Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:26 24/01/2025
32. Ngoài việc nguyện xin Chúa ban cho tôi được biết mình, còn những việc khác thì tôi không cần biết đến.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:30 24/01/2025
48. ĐAU ĐẾN NHÀ HÀNG XÓM
Trong thôn có một người bị một mụn nhọt nơi chân sưng tấy lên đau nhức nhối không chịu được, bèn nói với người trong nhà:
- “Mấy anh lấy búa đục trên tường cho tôi cái lỗ”.
Cái lỗ đục xong, người ấy bèn đem cái chân bị nhọt bỏ vào trong cái lỗ thâu qua nhà hàng xóm hơn một thước Tàu (bằng 0,33m).
Người nhà kinh ngạc nói:
- “Anh làm gì vậy?”
Người đau chân trả lời:
- “Để cho nó đau phía bên người hàng xóm, không can gì đến tôi cả !”
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư 48:
Người có tính ích kỷ thì khi hưởng lợi thì hưởng một mình không chia cho ai, nhưng khi cái bất lợi đến thì đổ lỗi cho người này người nọ chứ không phải tại mình.
Người Ki-tô hữu có tinh thần tu đức thì đau khổ dành cho mình và niềm vui thì chia sẻ với tha nhân, bởi vì họ biết rằng, được chấp nhận và chịu đựng những đau khổ là chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su, cũng như để đền tội của mình. Có những người mới chịu đau khổ một chút thì đã rên trách người này kẻ nọ, có người cứ đem cái khổ của mình để than vãn với người khác, nhưng đau khổ vẫn cứ khổ đau, thế là họ cau có với người khác và đem đau khổ lại cho mình, đau khổ dồn thêm đau khổ.
Đem đau khổ và lỗi lầm đổ cho người khác thì đau khổ vẫn cứ đau khổ, lầm lỗi lại thêm lầm lỗi, nhưng đem đau khổ bỏ vào tay Đức Chúa Giê-su với tâm tình phó thác thì đau khổ trở thành hạnh phúc, hoan lạc và bình an.
Đó là người có sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong thôn có một người bị một mụn nhọt nơi chân sưng tấy lên đau nhức nhối không chịu được, bèn nói với người trong nhà:
- “Mấy anh lấy búa đục trên tường cho tôi cái lỗ”.
Cái lỗ đục xong, người ấy bèn đem cái chân bị nhọt bỏ vào trong cái lỗ thâu qua nhà hàng xóm hơn một thước Tàu (bằng 0,33m).
Người nhà kinh ngạc nói:
- “Anh làm gì vậy?”
Người đau chân trả lời:
- “Để cho nó đau phía bên người hàng xóm, không can gì đến tôi cả !”
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư 48:
Người có tính ích kỷ thì khi hưởng lợi thì hưởng một mình không chia cho ai, nhưng khi cái bất lợi đến thì đổ lỗi cho người này người nọ chứ không phải tại mình.
Người Ki-tô hữu có tinh thần tu đức thì đau khổ dành cho mình và niềm vui thì chia sẻ với tha nhân, bởi vì họ biết rằng, được chấp nhận và chịu đựng những đau khổ là chia sẻ sự đau khổ với Đức Chúa Giê-su, cũng như để đền tội của mình. Có những người mới chịu đau khổ một chút thì đã rên trách người này kẻ nọ, có người cứ đem cái khổ của mình để than vãn với người khác, nhưng đau khổ vẫn cứ khổ đau, thế là họ cau có với người khác và đem đau khổ lại cho mình, đau khổ dồn thêm đau khổ.
Đem đau khổ và lỗi lầm đổ cho người khác thì đau khổ vẫn cứ đau khổ, lầm lỗi lại thêm lầm lỗi, nhưng đem đau khổ bỏ vào tay Đức Chúa Giê-su với tâm tình phó thác thì đau khổ trở thành hạnh phúc, hoan lạc và bình an.
Đó là người có sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 25/01: Đổi Đời – Kính Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:44 24/01/2025
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Hôm đó, ông Phao-lô nói với dân chúng: “Tôi là người Do-thái, sinh ở Tác-xô miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này; dưới chân ông Ga-ma-li-ên, tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi đã bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo Đạo, đã đóng xiềng và tống ngục cả đàn ông lẫn đàn bà, như cả vị thượng tế lẫn toàn thể hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ở đó, giải về Giê-ru-sa-lem trừng trị.
“Đang khi tôi đi đường và đến gần Đa-mát, thì vào khoảng trưa, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: ‘Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?’ Tôi đáp: ‘Thưa Ngài, Ngài là ai?’ Người nói với tôi: ‘Ta là Giê-su Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ.’ Những người cùng đi với tôi trông thấy có ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói: ‘Lạy Chúa, con phải làm gì?’ Chúa bảo tôi: ‘Hãy đứng dậy, đi vào Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho anh biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho anh phải làm.’ Vì ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.
“Ở đó, có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do-thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt. Ông đến, đứng bên tôi và nói: ‘Anh Sa-un, anh thấy lại đi!’ Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông. Ông nói: ‘Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra. Quả vậy, anh sẽ làm chứng nhân cho Đấng ấy trước mặt mọi người về các điều anh đã thấy và đã nghe. Vậy bây giờ anh còn chần chừ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người.”
Đó là lời Chúa
Năm Thánh hay một triều đại thánh của Chúa Kitô
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
03:42 24/01/2025
NĂM THÁNH HAY MỘT TRIỀU ĐẠI THÁNH CỦA CHÚA KITÔ
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C
Hai hình ảnh, hai biến cố cách xa nhau, nhưng cùng một hành động, hướng đến một mục đích là trao niềm vui thánh thiện cho dân Chúa:
- Bài đọc 1: tư tế Ezra đưa sách Luật Chúa lên cao, mở ra và công bố trước toàn dân;
-Bài Tin Mừng: Tại hội đường Nazareth, Chúa Giêsu mở Sách Thánh, sách Isaia, công bố sứ điệp của Thiên Chúa trước mặt mọi người.
Tất cả là Lời Chúa ngỏ với loài người. Hơn thế, nơi trang Tin Mừng, Chúa Kitô mới thật là Lời sống động của Thiên Chúa. Và ngay lúc này, Lời sống động bất ngờ tuyên bố: "Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,21).
Chúa Giêsu, Lời sống động và vĩnh cửu, Lời của mọi thời gian tuyên bố "Hôm nay..." cho thấy, sự giải thoát của Thiên Chúa không còn là lời hứa, nhưng đã được ứng nghiệm. Từ đây, trong quyền năng của Thiên Chúa, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa đã thành xác phàm, đến và ở giữa lòng thế giới, hiển trị nơi tâm hồn, nơi cõi lòng mỗi người. Chính Ngài, từ nay là Đấng ban hồng ân, ban sự thánh thiện, chữa lành mọi thương tật, mọi yếu đuối nơi từng con người.
Chính vì ý nghĩa của Lời Sống và Hồng ân Sống được trao ban như thế, Tin Mừng Chúa nhật hôm nay được xem là Tin Mừng của năm Thánh. Đó chính là mạc khải của Thiên Chúa về thời gian cứu độ, thời gian bước đi trong triều đại Hồng Ân, thời gian mà sức sống vĩnh cửu bừng lên từ hiện tại nơi trần thế, thời gian yêu thương mà Đấng Cứu Độ và Lời Sống của Thiên Chúa mang đến dẫn về Nguồn Cứu Độ, Nguồn Sống là chính Thiên Chúa.
Trong khi áp dụng lời tiên báo của sách tiên tri Isaia cho chính mình, Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa không bao giờ quên lãng nhưng quan tâm đến người nghèo, người bị áp bức. Thiên Chúa nhìn thấy những phận người. Thiên Chúa là Đấng trắc ẩn, Đấng thấu suốt cuộc sống mỗi con người.
Từng ngày chúng ta đang sống không chỉ là năm Thánh, mà là thời gian Thánh. Năm Thánh nhắc ta nhớ cả một thời đại Thánh mà Chúa Kitô từng khai mở và tất cả chúng ta đang hưởng nhờ.
Trong thời gian Thánh, chúng ta càng được nhắc nhở nhiều hơn để ý thức từng ngày: Thiên Chúa không hề xa xôi. Thiên Chúa ở gần. Thiên Chúa muốn giải phóng người nghèo, người đau khổ, người bị nhiều thiệt thòi, người bị khinh khi, người phận nhỏ, người bị giam cầm...
Chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, khi đến trần gian, tự mình hóa nên người nghèo, người đau khổ, người bị ruồng bỏ, bị giết hại cùng cả thế giới người khổ đau, không tiếng nói, không quyền lực, bị ghét bỏ, bị bạc đãi...
Chúa Giêsu không sinh trong biệt phủ nhưng trên cánh đồng Bêlem nơi chuồng lừa. 30 năm ở Nazarét, Chúa không thu tóm quyền lực, tiền của nhưng nhận lấy thân phận người lao động con của gia đình lao động.
Khi ra đi rao giảng, Chúa rao giảng trên đất những người nghèo, thu phục đám dân nghèo theo Chúa. Khi chết, Chúa chấp nhận chết trong thân phận của người bị bỏ rơi, bị bách hại...
Bởi Chúa thấu hiểu chúng ta, nên Chúa chăm sóc chúng ta. Chúa liệu cho chúng ta cả một trời hồng ân mà Chúa thiết lập qua mọi thời gian Thánh. Chúa muốn giải thoát những gánh nặng đang đè bẹp chúng ta và đè bẹp mọi người bị khổ đau xiềng xích.
Chúng ta hãy vững tin vào Chúa. Hãy cầm lấy cuốn Kinh Thánh và hãy suy niệm Lời Chúa để khám phá trong đó ánh sáng soi chiếu tất cả những tăm tối của cuộc đời chúng ta và của anh chị em mình.
Hãy luôn ghi nhớ: Chúa Giêsu chọn cách sinh, cách sống, cách chết trong thương đau và luôn ở bên lề cuộc đời để những ai bị cuộc đời loại trừ, bị mất quyền sống, quyền làm người, quyền bảo vệ giá trị như một con người... hiểu rằng, họ được Chúa yêu thương, sớt chia và đồng phận.
Năm Thánh, vì thế là niềm vui, là hy vọng dẫn chúng ta đi về cả một thời gian thánh, cả một trời hồng ân, cả một thời đại của yêu thương, của cứu độ.
Sứ mạng của Chúa Kitô là công bố cho con người triều đại Thánh. Còn chúng ta, một khi bước theo Chúa Kitô, cũng sẽ là cánh tay của Chúa, "đem yêu thưong vào nơi oán thù. Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục. Ðem an hòa vào nơi tranh chấp. Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm... Đem tin kính vào nơi nghi nan. Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng... Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm. Ðem niềm vui đến chốn u sầu".
Từ nay, chúng ta hãy theo Chúa Kitô sống năm Thánh của Chúa, hưởng ơn Thánh tràn đầy và loan báo cho mọi người, mọi nơi về triều đại Thánh của Thiên Chúa và của Chúa Kitô.
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C
Hai hình ảnh, hai biến cố cách xa nhau, nhưng cùng một hành động, hướng đến một mục đích là trao niềm vui thánh thiện cho dân Chúa:
- Bài đọc 1: tư tế Ezra đưa sách Luật Chúa lên cao, mở ra và công bố trước toàn dân;
-Bài Tin Mừng: Tại hội đường Nazareth, Chúa Giêsu mở Sách Thánh, sách Isaia, công bố sứ điệp của Thiên Chúa trước mặt mọi người.
Tất cả là Lời Chúa ngỏ với loài người. Hơn thế, nơi trang Tin Mừng, Chúa Kitô mới thật là Lời sống động của Thiên Chúa. Và ngay lúc này, Lời sống động bất ngờ tuyên bố: "Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe" (Lc 4,21).
Chúa Giêsu, Lời sống động và vĩnh cửu, Lời của mọi thời gian tuyên bố "Hôm nay..." cho thấy, sự giải thoát của Thiên Chúa không còn là lời hứa, nhưng đã được ứng nghiệm. Từ đây, trong quyền năng của Thiên Chúa, trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa đã thành xác phàm, đến và ở giữa lòng thế giới, hiển trị nơi tâm hồn, nơi cõi lòng mỗi người. Chính Ngài, từ nay là Đấng ban hồng ân, ban sự thánh thiện, chữa lành mọi thương tật, mọi yếu đuối nơi từng con người.
Chính vì ý nghĩa của Lời Sống và Hồng ân Sống được trao ban như thế, Tin Mừng Chúa nhật hôm nay được xem là Tin Mừng của năm Thánh. Đó chính là mạc khải của Thiên Chúa về thời gian cứu độ, thời gian bước đi trong triều đại Hồng Ân, thời gian mà sức sống vĩnh cửu bừng lên từ hiện tại nơi trần thế, thời gian yêu thương mà Đấng Cứu Độ và Lời Sống của Thiên Chúa mang đến dẫn về Nguồn Cứu Độ, Nguồn Sống là chính Thiên Chúa.
Trong khi áp dụng lời tiên báo của sách tiên tri Isaia cho chính mình, Chúa Giêsu cho thấy Thiên Chúa không bao giờ quên lãng nhưng quan tâm đến người nghèo, người bị áp bức. Thiên Chúa nhìn thấy những phận người. Thiên Chúa là Đấng trắc ẩn, Đấng thấu suốt cuộc sống mỗi con người.
Từng ngày chúng ta đang sống không chỉ là năm Thánh, mà là thời gian Thánh. Năm Thánh nhắc ta nhớ cả một thời đại Thánh mà Chúa Kitô từng khai mở và tất cả chúng ta đang hưởng nhờ.
Trong thời gian Thánh, chúng ta càng được nhắc nhở nhiều hơn để ý thức từng ngày: Thiên Chúa không hề xa xôi. Thiên Chúa ở gần. Thiên Chúa muốn giải phóng người nghèo, người đau khổ, người bị nhiều thiệt thòi, người bị khinh khi, người phận nhỏ, người bị giam cầm...
Chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, khi đến trần gian, tự mình hóa nên người nghèo, người đau khổ, người bị ruồng bỏ, bị giết hại cùng cả thế giới người khổ đau, không tiếng nói, không quyền lực, bị ghét bỏ, bị bạc đãi...
Chúa Giêsu không sinh trong biệt phủ nhưng trên cánh đồng Bêlem nơi chuồng lừa. 30 năm ở Nazarét, Chúa không thu tóm quyền lực, tiền của nhưng nhận lấy thân phận người lao động con của gia đình lao động.
Khi ra đi rao giảng, Chúa rao giảng trên đất những người nghèo, thu phục đám dân nghèo theo Chúa. Khi chết, Chúa chấp nhận chết trong thân phận của người bị bỏ rơi, bị bách hại...
Bởi Chúa thấu hiểu chúng ta, nên Chúa chăm sóc chúng ta. Chúa liệu cho chúng ta cả một trời hồng ân mà Chúa thiết lập qua mọi thời gian Thánh. Chúa muốn giải thoát những gánh nặng đang đè bẹp chúng ta và đè bẹp mọi người bị khổ đau xiềng xích.
Chúng ta hãy vững tin vào Chúa. Hãy cầm lấy cuốn Kinh Thánh và hãy suy niệm Lời Chúa để khám phá trong đó ánh sáng soi chiếu tất cả những tăm tối của cuộc đời chúng ta và của anh chị em mình.
Hãy luôn ghi nhớ: Chúa Giêsu chọn cách sinh, cách sống, cách chết trong thương đau và luôn ở bên lề cuộc đời để những ai bị cuộc đời loại trừ, bị mất quyền sống, quyền làm người, quyền bảo vệ giá trị như một con người... hiểu rằng, họ được Chúa yêu thương, sớt chia và đồng phận.
Năm Thánh, vì thế là niềm vui, là hy vọng dẫn chúng ta đi về cả một thời gian thánh, cả một trời hồng ân, cả một thời đại của yêu thương, của cứu độ.
Sứ mạng của Chúa Kitô là công bố cho con người triều đại Thánh. Còn chúng ta, một khi bước theo Chúa Kitô, cũng sẽ là cánh tay của Chúa, "đem yêu thưong vào nơi oán thù. Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục. Ðem an hòa vào nơi tranh chấp. Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm... Đem tin kính vào nơi nghi nan. Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng... Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm. Ðem niềm vui đến chốn u sầu".
Từ nay, chúng ta hãy theo Chúa Kitô sống năm Thánh của Chúa, hưởng ơn Thánh tràn đầy và loan báo cho mọi người, mọi nơi về triều đại Thánh của Thiên Chúa và của Chúa Kitô.
Hãy ký thác đường đời cho Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
03:45 24/01/2025
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa”
SUY NIỆM LỄ MỒNG MỘT TẾT ẤT TỴ 2025
Mt 6, 25-3
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa bước sang Năm Mới, năm Ất Tỵ. Giáp Thìn qua đi, Ất Tỵ đã đến. Rồng - Giáp Thìn đã bàn giao cho Rắn - Ất Tỵ.
Từ xưa đến nay, người ta luôn xem rắn là con vật đáng sợ. Cũng vì chưa hiểu hết đặc điểm, tính năng của loài bò sát này mà con người đã tôn vinh, thần thánh hóa chúng, thờ cúng loài vật này.
Cho đến nay, chúng ta vẫn sử dụng nhiều thành ngữ liên quan đến con rắn như "khẩu Phật tâm xà", ý rằng lời nói có vẻ hiền lương mà tâm địa thì độc ác; người độc ác thì thường bị mắng là "gian manh xảo quyệt như loài rắn độc"...Đức Giêsu cũng đã từng mắng người ta là « rắn độc ».
