngày càng lớn mạnh trong hàng ngũ cán bộ có chức có quyền. Lắm của nhiều tiền do tham ô, chiếm dụng tài sản, hà lạm của công, lợi dụng kẽ hở của luật pháp, sự cô thế của người dân thấp cổ bé miệng. Tệ tham nhũng quan lieu dày đặc song hành với nạn lạm phát gia tăng. Người dân dở khóc dở cười. “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ” “mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, ai cũng được học hành.” Đó là thực tiễn, ước mơ, hay hứa hẹn??!

Khu công nghiệp nhan nhản mọclên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đa số chủ đầu tư là người nước ngoài. Quy hoạch, giải tỏa, đền bù, tái định cư…luôn gặp phải vấn nạn do không đáp ứng yêu cầu về thời gian và tài chánh. Quy hoạch treo, thi công rùa bò, ì ạch, dở dang. Mức đền bù không thỏa đáng, lạm dụng cửa quyền, o ép nhân dân. Khuất tất, tranh tụng thường xuyên xảy ra.

Lực lượng lao động trẻ nông thôn mất ruộng mất vườn phải bỏ nhà bỏ cửa, đổ dồn về các đô thị có khu công nghiệp tập trung kiếm sống bằng đủ mọi nghề với đồng lương ít ỏi, rẻ mạt. Vốn kiến thức hạn chế lại không có tay nghề, phần lớn là người lao động tự do nên phải chịu thân phận dân nhập cư bất hợp lệ, họ trở thành đối tượng của sự bóc lột, sống chen chúc như cá hộp trong các nhà trọ tạm bợ thiếu thốn mọi tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt. Tăng ca liên tục, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động là điều khó tránh, nói chi đến giao lưu, giải trí, học hành!

Lao động hợp tác, kết hôn với người nước ngoài qua môi giới để tìm kế sinh nhai hầu tạo điều kiện hỗ trợ gia đình không phải lúc nào cũng ddễ dàng như dự tính. “Đem con bỏ chợ,” mấy ai biết được nỗi cơ cực, khốn khổ, đọa đày của kẻ tha hương, lạc loài nơi đất khách quê người!

Bệnh thành tích, tiêu cực, nhồi nhét kiến thức, gian lận thi cử, phô trương học hàm học vị, trường chuyên lớp chọn…một thời gian dài đã làm nền giáo dục tụt hậu, suy thoái trầm trọng.

Tự do báo chí, tự do tôn giáo chỉ là cái vỏ phô trương hình thức bên ngoài. Báo chí luôn đi bên phải, có nghĩa là phải tuân thủ nghiêm ngặt chủ trương đường lối của đảng. Người viết buộc phải uốn cong ngòi bút nếu muốpn được tồn tại, vinh danh.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn bị cấm đoán hoạt động cùng với nhiều sinh hoạt đoàn thể của các tôn giáo khác.

Tài sản của nhiều Giáo hội bị chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích phục vụ cá nhân, phe nhóm.

***

Ám ảnh, lo sợ, khiếp đảm, kinh hoàng trước bạo lực chuyên chính hầu như không còn tồn tại trong tâm thức người dân Việt Nam nữa. “Nhà nước nói như con nít nói.” Liên tục nhiều nơi đã khởi xướng đấu tranh cho Công Lý và Sự Thật.

Đã có những vụ tự thiêu của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại đồng bằng sông Cửu long để bảo vệ đạo pháp.

Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, sinh viên – học sinh cùng xuống đường biểu tình phản đối việc Trung quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa.

Công nhân liên tục đình công đòi tăng lương. Nông dân bỏ con trâu cái cày kéo đến các cơ quan nhà nước khiếu kiện, đòi hỏi được bồi thường giải tỏa một cách thỏa đáng.

Các nhà báo tiến bộ phải vào tù vì tội viết bài vạch trần nạn hối lộ, đánh bạc, cá độ của bọn tham ô, cửa quyền, như vụ PMU18…

Như một sự thách đố, biểu hiện của sự bất phục, một số cán bộ cao cấp thức tỉnh, dũng cảm phanh phui các việc làm sai trái nghiêm trọng của tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản.

Không hiếm những cán bộ cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo có tâm huyết, muốn hòa giải hòa hợp dân tộc, sẵn sàng đối thoại với các tổ chức bất đồng chính kiến để tìm kiếm giải pháp, cùng xây dựng một nước Việt Nam mới.

Các con đừng sợ. Như một ân sủng kỳ diệu, sáng ngời đức tin, đã thức tỉnh cộng đồng giáo dân Hà Nội qua hơn nửa thế kỷ thầm lặng.

Ngày 20-12-2007, hàng trăm linh mục, tu sĩ, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa khoảng năm ngàn người rước Đức Mẹ Sầu Bi về đặt vào vị trí cũ trước tòa Khâm sứ, nơi đã bị chiếm dụng hơn nửa thế kỷ qua. Họ vừa đi vừa hát kinh Hòa bình, thành kính cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Dù Hà Nội đang vào mùa rét đậm, gió mưa lạnh cóng, trước cổng tòa Khâm sứ vẫn luôn có giáo dân đến cầu nguyện hàng ngày, kiên trì đòi hỏi công lý, bất chấp sự đe dọa, bắt bớ và đánh đập.

Ngày mồng 3 Tết xuân Mậu Tý, tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở giáo xứ Thái Hà, trên bảy ngàn người đến tham dự thánh lễ Minh Niên. Kết thúc thánh lễ, một linh mục trong tu viện Thái Hà lĩnh xướng “Kính mời quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân, chúng ta đi đòi đất.” Phần đất hơn sáu mươi ngàn mét vuông đã bị trưng dụng gần hết, liên tục từ năm 1996 đến nay vẫn liên tục được tu viện yêu cầu chính quyền trả lại.

Hân hoan với sứ mệnh bảo vệ công lý và sự thật, đông đảo linh mục, tu sĩ và giáo dân Hà Nội cùng các tỉnh thành miền Bắc cấp thời đáp ứng. giáo dân luânphiên túc trực cầu nguyện xuyên suốt ngày đêm. Không thể lay chuyển được, chính quyền đã sử dụng bạo lực: bắt bớ, đánh đập, thậm chí dùng cả lựu đạn cay để giải tán cộng đoàn giáo dân đang cầu nguyện!

Các con đừng sợ. Đức tin đã ban cho họ sức mạnh vượt trội, trên cả sự sợ hãi. Mặc cho đàn áp, bắt bớ, bị phương tiện truyền thông xuyên tạc, bóp méo sự thật, họ vẫn bền gan, chặt dạ, kiên trì thành tâm cầu nguyện.

Cùng vào thời điểm giáo dân Thái Hà bị đàn áp, tại giáo xứ Bạch Lâm thuộc giáo phận Xuân Lộc ở miền Nam, tin Đức Mẹ khóc được loan truyền rộng rãi. Khắp nơi dân chúng đổ xô về cầu nguyện, có lúc lên đến bảy chục ngàn người trong niềm chia sẻ, hiệp thông với lòng dũng cảm của giáo dânHà Nội… Khó khăn, thách thức, phiền hà, đe dọa không làm họ lo sợ…Cụ thể, linh mục chánh xứ bị mời lên tỉnh làm việc, các vị chức sắc của giáo xứ bị công an địa phương và công an huyện mời về cơ quan. Vững vàng, tâm hồn thanh thản, chính đức tin đã ban cho họ sự bình an kỳ diệu trong đời sống.

Cầu nguyện đòi công lý. Sự thật muôn đời luôn ngời sáng niềm tin. Đấu tranh bất bạo động thể hiện sức mạnh tinh thần bất khuất, sự đồng tâm hiệp lực hợp nhất của cộng đoàn.

Vào cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, với khẩu hiệu Công lý - Tình thương, thánh Gandhi đã dẫn dắt thành công đông đảo quần chúng đấu tranh bất bạo động, buộc chính phủ Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ.

Trong bối cảnh lịch sử hiện tại, không chỉ riêng Giáo hội Công giáo Việt Nam đấu tranh đòi công lý. Các tôn giáo bạn như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, các hệ phái Tin lành vùng Tây Bắc, Tây Nguyên cũng đã kiên trì, liên tục đấu tranh để được quyền tự do hành đạo, tôn trọng đức tin và bảo vệ sự thật.

Đã đến lúc người dân Việt Nam không còn sợ. Và như lời phát biểu thật ý nghĩa của Lech Walęsa: “Kẻ nào dơ tay ra chặn bánh xe lịch sử sẽ bị gãy hết các ngón tay.”
 
Tâm thư kính gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Một giáo dân
01:19 24/09/2008
Tâm thư kính gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích

Trọng kính Quý Đức Cha, những vị Mục Tử kính yêu của chúng con,

Kể từ biến cố lịch sử ngày 24.11.1960, ngày Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt nam, Hội Đồng Giám Mục Việt nam đã khôn ngoan và kiên cường lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam vượt qua bao gian nan thử thách trong suốt 48 năm với bao thăng trầm, đổi thay của lịch sử Đất Nước.

Trên chặng đường dài nhiêu khê của lịch sử Giáo Hội hòa quyện với lịch sử của một dân tộc đã từng bị xâu xé, rách nát do hậu quả của chiến tranh, của lòng đố kỵ hận thù ý thức hệ, của sự mặc cảm tỵ hiềm trong niềm tin tôn giáo…quả thực Hội Đồng Giám Mục Việt nam đã luôn đóng đúng vai trò của những người hoa tiêu vững vàng, của những thuyền thưởng can đảm, của những mục tử nhân lành và khôn ngoan để con thuyền Hội Thánh Việt nam vượt qua thác ghềnh, để đoàn chiên Việt nam vẫn được an lành trên đồng cỏ cho dù chẳng mấy xanh tươi, nhưng cũng no lòng chắc dạ.

Với biết bao định hướng mục vụ chuẩn mực, phản ảnh qua những Bức Thư Chung vừa đầy ắp những tham chiếu và cập nhật mang tính Truyền thống, vừa phong phú và tích cực mang tính thời sự của nhịp sống đời thường, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thể hiện vai trò Ngôn Sứ cách xuất sắc theo đúng yêu cầu và tiêu chí đi liền với căn tính của chức Giám Mục, như giáo huấn của Công Đồng chung Vatican II, trong “Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội”:

Trong khi thi hành chức vụ giáo huấn của mình, các Giám Mục phải loan báo cho mọi người biết Phúc Âm Chúa Kitô, một nhiệm vụ trỗi vượt trên các chức vụ chính yếu của các Ngài, bằng cách nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mời gọi họ chấp nhận đức tin hoặc làm cho họ vững mạnh trong đức tin sống động. Các Ngài hãy trình bày cho họ toàn vẹn mầu nhiệm Chúa Kitô, tức những chân lý mà nếu không biết tới là không biết Chúa Kitô, và cũng phải trình bày con đường đã được Thiên Chúa mặc khải để làm vinh danh Người và nhờ đó, họ được hạnh phúc trường cửu” (SL về Nhiệm vụ Giám Mục, số 12)

Nhưng con thuyền Giáo Hội, nhất là Giáo Hội tại Việt nam hôm nay, cho dù đang trôi trong một Đất Nước hòa bình, kinh tế phát triển, chính trị ổn định… thì không phải không còn đối diện với những hiểm nguy và bất trắc. Bằng chứng là thời sự mục vụ trong những ngày qua tại giáo xứ Thái Hà và cơ sở Tòa Khâm Sứ thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đang là một “điểm nóng” thu hút sự quan tâm và lo lắng của mọi thành phần Dân Chúa Giáo Hội Việt nam cũng như của nhiều người đạo đời trên thế giới.

Qua những sự kiện, tiến trình và phương cách giải quyết vụ việc, cùng với một loạt chiến dịch tuyên truyền được hệ thống truyền thông mở hết công suất, Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, thông qua các lãnh đạo Thủ đô Hà Nội, đã và đang nhất quyết chọn con đường loại trừ sự hiện hữu và vị trí của Giáo Hội Công Giáo Việt nam trong sinh hoạt và cộng đồng dân tộc.

Không phải chúng ta cường điệu quá đáng để bi đát hóa vấn đề, nhưng qua những thực tế đã đang và xảy ra từng giờ, từng ngày tại một nơi là trung tâm và đầu nảo của Đất Nước và Giáo Hội: Biểu tượng còn lại cuối cùng sự liên hệ với Mẹ Hội Thánh là Tòa Khâm Sứ bị dẹp bỏ, vị lãnh đạo thuộc hàng cao nhất của Giáo Hội Việt nam bị xúc phạm nặng nề… chỉ với hai dấu chỉ nầy, đủ nói lên và cho thấy ý chí hận thù và đố kỵ Công Giáo của tập đoàn lảnh đạo Cộng Sản được ngụy trang và che dấu bấy lâu nay bây giờ đã lộ rõ.

Chắc chắn, qua sự kiện đặc biệt nầy, những đầu óc chính trị của người Cộng Sản còn muốn lợi dụng để nhắm tới thêm một mục tiêu khác: lợi dựng việc đánh phá người Công Giáo để hướng dư luận quần chúng đi xa điểm nhạy cảm chính trị đang là rất bất lợi cho vai trò lãnh đạo của người Cộng Sản Việt Nam: Nhượng đất, nhượng biển cho Tàu ô, như nhận xét của tác giả Ngu Lão-Daklak trong bài viết “THÁI HÀ- TÒA KHÂM SỨ: CHUYỆN NHỎ”

(Xin trích): “Không gì tuyệt vời cho bằng tập trung sự chú ý vào cái việc đòi đất, đòi nhà của mấy người Công Giáo. Nhân dân ta theo Công giáo chỉ là thiểu số. Bà con Phật tử chính danh thì cũng không nhiều. Giữa người đạo này và đạo khác cũng có đó nhiều sự không thuận thảo, chưa kể là vẫn có đó sự ganh tị tiềm tàng. Khi ta đánh dân Công giáo thì ít nữa là có rất nhiều người cùng đảng phái hay đang nắm quyền ủng hộ ta. Chưa kể số người có lập trương trung dung, con số người vì sợ hãi không dám lên tiếng ở nước ta thì đầy dẩy. Đánh vào đám dân Công giáo, bất chấp người vai vế, chức vị nào, tuy có hơi bất nhân, hơi vô đạo, nhưng một mủi tên mà trúng hai mục tiêu, nhất là mục tiêu chuyển hướng sự quan tâm của người dân ra khỏi chuyện mất đất, mất đảo là ta thắng lớn…”

Đứng trước một hiện tình mục vụ nghiêm trọng như thế, chắc chắn cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt nam đang diễn ra tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, sẽ đặt các Mục Tử của Giáo Hội Việt nam trước những lo lắng và thận trọng, tỉnh táo và khôn ngoan để có thể đề xuất một định hướng mục vụ thích hợp khả dĩ dẫn dắt Dân Chúa vượt qua được thác ghềnh hiểm nguy trong những tháng ngày sắp tới, đồng thời đáp ứng những nguyện vọng và khát khao của muôn người thành tâm thiện chí trong nước và trên toàn thế giới.

Ngoài việc cầu nguyện tha thiết để xin ơn Chúa Thánh Thần tác động trên Quý Đức Cha, với tư cách là đứa con thảo hiếu trong mái nhà Giáo Hội, con xin được mạo muội đạo đạt vài ý kiến thô thiển, như một đóng góp nhỏ bé, một que củi nhỏ trong bếp lửa đức tin to lớn mà Quý Đức Cha đang nhen lên giữa lòng Giáo Hội.

1. Đã đến lúc Giáo Hội tại Việt nam qua tiếng nói chính thức của HĐGMVN phải lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho những quyền tự do căn bản của con người mà toàn dân Việt nam đang khao khát và thiếu vắng. (Con xin được mở ngoặc như sau: Chúng con cám ơn HĐGMVN đã nhiều lần lên tiếng chung, nhưng tiếng nói có khi còn lẻ tẻ, còn chung chung, chưa trực diện, chưa xuyên xuất... ). Chúng con chắc chắn sau dịp họp này chúng con sẽ được nghe một tiếng nói xác tín để hướng dẫn chúng con, nhất là qua những sự kiện đang diễn ra tại Tổng giáo phận Hà Nội.

2. Đã đến lúc Giáo Hội tại Việt Nam phải can đảm vạch trần những luận điểm sai lầm và tai hại của chủ nghĩa Mác-Lê đang được Nhà Nước Cộng Sản nhồi nhét và triển khai rộng khắp trong mạng lưới giáo dục hiện thời. Giáo hội Công giáo đã có cả một Học thuyết về công lý xã hội và nền Thần học căn bản chống lại lý thuyết vô thần. Nhưng chúng con cũng xin HĐGMVN một lần nữa xác quyết cho những người chưa biết rõ hay chưa hiểu biết về lập trường của Giáo hội được hiểu rõ hơn.

3. Đã đến lúc Giáo Hội tại Việt nam với tinh thần ái quốc và thiện chí xây dựng Đất Nước, cương quyết tố cáo hệ thống chính trị độc tài, cổ hũ, đã dẫn đưa Đất Nước đi vào những bế tắc, suy đồi, có nguy cơ trở thành nô lệ cho tập đoàn cộng sản Tàu ô. Về điểm này, chúng con rất biết ơn một số các Đức Cha đã công khai lên tiếng, tỉ dụ như ĐHY Tổng giám mục giáo phận Saigòn, nhưng nếu có tiếng nói chung của HĐGMVN thì chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả là sẽ sẽ thúc đẩy và góp phần tích cực vào cho việc canh tân xã hội và đổi mới đất nước.

4. Đã đến lúc Giáo Hội tại Việt nam không được phép chỉ tìm và sống bình yên cho riêng mình, nhưng là liên đới, đồng cảm, chen vai sát cánh với các anh chị em dân tộc ít người, các nhóm tôn giáo thiểu số không được công nhận, các tôn giáo và các giáo hội khác, như Tin lành, Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo và Cao đài giáo..., những nhà tranh đấu cho Dân chủ, tập thể các dân oan những người trẻ, những trí thức, những chức sắc tôn giáo, những nông dân và công nhân bị bóc lột… để cho họ cảm thấy Giáo Hội Công Giáo luôn là anh em, là bạn đồng hành.

Để làm bật nổi mục tiêu khi nêu những ý kiến trên, con xin được ghi lại những lời tâm huyết của một cán bộ cộng sản ẩn danh tại Hà Nội, trong Thư chia sẻ đăng trên mạng VietCatholic News (Thứ Hai 22/09/2008 20:32)

Người Công giáo trước hết là người Việt Nam, nỗi đau vì bất công mà người Công giáo gánh chịu là nổi đau của người Việt Nam. Nhưng hiện nay, có một khoảng cách được tạo ra giữa nỗi đau đó với nỗi đau chung của người dân Việt Nam. Cơ quan thông tin nhà nước đã thành công trong việc tách riêng Cộng đồng Công giáo, tạo cảm giác những yêu sách của họ như là những yêu sách của một nhóm quyền lợi nào đó, xa rời nhân dân, liên quan mật thiết với ngoại bang. Trong lúc các nhóm xã hội khác đang gánh chịu nhiều bất công, như: nông dân, công nhân, giới trí thức, nhưng họ không thể gây tiếng vang lớn như người Công giáo vì họ không có tổ chức, không có niềm tin dẫn dắt và tập hợp. Thế mạnh của người Công giáo là có hệ thống và đức tin làm cho họ có thể tập trung cùng nhau và cùng nhau biểu lộ đòi hỏi của mình. Nhưng mặc khác thế mạnh này đồng thời là điểm nhấn mà nhà nước đang đánh vào Công giáo. Họ tạo thành dự luận để xem người Công giáo đang bị giật dây, ích kỹ, phục vụ lợi ích nước ngoài, nếu không nói là các thế lực thù địch.

Phải biến những yêu sách của mình thành cuộc đấu tranh chống bất công, bảo vệ pháp quyền, đòi công lý được thực thi. Cuộc đấu tranh đó là vì lợi ích chung cả dân tộc, vì tất cả nhân dân Việt Nam, chứ không riêng gì những người Công giáo. Xin hãy làm rõ thông điệp đó đến tất cả mọi người dân Việt
…”

Kính thưa Quý Đức Cha,

Chắc chắn, Quý Đức Cha đã và đang cảm nhận mọi phức tạp và khó khăn mục vụ đè nặng trên đôi vai mục tử của mình khi đối diện với một bối cảnh như thế của Giáo Hội và xã hội Việt nam. Tuy nhiên, lịch sử của Giáo Hội suốt hai ngàn năm vẫn luôn là một cuộc đối diện như thế để thực thi trọn vẹn mệnh lệnh của chính Chúa Giêsu: “của Xê-da, trả về cho Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21)

Hơn lúc nào hết, Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt nam, và muôn triệu người thành tâm thiện chí trên thế giới đang hướng về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để hy vọng và trông chờ tiếng nói “Ngôn Sứ” can đảm và khôn ngoan, để định hướng cho con tàu Giáo Hội và dẫn dắt đoàn chiên đi đúng đường trên cuộc hành trình về vĩnh cửu.

Thiết tưởng đó không là một chuyện thời sự đột xuất, bất đắc dĩ, dưới áp lực của các vấn đề chính trị, xã hội đang nổi cộm, mà chính là áp dụng cụ thể những lời dạy của Công Đồng qua Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Giám Mục được ghi trong số 13 như sau:

"Các Ngài phải cố gắng dùng những phương tiện khác nhau sẵn có trong thời đại chúng ta để loan báo giáo thuyết Kitô giáo, trước hết là việc giảng thuyết và việc dạy giáo lý: cả hai luôn luôn giữ một địa vị chính yếu; sau đó trình bày giáo thuyết trong các học đường, các học hội, qua các buổi thuyết trình và những cuộc hội họp dưới mọi hình thức; và đừng quên phổ biến giáo lý đó bằng những bản tuyên ngôn nhân một vài biến cố, cũng như bằng báo chí và những phương tiện truyền thông xã hội khác nhau; cần phải hoàn toàn tận dụng các phương tiện nầy để rao truyền Phúc Âm” (SL về Nhiệm vụ Giám Mục, số 13)

Dưới ánh sáng và động lực mục vụ khởi đi từ “Năm Thánh Phaolô” mà toàn thể Giáo Hội đang hân hoan cử hành, con xin cầu chúc Quý Đức Cha, trên con đường chu toàn sứ vụ Tông Đồ và Mục Tử, được luôn khôn ngoan và đầy tình yêu Chúa Kitô, và luôn cảm nhận sâu sắc chính di ngôn của Thánh Phaolô Tông Đồ, vị Ngôn sứ vĩ đại, đã trối lại cho người đồ đệ yêu dấu là Giám mục Timôthê:

Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu đau khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng Lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích ! Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2 Tim 2,9-10).

Trọng Kính.

Một con chiên nhỏ trong đàn chiên Hội Thánh tại Việt nam
 
Liệu có thể dùng công văn để cảnh cáo?
Luật sư Lê
02:47 24/09/2008
LIỆU CÓ THỂ DÙNG CÔNG VĂN ĐỂ CẢNH CÁO?

Liên tiếp trong hai ngày 21 và 22 tháng 9 năm 2008 Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ra hai công văn “lịch sử” 1370/UBND-TNMT và 1407/UBND-NC để cảnh cáo Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt và 4 linh mục Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà Hà Nội.

Pháp luật Việt Nam có cho phép cơ quan hành chính dùng công văn để cảnh cáo một công dân hay không? Hay đây là một sáng kiến pháp luật của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội?

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này?

“Cảnh cáo” là một trong hai hình thức xử phạt chính trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (các điều luật dưới đây dẫn từ Pháp lệnh này), hình thức kia là phạt tiền (Điều 12). Và phải thông qua một quy trình chặt chẽ đó là lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền quy định (Điều 55, 56).

“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.” (Điều 13).

Như vậy “cảnh cáo” chỉ có trong quyết định xử phạt hành chính chứ không sử dụng trong trong “công văn cảnh cáo”.

Và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở cấp tỉnh thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân (Điều 30) chứ không phải thuộc ủy ban nhân dân như ông Nguyễn Thế Thảo đã ký thay mặt ủy ban nhân dân. Tức là phải chính ông chủ tịch ủy ban nhân dân ra quyết định cảnh cáo chứ không phải ủy ban nhân dân. Điều này thể hiện rõ ở một câu trong công văn “Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cảnh cáo ông …”. Thưa ông chủ tịch, luật đã quy định quyền hạn của ông thì ông cứ ký cớ sao ông lại phải nhân danh ủy ban?

Về công văn

Theo trang web của Bộ Tư Ph áp (http://nghiepvu.moj.gov.vn/xembai.aspx?nv=98), công văn (cùng với thông cáo, thông báo, công điện) là loại văn bản hành chính thông thường.

“Các văn bản hành chính thông thường không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà được ban hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi... của các cơ quan hành chính Nhà nước.”

“- Công văn (công thư) là văn bản giao dịch chính thức giữa các cơ quan Nhà nước với nhau hay giữa các cơ quan Nhà nước với đoàn thể, tổ chức xã hội; để trình với cấp trên một đề án, một dự thảo văn bản; đề nghị cơ quan cấp trên giải quyết một việc cụ thể; giải quyết đề nghị của cơ quan cấp dưới; đôn đốc cơ quan cấp dưới thực hiện các quyết định của cấp trên.”

Như vậy việc Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội dùng công văn để cảnh cáo công dân là sai.

