Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 22/01: Sống Ngày của Chúa – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:04 21/01/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tố cáo Người. Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh đứng dậy, ra giữa đây!” Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 21/01/2025
29. Phàm người coi thường việc nhỏ, thì không lâu sẽ trượt chân.
(Thánh Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 21/01/2025
45. KHÔNG VUI VẺ NÀO SÁNH BẰNG
Tính cách của hiếu liêm (1) Trần Tông rất hào phóng thoải mái.
Ông ta mua một tòa biệt thự tọa lạc cách núi hai dặm, ngoại thành phía bắc của huyện, trước và sau nhà có rất nhiều mồ mả.
Có một người bạn nói với Trần Tông:
- “Trong mắt của ông ngày ngày đều nhìn thấy những quỷ hồn của các mồ mả này, nhứt định là không vui vẻ gì”.
Trần Tông cười nói:
- “Không phải, khi mắt nhìn thấy lớp lớp quỷ hồn này, thì khiến cho người ta cảm nhận được mình tồn tại nơi dương thế và cảm thấy rất vui vẻ không gì sánh được”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 45:
Con người ta thời nay ai cũng thích lên thành phố mua nhà mua cửa để ở và làm việc, không ai muốn ở nơi chỗ khỉ ho cò gáy, xa chợ xa đường và xa trường học, càng không ai thích làm nhà gần nghĩa địa mồ mả, cũng không ai thích ngày ngày nhìn thấy mả mồ, vì như thế thì ghê rợn và chẳng có gì là vui vẻ...
Không ai thích làm nhà bên nghĩa địa vì đó là chỗ chết chóc ám khí cô hồn, nhưng con người ta -nhất là những người Ki-tô hữu- đều phải luôn suy niệm đến sự chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.
Suy niệm đến sự chết để chúng ta thấy cuộc đời này chỉ là đời tạm và sẽ có ngày chúng ta bỏ nó mà trở về với bụi đất như bao người khác; suy niệm đến sự phán xét để chúng ta thấy được sự công thẳng của Thiên Chúa mà sống bác ái huynh đệ với mọi người, quãng đại với tha nhân, giúp đỡ người nghèo khó; suy niệm đến thiên đàng để chúng ta tăng thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, ra sức làm việc lành, chịu các bí tích cách trọn, để được lên thiên đàng với Thiên Chúa sau khi từ giả cõi đời này; suy niệm đến hỏa ngục là nơi Thiên Chúa đã dành cho ma quỷ và những người tội lỗi không muốn hối cải, để chúng ta thấy được những đau khổ đời đời của những người mất linh hồn, mà sửa đổi chính bản thân mình để ngày sau khỏi vào nơi đó...
Người bình thường thì ghê rợn sợ hãi nơi có mồ có mả, nhưng những người có đức tin thì lấy mồ mả sự chết làm đề tài suy niệm để sửa đổi mình và cảm hóa người khác, đó là một hạnh phúc mà mấy ai tìm được !
Các thánh của Thiên Chúa đều làm như vậy nên các ngài luôn vui vẻ sống...
(1) Hiếu liêm là cách gọi của người thời Minh Thanh dành cho người đậu cử nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tính cách của hiếu liêm (1) Trần Tông rất hào phóng thoải mái.
Ông ta mua một tòa biệt thự tọa lạc cách núi hai dặm, ngoại thành phía bắc của huyện, trước và sau nhà có rất nhiều mồ mả.
Có một người bạn nói với Trần Tông:
- “Trong mắt của ông ngày ngày đều nhìn thấy những quỷ hồn của các mồ mả này, nhứt định là không vui vẻ gì”.
Trần Tông cười nói:
- “Không phải, khi mắt nhìn thấy lớp lớp quỷ hồn này, thì khiến cho người ta cảm nhận được mình tồn tại nơi dương thế và cảm thấy rất vui vẻ không gì sánh được”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 45:
Con người ta thời nay ai cũng thích lên thành phố mua nhà mua cửa để ở và làm việc, không ai muốn ở nơi chỗ khỉ ho cò gáy, xa chợ xa đường và xa trường học, càng không ai thích làm nhà gần nghĩa địa mồ mả, cũng không ai thích ngày ngày nhìn thấy mả mồ, vì như thế thì ghê rợn và chẳng có gì là vui vẻ...
Không ai thích làm nhà bên nghĩa địa vì đó là chỗ chết chóc ám khí cô hồn, nhưng con người ta -nhất là những người Ki-tô hữu- đều phải luôn suy niệm đến sự chết, phán xét, thiên đàng và hỏa ngục.