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long rắn đã trở thành bạn với con người. Vì tại Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang), khi có nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, cũng như Tây y đã các bộ phận của rắn làm thuốc bổ rất tốt. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết hết ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)... Đối với người Công Giáo chúng ta, thì con rắn đầu tiên mà loài người tiếp xúc là con rắn đã xúi “cô” Evà ăn trái táo. Không biết nó nói ngon nói ngọt ra làm sao mà Evà nghe liền, không những thế còn chuyển lời rắn cho cả Adong, thế là cả hai cùng ăn, ăn rồi đến lúc Chúa hỏi thì đổ lỗi cho nhau, và cuối cùng là tại con rắn trở nên kẻ thù với con người khi Chúa phán : “ Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ”.
Dù Rồng hay rắn đi nữa thì cả tháng nay, mọi người đã sửa soạn ăn Tết, ngày Tết, ai cũng có cái cảm tưởng là có cái gì mới vì ai cũng dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng. Kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, lại có những lời chúc thật tốt đẹp cho Năm Mới.
Ngày Tết, người ta chúc mừng nhau, chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha, anh chị em thường chúc cho ngài ba lời chúc này :
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Những lời chúng ta chúc nhau đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Chúa là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Con cái lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai, tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt những bổn phận và trách nhiệm của mình bao nhiêu có thể, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu có truyền thống rất quí giá là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa, để Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới.
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đây để:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc…"(Tv 66, 2-3). Xin Ngài tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho xuống cho con cái. Năm mới, chúng ta muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên nay, chúng ta háy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”.
Năm mới, chúng ta phải canh tân thành con người mới, ai cũng phải không ngừng cố gắng sống khôn ngoan như con rắn nhưng không được sống xảo quyệt như nó, nhất là phải tái quyết tâm: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài!”. Xin cầu chúc một Năm Mới hạnh phúc cho mọi người! Amen.
SUY NIỆM LỄ MỒNG MỘT TẾT ẤT TỴ 2025
Mt 6, 25-3
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa bước sang Năm Mới, năm Ất Tỵ. Giáp Thìn qua đi, Ất Tỵ đã đến. Rồng - Giáp Thìn đã bàn giao cho Rắn - Ất Tỵ.
Từ xưa đến nay, người ta luôn xem rắn là con vật đáng sợ. Cũng vì chưa hiểu hết đặc điểm, tính năng của loài bò sát này mà con người đã tôn vinh, thần thánh hóa chúng, thờ cúng loài vật này.
Cho đến nay, chúng ta vẫn sử dụng nhiều thành ngữ liên quan đến con rắn như "khẩu Phật tâm xà", ý rằng lời nói có vẻ hiền lương mà tâm địa thì độc ác; người độc ác thì thường bị mắng là "gian manh xảo quyệt như loài rắn độc"...Đức Giêsu cũng đã từng mắng người ta là « rắn độc ».
Tuy vậy, trong truyện dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long rắn đã trở thành bạn với con người. Vì tại Xà Phiên (Long Mỹ - Hậu Giang), khi có nhiều loài thú dữ vào phá hoại nhà dân, giết hại nhiều người nên dân chúng bỏ đi gần hết. Bỗng xuất hiện một đôi mãng xà lớn, chúng không hại dân làng mà còn đuổi hết thú dữ rồi thay phiên nhau giữ bình yên cho làng. Nhờ vậy, người dân mới về dựng làng lập ấp ngày càng đông đúc, đời sống vui vẻ, ấm no...
Tuy được coi là con vật đáng sợ nhưng trong Đông y, cũng như Tây y đã các bộ phận của rắn làm thuốc bổ rất tốt. Do vậy mà con người đã lấy hình ảnh con rắn quấn quanh một cây gậy làm biểu tượng cho thần sức khỏe.
Ngày nay, rắn còn được coi là loại thực phẩm hảo hạng, bổ dưỡng nên nhiều người đổ xô đi săn bắt rắn, đến nỗi nguồn rắn tự nhiên ngày càng ít dần. Hầu như tất cả các bộ phận của rắn đều được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như da rắn chiên giòn, nem rắn, chả rắn, rắn xào, rắn hấp, súp rắn, cháo rắn, xôi rắn, rượu rắn pha tiết mật, rượu rắn pha tiết hết ý như rượu Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn ri voi)... Đối với người Công Giáo chúng ta, thì con rắn đầu tiên mà loài người tiếp xúc là con rắn đã xúi “cô” Evà ăn trái táo. Không biết nó nói ngon nói ngọt ra làm sao mà Evà nghe liền, không những thế còn chuyển lời rắn cho cả Adong, thế là cả hai cùng ăn, ăn rồi đến lúc Chúa hỏi thì đổ lỗi cho nhau, và cuối cùng là tại con rắn trở nên kẻ thù với con người khi Chúa phán : “ Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ”.
Dù Rồng hay rắn đi nữa thì cả tháng nay, mọi người đã sửa soạn ăn Tết, ngày Tết, ai cũng có cái cảm tưởng là có cái gì mới vì ai cũng dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, thường người dướt tết người trên : con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng. Kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, lại có những lời chúc thật tốt đẹp cho Năm Mới.
Ngày Tết, người ta chúc mừng nhau, chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha, anh chị em thường chúc cho ngài ba lời chúc này :
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Thi sĩ Trần tế Xương lại chúc :
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc ai sống ra cái con người.
Những lời chúng ta chúc nhau đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai”. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Chúa là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Con cái lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai, tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt những bổn phận và trách nhiệm của mình bao nhiêu có thể, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu có truyền thống rất quí giá là dâng ngày đầu năm cho Thiên Chúa, để Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới.
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đây để:" Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc…"(Tv 66, 2-3). Xin Ngài tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho xuống cho con cái. Năm mới, chúng ta muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ tân niên nay, chúng ta háy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”.
Năm mới, chúng ta phải canh tân thành con người mới, ai cũng phải không ngừng cố gắng sống khôn ngoan như con rắn nhưng không được sống xảo quyệt như nó, nhất là phải tái quyết tâm: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài!”. Xin cầu chúc một Năm Mới hạnh phúc cho mọi người! Amen.
Thần Khí Chúa
Lm Vũđình Tường
06:20 24/01/2025
'Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa' Lc 4:18-19.
Khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Kitô hữu đón nhận Thần Khí Chúa. Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu cũng đón nhận Thần Khí Chúa. Cả hai lần đều lãnh nhận cùng Thần Khí. Có một Thánh Thần nhưng có nhiều ơn đặc sủng khác nhau. Mỗi Bí Tích thánh ban ơn Thánh Thần khác nhau. Nhận ơn Thánh Thần của bí tích Thanh Tẩy để trở thành Kitô hữu, con cái Chúa, thành viên của Giáo Hội Chúa nơi trần gian, là kẻ thừa tự, thành viên trong nước hằng sống, thừa hưởng gia tài Đức Kitô ban cho. Bí Tích Thêm Sức tăng sức mạnh niềm tin, ban ơn can đảm, khôn ngoan, trưởng thành về đức tin, mạnh bạo trong việc làm chứng nhân cho Đức Kitô và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh.
'Thần Khí Chúa ngự trên tôi' là Thiên Ơn của Đức Kitô. Ngài không giữ Thiên Ơn đó cho riêng mình, nhưng chia sẻ Thiên Ơn cho mọi Kitô hữu. Đức Kitô cho Kitô hữu được chia sẻ, không phải tất cả, nhưng một phần Thiên Ơn của Ngài. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền cho kẻ chết sống lại, kẻ mù mắt sáng, kẻ câm nói được. Kitô hữu không làm phép lạ như Đức Kitô, nhưng được phép rao giảng, loan báo việc Đức Kitô làm, điều Đức Kitô rao giảng và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Mỗi Kitô hữu đều được sai đi loan báo, công bố, rao giảng Tin Mừng. Nhân chứng không nói về chính mình nhưng nói về người khác. Làm chứng cho Tin Mừng là nói về Đức Kitô, niềm tin của mình vào Đức Kitô Phục Sinh. Rao giảng cuộc sống của Ngài nơi trần thế, việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, việc Ngài về trời và việc trở lại trần gian lần thứ hai.
Là công dân sống trong đất nước, người công dân phải tuân thủ luật lệ của quốc gia nơi họ đang cư trú. Như thế việc 'công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, mang lại tự do cho người bị áp bức, người mù thấy ánh sáng' là loan truyền, ngợi khen, chúc tụng sức mạnh Lời Chúa. Lời Chúa có sức ban ơn thánh hoá, ban sức sống cho tâm hồn. Mang tin vui cho người nghèo. Người nghèo đây không nghèo vật chất nhưng tinh thần luôn bất an, nghèo an bình, hạnh phúc, tình thương. Kẻ bị giam cầm là người tự do đi lại ngoài xã hội, có quyền hành trong tay nhưng luôn sống trong lo âu, sợ sệt. Mất tự do gây nên bởi bởi hành động bất chính, gian tham, thiếu công minh. Mất tự do cũng có thể do đam mê xấu, bị dục vọng hành hạ; tù hãm bởi cơn nghiện. Loan báo Tin Mừng để họ biết Lời Chúa có sức thánh hoá, canh tân, giải thoát họ khỏi bị đam mê trần tục khống chế. Mắt thể lí sáng nhưng mù loà tâm linh, không phân biệt thật, hư, phải trái, hay thiếu can đảm chấp nhận sự thật. Lầm lạc, chạy theo, bám víu vào con đường trần gian, con đường dẫn đến diệt vong. Tin Mừng Lời Chúa ban sức mạnh, ơn can đảm đón nhận sự thật. Tin Mừng Đức Kitô mang lại sự sáng tâm hồn, soi sáng tâm trí để nhận ra ánh sáng thật Đức Kitô là ánh sáng cho trần gian. Ai bước đi theo Ngài sẽ không bị vấp ngã trong bóng tối.
Một khi con tim đề cao chân lí; một khi chấp nhận sống yêu thương, tha thứ; một khi Lời Chúa là ánh sáng cho niềm tin; ta có thể đoan chắc Thánh Thần Chúa âm thầm hoạt động trong con người đó. Ngoài Chúa ra, không ai có khả năng thay đổi con tim người khác. Kitô hữu chỉ đơn thuần đóng vai trò rao giảng, loan tin Đức Kitô Phục Sinh. Sức mạnh Lời Chúa, Thánh Thần Chúa đóng vai trò tác động, biến đổi nội tâm con người. Ta không thể cho điều mình không có. Ta có thể rao giảng, loan truyền điều mình tin, dù niềm tin đó còn yếu kém và chia sẻ trong cái giới hạn yếu kém của mình.
Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con.
TiengChuong.org
Khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Kitô hữu đón nhận Thần Khí Chúa. Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu cũng đón nhận Thần Khí Chúa. Cả hai lần đều lãnh nhận cùng Thần Khí. Có một Thánh Thần nhưng có nhiều ơn đặc sủng khác nhau. Mỗi Bí Tích thánh ban ơn Thánh Thần khác nhau. Nhận ơn Thánh Thần của bí tích Thanh Tẩy để trở thành Kitô hữu, con cái Chúa, thành viên của Giáo Hội Chúa nơi trần gian, là kẻ thừa tự, thành viên trong nước hằng sống, thừa hưởng gia tài Đức Kitô ban cho. Bí Tích Thêm Sức tăng sức mạnh niềm tin, ban ơn can đảm, khôn ngoan, trưởng thành về đức tin, mạnh bạo trong việc làm chứng nhân cho Đức Kitô và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh.
'Thần Khí Chúa ngự trên tôi' là Thiên Ơn của Đức Kitô. Ngài không giữ Thiên Ơn đó cho riêng mình, nhưng chia sẻ Thiên Ơn cho mọi Kitô hữu. Đức Kitô cho Kitô hữu được chia sẻ, không phải tất cả, nhưng một phần Thiên Ơn của Ngài. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền cho kẻ chết sống lại, kẻ mù mắt sáng, kẻ câm nói được. Kitô hữu không làm phép lạ như Đức Kitô, nhưng được phép rao giảng, loan báo việc Đức Kitô làm, điều Đức Kitô rao giảng và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Mỗi Kitô hữu đều được sai đi loan báo, công bố, rao giảng Tin Mừng. Nhân chứng không nói về chính mình nhưng nói về người khác. Làm chứng cho Tin Mừng là nói về Đức Kitô, niềm tin của mình vào Đức Kitô Phục Sinh. Rao giảng cuộc sống của Ngài nơi trần thế, việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, việc Ngài về trời và việc trở lại trần gian lần thứ hai.
Là công dân sống trong đất nước, người công dân phải tuân thủ luật lệ của quốc gia nơi họ đang cư trú. Như thế việc 'công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, mang lại tự do cho người bị áp bức, người mù thấy ánh sáng' là loan truyền, ngợi khen, chúc tụng sức mạnh Lời Chúa. Lời Chúa có sức ban ơn thánh hoá, ban sức sống cho tâm hồn. Mang tin vui cho người nghèo. Người nghèo đây không nghèo vật chất nhưng tinh thần luôn bất an, nghèo an bình, hạnh phúc, tình thương. Kẻ bị giam cầm là người tự do đi lại ngoài xã hội, có quyền hành trong tay nhưng luôn sống trong lo âu, sợ sệt. Mất tự do gây nên bởi bởi hành động bất chính, gian tham, thiếu công minh. Mất tự do cũng có thể do đam mê xấu, bị dục vọng hành hạ; tù hãm bởi cơn nghiện. Loan báo Tin Mừng để họ biết Lời Chúa có sức thánh hoá, canh tân, giải thoát họ khỏi bị đam mê trần tục khống chế. Mắt thể lí sáng nhưng mù loà tâm linh, không phân biệt thật, hư, phải trái, hay thiếu can đảm chấp nhận sự thật. Lầm lạc, chạy theo, bám víu vào con đường trần gian, con đường dẫn đến diệt vong. Tin Mừng Lời Chúa ban sức mạnh, ơn can đảm đón nhận sự thật. Tin Mừng Đức Kitô mang lại sự sáng tâm hồn, soi sáng tâm trí để nhận ra ánh sáng thật Đức Kitô là ánh sáng cho trần gian. Ai bước đi theo Ngài sẽ không bị vấp ngã trong bóng tối.
Một khi con tim đề cao chân lí; một khi chấp nhận sống yêu thương, tha thứ; một khi Lời Chúa là ánh sáng cho niềm tin; ta có thể đoan chắc Thánh Thần Chúa âm thầm hoạt động trong con người đó. Ngoài Chúa ra, không ai có khả năng thay đổi con tim người khác. Kitô hữu chỉ đơn thuần đóng vai trò rao giảng, loan tin Đức Kitô Phục Sinh. Sức mạnh Lời Chúa, Thánh Thần Chúa đóng vai trò tác động, biến đổi nội tâm con người. Ta không thể cho điều mình không có. Ta có thể rao giảng, loan truyền điều mình tin, dù niềm tin đó còn yếu kém và chia sẻ trong cái giới hạn yếu kém của mình.
Xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trump ân xá cho 23 người ủng hộ quyền được sống bị Bộ Tư pháp Biden nhắm tới
Vũ Văn An
13:57 24/01/2025
Mary Margaret Olohan và Leif Le Mahieu, ngày 24 tháng 1 năm 2025, trên DailyWire.com, báo tin: Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào thứ năm ân xá cho 23 nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống bị Bộ Tư pháp của Tổng thống Joe Biden nhắm tới.
“Họ không nên bị truy tố,” Trump nói khi ký lệnh. “Nhiều người trong số họ là người cao tuổi. Họ không nên bị truy tố. Thật vinh dự khi được ký lệnh này.”
Lệnh ân xá dành cho 23 “người biểu tình ôn hòa ủng hộ quyền được sống đã bị chính quyền Biden truy tố vì thực hiện quyền Tu chính án thứ nhất của họ.” Họ đã bị truy tố theo Đạo luật FACE và tội danh âm mưu trọng tội thời Tái thiết lần đầu tiên được chính quyền Biden sử dụng chống lại các nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống.
Thomas More Society, công ty luật đại diện cho các nhà hoạt động, đã yêu cầu Trump ân xá cho 21 người ủng hộ quyền được sống: Joan Bell, Coleman Boyd, Joel Curry, Jonathan Darnel, Eva Edl, Chester Gallagher, William Goodman, Dennis Green, Lauren Handy, Paulette Harlow, John Hinshaw, Heather Idoni, Jean Marshall, Fr. Fidelis Moscinski, Justin Phillips, Paul Place, Paul Vaughn, Bevelyn Beatty Williams, Calvin Zastrow, Eva Zastrow và James Zastrow.
“Hôm nay, tự do đã vang lên trong đất nước vĩ đại của chúng ta,” Steve Crampton, cố vấn cấp cao của Hiệp hội Thomas More cho biết. “Những người ủng hộ quyền được sống hòa bình anh hùng bị Bộ Tư pháp của Biden giam giữ bất công giờ đây sẽ được trả tự do và có thể trở về nhà với gia đình, ăn bữa cơm gia đình và tận hưởng sự tự do mà lẽ ra không bao giờ nên bị tước đoạt khỏi họ ngay từ đầu.”
Peter Breen, phó chủ tịch điều hành của công ty, cho biết thêm: “Hôm nay là một ngày mới đối với những người ủng hộ quyền được sống đã được ân xá, những người đã phải chịu các cuộc đột kích của FBI, các cuộc truy tố của liên bang và hình phạt nghiêm khắc vì đã làm chứng một cách hòa bình và dũng cảm cho quyền được sống. Chúng tôi cảm ơn Tổng thống Trump đã giữ lời hứa với những người mẹ, người cha, ông bà, mục sư và linh mục ủng hộ quyền được sống này.”