Chưa hết, còn số hiệu của công văn cũng khiến cho tôi băn khoăn. Tại sao cùng một công văn cảnh cáo, cùng một “tội”, cùng một cơ quan ban hành, cùng một người ký ngày trước ngày sau cớ sao cái đuôi công văn lại khác nhau? Một cái là UBND-TNMT, còn một cái là UBND-NC. Chỉ một chi tiết nhỏ như vậy thôi cũng cho thấy tính không thống nhất của hai công văn cảnh cáo của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội về cùng một loại vụ việc.

Qua những nhận xét trên cho thấy không lẽ Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội lại có những nhầm lẫn chết người như vậy sao?

Hay đây có phải là Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội “lách luật” để thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, thay vì ra quyết định xử phạt hành chính thì Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội lại “sáng chế” ra công văn cảnh cáo?

Hay quan trọng hơ n, điều này chứng tỏ sự tùy tiện và lúng túng của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội trong việc áp dụng pháp luật đối với Đức Tổng Giám mục, các linh mục tu sĩ dòng Chúa Cứu thế Thái Hà và việc đòi đất của giáo dân Hà Nội?

(Ghi chú: Luật sư Lê hiện đang sống ở Việt Nam đã gửi cho chúng tôi bài nhận định này dựa trên cơ sở Pháp luật Việt Nam, muốn cho đăng để rộng đường dư luận. Chúng tôi cũng xin cám ơn Ls Lê)
 
Trị đám côn đồ do đảng lãnh đạo
Ngô Nhân Dụng
03:13 24/09/2008
Trị đám côn đồ do đảng lãnh đạo

Trong cuộc biểu tình của thanh niên Việt Nam chống Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, khi bị công an dùng bạo lực ngăn cản, một bạn sinh viên đã hỏi thẳng vào mặt người đại diện chính quyền cộng sản: “Anh không biết xấu hổ à?”

Giáo dân Hà Nội có thể hỏi đám công an một câu hỏi như vậy. “Anh không biết xấu hổ à?” khi anh chửi mắng dọa nạt những cụ già đang cầu nguyện?

Nay công an đã lánh mặt, đảng cộng sản thuê một đám người mà báo Công An gọi là “quần chúng phẫn nộ tự phát” đến phá phách những cuộc tập họp và cầu nguyện ở Ấp Thái Hà và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

Dùng mãi công an để đàn áp giáo dân thì bất lợi đối với dư luận đồng bào trong nước. Sẽ làm cho đồng bào các nơi thương yêu các đồng bào Thái Hà hơn. Vì người dân Việt Nam bây giờ đã có thói quen, thấy bất cứ ai bị công an đàn áp đều biết rằng những người bị đàn áp chắc phải là những người đứng về phía lẽ phải. “Không bị oan ức, không bị xử bất công, ai muốn gây sự với công an làm gì?” Người Việt Nam nào cũng sẽ hỏi như vậy! Cho nên đảng cộng sản đã thay thế công an chính quy bằng đám khuyển ưng, khuyển phệ.

Ðảng Cộng Sản còn đang lâm thế bí vì không biết làm cách nào phản bác những lý lẽ mà giáo dân ở Ấp Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội nêu ra khi họ đòi lại những khu đất đã bị chiếm đoạt hơn nửa thế kỷ. Nếu cộng sản có đủ lý lẽ để phản bác, thì chính quyền thành phố sợ gì mà không đem nội vụ ra tòa phân xử? Cần gì phải dùng tới công an? Ðem ra tòa, các thẩm phán, nhân viên công tố đều được “Ðảng chỉ đạo” thế nào họ cũng sẽ phán những khu đất đó do đảng Cộng Sản Việt Nam làm chủ, đảng muốn làm gì thì làm! Tòa chắc chắn sẽ xử cho Ðảng thắng kiện, tại sao không đem ra tòa xử ngay đi?

Nhưng đảng Cộng Sản còn lo lắng dư luận quốc tế. Một vụ án liên can đến hàng vạn người ở giữa thủ đô, báo chí khắp thế giới sẽ kéo tới theo dõi, họ sẽ đi hỏi chuyện. Lúc đó hàng vạn nông dân ở khắp nước Việt Nam sẽ kéo về Hà Nội tố cáo: Tôi cũng bị cướp đất! Tôi cũng bị cướp đất! Ðảng Cộng Sản chỉ giỏi dọa nạt, đè nén dân đen trong vòng kiểm soát, nhưng rất sợ không dám để cho thế giới thấy.

Cho nên bây giờ đảng Cộng Sản sử dụng một đòn quen thuộc cũ: Cho một đám tay sai đóng vai thường dân đến tấn công các đồng bào công giáo oan ức đang đòi chính quyền trả lại đất. Công An Nhân Dân đặt tên bọn người này là “quần chúng tự phát.”

Ðây là một thủ đoạn cũ. Trong thời Cải cách Ruộng đất, cán bộ cộng sản đã phát động đám lưu manh ở từng thôn xóm tới xỉ vả, chửi bới, vu oan các địa chủ và cả những người không đủ ruộng đất để gán danh hiệu địa chủ. Mục đích của đảng cũng là cướp đất và giết những người bất đồng chính kiến bị gán danh hiệu “Quốc Dân đảng.” Bây giờ, công an cộng sản có thể thuê những đám côn đồ lưu manh, hoặc muốn tiết kiệm thì dùng những đám tù hình sự, những thanh niên bị bắt vì ghiền ma túy, bảo họ làm gì họ cũng sẵn sàng làm. Công an hứa hẹn sẽ thưởng công, giảm án, hay sẽ đối xử tử tế, giảm hình phạt. Trước đây công an cộng sản đã dùng thủ đoạn này để chống phá những người tranh đấu tự do dân chủ. Họ đã tới nhà cụ Hoàng Minh Chính, lăng mạ tục tằn và làm những hành động thô bỉ. Những nhà văn, trí thức có ý kiến tiến bộ thì bị đụng xe, bị xô đẩy, hành hung. Nay công an cộng sản lại dùng những “quần chúng tự phát” đó chống lại các giáo dân biểu tình bất bạo động. Chỉ có những tay du thủ du thực mới quen làm những việc như chửi bới những người đang cầu nguyện, nhỏ nước bọt lên mặt các cụ già, các tu sĩ. Chỉ có những thứ côn đồ được đảng lãnh đạo mới đập phá những ảnh tượng, bàn thờ, không nương tay. Chỉ có những thứ khuyển ưng theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới mở miệng hô hào đòi giết Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Vũ Khởi Phụng.

Nhưng đồng bào công giáo ở Hà Nội sẽ không chịu bó tay. Một số luật sư ở Việt Nam đã mách cho đồng bào những cách dùng luật pháp để trừ cái nạn côn đồ xã hội chủ nghĩa này. Nếu đồng bào làm theo, trong mấy ngày thì đảng Cộng Sản sẽ phải “lãnh đạo” đám côn đồ của đảng đi chỗ khác.

Theo các vị luật sư ở trong nước này, người dân bình thường nào cũng có thể dùng luật hình sự để tự vệ, chống bọn côn đồ do công an thuê đến phá mình.

Trước hết, những anh chị côn đồ do đảng lãnh đạo đã phạm luật khi đến phá rối những cuộc tập họp cầu nguyện. Bọn họ phạm những tội ghi trong luật hình sự, như: Làm nhục người khác; cố ý gây thương tích; gây rối trật tự công cộng, vân vân, nhất là tội hô hào cổ động việc giết người.

Ðiều 82 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam cho phép mọi công dân có quyền bắt những người “phạm tội quả tang” như vậy. Nguyên văn điều 82 như sau: “Ðối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.” Ðiều 82 cũng viết: “Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”

Việc bắt những người phạm tội quả tang không những là một quyền mà còn là một nghĩa vụ nữa. Ðiều 4, khoản 1 trong Bộ Luật Hình sự xác định: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”

Các luật sư ở trong nước cũng nêu lên điều 15 của bộ Luật Hình Sự về “Phòng vệ chính đáng.” Theo khoản 1 của điều 15 thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Luật Hình Sự nói rõ ràng như thế. Ðồng bào Thái Hà và ở khu Tòa Tổng giám mục, kể từ hôm nay hãy “tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” bằng cách cùng nhau bắt giữ những tay côn đồ đang tới cửa nhà thờ lăng mạ các tu sĩ và giáo dân, xâm phạm bàn thờ đặt nơi công cộng, lại còn dọa giết và hô hào người khác giết các tu sĩ được chỉ đích danh. Theo đúng luật, đồng bào không được có hành động nào làm tổn thương đến danh dự và thể xác những kẻ quả tang phạm luật đó, nhưng có bổn phận giải giao họ tới các cơ quan công quyền gần nơi phạm tội nhất! Ngoài ra, lòng từ bi bác ái bảo chúng ta phải thương đám côn đồ được đảng lãnh đạo đó. Vì họ cũng chỉ là những nạn nhân bị lợi dụng trong một xã hội bất công điên đảo!

Tất nhiên, trước khi hành động đồng bào phải chuẩn bị máy chụp ảnh, quay phim để lấy và giữ bằng chứng về các hành động quả tang phạm pháp của đám du côn. Ðể đem ra tòa làm chứng cớ và trình bày cho dư luận trong nước cũng như cả thế giới!

Nếu giáo dân ở Ấp Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục thành công trong khi thi hành “nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” này thì đồng bào cả nước ta sẽ được nhờ. Tất cả những người dân oan đi khiếu kiện có thể vững tâm, không có những bọn côn đồ do đảng lãnh đạo nữa! Gió sẽ đổi chiều! Từ nay trở đi đảng Cộng Sản không thể sử dụng đám côn đồ nữa. Nói cho cùng, họ cũng chỉ là những “người cùng khổ” trong xã hội, được thuê mướn hay bị ép buộc họ làm những việc thất đức mà thôi. Trong một xã hội tử tế, họ sẽ trở thành những người tử tế!

(Nguồn: Người Việt Online, ngày 23/9/2008)
 
Báo Chí Nô Lệ
Lm. Chân Tín
05:05 24/09/2008
Từ trước đến nay, ai cũng biết báo chí Việt Nam, trong chế độ độc tài đảng trị, phải tuân theo đảng trong mọi đường lối, chỉ thị. Không có một ý kiến nào ngoài ý kiến của đảng. Báo phải phục vụ đảng, dù phục vụ một cách ngờ ngệch. Nếu có sáng kiến là sáng kiến để tô điểm ý kiến của đảng. Điều này cho ta thấy báo chí Việt Nam là thứ báo nô lệ hết sức tồi tệ.

Tờ Thanh Niên ra ngày 21.09.2008 đề cập đến buổi làm việc giữa chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã cố tình cắt xén một đoạn bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục, để kích động độc giả chống Tổng Giám Mục, lên án ngài.

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục có đoạn như sau: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Đoạn này rất có tình có lý.

Đức Tổng Giám Mục nói thật với chính quyền là Việt Nam như thế nào, mà người dân mang hộ chiếu Việt Nam bị thiên hạ chê, chặn chỗ này chỗ kia, bị xét như những tên lưu manh, nên ngài Tổng Giám Mục buồn khổ, thấy nhục nhã. Vì đất nước, Đức Cha mong chính quyền làm thế nào để thế giới kính nể ta, người dân mang hộ chiếu Việt Nam không phải nhục nhã. Những lời nói rất chân thành, chí lý, không một ý xấu nào. Thế mà nhà báo Thanh Niên lại cắt xén, chỉ lấy câu đầu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Chỉ lấy đoạn này, mà bỏ đoạn sau, thì chỉ có ý nghĩa khinh dể đất nước Việt Nam. Nên báo Thanh Niên kết luận: “Sẽ nghĩ gì về một vị chủ chăn có thái độ hằn học lạc loài như vậy đối với chính đất nước sinh ra ông ta? Một TGM như vậy liệu có xứng đáng để các giáo dân, giáo sĩ tin tưởng (báo Thanh Niên, Chủ nhật 21.09.2008 trang 5).

Xưa nay hàng trăm báo của đảng, của chính quyền chỉ là những bồi bút, ai cũng biết. nhưng có những lúc không chỉ là bồi bút, viết theo lệnh, mà còn là thứ bút nô lệ, lập công, bằng cách xén bớt lời nói của người ta, để lên án, xách động độc giả chống người ăn nói đàng hoàng có tình có lý.

Ngay lối in chữ thật lớn, thật đậm: “Phải chấm dứt ngay những hoạt động thách thức pháp luật ở khu đất 42 Nhà Chung” cũng chính nhà báo kích động độc giả. Vì thực ra, việc làm của Toà Giám Mục là làm đơn đòi lại đất, chứ có hành động gì gọi là thách thức pháp luật. Thương thuyết với nhà nước gọi là thách thức? Nhà nước không trả đất cho họ, thì họ tiếp tục kêu gào. Còn giáo dân đến cầu nguyện có trật tự chứ có gì ghê gớm để nói là thách thức luật pháp? Họ không phá phách, không đụng độ với cảnh sát, công an, mà chính công an, cảnh sát đánh đập họ.

Ơi ông nhà báo cộng sản ơi, sao ông làm nô lệ quá đáng như vậy. Chức năng nhà báo là bảo vệ người dân vô tội. Đàng này ông lại hùa với cảnh sát công an để đàn áp người dân bằng dùi cui, roi điện và những đoạn báo dối trá để bảo vệ nhà nước và làm hại đến người dân.

Chỉ có một chế độ tôn trọng con người, bảo vệ con người, mới mong có một nền báo chí biết bảo vệ người dân.

23.09.2008
 
Ai được ai mất?
Lm Chân Tín
07:16 24/09/2008
Đêm 21.09.2008 lúc 23h, chính quyền Hà Nội đã gửi đến xứ Thái Hà một lực lượng công an, cảnh sát hùng hậu để xâm chiếm linh địa Đức Bà. Tại khu đất mà công ty may Chiến Thắng đã sang đi bán lại và hiện giờ đang bỏ trống và giáo dân đã rước tượng Đức Mẹ về đó để cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Biến cố này và biến cố chiếm Tòa Khâm Sứ hôm 19.09.2008, coi như là vụ cướp đất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam do chính quyền CSVN chủ xướng. Ta đặt một câu hỏi:

Ai được ai mất?

Đối với những người vô thần duy vật của ĐCSVN, nhất là đối với những người có chức có quyền, thì đây là một cuộc thắng đối với họ. Họ được thêm 2 khu đất ở giữa thủ đô Hà Nội. Và họ sẽ cười sung sướng khi thấy Giáo Hội Công Giáo mất đất, thua cuộc, sau bao năm tháng đòi lại 2 mảnh đất đó.

Nhưng những người có lương tâm thấy đảng CS mất nhiều, với vụ cướp đất này; CS dùng luật rừng, để cướp đất của Giáo Hội, của những người chỉ có tiếng nói của lương tâm đòi công lý hòa bình.

Những nhà lãnh đạo đất nước không thấy xấu hổ khi đối xử tàn tệ với người dân. Người ta xấu hổ hộ cho họ. Còn Đức Tổng Giám, linh mục, tu sĩ, giáo dân của Hà Nội và của xứ Thái Hà là những anh hùng đấu tranh cho lẽ phải, được mọi người kính nể. Cái đẹp của dân tộc ta nằm trong chí khí anh hùng đó. Với chí khí đó, cha ông ta đã giữ nước, chống lại xâm lăng, chứ không như người CS ngày nay cúi đầu dâng đất dâng biển cho Trung Cộng. Đối với chúng ta, người Kitô hữu nói chung và người Công Giáo nói riêng, chúng ta mất mặt như chính Chúa Giêsu đã mất mặt và được những gì Chúa Giêsu đã được.

Chúa Giêsu sinh ra trong một hang đá nghèo nàn, sống lang thang đó đây để rao giảng Nước Trời không nơi gối đầu, bị những người lãnh đạo tôn giáo chống đối và cuối cùng bị treo lên thập giá giữa hai người trộm cướp, bị lột hết cả áo, mình trần. Rồi chẳng có đất riêng để chôn cất.

Bởi đâu mà Chúa Giêsu chịu nhiều mất mát như vậy? Do là vì Ngài đi con đường khác với thế gian, các đồ đệ Chúa cũng đi con đường ấy: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em”.(Ga 15,18-20). Người có niềm tin vào Thiên Chúa tạo thành vũ trụ và Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ thế gian không thuộc về thế gian vô thần được.

Một thế giới vô thân duy vật không dung nạp được những ngưới có niềm tin. Những người có niềm tin sẽ bị bắt bỏ. Cộng sản vô thần duy vật muốn tiêu diệt người Kitô giáo. Nhưng vì không diệt nổi nên chúng chấp nhận chung sống, với nhiều mưu đồ giới hạn, làm khó những người theo đạo Kitô giáo, những áp bức của cộng sản dành cho Giáo Hội Kitô giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng là điều dễ hiểu: không diệt được thì giới hạn tối đa. Như vậy trên phương diện trần thế, luôn luôn người con của Chúa bị thiệt thòi chịu nhiều áp bức của chế độ vô thần duy vật. Và những khó khăn đó là cái ta được để trung thành với Thiên Chúa. Thập giá là con đường đưa đến vinh quang bất diệt trong ngày phục sinh vinh hiển của con cái Chúa.

22.09.2008
 
Run sợ trước cuộc biểu tình ủng hộ Thái Hà ở Sàigòn Sở Giáo Dục ra thông báo khẩn
Sở Giáo Duc TP HCM
10:18 24/09/2008
Lời bình về Thông báo khẩn của Sở Giáo Dục tp HCM rằng:
- Sao lại ra cái thông báo gì kỳ cục như vậy.

Một anh bạn khác trả lời như sau:

Có gì là kỳ cục đâu!
Những chuyên gia "có tật giật mình", "suy bụng ta ra bụng người" ấy mà!

Họ thấy HĐGM VN họp ( thường kỳ) ở Xuân Lộc
(vùng đông đông bào Công giáo nhất và trước 1975 có nhiều biểu tình nhất)
Rồi lại tập chung cầu nguyện ở Dòng Chúa Cứu Thế Saigòn,
cho nên suy nghĩ méo mó phải "phòng bệnh hơn chữa bệnh"
và cẩn mật bố trí.

Nói "chim bị thương sợ cả cành cây cong" cũng chẳng sai.

Một người bạn ở nước ngoài hỏi:
- Tại sao chuyện xảy ra ở Hà nội mà Sài gòn báo động?

Tôi trả lời: Bạn mà đọc kiếm hiệp của Kim Dung thì hiểu ngay.
Cái nầy kêu bằng "CÁCH SƠN ĐẢ NGƯU",
(đánh một chưởng vào hướng ngọn núi,nhưng con trâu
ở bên kia núi lãnh đòn).
(Nhóm ĐăkBla)

 
Tôi Thấy Nhục Nhã Vì Hộ Chiếu Việt Nam Bị Soi Xét
Vũ Hải Đăng
10:30 24/09/2008
Tôi Thấy Nhục Nhã Vì Hộ Chiếu Việt Nam Bị Soi Xét

Vũ Hải Đăng

Gần đây, vụ việc tranh chấp nhà đất ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là điểm nóng thời sự trong nước.

Thiết tưởng đây là những đòi hỏi hợp lý từ phía Giáo Dân mà Chính quyền Cộng sản cần giải quyết sớm trước khi sự việc bùng nổ, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hai bên. Tuy nhiên, khi báo chí đăng lại phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội - Ngô Quang Kiệt, đã khiến nhiều người dân bức xúc, vì họ chỉ được nghe đoạn trích không đầy đủ:

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam."

Nếu chỉ có phát ngôn trên, thì dư luận hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN.

Nhưng khi nghe toàn văn lời phát biểu của ông trước các quan chức TP Hà Nội, thì chúng ta có thể hiểu theo nghĩa khác:

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái Hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế."

Có phải TGM Ngô Quang Kiệt muốn nói "Tôi thấy nhục nhã vì mang Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, không như công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, đi đâu cũng không bị xem xét gì cả ?"

Nếu đây chỉ là lỗi về diễn đạt, cũng như nhiều trường hợp các Chính khách nước ngoài "nói nhịu", và đã bị báo chí, dư luận chỉ trích, thì sự việc này mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là "Truyền thông nhà nước đã cắt xén câu nói, nhằm mục đích hạ uy tín của TGM Ngô Quang Kiệt".

Truyền thông nhà nước đang tìm cách quy kết TGM Ngô Quang Kiệt là đã xúi giục, kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm mục đích chống chính quyền. Đặc biệt, qua đoạn phát biểu bị cắt xén trên, chính quyền cộng sản muốn quy TGM Ngô Quang Kiệt thêm một tội danh "Phản Bội Tổ Quốc".

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu, thì chúng ta phải cảm thấy nhục nhã, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn !

Có một câu nói đã thành chân lý: "Thời thế, Thế thời, thời phải thế". Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Lịch sử Việt Nam, trừ những giai đoạn ngắn ngủi người dân có được một chính quyền Dân chủ, còn lại, lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là sự đổi thay, tiếp nối của các nhà nước độc tài: Độc tài Quân chủ Phong kiến, Độc Tài Quân phiệt Thực dân (thời Pháp thuộc), Độc tài Chuyên chế Phát xít (thời Nhật chiếm đóng), và Độc tài Toàn trị thời nay.

Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát.

Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.

Để có được địa vị cao sang, bổng lộc lợi quyền như ngày nay, các quan chức Cộng sản không được quên sự hi sinh của hàng triệu người con Việt Nam, họ đã ngã xuống vì mục đích cao cả: Hi sinh vì Tổ quốc, cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, cho non sông Việt Nam đời đời bền vững.

Không được đánh đồng, lẫn lộn giữa Chính quyền Cộng sản với Dân tộc Việt Nam, giữa Đảng Cộng sản với Tổ Quốc Việt Nam.

Một chính quyền mà không lo được cho dân, không mưu cầu hạnh phúc cho dân, thì theo quy luật của tạo hóa, chính quyền đó phải bị đánh đổ, không phải nhân dân, mà chính họ đã tự đánh đổ mình.

Vụ việc Nhà thờ đòi đất, chỉ là một trong những biểu hiện bùng phát của những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng chế độ: Mâu thuẫn giữa Khát vọng Tự do - Dân chủ của nhân dân và Chế độ Độc tài - Toàn trị, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi cải cách chính trị và sự bảo thủ giáo điều của nhóm lãnh đạo chóp bu, mâu thuẫn giữa quá trình xã hội hóa thông tin và nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền báo chí, mâu thuẫn giữa cực giàu và cực nghèo, mâu thuẫn giữa kinh tế hội nhập và văn hóa truyền thống v.v...

Mang tấm Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, nguyên nhân chính là vì dòng chữ ghi trên đó: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - HỘ CHIẾU (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM - PASSPORT). Tên nước ta được thêm chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) mới có 32 năm (1976-2008), nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới, còn vài nước vẫn đi theo.

Nhìn lại lịch sử, cha ông ta đã lấy những tên nước (Quốc Hiệu) thể hiện tinh thần Độc Lập Tự Tôn, như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, rồi Việt Nam.

Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi !

Hà Nội, ngày 22-9-2008
 
UBND thành phố Hà Nội “bạo hành hành chánh”
Thiện Giao - RFA
10:51 24/09/2008

UBND thành phố Hà Nội “bạo hành hành chánh”



Chỉ một ngày sau khi Tổng Giám Mục Hà Nội gặp UBND thành phố, và nói rằng “tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho,” thì phía thành phố cho đăng tải công văn “cảnh cáo” người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội.

Một luật sư Việt Nam nói rằng hình thức ra công văn của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội là sai quy định của pháp luật, và rằng đó là sự “bạo hành hành chánh” đối với công dân.

Khi chính quyền dùng vũ lực

Những vấn đề xảy ra xung quanh các khu vực Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, trong những ngày gần đây, bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Nghiêm trọng vì có dấu hiệu chính quyền bắt đầu dùng biện pháp mạnh đối với Giáo Phận Hà Nội; bắt đầu có những cuộc tấn công, đe doạ và dùng vũ lực do một số người không rõ nguồn gốc thực hiện.

Nghiêm trọng hơn, là chính quyền thành phố Hà Nội ra công văn cảnh cáo Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt. Công văn cảnh cáo này được truyền thông Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín, tức là một ngày sau khi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu tại Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội; trong đó ông nói “tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ xin cho.”

Hăm dọa, đe nẹt

Nhưng có lẽ, nghiêm trọng hơn nữa, xét trên khía cạnh pháp lý, chính là sự vi phạm pháp luật của thành phố Hà Nội khi đưa ra công văn cảnh cáo như đã đề cập.

“Công văn cảnh cáo” ấy, theo một luật sư Việt Nam yêu cầu không nêu tên, mang tính cách của một “bạo hành hành chánh” đối với công dân:

“Việc Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là trái với các qui định pháp luật hiện hành. Thứ nhất, thành phố Hà Nội đã sai khi không lập “Biên bản vi phạm hành chính,” không ban hành “Quyết định xử phạt hành chính” theo đúng tinh thần của “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.”

Về nguyên tắc, cơ quan hành chính các cấp không có quyền áp dụng hình thức “cảnh cáo” đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào bằng một công văn như UBND thành phố Hà Nội đã làm đối với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.”

Công văn mà thành phố Hà Nội cảnh cáo Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được hầu hết báo chí Việt Nam đăng tải vào ngày 21 tháng Chín.

Trong công văn này, thành phố Hà Nội nói rằng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có “ý đồ lợi dụng việc vi phạm pháp luật tại giáo xứ Thái Hà để tạo dư luận tác động đến việc đòi đất tại 42 Nhà Chung.”

Trong bài phát biểu trước Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20 tháng Chín, người đứng đầu Giáo Phận Hà Nội nói rằng phía Công Giáo “không tranh chấp với nhà nước,” và rằng trong tất cả những cơ sở thuộc quyền quản lý của toà Tổng Giám Mục mà nay nhà nước sử dụng, thì Giáo Phận không đòi lại nếu “những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung.”