Suy niệm đến sự chết để chúng ta thấy cuộc đời này chỉ là đời tạm và sẽ có ngày chúng ta bỏ nó mà trở về với bụi đất như bao người khác; suy niệm đến sự phán xét để chúng ta thấy được sự công thẳng của Thiên Chúa mà sống bác ái huynh đệ với mọi người, quãng đại với tha nhân, giúp đỡ người nghèo khó; suy niệm đến thiên đàng để chúng ta tăng thêm lòng yêu mến Thiên Chúa, ra sức làm việc lành, chịu các bí tích cách trọn, để được lên thiên đàng với Thiên Chúa sau khi từ giả cõi đời này; suy niệm đến hỏa ngục là nơi Thiên Chúa đã dành cho ma quỷ và những người tội lỗi không muốn hối cải, để chúng ta thấy được những đau khổ đời đời của những người mất linh hồn, mà sửa đổi chính bản thân mình để ngày sau khỏi vào nơi đó...
Người bình thường thì ghê rợn sợ hãi nơi có mồ có mả, nhưng những người có đức tin thì lấy mồ mả sự chết làm đề tài suy niệm để sửa đổi mình và cảm hóa người khác, đó là một hạnh phúc mà mấy ai tìm được !
Các thánh của Thiên Chúa đều làm như vậy nên các ngài luôn vui vẻ sống...
(1) Hiếu liêm là cách gọi của người thời Minh Thanh dành cho người đậu cử nhân.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bước vào Tin mừng Luca
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
02:25 21/01/2025
CHÚA NHẬT THỨ 3 THƯỜNG NIÊN NĂM C : LC 1,1-4; 4,14-21
1 1Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
4 14Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. 16Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : 18Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19công bố năm hồng ân của Chúa.
2Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 2Người bắt đầu nói với họ : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
BƯỚC VÀO TIN MỪNG LU-CA
Tại Milano, Italia, trong thư viện thánh Ambrôsiô, còn giữ lại một mảnh chỉ thảo được biết như là “Quy điển Muratori”, theo tên của sử gia Antonio Muratori (1672-1750), nhà khám phá mảnh chỉ thảo : ông đã thu thập được bảng danh sách các tác phẩm chính lục của Kinh Thánh có kèm thời giải thích, nghĩa là bảng liệt kê các sách được thừa nhận như do Thiên Chúa linh ứng của Giáo đoàn Rô-ma thế kỷ thứ II. Đến chỗ Tin Mừng theo Lu-ca, tác giả của tài liệu tối cổ này viết : “Thứ ba là sách Tin Mừng theo Lu-ca. Ông Lu-ca này là một y sĩ, mà sau khi Đức Giê-su về trời, Phao-lô đã đem theo như bạn đồng hành. Ông đã tự mình viết theo quan điểm của mình mặc dù ông đã không đích thân thấy Chúa trong xác thịt.”
1. Vài nét về tác giả
Qua dòng phác thảo vừa thấy, chúng ta có được một vài dữ kiện tiểu sử về tác giả Tin Mừng thứ ba, được truyền thống Ki-tô giáo thu nhận : y sĩ (hãy nghĩ đến chi tiết mồ hôi máu của Đức Giê-su, việc tránh nói xấu giới y sĩ trong câu chuyện người đàn bà bị băng huyết), môn đồ của thánh Phao-lô (x. Cl 4,10-12; 1Tm 4,11), truyền giáo như người trong thế giới dân ngoại (như xác nhận trong công trình thứ hai của Lu-ca, sách Công vụ Tông đồ), văn sĩ độc đáo (tiếng Hy-lạp của Lu-ca là hay nhất trong toàn bộ Tân Ước), chứng nhân gián tiếp. Truyền thống về sau đã tô thêm bức chân dung sơ sài này với nhiều đường nét thường là tưởng tượng : nổi tiếng nhất là việc gán cho Lu-ca danh hiệu họa sĩ vẽ các ảnh “Đức Mẹ đen” (Black Madonna, ví dụ ở Bologna, ở Đền thờ Đức Bà Cả Rô-ma). Thực tế, các bức ảnh tuyệt đẹp hơn đã được Lu-ca vẽ trong các trang của tác phẩm người.
Và từ Chúa nhật này rồi suốt năm phụng vụ (năm C), chúng ta sẽ đến với Tin Mừng Lu-ca, một tác phẩm được sinh ra, như chính tác giả xác nhận trong bài tựa hôm nay vừa công bố, từ việc “cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự việc để tuần tự viết ra.”
Nói cho đúng, tác phẩm của Lu-ca gồm hai cuốn sách trình bày chương trình cứu độ về mặt lịch sử và cả về mặt địa lý.