“Những gì đã xảy ra với những cá nhân ủng hộ quyền được sống một cách hòa bình này không bao giờ được phép xảy ra nữa”, ông nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi kêu gọi Quốc hội hành động nhanh chóng để bãi bỏ Đạo luật FACE để đảm bảo rằng Bộ Tư pháp không bao giờ có thể sử dụng luật này một lần nữa để nhắm vào những người ủng hộ quyền được sống một cách hòa bình với những cáo buộc nghiêm trọng”.
Nhiều người được ân xá đã bị kết án nhiều lần trong các phiên tòa ở Washington, D.C., Nashville, Manhattan và Detroit. Mặc dù việc tuyên án chưa được hoàn tất trong mỗi trường hợp, nhưng một số người ủng hộ quyền được sống đã phải chịu những bản án tù dài hạn.
Tại D.C., một nhóm người biểu tình ủng hộ quyền được sống đã hát, cầu nguyện, khóa tay trước lối vào của nhân viên cơ sở và trói mình bằng dây thừng và xích để chặn cửa bên trong Surgi-Clinic khét tiếng vào tháng 10 năm 2020, một cơ sở phá thai muộn.
Những người bị bỏ tù vì cuộc biểu tình ở D.C. bao gồm Lauren Handy (57 tháng tù), John Hinshaw (21 tháng), William Goodman (27 tháng), Jonathan Darnell (34 tháng), Herb Geraghty (27 tháng), Jean Marshall (24 tháng), Joan Bell (27 tháng), Paulette Harlow (24 tháng) và Heather Idoni (24 tháng).
Tại Tennessee, một nhóm Ki-tô hữu ủng hộ quyền được sống đã tụ tập tại một hội trường bên ngoài Trung tâm Y tế Carafem ở Mt. Juliet, nơi họ hát thánh ca, cầu nguyện và kêu gọi phụ nữ không phá thai vào tháng 3 năm 2021. Calvin Zastrow, 63 tuổi, hiện đang thụ án tù sáu tháng vì cuộc biểu tình và Chester Gallagher, 75 tuổi, đã bị kết án 16 tháng mặc dù ông vẫn chưa phải vào tù.
Tại New York, Bevelyn Beatty Williams đã bị kết án 41 tháng tù sau khi bị kết tội vi phạm Đạo luật FACE sau khi chặn lối vào một cơ sở phá thai ở Manhattan.
Các lệnh ân xá cũng sẽ mang lại sự nhẹ nhõm cho những người đang chờ tuyên án, bao gồm Eva Edl, 89 tuổi. Edl, người đã sống sót sau trại tập trung Nam Tư thời Thế chiến II, đã bị kết án ở cả Nashville và Detroit và có thể bị kết án hơn một thập niên tù vì các bản án của bà về FACE và tội danh âm mưu trọng tội.
Khi được thông qua vào năm 1994, Đạo luật FACE được cho là sẽ bảo vệ cả nhà thờ và phòng khám, nhưng luật này hầu như chỉ được sử dụng để truy tố những người ủng hộ quyền được sống. Dữ liệu mà Roy thu thập được cho thấy 97% các vụ án theo Đạo luật FACE do Bộ Tư pháp đưa ra là chống lại những người Mỹ ủng hộ quyền được sống. Thượng nghị sĩ Mike Lee (R-UT) và Đại diện Chip Roy (R-TX) đã tiếp tục nỗ lực bãi bỏ Đạo luật FACE trong tuần này, chỉ ra rằng đạo luật này đã được sử dụng không cân xứng chống lại những người ủng hộ quyền được sống.
Phản ứng đối với lệnh ân xá đã có những tín hiệu tích cực khi các nhà lập pháp Cộng hòa và các nhà hoạt động bảo thủ ca ngợi quyết định này.
Tommy Valentine của CatholicVote cho biết: "Việc Tổng thống Trump ân xá cho các nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống bị giam giữ bất công dưới thời Tổng thống Biden là một sự ghi nhận to lớn cho di sản của ông". "Chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc xóa bỏ di sản bất công của Biden bằng cách chỉ đạo Bộ Tư pháp của mình thực thi đồng đều Đạo luật FACE, miễn là đạo luật này còn hiệu lực, đối với những kẻ cực đoan ủng hộ phá thai bạo lực đã tấn công các trung tâm hỗ trợ thai sản và nhà thờ trong nhiều năm".
Tin tức này được đưa ra ngay sau khi tờ Daily Wire đưa tin rằng Trump sẽ ân xá cho các nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống trong vài ngày tới. Hoàn cảnh khốn khổ của những người ủng hộ quyền được sống bị giam giữ là ưu tiên hàng đầu của nhóm Trump, hai nguồn tin có hiểu biết về vấn đề này đã chia sẻ với tờ The Daily Wire.
Thứ sáu là cuộc diễu hành thường niên lần thứ 52 vì sự sống, nơi Phó Tổng thống JD Vance sẽ phát biểu trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi ông tuyên thệ nhậm chức, như The Daily Wire đã đưa tin lần đầu vào thứ năm.
Nhân Ngày Truyền thông, Đức Giáo Hoàng lo ngại rằng các trung tâm quyền lực kiểm soát thông tin
Vũ Văn An
14:24 24/01/2025
Kathleen N. Hattrup của Aleteia, xuất bản ngày 24/01/25,tường trình rằng Trong thông điệp thường niên gửi đến những người làm truyền thông vào ngày lễ Thánh Phanxicô de Sales, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục hãy bảo vệ trái tim, truyền đạt hy vọng.
Khi ngày càng có nhiều sự chú ý được dành cho các vấn đề truyền thông trong thời đại của chúng ta -- từ "tin giả" đến nghiện mạng xã hội đến kiểm duyệt -- thì một thông điệp thường niên từ Đức Giáo Hoàng gửi đến các nhà báo và những người làm truyền thông dường như ngày càng trở nên quan trọng.
Được công bố hàng năm vào ngày 24 tháng 1, ngày lễ của thánh Phanxicô de Sales, vị bổn mạng của các nhà báo, thông điệp này trao cho Đức Giáo Hoàng cơ hội để nói về một vấn đề dưới góc độ những hàm ý của nó trong thế giới truyền thông.
Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có thể giải quyết các chủ đề về AI, tin giả, tầm quan trọng của các câu chuyện và thiết lập lòng tin. Đức Benedict XVI đã đề cập đến các chủ đề như mục vụ trong thời đại kỹ thuật số, trẻ em và phương tiện truyền thông.
Thông điệp được công bố hôm nay là về chủ đề hy vọng, vì Giáo hội đang sống một năm thánh dành riêng cho nhân đức đó.
Toàn bộ thông điệp có thể được đọc tại đây, nhưng bên dưới chúng tôi chia sẻ một số trích đoạn để suy ngẫm; phần in đậm là của chúng tôi.
Khối lượng dữ liệu trong tay một số ít
Trong thời đại của chúng ta, đặc trưng bởi thông tin sai lệch và phân cực, khi một số ít trung tâm quyền lực kiểm soát khối lượng dữ liệu và thông tin chưa từng có, tôi muốn nói chuyện với các bạn với tư cách là người hiểu rõ tầm quan trọng - hiện tại hơn bao giờ hết - của công việc của các bạn với tư cách là nhà báo và người truyền thông.
Ngày nay, quá thường xuyên, truyền thông không tạo ra hy vọng, mà là nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, định kiến và oán giận, cuồng tín và thậm chí là hận thù. Quá thường xuyên, nó đơn giản hóa thực tế để kích động những phản ứng theo bản năng; nó sử dụng từ ngữ như dao cạo; nó thậm chí sử dụng thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo một cách khéo léo để gửi những thông điệp được thiết kế để kích động, khiêu khích hoặc gây tổn thương.
Giản lược thực tại thành khẩu hiệu
Trong nhiều dịp, tôi đã nói về nhu cầu của chúng ta là phải "giải giáp" truyền thông và thanh lọc nó khỏi sự hung hăng. Việc giản lược thực tại thành khẩu hiệu không bao giờ có ích. Tất cả chúng ta đều thấy rằng – từ các chương trình trò chuyện trên truyền hình đến các cuộc tấn công bằng lời nói trên phương tiện truyền thông xã hội – có nguy cơ là mô hình cạnh tranh, đối lập, ý chí thống trị và sở hữu, và sự thao túng dư luận sẽ thắng thế.
Thuật toán thị trường
Ngoài ra còn có một hiện tượng đáng lo ngại khác: điều mà chúng ta có thể gọi là “sự phân tán sự chú ý được lập trình” thông qua các hệ thống kỹ thuật số, bằng cách định hình chúng ta theo luận lý học của thị trường, làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thực tại. Kết quả là, chúng ta chứng kiến, thường là bất lực, một kiểu nguyên tử hóa lợi ích cuối cùng làm suy yếu nền tảng hiện hữu của chúng ta như một cộng đồng, khả năng tham gia theo đuổi lợi ích chung, lắng nghe nhau và hiểu quan điểm của nhau. Do đó, việc xác định một “kẻ thù” để công kích dường như là một cách không thể thiếu để khẳng định bản thân. Tuy nhiên, khi người khác trở thành “kẻ thù” của chúng ta, khi chúng ta coi thường cá tính và phẩm giá của họ để chế giễu và nhạo báng họ, chúng ta cũng mất đi khả năng tạo ra hy vọng. Như Don Tonino Bello đã quan sát, mọi xung đột “bắt đầu khi khuôn mặt cá nhân tan biến và biến mất”. [1] Chúng ta không được đầu hàng trước lối suy nghĩ này.
Đặt câu hỏi
Trong Thư thứ nhất của Thánh Phêrô (3:15-16).... Điều đáng chú ý là Thánh Tông đồ bảo chúng ta phải giải trình về hy vọng của mình “cho bất cứ ai đòi hỏi” nó. Các Kitô hữu không phải là những người chủ yếu “nói về” Chúa, nhưng là những người đồng cảm với vẻ đẹp của tình yêu của Người và một cách mới để trải nghiệm mọi thứ. Tình yêu của họ là tình yêu sống động, đặt ra câu hỏi và đòi hỏi một câu trả lời: Tại sao bạn sống như thế này? Tại sao bạn lại như thế này?
Truyền thông với sự dịu dàng
Câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi này phải được đưa ra “với sự dịu dàng và tôn kính”. Truyền thông Kitô giáo – nhưng tôi cũng muốn nói là truyền thông nói chung – phải thấm nhuần sự dịu dàng và gần gũi, giống như lời nói của những người bạn đồng hành trên đường. [...] Tôi mơ về một truyền thông có khả năng biến chúng ta thành những người bạn đồng hành, cùng bước đi với anh chị em của chúng ta và khuyến khích họ hy vọng trong thời điểm khó khăn này.
Martin Luther King: Cổ vũ bằng lời nói
Tôi mơ về một phương thức truyền thông không rao bán ảo tưởng hay nỗi sợ hãi, nhưng có thể đưa ra lý do để hy vọng. Martin Luther King đã từng nói: “Nếu tôi có thể giúp đỡ ai đó khi tôi đi qua, nếu tôi có thể cổ vũ ai đó bằng một lời nói hoặc bài hát... thì cuộc sống của tôi sẽ không vô ích”. [3] [...] Một người truyền thông giỏi đảm bảo rằng những người lắng nghe, đọc hoặc xem có thể tham gia, có thể đến gần, có thể tiếp xúc với phần tốt nhất của chính họ và bước vào những câu chuyện được kể bằng những thái độ này.
Đừng quên trái tim
Anh chị em thân mến, trước những thành tựu đáng kinh ngạc của công nghệ, tôi khuyến khích anh chị em hãy chăm sóc trái tim mình, cuộc sống nội tâm của mình. Điều đó có nghĩa là gì? Tôi xin chia sẻ với anh chị em một vài suy nghĩ.
Hãy khiêm nhường và đừng bao giờ quên khuôn mặt của những người khác; hãy nói với trái tim của những người đàn bà và đàn ông mà anh chị em phục vụ khi thực hiện công việc của mình.
Đừng để những phản ứng theo bản năng chi phối giao tiếp của anh chị em. Luôn luôn đọc hy vọng, ngay cả khi khó khăn, ngay cả khi phải trả giá, ngay cả khi dường như không đơm hoa kết trái. Cố gắng thúc đẩy một phương thức truyền thông có thể chữa lành vết thương của nhân loại chúng ta. Dành chỗ cho niềm tin chân thành, giống như một bông hoa mảnh khảnh nhưng bền bỉ, không khuất phục trước sự tàn phá của cuộc sống, mà nở rộ và phát triển ở những nơi bất ngờ nhất. Niềm tin đó nằm ở hy vọng của những bà mẹ hằng ngày cầu nguyện để thấy con mình trở về từ chiến hào xung đột, và ở hy vọng của những người cha di cư với nguy hiểm lớn để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Niềm tin đó cũng nằm ở hy vọng của những đứa trẻ bằng cách nào đó vẫn có thể chơi đùa, cười đùa và tin vào cuộc sống ngay cả giữa đống đổ nát của chiến tranh và trên những con phố nghèo đói của khu ổ chuột. Hãy là những người chứng kiến và thúc đẩy một phương thức truyền thông không gây hấn; giúp lan tỏa văn hóa quan tâm, xây dựng những cây cầu và phá vỡ những rào cản hữu hình và vô hình của thời điểm hiện tại. Hãy kể những câu chuyện thấm đẫm hy vọng, hãy quan tâm đến vận mệnh chung của chúng ta và cố gắng cùng nhau viết nên lịch sử tương lai của chúng ta. Tất cả những điều này các bạn có thể làm, và chúng ta có thể làm, với ân sủng của Chúa, mà Năm Thánh giúp chúng ta nhận được một cách dồi dào. Đây là lời cầu nguyện của tôi, và với nó, tôi chúc lành cho mỗi người trong các bạn và công việc của các bạn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Download các videos bằng 4K Video Downloader Plus
Đặng Tự Do
03:43 24/01/2025
Thông thường, chúng ta coi các videos trực tuyến. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến chúng ta có thể muốn tải các videos này xuống máy của mình. Có thể là chúng ta muốn xem khi đang ngồi chờ ở phi trường, hay trên máy bay; hay chúng ta muốn lưu lại làm tài liệu; hay muốn dùng cho một chương trình video; hay muốn chia sẻ trong cộng đoàn để tiết kiệm bandwidth.
4K Video Downloader Plus là một trong những công cụ giúp làm điều đó thật dễ dàng. Chúng ta có thể tải xuống bất kỳ video nào từ YouTube và nhiều sites khác với phẩm chất cao nhất có thể được mà không cần học hỏi gì nhiều. Chương trình còn cho phép tải xuống cả các phụ đề nếu muốn.
4K Video Downloader Plus có một đặc điểm quan trọng là ta có thể tải xuống cả một Play List. Một thí dụ điển hình là các videos về Kinh Thánh. Các nhà sản xuất có thể thực hiện nhiều videos, mỗi một video là một câu chuyện trong Kinh Thánh. Và họ bỏ vào một Play List. Dán URL của Play List đó vào 4K Video Downloader Plus, chúng ta có thể tải xuống hết tất cả các videos trong Play List đó trong một thao tác duy nhất. Các chuyến tông du của Đức Thánh Cha cũng thường được bỏ vào trong một Play List như hình sau.
4K Video Downloader Plus có hai versions. Version miễn phí và version phải trả một số tiền nhỏ.
Ngay cả với version miễn phí, chúng ta vẫn có thể tải xuống các videos với phẩm chất cao nhất và có thể tải xuống các Play List có tối đa là 24 videos.
Muốn tải xuống các Play List có nhiều videos hơn, bạn có thể trả một số tiến nhỏ để mua version chuyên nghiệp. Thông thường, bạn có thể phải trả 15 đô la Mỹ dùng được cho 3 máy.
Có nhiều cách để tải xuống các videos mà bạn muốn lưu giữ trên máy, nhưng đơn giản nhất là dán URL vào 4K Video Downloader Plus. Sau đó, bạn có thể chỉ định phẩm chất mà bạn muốn lưu video và định dạng file.
Để đơn giản hóa mọi thứ, bạn có thể kích hoạt chế độ thông minh (Smart Mode) để tất cả các videos được tải xuống tự động bằng cùng một cài đặt.
Chương trình 4K Video Downloader Plus có thể tải xuống tại đây:
https://www.4kdownload.com/downloads/34#videodownloaderplus
Quý vị và anh chị em cũng có thể tải xuống một video của Youtube và chỉ lưu trữ âm thanh dưới dạng MP3 bằng chương trình 4K Youtube to MP3. Xin nhấn vào đây.
https://www.4kdownload.com/downloads/34#videotomp3
Bên cạnh đó, quý vị và anh chị em cũng có thể tải xuống nội dung của một tài khoản Instagram bằng chương trình 4K Stogram. Xin nhấn vào đây.
https://www.4kdownload.com/downloads/34#stogram
4K Video Downloader Plus là một trong những công cụ giúp làm điều đó thật dễ dàng. Chúng ta có thể tải xuống bất kỳ video nào từ YouTube và nhiều sites khác với phẩm chất cao nhất có thể được mà không cần học hỏi gì nhiều. Chương trình còn cho phép tải xuống cả các phụ đề nếu muốn.
4K Video Downloader Plus có một đặc điểm quan trọng là ta có thể tải xuống cả một Play List. Một thí dụ điển hình là các videos về Kinh Thánh. Các nhà sản xuất có thể thực hiện nhiều videos, mỗi một video là một câu chuyện trong Kinh Thánh. Và họ bỏ vào một Play List. Dán URL của Play List đó vào 4K Video Downloader Plus, chúng ta có thể tải xuống hết tất cả các videos trong Play List đó trong một thao tác duy nhất. Các chuyến tông du của Đức Thánh Cha cũng thường được bỏ vào trong một Play List như hình sau.
4K Video Downloader Plus có hai versions. Version miễn phí và version phải trả một số tiền nhỏ.