Chính quyền vi phạm pháp luật?

Công an đủ loại, được trang bị chó săn, sẵn sàng ứng phó với làn sóng người tham gia cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ hôm Chủ nhật 21-9-2008. Photo courtesy of DCCT. Theo lời vị luật sư Việt Nam, thì văn bản cảnh cáo của thành phố Hà Nội “bị chi phối bởi một số điều và khoản trong nghị định “quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.”

Luật sư này nói rằng, “nếu Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thực sự có những sai phạm nghiêm trọng như thành phố Hà Nội nhận định, thì Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có thể bị xét xử bằng luật hình sự, và sự xét xử này nằm trong thẩm quyền của hệ thống tư pháp.”

Còn về phía thành phố, thì Uỷ Ban Nhân Dân “không có quyền hăm dọa nhằm đe nẹt.” Một công văn cảnh cáo sai, có tính “hăm doạ, đe nẹt” thì “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

“Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bị chi phối bởi khoản 1, điều 2 của Nghị định 91/2006/NĐ-CP (Nghị định quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

Theo đó, việc “cảnh cáo” phải được ban hành dưới dạng “quyết định” và phải theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, phải chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương, đồng thời phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật.

Văn bản “cảnh cáo” Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt thiếu các yếu tố đã dẫn. Do đó, theo khoản 3, điều 2 của Nghị định đã dẫn, công văn “cảnh cáo” “phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”

Trong số những cơ sở mà Tổng Giám Mục Hà Nội đề cập trong bài phát biểu của mình, thì trường Hoàn Kiếm, bệnh viện St. Paul, bệnh viện Bài Lao sẽ “không bao giờ được nói tới.”

Tuy nhiên, ông nói là khách sạn Láng Hạ và Toà Khâm Sứ thì “sẽ được nói tới” vì những nơi này được sử dụng với mục đích kinh doanh.

Dư luận cho rằng, công văn “cảnh cáo” của thành phố Hà Nội có vẻ là một sự “trả đũa vội vã nên chính chính quyền đã vi phạm luật pháp.”

Vị luật sư Việt Nam thì nhận định là các quy định của luật pháp cho thấy Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội “sai thẩm quyền về hình thức lẫn thẩm quyền về nội dung,” một sai phạm có tính cách “bạo hành trong quản lý hành chánh” và cần được “đình chỉ thi hành ngay lập tức.”
 
Người dân được hai công viên xanh: ý kiến của một người dân ở Hà Nội
Trần Ngọc Tú - BBC
11:10 24/09/2008
Người dân được hai công viên xanh

Tòa Khâm Sứ thành công viên
Chưa rõ cho công viên cây xanh trước Tòa Khâm sứ cũ sẽ mang tên gì. Người Công giáo vẫn đang cầu nguyện và chỉ cầu nguyện. Họ tin Chúa sẽ bảo vệ họ và công lý cuối cùng sẽ thắng.

Không có bạo loạn. Bởi những người Công giáo Việt Nam hiền lành... hay bởi chính quyền đã nắm quả đấm sắt?

Một cuộc tranh đấu không cân bằng lực lượng giữa một bên là Nhà nước toàn trị và những người Công giáo bé nhỏ.

Dư luận và lý luận

Vẫn còn đây những dư luận sôi nổi về vụ việc.

Mà đa phần, dưới ảnh hưởng của nền giáo dục phòng chống phản động toàn diện, triệt để qua nhiều năm, và cơ quan truyền thông một chiều dưới quyền kiểm soát của nhà nước, cực lực lên án giáo xứ Thái Hà, linh mục Nguyễn Văn Khải, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt vì những hành vi kích động, gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản của người khác.

Có lẽ các bạn đã đọc nhiều lý luận của chính quyền về vụ việc, ở đây, xin cung phần phân tích khía cạnh pháp luật dưới một góc nhìn khác.

Tôi cũng đã mục sở thị những hành vi gọi là gây rối trật tự công cộng của giáo dân, và lắng nghe một người dân sống ở đó bày tỏ quan điểm của họ đối với vụ việc.

Tôi thấy, hành vi vi phạm pháp luật đó là CẦU NGUYỆN... chỉ cầu nguyện...

Còn hành vi đánh người, xịt hơi cay và ngay hôm qua là vụ "đấu tố" giáo dân và Tổng Giám Mục của một nhóm thanh niên "tự phát", trước sự chứng kiến và bảo vệ của công an, thì nên gọi là gì nhỉ?

Giáo dân Thái Hà đã phá tường bao quanh phần đất ngổn ngang trong Công ty May Chiến Thắng, nơi mà người dân ở đó nói là họ đã phân lô, bán cho tư nhân, có người đến đó canh giữ rồi.

Bạn nghi ngờ lời nói của người dân đó ư? Hãy suy luận, tư nhân hoá đất công ở Việt Nam có phải là chuyện khó hiểu không nhỉ?

Đó là chuyện bình thường, một sự thoái hoá của một "thiểu số" quan chức công quyền, dưới cơ chế thiếu sự kiểm soát quyền lực của nhân dân và cơ quan truyền thông phiến diện, và họ đã "hy sinh quyền lợi giai cấp, để chạy theo quyền lợi cá nhân".

Một cuộc đấu tranh của người Công giáo. Họ không thể thắng, tất yếu phải có kết cục ngày hôm nay. Bởi chính quyền là kẻ mạnh! Người hưởng lợi, xét cho cùng là người dân, như chúng ta đây, chúng ta có thêm hai công trình công cộng, thay vì chúng được tư nhân hoá, thu lợi cho những kẻ "cướp ngày"!

24/9/2008, Hà Nội.
 
''Tôi cảnh cáo ông và sẽ kiện ông''
Luật sư Lê
12:11 24/09/2008
“TÔI CẢNH CÁO ÔNG VÀ SẼ KIỆN ÔNG ”

Hai “Công văn cảnh cáo” của UBND Thành Phố Hà Nội đối với TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và 4 linh mục Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà là không có cơ sơ pháp lý, sai cả về hình thức văn bản lẫn nội dung sự việc.

Về hình thức: Theo luật pháp Việt Nam không hề có một văn bản quy phạm pháp luật nào được gọi là: “Công văn cảnh cáo”. Về nội dung: Chưa hề có vi phạm hành chính mà chỉ có một vụ án hình sự đã được khởi tố.

Theo Pháp Lệnh về xử phạt vi phạm hành chính thì “Cảnh cáo” là một trong hai hình thức xử phạt hành chính và phải thể hiện bằng một “Quyết định” (Điều 13). Trước khi có “Quyết định” thì phải có 1 biên bản xác định có sự việc vi phạm. Trong biên bản phải có ngày tháng, hành vi vi phạm, địa điểm vi phạm, lời khai của các bên… (Điều 55). Sau đó, cơ quan, tổ chức dựa vào “Cái biên bản vi phạm đó” để ra một “Quyết định cảnh cáo” (nếu có). Nhưng rõ ràng ở đây không hề có vi phạm hành chính vì Nhà nước đã khởi tố vụ án hình sự.

Cảnh cáo cũng là một hình thức kỷ luật trong cùng cơ quan theo các mức độ: Kiển trách, Cảnh cáo, Hạ bậc lương, Cách chức, Buộc thôi việc… hoặc là một hình thức kỷ luật cho các thành viên trong cùng một tổ chức thường được quy định trong điều lệ của tổ chức đó.

Ông Nguyễn Thế Thảo, Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là các công dân độc lập nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Giữa hai bên chưa hề có biên bản nào ghi nhận bên nào sai phạm cả. Thế mà tự nhiên ông Thảo “cảnh cáo” Đức Tổng giám mục và các Cha.

Nếu theo cách của ông Thảo thì tôi là một công dân quèn cũng có quyền ra một “Công văn cảnh cáo” ông ta. Nếu công văn của tôi ra đời thì sẽ là một cái “tát” vì tôi có chứng cứ rất cụ thể, “bắt tận tay, day tận trán” những sai phạm của ông ấy.

Dùng “công văn cảnh cáo” là sai nhưng buồn cười là hàng loạt nhà báo học thông viết thạo cũng cứ nhắm mắt cho đăng. Việc đó chỉ quảng cáo cho sự ngu dốt nhưng lại trịch thượng, ra vẻ “ta đây” của UBND Thành Phố Hà Nội mà thôi.

Đức TGM và Các Linh mục hoàn toàn có thể kiện ra tòa.

Ngược lại với việc bị ‘cảnh cáo”, Đức Tổng Giám Mục 4 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế hoàn toàn có thể kiện UBND Thành phố và các Đài báo ra tòa về tội vu khống theo điều 122 của Bộ Luật Hình sự. Song song việc đó Đức Tổng Giám Mục và các Cha có thể theo cách rất đời thường là đến ngay văn phòng ông Thảo ở UBND Hà Nội, chỉ thẳng tay vào mặt và nói: “Tôi cảnh cáo ông”...

Đức Tổng và các Linh mục dòng CCT cũng có thể làm như vậy với tất cả Tổng Biên tập của một loạt tờ báo đã đưa tin một cách sai sự thật, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của cá nhân mình.

Điều 122 về tội vu khống ghi: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác… thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, trường hợp tối đa có thể đến 7 năm tù.”

Trong trường hợp này các yếu tố cấu thành tội vu khống là rất rõ ràng. Hàng triệu người đã được xem đoạn TV trên truyền hình Trung Ương và Hà Nội và rất nhiều bài báo. Nếu so sánh với bản gốc đầy đủ của Đức Tổng Phát biểu thì rõ ràng bất cứ ai cũng đều thấy rõ ràng có sự “bịa đặt” và họ đã “loan truyền” một cách rộng rãi có mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Đức Tổng Giám Mục và các Cha dòng Chúa Cứu Thế.

Các cơ quan ngôn luận của Việt Nam cũng biết rất rõ những điều mình nói về Đức Tổng giám mục và các Linh mục là hoàn tòan bịa đặt vì họ cũng đã tham dự cuộc họp giữa UBND Thành Phố Hà Nội với Tòa Tổng Giám Mục nhưng vẫn cố tình đưa tin nên họ cũng sẽ bị truy tố trước pháp luật về tội vu khống.

Ngoài ra Tòa Tổng giám mục Hà Nội và Các Cha ở Nhà thờ Thái Hà có thể kiện UBND Thành phố Hà nội ra tòa theo điều 129 là tội: “Xâm phạm quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”. Kể cả tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 của Bộ Luật Hình Sự là tội mà Nhà nước đang định vu cáo cho Đức Cha Ngô Quang Kiệt và Các Linh Mục.

Vấn đề tiếp theo là Tòa Tổng Giám Mục phải ký hợp đồng thuê một văn phòng luật sư giỏi để xách cổ mấy ông “tinh tướng” ra tòa. Dù thắng dù không thì đó cũng là hành vi yêu đất nước Việt Nam, vì Nhân dân mà làm.
 
Có còn dấu hiệu của sự khủng bố đối với Tu viện Thái Hà không?
PV VietCatholic
12:51 24/09/2008
Có còn dấu hiệu của sự khủng bố đối với Tu viện Thái Hà không?

Trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, dù tối nay trời mưa, nhưng giáo dân vẫn kéo đến Thái Hà dự lễ và cầu nguyện rất đông, ước chừng 1000 người. Có 20 linh mục đồng tế. Linh mục chủ tế là cha Phêrô Nguyễn Văn Khải. Ngài mở đầu thánh lễ bằng câu nói xanh rờn như sau: “Kính chào anh chị em. Tôi vẫn còn đây, chưa bị bắt đi tù như mấy quân ma quỷ đồn thổi”. Giáo dân chúng nổ tràng pháo tay vang dội mừng “vị phát ngôn viên” của Tu viện và giáo xứ Thái Hà.

Bên trong và bên ngoài nhà thờ vẫn có rất đông công an chìm đến dò thám tình hình.

Bây giờ là 23h (24/9) tại linh địa Đức Bà Thái Hà. Các con đường dẫn vào linh địa vẫn bị phong tỏa. Lực lượng cảnh sát cơ động, dân phòng, chó nghiệp vụ vẫn canh giữ nghiêm nhặt các ngõ ngách dẫn vào linh địa. Hiện tại, cổng dẫn vào linh đài đã bị rào kín. Cho đến hết ngày hôm nay, chúng tôi vẫn chưa thể tiếp cận được khu vực linh đài Đức Mẹ. Mấy anh dân phòng cho biết, các tượng ảnh Chúa và Mẹ được hết đưa về khu vực trước linh đài.

Một lực lượng cảnh sát khác vừa mới được huy động tới. Hàng rào song sắt cổng sau đền Giêrađô đã được xếp thành hai lớp.

Một số thanh niên, khuôn mặt có vẻ rất bặm trợn vẫn quanh quẩn trước cửa đền Giêrađô, một số tụ tập ngoài ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng.

Trong khuôn viên nhà thờ, mấy thanh niên công giáo đi đi lại lại để canh phòng kẻ côn đồ vượt tường vào Tu viện. Được biết, tối nay sau lễ tối, đông đảo giáo dân vẫn ở lại nhà thờ để hiệp thông, chia sẻ với các mục tử của họ. Ngoài trời lúc này mưa nặng hạt, nhưng giáo dân vẫn đứng ở hành lang tầng hai của Tu viện cầu nguyện.

Mấy thanh niên công giáo khác vừa phóng xe đến, đứng bên ngoài cổng nhà thờ để xem xét tình hình. Họ bảo nhau: “Hy vọng đêm nay nhà thờ chúng ta yên ổn như đêm qua”.
 
5.000 người dự Buổi Cầu nguyện Hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà tại DCCT Sàigòn
PV VietCatholic & Gia Bảo
13:24 24/09/2008
Lại vừa kiểm chứng lại với DCCT Saigòn thì được cho biết tin tức chính xác cuộc Chat trên internet giữa phóng viên của VietCatholic với Nhà Dòng Chúa Cứu thế như sau về số người tham dự được kiểm chứng lại là chừng trên 5.000 người:

Buổi Hiệp Thông Cầu Nguyện với Giáo Xứ Thái Hà – Hà Nội Do Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn tổ chức vừa kết thúc cách đây vài giờ.

Hình ảnh Thắp Nến Cầu Nguyện ở Saigòn hôm nay

Ngay từ chập tối nay 24/9, chung quanh khu vực Nhà Thờ Đức mẹ hằng cứu giúp đường Kỳ Đồng đã thấy xuất hiện nhiều an ninh chìm mặc thường phục, cũng không khó để nhận ra họ khi thấy ở thắt lưng họ có gì đó “cộm cộm” hơn người bình thường. Ở các ngã ba và tư dẫn đến khu vực Phường 9 Quận 3 này cũng thấy xuất hiện sắc phục công an nhiều hơn ngày thường, khiến dân chúng xung quanh nhà dòng CCT cũng tỏ ra thắc mắc “hôm nay nhà thờ có lễ gì vậy?”.

Còn những nửa giờ nữa mới bắt đầu mà sân nhà thờ đã gần kín giáo dân, các lối đi mỗi lúc trở nên hẹp dần. Tôi không quen đánh giá nên xin áng chừng con số vào khoảng 2 cho đến 3 ngàn người, rộng rãi chút cho chắc ăn và tất nhiên trong số này cũng không thể thiếu các nhân viên nhà nước đến đây chỉ vì nhiệm vụ.

Đúng 19 giờ buổi lễ được bắt đầu bằng việc cha đại diện nhà dòng tường thuật vắn tắt lại toàn bộ đầu đuôi của hai câu chuyện lịch sử đang viết dở dang cho tới ngày hôm nay và chưa biết sẽ kết thúc ra sao đó là sự kiện “Tòa Khâm Sứ” và “Giáo xứ Thái Hà” thuộc giáo phận Hà Nội từ tháng 12/2007.

Tôi phải công nhận là việc tổ chức trình bày các nội dung trên các cha dòng CCT Sàigòn tỏ ra rất là chuyên nghiệp đúng theo phong cách thông tin trong thời đại công nghệ, các Ngài trình bày đến đâu đều có âm thanh hình ảnh đi kèm ngay sau đó, cái này ông bà mình gọi là “ nói có sách mách có chứng” đàng hoàng và tôi cũng dự đoán nhà dòng cũng không thể quên record lại toàn bộ diễn tiến buổi cầu nguyện tối hôm nay để phòng hờ sau này lỡ có bị ai kết tội thì còn có cái đem ra làm bằng chứng.

Nhắc đến việc này cũng trong phần tường thuật lại các diễn biến, các Cha DCCT cũng không quên đem lời phát biểu của ĐHY Ngô Quang Kiệt tại UBND Tp.Hà Nội ngày 19/9, mà mấy ngày vừa qua đã bị nhà nước cố tình xuyên tạc đầy ác ý để đẩy Ngài ra trước mũi dùi công luận, tối nay mọi người đã được nghe lại đầy đủ.

Sau một số tấm hình có nội dung đặc sắc kèm theo lời bình sắc sảo của linh mục giới thiệu là những tràng vỗ tay kéo dài của hàng ngàn giáo dân trong khuôn viên nhà thờ, gây cả sự chú ý cho nhiều đang đi trên đường Kỳ Đồng. Quả thật, từ năm 1975 đây là lần đầu tiên tôi mới được chứng kiến sự nói thẳng nói thật về các vấn nạn trong xã hội, và giữa một rừng người vỗ tay reo hò dường như chẳng còn ai thấy sợ hãi khi phải đụng đến những sự sai trái của chính quyền.

Khoảng 19g30’ đường dây điện thoại nối nhà thờ với Giáo xứ Thái Hà - Hà Nội và mọi người được nghe cha chánh xứ Gioan Vũ Khởi Phụng ngỏ lời chào, lời cảm ơn tất cả mọi người và khi Ngài đang kể về tình hình mấy ngày qua tại Thái Hà chưa kịp hết lời thì bỗng… “cụp” theo lời giải thích của Quí Cha thì mấy ngày nay xe phá sóng của chính quyền thấy xuất hiện ở quanh khu vực nhà dòng.

Đến phần chính của buổi lễ là cầu nguyện hiệp thông thật sự gây ấn tượng: Hàng ngàn ánh nến lung linh được đốt lên giữa khung cảnh bóng tối bao quanh, như muốn nói lên ý nghĩa và mục đích của buổi cầu nguyện là để “ĐEM CHÂN LÝ VÀO CHỐN LỖI LẦM” như lời Kinh Hòa bình mà mọi người đã cùng nhau hát vang sau phần đọc Lời Nguyện.

Đúng 20 giờ bắt đầu thánh lễ tối với trọng tâm là bài giảng trích ý từ đoạn phúc âm tả lại cảnh Chúa Giêsu bị đem ra “đấu tố” trước dân chúng bởi các luật sĩ ngày xưa. Một bài giảng hết sức thuyết phục “trên cả tuyệt vời” về cuộc chiến giữa thiện và ác / giữa chiến tranh và hòa bình bằng một phong cách theo tôi không còn có thể chê vào đâu được, nếu tôi là an ninh chìm được cử đến nhà thờ để “nghe xem mấy ông cha nhà dòng nói gì?” có khi ngày mai tôi cũng xin ra khỏi ngành mất cũng nên?! Rất mong Quí Cha VietCatholic liên hệ với www.chuacuuthe.com phổ biến lại bài giảng này cho nhiều người cùng nghe.

Sau thánh lễ bài kinh hòa bình lại vang lên nến lại được thắp sáng lần nữa khi Cha Chủ Tế cùng hơn mười linh mục, vài chục Thầy và các Soeurs cùng nhau ra sân tiến về hang đá Đức Mẹ và sân nhà dòng bên tượng Chúa Chịu Nạn để ban phép lành cuối lễ, lúc này gần 21 giờ.

“Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám, chiến tranh điêu tàn,
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,
Cho Việt Nam qua phút nguy nan”


Bài hát bất hủ này từ sau năm 1975 tôi không còn nghe thấy nhà thờ nào dám đem ra hát, tối nay lại rền vang lên giữa lòng thành phố Sàigòn có thể sẽ khiến có thêm nhiều ngưòi đi đường ngơ ngác hỏi nhau “hôm nay bên đạo có lễ gì?”

(Sàigòn 24/9/08, Alfonso Hoàng Gia Bảo)

SAI GÒN - Chúng tôi xin ghi nhanh ngay tại nơi dang cầu nguyện một số chi tiết nổi bật đáng chú ý và gửi ngay bằng đường mobile phone cho độc giả của VietCatholic:

- Sau khi kiểm chứng các nguồn tin khác nhau, chúng tôi được biết số người tham dự là chừng 3000 người tham dự, nhưng cũng có các vị đã từng tham dự ở đây cho biết phải quãng 8.000 người tham dự.-

- Công an chìm rất đông (nhiều cảnh sát chìm mặt hình sự ngồi tại các quán cóc xung quanh DCCT). Cha Quang Uy nói là cha tin có nhiều công an chìm và dặn dò mọi người giữ bình tĩnh nếu có bạo động bằng cách ngồi xuống.

- Cảnh sát giao thông phân luồng cũng đông (gây khó dễ khi giáo dân gửi xe ở các nơi xung quanh).

- Trong nhà thờ chật kín, ngoài sân cũng chật kín.

- Cuộc điện thoại được phát trên loa lớn: Cha Phương phone ra nhà Thái Hà nói chuyện với cha Phụng thì điện thoại di động của cha Phương hết tiền => bị cắt ngang, nghe tít tít trên loa lớn đang phát cho mọi người nghe. Mọi người cứ tưởng công an cộng sản cắt điện thoại, nhưng cũng có thể là điện thoại di động hết tiền!. Sau lễ cha con lăn ra cười. Cái gì không phải do nhà nước làm thì mình không nên đổ oan cho họ. Rõ ràng là việc quan trọng mà đề phòng không tới nơi!.

- Cha Quang Uy tập hát, dặn dò giáo dân. Cha Giám tỉnh Phạm Trung Thành chủ tế, rất đông các cha đồng tế thuộc nhiều Dòng khác nhau. Cha Thông thuộc Cộng đoàn DCCT Mai Thôn giảng lễ, bài giảng rất hay. Một câu trong bài giảng: "Bọn họ làm chỉ để tôn vinh lẫn nhau. Còn Chúa thì khác."

- Trình chiếu hình ảnh slideshow và lời nói của Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, giáo xứ Thái Hà...Sau mỗi hình ảnh là lời chú giải của Cha Quang Uy và cứ mỗi lần lại là một tràng pháo tay vang lên.

Một số giáo dân sau khi nghe lại toàn bộ bài phát biểu của Đức Tổng Kiệt đã phản ứng ngay. Họ xì xầm bàn tán và cho rằng VTV thật vô nhân đức và quỷ quyệt khi đã cắt xén câu nói của Đức Tổng. Họ tỏ ý rất bất bình và cứ lắc đầu liên tục, họ còn nói không thể nào tin được vào đài VTV nữa rồi. Có người còn nói: "Ác quá ! Tội nghiệp Đức Tổng".

Ngày mai chúng ta có thể nghe lại bài giảng lễ hôm nay trên trang www.trungtammucvudcct.com

- Sau lễ thì mọi người được hướng dẫn ra hang đá Đức Mẹ hát bài "Mẹ ơi đoái thương xem nước Vietnam", sau đó là 1 Kinh Kính Mừng.

 
Buổi cầu nguyện của Hiệp nhất, Tha thứ và Yêu thương
Peter Trần
14:30 24/09/2008
BUỔI CẦU NGUYỆN CỦA HIỆP NHẤT, THA THỨ VÀ YÊU THƯƠNG

SAIGÒN - Tôi vừa mới tham dự buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Không như “một số người” lầm tưởng là buổi cầu nguyện sẽ là dịp để Dòng Chúa Cứu Thế tuyên truyền, kích động giáo dân. Buổi cầu nguyện thực sự đã trở thành một dịp quy tụ mọi người từ khắp nơi trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn cùng hiệp thông trong tinh thần huynh đệ cầu nguyện cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, quý anh chị em Tổng Giáo Phận Hà Nội, Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà.

Mở đầu buổi cầu nguyện, mọi người được nghe lại lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND TP. Hà Nội. Sau khi nghe hết những lời phát biểu đầy kiên quyết nhưng cũng đầy tinh thần đối thoại và chân thành của Đức Tổng, tất cả mọi người có mặt trong buổi cầu nguyện đều đồng loạt vỗ tay thật lớn, thật dài để ủng hộ Đức Tổng. Sau đó, mọi người được xem những hình ảnh về Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, những hình ảnh cầu nguyện sốt sắng của anh chị em Tổng Giáo Phận Hà Nội, những bức thư hiệp thông của các Đức Giám Mục. Hình ảnh anh chị em giáo dân hiền lành, tay không tấc sắt đứng cầu nguyện trước hàng rào sắt, dây thép gai và cảnh sát cơ động đã thật sự khiến mọi người cảm động đến rơi lệ. Mọi người lại đồng loạt vỗ tay.

Cùng lúc đó, ban tổ chức đã nối máy để nói chuyện trực tiếp với Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng và phát cho cả cộng đoàn cùng nghe. Trong giây phút đó, được nghe những tâm tình của cha Phụng nói qua điện thoại, mọi người cảm thấy như đang được trực tiếp ở bên Cha Phụng, bên anh chị em Thái Hà hiệp thông cầu nguyện dù ở tận miền Nam xa xôi. Cha Phụng chia sẻ là ngài rất hạnh phúc và cảm động khi thấy anh chị em Thái Hà không cô độc, nhưng được cả Giáo Hội Việt Nam cùng hiệp thông và cầu nguyện. Trò chuyện với cha Phụng được một lúc thì mất tín hiệu, có lẽ người ta mới huy động thêm hai ba chiếc xe phá sóng nữa. Tuy nhiên, với mọi người được nghe giọng nói của cha Phụng như thế là đã đủ rồi. Hoan hô quý anh chị em kỹ thuật của nhà thờ Kỳ Đồng thật tài tình!