Xét về mặt lịch sử, thì sau giai đoạn đoan hứa là đến giai đoạn thực hiện với a) thời của Đức Giê-su : Thần Khí xưa đã tác động các ngôn sứ, thì nay càng tỏ hiện tràn đầy trong ngôn ngữ và hành vi của Đức Giê-su (sách Tin Mừng); b) thời của Giáo hội : Thần Khí nơi Đức Giê-su nay được tuôn tràn trên trên cộng đoàn môn đệ Người sau khi Người phục sinh (sách Công vụ).
Xét về mặt địa lý thì chương trình cứu độ được diễn ra với điểm xuất phát là Giê-ru-sa-lem. Mọi sự bắt đầu tại đó với lời sứ thần báo tin cho ông Da-ca-ri-a. Sau khi Đức Giê-su lên đấy để hoàn tất cuộc “xuất hành” của Người (sách Tin Mừng), thì các môn đệ cũng từ đó ra đi để đem Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất (sách Công vụ).
Vì thế, hôm nay chúng ta sẽ đưa ra một vài nét về các chủ đề căn bản của Tin Mừng Lu-ca, để biết đọc tác phẩm này cách tổng quát, toàn bộ, vượt lên trên vẻ rời rạc do việc cắt xén tác phẩm thành nhiều đoản văn phụng vụ Chúa nhật. Chúng ta làm việc này thông qua một ngữ vựng nhỏ gồm 6 từ :
2. Vài chủ đề chính của tác phẩm
Từ thứ nhất đương nhiên là Giê-su Ki-tô. Lu-ca trình bày Người như “bạn của những kẻ thu thuế và những kẻ tội lỗi” (15,2), như vị Ngôn sứ có lời tối hậu và hoàn hảo của Thiên Chúa cần chuyển cho chúng ta, như kẻ nghèo chẳng có ngay cả gối để kê đầu (9,58), như người lang thang muôn thuở (sinh ra bên đường, sống trên đường và chết ở một góc đường), như Đấng cứu chữa không những các cơn bệnh thể xác mà cả nỗi khổ tâm hồn, như nơi Thánh Thần cư ngụ để rồi từ đó tuôn đổ trên cộng đoàn các môn đệ, như tâm điểm lẫn ý nghĩa và cùng đích của lịch sử nhân loại.
Từ thứ hai thân thiết với Lu-ca là từ tình yêu. Đại thi hào Dante Alighieri, người Italia (1265-1321), trong tác phẩm La ngữ Monarchia (Quân chủ) đã định nghĩa Lu-ca như scriba mansuetudinis Christi (văn sĩ về lòng thương xót của Đức Ki-tô). Dụ ngôn người cha hoang phí (chứ không phải đứa con hoang đàng) ở chương 15, dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành, “Diễn từ trên đồng bằng” ở 6,17-49, lòng thương xót của Đức Giê-su đối với những kẻ bị loại trừ, việc lựa chọn giới nghèo khó, việc tự hiến đến hy sinh chính mình, cử chỉ tối hậu là tha thứ và cứu rỗi tên trộm lành, tất cả đều là bấy nhiêu bằng chứng về sự đúng đắn của định nghĩa do Dante đưa ra. Thậm chí, Lu-ca còn vẽ chân dung người môn đệ đích thật của Đức Ki-tô như sau : “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (6,36).
Từ thứ ba là từ niềm vui. Lu-ca sử dụng năm động từ khác nhau để diễn tả niềm vui trong 27 đoạn của tác phẩm. Tiêu biểu theo nghĩa này là chương 15; chúng tôi xin mời độc giả liên tục rảo qua các câu 5.6.7.9.10.23.24.32 : “Tìm được (con chiên) rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai… và nói : “xin chung vui với tôi…”. Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng… Tìm được (đồng bạc) rồi, bà ấy nói : “Xin chung vui với tôi…”. Cũng thế, giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng… “Hãy đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng (con ta đã trở về)”... Và họ bắt đầu ăn mừng… “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ.”
Nghèo khó là chủ đề thứ tư được đặc biệt nêu bật trong Tin Mừng Lu-ca, một Tin Mừng hết sức nhạy bén với vấn đề xã hội : “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6,20); “kẻ nghèo hèn được loan báo Tin Mừng” (4,18); người hành khất La-da-rô và bà góa cho tất cả là những gương sống; chàng thanh niên giàu có không thể theo Đức Giê-su nếu chẳng phân phát cho kẻ nghèo “mọi thứ mình sở hữu”; tay trọc phú miệt mài thu tích cho mình chứ không phải cho Thiên Chúa là kẻ ngu dại; những ông Pha-ri-sêu (Biệt phái) hám tiền đến độ biến nó thành Chúa thực của mình. “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao ! Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (18, 24-25).