Ngay cả với version miễn phí, chúng ta vẫn có thể tải xuống các videos với phẩm chất cao nhất và có thể tải xuống các Play List có tối đa là 24 videos.
Muốn tải xuống các Play List có nhiều videos hơn, bạn có thể trả một số tiến nhỏ để mua version chuyên nghiệp. Thông thường, bạn có thể phải trả 15 đô la Mỹ dùng được cho 3 máy.
Có nhiều cách để tải xuống các videos mà bạn muốn lưu giữ trên máy, nhưng đơn giản nhất là dán URL vào 4K Video Downloader Plus. Sau đó, bạn có thể chỉ định phẩm chất mà bạn muốn lưu video và định dạng file.
Để đơn giản hóa mọi thứ, bạn có thể kích hoạt chế độ thông minh (Smart Mode) để tất cả các videos được tải xuống tự động bằng cùng một cài đặt.
Chương trình 4K Video Downloader Plus có thể tải xuống tại đây:
https://www.4kdownload.com/downloads/34#videodownloaderplus
Quý vị và anh chị em cũng có thể tải xuống một video của Youtube và chỉ lưu trữ âm thanh dưới dạng MP3 bằng chương trình 4K Youtube to MP3. Xin nhấn vào đây.
https://www.4kdownload.com/downloads/34#videotomp3
Bên cạnh đó, quý vị và anh chị em cũng có thể tải xuống nội dung của một tài khoản Instagram bằng chương trình 4K Stogram. Xin nhấn vào đây.
https://www.4kdownload.com/downloads/34#stogram
Văn Hóa
Ông Táo
Lm Vũđình Tường
06:23 24/01/2025
Đầu năm mới nhắc truyện cũ, truyện Ông Táo. Đây là câu truyện răn đời với nhiều bài học luân lí có giá trị cho cả vua quan lẫn dân giả. Truyện kể chàng tiều phu nghèo sống nghề lượm củi trong rừng. Ngày kia chàng được tiên ông cho chai thuốc thần. Trên đường về chàng gặp bộ xương chó; thử bôi thuốc vào xương, chó sống lại. Về nhà chàng bôi thuốc cho vợ, nàng thành nàng tiên tuyệt vời. Bọn trộm rình ăn cắp thuốc không thành; chúng bắt cóc nàng; tiền chuộc là chai thuốc thần. Ỷ có thuốc thần chàng làm ngơ. Bọn trộm giết nàng. Ác độc hơn chúng moi gan vất đi. Vì thiếu gan, chàng dùng gan chó thay vào và dùng đất làm gan cho chó. Vì thế gan có mầu nâu đất và ăn vào cũng giống như ăn đất. Ai đi đêm, dù rất êm, chó vẫn nhận biết bởi động thổ là động đến tim gan chó. Chữa trị cho vợ xong, chàng đổ nước rửa tay ra sau vuờn, một chút thuốc dính tay cũng làm cho hành mọc cao hai thước, húng quế một thước. Câu 'hành hai thước, quế một thước' là câu chỉ riêng hai vợ chồng chàng biết.
Nhà vua đòi nàng tiên vào hoàng cung. Nàng tiên giả câm. Lương y hoàng gia bó tay, thất bại. Vua triệu chàng vào cung. Vua thay đổi y phục cho y. Vua thành tiều phu gánh củi; tiều phu trở thành vua. Áo mão, cân đai, tiều phu thật thay vì ân xá lại trả thù ra lệnh xử tử tiều phu giả. Hoàng cung rất rộng, không biết Công chúa ở đâu nên tiều phu thật hát câu 'hành hai thước, quế một thước'. Người hát câu đó là chồng mình. Trên hành lang công chúa thấy chồng bị ngọn lửa thiêu rụi, vì thương chồng nên công chúa gieo mình vào đống lửa, chung thuỷ chết cùng chàng. Tiều phu giả đóng vai vua nhảy vào cứu công chúa. Cả ba cùng chết. Bởi sọ người nào trông cũng giống nhau nên cả ba sọ kết thành ba đầu lâu Táo. Chuyện Ông Táo đưa ra nhiều bài học luân lí để đời.
1. Làm lớn mà mê sắc dục sẽ không còn tâm trí chu toàn việc chung. Trường hợp nhà vua trong chuyện chết thảm.
2. Quyền hành, chức tước, ngai vàng là những thứ đến từ bên ngoài. Tiều phu trở thành vua nhờ khoác chiếc áo cẩm bào vua ban. Chức tước, quyền thế, đều được ban cho. Có ngày nhận chức thì cũng có ngày mất chức. Chàng có quyền chọn lựa thứ tha hay trả thù và chàng chọn trả thù.
3. Quyền thế rất dễ dẫn đến lạm quyền. Trước đây nghèo nàn, tiều phu hiền hoà, dễ mến, khiêm như. Có áo mão, cân đai, chàng thay đổi thành cao ngạo.
4. Hôn nhân đòi hỏi bàn thảo, chung quyết định trong những công việc, chương trình lớn. Quyết đoán trong hôn nhân dẫn đến hiểu lầm.
5. Hôn nhân đòi hỏi đối thoại, chia sẻ. Tưởng người bạn đường biết là điều tối kị, bởi đôi khi điều mình tưởng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ, hiểu lầm, đau khổ, chia tay, tan rã.
7. Nàng công chúa phản đối nhà vua giả câm, bất bạo động, giả câm. Bất bạo động bảo vệ sinh mạng nàng và hiệu quả không ngờ.
7. Điểm cuối là điểm cần bàn thảo bởi điều này thích hợp với mục đích của Năm Thánh. Năm Thánh kêu gọi mọi người sống tinh thần độ lượng, hoà giải, thứ tha. Để có cuộc sống thanh bình, an vui, hạnh phúc trong yêu thương, cần phải tha thứ.
Hằn thù, trả đũa dẫn đến diệt vong. Nếu chàng tiều phu chọn tha nhà vua, chàng hẳn có cuộc sống gia đình vui vẻ, hạnh phúc, có con ăn đầy tớ, quyền hành, binh quyền trong tay. Do mau mắn trả thù chàng vừa mất vợ vừa mất mạng. Hằn thù gây lên thù hằn khôn nguôi. Thù càng sâu đậm đời sống càng khổ bởi thù và an bình không chung sống cùng mái nhà. Chính thù hằn là nguyên nhân chính gây nên mọi thứ tâm bệnh.
Tha thứ có sức mạnh chữa lành con tim rỉ máu. Tha thứ mang lại bình an, hoan lạc, thanh bình. Tha thứ là nguồn sống vui, hạnh phúc. Tha thứ có sức mạnh biến con tim sỏi đá thành con tim bằng thịt biết yêu mến.
Năm Thánh Giáo Hội mời gọi con cái mình sống tinh thần cởi mở, tha thứ; tránh trói buộc, tránh chì chiết. Đáp lại thù oán bằng tình thương, rộng lượng, thứ tha. Đối xử công bằng, sống tinh thần thương người như thương ta. Ước mong năm hồng ân, Năm Thánh mang an vui cho những tâm hồn thiện tâm.
TiengChuong.org
Nhà vua đòi nàng tiên vào hoàng cung. Nàng tiên giả câm. Lương y hoàng gia bó tay, thất bại. Vua triệu chàng vào cung. Vua thay đổi y phục cho y. Vua thành tiều phu gánh củi; tiều phu trở thành vua. Áo mão, cân đai, tiều phu thật thay vì ân xá lại trả thù ra lệnh xử tử tiều phu giả. Hoàng cung rất rộng, không biết Công chúa ở đâu nên tiều phu thật hát câu 'hành hai thước, quế một thước'. Người hát câu đó là chồng mình. Trên hành lang công chúa thấy chồng bị ngọn lửa thiêu rụi, vì thương chồng nên công chúa gieo mình vào đống lửa, chung thuỷ chết cùng chàng. Tiều phu giả đóng vai vua nhảy vào cứu công chúa. Cả ba cùng chết. Bởi sọ người nào trông cũng giống nhau nên cả ba sọ kết thành ba đầu lâu Táo. Chuyện Ông Táo đưa ra nhiều bài học luân lí để đời.
1. Làm lớn mà mê sắc dục sẽ không còn tâm trí chu toàn việc chung. Trường hợp nhà vua trong chuyện chết thảm.
2. Quyền hành, chức tước, ngai vàng là những thứ đến từ bên ngoài. Tiều phu trở thành vua nhờ khoác chiếc áo cẩm bào vua ban. Chức tước, quyền thế, đều được ban cho. Có ngày nhận chức thì cũng có ngày mất chức. Chàng có quyền chọn lựa thứ tha hay trả thù và chàng chọn trả thù.
3. Quyền thế rất dễ dẫn đến lạm quyền. Trước đây nghèo nàn, tiều phu hiền hoà, dễ mến, khiêm như. Có áo mão, cân đai, chàng thay đổi thành cao ngạo.
4. Hôn nhân đòi hỏi bàn thảo, chung quyết định trong những công việc, chương trình lớn. Quyết đoán trong hôn nhân dẫn đến hiểu lầm.
5. Hôn nhân đòi hỏi đối thoại, chia sẻ. Tưởng người bạn đường biết là điều tối kị, bởi đôi khi điều mình tưởng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ, hiểu lầm, đau khổ, chia tay, tan rã.
7. Nàng công chúa phản đối nhà vua giả câm, bất bạo động, giả câm. Bất bạo động bảo vệ sinh mạng nàng và hiệu quả không ngờ.
7. Điểm cuối là điểm cần bàn thảo bởi điều này thích hợp với mục đích của Năm Thánh. Năm Thánh kêu gọi mọi người sống tinh thần độ lượng, hoà giải, thứ tha. Để có cuộc sống thanh bình, an vui, hạnh phúc trong yêu thương, cần phải tha thứ.
Hằn thù, trả đũa dẫn đến diệt vong. Nếu chàng tiều phu chọn tha nhà vua, chàng hẳn có cuộc sống gia đình vui vẻ, hạnh phúc, có con ăn đầy tớ, quyền hành, binh quyền trong tay. Do mau mắn trả thù chàng vừa mất vợ vừa mất mạng. Hằn thù gây lên thù hằn khôn nguôi. Thù càng sâu đậm đời sống càng khổ bởi thù và an bình không chung sống cùng mái nhà. Chính thù hằn là nguyên nhân chính gây nên mọi thứ tâm bệnh.
Tha thứ có sức mạnh chữa lành con tim rỉ máu. Tha thứ mang lại bình an, hoan lạc, thanh bình. Tha thứ là nguồn sống vui, hạnh phúc. Tha thứ có sức mạnh biến con tim sỏi đá thành con tim bằng thịt biết yêu mến.
Năm Thánh Giáo Hội mời gọi con cái mình sống tinh thần cởi mở, tha thứ; tránh trói buộc, tránh chì chiết. Đáp lại thù oán bằng tình thương, rộng lượng, thứ tha. Đối xử công bằng, sống tinh thần thương người như thương ta. Ước mong năm hồng ân, Năm Thánh mang an vui cho những tâm hồn thiện tâm.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
TT Trump: Hạ giá dầu để Nga sạt nghiệp ắt cứu được Ukraine. Sĩ quan Nga tàn bạo, Ukraine thắng lớn
VietCatholic Media
02:47 24/01/2025
1. Tổng thống Donald Trump nói rằng Putin có lỗi khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa kết thúc
Tổng thống Donald Trump đổ lỗi trực tiếp cho Vladimir Putin về việc cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang diễn ra — một ngày sau khi đe dọa sẽ áp thuế quan và lệnh trừng phạt lớn đối với các sản phẩm của Nga nếu ông không đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột.
Phát biểu trong bài phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông sẽ hạ giá dầu, bởi vì “nếu giá dầu giảm, chiến tranh Nga-Ukraine sẽ kết thúc ngay lập tức”, đồng thời nói thêm: “Đã đến lúc chấm dứt nó”.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng chiến tranh ở Ukraine sẽ kết thúc vào thời điểm WEF quay trở lại Davos sau một năm hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, bạn sẽ phải hỏi Nga. Ukraine đã sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận”.
Những bình luận này rõ ràng đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa về cuộc chiến đang diễn ra, vì doanh thu từ năng lượng của Nga đang tài trợ cho quỹ chiến tranh của nước này, và là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan điểm đang thay đổi của Tổng thống Donald Trump về xung đột và sự ấm lên trong quan hệ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Sự việc xảy ra sau khi Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên vào thứ Ba rằng “Zelenskiy đã nói với tôi rằng ông ấy muốn đạt được một thỏa thuận”. Nhưng, ông nói thêm tại Phòng Bầu dục vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình, “Tôi không biết Putin có làm vậy không... Ông ấy có thể không. Tôi nghĩ ông ấy nên đạt được một thỏa thuận. Tôi nghĩ ông ấy đang hủy hoại nước Nga bằng cách không đạt được một thỏa thuận”, ám chỉ đến nền kinh tế đang suy yếu và lạm phát của đất nước.
Về phần mình, Zelenskiy đã nhiều lần liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để chứng minh rằng chính Mạc Tư Khoa, chứ không phải Kyiv, mới là bên cản trở thỏa thuận hòa bình — một thông điệp mà Tổng thống Donald Trump đã nghe rõ.
Trong bài phát biểu của mình tại Davos vào thứ Ba, Zelenskiy cũng tìm cách thu hút Tổng thống Donald Trump bằng cách nhắc lại một số quan điểm của ông về nhu cầu Âu Châu phải “tăng cường” và chịu trách nhiệm về an ninh của chính mình, đồng thời ủng hộ mục tiêu chi tiêu 5 phần trăm cho NATO.
Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông sẽ bảo đảm an ninh cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Âu Châu. “Vâng, tôi sẽ làm vậy. Tôi sẽ bảo đảm rằng bạn sẽ có được nó. Nếu chúng ta đạt được thỏa thuận, chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận. Bạn sẽ có được nó.”
Hoa Kỳ hiện là đối tác khí đốt lớn thứ hai và là nhà cung cấp LNG lớn nhất của Liên minh Âu Châu, sau khi Nga cắt nguồn cung sau cuộc xâm lược toàn diện của nước này vào Ukraine. Nhưng Tổng thống Donald Trump có ít quyền lực để thúc đẩy xuất khẩu trong ngắn hạn và căng thẳng thương mại tiềm tàng giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu có thể ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt.
Vào thứ năm, Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông sẽ “yêu cầu tất cả các quốc gia [NATO] tăng chi tiêu quốc phòng lên 5 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội, mức mà đáng lẽ phải đạt được từ nhiều năm trước”. Hiện tại, mục tiêu chi tiêu của NATO là 2 phần trăm, với 24 trong số 32 quốc gia đạt được mục tiêu đó.
Tuy nhiên, trong khi Tổng thống Donald Trump trước đây chỉ trích các thành viên NATO vì chi tiêu quốc phòng kém hiệu quả và những vấn đề nhận thức khác, thì trong bài phát biểu tại WEF hôm thứ Năm, ông dường như lại dùng giọng điệu hòa giải khi nói rằng: “Tôi yêu Âu Châu, tôi yêu các quốc gia Âu Châu”.
Tổng thống Donald Trump cũng cho biết ông đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một trong những đồng minh quan trọng của Nga, và yêu cầu ông gây áp lực với Putin để chấm dứt chiến tranh.
“ Hy vọng Trung Quốc có thể giúp chúng ta chấm dứt chiến tranh với Nga... Họ có rất nhiều quyền lực đối với tình hình đó và chúng ta sẽ hợp tác với họ. Và tôi đã đề cập đến điều đó trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập và hy vọng chúng ta có thể hợp tác và chấm dứt điều đó.”
Tổng thống Donald Trump cũng chỉ trích kết quả bầu cử tổng thống năm 2024 của Putin, mà ông đã “chiến thắng” với tỷ lệ ủng hộ khó tin là 88 phần trăm, gọi đó là “thật nực cười”.
[Politico: Donald Trump says it’s Putin’s fault Ukraine war isn’t over]
2. ‘Tiểu đoàn chống nạng’ của Nga đầy những người lính khập khiễng là mục tiêu dễ dàng cho máy bay điều khiển từ xa của Ukraine
Mặc dù mất hơn 800.000 quân lính tử trận và bị thương trong ba năm đầu của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn với Ukraine, quân đội Nga vẫn duy trì được lực lượng tiền tuyến không dưới 600.000 quân ở Ukraine và miền tây nước Nga. Con số đó đủ để quân đội Nga có lợi thế về nhân lực so với quân đội Ukraine trong tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Điện Cẩm Linh không phải vật lộn để tạo ra quân lính mới. Ít nhất một chỉ huy tuyệt vọng của Nga, Tập đoàn quân vũ trang hợp nhất số 20, đã thành lập các nhóm tấn công gồm những người bị thương đi lại—bao gồm cả những người đàn ông bị thương đi lại bằng nạng—và đưa họ vào trận chiến với kết quả bi thảm có thể dự đoán trước.
Có tin đồn vài tháng trước rằng một số chỉ huy Nga đã ra lệnh cho những người đàn ông bị thương trở lại chiến đấu. Có lẽ bằng chứng rõ ràng đầu tiên về “tiểu đoàn nạng” đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội vào tuần trước. Một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã phát hiện ra một nhóm tấn công của Nga chủ yếu gồm những người đàn ông chống nạng đang tập tễnh vào vị trí để tấn công các vị trí của Ukraine xung quanh Pokrovsk, một thành phố pháo đài ở miền đông Ukraine, hiện là địa điểm diễn ra nỗ lực chiến tranh của Nga ở phía đông.
Máy bay điều khiển từ xa thả bom đã nhanh chóng tiêu diệt những kẻ tấn công, tàn sát chúng một cách tàn nhẫn mặc dù chúng bị thương và khả năng tấn công rõ ràng là hạn chế.