Sau đó, Thánh Lễ bắt đầu với đoàn đồng tế gồm cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, quý cha Dòng Chúa Cứu Thế, quý cha Hạt Tân Định, quý cha hạt Xóm Chiếu, quý cha Dòng Đa Minh và quý cha Dòng Phanxicô. Mở đầu Thánh Lễ, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành mời gọi mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện cho hòa bình và công lý tại Việt Nam, đồng thời ngài cũng mời gọi cộng đoàn cũng cầu nguyện cho những người đang bắt bớ và làm hại Giáo Hội nữa.
 
Viết yêu thương bên cạnh tiếng đau thương
J.B Nguyễn Hữu Vinh
14:47 24/09/2008
Viết yêu thương bên cạnh tiếng đau thương

Hà Nội, những ngày đau thương của Giáo hội Công giáo

Những ngày qua, Tổng Giáo phận Hà Nội, từ chủ chăn tới các giáo sĩ, giáo dân một tiếng lòng cất lên đồng điệu, đồng nhất và đồng tâm nói lên tiếng nói tha thiết yêu chuộng hòa bình và công lý, sự thật. Giáo hội Công giáo Việt Nam đứng trước những thử thách nghiệt ngã của hành trình làm chứng cho những giá trị của Tình yêu Thiên Chúa.

Nhưng, đó quả là một hành trình gian nan.

Không gian nan sao được, khi mà cả hệ thống truyền thông đã vào cuộc bôi đen, bóp méo sự thật những người công chính. Họ đã đưa cả xã hội, cả đất nước đến những nhận thức sai lầm, đưa cả cộng đồng dân tộc vào cơn say bài xích kỳ thị tôn giáo một cách ngang nhiên, bất chấp những hậu quả lâu dài mà đất nước sẽ phải gánh chịu.

Không gian nan sao được, khi mà cả hệ thống công quyền, công an, dân phòng cùng với công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ ngày đêm canh giữ những người cầu nguyện bên cạnh tài sản của họ đang bị đập phá và xâm hại. Những thanh niên, sinh viên, các bà, các chị, cả những đối tượng bất hảo được thuê tiền và sử dụng với nhiều danh nghĩa khác nhau để hành hung, gào lên những bài hát, quấy phá trấn áp giáo dân, tu sĩ đang cầu nguyện trong khi lực lượng công an hùng hậu có mặt mà không có một hành động ngăn chặn nào.

Không gian nan sao được, khi người cầu nguyện ôn hòa đã được nếm thử hơi cay, roi điện.

Không gian nan sao được, khi người dân bé nhỏ, âm thầm ngồi cầu nguyện ngay trước mõm một đàn chó hung hăng dữ tợn được huấn luyện công phu, chỉ chờ có cơ hội là lao vào cắn xé họ cho thỏa mãn bản năng súc vật của chúng.

Họ chỉ là một cộng đồng tôn giáo nhỏ bé giữa lòng Thủ đô chỉ biết ôn hòa nguyện xin. Họ ôn hòa nhưng vô cùng căm phẫn.

Không căm phẫn sao được, khi đài Truyền hình Việt Nam và báo chí đã thể hiện tốt nhất những gì có thể làm để chứng minh rằng: “không có sự đê tiện nào mà không thể làm nổi từ những người không có lương tâm” bởi họ đã ngang nhiên cắt ngang nửa câu nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt để kích động cả đất nước vào cơn “cuồng say tự hào” mà dẫm đạp không thương tiếc lên nhân cách một con người đáng kính phục. Một Tổng Giám mục đã vì lương tâm mà nói lên sự thật với những lời lẽ chân thành tha thiết.

Tiếc rằng, là một đài truyền hình quốc gia mà đã ngang nhiên xuyên tạc sự thật trước cả dân tộc và cộng đồng thế giới không chút ngượng ngùng xấu hổ.

Đã thế, họ còn lên giọng dối trá đó để răn dạy những người công chính, răn dạy cả dân tộc này theo con đường gian trá của họ?

Không căm phẫn sao được, khi mà cộng đồng tu sĩ nhỏ bé Dòng Chúa cứu thế đang nằm trong sự cô đơn hàng đêm, bên ngoài là sự hò hét đập phá náo loạn của những nhóm người bất hảo. Hàng ngày nằm dưới sự tra tấn của hệ thống loa phóng thanh công suất lớn ngay cả trong những giờ kinh nguyện.

Những hành động trấn áp lén lút và thô bạo để chứng minh điều gì? Nó chỉ chứng minh rằng những người làm việc đó không có trong tay mình sự thật, chính nghĩa và không được sự ủng hộ của những người thấu hiểu sự việc, dù họ có trong tay tất cả mọi công cụ và mọi phương tiện cần thiết cho công việc trấn áp được sắm bằng những đồng tiền của nhân dân, trong đó có sự đóng góp của chính các nạn nhân này.

Bởi nếu những việc làm dự án, vườn hoa, cũng như việc giải tán nhân dân cầu nguyện là chính đáng, hợp lòng người, phù hợp pháp luật và đạo lý, thì không việc gì họ không làm đàng hoàng ban ngày ban mặt, đâu cần phải ban đêm? Đâu cần canh giữ bởi cảnh sát và chó.

Bởi nếu những lời nói của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là không đàng hoàng, đáng xấu hổ, không việc gì họ không đưa nguyên văn bài phát biểu cho dân chúng được biết và phán xét, lại làm cái trò cắt xén vô đạo đức nói trên. Bởi những lời nói đàng hoàng, tâm huyết với đất nước là điều họ đang sợ hãi?

Bởi nếu họ có đầy đủ bằng chứng, lý lẽ cho việc chiếm hữu khu đất và tài sản này, sao họ cứ ấp úng như ngậm hột thị khi nói về nguồn gốc việc chiếm đoạt? Khi chứng cứ họ đưa ra bị bác bỏ bằng cơ sở pháp lý rõ ràng, họ dùng con bài vũ lực và những phương cách hèn hạ đối với giáo dân, tu sĩ vào ban đêm.

Đó là những ngày đau thương của giáo hội Công giáo VIệt Nam nói chung, Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng.

Đau thương và yêu thương

Trong những ngày này, những người Công giáo Việt Nam thật thấm thía câu thơ cách đây hơn 40 năm về Hạnh phúc của người Công giáo: “Viết yêu thương bên cạnh tiếng đau thương”.

Những diễn biến căng thẳng, bạo lực với cộng đồng dân Chúa Hà Nội đã nhanh chóng lan truyền đi khắp thế giới với những hình ảnh sinh động và những đoạn phim sống động. Các hãng truyền thông lớn, các nhà báo quốc tế đã bất chấp khó khăn, ngay lập tức có mặt tại những điểm nóng để thông báo cho cả thế giới biết về những sự thật đang đến với người Công giáo Hà Nội. Ở một Thủ đô đất nước, ở thành phố được mệnh danh “Thành phố Hòa Bình”.

Hành động cắt cúp vô đạo đức nhằm xuyên tạc của hệ thống truyền thông với một cộng đồng đang bị bịt miệng đã nhanh chóng bị bóc trần trước dư luận thế giới cũng như những người yêu chuộng sự thật của nhân loại tiến bộ, vô tình đã làm cho cái mặt đài truyền hình và hệ thống báo chí nhà nước biến dạng, trở về đúng khuôn mặt thật mà lâu nay vẫn được che giấu dưới cái mặt nạ tử tế. Đó là sự xảo trá, hèn hạ và nhục nhã, không dám đối diện với sự thật và công lý.

Những hình ảnh đó đánh động lương tri nhân loại, đánh động trái tim những người đang có lương tâm, đánh động tâm hồn của những người đang có linh hồn.

Những hình ảnh hành động bạo tàn đã đốt lên tinh thần tử đạo kiêu dũng của ngay cả người công giáo nhút nhát nhất. Tất cả hòa chung một tiếng nói mạnh mẽ và phản ứng, hiệp thông với giáo dân, tu sĩ và vị chủ chăn của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Cả giáo hội đã được báo động, cả cộng đồng dân Chúa không chỉ trong nước mà khắp thế giới đã nói lên thái độ của mình đồng hành với những người trên bước hành trình gian nan để thực hiện sứ mạng của những người con Thiên Chúa: Làm chứng cho sự thật và công lý, hòa bình.

Ngay khi cộng đồng dân Chúa Hà Nội lâm vào tình trạng khó khăn, bị đe dọa trấn áp, hàng loạt bức thư và tâm tình hiệp thông đến với giáo dân và tu sĩ Thái Hà, với Tòa Tổng Giám mục Hà Nội như những tiếng nói khảng khái và bất chấp bạo lực. Tất cả đều cất lên tiếng nói lương tâm, tiếng nói của đạo đức làm người: Không chấp nhận sự dối trá, ủng hộ những tiếng nói của công lý, sự thật và hòa bình.

Từ miền Tây Nguyên xa xôi, Miền Trung khô cằn cát cháy của đất nước, từ Sài Gòn đến Lạng Sơn, các hồng y, giám mục, linh mục, các ban hành giáo và toàn thể giáo dân đồng thanh cất lên những tiếng nói tha thiết hiệp thông mạnh mẽ cùng giáo dân Tổng Giáo phận Hà Nội.

Những người có lương tri trong nước cũng như trên toàn thế giới, công giáo hay không công giáo, bằng nhiều hành động, đã nói lên tinh thần đồng hành với giáo dân và giáo sĩ Hà Nội trên bước đường đi tìm công lý của mình.

Nhiều cá nhân, tập thể đã bày tỏ nỗi lòng của mình bằng nhiều cách thật xúc động, làm vững tâm hơn những người đang đứng trước sự đe dọa và bị chà đạp, bị trấn áp.

Tất cả để nói lên một điều: Họ không cô đơn ngay cả khi bị vây hãm thành những ốc đảo giữa Thủ đô, tất cả cộng đồng đứng bên cạnh họ.

Đó là những hình ảnh sống động thể hiện tình hiệp nhất và yêu thương trong một Giáo hội lấy tình yêu thương làm căn bản.

Những cử chỉ đó, những hành động đó của cộng đồng trong và ngoài nước đã góp sức can đảm cho người công giáo VN hiện nay đang trong cơn thử thách. Những cử chỉ đó, đã là nhiên liệu làm cháy lên ngọn lửa của niềm tin mến trong toàn thể Giáo hội hiện nay.

Tôi nhắc lại đây khổ thơ này để cảm nghiệm nhiều hơn, điều mà hiện nay có rất nhiều bàn tay bạo lực chưa thể hiểu nổi về cảm nghiệm hạnh phúc của người công giáo:

Khi thù ghét bốc lên cao ngùn ngụt
Chung quanh tôi thì ý đẹp yêu thương
Tỏa mùi thơm như vạn đóa hoa hường
Và mát mẻ như trời sương mùa hạ.
Lòng mến Chúa làm tan đi tất cả
Những đau thương, tê tái, những bất công,
Những cuồng say mê đắm, những bão dông
Đang gầm thét trên biển trần điên đảo
”.
(Trích Hạnh phúc Người Công giáo – Võ Thanh Tâm 3-1968)

Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria nhanh chóng nghe lời khẩn cầu tha thiết của đàn con đang trong vòng nguy nan thử thách, đoái nhìn đến cộng đồng nhỏ bé này mà ra tay cứu giúp, đừng để những đau khổ, chịu đựng của họ vượt giới hạn có thể.

Hiệp thông cùng giáo hội hoàn vũ, người Công giáo Hà Nội đang vững bước đi trên con đường chông gai thử thách, nhưng đầy hạnh phúc và vinh quang hôm nay để đi đến cùng đích là sự thật và công lý.

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2008
 
Cộng đoàn CGVN tại Birmingham, Anh Quốc, hiệp thông với TGP Hà Nội
LM. Phêrô Nguyễn Tiến Đắc
15:08 24/09/2008
 
Thắp nến cầu nguyện- Bài Phúc Âm (Mt 26-68): ''Họ tìm chứng gian buộc tội...nhưng tìm không ra...''
Huy Mai
16:12 24/09/2008
ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI VÀ GIÁO XỨ THÁI HÀ

SÀI GÒN – Hôm nay, lượng người khắp nơi trong Giáo phận đổ về Đền Đức Mẹ đông ngoài dự kiến, chúng tôi ước lượng có khoảng 7.000 người, họ đứng đầy kín khoảng sân khá lớn của nhà thờ, tràn ra bên ngoài cổng chính, tràn sang cả sân tu viện, thậm chí phía bên trong nhà thờ, các giáo dân không có ghế ngồi nên ngồi cả xuống đất ngay lối đi chính giữa ngăn cách các dãy ghế.

Trước khi tập hát cộng đoàn chuẩn bị cho buổi lễ, Linh mục hướng dẫn đã nhắc nhở mọi người cần bình tĩnh, ôn hòa, biết kiềm chế và bình tĩnh để ứng phó trong mọi trường hợp xấu có thể xảy ra.

Đến lúc này mới thấy sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và có tính toán của các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, một xe cứu thương của bệnh viện Thánh Mẫu túc trực để cấp cứu trong mọi trường hợp, các tình nguyện viên áo trắng của Giới Trẻ Giáo Xứ, các thiện nguyện viên áo xanhh thuộc nhóm Fiat và ban trật tự của Giáo xứ túc trực sẵn sàng.

Hôm nay, các cộng đoàn tu sĩ khắp các nơi trong Giáo phận về hiệp thông khá đông, có sự hiện diện của các Cha dòng Đaminh, dòng Phanxicô, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, dòng Phaolô, Tu hội Nô Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục…

Hành trang người trẻ”, một bài hát rất nổi tiếng của Linh mục nhạc sĩ Hoàng Đức được đông đảo cộng đoàn cất lên:

Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...
Hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới,
Hành trang con mang theo mọi ưu phiền của kiếp nghèo...
Hành trang con mang theo mọi khát vọng tìm chân lý,
Hành trang con mang theo mọi nỗ lực tìm công bằng...”


Một tấm màn trắng lớn được kéo ngang cung thánh, các Cha mặc lễ phục trắng xuống ngồi cùng giáo dân, các thầy mặc áo dòng đen ngồi các hàng ghế trên.

Linh mục hướng dẫn dâng lời nguyện ngắn và thay mặt Dòng Chúa Cứu Thế ngỏ đôi lời về buổi lễ cầu nguyện hôm nay, đó là:

- Tinh thần hiệp thông với anh chị em Tổng Giáo phận Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà và các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
- Cầu nguyện cho Hội Thánh can đảm để làm chứng cho Tin Mừng Yêu Thương.
- Cầu nguyện cho quê hương đất nước Việt Nam có được Hòa Bình và Công Lý thật sự.
- Cầu nguyện cho những người bách hại và cả những người đang phải chịu bách hại.

Linh mục hướng dẫn tiếp đến có nhắc lại lá thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết ngày 22.9.2008 gửi Linh Mục Tu Sĩ, Giáo Dân Tổng Giáo Phận Sài-gòn, đã được đọc trong những ngày vừa qua sau các Thánh Lễ. Cộng đoàn được xem hình ảnh cuộc họp và nghe đoạn thu âm nguyên bản của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND Thành phố hà Nội ngày 20.9.2008. Tiếng vỗ tay rền vang của cộng đoàn dân Chúa Sài Gòn như ủng hộ và hưởng ứng lời phát biểu hùng hồn và mang đậm tinh thần yêu quê hương đất nước của vị chủ chăn ngay thẳng này. Họ cũng đã bày tỏ thái độ bất bình về việc đoạn đối thoại vị cắt xén nhằm phục vụ ý đồ bất chính của Đài Truyền Hình Trung Ương.

Sau đoạn thâu âm, cộng đoàn cũng được xem lại những hình ảnh lược thuật sự kiện đi tìm Công Lý và Hòa Bình của giáo dân Hà Nội: Hình ảnh Tòa Khâm Sứ những ngày cuối năm 2007 khởi đầu cuộc cầu nguyện. Hình ảnh biến cố ngày 19.9.2008, khủng bố, phong tỏa tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Hình ảnh Giáo Xứ Thái Hà những ngày đầu năm 2008, khởi đầu cuộc cầu nguyện. Hình ảnh sự biến khuya ngày 21.9.2008, khủng bố, bạo động, phá hoại tại Thái Hà…

Linh mục Lê Đình Phương, qua điện thoại di động đã liên lạc, phỏng vấn trực tiếp với Linh mục Vũ Khởi Phụng, chánh xứ Thái Hà, Hà Nội. Linh mục Phụng cho biết rất cảm ơn và xúc động khi được trò chuyện cùng cộng đoàn dân Chúa tại Sài Gòn, ngài cũng cho biết tình hình tại Thái Hà trong ngày qua... Cuộc điện thoại bị cắt ngang nửa chừng vì sự cố kỹ thuật. (có nguồn tin là xuất hiện xe phá sóng tại Thái Hà, cũng có nguồn tin khác cho hay do điện thoại liên lạc hết tài khoản). Nhưng chừng đó cũng đủ cho cộng đoàn giáo dân lại nổ một tràng pháo tay rền vang vì biết các Cha, các Thầy vẫn bình an.

Đèn trong nhà thờ vụt tắt, các hình ảnh lịch sử được chiếu lại, nến được thắp lên thay thế cho ánh đèn. Từng lời nguyện lần lượt vang lên trong bầu khí đầy trang nghiêm và hiệp thông.

  • - Cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và anh chị em Giáo Dân Hà Nội, cùng tất cả những nơi đang khao khát thực thi Công Lý và Hòa bình...
  • - Cầu nguyện cho Giáo Dân Thái Hà và DCCT Hà Nội, đặc biệt cho những người đã bị bắt giữ, khủng bố, đánh đập tàn nhẫn những ngày vừa qua...
  • - Cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình trên toàn quê hương Việt Nam, cho các dân oan khắp nơi đang khiếu kiện, các nạn nhân của bất công xã hội...
  • - Cầu nguyện cho những ai đang cố tình bóp méo, vu khống, xuyên tạc sự thật trong những thông tin vừa qua...
  • - Cầu nguyện cho nhà cầm quyền được sáng suốt công minh trong các quyết định an dân, thuận lòng dân...
Sau mỗi ý nguyện, cộng đồng lại cất lên một câu hát ngắn:

Thần Khí Thiên Chúa, Ngài là Ánh Sáng đẩy lui tối tăm,
Thần Khí Thiên Chúa, Ngài là Sự Thật, giải cứu chúng con
”.

Với nến sáng trên tay, lời Kinh Hòa Bình được cộng đoàn cất lên âm vang:

“…lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa…”

Tấm màn lớn được kéo ra, các Cha đồng loạt tiến lên cung thánh. Cha Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh DCCT, chủ tế ngỏ lời mở đầu thánh lễ. Đồng tế có các Cha Cao Đình Trị, Phó Giám Tỉnh DCCT, Cha Nguyễn Quang Duy, Bề Trên Tu Viện DCCT Sài Gòn, Quý Cha Dòng Đaminh, Phanxicô… cùng rất đông các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế cũng như ở rất nhiều các cộng đoàn khác về hiệp thông.

Bài đọc là một bài Thánh Thư 1Pr 3, 13 – 17:

Ai làm hại được anh em,
nếu anh em nhiệt thành làm điều thiện ?
Mà nếu anh em chịu khổ vì sống công chính,
thì anh em thật có phúc !
Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến.
Đức Kitô là Đấng Thánh,
hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em.
Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời
cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.
Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng.
Hãy giữ lương tâm ngay thẳng,
khiến những kẻ phỉ báng anh em
vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Kitô,
thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống,
bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành,
nếu đó là ý của Thiên Chúa,
còn hơn là vì làm điều ác
”.

Sau bài hát Đáp Ca Thánh Vịnh 26, Cha Nguyễn Đức Thông công bố Tin Mừng Mt, 26 – 68 và diễn giảng…

Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến Thượng Tế Caipha.
Các kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.

Ông Phêrô theo Người xa xa, đến tận dinh Thượng Tế.
Ông vào bên trong ngồi với bọn nha dịch,
xem kết cuộc ra sao.

Còn các Thượng Tế và toàn thể Thượng Hội Đồng
thì tìm chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình.
Nhưng họ tìm không ra,
mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian.

Sau cùng, có hai người bước ra, khai rằng:
"Tên này đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa,
và nội trong ba ngày, sẽ xây cất lại".
Và vị Thượng Tế đứng lên hỏi Đức Giêsu:
"Ông không nói lại được một lời sao ?
Mấy người này tố cáo ông gì đó ?"

Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh.

Vị Thượng Tế nói với Người:
"Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống,
mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết:
ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không ?”

Đức Giêsu trả lời: "Chính ngài nói đó.
Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay,
các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng
và ngự giá mây trời mà đến".

Bấy giờ vị Thượng Tế liền xé áo mình ra và nói:
"Hắn nói phạm thượng !
Chúng ta cần gì nhân chứng nữa ?
Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa,
quý vị nghĩ sao ?"

Họ liền đáp: "Hắn đáng chết !"
Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người.

Có kẻ lại tát Người và nói:
"Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi nghe đi:
ai đánh ông đó
?"

Sau bài giảng thật sự hùng hồn và hết sức thuyết phục, lại một tràng pháo tay nữa rộ lên…

Thánh lễ diễn ra tiếp tục, đến phần Hiệp lễ, các ngọn nến trên tay cộng đoàn lại tiếp tục cháy sáng.

Sau lời Hiệp lễ, cộng đoàn với nến sáng trên tay và hát Kinh Hòa Bình. Đoàn rước đi đầu là Linh mục đoàn, tiếp đến là giáo dân rời khỏi nhà thờ, một cảnh tượng hết sức đẹp, những ngọn nến kéo dài như những dải lụa trôi trên không khí hướng về hang đá Đức Mẹ và tượng Chúa Chiên Lành.

Sau lời cảm ơn và chúc lành của Cha Giám Tỉnh, cộng đoàn cất cao lời Kinh Kính Mừng và kết thúc buổi lể cầu nguyện bằng một bài hát của Nhạc sĩ Hải Linh được sáng tác từ năm 1945:

Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam,
trời u ám chiến tranh điêu tàn.
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,
đưa Việt Nam qua phút nguy nan
”.

Mọi người cùng tiến lên gắn nến sáng dưới thềm hang đá Đức Mẹ và tượng Đài Chúa Chiên Lành, cầu nguyện trong thinh lặng và ra về.

 
Cảm tưởng của một Phật tử tham dự Lễ thắp Nến Cầu Nguyện ở DCCT Sài Gòn
Lê Tùng Châu
16:18 24/09/2008
Là một tín đồ Phật giáo nhưng chúng tôi không khỏi phẫn nộ và thất vọng khi đất của Tòa Khâm Sứ Hà nội bị chiếm đoạt và Giáo dân Thái Hà bị đàn áp bằng chó săn và những phương tiện bạo hành sẵn có của một nhà nước tồi tệ thấp hèn Cộng sản Hà nội.

Cho nên khi biết tin tối nay, 19h, thứ Tư, 24/9/2008, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế (NTDCCT) Saigon, 38 Kỳ Đồng, tổ chức buổi Thắp Nến Cầu Nguyện cho Thái Hà, chúng tôi liền có mặt để cùng lòng cầu nguyện với giáo dân.

Từ khá sớm, mới 18h30, người dự lễ đã lần lượt tới. Các Trật Tự viên của nhà thờ đeo băng đỏ nơi cánh tay nhanh chóng xếp đặt chỗ để xe và hướng dẫn mọi người vào sân. Các em giao lý viên nhanh chóng phát cho mọi người bản văn gồm Thư ngắn ở bên trên, của Hồng Y Phạm Minh Mẫn từ Tòa Giám Mục Saigon biểu tỏ cho giáo dân biết các cơ quan truyền thông của nhà nước CS đã xuyên tạc bóp méo đến ngược lại ý của Đức Cha Ngô Quang Kiệt hòng gây căm thù vô cớ cho toàn thể dân Việt đối với việc giáo dân ôn hòa cầu nguyện lấy lại đất tòa Khâm HN, bên dưới cho in Nguyên văn bài phát biểu của Đức Cha Ngô Quang Kiệt để mọi người có thể tự kiểm chứng!

Đến 19 h00 thì dòng người đã tràn ngập sân giáo đường. Các Linh Mục và Ca Đoàn chuẩn bị hành lễ. Bên ngoài không có bóng dáng công an CS nào mặc sắc phục, tuy nhiên vì người đến dự lễ quá đông nên những người đến sau phải đứng ra cả bên ngoài cổng chính và đường Kỳ Đồng, trong trật tự, trang nghiêm và chăm chú. Hệ thống âm thanh của NTDCCT tốt và người bên ngoài có thể nghe rõ lời Cha giảng.

Mở đầu, Cha dẫn chương trình vắn tắt thuật lại diễn biến việc Cầu Nguyện đòi lại đất Tòa Khâm Sứ Hà Nội bị nhà nước CS chiếm đoạt dẫn đến những sự biến chịu nạn của giáo dân khi bị bạo hành bởi công an, chó săn và hơi cay, dùi cui điện…Cho đến nay khi đất tranh chấp lâu nay bị nhà nước CS tranh thủ làm việc đã rồi là phá ủi (với lí do làm công viên-sic!), và họ gia tăng chiến dịch bôi nhọ bịa đặt vu khống đe dọa Đức Cha Ngô Quang Kiệt, đe dọa, bắt bớ các Cha khác và giáo dân, thì nay, Dòng Chúa Cứu Thế Saigon tổ chức buổi Cầu Nguyện quy mô này để đồng lòng hiệp thông, ủng hộ với công cuộc tự vệ bất bạo động của Người Tín Hữu Công Giáo Việt nam nói chung trước tình trạng lâm nguy thực sự hiện nay.

Toàn thể giáo dân đã vỗ tay vang dội khi được nghe giọng nói của chính Linh Mục Vũ Khởi Phụng từ Hà Nội qua điện thoại, xác nhận tình hình nêu trên và ông nói thêm đại ý như sau:

  • 1/ Sự phong tỏa, cô lập tòa Khâm Sứ Hà Nội, nhà thờ chính tòa vẫn tiếp diễn.
  • 2/ Trước sự có mặt của công an CS, các tên côn đồ không rõ xuất xứ ngang ngược đến quấy phá Tòa Khâm Sứ, ném gạch đá vào, khạc nhổ vào các Linh Mục, kêu tên LM Phụng, Đức Cha Kiệt đòi giết.
  • 3/ Tuy sống trong cảnh bị khủng bố nguy ngập và có thể lâm nạn, bị bắt bất cứ lúc nào nhưng “chúng tôi cảm thấy rất hạnh phước khi được đồng bào khắp nơi đồng lòng ủng hộ” “chúng tôi luôn cảm thấy bình tĩnh, luôn giữ sáng suốt, cảnh giác cao độ trước những hiểm họa trước mặt, và tôi thấy rõ một điều, ấy là CÓ SỰ CHE CHỞ CỦA THIÊN CHÚA, điều ấy chúng tôi đọc thấy rất rõ và đã giúp chúng tôi luôn giữ vững tình thế như bây giờ”. Đoạn, Cha Phụng nói tiếp, có những giáo dân từ miền ngược về đây nói với Cha là đã rất lâu, họ chưa từng thấy Hạnh phúc như thế này, Hạnh phúc vì Anh Em ta đã nghe lời khuyên của Đức Mẹ, đồng tâm hiệp lực chống lại bất công trong ôn hòa và đậm chất văn hóa Hòa Bình và Bác Ái của Đạo Thiên Chúa. Khi Cha kể thêm “.. . có những anh em trông dáng vẻ phong trần lao nhọc từ bốn phương về đây cùng cầu nguyện với chúng tôi, vậy mà cũng ….” (tôi đoán là KHÔNG CẦM ĐƯỢC NƯỚC MẮT) thì điện thoại bị cắt. Câu chuyện bị gián đoạn.
Sau khi Cha dẫn chương trình nói thêm với giáo dân sự cần thiết cảnh giác và tỉnh táo trong nhận định khi thu nhận những thông tin từ hệ thống truyền thông độc quyền của nhà nước CS, tất cả vào phần chánh lễ.

Sau phần đọc kinh ngắn, mọi người đốt nến cầu nguyện và Cha Chánh Xứ khởi sự giảng. Bài giảng của Cha mạnh mẽ và cô đọng, về ý nghĩa của Hòa Bình và Chân Lý.

Cha nói: Chỉ có Hòa bình mới thực sự cần thiết cho sự sống của nhân loại. Muốn vậy, ta phải thực hiện ngay hai điều:

1/ Bước ra khỏi căn nhà của chiến tranh, của hiếu chiến.
2/ Đi vào ngay căn nhà Hòa bình, ôn hòa.

Muốn thế, chúng ta phải tôn trong Sự Thật và tôn trọng quyền sống của người khác.

Hơn nữa, là người Ky tô hữu chân chính, ta phải biết Yêu Thương, không chỉ yêu thương riêng anh em ta mà yêu thương và cầu nguyện ngay cho kẻ đã lạc đường u mê hủy nhục ta, lăng mạ và bức hại ta vì họ Không Biết đến công chính và bác ái.

Ôi đẹp làm sao tinh thần bao dung rộng mở này. Ôi, bạo lực, mi còn chỗ đứng nào nơi đây nữa không???

Đã lâu tôi mới lấy lại được cho mình tinh thần tin tưởng vào nhân loại, nhân quyền khi đi dự buổi Lễ hôm nay. Trước bạo quyền độc ác, ngang ngược, thấp hèn, tôi tưởng như mình đã thất vọng, thế nhưng với sự trang nghiêm của buổi Lễ Cầu Nguyện này, với hằng hằng lớp lớp những gương mặt trầm tư sâu lắng của nhiều tầng lớp giáo dân Saigon quanh tôi đây, tự dưng nước mắt tôi tuôn trào và cảm thấy một nghị lực mạnh mẽ đang sống lại của Niềm Tin và Công Chính rồi sẽ phải Tất Thắng!

Tôi ra về lúc 21h00 trong khi buổi Lễ còn tiếp tục đến gần 22h00.

Xin kết thúc bản tin ngắn này với lời nhận xét của một người bạn người Pháp của tôi: Buổi Lễ cầu Nguyện thật ôn hòa và dễ thương!

Saigon, 22h00, 24/9/2008
 
Đọc bài báo của Trần Đăng Tuấn, nghĩ về đạo đức Trần Chí Hiển và Đài THVN
J.B Nguyễn Hữu Vinh
16:57 24/09/2008
Đọc bài báo của Trần Đăng Tuấn, nghĩ về đạo đức Trần Chí Hiển và Đài THVN

Một sự kiện xảo trá bị vạch trần

Việc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã cố tình xuyên tạc câu nói của Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt bằng cách cắt một nửa câu nói của Ngài, đã được cộng đồng mạng và báo chí (tất nhiên là của nước ngoài, không buộc đi lề phải) nói tới khá nhiều. Ở đó đã có những phân tích khách quan và chí lý nói lên sự thiếu tính người của những kẻ làm báo.

Nguyên văn lời nói của TGM Ngô Quang Kiệt: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng” .

Đã được Đài THVN cắt gọt như sau: "Chúng tôi ra nước ngoài nhiều và cảm thấy rất xấu hổ khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam”. Chỉ có thế và đi kèm những lời bình luận ác ý.

Một câu nói đầy đủ và một câu nói cắt xén, gán ghép đã có nội dung hoàn toàn ngược lại, đó là xảo thuật làm báo của Đài THVN, là cách giết người không dao bằng những thủ đoạn bất lương.

Với cách thông tin này, cách làm báo này, đài THVN đã biến một con người thật sự có lòng tự trọng dân tộc, yêu nước thành một kẻ phản bội đất nước với câu hỏi “Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt liệu có còn xứng đáng là 1 công dân Việt Nam?”

Với cách truyền thông này, Đài THVN đã đẩy con người vô tội và nhiệt thành với đất nước, đáng kính trọng đó vào một trận đòn hội chợ như họ đã mưu đồ và họ đã thành công trong công việc xảo trá man rợ này.

Đó chính là sự vi phạm pháp luật của chính đất nước Việt Nam mà Đài THVN luôn là nơi răn dạy thiên hạ.

Đài THVN tưởng rằng, những lời mình nói ra là khuôn vàng, thước ngọc vì là một đài tầm cỡ quốc gia thì người nghe sẽ tin là nhà đài có những tự trọng nhất định, nên không ai kiểm chứng được sự dối trá của mình. Nhưng, những nội dung bài phát biểu trên, đã được cộng đồng quốc tế, trong và ngoài nước nghe bằng chính file Audio. Thiên hạ đã thấu rõ sự trắng đen đổi chác của Đài THVN.

Việc này đã lột trần bộ mặt Đài THVN mà nói theo cách nói của Trần Chí Hiển là “đáng kinh tởm” trước toàn thế giới.

Đài Truyền hình Việt Nam đã không ngờ câu nói của cha ông đã ứng dụng rất nhãn tiền: “Kẻ chơi dao sẽ chết vì dao, người châm lửa sẽ chết vì lửa” .

Hai bài báo của Trần Đăng Tuấn và Trần Chí Hiển trên Đài THVN

Tôi đọc hai bài báo trên THVN, một của Nhà báo - Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn, Phó TGĐ thường trực Đài THVN nhan đề “Báo chí có đủ nội lực để vượt qua thách thức” cập nhật ngày 16/8/2008 và một bài của Trần Chí Hiển nhan đề “Gửi ông không muốn làm người Việt” cập nhật 22/8/2008.

Nội dung hai bài viết trên cùng trang VTV online, làm tôi có nhiều suy nghĩ: Trên một tờ báo rao giảng đạo đức nghề nghiệp báo chí như ông Trần Đăng Tuấn đã viết, thì tại sao lại còn những bài viết của Trần Chí Hiển với cách viết hết sức vô lương tâm và đạo lý làm người đến vậy.

Ngay cái tiêu đề “Gửi ông không muốn làm người Việt” cũng đã là một vu khống trắng trợn! Ngay cả khi cắt bỏ lời của Đức TGM Kiệt, "Chúng tôi ra nước ngoài nhiều và cảm thấy rất xấu hổ khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam" thì đó cũng không phải là không muốn làm người Việt mà chỉ là rất xấu hổ khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam mà thôi!

Chúng ta hãy nghe Trần Đăng Tuấn viết: “…bởi nhà báo, cũng như mọi ai khác, đều trên con đường tiếp cận dần với chân lý… Nhưng nếu là những lỗi xuất phát từ chỗ theo đuổi và phục vụ các nhóm lợi ích không tốt đẹp, thì hậu quả không lường trước được… Hơn lúc nào hết, giờ đây báo chí là nghề của nhiệt huyết, lương tâm, và của cả trí tuệ” .

Phó TGĐ Đài THVN Trần Đăng Tuấn đã nói các nhà báo đều trên con đường “tiếp cận với chân lý” . Chân lý ở đây là gì? qua những buổi phát sóng của Đài THVN mà chúng tôi đã có dịp đề cập đầy rẫy những sự ngụy tạo một cách dốt nát, vu cáo không chỉ người đang sống mà cả người đã chết như chiếu quyết định số 76 của Sở nhà đất Hà Nội cấp ngày 31/1/1961 cho XN thảm len đất đai tài sản của nhà thờ Thái Hà lại bảo rằng đó là giấy tờ của Linh mục Vũ Ngọc Bích đã hiến cho nhà nước cách đây 50 năm?

Sự thật ở đây là gì, nếu những buổi cầu nguyện của giáo dân được coi là mất an ninh trật tự, là vi phạm pháp luật, trong khi những kẻ xịt hơi cay vào giáo dân, phụ nữ và trẻ em thì nhà đài lại nín thinh?

Vậy lương tâm có còn không, khi cũng trên VTV bịa đặt, cắt xén ác ý câu nói của TGM Ngô Quang Kiệt.

Và hoàn toàn không thể gọi là có chút lương tâm khi nhà báo Trần Chí Hiển viết những lời răn dạy và miệt thị một thủ lãnh tinh thần của một cộng đồng tôn giáo như sau: “Nhưng ông cũng nên biết: Ở những xứ ấy- ở phương Tây- người ta cũng có câu châm ngôn: "Con chim làm bẩn tổ của mình là con chim đáng kinh tởm".

Ai đã là bẩn tổ của mình? Phải chăng trước sự thật, trước cộng đồng quốc tế, thì chính Đài THVN đã làm bẩn tổ của mình là đất nước này bằng những xảo thuật hèn mạt mà lương tâm con người không cho phép. Chính đất nước này đã bị vấy bẩn bởi những kẻ làm nghề nghiệp mà không có lương tâm đó vu cáo, bịa đặt để khi cộng đồng nhân loại biết sự thật sẽ coi thường một đất nước đã có một đài TH quốc gia như vậy.

Quả thật là đáng kinh tởm, nhà báo Trần Chí Hiển ạ. Kinh tởm nhất chưa hẳn là một thái độ với đất nước bị xuyên tạc, mà kinh tởm hơn, là đã dám táng tận lương tâm, bịt miệng người khác lại để vu cáo và thóa mạ họ trước cộng đồng dân tộc, nhằm đẩy họ vào những trận đòn của những kẻ đang lên đồng “tự sướng”. Nhất là những người đó là một nhân vật được cả cộng đồng tôn giáo tín nhiệm và tin tưởng ở đạo đức, hi sinh tất cả để phục vụ quên mình. Đó cũng là tội ác khi phỉ nhổ và xúc phạm nặng nề niềm tin của cộng đồng đó.

Trần Chí Hiển lớn tiếng răn dạy Đức TGM Ngô Quang Kiệt: “Hôm nay, người Việt ra nước ngoài được cầm quyển hộ chiếu Việt Nam trên tay là do cả sông máu Việt đã đổ ra, cả núi xương Việt đã chất chồng để có độc lập tự do” .

Tôi nghĩ rằng Đức TGM Ngô Quang Kiệt hiểu điều đó, nhưng ông hiểu sâu hơn và ông đau hơn, nên ông đã dũng cảm nói lên trước mặt quan chức nhà nước thao thức của những công dân đất nước này đã bị nhục mạ khi đi ra thế giới, tiếp xúc với thiên hạ để biết cái nhìn nhận của họ về mình như thế nào. Chính vì vậy ông mới nói: “chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Đó không phải là cái cách hão huyền, cách “tự sướng” rằng chúng ta quang vinh, chúng ta đạo đức, chúng ta anh hùng và chúng ta là lương tâm thời đại, trí tuệ nhân loại trong khi chúng ta đang gần đội sổ thế giới về nhiều mặt. Công dân Việt Nam đang cầm hộ chiếu đáng tự hào đó đi ra thế giới để bán sức lao động còm cõi của mình một cách rẻ mạt ở đó, để làm nô lệ tình dục ở đó, nhưng vẫn là con đường mơ ước của bao nhiêu kẻ đang ở nhà.

Chính Trần Chí Hiển đã viết: “Báo chí hôm nay đưa tin từ giờ mỗi năm Việt Nam trả nợ quốc tế 2 tỷ USD. Tình cờ thôi. Nhưng xót xa quá” . (Trích: Họa phúc có mầm, đâu một lúc! – Trần Chí Hiển – Báo VietnamNet ngày 3/4/2006). Vâng, một con nợ, thì con cái mình có quyền được tự hào với chủ nợ khi đi ra gặp họ hay không hả ông Trần Chí Hiển? Ông Trần Chí Hiển chỉ nói lên điều xót xa, khi ông thấy việc xót xa đó có lợi cho ông thôi chăng?

Tôi cũng tin rằng, trước mặt các quan chức cấp cao, có thể Trần Chí Hiển chưa có đủ dũng khí để nói lên những điều cần nói, ông chỉ dựa đóm ăn tàn khi những người khác đang bị đánh đòn hội chợ mà thôi. Chứng minh điều đó dễ thôi, ông có dám nói lên chính kiến của mình khi Nguyễn Việt Tiến ra tù như ông đã nói khi ông ta đang ở trong nhà lao? Đó phải chăng cũng là một thói quen bầy đàn man rợ khó bỏ? Tôi không nghĩ là ông thiếu thông tin về những việc này.

Ngoài những điều răn dạy như trên, bài viết của Trần Chí Hiển còn dạy TGM Ngô Quang Kiệt nhiều điều, nào là “nhiễu điều phủ lấy giá gương” nào là dân tộc này không lụy ai, không sợ ai… Nhưng những vấn đề đó đã có người đề cập, xin miễn nói thêm ở đây. Chỉ chừng đó thôi ta cũng đã thấy bộ mặt thật của tác giả này.

Tôi đọc thấy câu nói của Trần Đăng Tuấn dạy dỗ người khác: “Hơn lúc nào hết, giờ đây báo chí là nghề của nhiệt huyết, lương tâm, và của cả trí tuệ. Nếu không phải thế, báo chí có nguy cơ giống như sân chơi ồn ào, huyên náo của các dự đoán, phán xét vội vàng” . Nhưng tôi lại thấy trên “cái sân chơi ồn ào huyên náo của các dự đoán, phán xét vội vàng đó” là những tay hề đã được phỏng vấn, được nói lên tiếng nói “bất bình, kết tội” Đức TGM Ngô Quang Kiệt sau khi nhận những thông tin đảo ngược sự thật trên chính Đài THVN.

Nó cũng như màn dùng diễn viên “giáo gian”, dùng cái bang đóng giả giáo dân ở Nhà thờ Thái Hà mà một đài TH đã bị nhân dân kịp thời vạch mặt.

Đọc bài báo của Trần Đăng Tuấn và của Trần Chí Hiển cũng như những màn tin tức trên VTV, người ta thấy lạ với cách nói và cách làm của một Phó TGĐ thường trực với cách làm của nhà đài và các nhà báo, phóng viên của họ như lửa và nước?

Nhưng người ta còn ngạc nhiên và kinh tởm hơn khi được biết: Trần Đăng Tuấn là người đã viết những bài báo răn dạy những lời đạo đức trên, lại chính là Trần Chí Hiển, kẻ đã ngậm máu phun người thất nhân tính qua những hành động của Đài THVN mà ông ta là Phó TGĐ thường trực cũng như bài viết của chính ông ta.

Để kết thúc bài này, tưởng cần nêu lên một câu nói tôi đã được đọc và đã từng tin tưởng: "Tôi nghĩ rằng khi con người không còn danh giá của con người nữa thì hãy coi chừng có thể họ sẽ làm bất cứ điều gì, sẽ gây tội ác... " (Trích: Họa phúc có mầm, đâu một lúc! - Trần Đăng Tuấn – Trần Chí Hiển - Báo VietnamNet ngày 3/4/2006)

Thật đúng: Họa phúc có mầm, đâu một lúc! , phải không ông Trần Đăng Tuấn – Trần Chí Hiển và Đài THVN?

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2008
 
Ngụy tạo thông tin qua vụ cắt xén bài phát biểu của Tổng giám mục Hà Nội
Việt Hùng, RFA
17:06 24/09/2008
Ngụy tạo thông tin qua vụ cắt xén bài phát biểu của Tổng giám mục Hà Nội

2008-09-24 - Nói về việc Đài Truyền Hình VN "cắt xén" bài phát biểu của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt trước UBND thành phố Hà Nội, nhà báo Trần Quang Thành, cho rằng "sự ngụy tạo này là không thể được". Nhà báo Trần Quang Thành, từng là biên tập viên ban tin tức của Đài Truyền Hình Việt Nam, người từng nghe theo tiếng gọi của đảng chống tham nhũng để rồi chịu hậu quả mang thương tật suốt đời khi bị những kẻ lạ mặt tạt a-xít trả thù. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt Đưa ra lời bàn về cách hành xử của chính quyền đối với giáo dân Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Xứ, quan điểm của một nhà báo ở Việt Nam ra sao, mời quí vị theo dõi qua câu chuyện của Việt Hùng với nhà báo Trần Quang Thành.

Nhà báo Trần Quang Thành: Chúng tôi thấy vụ đất của Tòa Giám Mục Hà Nội và của Giáo xứ Thái Hà đã có từ lâu rồi, đây là trên cơ sở nguyện vọng của giáo dân và các nhà tu hành muốn xin lại phần đất đã thụ hưởng trước đây.

Nguyện vọng bây giờ họ xin lại chúng tôi nghĩ nguyện vọng đó là chính đáng. Tôi nghĩ đất ở 42 Nhà Chung trước đây bỏ không nhưng sau hai bên đã đồng ý cho sử dụng làm Nhà văn hóa cho Thiếu nhi và đó là một công trình phúc lợi rất chính đáng và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc làm đó.

Nếu cách đây độ khoảng 6-7 năm ai đi qua phố Nhà Chung thì thấy đó là nơi sinh hoạt rất sầm uất của các cháu thiếu nhi ở quận Hoàn Kiếm mà người thụ hưởng trước tiên là con em của bà con giáo dân chung quanh khu vực Nhà Thờ Lớn. Nhưng đột nhiên cách đây mấy năm thì Nhà văn hóa Thiếu niên bị phá dỡ đi và người ta định biến khu đó trở thành Trung tâm Thương mại.

Cắt xén, tuyên truyền xuyên tạc

Việt Hùng: Liên quan đến bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, câu hỏi được đặt ra là có cần chuyên chế tới mức "đánh hội đồng" trong vụ loan tin về bài phát biểu của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi đã theo dõi cuộc họp ngày 20-09 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt tôi rất quan tâm, thế nhưng đến buổi tối 20-09 tôi có đọc trên Báo Nhân Dân điện tử trên mạng có bài viết của ông Quang Hà viết thế này "những lời lẽ phơi bày lòng dạ của ông Ngô Quang Kiệt" trong đó Báo Nhân Dân trích có đúng một câu "những người có mặt tại buổi làm việc này tỏ ra bất bình khi nghe ông Ngô Quang Kiệt tuyên bố xanh rờn, chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục khi cầm hộ chiếu Việt Nam."

Nói thật với anh, lúc đầu tôi rất không hài lòng về câu nói này của ông Ngô Quang Kiệt, thế nhưng tôi lại băn khoăn là ông Kiệt nói trong hoàn cảnh nào? Và có gì kèm theo không hay chỉ trần trụi có câu nói đó không? thế thì may thay tôi mở trang nhà của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì tôi được đọc toàn văn bài phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt thì thấy hoàn toàn khác với nội dung mà các báo Việt Nam trích đăng.

Ông Ngô Quang Kiệt nói ý đó là câu mở đầu và sau đó là cả một đoạn dài nói về cầu muốn nước Việt Nam cũng giầu mạnh như Hàn Quốc, như Nhật Bản để ra nước ngoài không bị họ soi mói, dòm ngó coi khinh mình…

Cái ý đó lại khác rồi, cho nên tôi thấy cách này là cách anh em ở Việt Nam đưa tin không xác thực.

Điểm thứ hai tôi muốn nói nếu chúng ta trong tinh thần "hòa giải dân tộc" thì chúng ta nên trao đổi với ông Tổng Giám Mục về ý mà ông nói, nhưng các báo điện tử ở trong nước lại lên án ông ấy là phản động, là thế này thế khác…

Tiếc rằng những người lên án nói thế này thế khác trong tay lại không có văn bản của ông Ngô Quang Kiệt cả.

Việt Hùng: Phải chăng ông đang muốn nói tới vấn đề "ngụy tạo thông tin" hay sao?

Nhà báo Trần Quang Thành: Đúng thế.

Bôi xấu không thể là giải pháp

Việt Hùng: …nhưng "ngụy tạo thông tin" để phục vụ chuyên chính có phải là tiêu chí trong vụ việc như một số nhà báo ở Việt Nam vẫn thường nói khi được hỏi hay không?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tôi thấy vấn đề thái quá. Trong vấn đề này nếu đôi bên cùng bàn thảo tức là để nghe lại ý kiến của nhau khi giải thích nói thế là thế nào? Phải đăng ý kiến của họ trên mặt báo chứ không thể chỉ đăng ý kiến phê phán ông Kiệt mà không đăng ý kiến của ông ấy thì đó là ý kiến một chiều.

Chẳng hạn khi tôi đọc bài trên mạng báo chí nước ngoài khi họ trích đăng bài của báo Hà Nội Mới hay báo Nhân Dân phê phán ông Ngô Quang Kiệt thì đồng thời họ đăng toàn bộ bài của ông Ngô Quang Kiệt để độc giả có thể kiểm chứng lại, cũng như trên cơ sở đưa tin về việc ông Ngô Quang Kiệt bị chính quyền Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội "cảnh cáo" về hành vi "Vi phạm pháp luật" thì báo chí nước ngoài họ cũng đưa nguyên văn trên mạng mà tôi đọc được, đang nguyên của Việt Nam Thông tấn xã. Ở trong nước đăng thế nào thì ở ngoài họ đăng như thế để cho độc giả thấy rất khách quan.

Chúng ta phải nói thế này dân chúng ở Việt Nam trình độ ngày càng cao, dân trí ngày càng cao và hệ thống thông tin thế giới toàn cầu càng phát triển như vậy khiến cho người ta được hiểu biết rất nhiều mà chúng ta nói không thật sự có khách quan và trách nhiệm thì người ta sẽ coi thường và mất lòng tin, nên theo tôi thông tin phải nhiều chiều, đa chiều.

Việt Hùng: Có ý kiến cho rằng, sự kiện đòi đất của giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà cũng chưa đến mức bùng phát nếu như nhà nước Việt nam biết lắng nghe và đối thoại?

Nhà báo Trần Quang Thành: Vâng đúng thế. Tại sao Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đi qua Mỹ đều nhấn mạnh đến vấn đề "hòa giải" khi ông Triết vào ông Dũng chứng kiến cảnh bà con ở bên đó biểu tình để phản đối chuyến đi thăm đó thì Thủ tướng và Chủ tịch không quan tâm đến bằng cách "muốn là bà con chưa hiểu thì nên giải thích cho bà con hiểu, rồi còn mời bà con về nước để hiểu thêm đất nước để hòa giải cùng nhau đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước".

Nếu đã mời được bà con ở nước ngoài những người biểu tình chống đối nhà nước mà còn mời về được thì nay huống chi đây lại là bà con ta ở trong nước những người đã bỏ ra hàng bao nhiêu năm đồng cam cộng khổ, chia máu xương cùng với đảng và nhà nước để mà báo vệ nền độc lập của đất nước.

Mới hôm Noel vừa rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rồi bà Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đều đến Tòa Tổng Giám Mục để chúc mừng Giáng Sinh và ông Ngô Quang Kiệt đón tiếp rất hoan hỉ vậy mà bây giờ lại xảy ra vụ việc như thế này, chúng tôi hết sức là bất ngờ…

Việt Hùng: Chúng tôi xin cám ơn nhà báo Trần Quang Thành.
 