Những gì thoạt đầu có vẻ như là một sự bất thường—một sự lãng phí sinh mạng kỳ lạ có thể được ra lệnh bởi một chỉ huy người Nga tàn ác—giờ đây có vẻ mang tính hệ thống hơn. Vào hoặc ngay trước thứ Ba, một người lính Nga từ CAA 20 đã ghi lại một đoạn video về những người bị thương đang đi bộ tập hợp cho một cuộc tấn công trong các khu rừng dường như nằm ngoài Pokrovsk. “Người đàn ông đang sử dụng nạng để làm nhiệm vụ”, người lính trầm ngâm trong video, được dịch hữu ích bởi nhà phân tích người Estonia WarTranslated. “Cái quái gì thế?”
Sự gia tăng của các tiểu đoàn nạng trên ít nhất một mặt trận trong cuộc chiến của Nga với Ukraine phủ nhận quy mô lớn của lực lượng Nga tại Ukraine. Đúng vậy, có 600.000 người Nga ở miền đông và miền nam Ukraine cũng như xung quanh các lực lượng nhỏ nổi bật của Ukraine xâm lược ở Kursk phía tây nước Nga. Không, không phải tất cả 600.000 quân đó đều thực sự phù hợp để chiến đấu.
Áp lực lên hệ thống nhân lực của Điện Cẩm Linh ngày càng gia tăng khi sự mở rộng của quân đoàn máy bay điều khiển từ xa Ukraine và việc Nga mất 15.000 xe chiến đấu buộc các chỉ huy Nga phải giữ lại số ít xe tăng và xe chiến đấu hiện đại còn sót lại và thay vào đó là điều động bộ binh - đi bộ và thường không có nhiều sự hỗ trợ.
Các cuộc tấn công đầu tiên của bộ binh có hiệu quả. Những người lính riêng lẻ phân tán trên địa hình gồ ghề là mục tiêu khó khăn hơn đối với máy bay điều khiển từ xa luôn hiện diện của Ukraine so với các nhóm cơ giới có xe tăng và xe chiến đấu lớn, dễ phát hiện.
“Mỗi lần” các trung đoàn Nga cố gắng tấn công bằng xe cộ, “kết quả là con số không”, một blogger người Nga than thở gần đây trong một bức thư được WarTranslated dịch. Nhưng “bộ binh, với sự hỗ trợ của pháo binh và máy bay điều khiển từ xa, từ từ nhưng chắc chắn chiếm được từng hàng cây một”.
Tuy nhiên, chi phí cho bộ binh là rất lớn. Thương vong hàng ngày của Nga đã tăng đột biến khi học thuyết của Nga phát triển theo hướng ưu tiên bộ binh hơn xe cộ. Theo Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy cao cấp của Ukraine, Nga đã chịu 434.000 thương vong, trong đó có 150.000 người chết vào năm 2024. Con số này cao hơn nhiều so với số quân Nga tử trận và bị thương trong hai năm trước cộng lại.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 12 rằng thiệt hại của Ukraine thấp hơn nhiều: tổng cộng có 43.000 người thiệt mạng và 370.000 người bị thương kể từ tháng 2 năm 2022.
Tấn công bằng bộ binh thay vì xe cộ sẽ tận dụng được lợi thế của Nga - sức người - nhưng có nguy cơ lãng phí lợi thế đó để giành được những vùng lãnh thổ tương đối khiêm tốn mà Nga đã đạt được trong năm ngoái.
Con người là nguồn tài nguyên tái tạo, nhưng không nhanh chóng hoặc dễ dàng tái tạo. Việc ngày càng nhiều người Nga khập khiễng bước vào cuộc chiến bằng nạng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Điện Cẩm Linh đang tiêu tốn nguồn nhân lực nhanh hơn là tái tạo chúng.
[Forbes: Russian ‘Crutch Battalions’ Full Of Limping Soldiers Are Easy Targets For Ukrainian Drones]
3. Ngũ Giác Đài cho biết lệnh đình chỉ bổ sung nước ngoài trong 90 ngày của Tổng thống Donald Trump không ảnh hưởng đến việc giao vũ khí cho Ukraine
Lệnh hành pháp của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đình chỉ các chương trình viện trợ nước ngoài trong 90 ngày không áp dụng cho viện trợ quân sự cho Ukraine, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, xác nhận ngày 23 tháng Giêng.
Ông cho biết: “Việc hỗ trợ an ninh cho Ukraine không phải tuân theo các hạn chế của lệnh viện trợ nước ngoài gần đây vì nó chỉ áp dụng cho các chương trình phát triển, không phải hỗ trợ quân sự”.
Các hợp đồng theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI và việc giao vũ khí từ các kho vũ khí của Hoa Kỳ theo Quyền hạn Cạn kiệt của Tổng thống, gọi tắt là PDA sẽ không bị ảnh hưởng.
Các chương trình này, cùng với nhiều chương trình khác, đã được khởi xướng dưới thời chính quyền của Tổng thống Biden.
Trong khi viện trợ quân sự cho Ukraine được miễn lệnh đình chỉ 90 ngày, tình trạng của các chương trình phát triển và nhân đạo vẫn chưa chắc chắn và vẫn đang được xem xét.
Lệnh đình chỉ trong 90 ngày được Tòa Bạch Ốc công bố vào ngày 20 tháng Giêng, là một trong nhiều sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Donald Trump đã thông qua kể từ khi trở thành tổng thống.
Trong tài liệu, Tổng thống Donald Trump viết rằng “ngành công nghiệp viện trợ nước ngoài và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ không phù hợp với lợi ích của Mỹ và trong nhiều trường hợp trái ngược với các giá trị của Mỹ”, mà không đề cập đến ví dụ cụ thể.
Ngoài viện trợ phát triển, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Kyiv 66 tỷ đô la viện trợ quân sự kể từ khi cuộc chiến toàn diện của Nga nổ ra vào năm 2022.
[Kyiv Independent: Trump’s 90-day foreign add suspension order does not impact weapon deliveries to Ukraine, Pentagon says]
4. Tùy thuộc vào ý nghĩa của “thỏa thuận” — Điện Cẩm Linh phản ứng với các mối đe dọa trừng phạt của Tổng thống Donald Trump
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy cho biết vào ngày 22 tháng Giêng, Nga sẽ phải xác định ý của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi nói đến “thỏa thuận” trước khi tham gia đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến toàn diện ở Ukraine.
Phát biểu của Polyanskiy được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu nước này không “đạt được thỏa thuận” chấm dứt chiến tranh.
“Nếu không đạt được thỏa thuận, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng mức thuế, thuế quan và lệnh trừng phạt cao đối với bất kỳ mặt hàng nào mà Nga bán cho Hoa Kỳ và các quốc gia tham gia khác”, ông đăng trên nền tảng mạng xã hội Truth Social của mình vào đầu ngày 22 tháng Giêng.
“Chúng ta có thể thực hiện theo cách dễ dàng hoặc theo cách khó khăn.”
Đáp lại, Polyanskiy cho biết Mạc Tư Khoa sẽ phải xác định mục đích của Tổng thống Donald Trump trước khi tham gia bất kỳ thỏa thuận nào.
Polyanskiy nói với Reuters rằng: “Vấn đề không chỉ là chấm dứt chiến tranh”.
“Trước hết và quan trọng nhất là vấn đề giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Ukraine. Vì vậy, chúng ta phải xem 'thỏa thuận' có nghĩa là gì theo cách hiểu của Tổng thống Donald Trump.”
Ông nói thêm rằng Tổng thống Donald Trump có cơ hội chấm dứt “chính sách độc hại” hiện tại của Washington đối với Nga.
Tổng thống Donald Trump vẫn chưa đưa ra một kế hoạch chi tiết cho hòa bình ở Ukraine, mặc dù đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột. Trong khi ông thường xuyên nhắc đến mối quan hệ tốt đẹp của mình với Putin, những bình luận của ông về Mạc Tư Khoa trong những ngày gần đây đã có phần cứng rắn hơn.
Khi được hỏi vào ngày 21 Tháng Giêng liệu ông có áp dụng thêm lệnh trừng phạt nếu Putin từ chối đàm phán hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Có vẻ là có”. Nhóm của ông được cho là đang vạch ra một chiến lược trừng phạt để gây áp lực buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.
Cho đến nay, Nga đã bác bỏ mọi đề xuất hòa bình được đưa tin từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và duy trì tham vọng xâm lược hoàn toàn bốn khu vực của Ukraine —Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.
Tổng thống Donald Trump cho biết các sắp xếp cho một cuộc gặp trực tiếp với Putin hiện đang được tiến hành.
[Kyiv Independent: Depends what 'deal' means — Cẩm Linh responds to Tổng thống Donald Trump's sanctions threats]
5. ISW: Nếu Bình Nhưỡng tung 100.000 quân vào Nga, số quân Bắc Hàn mất hàng tháng ở Ukraine có thể lên tới 45.000
Theo đánh giá chiến dịch tấn công của Nga do Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW công bố ngày 23 tháng Giêng, Bắc Hàn có thể mất từ 30.000 đến 45.000 quân mỗi tháng tại Ukraine sau khi điều thêm quân ra tiền tuyến.
Theo báo cáo, Bình Nhưỡng sẽ gửi thêm 100.000 quân tới chiến trường vào giữa tháng 3 và nếu họ duy trì tốc độ tấn công hiện tại ở Kursk, họ có thể phải chịu tổn thất đáng kể, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington cho biết trong đánh giá gần đây.
Dự đoán của ISW rằng Bắc Hàn có thể mất tới 45.000 binh lính mỗi tháng cho thấy họ không có khả năng duy trì nỗ lực chiến tranh ở Kursk, cho thấy họ không chuẩn bị cho trận chiến. Hơn nữa, việc mất quân liên tục sẽ chỉ làm tăng thêm vấn đề nhân lực của Nga và có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng.
Một quan chức quốc phòng cao cấp giấu tên của Hoa Kỳ nói với tờ New York Times rằng quân tiếp viện của Bắc Hàn dự kiến sẽ đến “trong vòng hai tháng tới”, nhưng họ không nêu rõ số lượng quân, liệu Bình Nhưỡng có luân chuyển lực lượng hay không hoặc liệu họ có tăng quy mô tổng lực lượng tại Nga hay không.
Nam Hàn trước đó đã đưa tin vào cuối tháng 12 rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn, gọi tắt là DPRK sẽ điều động thêm quân và gửi thêm thiết bị tới Nga sau khi Bắc Hàn chịu tổn thất đáng kể. Nga trước đó đã bác bỏ các báo cáo về quân đội Bắc Hàn chiến đấu ở Kursk là “tin giả”.
Lưu ý về khoảng thời gian mà quân đội Bắc Hàn được cho là đã huấn luyện ít nhất một tháng ở miền đông nước Nga trước khi tham chiến, ISW viết: “Dòng thời gian này gần như phù hợp với khả năng một nhóm quân đội Bắc Hàn mới có thể được huấn luyện và thay thế nhóm quân Bắc Hàn đang thu hẹp ở Tỉnh Kursk vào giữa tháng 4 năm 2025, với giả định rằng nhóm quân Bắc Hàn tiếp theo được báo cáo sẽ huấn luyện trong cùng thời gian như những người tiền nhiệm của họ và điều động tới Nga vào cuối Tháng Giêng hoặc đầu tháng 2 năm 2025”.
Một phần của vấn đề bắt nguồn từ việc thiếu khả năng giao tiếp giữa hai lực lượng. Ngoài hai vụ đụng độ được cho là giữa các lực lượng đồng minh do “lỗi nhận dạng quân lính”, một chỉ huy người Ukraine tuyên bố rằng quân đội Bắc Hàn đã bổ sung một phiên dịch viên nói tiếng Nga, nhưng cho rằng “những nhóm này vẫn chưa thực sự hiệu quả”.
Do đó, ISW đánh giá rằng “Tỷ lệ thương vong cao của Bắc Hàn và những khó khăn trong khả năng tương tác với lực lượng Nga sẽ ảnh hưởng đến những bài học mà bộ chỉ huy quân sự Bắc Hàn rút ra được từ cuộc chiến với Nga”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 3.800 binh sĩ Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Kursk vào đầu tháng Giêng, khi giao tranh leo thang ở tiền tuyến.
Tổng cộng có 12.000 binh lính Bắc Hàn ban đầu bị gọi nhập ngũ tới Nga và lần đầu tiên được báo cáo là đã tham chiến vào tháng 11 năm 2024. Vì họ không tham gia chiến đấu nghiêm chỉnh kể từ năm 1953 nên quân đội dường như không được chuẩn bị đầy đủ và do đó phải chịu thương vong cao như vậy.
Anton Gerashchenko, cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, đã viết trên X, trước đây gọi là Twitter: “Bắc Hàn sẽ sớm gửi một nhóm quân nhân mới đến cuộc chiến chống lại Ukraine, tờ New York Times đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ Ngũ Giác Đài. Theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Hoa Kỳ, quân tiếp viện dự kiến sẽ được gửi đến “trong vòng hai tháng tới”. Nhìn chung, quân đội của Bắc Hàn có 1,2 triệu người. Đây là một trong những đội quân chính quy lớn nhất thế giới. Mùa thu năm ngoái, Bắc Hàn đã gửi khoảng 11.000 binh lính đến hỗ trợ lực lượng của Mạc Tư Khoa ở khu vực Kursk, miền Nam nước Nga.”
“Kể từ lần giao tranh đầu tiên vào đầu tháng 12, khoảng một phần ba số binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương, các quan chức Ukraine và Mỹ cho biết,” Gerashchenko nói thêm. “Ngay cả trước khi gửi quân đến Nga, Bắc Hàn đã là một bên ủng hộ chính cho nỗ lực chiến tranh của Nga. Theo các quan chức tình báo phương Tây và Ukraine, họ đã gửi cho Mạc Tư Khoa hàng triệu quả đạn pháo — hiện chiếm khoảng một nửa số đạn dược được bắn ra hàng ngày của Nga — và hơn 100 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn.”
Trong một bình luận trước đó, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov mô tả các báo cáo về quân đội Bắc Hàn ở tiền tuyến là “mâu thuẫn”, nói rằng: “Bắc Hàn là nước láng giềng gần gũi, là đối tác của chúng tôi và chúng tôi đang phát triển quan hệ của mình trong mọi lĩnh vực. Đây là quyền chủ quyền của chúng tôi. Điều này không nên khiến bất kỳ ai lo lắng vì sự hợp tác này không nhằm vào các nước thứ ba “.
Peskov nói thêm: “Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục phát triển sự hợp tác này.”
Người ta không biết Ukraine và các cường quốc sẽ phản ứng thế nào nếu Bắc Hàn điều động thêm quân và thiết bị tới Nga và nếu quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn hỗ trợ Mạc Tư Khoa chiếm thêm lãnh thổ.
[Newsweek: North Korea's Monthly Troop Losses in Ukraine Could Reach 45,000: ISW]
6. Kallas cho biết Nga có thể thách thức khả năng sẵn sàng phòng thủ của Liên Hiệp Âu Châu trong vòng 5 năm
Các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu cảnh báo rằng Nga có thể thử thách khả năng sẵn sàng tự vệ của khối trong vòng ba đến năm năm tới, kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng và tăng cường hợp tác quân sự giữa các quốc gia thành viên.
Phát biểu tại cuộc họp của Cơ quan Quốc phòng Âu Châu, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas nhấn mạnh rằng khối này phải hành động quyết đoán để chống lại việc quân sự hóa ngày càng gia tăng của Nga, với việc nhà độc tài Vladimir Putin phân bổ hơn một phần ba ngân sách quốc gia cho chi tiêu quân sự - gấp ba lần so với trước cuộc xâm lược Ukraine.
“Đây là một quốc gia quân sự hóa mạnh mẽ, là mối đe dọa hiện hữu đối với tất cả chúng ta,” Kallas cảnh báo, trích dẫn các báo cáo tình báo cho rằng Nga đang chuẩn bị cho các hành động khiêu khích tiếp theo. “Chúng ta sắp hết thời gian rồi. Người Ukraine đang chiến đấu vì tự do của họ và của chúng ta. Họ đang mua thời gian cho chúng ta.”
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đồng tình với mối lo ngại của Kallas. Phát biểu với các nhà báo ở Lithuania, ông đã cảnh báo rằng Nga có thể có khả năng tấn công lãnh thổ NATO trong vòng năm đến sáu năm tới do quá trình công nghiệp hóa quân sự nhanh chóng của nước này.
“Đến năm 2029 hoặc 2030, Putin có thể tăng cường quân đội của mình đến mức Nga có khả năng tấn công NATO”, Pistorius nói, theo Delfi. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng Nga hiện sản xuất nhiều vũ khí và đạn dược hơn trong nhiều tháng so với toàn bộ Liên Hiệp Âu Châu sản xuất trong một năm.
Ủy viên phụ trách quốc phòng và vũ trụ trả lời các nhà báo Ukraine vào cuối năm 2024 rằng Liên Hiệp Âu Châu dự kiến sẽ sản xuất khoảng hai triệu quả đạn pháo vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng Âu Châu khó có thể tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược cho Ukraine trong những năm tới.
Liên Hiệp Âu Châu đã cam kết hỗ trợ hơn 130 tỷ euro cho Ukraine, bao gồm gần 50 tỷ euro viện trợ quân sự. Các quốc gia thành viên cũng đã đào tạo 75.000 binh lính Ukraine và áp đặt lệnh trừng phạt mở rộng đối với Nga. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu vẫn kiên quyết rằng cần phải làm nhiều hơn nữa.