Run sợ
Hoàng Cúc
17:19 24/09/2008

RUN SỢ



Khi nói chuyện với tôi, những người quan tâm theo dõi những diễn biến tại Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ những ngày gần đây đều cho biết cảm giác tức giận, lo lắng và sợ hãi. Không phẫn nộ sao được khi chính quyền, với quân đội công an và dàn đồng ca báo chí một chiều, ra sức bằng mọi cách đàn áp một nhóm người tay không tấc sắt, bất chấp công đạo, công lí. Thế dường như vẫn còn chưa thấy đủ liều, chính quyền còn dùng tới biện pháp dùng tới bọn lưu manh côn đồ. Phải nói rằng ngay cả những người giầu óc tưởng tượng nhất cũng khó có thể nghĩ rằng chính quyền lại hành động điên rồ và mù quáng như thế. Nhân đây, tôi muốn đưa ra một vài nhận định của mình.

Tiếng hát át tiếng bom

Thời chiến tranh, để đẩy cả một thế hệ thanh niên vào cuộc chiến, chính quyền đã huy động giới văn nghệ sĩ sáng tác những bài hát, bài thơ ngùn ngụt căm hờn, ào ào khí thế xung trận. Ngày đó, người ta cần những câu thơ tiếng hát át tiếng bom để lấn át nỗi sợ cố hữu của con người trước vũ khí, bom đạn. Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên đã nhìn lại giai đoạn sáng tác đó của bản thân mình bằng những bài thơ chất chứa đầy nỗi đớn đau và dằn vặt trong tập Di cảo thơ. Ở bài Ai? Tôi? Ông viết:

“Mậu Thân 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi lúc xung phong
Một trong 30 người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm
Mà tôi xấu hổ!
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay
Tôi có thể cười!...”


Để có thể nhìn rõ hơn vị trí của giới văn nghệ sĩ thời kì này, thiết tưởng cũng cần kể ra lời trích của Nguyễn Đăng Mạnh: “Nói chung cộng sản coi văn nghệ sĩ như rác. Lê Duẩn coi Tố Hữu cũng chỉ như một con hát. Nhưng lại sợ văn nghệ. Vì chỉ dùng tuyên truyền, dùng nước bọt mà giành được nước. Chỉ nói, có làm gì đâu. Nói đủ cả, chẳng làm gì. Thí dụ, cứ nói phê bình tự phê bình mà chưa bao giờ phê bình tự phê bình cả. Có dám nói thật đâu mà phê bình tự phê bình. Chỉ toàn đào tạo gia nhân, đầy tớ, bọn nịnh hót. Sợ văn học cũng vì thế. Vì văn nó nói sự thật, nó lật tẩy. Rất sợ biểu tượng hai mặt. Chỉ đề cao văn tuyên truyền, đề cao vè. Thật ra bọn nhà văn nói chung nhát, không dám chống chế độ đâu !”

Suy cho cùng thì nếu không dùng kiểu tiếng hát át tiếng bom, mà chỉ dựa vào một mớ lí tưởng hỗn tạp vay mượn, nếu không lấy tiếng hát át tiếng bom để lấp kín cái khoảng không của suy tư và trách nhiệm cá nhân, thì một chế độ chỉ dựa trên nền tảng dối trá sẽ lấy sức đâu mà chiến đấu một cách bạt mạng như lịch sử từng cho ta biết? Nhưng thực ra không phải tiếng hát át tiếng bom, mà với đa số thanh niên đã xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ, cần phải cất lên những lời thơ tiếng hát với một thứ lí tưởng vay mượn tô hồng tất cả, chính là để át đi nỗi sợ trong lòng.

“Đang đêm địch hốt hoảng gọi nhau là biểu hiện hoảng sợ”

Câu trên đây trích trong thiên thứ chín, tức thiên hành quân, của bộ Tôn Tử binh pháp. Tôi muốn nhìn hiện tượng tiếng hát át tiếng bom, hiện tượng dùng côn đồ để quậy phá giáo xứ Thái Hà vào đêm ngày 21, rạng ngày 22-9, cũng như hành động điên khùng biến Toà Khâm Sứ cũ thành công viên đồng thời cho công an chìm nổi và côn đồ trà trộn vào nhóm người cầu nguyện tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội từ ngày 19-9 như là biểu hiện của nỗi sợ hãi. Nhiều người sẽ cho rằng tôi nói ngược, vì đáng lẽ phải nói rằng giáo dân và hàng giáo sĩ ở Hà Nội đang sợ hãi mới phải chứ, ai lại gán nỗi sợ hãi ấy cho đám quan chức và công an đang hừng hực khí thế bao giờ. Tuy nhiên, khi xét thấy rằng chính quyền có vũ lực, có hệ thống “chó nghiệp vụ” chỉ có biết mỗi việc ăn và sủa theo ý chủ, thế mà vẫn lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, hành động theo kiểu cứ chân nọ đá chân kia, thậm chí còn phải sử dụng cả đám lưu manh côn đồ để đàn áp một nhóm người không một tấc sắt trong tay để tự vệ, thì phải gọi tên cái hiện tượng đó là gì nếu không phải là nỗi sợ, một kiểu lên gân để lấy tiếng hát át tiếng bom đang không ngừng nổ bùng bùng trong lòng họ.

Nỗi sợ hãi đã lên tới cực điểm

Trong cơn quẫn bách, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra hai công văn 1370/UBND-TNMT và 1407/UBND-NC nhằm doạ nạt Tổng Giám Mục Hà Nội. Theo một số luật sư, hai công văn đó đã đá thẳng vào không chỉ một khoản trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, một kiểu “bạo hành hành chính” . Nhưng nghĩ lại thì mới thấy rằng quan chức chính quyền Việt Nam không phạm luật mới lạ, chứ còn chuyện họ vi phạm pháp luật có lẽ cũng không ít hơn cơm bữa. Thêm vào đó, hệ thống “chó nghiệp vụ” của nhà nước còn phát huy truyền thống đánh tráo khái niệm khi họ gọi tên đám côn đồ là “quần chúng phẫn nộ tự phát” .

Thật ra, chuyện dùng đám “quần chúng phẫn nộ tự phát” , đám du thủ du thực, đám đầu đường xó chợ nhằm tạo ra những cái gọi là đột biến trong xã hội đâu phải là chuyện gì mới lạ. Hồi cải cách ruộng đất, đảng và chính phủ đã từng dùng cái đám lưu manh đó để khủng bố, đàn áp, làm những chuyện thương luân bại lí để cào bằng xã hội. Phải nói là ngay lúc đó, đảng cộng sản cũng đã kéo cái đám đó vào đội tiên phong của mình rồi. Nhưng đến lúc cần xoa dịu dư luận quần chúng, cần bảo vệ uy tín của đảng quang vinh vĩ đại, thì đảng và chính phủ cũng chả ngại thí vài con tốt lớn tốt nhỏ, tốt đỏ tốt đen.

Ngày nay bổn cũ soạn lại, đám “quần chúng phẫn nộ tự phát”, đội tiên phong được gom về từ trại cai nghiện lại được lôi ra để lặp lại chuyện khủng bố và đấu tố của hơn nửa thế kỉ trước. Có người sẽ đặt câu hỏi là tại sao đảng và chính phủ lại đi những bước mù quáng như vậy? Hỏi thế phải nói là đã đánh giá đảng và chính phủ quá cao, vì đâu phải bây giờ họ mới tự nhiên đâm ra mù quáng. Hơn nửa thế kỉ qua, họ đã chẳng có công dẫn dắt quốc gia dân tộc lao vào hết đại hoạ này đến đại hoạ khác hay sao? Chuyện mù quáng và sử dụng vũ lực một cách điên dại lại chưa đi vào máu thịt của họ sao?

Dù sao, những bước đi dò dẫm, loạng choạng, những hình thức tiếng hát át tiếng bom trong cách hành xử của họ cho thấy một điều: họ đang run sợ đến tột cùng.

Tuy nhiên, phải đối mặt với một lực lượng mù quáng và điên dại đang ở trong cơn sợ hãi tột độ là chuyện không hề dễ dàng. Như vậy ta có thể thấy con đường mà linh mục và giáo dân Thái Hà, con đường mà linh mục và giáo dân Hà Nội cùng vị Tổng Giám Mục của họ đang và sẽ đi là con đường đầy chông gai, cạm bẫy và thử thách.

Ở Tin Mừng theo thánh Gioan, chương 6 câu 20, Đức Giêsu từng nói với đám môn đệ đang chống chọi với cơn cuồng phong giông tố: “Đừng sợ!” Tôi muốn kết nối câu trấn an đó với một câu khác trích từ Tin Mừng theo thánh Luca, chương 21 câu 28: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
 
Bước ra ánh sáng
John Chang
17:47 24/09/2008

Bước ra ánh sáng



"Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". (Mt 4,16).

"Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng". (Mc 4,21)

Lịch sử lâu dài của dân tộc sẽ ghi nhận trung thực về bản chất và thành tích của đảng Cộng sản Việt Nam: một bè lũ lưu manh đã vô cùng xuất sắc lừa phỉnh cả một dân tộc để chiếm được chính quyền trong gần một thế kỷ.

Võ công thượng thừa nhất của ĐCSVN là ẩn mình trong bóng tối như một con rắn rình mồi để ra chiêu.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954) họ không dám gọi mình là CS vì biết rằng đa số nhân dân không thích CS. Dưới chiêu bài Việt Minh (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) họ đã tập hợp được sức mạnh toàn dân để chiến thắng quân Pháp nhưng sau đó đã vắt chanh bỏ vỏ, thủ tiêu luôn tất cả những ai không phải là CS, chỉ vì yêu nước tham gia kháng chiến.

Để củng cố quyền uy, Đảng đã tàn sát những người có chút tài sản và trí thức bằng chiêu bài Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956), lấy 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân. Sau đó thì cướp lại từ những nông dân, đưa tất cả ruộng đất này vào tập thể.

Trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975), họ núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau khi chiếm được Miền Nam Tự Do họ mới dám áp đặt vào cuộc chiến thêm một ý nghĩa “dòng thác cách mạng xã hội”, tức là khi chiến đấu giải phóng Miền Nam mọi người còn chiến đấu vì lý tưởng CS. Sau đó họ loại bỏ không thương tiếc những con rối ngây thơ (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thành phần thứ ba…) mang ảo tưởng rằng người CS chiến đấu chỉ vì dân tộc.

Phát cuồng vì hoang tưởng rằng một mình ta đã chiến thắng được Hoa Kỳ, họ cao ngạo vất bỏ tên Đảng Lao Động (một chiêu bài lừa phỉnh) vào năm 1976 để chường ra bộ mặt Đảng Cộng Sản của mình. Họ không bao giờ dám nhìn nhận sự thật là ta chỉ có xương máu và nước mắt, còn vũ khí đạn dược thì do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp. Người Mỹ chỉ bỏ rơi VNCH chứ không thua trận.

Cũng bởi thói cao ngạo họ bị Trung Quốc dạy cho một bài học nhớ đời (1979, phía VN có 30 ngàn chiến sỹ thiệt mạng) và lâm vào cuộc chiến dai dẳng tại Cam-bốt (1979-1989), làm cho 30 ngàn chiến sỹ phải hy sinh vô ích, kiệt quệ tài nguyên quốc gia, bị cả thế giới cấm vận. Không những thế, việc mù quáng đưa cả nước xuống hố thẳm: tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội (1975-1986), bỏ tù dài hạn không xét xử cựu quân nhân viên chức VNCH, khiến nhiều người dân cùng đường phải liều mạng bỏ nước ra đi.

Rồi Liên Xô xụp đổ (1991), người CS mất chỗ ăn bám, hiểm họa Tầu lộ rõ, đời sống nhân dân cùng khổ, vận mạng của đảng CS vì thế như ngàn cân treo sợi tóc. Để tồn tại họ phải đổi mới tức là áp dụng những biện pháp kinh tế phi XHCN, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhưng một lần nữa đảng CS lại cướp công đổi mới của toàn dân, mà tự hào nhận đó là sáng kiến của riêng họ.

Tại VN và trên thế giới luôn có những người nhẹ dạ cố chấp, vì một bả vinh hoa nào đó, tin theo và phục tùng đảng CSVN. Càng đổi mới thì tài sản quốc gia lại càng tuôn chảy vào túi một số đảng viên cốt cán, đại đa số nhân dân lại càng bần cùng đói rách hơn. Tai hại nhất, nhân dân bị ru ngủ bởi guồng máy truyền thông khổng lồ của CS. Báo đài suốt ngày sáng đêm tràn ngập các thành tích ảo của ĐCS, bóng đá, phim bộ…

Các tôn giáo do bản chất cứu nhân độ thế có khả năng và có lòng hơn trong các công tác xã hội, y tế, giáo dục không được phép thực thi nhiệm vụ cao cả của mình. Người CS thừa biết rằng nếu cho các tôn giáo mở trường, mở nhà thương, thì học phí viện phí rất hạ, có khi còn miễn phí hoàn toàn, mà chất lượng rất tốt hơn hẳn các nhà trường và bệnh viện XHCN, ở đó nhu cầu tâm linh cao quý của con người lại được thỏa mãn nữa, thì các cơ sở ăn hại tham nhũng của nhà nước phải đóng cửa hết. Khi đó tính chính danh của đảng cũng mất luôn.

Nhưng người CS quỷ quyệt ngụy trang bộ mặt thật của mình trong các bộ máy nhà nước, mặt trận tổ quốc, đoàn thể trùng trùng điệp điệp chồng chéo đùn đẩy vô tâm vô cảm, từ tổ dân phố, khu vực, phường xã, quận huyện, tỉnh thành phố, trung ương, và hệ thống luật pháp, hiến pháp, quy định, nghị quyết, quyết định, thông tư, hướng dẫn… rối như mớ bòng bong, dài còn hơn Vạn Lý Trường Thành, mà họ có toàn quyền cắt nghĩa suy diễn như thế nào cũng được. Vì thế khi người dân bị hàm oan, mất nhà cửa ruộng vườn tài sản, các tôn giáo muốn được mở trường hay bệnh viện, phải lần mò đi từ hàng ngàn bậc thang, bậc thang thấp nhất phường xã đến bậc thang cao nhất trung ương của bộ máy rồng rắn xin cho, đi một đời không đến, đi hoài cũng chưa hết, chưa đi đến đâu, không biết mình đi đâu như bài vè:

Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu ta biết đi đâu
Đi đâu ta cứ hàng đầu ta đi…


Các biến cố gần đây tại Thái Hà và Tòa Khâm Sứ đã đánh vào tử huyệt của Cộng Sản.

TKS và Thái Hà nằm ngay thủ đô ngàn năm Hà Nội, các quan CS lớn nhất như Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ tịch Quốc Hội… không thể bào chữa rằng vì nó ở quá xa họ không biết, để chạy tội như Hồ Chí Minh đã đổ tội cải cách ruộng đất cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương… dù CS đã khôn khéo đưa các cấp phường Quang Trung, cấp quận Đống Đa, cấp Thành Phố Hà Nội ra đối phó, để mai này khi sửa sai sẽ mang ra làm dê tế thần, nhưng mọi người đều thừa biết các hành vi ngang ngược như thế chắc chắn phải do Bộ Chính Trị chỉ đạo.

Giáo dân Hà Nội không chỉ đòi lại một tòa nhà hay một lô đất mà đòi công lý trong một đất nước mà công lý luôn bị chà đạp, như thế họ đòi lại quyền làm người cho toàn dân tộc đã bị tước mất quyền làm người. Họ muốn sự thật tại một đất nước toàn là gian dối. Nhưng không đi theo một đường mòn do đảng vạch ra là cứ làm đơn xin lên phường lên quận lên thành phố lên trung ương và cứ thế mà chờ đợi mòn mỏi suốt đời. Họ đi cầu nguyện và cam chịu đi tử đạo. Họ không cầu nguyện và tử đạo một mình. Sau lưng họ là cả đất nước và thế giới. Khi bà Anê Lê Thị Thành (Bà Ðê), mẹ của 6 người con, chết rũ tù ngày 12-7-1841, tại Nam Định, chung quanh bà chẳng có mấy người. Thời đó chẳng có máy chụp hình quay phim, TV, internet. Thế mà cái chết của bà đâu đi vào lãng quên. Ngày nay toàn thể Giáo hội Công giáo tôn kính bà như một Hiển Thánh vì điều quan trọng nhất nơi cái chết của bà đã được tỏ ra: bà chết vì cái gì?

"Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng
". (Ga 1,5)

Giáo dân Hà Nội đã làm được một việc chưa ai làm được là khiến cho ĐCS chường ra bộ mặt vào ánh sáng. Từ nay mọi dân oan đều biết rằng hệ thống chính quyền và pháp luật của ĐCS chỉ là lừa bịp, chỉ là công cụ đè bẹp người dân thấp cổ bé miệng, quyền làm người của người dân quèn chẳng được ai chiếu cố nếu họ không dám “cầu nguyện”. Từ nay mọi tôn giáo cũng đều biết rằng có đi xin cái quyền phục vụ con người qua y tế và giáo dục cũng không bao giờ được ban cho nếu họ không dám “cầu nguyện”. Từ nay toàn dân đều biết rằng bản chất CS là như thế, đối với ngoại bang xâm lấn thì khiếp sợ quỳ lạy, đối với người dân thì thẳng tay tiêu diệt. Dân tộc này và tổ quốc này có được trường tồn hay không là do ở chỗ nhân dân có dám tiếp tục “cầu nguyện” hay không?

"Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng,
vì các việc họ làm đều xấu xa.
Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng,
để các việc họ làm khỏi bị chê trách.
Nhưng kẻ sống theo sự thật,
thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ:
các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa
". (Ga 3,19-21)
 
RFA phỏng vấn Bề Trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Trà Mi -RFA
17:51 24/09/2008
Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà

Tại Nhà thờ Kỳ Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức buổi lễ hiệp thông với giáo xứ Thái Hà từ 7 đến 8 giờ rưỡi tối nay 24/9/2008.

Trước buổi lễ, linh mục Phạm Trung Thành, Đức Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho biết:

LM Phạm Trung Thành: Chúng tôi liên tục nhận được những lời cảnh báo, kể cả Cha Bề Trên nhà dòng cũng bị quận 3 gọi ra để mà cảnh báo. Sáng hôm nay, Ban Tôn giáo của thành phố cũng vào gặp tôi.

Tôi cũng trả lời rất đơn sơ với họ rằng chúng tôi không làm gì hết ngoài việc cầu nguyện, và chúng tôi chỉ cầu nguyện.

Họ hỏi tại sao làm, và chúng tôi cũng trả lời với họ rằng đã không có sự thật trong những ngày vừa qua. Tôi đã nói với họ rằng tôi bị xúc phạm. Nhà Dòng chúng tôi bị xúc phạm và Giáo hội chúng tôi bị xúc phạm khi họ đã cắt xén lời của Đức Tổng Giám mục, vị chủ chăn đáng kính của chúng tôi.

Họ đã cho những người hung dữ đến đập phá nhà cửa chúng tôi, lăng mạ chúng tôi. Chính bản thân tôi nghe những lời lăng mạ đó qua điện thoại anh em chúng tôi gọi từ Hà Nội về.

Trà Mi: Thưa Đức Giám Tỉnh, chính quyền họ có đưa ra những yêu cầu gì đối với Nhà thờ Kỳ Đồng khi mà biết được lịch trình tổ chức buổi lễ hiệp thông này không?

LM Phạm Trung Thành: Với tôi thì họ không nói gì cả. Họ chỉ ghi nhận những gì tôi phát biểu với họ.

Cầu nguyện cho công lý, hoà bình

Ngay khi buổi lễ đang diễn ra, vào lúc 7 giờ rưỡi, chúng tôi có liên lạc với linh mục Đinh Hữu Thoại, thư ký Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế và được biết thêm tình hình:

LM Đinh Hữu Thoại: Số lượng người tham gia thì rất là đông, xung quanh Nhà thờ họ đứng kín cả, ở bên trong và cả xung quanh, rất đông. Bây giờ mới phần đầu lễ thôi. Chúng tôi đang nghe lại lời phát biểu của Đức Tổng Giám mục trong buổi họp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa rồi.

Trà Mi: Thưa linh mục có nói là giáo dân rất đông, Ngài có thể đoán chừng có bao nhiêu người đang hiện diện tại đó ạ?

LM Đinh Hữu Thoại: Chắc cũng cỡ 4-5 ngàn người.

Trà Mi: Dạ, linh mục vừa nói là 4-5 ngàn người phải không ạ?

LM Đinh Hữu Thoại: Dạ vâng, khoảng đó. Về phía các linh mục thì ngoài anh em Dòng Chúa Cứu Thế, còn có các linh mục trong hạt Tân Định của Sài Gòn, các cha Dòng Đa Minh, Dòng Thánh Phan-xi-cô..v…v…

Đây là lần thứ tư chúng tôi tổ chức cầu nguyện cho công lý và hoà bình và phải nói là lần này có sự hiện diện đông đảo khác thường của giáo dân, và đặc biệt là của các linh mục và các nữ tu.
 
Hướng về Hà Nội
Tuấn Lê
19:56 24/09/2008
Hướng về Hà Nội

Đêm nay Phố-Nhà-Chung không ngủ
Tiếng động cơ gầm rú điên cuồng
Đêm nay Phố-Đức-Bà đau thương
Đoàn quân dữ ngông cuồng đập phá
Đêm nay đường Sài Gòn yên ả
Bao nhiêu người trăn trở thâu đêm
Có kẻ tha hương ngồi khóc bên thềm
Trên đất lạ, gọi thầm tên quê mẹ

Ôi Việt Nam, quê hương máu lệ
Quằn quại bao thế hệ trầm luân
Hết chiến tranh lại đến bạo quyền
Dân tôi khổ, dân tôi khổ mãi
Đến hôm nay, không còn sợ hãi
Hà Nội đứng lên, đòi lại quyền người
Hà nội kiêu hùng, Hà Nội ơi!
Tôi gọi tên người trong tiếng nấc
Người đem nguyện cầu đọ cùng bạo lực
Trước họng súng, người hát thánh ca
Giương ngọn nến đuổi bóng tối ra xa
Mong chân lý soi lòng ngu muội

Hà Nội ơi, kinh đô ngàn tuổi,
Từ phương xa tôi hướng về người
Tôi chấp tay khấn nguyện Chúa Trời
Thương Việt Nam, ban cho Công Lý
Cho bạo quyền phục tùng dân ý
Cho giang sơn một cõi quay về
Cho một ngày bừng tỉnh cơn mê
Trời Thăng Long, Rồng Vàng tái hiện.
 
Chánh Khí Nở Hoa
Hung Hua
20:00 24/09/2008
Chánh Khí Nở Hoa

Tâm khẳng khái, thốt lời khẳng khái
Trước bạo quyền không ngại cùm gông
Mỗi tiếng nói, một cõi lòng
Lòng dân Việt đang trong vòng lao lý.

Giọng nói phát ra từ lý trí
Sáng niềm tin công lý, hòa bình
Rọi vào thấu cỏi u minh
Cho thế giới biết mình là chánh đạo.

Lời đanh thép thành lời tố khổ
Lũ vô thần run sợ oai phong
Không bằng mặt, chẳng bằng lòng
Nên dùng hạ sách để hòng khuất phục.

Dẩu biết rằng hạ sách là nhục:
Đất Thăng Long quân khuyển thay người
Quyền lực là những dùi cui
Roi điện cùng bọn người thảo khấu.

Chánh khí Ngài đã thành gương mẫu
Cho những nhà tranh đấu nhân quyền
Người người không sợ bạo quyền
Cùng nhất trí, cùng thề nguyền lên tiếng.

Bên Giáo Hội tình yêu thể hiện
Muôn vạn người cầu nguyện hiệp thông
Khắp thế giới cùng một lòng
Nguyện Chúa thương người cha chung: Đức Tổng.

Là con Chúa, sống cho đáng sống
Không cúi đầu vâng phục sa tan
Giọng Đức Tổng: lệnh pháo vang
Con dân Việt ta sẳn sàng hành động.

(Kính dâng Đức Tổng Giám mục Hà Nội
Cảm tác từ lời phản hồi của Đức Tổng
tại buổi họp với UBND thành phố Hà Nội
.)
 
Lời cầu nguyện cho Tổng giáo phận Hà Nội bằng 3 ngôn ngữ (Việt Anh Spanish)
Giáo phận Orange
20:14 24/09/2008
Lời cầu nguyện cho Tổng giáo phận Hà Nội bằng 3 ngôn ngữ (Việt Anh Sapnish)

VIETNAMESE

LỜI NGUYỆN CHO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI CỦA CHÚNG TA
Lạy Chúa, xin ban thêm sức mạnh cho Đức Tổng Giám Mục, các giám mục, linh mục, và tín hữu thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam (riêng giáo phận Orange: giáo phận huynh đệ của chúng con ở Hà Nội, Việt Nam). Xin ban cho những người anh chị em của chúng con trung kiên đối phó với những bách hại và bất công. Xin Chúa phù trợ Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trước những đe dọa đến mạng sống ngài và những giới hạn áp đặt lên trên sứ vụ của ngài. Như chúng con đã am tường về quyền tự do tôn giáo tại đất nước chúng con, xin Ngài biến đổi tâm hồn nhà cầm quyền Việt Nam đang tìm cách xiềng xích Giáo Hội và phương hại đến những vị lãnh đạo tinh thần. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Kitô Chúa Chúng con. Amen.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Xin Chúa phù trợ Đức Tổng Giám Mục, các giám mục, linh mục và tín hữu thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam (riêng giáo phận Orange: giáo phận huynh đệ của chúng con ở Hà Nội, Việt Nam), cho khỏi những kẻ đang bách hại và gây bất công cho Giáo Hội, chúng ta cầu xin Chúa.