“Nga đang chi 9% GDP cho quốc phòng, trong khi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu chỉ chi trung bình 1,9%. Điều này gửi đi một tín hiệu nguy hiểm đến kẻ xâm lược. Sự yếu kém sẽ mời gọi chúng vào cuộc”, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu lưu ý.
Để giải quyết những thách thức này, Liên Hiệp Âu Châu đang soạn thảo Chiến lược Chuẩn bị nhấn mạnh vào sự hội nhập quốc phòng mạnh mẽ hơn mà không thành lập một quân đội Âu Châu duy nhất. Thay vào đó, kế hoạch tập trung vào việc cho phép 27 quân đội quốc gia có năng lực làm việc gắn kết.
“Chúng ta cần đầu tư từ các quốc gia thành viên, khu vực tư nhân và ngân sách chung của Liên Hiệp Âu Châu. Chúng ta phải truyền tải thông điệp rằng chúng ta nghiêm chỉnh về cam kết của mình đối với quốc phòng Âu Châu”, Kallas cho biết, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường năng lực sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự.
“Ukraine là tuyến đầu phòng thủ của Âu Châu”, Kallas nói, đồng thời nói thêm rằng hành động xâm lược quân sự của Nga đã đi kèm với các chiến thuật chiến tranh hỗn hợp, bao gồm các cuộc tấn công mạng, can thiệp bầu cử và phá hoại trên khắp Âu Châu. “Chúng ta cần nhiều sự hỗ trợ hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn cho Ukraine vì ngôn ngữ duy nhất mà Điện Cẩm Linh hiểu là ngôn ngữ của sức mạnh”.
Trong khi những thành quả lãnh thổ hạn chế của Nga ở Ukraine phải trả giá đắt cho quân đội và nền kinh tế của nước này, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu vẫn phải thận trọng. “Nga không phải là bất khả chiến bại, nhưng thời gian cũng không đứng về phía chúng ta. Chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất trong khi đấu tranh cho hòa bình thông qua sức mạnh.”
[Kyiv Independent: Russia could challenge EU's defense readiness within 5 years, Kallas says]
7. Tổng thư ký NATO kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cam kết tài trợ từ Âu Châu
Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cam kết rằng Âu Châu sẽ gánh vác gánh nặng tài chính, Reuters đưa tin vào ngày 23 tháng Giêng.
“Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump mới này sẵn sàng tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, thì hóa đơn sẽ do người Âu Châu trả”, Rutte phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.
Những phát biểu của Rutte được đưa ra trong bối cảnh bất ổn về sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine dưới thời Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần chỉ trích viện trợ cho Kyiv, cũng như kêu gọi Âu Châu tăng phần đóng góp của mình.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO Âu Châu vì không đầu tư đủ vào năng lực phòng thủ của họ và thay vào đó lại dựa vào Hoa Kỳ.
Rutte đồng ý với lời chỉ trích của Tổng thống Donald Trump về chi tiêu quốc phòng thấp của Âu Châu, nói rằng “Ukraine gần với Âu Châu hơn là Hoa Kỳ”.
Trước đó vào ngày 22 tháng Giêng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc chấm dứt chiến tranh của Nga trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
“Kết thúc chiến tranh phải là chiến thắng cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, không phải cho Putin”, Zelenskiy nói.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần kêu gọi giải quyết nhanh chóng cuộc chiến của Nga và tuyên bố ông sẽ có thể chấm dứt nó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nêu rõ kế hoạch thực hiện điều đó như thế nào.
Vào ngày 22 tháng Giêng, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Mạc Tư Khoa nếu “thỏa thuận” không sớm đạt được
[Kyiv Independent: NATO chief urges US to keep arming Ukraine, pledges European funding]
8. Zelenskiy làm rõ bình luận về 200.000 quân gìn giữ hòa bình, cho biết con số này phụ thuộc vào quy mô quân đội Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 22 Tháng Giêng đã làm rõ những bình luận trước đó của mình về số lượng quân gìn giữ hòa bình Âu Châu cần thiết để duy trì hòa bình ở Ukraine, cho biết số lượng cần thiết sẽ phụ thuộc vào quy mô quân đội Ukraine.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Zelenskiy nói với một nhà báo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng cần ít nhất 200.000 binh sĩ Âu Châu để có được một thỏa thuận hòa bình ổn định.
“Nhân tiện, tôi không nói là chúng ta cần 200.000 (lực lượng gìn giữ hòa bình)... Một nhà báo hỏi tôi, tôi nói, 'có thể nhiều hơn, có thể ít hơn'“, Zelenskiy nói khi được hỏi về tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV.
Zelenskiy đã nói với những lời lẽ mạnh mẽ hơn ở Davos, nói rằng: “Từ tất cả người Âu Châu? 200.000, đó là mức tối thiểu. Đó là mức tối thiểu, nếu không thì chẳng là gì cả.”
Tổng thống giải thích trong cuộc phỏng vấn rằng quy mô của lực lượng cần thiết sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của quân đội Ukraine. Vì Kyiv sẽ phải vật lộn để duy trì một đội quân gồm một triệu người cần thiết để đẩy lùi sự xâm lược của Nga trong tương lai, nên việc điều động một lực lượng như vậy sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Âu Châu, ông giải thích.
Zelenskiy nói thêm rằng nếu Hoa Kỳ và Âu Châu tỏ ra không muốn giúp duy trì một đội quân như vậy và Ukraine cắt giảm “200.000, 300.000 hoặc 500.000 quân, điều đó có nghĩa là các lực lượng khác phải thay thế họ với số lượng đó”.
Kết luận của tổng thống là trước những lựa chọn như vậy, việc Ukraine gia nhập NATO là cách rẻ nhất để hướng tới nền hòa bình ổn định cho cả Ukraine và phương Tây. Đồng thời, Zelenskiy thừa nhận rằng một số thành viên - cụ thể là Hoa Kỳ, Đức, Slovakia và Hung Gia Lợi - vẫn miễn cưỡng cho phép Ukraine gia nhập liên minh.
Zelenskiy đã liên lạc với một số nhà lãnh đạo Âu Châu về triển vọng của một phái bộ gìn giữ hòa bình — một sáng kiến mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiên phong. Trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 16 tháng Giêng, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết đất nước của ông sẽ đóng “vai trò đầy đủ” trong việc hỗ trợ các nỗ lực duy trì hòa bình lâu dài ở Ukraine.
Ý tưởng này cũng nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã kêu gọi Âu Châu chịu trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của Ukraine và cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh.
[Kyiv Independent: Zelensky clarifies comment on 200,000 peacekeepers, says figure depends on Ukrainian army size]
9. Tổng thống Donald Trump đưa ra yêu cầu mới với Saudi Arabia và OPEC tại Davos
Phát biểu từ xa tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ yêu cầu Saudi Arabia và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, gọi tắt là OPEC hành động và hạ giá dầu.
“Bạn phải hạ nó xuống,” ông nói trong cuộc gọi trực tuyến vào thứ năm.
Ngày thứ tư của cuộc họp kinh tế thường niên có sự góp mặt của Ông Donald Trump với tư cách là khách mời đặc biệt. Trong bài phát biểu của mình, ông hứa với giới tinh hoa toàn cầu sẽ giảm thuế nếu họ chuyển hoạt động sản xuất sang Hoa Kỳ, đồng thời cảnh báo về thuế quan nếu họ không tuân thủ.
Trong bài phát biểu dài 30 phút của mình, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích liên minh các nước xuất khẩu dầu OPEC+, cáo buộc họ giữ giá dầu ở mức cao quá mức trong suốt cuộc chiến kéo dài gần ba năm.
Doanh số bán dầu vẫn là xương sống của nền kinh tế Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, giá dầu gần đây đã giảm do nhu cầu yếu hơn dự kiến từ Trung Quốc và sản lượng tăng của các nước không thuộc OPEC+ như Brazil và Á Căn Đình.
Tính đến ngày 23 Tháng Giêng năm 2025, giá dầu đã giảm nhẹ. Giá dầu thô Brent tương lai giảm 26 cent, đóng cửa ở mức 78,74 đô la một thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate, gọi tắt là WTI giảm 23 cent xuống còn 75,21 đô la một thùng.
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm trước các giám đốc điều hành ở Davos, tổng thống Hoa Kỳ đã kêu gọi Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu khác giảm giá dầu thô, đồng thời bày tỏ sự ngạc nhiên vì họ không hành động sớm hơn.
“Tôi sẽ yêu cầu Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu xuống. Các bạn phải hạ giá xuống. Thực ra, tôi ngạc nhiên là họ không làm như vậy trước cuộc bầu cử”, ông nói.
Nhắc đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, ông nói thêm, “Ngay bây giờ, giá đã đủ cao để cuộc chiến đó tiếp tục. Bạn phải hạ giá dầu xuống, điều đó sẽ chấm dứt cuộc chiến đó. Bạn có thể chấm dứt cuộc chiến đó.”
Tổng thống Donald Trump, người đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine trước khi nhậm chức, cho biết đây vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng ông đưa ra rất ít manh mối về cách thức ông sẽ thực hiện điều đó.
“Một điều rất quan trọng: Tôi thực sự muốn sớm được gặp Tổng thống Putin và chấm dứt cuộc chiến đó,” Tổng thống Donald Trump nói. “Chúng ta thực sự phải chấm dứt cuộc chiến đó. Cuộc chiến đó thật kinh khủng.”
Quảng cáo chương trình nghị sự kinh tế của mình, ông mô tả nó là “không gì khác hơn là một cuộc cách mạng của lẽ thường”, nhấn mạnh việc bãi bỏ quy định triệt để và cái mà ông gọi là “mức cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách toàn cầu. Tổng thống cũng sử dụng nền tảng này để thúc giục các công ty trên toàn thế giới sản xuất sản phẩm của họ tại Hoa Kỳ, cảnh báo về mức thuế quan áp dụng rộng rãi đối với hàng hóa nhập khẩu đối với những công ty không tuân thủ.
“Hãy đến sản xuất sản phẩm của bạn tại Mỹ và chúng tôi sẽ áp dụng mức thuế thấp nhất cho bạn so với bất kỳ quốc gia nào trên trái đất”, Tổng thống Donald Trump nói. “Nhưng nếu bạn không sản xuất sản phẩm của mình tại Mỹ, đó là đặc quyền của bạn, thì rất đơn giản, bạn sẽ phải trả thuế quan — với các mức thuế khác nhau — nhưng là mức thuế quan sẽ chuyển hàng trăm tỷ đô la và thậm chí hàng ngàn tỷ đô la vào kho bạc của chúng ta để củng cố nền kinh tế và trả nợ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump”.
Tổng thống Donald Trump, người đã nói chuyện với thái tử Ả Rập Xê Út vào thứ Tư, cũng nói vào thứ Năm rằng vương quốc này muốn đầu tư 600 tỷ đô la vào Hoa Kỳ nhưng ông sẽ yêu cầu Thái tử Mohammed bin Salman tăng lên 1 ngàn tỷ đô la. Nhận xét này đã khiến đám đông trong hội trường ở Davos bật cười.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte phát biểu tại Davos rằng: “Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận tồi, điều đó chỉ có nghĩa là chứng kiến tổng thống Nga bắt tay với các nhà lãnh đạo Bắc Hàn, Iran và Trung Quốc—và chúng ta không thể chấp nhận điều đó”.
Tahra Jirari, Giám đốc Phân tích Kinh tế tại Phòng Tiến bộ, một nhóm thương mại của Mỹ, đã đăng trên X: “Yêu cầu của Tổng thống Donald Trump rằng OPEC hạ giá dầu trong khi đồng thời đe dọa thuế nhập khẩu dầu là nghịch lý. Thuế quan sẽ trực tiếp làm tăng giá cho người tiêu dùng Mỹ, trái ngược với mục tiêu đã nêu của ông là dầu rẻ hơn. Các chính sách này về cơ bản là trái ngược nhau.”
Tổng thống Donald Trump đã đề xuất mức thuế 10 phần trăm đối với Trung Quốc và 25 phần trăm đối với Mexico và Canada, với kế hoạch công bố vào ngày 1 tháng 2. Vào thứ Hai, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp toàn diện chỉ đạo các cơ quan nội các của mình xem xét lại mối quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với mọi quốc gia trước ngày 1 tháng 4, có khả năng cung cấp lý do để áp đặt thuế quan hoặc các biện pháp thương mại khác
[Newsweek: Donald Trump Makes New Demands of Saudi Arabia, OPEC at Davos]
10. Zelenskiy nói với Bloomberg rằng sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là thiết yếu trong nỗ lực hòa bình của Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu vào ngày 22 Tháng Giêng rằng bất kỳ lực lượng gìn giữ hòa bình hiệu quả nào ở Ukraine đều phải bao gồm quân đội Hoa Kỳ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn hành động xâm lược của Nga.
Phát biểu với Tổng biên tập của Bloomberg John Micklethwait tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Zelenskiy đã bác bỏ ý tưởng rằng các đồng minh Âu Châu có thể cung cấp đủ hỗ trợ quân sự một cách độc lập. “Không thể không có Hoa Kỳ”, ông nói. “Ngay cả khi một số người bạn Âu Châu nghĩ rằng có thể, thì không thể. Không ai sẽ mạo hiểm nếu không có Hoa Kỳ”.
Khi Ông Donald Trump nhậm chức với kế hoạch hợp tác trực tiếp với Putin, Zelenskiy tìm cách bảo đảm sự ủng hộ lâu dài của Hoa Kỳ trong khi thúc giục Trung Quốc tận dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga.
Thất vọng vì giao tiếp hạn chế với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông nói: “Ông ấy có thể thúc đẩy Putin vì hòa bình, tôi chắc chắn. Tổng thống Donald Trump là người mạnh nhất — và Tập Cận Bình. Tôi nghĩ không có đồng minh nào khác thực sự có thể làm được điều đó. Nền kinh tế của ông ấy, Putin, phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.”
Zelenskiy nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của Ukraine vào bất kỳ cuộc đàm phán nào về tương lai của nước này, cảnh báo về các thỏa thuận được thực hiện mà không có sự tham gia của Kyiv, như ông tin rằng đã xảy ra trong các cuộc đàm phán Minsk năm 2015. “Chúng tôi không muốn điều này xảy ra sau lưng Ukraine”, ông nói. “Tôi rất tin rằng Hoa Kỳ sẽ không làm điều đó, mặc dù tôi không chắc rằng trước đó điều này đã không xảy ra. Ở đây tôi không chỉ nói về Hoa Kỳ, mà còn về một số đối tác Âu Châu”.
Với lời cam kết chấm dứt chiến tranh nhanh chóng của Tổng thống Donald Trump và lên kế hoạch đàm phán với Putin, Zelenskiy đang nỗ lực định hình các cuộc đàm phán như một cơ hội để Hoa Kỳ thể hiện sức mạnh.
“Kết thúc chiến tranh phải là chiến thắng cho Tổng thống Donald Trump, không phải cho Putin,” ông nói với Bloomberg, đồng thời nói thêm rằng nếu không có sự bảo đảm an ninh mạnh mẽ và không thể đảo ngược từ Hoa Kỳ và Âu Châu, lệnh ngừng bắn có thể cho phép Nga tái vũ trang và tiếp tục cuộc tấn công của mình. “Câu hỏi duy nhất là bảo đảm an ninh nào và thành thật mà nói, tôi muốn có sự hiểu biết trước khi đàm phán,” ông nói.
Zelenskiy cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến nỗ lực huy động trong nước, chống lại áp lực mở rộng chế độ nghĩa vụ quân sự ở Ukraine. Các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã thúc giục hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự để tăng cường nhân lực.
Tuy nhiên, Zelenskiy lập luận rằng trọng tâm nên là cung cấp vũ khí thay vì tuyển thêm lính. “Tại sao lại huy động cả những người trẻ tuổi hơn”, ông nói. “Để có thêm nhiều người không có vũ khí?”
[Kyiv Independent: US leadership essential in Ukraine peace efforts, Zelenskiy tells Bloomberg]
Quyết ủng hộ tới cùng, EU cho Ukraine 36 tỷ. Lính Nga phản chiến. Tướng Budanov: Bắc Hàn tăng quân
VietCatholic Media
15:25 24/01/2025
1. Putin đột ngột rời khỏi cuộc họp trực tuyến để nhận “cuộc gọi quốc tế”
Putin đột ngột rời khỏi một cuộc họp của chính phủ, với lý do “cần thiết cấp bách” phải thực hiện một “cuộc điện đàm quốc tế”. Cuộc họp của chính phủ được truyền hình trực tiếp trên sóng khi Putin xin phép, tuy nhiên, ông không tiết lộ sẽ gọi điện cho ai.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã tuyên bố rằng ông dự định sẽ gọi điện cho Putin “sớm” sau khi nhậm chức. Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ liệu cuộc gọi đã diễn ra hay đây là cuộc trò chuyện mà Putin đã ngắt lời cuộc họp.
Nga gần đây đã phản hồi lời cảnh báo của Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ áp đặt thuế quan và lệnh trừng phạt nếu Mạc Tư Khoa không sớm “đạt được thỏa thuận” và chấm dứt chiến tranh với Ukraine.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy nói với Reuters rằng điều này phụ thuộc vào ý nghĩa của “thỏa thuận” và Điện Cẩm Linh cho biết họ không thấy “bất kỳ yếu tố mới nào ở đây”.
Lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump không chỉ có thể gây ra những tác động bất lợi đến nền kinh tế đang gặp khó khăn của Mạc Tư Khoa mà còn có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ và khiến các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine trở nên khó khăn hơn.
Việc áp dụng thuế quan và lệnh trừng phạt cũng có thể có những tác động lâu dài đến thị trường toàn cầu, vì thuế quan áp dụng đối với hàng hóa của một trong hai quốc gia có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhập khẩu sản phẩm. Hơn nữa, thuế quan đối với hàng hóa của Nga cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hoa Kỳ bằng cách tác động đến giá thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với các vật liệu được làm bằng một số kim loại nhất định mà quốc gia này không còn nhập khẩu nữa, theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Thuế, Thuế quan và Trừng phạt
Trong một bài đăng trên Truth Social vào ngày 22 tháng Giêng, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra lời đe dọa đối với nền kinh tế của Nga và viết rằng nó “CHỈ CÒN TRỞ NÊN TỆ HƠN. Nếu chúng ta không đạt được một 'thỏa thuận'“. Ông nói thêm rằng ông sẽ “không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng mức Thuế, Thuế quan và Trừng phạt cao đối với bất kỳ thứ gì mà Nga bán cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tham gia khác”.
Trong một bài đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, Bill Kristol, giám đốc của Defending Democracy Together, đã viết: “Nhưng Nga đã ngăn cản việc bán bất cứ thứ gì ở Hoa Kỳ Vì vậy, mối đe dọa về 'Thuế, Thuế quan và Trừng phạt' này có vẻ trống rỗng. Nếu Tổng thống Donald Trump muốn gây áp lực lên Putin, ông ta cần tăng cường hỗ trợ cho Ukraine. Nếu không, đó chỉ là lời lẽ yếu ớt của Tổng thống Donald Trump mà Putin sẽ bỏ qua.”
Đặc phái viên Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vasily Nebenzya, vào ngày 3 tháng Giêng: “Không có thông tin nào từ chính quyền Hoa Kỳ sắp tới cho thấy điều gì đó đáng quan tâm đối với chúng tôi”.
Hiện tại vẫn chưa biết khi nào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine do Hoa Kỳ thúc đẩy sẽ bắt đầu và liệu Mạc Tư Khoa có sẵn sàng đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào để chấm dứt chiến tranh hay không.
[Newsweek: Putin Abruptly Leaves On-Air Meeting to Take 'International Call']
2. Tướng Budanov cho biết Bắc Hàn sẽ gửi các đơn vị pháo binh, 150 hỏa tiễn đạn đạo nữa để hỗ trợ chiến tranh của Nga
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The War Zone xuất bản ngày 23 tháng Giêng, giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết Bắc Hàn dự kiến sẽ gửi quân tiếp viện đến Kursk của Nga, chủ yếu là các đơn vị pháo binh và hỏa tiễn.
Theo giám đốc tình báo, Bình Nhưỡng cũng dự kiến sẽ gửi 150 hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn KN-23 tới Nga vào năm 2025, ngoài 148 hỏa tiễn đã được cung cấp vào năm 2024.
Ông Budanov lưu ý rằng Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục nhận thêm pháo tự hành M1989 Koksan 170 ly và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt M-1991 240 ly, đồng thời cho biết thêm rằng Bắc Hàn đã cung cấp 120 khẩu đội của mỗi hệ thống này trong ba tháng qua.
Ông cho biết, quân đội Bắc Hàn dự kiến sẽ huấn luyện cho quân đội Nga về các hệ thống được cung cấp.
Bắc Hàn đã trở thành nước ủng hộ chính của Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine, cung cấp đạn pháo, hỏa tiễn và 12.000 quân tham gia cùng Nga trong các cuộc tấn công vào vùng Kursk của Ukraine.
Kyiv cho biết quân đội Bắc Hàn đã chịu 4.000 thương vong, mặc dù con số này không thể được xác minh độc lập.
Budanov không cung cấp thêm chi tiết về số lượng quân tiếp viện của Bắc Hàn hoặc khung thời gian họ đến. Tờ New York Times đưa tin rằng theo một quan chức Hoa Kỳ giấu tên, quân đội mới của Bình Nhưỡng có thể đến trong vòng hai tháng.
Các chuyên gia được tờ Kyiv Independent phỏng vấn đã liên hệ tỷ lệ thương vong cao của Bắc Hàn với việc thiếu kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại, chiến thuật “biển người” được sử dụng để chống lại các vị trí cố thủ của quân đội Ukraine và quyết tâm tránh bị bắt của quân đội Bắc Hàn, thậm chí phải đánh đổi bằng mạng sống của họ.
Chỉ có hai binh sĩ Bắc Hàn bị Ukraine giam giữ kể từ khi Bình Nhưỡng điều động quân đội ở Tỉnh Kursk vào mùa thu năm ngoái.
Nga đã tăng cường nỗ lực đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các vị trí của họ ở Tỉnh Kursk, được chiếm giữ từ đầu tháng 8 năm 2024. Khu vực này dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.
[Kyiv Independent: North Korea to send artillery units, 150 more ballistic missiles to aid Russia’s war, Budanov says]
3. Tổng thư ký NATO Mark Rutte: Tổng thống Donald Trump ‘đúng’ và chi tiêu quốc phòng của Âu Châu là ‘vấn đề’
Tổng thư ký NATO Mark Rutte thừa nhận rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hoàn toàn công bằng khi yêu cầu các đồng minh Âu Châu chi nhiều hơn cho quốc phòng.
“Tất nhiên là ông ấy đúng, rằng vấn đề không phải là Hoa Kỳ mà là Âu Châu”, Rutte phát biểu tại một cuộc thảo luận về Ukraine tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào thứ năm, sau khi đồng minh chủ chốt của Tổng thống Donald Trump là Richard Grenell chỉ trích ông về chi tiêu quốc phòng của Hòa Lan và thành tích của chính ông khi còn là thủ tướng Hòa Lan.
Grenell, hiện là đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về “các nhiệm vụ đặc biệt”, cho biết hôm thứ năm rằng NATO không nên chấp nhận Ukraine vào liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương trừ khi các thành viên của liên minh này bắt đầu đạt được các mục tiêu chi tiêu quốc phòng của nhóm.
“Chúng tôi có tổng thư ký NATO nói về việc đưa Ukraine vào NATO”, Grenell nói với hội thảo Davos, đang theo dõi video từ Los Angeles. “Người dân Mỹ là những người đang trả tiền cho quốc phòng. Bạn không thể yêu cầu người dân Mỹ mở rộng phạm vi bảo vệ của NATO khi các thành viên hiện tại không trả phần chia sẻ công bằng của họ, và điều đó bao gồm cả người Hòa Lan, những người cần phải hành động.
“Và vì vậy, khi chúng ta có những nhà lãnh đạo sẽ nói về ngày càng nhiều hơn, chúng ta cần bảo đảm rằng những nhà lãnh đạo đó đang chi đúng số tiền”, ông nói thêm.
Ukraine, nơi đã bị lực lượng của Putin tấn công trong nhiều năm nay, đã không thành công trong việc thúc đẩy NATO được kết nạp vào nhóm này.
Khi Rutte là thủ tướng Hòa Lan, Hòa Lan thường xuyên không đạt được mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2 phần trăm GDP của NATO. Nhưng giờ đây ông ấy đã trở thành người cải đạo khi ông điều hành liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới.
“Một phần cũng nhờ [Tổng thống Donald Trump] và có thể là phần lớn, chúng ta đã thấy sự gia tăng chi tiêu cho NATO ở phía Âu Châu”, nhà lãnh đạo NATO cho biết.
“Ông ấy cảm thấy rằng về cơ bản, Hoa Kỳ đang nhận được một thỏa thuận tồi tệ và về cơ bản, Âu Châu đang tài trợ cho mô hình xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, hệ thống lương hưu của mình [trong khi] chúng ta đang thiếu kinh phí cho quốc phòng. Vấn đề, tất nhiên, là chúng ta vẫn chưa đạt được 2 phần trăm đó. Đó là vấn đề số 1. Vấn đề số 2 là 2 phần trăm là chưa đủ. Theo quan điểm của ông, nó chưa đủ”, Rutte nói.
“Chúng ta hiện đã an toàn, nhưng NATO không thể tự bảo vệ mình trong 4 hoặc 5 năm nữa nếu bạn vẫn giữ nguyên mức 2 phần trăm hiện tại”, ông nói thêm, trong bối cảnh lo ngại rằng Putin ngày càng hiếu chiến có thể chuyển sự chú ý của mình sang một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên NATO.
Trong bài phát biểu của riêng mình tại Davos vào đầu tuần này ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhắm vào Âu Châu trong một bài phát biểu thẳng thắn, nói rằng lục địa này “cần phải hành động” và “học cách tự chăm sóc bản thân để thế giới không thể phớt lờ nó”.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần thúc giục các đồng minh NATO chi nhiều hơn cho quốc phòng, thảo luận về việc rút Hoa Kỳ khỏi liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương, đề xuất các mục tiêu chi tiêu quân sự mới khổng lồ và trong chiến dịch tranh cử năm 2024, thậm chí còn nói rằng ông sẽ “khuyến khích” Nga tấn công các nước NATO không trả tiền.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cũng tham dự hội thảo ăn sáng tại Davos vào thứ năm và ông đã nhân cơ hội này để nhắc nhở các đồng minh tập trung ít hơn vào việc chỉ trích lẫn nhau và tập trung nhiều hơn vào nhân vật phản diện thực sự của thời điểm này.
“Đối phương là Vladimir Putin. Đối phương ở bên ngoài. Không phải bên trong. Và tôi thấy có rất nhiều chỉ trích... Điều đó không có ích gì”, De Croo nói.
[Politico: NATO’s Rutte: Trump ‘is right’ and Europe’s defense spending is a ‘problem’]
4. Video cho thấy quân đội Nga bị bắn súng điện vì từ chối tham gia ‘Cuộc tấn công biển người’
Theo một đoạn video lan truyền trên kênh Telegram của Mạc Tư Khoa, quân đội Nga đã bị bắn súng điện vì từ chối tham gia “cuộc tấn công biển người” ở Ukraine.
Đoạn clip được cho là quay tại Kyzyl, nước cộng hòa Tuva của Nga, cho thấy cảnh những người lính thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới số 55 bị ngược đãi, theo bài đăng của Anton Gerashchenko, cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine trên X, trước đây gọi là Twitter.
Nếu những người lính Nga bị trừng phạt vì từ chối tham gia “cuộc tấn công biển người” ở Ukraine, điều đó sẽ chỉ ra rằng đã có sự suy giảm tinh thần hoặc thay đổi tình cảm trong quân đội của Mạc Tư Khoa. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian họ có thể tiếp tục duy trì nỗ lực chiến tranh.
Trong video, cảnh sát quân sự bị cáo buộc có thể được nhìn thấy đang đánh những người lính bằng dùi cui và sử dụng Taser vào một trong những người đàn ông. Trong bài đăng X của mình, Gerashchenko viết rằng một “quân cảnh, biệt danh 'Mad', đánh hai người lính đã từ chối tham gia vào các cuộc tấn công tự sát sau khi họ bị thương từ công việc chiến đấu trước đó. Một trong số họ không thể đi lại được nữa.”
Gerashchenko nói thêm rằng đây “không phải là video đầu tiên về cách đối xử như vậy với binh lính Nga xuất hiện trực tuyến. Vì vậy, đó có lẽ là chiến thuật có hệ thống hơn trong quân đội Nga.”
Theo tờ báo Kommersant của Nga, lực lượng thực thi pháp luật Siberia đã bắt giữ viên cảnh sát quân sự bị tình nghi trừng phạt những người lính trong video. Vụ đánh đập những người lính bị cáo buộc xảy ra vào ngày 16 Tháng Giêng và kể từ khi anh ta bị bắt, một vụ án hình sự đã được khởi tố.
Những người lính này được cho là đã bị trừng phạt vì họ từ chối tham gia “cuộc tấn công biển người”, còn được gọi là “cuộc tấn công máy xay thịt” của Nga. Chiến lược quân sự của Mạc Tư Khoa có biệt danh này vì các xe quân sự vẫn tiếp tục được đưa vào khu vực này mặc dù những xe khác đã bị phá hủy ngay trước mắt họ, và số thương vong trong khu vực này tiếp tục tăng theo cấp số nhân.
Đây không phải là lần đầu tiên binh lính Nga phải chịu hình phạt nghiêm khắc vì từ chối nhập ngũ. Trước đó, binh lính Mạc Tư Khoa đã từng bị trói vào cây qua đêm vì từ chối ra tiền tuyến vào năm 2023.
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sholban Kara-Ool đã cho biết: “Quân khu Trung ương đã ngay lập tức phản ứng với tình trạng vô luật pháp xảy ra tại căn cứ của đơn vị quân đội 55 115. Kẻ không đủ năng lực đã làm mất danh dự của lữ đoàn chúng ta và quân đội Nga, kẻ đã chế giễu đồng đội của mình, đã bị bắt giữ và bị giam giữ. Một vụ án hình sự đã được mở ra chống lại hắn. Tôi chắc chắn rằng hắn sẽ phải nhận một hình phạt nghiêm khắc.”
Trong một bài đăng trên VK, một dịch vụ mạng xã hội của Nga, chính phủ Cộng hòa Tuva đã viết: “Theo chỉ thị của Vladislav Khovalyg, chính phủ Tuva đã kiểm soát cuộc điều tra các vụ việc liên quan đến quân nhân Tuva sau khi một số bản ghi video được phân phối trong các nhóm khu vực trên mạng xã hội và tin nhắn. Một trong số họ báo cáo rằng vào ngày 16 Tháng Giêng năm 2025, các trường hợp đối xử tàn ác với quân nhân hợp đồng đã được ghi nhận tại đơn vị quân đội số 55115, bao gồm cả việc đánh đập và sử dụng máy sốc điện trước khi họ được đưa đến khu vực SVO.
“Lãnh đạo của nước cộng hòa đã ngay lập tức đưa sự việc này vào tầm kiểm soát đặc biệt. Theo báo cáo của đại diện đặc biệt của Nhà lãnh đạo Cộng hòa Tuva về các vấn đề SVO Timur Kuular, nhóm điều tra và hoạt động của ủy ban điều tra quân sự, cũng như văn phòng công tố viên quân sự, đang giải quyết sự việc này. Những người có tội đã được xác định, một cuộc kiểm tra trước khi điều tra đang được tiến hành đối với họ, dựa trên kết quả, một đánh giá về các tình tiết của vụ việc sẽ được thực hiện theo Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga, những người có tội sẽ bị trừng phạt.”
Liệu những người lính Nga khác có phản đối việc tham gia “cuộc tấn công biển người” ở Ukraine hay không và họ sẽ bị đối xử như thế nào vẫn còn phải chờ xem.
[Newsweek: Video Shows Russian Troops Tasered for Refusing To Join 'Meat Assaults']
5. Cuộc thăm dò cho thấy phần lớn người dân Ukraine lạc quan về nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump
Một cuộc thăm dò mới công bố tuần này cho thấy phần lớn người dân Ukraine có cái nhìn tích cực về nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump.
Theo cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS thực hiện, 54 phần trăm người Ukraine coi sự trở lại của Tổng thống Donald Trump nhìn chung là tích cực hơn là tiêu cực đối với Ukraine.
Cựu Tổng thống Joe Biden là đồng minh quan trọng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin bắt đầu gần ba năm trước.
Sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào thứ Hai, vẫn chưa rõ ông sẽ cung cấp bao nhiêu viện trợ quân sự cho Kyiv. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích hàng tỷ đô la mà chính quyền Tổng thống Biden đã chi để hỗ trợ Ukraine và đã nói rằng nếu ông ngồi vào bàn đàm phán với Putin và Zelenskiy, cuộc chiến giữa hai quốc gia sẽ kết thúc “trong vòng 24 giờ”.
Trong khi từ lâu đã có những cáo buộc về mối quan hệ thân thiết giữa Tổng thống Donald Trump và Putin, hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Putin ký một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh với Ukraine hoặc phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn từ Hoa Kỳ và các đồng minh.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump chưa cho biết Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu viện trợ từ Hoa Kỳ trong những tháng tới, nhưng theo một cuộc thăm dò mới, nhiều người Ukraine dường như lạc quan về việc ông trở lại nắm quyền.
Cuộc khảo sát của KIIS công bố hôm thứ Tư—là một phần của dự án nghiên cứu đa quốc gia có tên “Bản sắc và Biên giới thay đổi: Trường hợp của Ukraine, gọi tắt là IBIF”—cho thấy 54 phần trăm số người được hỏi ở Ukraine coi việc Tổng thống Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc là tích cực cho đất nước của họ.
Con số này bao gồm 37,3 phần trăm những người nói rằng sự trở lại của Tổng thống Donald Trump “tốt hơn là xấu” đối với Ukraine. 11,3 phần trăm khác nói rằng nó “đủ tốt”, trong khi 5,5 phần trăm mô tả sự trở lại của ông là “rất tốt”.
Trong khi đó, 14,7 phần trăm cho rằng việc Tổng thống Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc “tệ hơn là tốt” đối với Ukraine, 3,2 phần trăm cho rằng điều đó “xấu” và 2,9 phần trăm mô tả là “cực kỳ tệ”.
Nhiều người trả lời không chắc chắn về cảm nhận của họ về chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp theo, với 23,2 phần trăm chọn phương án khảo sát là “khó nói” liệu chính quyền này là tốt hay xấu.
Cuộc khảo sát tháng 11/tháng 12 do KIIS thực hiện có sự tham gia của 1.600 người trên khắp Ukraine và có biên độ sai số không lớn hơn 3,3 phần trăm.
Giáo sư Olga Onuch của Đại học Manchester, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết trong một bài viết đăng trên trang web của trường đại học: “Nghiên cứu của chúng tôi nêu bật quan điểm sắc thái và thường mơ hồ của người dân Ukraine đối với nhiệm kỳ tổng thống của Ông Donald Trump”.
Onuch nói thêm, “Mặc dù nhiều người thấy tiềm năng ủng hộ mạnh mẽ hơn từ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại về những phát biểu trước đây của ông về chủ quyền của Ukraine và khả năng làm trung gian cho một nền hòa bình bền vững của ông.”