ENGLISH

PRAYER FOR OUR SISTER DIOCESE
Lend your strength, O Lord, to the Archbishop, clergy and people of the Archdiocese of Hanoi, Vietnam (for Orange diocese: our sister diocese in Hanoi, Vietnam). Give our brothers and sisters perseverance in the face of persecution and injustice. Protect Archbishop Kiet against the threats made on his life and the limits placed on his movements. As we have known freedom of religion in our own nation, grant a change of heart to those Vietnamese officials who seek to shackle the church and harm her leaders. We ask this through Christ our Lord. Amen.

PETITION FOR THE GENERAL INTERCESSIONS
That you would protect the Archbishop, clergy and people of the Archdiocese of Hanoi, Vietnam (for Orange diocese: our sister diocese in Hanoi, Vietnam), from all those who currently threaten to harm, persecute and bring about injustice against the church, we pray to the Lord…

SPANISH

ORACION POR NUESTRA DIOCESIS HERMANA
Concede tu Fortaleza O Dios, al Arzobispo, al clero y a los fieles de nuestra Diócesis hermana de Hanoi en la República de Vietnam. Da Señor a nuestros hermanos y hermanas perseverancia ante la persecución y la injusticia.Protege al Arzobispo Kiet de toda amenaza formulada en contra de su vida y todas las limitaciones de movimientos que él enfrenta constantemente. En nuestro país tenemos la libertad de practicar nuestra religión, concédele Señor, un cambio de corazón a los funcionarios del Gobierno Vietnamita que tratan de reprimir a la iglesia y buscan dañar a sus dirigentes. Te lo pedimos por Cristo nuestro Señor. Amen.

LA ORACION DE INTERCESION
Por la protección del Arzobispo, el clero y el pueblo de fieles miembros de nuestra Diócesis hermana de Hanoi en la República de Vietnam, contra todos los que persiguen y son injustos contra la iglesia, te rogamos Señor…

 
Đêm thắp nến vĩ đại tại Saigòn cầu nguyện cho ĐTGM Hà nội và Thái Hà
Hiếu Minh
22:24 24/09/2008
SAIGÒN - Video Nhạc Hình VietCatholic diễn lại cuộc thắp nến tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trên đường Kỳ Đồng để cầu nguyện cho Thái Hà và Hà Nội, đặc biệt cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Bản nhạc Hướng về Thái Hà của nhạc sĩ Alpha Linh.

Tuy đã được thông báo là chương trình cầu nguyện và thánh lễ bắt đầu lúc 19g00 hôm nay 24/9/2008, nhưng mới 18g00 chúng tôi thấy có nhiều người đã đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trên đường Kỳ Đồng. Lúc này Nhà thờ đã cho chiếu lại các hình ảnh về Tòa Khâm Sứ và linh địa Đức Bà - Giáo xứ Thái Hà trong những ngày vừa qua, những lời phát biểu và phỏng vấn của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, các cha DCCT Hà Nội và đặc biệt là bài chia sẻ của cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng trong thánh lễ mừng Bổn mạng của ngài vào tối 22/9/2008 vừa qua.

Xem những hình ảnh đáng ghi nhớ - do LM Lê Đình Phương, DCCT ghi lại

Càng gần đến giờ khai mạc, số người tuốn về Đền càng đông đến nỗi mới 18g30 mà trong lòng Nhà thờ đã không con chỗ. Tôi nhận thấy có nhiều anh chị em ở các tỉnh lân cận Sài Gòn cũng có mặt trong buổi tối hôm nay. Họ cho biết vì quá bức xúc với những gì báo đài nhà nước bóp méo sự thật mà họ quyết tâm về hiệp nhất với nhau cầu nguyện cho Hội Thánh tại Hà Nội. Tôi cũng nhận thấy nhiều khuôn mặt của các linh mục ở các giáo xứ lân cận thuộc các quận 3, 10, Phú Nhuận, Gò Vấp,… và các nữ tu của các Dòng lân cận thân quen với DCCT. Đặc biệt, tôi cũng thấy một số công an chìm mặc thường phục đi quay phim, chụp hình và một số nhân viên phòng Kitô thuộc Ban Tôn giáo Dân tộc TP. HCM…

Ước lượng con số người về tham dự hôm nay khoảng 7000 người, kể cả những người đứng bên ngoài trên các lề đường. Họ ngồi chật cứng trong nhà thờ và đứng chật cả khu vực sân nhà thờ, chưa kể một số đứng tràn qua cả khu vực Tu viện.

Cha hướng dẫn chương trình cho biết đây là cuộc họp mặt đông đảo nhất trong số 4 cuộc họp mặt, kể từ khi các Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế khởi động việc thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Việt Nam. Đặc biệt, lần cầu nguyện này có một màn ảnh rộng truyền hình trực tiếp những diễn tiến xảy ra trong Nhà thờ để những ai ngồi ở ngoài vẫn có thể theo dõi được.

Người dân cho biết, hiện nay bên ngoài dọc đường Bà Huyện Thanh Quan và Kỳ Đồng dày đặc công an mặc sắc phục. Mọi lần trụ sở UBND phường 9 quận 3 thường là nơi giữ xe cho giáo dân tham dự lễ Chúa Nhật, thì hôm nay không hoạt động, mặc dù đây là dịp để họ thu tiền gửi xe của giáo dân đi lễ! Vì không còn chỗ gửi xe, một giáo dân phải cho xe đến tận Cinebox trên đường Lý Chính Thắng gửi thì bị công an làm khó dễ (bình thường không thấy xuất hiện ở đây), bảo phải có vé xem phim mới cho gửi xe!!! (mà thường thì những ai đi xem phim phải gửi xe xong mới mua vé vào xem). Thế nhưng người nữ giáo dân này vẫn tìm cách để lọt qua vòng kiểm soát mà về Nhà thờ dự lễ.

Có một dấu lạ xảy ra là: ít nhất có hai lần mây đen kéo đến và trời mưa lất phất, nhưng chỉ sau khi kết thúc buổi cầu nguyện thì trời mới mưa nặng hạt hơn. Quả thật nếu trời mưa trong lúc đang dâng lễ thì sẽ rất khó di chuyển một số lượng người đông như thế vào đâu được. Đó chính là dấu hiệu Chúa vẫn hiện diện với dân của Người.

Trong phần cầu nguyện trước thánh lễ, mọi người được trực tiếp nghe chính những lời chia sẻ của cha Vũ Khởi Phụng qua điện thoại từ Thái Hà. Có một điều lạ lùng mà từ trước tới nay tôi ít thấy: hôm anh chị em giáo dân Sài Gòn vỗ tay rất nhiều trong suốt buổi cầu nguyện, điều này thường chỉ có ở miền Bắc, cách riêng ở Hà Nội. Phải chăng những ngày vừa qua họ luôn theo sát tình hình ngoài Hà Nội nên cũng biết bày tỏ sự đồng tình và biểu lộ niềm vui bằng cách vỗ tay giống như giáo dân Hà Nội. Họ vỗ tay sau khi nghe trọn vẹn lời phát biểu của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Họ biểu lộ niềm vui vì biết được một sự thật chứ không giống như báo đài nhà nước đã cắt xén. Họ vỗ tay sau mỗi một tấm ảnh được chiếu lên màn ảnh rộng trước cung thánh,… và họ đã vỗ tay ran trời sau bài giảng sống động về hình thức và tuyệt vời về nội dung của cha Đaminh Nguyễn Đức Thông, DCCT.

Cha giảng mời gọi người Công Giáo Việt Nam hãy “bước ra khỏi ngôi nhà của chiến tranh và bước vào ngôi nhà của hòa bình”. Ngài mời gọi mọi người Công Giáo Việt Nam hãy gỡ bỏ mọi bức xúc, bực tức, hận thù,… để yêu thương và cầu nguyện cho những người đang làm khổ mình, vì những người đó cũng là anh chị em của chúng ta. Ngài mời gọi người Công Giáo hãy sống như Đức Giêsu, Hoàng Tử Hòa Bình đã sống qua cuộc Khổ Nạn của Người. Hội Thánh Việt Nam đang đi qua những gì mà chính Đức Giêsu đã đi qua trong vụ án bất công năm nào và Người đã chấp nhận chết trên thập giá, một cái chết rất bình an. Những lời cuối cùng của Người trên thập giá là: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. Nếu người Công Giáo sống được như thế thì thế gian sẽ nhận biết rằng người Công Giáo có một vị Thiên Chúa là Cha nhân từ và mọi người là anh chị em với nhau.

Sau thánh lễ, các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân với nến sáng trên tay đã rước qua trước tượng Chúa Chiên Lành bên sân Tu viện DCCT Sài Gòn và đón nhận phép lành tại đó. Tất cả các nến sáng được cắm xung quanh tượng Chúa Chiên Lành và xung quanh hang đá Đức Mẹ.

Có một người nói với tôi sau thánh lễ: “Giá mà chúng ta tổ chức những buổi cầu nguyện như thế này hàng tuần thì hay biết mấy!”

Cầu mong một đêm bình an cho anh chị em giáo dân tại Hà Nội và các linh mục tu sĩ tại DCCT Hà Nội.
 
Tự bôi đen mặt mình
Lữ Giang
23:02 24/09/2008

Tự bôi đen mặt mình



Tình hình cuộc tranh đấu đòi Toà Khâm Sứ và đất giáo xứ Thài Hà của giáo dân Hà Nội đang đi vào giai đoạn gay cấn nhất. Điều quan trọng là cần phải nhận ra mục tiêu mà nhà cầm quyền nhắm đến và chiến thuật chính quyền đang áp dụng từng giai đoạn, chúng ta mới có thể tìm ra phương thức đấu tranh có kết quả.

Sau khi dùng giấy tờ giả để phản chứng và nhân viên công lực để trấn át không thành công, nhà cầm quyền đã đổi chiến thuật, giả vờ thương thuyết với Thái Hà rồi bất thần đánh úp Toà Khâm Sứ, sau đó thay vì xử dụng nhân viên công lực, đã dùng “Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh” như những toán du đảng “dân chúng” ngoài đường phố để uy hiếp và phá tan những buổi tập trung cầu nguyện ở Thái Hà. Chúng tôi xin trình bày dưới đây các diễn tiến để độc giả theo dõi.

GIẢ ĐÀM ĐỂ ĐÁNH!

Ngày 12.9.2008, khoảng 15 giờ, theo giấy mời của Ủy Ban Nhân Dân Quận Đống Đa, các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà - DCCT Hà Nội đã đến Văn phòng UBND quận Đống Đa để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến các sự kiện đang diễn ra ở giáo xứ Thái Hà.

Ông Nguyễn Đức Lưu, Phó Chủ tịch UBND Quận, Phụ trách khối Văn-Xã, giới thiệu và khai mạc. Ông nói mục đích của cuộc gặp là trao đổi một số vấn đề xung quanh giáo xứ Thái Hà, cụ thể là 3 điểm sau:

Thứ nhất: Trong thời gian gần đây tình hình khu vực Thái Hà có vẻ căng thẳng. Số lượng giáo dân về đông nên các ông ái ngại về vấn đề vệ sinh môi trường. Do đó, ông muốn linh mục Phụng làm sao cố gắng không làm cho tình hình căng thẳng thêm, “nói tóm lại là làm sao giảm bớt lượng người về”.

Thứ hai: Ông đặt vấn đề với cha Bề trên-Chính xứ “làm thế nào động viên khuyên nhủ giáo dân chủ động giải quyết vấn đề như là ảnh tượng tranh ảnh để chúng ta có điều kiện làm những việc tiếp theo”.

Thứ ba: Ông nói: “hôm nay chúng tôi muốn nghe thêm về phía giáo xứ, tình hình chung, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, của các linh mục trong vấn đề Thái Hà và cố gắng cùng với chính quyền chúng ta làm thế nào giải quyết việc này cho êm thấm và đồng thời đạt được nguyện vọng tốt đẹp.”

Tuy là ba vấn đề đã được nêu ra để thảo luận, nhưng chỉ có vấn đề thứ ba là quan trọng: “làm thế nào giải quyết việc này cho êm thấm và đồng thời đạt được nguyện vọng tốt đẹp.”

Qua buổi họp này, Giáo Phận Hà Nội tưởng rằng chính phủ muốn nói chuyện để có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, nhưng thật ra đây lại chỉ là một kế “nghi binh”! Trong khi giáo dân đang lo bảo vệ đất của giáo xứ Thái Hà, chính quyền cho mở cuộc tấn công vào Toà Khâm Sứ, nơi mà chính quyền đã hứa trao trả lại cho Giáo Hội.

MỘT TRẬN ĐÁNH ÚP

Sáng 19.9.2008, như thường lệ, sau thánh lễ sớm, giáo dân trong giáo xứ chính tòa cùng nhau sang Tòa Khâm Sứ cầu nguyện với Mẹ Sầu Bi, mong cho Công Lý và Hòa Bình sớm triển nở trên quê hương Việt Nam. Nhưng họ đã bị chặn lại trên đường đi tới Tòa Khâm Sứ.

Chính quyền Hà Nội đã đưa hàng trăm công an và cảnh sát đến bao vây khu vực Toà TGM Hà Nội và phố nhà Nhà Chung. Lực lượng cảnh sát cơ động được trang bị dùi cui và súng ống cô lập hai khu vực này, không cho ai ra vào. Cả những con chó nghiệp vụ cũng được dắt tới. Sau đó, các máy ủi đất đã được kéo đến Tòa Khâm Sứ.

Đoạn đường phố Nhà Chung bị phong toả cả hai đầu. Tất cả truờng học trong khu vực đều bị đóng cửa và bên ngoài các nhân viên an ninh đứng dày đặc. Cảnh sát đã giăng thép gai để chận mọi lối độp nhật vào Tòa Khâm Sứ. Công an cấm tất cả mọi người lai vãng tới Toà Khâm Sứ. Toà TGM và Dòng Mến Thánh Giá không có lối đi ra vào. Các bảng nghiêm cấm quay phim và chụp hình được dựng lên. Tuy nhiên, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình của nhà nước tập trung đông đảo.

Trong chốc lát, Tòa Khâm sứ bỗng trở nên “công trường đang thi công”. Bức tường rào đã bị đổ xuống. Cả khu vực bị khuấy động bởi tiếng máy xúc, máy ủi, máy hàn...

Nhận được những tin tức nói trên, chuông Nhà Thờ Lớn Hà Nội đã đổ từng hồi dài, báo hiệu có sự nguy cấp đang xẩy ra. Tiếp theo là tiếng chuông của khoảng 500 nhà thờ quanh Hà Nội và các tỉnh chung quanh như Hà Tây, Hà Nam và Nam Định cũng đã dóng lên trong khoảng một tiếng đồng hồ.

Người này báo tin khẩn cấp cho người kia, hàng loạt các linh mục, giáo dân trong thành phố và vùng phụ cận đã kéo ngay về Toà Khâm Sứ. Tiếng cầu kinh và tiếng hát lại vang lên.

Hảng thông tấn AP cho biết giả Ben Stocking, 49 tuổi, trưởng đại diện của họ tại Hà Nội đã bị “đấm, bóp cổ và đập vào đầu” khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm Sứ. Hãng này cũng cho biết máy ảnh của ông Stocking đã bị tịch thu và hiện chưa được hoàn trả.

Linh mục Nguyễn Văn Khải thuộc giáo xứ Thái Hà, đang cư ngụ trong Nhà Thờ Lớn Hà Nội, nói với thông tấn xã DPA của Đức rằng khoảng 200 cảnh sát và 2 xe ủi đất đã tới đây lúc 4 giờ sáng, và vào lúc 4 giờ 30, họ phá tường và các vật dụng trên miếng đất, rồi phong tỏa toàn bộ khu vực này khiến không ai ra vào được.

Ông Nguyễn Thịnh Thanh thuộc UBND thành phố Hà Nội cho hay chính quyền đang dọn dẹp miếng đất để xây cất một thư viện và một công viên cho dân chúng. Theo ông, chính quyền không phải xin phép giáo xứ, vì miếng đất này trực thuộc nhà nước.

Ông Thanh nói rằng sẽ không có biện pháp trừng phạt nhắm vào các giáo dân từng đến đây cầu nguyện, ngoại trừ trường hợp họ có những hành động quá khích khiến cảnh sát phải can thiệp. Ông cũng cho biết chính quyền đã thông báo cho giáo xứ biết trước về các hành động của chính quyền sáng thứ sáu, nhưng các Linh mục tại đây cho hay họ không nhận được một lời thông báo nào.

Linh mục Khải nói với thông tấn xã DPA rằng tín đồ Công giáo đang tranh đấu cho hòa bình, công lý và sẵn sàng chết.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch là 6.845,6m2 sẽ được xây dựng thành công viên vườn hoa, tiểu cảnh hài hòa với tòa nhà 3 tầng hiện có, và dự kiến sẽ chuyển thành phòng đọc, thư viện sau khi chỉnh trang lại.

Báo Hà Nội Mới, cơ quan xung kích của UBND thành phố Hà Nội, ngày 19.9.2008 cho biết như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì, phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm lập quy hoạch tổng mặt bằng khu Công viên cây xanh - Thư viện phục vụ cộng đồng dân cư tại khu đất 42 Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm. Nội dung kế hoạch chủ yếu như sau: Chỉnh trang tu bổ công trình kiến trúc 3 tầng hiện có trên khu đất (tức Toà Khâm Sứ cũ) làm thư viện phục vụ nhân dân trong khu vực. Toàn bộ khuôn viên còn lại của khu đất được xây dựng thành vườn hoa, sân chơi, tiểu cảnh, đường dạo phù hợp với cảnh quan xung quanh. Các cây xanh lâu năm hiện có được giữ lại kết hợp với thiết kế cảnh quan gồm các tiểu cảnh, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ trong công viên.

Trong khi Công An và Cảnh Sát bao vậy khu Toà Khâm Sứ, một đoàn người đông đảo mặc áo “đoàn viên thanh niên” đã đến Thái Hà để quấy rối.

NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐIẾC

Lúc 10 giờ, một phái đoàn do Đức TGM Ngô Quang Kiệt lãnh đạo đã đến họp với UBND thành phố Hà Nội. Cuộc họp đã kéo dài 4 tiềng đồng hồ, nhưng không giải quyết được gì.

Một nguồn tin cho biết phía Tòa TGM đã đưa ra những chứng cớ pháp lý và lịch sử về quyền sở hữu hợp pháp cuả mình đối với khu đất Tòa Khâm Sứ cũ, đồng thời luôn nhấn mạnh rằng Tòa TGM chưa bao giờ hiến, tặng nhà và đất khu Tòa Khâm Sứ này cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay chính quyền nào. Bằng những lý luận sắc bén và với tư cách của những người nắm giữ chính lý và sự thật, Đức TGM và các linh mục đã phân tích một cách đầy đủ và hợp pháp cho những yêu cầu của mình. Nhưng phía UBND thành phố Hà Nội đã nhận được lệnh của cấp trên, nên cứ nhắc đi nhắc điệp khúc “theo nghị quyết 23 của Quốc Hội thì không có cơ sở giải quyết”. Rõ ràng đây chỉ là một cuộc nói chuyện với người điếc!

Phái đoàn Tòa TGM cũng đã yêu cầu chính quyền nhanh chóng ngừng thi công trên khu đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ đồng thời xóa bỏ lệnh phong tỏa bất hợp pháp Tòa TGM và Dòng Mến Thánh Giá. Nhưng ông Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội, bất chấp những sự thật đang diễn ra, cho rằng chính quyền chỉ phân luồng giao thông chứ không cấm hay phong tỏa các lối vào Tòa TGM!

Liền sau đó, một sự thật đã xẩy ra: Lúc 13 giờ, phái đoàn Toà TGM trở về, khi qua khu phố Nhà Chung, một linh mục phải xuống thương lượng, công an mới cho phép mở hàng rào phong tỏa để xe đi qua.

DÙNG TRUYỀN THÔNG XUYÊN TẠC

Lúc 19 giờ ngày 19.9.2008, đài Truyền Hình Việt Nam đã loan những tin thiếu khách quan về cuộc họp giữa phái đoàn Tòa TGM với đại diện UBND thành phố Hà Nội vào buổi sáng. Họ bỏ đi tất cả những tài liệu và dẫn chứng pháp lý về quyền sở hữu khu đất Toà Khâm Sứ mà Toà TGM Hà Nội đã nêu ra. Họ chỉ nhắc lại những ngụy biện của phía chính quyền. Báo Hà Nội Mới ngày 21.9.2008 cũng đã đưa ra một luận điệu tương tự.

Để phản lại các các thông tin sai lạc liên quan đến lời phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt trước UBND, Toà TGM Hà Nội đã cho công bố lời phát biểu này nguyên văn như sau:

“Tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch Uûy Ban Nhân Dân thành phố Hà nội cũng như là tất cả các ban ngành trong Thành Phố Hà nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng vừa cởi mở và chân tình. Những lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn, thật ra có một sự hài hoà trong cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có cái hài hoà trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa, tục ngữ pháp có nói rằng: những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có một vài lời cuối cùng trước những lời kết thúc của ông Chủ tịch.

“Trước hết ông Chủ tịch có nói rằng Ủy ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel… chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý “xin-cho”: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “XIN-CHO”.

“Cái thứ hai, ông Chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa dựa trên pháp luật và cũng phải trên tình người, và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Tuy nhiên trong cái thực chúng ta phải làm như thế. Đó về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý. Ông Chủ tịch có nói rằng đất đai thì nó từ ngàn xưa không biết nguồn gốc từ đâu mà đến, thời Giáo Hội Công Giáo thì lại được trao cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây được cấp. Và đến thời chính quyền sau có thể thay đổi, nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi (và không ai có thể thay đổi được là làm sao?). Thế thì trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có cái văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào, hoàn toàn không có. Thực ra, có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp, trên cái căn bản là chúng ta phải có giấy tờ, chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật thì vấn đề đất 42 chúng tôi chưa hai lòng với câu trả lời của ông. Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Chúng tôi thấy đất 42 chưa có cái văn bản đó.

“Cái vấn đề thứ hai, ông Chủ tịch có nói ra ngoài vấn đề pháp lý, chúng ta phải cư sử theo tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy vẫn chưa được: biết bao nguyện vọng chúng tôi nêu lên, ít nhất là qua 15 lá đơn của Toà Tổng Giám mục Hà nội và Hội Đồng Giám Mục bao nhiêu lần nữa, nguyện vọng chúng tôi về cái đất đó gắn bó với chúng tôi, nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết cả. Cho nên có thể nói đó cho chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông Chủ tịch đưa ra rất hay nhưng chưa thực hiện được, nguyện vọng cũng như pháp lý.

“Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông Chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý Tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Saint Paul chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân, thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước, nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc.

"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trền nền tảng pháp lý. Một lần nữa chúng tôi xin hết sức cám ơn ông Chủ tịch và Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội dã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng và thân tình và hứa hẹn những trao đổi khác thì chúng tôi thấy hy vọng như thế chúng ta hiểu nhau hơn và mới có thể làm cho thành phố Hà Nội chúng ta nói riêng, tiến đến kỷ niệm ngàn năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là một thành phố hòa bình và trong hòa bình thì có công lý và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển.

Tôi xin cám ơn.

TGM Giuse Ngô Quang Kiệt


Lúc 14 giờ, Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng được trưởng công an quận Đông Đa tháp tùng, đã đi quanh quan sát linh địa một vòng.

ĐOÀN THANH NIÊN DU ĐẢNG HCM!

Lúc 18 giờ, một Thánh lễ đã được cử hành long trọng tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội do Linh mục Chu Văn Minh, giám đốc đại chủng viện chủ tế, với sự đồng tế của các linh mục đến từ các xứ trong vùng Hà Nội. Số lượng giáo dân tham dự khoảng trên dưới 5.000 người. Sau thánh lễ, các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân cùng thắp nến tiến ra cầu nguyện cạnh Tòa Khâm Sứ. Đoàn người đứng kín cả khu vực phố Nhà Chung và Tòa TGM. Đặc biệt, Đức Giám Mục Phaolo Lê Đắc Trọng, nguyên Giám Mục Phụ Tá Hà Nội, mặc dù đã ngoài 90 tuổi và đau yếu, nhưng ngài đã từ Nam Định lên đây hiệp thông cầu nguyện.

Lúc 20 giờ, tại Nhà Thờ Chính Tòa, một thánh lễ tiếp theo do Linh mục Nguyễn Văn Khải DCCT cửa hành. Kết thúc thánh lễ, giáo dân lại cùng các linh mục tiến đến cầu nguyện cạnh Tòa Khâm Sứ. Số lượng người tham dự vẫn đông và đầy trang nghiêm.

Tại giáo xứ Thái Hà, lúc 20 giờ, khi thánh lễ thứ tư trong ngày kết thúc, các linh mục và giáo dân kéo ra linh địa cầu nguyện. Một linh mục đã thông báo cho biết nhiều toán thanh niên đang được đưa tới để phá cuộc cầu nguyện, nên phải cảnh giác. Khi đoàn rước từ nhà thờ ra tới nơi, mọi người chứng kiến cả trăm thanh niên thuộc “Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM”, lúc này được biến thành “Đoàn Thanh Niên Du Đảng HCM”, đang đứng gần tượng đài Đức Mẹ Mân Côi hát vang bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và bài “Một con vịt xòe ra hai cái cánh.” Dù bị quấy phá, giáo dân vẫn ôn hòa cầu nguyện một cách sốt sắng.

Khoảng 21 giờ 30, giáo dân đã lập một bàn thờ nhỏ với Thánh Giá và một tượng Đức Mẹ ngay trước cổng Tòa TGM, phía hướng sang khu đất thuộc Toà Khâm Sứ. Mọi người sốt sắng cầu nguyện.

Phiá trong khu đất bị chiếm dụng, các máy phá đang hạ nốt những bức tường phía sau (giáp với nhà khách Tòa TGM), bụi bay mù mịt khắp không gian. Những tảng bê tông lớn cũng rơi xuống sân Tòa TGM, làm đổ một đoạn tường dài ngăn cách Tòa TGM và Tòa Khâm Sứ. Cạnh nhà khách của Tòa TGM, người ta thấy tràn ngập gạch đá và bê tông nằm ngổn ngang. Khu đất Tòa Khâm Sứ đang được biến thành một công viên với cây và hoa được trồng gấp. Hệ thống điện mới cũng đã được thiết lập xong và thắp sáng lên.

Vào lúc 23 giờ, một số công an đã vào Tu Viện DCCT Thái Hà để kiểm ta hộ khẩu những người hiện tạm trú tại đây!

Sáng Chúa nhật 21.9.2006 hàng nghìn tín hữu đã đổ về nhà thờ Thái Hà dự lễ Chúa nhật và viếng Linh địa Đức Bà. Chúa nhật hôm nay có 6 lễ mà lễ nào cũng ngồi đầy bên trong bên ngoài nhà thờ, chưa kể số ngồi ở Linh địa và Đền Thánh Giêrađô.

Tại Linh địa có đông các “đoàn viên thanh niên” xếp hàng đi ra đi vào hát các bài “nhạc đỏ” và khiêu khích. Có rất nhiều công an và kẻ phá đám đi vào nhà thờ.

Sau đó, UBND phành phố Hà Nội đã cho phổ biến công văn số 1370/UBND-TNMT ngày 21.9.2008 cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội. Công văn nói rằng “với trách nhiệm, cương vị là Tổng giám mục giáo phận Hà Nội, ông Ngô Quang Kiệt đã không những không thực hiện đúng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, phối hợp với chính quyền các cấp vận động, khuyên bảo các giáo sỹ, giáo dân chấm dứt các hoạt động vi phạm pháp luật mà còn trực tiếp tham gia kích động, lôi kéo, khuyến khích bằng các bài trả lời phỏng vấn, thư hiệp thông, các văn bản của Tòa Tổng giám mục do ông ký có nội dung xấu, xuyên tạc sự thật đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài.” Công văn yêu cầu: “Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của Luật.” (!)

Từ 18 giờ có rất nhiều người trong trang phục “đoàn thanh niên” và những kẻ uống rượu say đến xếp hàng dọc phố Đức Bà chửi bậy bạ, tục tĩu. Cảnh sát cơ động đưa hàng rào sắt di động chắn ngang đường, chỉ chừa một lối đi nhỏ hai người có thể đi được. Các linh mục và giáo dân đi từ nhà thờ đến Linh địa đều bị mắng chửi hay đánh đập.

Khoảng gần 23 giờ, lực lượng “đoàn thanh niên” và những kẻ uống rượu say đến phá lều trại trên vỉa hè của các bà canh Linh địa và đánh đập các bà tàn nhẫn. Khoảng 23 giờ 45, hàng trăm người tập trung trước nhà thờ Thái Hà, phá cổng và định vào đập phá nhà thờ.

Lúc 0 giờ 10 ngày 22.9.2008, hàng trăm người kéo đến đập phá đền Giêrađô trước sự chứng kiến của rất đông lực lượng cảnh sát cơ động và công an. Những người đang ở khu đền Giêrađô đã giải tán kịp thời. Cả khu phố náo loạn. Sau đó họ kéo đến khu Dòng Chúa Cứu Thế uy hiếp các tu sĩ. Tu viện đóng chặt các cửa.

Tối 21 rạng ngày 22.9.2008, UBND thành phố Hà Nội đã cho một số đông du đảng tháo dỡ tất cả các lều bạt dựng trên vỉa hè ngách 49, ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng, phá các tượng ảnh trong khu Linh địa trước sự bảo vệ của công an và cảnh sát. Các bà canh giữ linh địa đã bị đánh và bị khiêng ra khỏi khu vực bị cấm.

Ngày 22/9, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã ký quyết định thu hồi diện tích tại 178 Nguyễn Lương Bằng, đồng thời cho phồ biến công văn số 1407/UBND-NC cảnh cáo một số giáo sỹ tại nhà thờ Thái Hà.

Đêm 23.9.2008, những kẻ du côn vẫn được huy động đến, nhưng có lẽ thấy đông giáo dân đến hiệp thông đông nên những kẻ được thuê đến không dám manh động. Tuy nhiên, thông tin từ các tu sĩ trong Tu viện cho biết, từ 22 giờ 30 tối 23/9 đến 1 giờ sáng 24/9, Tu viện liên tục nhận được những cú điện thoại khủng bố.

Các diễn biến khác sẽ được tường thuật sau

CHÍNH PHỦ LẠI THẤT HỨA

Hôm 4.9.2008, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tổng hợp tin của các hãng thông tấn Công Giáo cho hay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng một thỏa hiệp đạt được vào 8 tháng trước đây, về việc giao hoàn lại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam những tài sản của Giáo Hội bị chính phủ tịch thâu.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 2.9.2008 dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, Đức TGM nói rằng dân chúng đã mất niềm tin nơi chính quyền vì chính quyền đã kéo dài quá lâu việc trao trả các cơ sở thuộc tòa Khâm Sứ cũ và một nữ tu viện. Đức TGM nói rằng vụ tranh chấp Tòa Khâm Sứ cũ đã kéo dài hơn 8 tháng, trong đó Giáo Hội đã theo đuổi chính sách của Tòa Thánh nhằm giải quyết vấn đề qua những cuộc đối thoại thẳng thắn. Tuy nhiên, theo Đức TGM, việc giải quyết dường như đã diễn ra một cách quá chậm chạp, và chính sự chậm chạp này đã tạo những ảnh hưởng tiêu cực cho vấn đề của giáo xứ Thái Hà hiện nay.

Trong bản tuyên bố đưa ra hôm 1.2.2008, Đức TGM Ngô Quang Kiệt xác nhận chuyện chính phủ thỏa thuận trao trả các cơ sở của Tòa Khâm Sứ cũ cho Giáo Hội, sau khi giáo dân tổ chức những vụ phản kháng công khai trong hơn một tháng trời. Để đáp lại lời hứa hẹn của chính phủ, giáo dân thỏa thuận di dời một thập tự giá và các lều bạt ra khỏi miếng đất bên cạnh Tòa Khâm Sứ cũ, nơi giáo dân thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện.

STUPID ACTION OF YOUR GOVERNMENT!

Điều chắc chắn là những biện pháp được áp dụng để trấn áp cuộc tranh đấu của giáo dân Hà Nội nói trên không phát xuất từ UBND thành phố Hà Nội. Báo Hà Nội Mới hôm 19.9.2008 nói rõ các biện pháp này được đưa ra áp dụng là do “chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ”. Tuy nhiên, trong chế đô Đảng lãnh đạo và Nhà Nước quản lý. Chắc chắn mệnh lệnh này cũng không do Nguyễn Tấn Dũng mà do Ban Bí Thư Trung Ương Đảng. Mục tiêu của các biện pháp được đưa ra là để bảo vệ uy quyền của Đảng CSVN.

Đảng CSVN vẫn chủ trương không bao giờ nhượng bộ những đòi hỏi của quần chúng, dù các nguyện vọng của họ là chính đáng và hợp pháp, vì nhượng bộ như vậy sẽ làm tổn thương uy quyền của Đảng và chính phủ. Trong trường hơp của Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, Đảng và Nhà Nước muốn Giáo Hội phải tuân theo chế độ “XIN-CHO” chứ không được đòi hỏi. Để bảo vệ uy quyền, nhà cầm quyền đã xử dụng bất cứ thứ gì, kể cả giấy tờ giả và “Đoàn Thanh Niên Du Đảng HCH” để đối phó!

Nhưng như chúng tôi đã nói, trong thời kỳ đi xuống xã hội chủ nghĩa, thông tin bị bưng bít, những biện pháp như thế có thể có hiệu quả. Nhưng trong thời đại ngày nay, những biện pháp như thế chỉ bôi thêm đen vào chế độ.

Theo bản thăm dò của tổ chức PERC được công bố hôm 21.9.2008, Việt Nam được xếp đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á. Còn Ủy Ban của Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế vừa công bố phúc trình nhan đề “Vietnam Policy Focus” nói về những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, đã kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC.

Từ một chuyện nhỏ bé, vì muốn bảo vệ uy quyền, Đảng CSVN đã tự xé ra to, làm cho khuôn mặt của chế độ đã xấu xí lại trở nên xấu xí hơn. Một nhà báo ngoại quốc đứng quan sát khu Toà Khâm Sứ đang bị đập phá, đã phải thốt lên với một người Việt đứng cạnh: “Stupid action of your government”!
 
Đơn khiếu nại của giáo xứ Thái Hà ngày 25/9
DCCT Hà Nội
23:05 24/09/2008




 
Nhiều dân cử Hoa Kỳ lên tiếng vụ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ
Người Việt
23:29 24/09/2008
LITTLE SAIGON, California (NV) - Nhiều dân cử Hoa Kỳ, từ liên bang đến địa phương, vừa ký nhiều thư chung lên tiếng và gởi đến các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ, Tòa Thánh Vatican cũng như chính quyền Cộng Sản Việt Nam về hai sự kiện nhà thờ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ xảy ra trong những ngày qua, các thông cáo báo chí của những vị dân cử này gởi đến nhật báo Người Việt cho biết như vậy.

Một thông cáo báo chí của văn phòng Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez đưa ra cho biết trong ngày 18 Tháng Chín vừa qua, bà và sáu dân biểu liên bang Zoe Lofgren, Madeleine Bordallo, Dana Rohrabacher, Dan Burton, James McGovern và Stephen Cohen đã gởi thư đến Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết “bày tỏ mối quan tâm đến với nhà cầm quyền Việt Nam về tình trạng đàn áp nhân quyền” và “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký cam kết bảo vệ nhân quyền căn bản của người dân quy định trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã không giữ lời hứa mà vẫn tiếp tục thi hành các chiến dịch đàn áp, giam giữ và kết tội không biết bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ và người dân biểu tình.”

Bảy dân biểu này cũng cho biết họ “rất quan tâm khi được biết trên 3,000 giáo dân Thái Hà bị chính quyền Hà Nội đàn áp qua các cuộc thắp nến cầu nguyện một cách tàn bạo như bắt người, sử dụng roi điện, xịt khói cay cũng như nhiều cách đàn áp khác” và “những cách thức đàn áp bạo lực đó thật sự không thể chấp nhận được.”

Ðược biết, lá thư của bảy dân biểu liên bang Hoa Kỳ cũng được gởi đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Michael Michalak và sứ thần Tòa Thánh Vatican, Tổng Giám Mục Pietro Sambi.

Trong khi đó, một thông cáo báo chí khác của Văn Phòng Liên Lạc Dân Cử đưa ra cho biết “hầu hết các vị dân cử gốc Việt tại Orange County đã ký tên vào một lá thư chung gởi đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice để kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cấp tốc yêu cầu chính quyền Việt Nam ngưng ngay những hành động đàn áp đối với các giáo dân Việt Nam đang cầu nguyện đòi trả lại đất tại nhà thờ Thái Hà cũng như Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội.”

Bức thư được gởi qua fax và thư hỏa tốc vào ngày Thứ Tư 24 Tháng Chín vừa qua.

Lá thư chung đã giải thích những điểm chính rằng “(1) đây là những hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng và gia tăng chính sách thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, (2) những hành động này rõ ràng đã coi thường các nỗ lực đối thoại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên những vấn đề vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, và (3) đây là một bằng chứng nữa để chứng tỏ rằng chính sách đối thoại trong xây dựng (constructive engagement policy) của Hoa Kỳ đã thất bại hoàn toàn trong việc đem lại những tiến bộ cụ thể trong những vấn đề quan trọng trong chính sách quốc gia của Hoa Kỳ.”

Lá thư còn kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ “hãy duyệt lại các chính sách bang giao đối với Việt Nam trong khuôn khổ của Ðạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998 và chính sách chung của Hoa Kỳ trong nỗ lực cổ võ cho tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Hành động cấp bách và cụ thể của Hoa Kỳ vào lúc này sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ nhằm khuyến khích Việt Nam tôn trọng trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của Liên Hiệp Quốc đối với quyền tự do tôn giáo của người dân trong nước cũng như chấp nhận tiêu chuẩn tự do tôn giáo quốc tế ngõ hầu Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng những lợi ích khác trong quan hệ ngoại giao và giao thương với Hoa Kỳ.”

Những dân cử gốc Việt ký tên vào lá thư chung bao gồm Thị Trưởng Rosemead John Trần, hai nghị viên Westminster Andy Quách và Tạ Ðức Trí, Nghị Viên Garden Grove Dina Nguyễn, hai ủy viên Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân và Nguyễn Quang Trung, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Andrew Nguyễn và Ủy Viên Ðặc Khu Vệ Sinh Midway City Diệp Miên Trường.

Bản thông cáo cũng cho biết, trong tuần tới, Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn sẽ hướng dẫn một phái đoàn đại diện cho cộng đồng Việt Nam đến Washington D.C. để vận động trực tiếp đối với các vị lãnh đạo của chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican tại đây.

(Nguồn: Người Việt, Wednesday, September 24, 2008)
 
Máy ủi, máy xúc đất,cảnh sát, công an chìm nổi đã động thổ nơi khu đất Linh địa Đức Bà Thái Hà
PV VietCatholic
23:34 24/09/2008
THÁI HÀ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 6 đang đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, nên từ sáng đến giờ 11h (25/9), trời Hà Nội mưa không ngợt.

Chiêu bài biến đất của Giáo Hội Công Giáo thành công viên đã được chính quyền cộng sản thực hiện cách đây một tuần tại Tòa Khâm Sứ, sáng nay lại được áp dụng triệt để tại mảnh đất của Tu viện-giáo xứ Thái Hà.

Sáng hôm qua, một cuộc họp vội vã được chính quyền tổ chức tại UBND quận để công bố công trình quy hoạch. Đến sáng sớm hôm nay (4h 25/9) máy ủi và máy xúc được huy động đến mảnh đất vẫn được gọi là linh địa Đức Bà Thái Hà. Tất cả các ngõ ngách dẫn vào linh địa bị phong tỏa nghiêm nhặt. Lực cảnh sát được huy động thêm vào đêm qua. Bất kỳ phóng viên không phải của nhà nước mà bén mảng tới đây, thì đều bị công an chìm theo dõi chặt chẽ và rất có nguy cơ bị hành hung hoặc bị dựt máy ghi hình. Thậm chí, chính quyền cũng huy động lực lượng cảnh sát chìm canh gác cẩn mật bệnh viện Đông Đa ở sát cạnh linh địa. Mọi cửa sổ của bệnh viện nhìn ra linh địa đều bị bịt kín.

Trở lại buổi họp công bố dự án quy hoạch linh địa diễn ra sáng qua, các cha của Tu viện Thái Hà cho biết, một tu sĩ của Tu viện mang máy quay đến buổi họp đã bị công an chặn ngay ngoài cổng, không cho tu sĩ này vào. Rất may một linh mục đã mang theo được máy ghi âm để ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp. Ấy vậy, đài truyền hình Hà Nội sáng nay (25/9) đã cắt bỏ lời phát biểu của linh mục Nguyễn Thể Hiện phản đối việc xây dựng công viên (vì làm công viên tại thời điểm này là trái pháp luật về việc khiếu nại-tố cáo) để bảo rằng mọi người đều đồng thuận với dự án quy hoạch.

Một anh dân phòng đang canh giữ khu đất quy hoạch cho biết, dù đã động thổ khởi công việc xây dựng công viên tại khu đất linh địa Đức Bà Thái Hà từ 4h sáng, nhưng đến giờ này (11h), các máy ủi, máy xúc chưa thể hoạt động, vì trời đang mưa lớn.

Chúng tôi cũng đang cố gắng liên hệ với một số phóng viên nhà nước (một số ít người còn một chút lương tâm) để thu thập những hình ảnh tại linh địa.
 
Tòa TGM Hà Nội trả lời RFA về hiện tình Tòa Khâm Sứ
Trà Mi - RFA
23:45 24/09/2008
Tòa Khâm Sứ: cầu nguyện tập thể sát hàng rào an ninh

Giáo dân cầu nguyện sát hàng rào Tòa Khâm Sứ (hình AFP)
Sau các hành động trấn áp mạnh tay của công an, diễn tiến tại Toà Khâm Sứ và Toà Tổng Giám mục Hà Nội hiện ra sao? Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với Linh mục Phạm Văn Dũng, Phó Văn phòng Toà Tổng Giám mục.

Trước hết, Linh mục Phạm Văn Dũng cho hay: “Ngày hôm nay thì diễn tiến không có gì khác so với ngày hôm qua, tức là các giáo xứ từ các miền khác vẫn đến Hà Nội để dâng lễ và cầu nguyện hiệp thông với Toà Tổng Giám mục Hà Nội. Hôm nay có 6 giáo xứ đến, xem ra có vẻ đông hơn hôm qua, chừng vài trăm người. Tức là giáo dân họ tổ chức họ tới. Giáo dân đi thì các cha xứ cũng đi theo để dâng lễ cho họ.”

Trà Mi: Thế còn sau buổi lễ đó thì sao ạ?

LM Phạm Văn Dũng: Sau đó thì họ đến trứơc cửa Toà Khâm Sứ để viếng và đọc kinh cầu nguyện trứơc Tựơng Đức Mẹ rồi họ lên xe về thôi.

Trà Mi: Ngày hôm qua chúng tôi được biết là có một số giáo dân ở lại ngay Toà Tổng Giám mục cũng như có một số giáo dân ngồi trứơc cổng Toà tiếp tục cầu nguyện, thì sự việc đó hôm nay diễn tiến ra sao ạ?

LM Phạm Văn Dũng: Vâng có, cũng có như thế, khoảng trên dứơi 100 người gì đó. Cũng không có vấn đề gì trở ngại ngoài những trường hợp các thành phần côn đồ đến quậy rối một chút. Chính quyền họ biết vậy mà họ cũng không có phản ứng gì.

Yêu cầu ngừng cầu nguyện

Trà Mi: Chính quyền có đến tiếp xúc với Toà Tổng Giám mục để yêu cầu những buổi làm việc tiếp theo như thế nào không?

LM Phạm Văn Dũng: Ngày hôm qua có hai đoàn và ngày hôm nay thì một đoàn nữa tới để đề nghị gặp gỡ, làm việc với các linh mục ở trong Toà Tổng Giám mục Hà Nội. Họ đề nghị chúng tôi dừng những buổi cầu nguyện và di chuyển Tựơng Đức Mẹ ở bên chỗ nhà 42 trở về Nhà thờ. Hai điều kiện đó chúng tôi không thể đáp ứng được.

Thứ nhất, họ yêu cầu dừng các buổi cầu nguyện. Chúng tôi có nói là trứơc đây khi chưa có hàng rào barrier chắn ngang đường thì chúng tôi cầu nguyện ở trứơc Tựơng Đức Mẹ gần hơn, nhưng từ khi họ thi công dự án công viên cây xanh, họ chặn đường tới chỗ cửa Tựơng Đức Mẹ. Cho nên, chúng tôi không thể qua đó được. Vì thế, giáo dân ngồi ngay sát với hàng rào barrier để cầu nguyện.

Bất chấp những ngăn cản, cấm đoán của chính quyền, đông đảo giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện. Còn về vấn đề tựơng, chúng tôi nói là Tượng Đức Mẹ đã có ở đó từ rất lâu rồi, từ ngày xa xưa, nên điều đó chúng tôi không thể thực hiện theo đề nghị của họ được. Chúng tôi cũng đã trả lời họ luôn.

Trà Mi: Linh mục nói là giáo dân tập trung sát hàng rào barrier ngăn chặn đó để tiếp tục các buổi cầu nguyện tập thể ngoài trời, phải không ạ?

LM Phạm Văn Dũng: Dạ vâng, đúng đấy ạ.

Trà Mi: Những lực lựơng an ninh đang bao vây tại đó, họ có phản ứng hay hành động nào không đối với giáo dân?

LM Phạm Văn Dũng: Lực lựơng cảnh sát cơ động và lực lựơng công an họ vẫn đứng thừơng trực ở đó, họ làm công việc của họ thôi, chứ họ không có động thái gì.

Trà Mi: Còn về Toà Khâm Sứ thì tình hình diễn tiến tới nay ra sao, thưa linh mục?

LM Phạm Văn Dũng: Họ vẫn đang thi công công trình đó chưa có xong. Họ đã phá xong ngôi nhà 4 tầng. Cài nhà của Toà Khâm Sứ thì họ giữ nguyên, họ không phá đi. Họ phá cái nhà mà chính chính quyền xây nên từng dùng cho các hoạt động thể thao, thể hình, bể bơi..v…v.., thì họ đã phá ngôi nhà đó đi rồi.

Trà Mi: Xin cám ơn Linh Mục.
 
Tâm tình một người trẻ tham dự Đêm Thắp Nến ở Saigòn
Sơn Ca
23:46 24/09/2008
SAIGÒN - Con muốn viết lá thư này để nói lên lòng xúc động và tâm trạng của con khi đươc may mắn tham dự vào thánh lễ tối nay ở Dòng Chúa Cứu Thế. Con cám ơn các Cha và các thầy đã cho con được chứng kiến sự nhiệm mầu giữa cuộc sống đầy những bất công và giả dối này.

Có thể nói, từng lời giảng hôm nay của các Cha đều mang một ý nghĩa rất sâu sắc, mà ai tham dự thánh lễ cũng có thể hiểu được, đăc biệt là bài giảng vể sự khổ nạn của Chúa Giêsu, bài giảng đó sao mà hay thế, sao mà đúng với thực tại ngày nay quá vậy, phải chăng lời kinh thánh đang ứng nghiệm với Dòng Chúa Cứu thế nói riêng và với Giáo hội Việt Nam nói chung không? Chắc chắn là như thế rồi, không thể nào khác được.

Trong thời gian qua, giáo xứ Thái Hà và tòa Khâm sứ là nơi mà Đức Tổng, các Cha, các thầy, các giáo dân đang phải chịu sự nguy khốn của sự dữ, sự lăng mạ của thế gian, nơi mà thế lực của cái ác và sự giả dối đang ngự trị và muốn tiêu diệt niềm tin vào công lý của những người Kitô hữu chúng ta. Nhưng thật may mắn, nơi đó vẫn có những người con của Thiên Chúa, nơi đó vẫn còn đó các vi sứ giả của Tin Mừng. Họ đang sống cách kiên cường để làm chứng cho Tin mừng, cho sự thật và cho nền hòa bình công lý được thiết lập.

Lạy Chúa chúng con về từ khắp phương trời
Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng…
Hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới
Hành trang con mang theo mọi khát vọng tìm chân lý
Hành trang con mang theo mọi nổ lực tìm công bằng...


Không hiểu tại sao khi hát những lời bài hát này, nước mắt của con và những người chung quanh cứ tràn ra một cách không kiềm chế được, hình như cảm xúc phải kiềm chế trong thời gian qua khi thấy Đức tổng bị lăng nhục, cac Cha bị phỉ nhổ và trấn áp, giáo dân bi đánh đập và bắt bớ mà chúng con không làm gì được. Chúng con đã hát như muốn trút vào đó tất cả nổi ấm ức, nổi bất công. Chúng con muốn hét lên thật to: Chúa ơi, bất công quá. Thế là chúng con chỉ biết hát, hát một cách hăng say, tiếng hát của chúng con hòa lẫn với nước mắt, hòa lẫn với sự chia sẻ cho những bất công mà anh chị em đang phải chịu đựng.

Thánh lễ đêm nay là một thánh lễ tuyệt vời mà người trẻ chúng con cảm nhận đươc, với thánh lễ này, niềm tin và sức mạnh cuả chúng con cũng đươc nhân lên. Chúng con sẽ không còn thụ động để ngồi xem tin tức như chúng con vẫn làm xưa nay, nhưng chúng con sẽ hànnh động, hành động trong khuôn khổ và giới hạn của người trẻ, chúng con sẽ lên tiếng để chống lại sự bất công và sẽ dùng kiến thức cũng như năng lực của mình để kêu gọi mọi người cùng đồng hành để chống lại bất công, chống lại sự dữ của thế gian này.

Con cũng cầu mong sao Đức Mẹ sẽ nghe lời khấn cầu của tất cả hàng ngàn, hàng vạn người tín hữu không những ở Việt Nam mà ở mọi nơi trên thế giới đưa Việt Nam đến được nền Hòa bình và Công lý thật sự như lời bài hát Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An. Cho Việt Nam qua phút nguy nan.

Con cũng muốn gởi lời cám ơn sâu sắc của con đến Quý cha dòng Chúa Cứu Thế về buổi lễ quá tuyệt vời này, xin Quý Cha hãy đưa hình ảnh va bài giảng trong thánh lể lên mang để cho các bạn bè gần xa, những người không có cơ hội tham gia vào thánh lễ nhiệm mầu này có thể được xem lại.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Trầm Tĩnh Nguyện
00:07 24/09/2008

GIA ĐÌNH



Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam ( hình chụp bên bờ sông Hương)

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.

Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.

Thiên Chúa ban phúc lành và phán với họ:

“Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất..”

(Trích sách Sáng Thế)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News