Vào thứ Ba, Zelenskiy cho biết chính phủ của ông đang tích cực sắp xếp một cuộc gặp với Tổng thống Donald Trump, và tổng thống Mỹ đã nói rằng ông muốn sớm gặp Putin để thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh.
[Newsweek: Majority of Ukrainians Optimistic About Donald Trump Second Term, Poll Shows]
6. Liên Hiệp Âu Châu sẽ phân bổ 36 tỷ đô la hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Phó chủ tịch kiêm ủy viên thương mại của Ủy ban Âu Châu đã công bố vào ngày 22 Tháng Giêng rằng Liên minh Âu Châu sẽ cung cấp 35 tỷ euro, hay 36 tỷ đô la, hỗ trợ tài chính cho Ukraine vào năm 2025 thông qua sáng kiến tín dụng Tăng tốc doanh thu bất thường, gọi tắt là ERA của G7 và chương trình Cơ sở vật chất cho Ukraine.
Vào ngày 10 tháng Giêng, Ukraine đã nhận được ba tỷ euro, hay 3,09 tỷ đô la, từ Liên Hiệp Âu Châu, đợt vay đầu tiên từ khối này được tài trợ bằng số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Số tiền này được cung cấp thông qua sáng kiến ERA, trong đó các nước G7 cam kết cung cấp cho Ukraine khoản vay gần 50 tỷ đô la, trong đó Liên Hiệp Âu Châu đóng góp khoảng 20 tỷ đô la.
Vào tháng 12 năm 2024, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố khoản vay 20 tỷ đô la cho Ukraine như một phần của sáng kiến ERA, được hỗ trợ bởi số tiền thu được từ khoảng 300 tỷ đô la tài sản bị đóng băng của Nga, chủ yếu được nắm giữ ở các nước Âu Châu, với số tiền nhỏ hơn ở Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Quỹ hỗ trợ Ukraine mà Dombrovskis đề cập là chương trình hỗ trợ tài chính quan trọng do Liên minh Âu Châu thành lập vào tháng 2 năm 2024 để hỗ trợ Ukraine từ năm 2024 đến năm 2027. Vào tháng 11, Ủy ban Âu Châu đã đồng ý phân bổ 4,1 tỷ euro, hay 4,3 tỷ đô la, theo chương trình nhằm hỗ trợ các nhiệm vụ phục hồi, tái thiết và hiện đại hóa của chính phủ Ukraine.
[Kyiv Independent: EU to allocate $36 billion of financial support to Ukraine]
7. Các lệnh trừng phạt của Anh và Hoa Kỳ buộc tàu chở dầu của Nga phải đổi cờ, Bloomberg đưa tin
Bloomberg đưa tin ngày 23 Tháng Giêng rằng một bộ phận ngày càng tăng của đội tàu chở dầu của Nga đang buộc phải đổi cờ khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Anh gia tăng áp lực lên mạng lưới vận chuyển của Mạc Tư Khoa.
Việc gỡ bỏ những lá cờ này làm gián đoạn hoạt động hậu cần xuất khẩu dầu của Nga, buộc các tàu chở dầu phải ghi danh lại ở những khu vực pháp lý ít uy tín hơn và thay đổi chủ sở hữu để tránh bị phát hiện.
Áp lực này xuất hiện sau lệnh trừng phạt toàn diện được đưa ra vào ngày 10 tháng Giêng, nhắm vào gần 200 tàu trong cái gọi là “hạm đội bóng tối” của Nga. Những tàu này được sử dụng để lách lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.
Cơ quan ghi danh tàu biển Barbados, hoạt động theo quy định của Vương quốc Anh, được cho là sẽ thu hồi cờ của 46 tàu đang chịu lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh vào cuối tháng Giêng.
Tổng thống Donald Trump nói rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine 'sẽ kết thúc ngay lập tức' nếu OPEC hạ giá dầu
Mặc dù Barbados không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, việc tuân thủ lệnh trừng phạt này phản ánh mối quan hệ chặt chẽ với Vương quốc Anh. Các tàu bị Hoa Kỳ trừng phạt nhưng không bị Vương quốc Anh trừng phạt sẽ vẫn treo cờ Barbados.
Tương tự, Cơ quan Hàng hải Panama cũng đã bắt đầu hủy ghi danh 68 tàu, tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu, Anh và Liên Hiệp Quốc theo các quy tắc được thông qua vào cuối năm 2024.
Theo Energy Intelligence, ngoài tác động của lệnh trừng phạt hàng hải, các ngân hàng Ấn Độ được cho là đã chặn thanh toán cho việc nhập khẩu dầu của Nga do lệnh trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ.
Các biện pháp thắt chặt đã khiến xuất khẩu dầu thô qua đường biển của Nga giảm mạnh, khi Bloomberg đưa tin hàng chục tàu chở dầu đã thả neo và tạm ngừng hoạt động kể từ lệnh trừng phạt ngày 10 tháng Giêng.
[Kyiv Independent: UK, US sanctions force Russia's oil tankers to reflag, Bloomberg reports]
8. Cuộc thăm dò cho thấy 57% người Ukraine tin rằng hòa bình sẽ thất bại nếu không bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ
Theo một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, gọi tắt là KIIS công bố ngày 23 tháng Giêng, phần lớn người dân Ukraine — 57% — tin rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào không khôi phục hoàn toàn toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đều chắc chắn sẽ thất bại.
Cuộc khảo sát cho thấy quan điểm này được chia sẻ ở mọi nhóm tuổi, khu vực và ngôn ngữ.
Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 7 tháng Giêng, phản ánh tình cảm mạnh mẽ của công chúng khi cuộc chiến toàn diện của Nga đang tiến gần đến kỷ niệm ba năm, với việc Mạc Tư Khoa tiếp tục cuộc tấn công ở miền đông Ukraine.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý mối liên hệ giữa thái độ đối với toàn vẹn lãnh thổ và nhận thức về chính quyền mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Hơn một nửa số người được hỏi đánh giá tích cực về nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Donald Trump, từ “khá tốt” đến “rất tốt”.
Nhưng những người hoàn toàn hoặc phần nào đồng ý với tuyên bố về toàn vẹn lãnh thổ lại có nhiều khả năng xem nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Donald Trump là tiêu cực.
Kết quả khảo sát dựa trên các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với 1.600 người trả lời đang cư trú tại các vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.
Kỳ vọng về các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra vào năm 2025 đang tăng lên khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ đưa Kyiv và Mạc Tư Khoa vào bàn đàm phán.
Các báo cáo từ tờ Wall Street Journal cho biết chính quyền của ông đang cân nhắc một kế hoạch trì hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine ít nhất 20 năm để đổi lấy việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí và điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu để giám sát lệnh ngừng bắn.
Putin phát biểu vào ngày 26 tháng 12 rằng Nga đặt mục tiêu “chấm dứt xung đột” vào năm 2025, nhấn mạnh hy vọng về thành công ở tiền tuyến.
Ông bày tỏ sự cởi mở trong đối thoại với Tổng thống Donald Trump nhưng nhắc lại những yêu cầu của Nga, bao gồm không nhượng bộ về lãnh thổ.
[Kyiv Independent: 57% of Ukrainians believe peace without full territorial integrity will fail, poll shows]
9. Putin đối mặt với ‘Những vấn đề thực sự lớn’ trong nền kinh tế Nga
Putin đã thừa nhận thiệt hại mà cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine gây ra cho nền kinh tế của mình và có lẽ sẵn sàng coi mục tiêu chiến tranh của mình đã hoàn thành.
Khi cuộc chiến đang tiến gần đến năm thứ tư, các thành viên trong giới tinh hoa Nga ngày càng hy vọng rằng có thể đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột, Reuters đưa tin hôm thứ năm, trích dẫn các nguồn tin giấu tên từ Điện Cẩm Linh có hiểu biết về vấn đề này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra tối hậu thư cho người đồng cấp Nga, đe dọa sẽ áp dụng mức thuế mới nếu Nga không nhanh chóng chấm dứt chiến tranh Ukraine. Điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế Nga, vốn đã chịu ảnh hưởng đầu tiên vào tháng 2 năm 2022 khi chiến tranh bắt đầu. Báo cáo mới nhất từ Reuters cho thấy Putin lo ngại về các biện pháp như vậy từ Washington, mặc dù Điện Cẩm Linh đã đưa ra thông điệp rằng nước này không ngạc nhiên trước những phát biểu mới nhất của Tổng thống Donald Trump.
Khi chiến tranh bắt đầu, Nga đã phải chịu hơn 13.000 lệnh hạn chế và trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới, theo Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế. Nga đã bị loại khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu SWIFT, trong khi các quốc gia phương Tây đóng băng quyền tiếp cận một số dự trữ ngoại hối của Nga. Âu Châu cũng đóng băng việc mua dầu và khí đốt của Nga.
Nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng. Chi tiêu quân sự của Nga đã tăng gấp bốn lần kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, và tổng số tiền chi cho đến nay có thể cao hơn đáng kể so với số liệu chính thức được báo cáo, theo Craig Kennedy, cựu nhân viên ngân hàng đầu tư của Morgan Stanley, người đã nói chuyện với Newsweek.
Gần ba năm sau, Nga phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng và tỷ lệ lạm phát ở mức 9,5 phần trăm—tăng từ mức 7,4 phần trăm vào năm 2023. Thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn, trong khi chi phí xăng dầu, nhà ở và tiện ích tăng vọt. Ngân hàng Trung ương Nga cũng không thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, một báo cáo từ Trường Quản lý Yale công bố trong tháng này lưu ý.
Một nguồn tin từ Điện Cẩm Linh cho biết Putin đã thừa nhận rằng chiến tranh đã gây áp lực lên nền kinh tế Nga và tạo ra “những vấn đề thực sự lớn” với lãi suất cao ảnh hưởng đến các doanh nghiệp không liên quan đến chiến tranh.
Hai nguồn tin cho biết Putin ngày càng thất vọng và thậm chí còn khiển trách các quan chức kinh tế cao cấp trong một cuộc họp tại Điện Cẩm Linh vào tháng trước.
Một nguồn tin cho biết, Tổng thống Nga hiện tin rằng ông đã đạt được các mục tiêu chiến tranh quan trọng của mình - kiểm soát gần 1/5 lãnh thổ Ukraine và làm suy yếu Quân đội Ukraine.
Tổng thống Donald Trump, người nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20 tháng Giêng, đã đe dọa Putin bằng thuế quan và lệnh trừng phạt nếu ông từ chối đàm phán để chấm dứt cuộc chiến “vô lý”.
Tổng thống Donald Trump đã phát biểu trên Truth Social vào thứ Tư: “Tôi không muốn làm tổn thương nước Nga. Tôi yêu người dân Nga và luôn có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống Putin—và điều này bất chấp trò bịp bợm Nga, Nga, Nga của phe cánh tả cấp tiến. Chúng ta không bao giờ được quên rằng Nga đã giúp chúng ta giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, mất gần 60.000.000 sinh mạng trong quá trình này. Tất cả những điều đó đã nói, tôi sẽ làm cho nước Nga, nền kinh tế đang suy thoái, và Tổng thống Putin, một ƠN GIẢN rất lớn.
“Hãy giải quyết ngay bây giờ, và DỪNG NGAY cuộc chiến vô lý này! NÓ CHỈ CÒN TRỞ NÊN TỆ HƠN. Nếu chúng ta không đạt được một 'thỏa thuận', và sớm thôi, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt mức Thuế, Thuế quan và Trừng phạt cao đối với bất kỳ thứ gì mà Nga bán cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tham gia khác. Hãy kết thúc cuộc chiến này, cuộc chiến mà sẽ không bao giờ bắt đầu nếu tôi là Tổng thống! Chúng ta có thể làm theo cách dễ dàng, hoặc theo cách khó khăn—và cách dễ dàng luôn tốt hơn. Đã đến lúc 'ĐẠT ĐƯỢC MỘT THỎA THUẬN.' KHÔNG NÊN MẤT MỌI SINH MẠNG!!!”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Năm: “Chúng tôi không thấy bất kỳ yếu tố mới nào ở đây. Ông ấy thích những phương pháp này; ít nhất là ông ấy thích chúng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.
“Chúng tôi cẩn thận ghi lại mọi sắc thái. Chúng tôi vẫn sẵn sàng đối thoại, Tổng thống Putin đã nhiều lần nói về điều này—đối thoại bình đẳng, đối thoại tôn trọng lẫn nhau.”
Tổng thư ký NATO Mark Rutte trả lời CNBC tại Davos, Thụy Sĩ: “Tôi rất, rất vui mừng với lập trường của Tổng thống Donald Trump khi áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga. Chúng tôi biết rằng nền kinh tế Nga đang rất tệ, và các lệnh trừng phạt sẽ giúp ích”.
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ sớm hội đàm với người đồng cấp Nga. Keith Kellogg, người được tổng thống chọn làm đặc phái viên hòa bình Ukraine, cũng cho biết ông sẽ đến thăm Ukraine.
[Newsweek: Putin Faces 'Really Big Problems' in Russian Economy: Report]
10. Kyiv tuyên bố 3 thủy thủ Ukraine được khỏi nơi giam giữ của Houthi
Bộ Ngoại giao Ukraine và cơ quan tình báo quân sự đã bảo đảm việc thả ba thành viên phi hành đoàn người Ukraine trên tàu thương mại Galaxy Leader khỏi nơi giam giữ của Houthi trong một “chiến dịch chung”, bộ này cho biết trong tuyên bố ngày 23 tháng Giêng.
Tin tức này xuất hiện khi nhóm phiến quân Yemen thả thủy thủ đoàn của con tàu bị bắt vào tháng 11 năm 2023 trong một phần của các cuộc tấn công vào các tàu thuyền đi qua hành lang Biển Đỏ. Quyết định này là một phần của các nỗ lực giảm leo thang sau lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao cho biết ba công dân Ukraine đang “được các nhà ngoại giao Ukraine chăm sóc, trong tình trạng tốt và có đầy đủ các giấy tờ cần thiết”.
Thủy thủ đoàn đa quốc gia gồm 25 người cũng bao gồm các thủy thủ từ Rumani, Mexico, Bulgaria và Philippines. Chính quyền Philippines và Bulgaria cũng đã xác nhận việc thả công dân của họ.
Bộ này cho biết Ukraine đã dẫn đầu các cuộc đàm phán về việc thả công dân của mình kể từ khi tàu bị bắt. Kyiv đã gửi lời cảm ơn đến chính phủ Oman vì đã hỗ trợ tạo điều kiện cho họ được thả.
Người Houthi tuyên bố họ nhắm vào con tàu mang cờ Bahamas vì nó có liên quan đến Israel, vì con tàu này có liên quan đến doanh nhân Abraham Ungar ở Tel Aviv.
Người ta không rõ những nỗ lực giảm căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ kéo dài bao lâu khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gần đây đã chỉ định phong trào Houthi được Iran hậu thuẫn là một nhóm khủng bố.
SBU tiến hành 150 hoạt động đặc biệt trong 3 ngày trong chiến dịch trấn áp an ninh quy mô lớn
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU cho biết vào ngày 22 Tháng Giêng đã tiến hành 157 hoạt động đặc biệt từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng.
SBU đã ban hành thông báo sau khi báo cáo về một loạt các cuộc điều tra, bắt giữ và buộc tội trong những ngày gần đây. Những nghi phạm bị cáo buộc phạm nhiều tội khác nhau, bao gồm cả việc hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga.
SBU cho biết cơ quan này đã thực hiện 157 hoạt động đặc biệt từ ngày 18 đến ngày 20 Tháng Giêng nhằm “chống lại các tội phạm gây đe dọa đến an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và khả năng phòng thủ của đất nước chúng tôi”.
Cơ quan này cho biết các hành động này đã dẫn đến 222 cáo buộc và 85 vụ bắt giữ. SBU cũng đã thực hiện 287 cuộc khám xét trong các hoạt động này.
Theo SBU, cuộc truy quét kéo dài ba ngày nhắm vào 19 điệp viên bị tình nghi đã thực hiện các hoạt động tình báo và phá hoại thay mặt cho các cơ quan đặc biệt của Nga. Nó cũng bắt giữ 24 cá nhân bị cáo buộc gây tổn hại đến “lợi ích kinh tế” của Ukraine.
SBU đã buộc tội 63 người tham gia vào các âm mưu trốn nghĩa vụ quân sự và 39 cá nhân phạm tội liên quan đến quân đội, bao gồm cả biển thủ ngân sách quốc phòng nhà nước.
Cơ quan này đưa tin, bảy người khác bị buộc tội buôn bán vũ khí trái phép và bảy người khác bị cáo buộc phát tán tuyên truyền hoặc gây ra mối đe dọa đến an ninh mạng của Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 18 tháng Giêng, ngày đầu tiên của cuộc đàn áp gần đây, đã ca ngợi các cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine về các cuộc điều tra của họ.
“Những kẻ phản bội và nhiều âm mưu khác làm suy yếu nhà nước và xã hội Ukraine của chúng ta đang bị chống lại”, tổng thống nói.
“Và bất kỳ ai chống lại Ukraine hoặc coi thường luật pháp của Ukraine phải nhớ rằng họ sẽ phải đối mặt với sự đáp trả.”
SBU đã công bố các vụ bắt giữ cao cấp trong những ngày gần đây, bao gồm vụ bắt giữ một luật sư nổi tiếng ở Dnipro, người bị cáo buộc đã giúp Nga thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và vụ bắt giữ bác sĩ tâm thần quân đội hàng đầu của Ukraine, người bị tình nghi có hoạt động làm giàu bất hợp pháp.
[Kyiv Independent: Kyiv announces release of 3 Ukrainian sailors from Houthi captivity]