Từ thứ năm thân thiết với Lu-ca là cầu nguyện. Đức Giê-su là con người cầu nguyện tiêu biểu. Trong những khúc quanh quyết định của đời Người, Lu-ca luôn trình bày Người cầu nguyện và đối thoại với Chúa Cha : trước khi chịu Phép rửa (3,21), giữa cơn cuồng nhiệt của quần chúng (5,16), trước lúc tuyển chọn Nhóm Mười hai (6,12), trước cuộc tuyên tín của Phê-rô (9,18), trước khi tỏ mình long trọng trong cuộc Biến hình (9,28-29), trước lúc dạy lời kinh đặc trưng của Ki-tô giáo, kinh “Lạy Cha” (11,1), trong giờ quyết định tối hậu trước lúc chịu chết (20,40-46). Và lời sau hết của Người trên trần gian là một lời cầu nguyện : “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (23,46).
Từ thứ sáu và cuối cùng, chúng ta có thể đưa vào bảng tổng hợp các chủ đề thân thiết với Đức Giê-su của Lu-ca là từ bỏ. Ám chỉ ơn thiên triệu của Ê-li-sa, kẻ được ngôn sứ Ê-li-a kêu gọi khi đang đi cày, một ngày nọ Đức Giê-su đã thốt lên : “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (9,62). Để theo Đức Giê-su cần phải thực hiện một lựa chọn triệt để và cần chữa mình khỏi cơn bệnh luyến tiếc nhớ nhung. Các môn đệ không chỉ từ bỏ “lưới và cha mình” như Mát-thêu nói, mà còn bỏ “tất cả” theo Lu-ca 5,11. Nói về ơn gọi của mình, Mát-thêu chỉ viết : “Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9), trái lại Lu-ca thêm “bỏ tất cả” (Lc 5,28). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (9,23). Vậy phải nghĩ sao khi ngay cả sự yên thân mà chúng ta cũng chẳng dám từ bỏ để dấn thân vì Tin Mừng, vì tự do của con người và của Giáo hội, vì sự độc lập của đạo Chúa?
1 1Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
4 14Khi ấy, được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. 16Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : 18Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19công bố năm hồng ân của Chúa.
2Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. 2Người bắt đầu nói với họ : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
BƯỚC VÀO TIN MỪNG LU-CA
Tại Milano, Italia, trong thư viện thánh Ambrôsiô, còn giữ lại một mảnh chỉ thảo được biết như là “Quy điển Muratori”, theo tên của sử gia Antonio Muratori (1672-1750), nhà khám phá mảnh chỉ thảo : ông đã thu thập được bảng danh sách các tác phẩm chính lục của Kinh Thánh có kèm thời giải thích, nghĩa là bảng liệt kê các sách được thừa nhận như do Thiên Chúa linh ứng của Giáo đoàn Rô-ma thế kỷ thứ II. Đến chỗ Tin Mừng theo Lu-ca, tác giả của tài liệu tối cổ này viết : “Thứ ba là sách Tin Mừng theo Lu-ca. Ông Lu-ca này là một y sĩ, mà sau khi Đức Giê-su về trời, Phao-lô đã đem theo như bạn đồng hành. Ông đã tự mình viết theo quan điểm của mình mặc dù ông đã không đích thân thấy Chúa trong xác thịt.”
1. Vài nét về tác giả
Qua dòng phác thảo vừa thấy, chúng ta có được một vài dữ kiện tiểu sử về tác giả Tin Mừng thứ ba, được truyền thống Ki-tô giáo thu nhận : y sĩ (hãy nghĩ đến chi tiết mồ hôi máu của Đức Giê-su, việc tránh nói xấu giới y sĩ trong câu chuyện người đàn bà bị băng huyết), môn đồ của thánh Phao-lô (x. Cl 4,10-12; 1Tm 4,11), truyền giáo như người trong thế giới dân ngoại (như xác nhận trong công trình thứ hai của Lu-ca, sách Công vụ Tông đồ), văn sĩ độc đáo (tiếng Hy-lạp của Lu-ca là hay nhất trong toàn bộ Tân Ước), chứng nhân gián tiếp. Truyền thống về sau đã tô thêm bức chân dung sơ sài này với nhiều đường nét thường là tưởng tượng : nổi tiếng nhất là việc gán cho Lu-ca danh hiệu họa sĩ vẽ các ảnh “Đức Mẹ đen” (Black Madonna, ví dụ ở Bologna, ở Đền thờ Đức Bà Cả Rô-ma). Thực tế, các bức ảnh tuyệt đẹp hơn đã được Lu-ca vẽ trong các trang của tác phẩm người.
Và từ Chúa nhật này rồi suốt năm phụng vụ (năm C), chúng ta sẽ đến với Tin Mừng Lu-ca, một tác phẩm được sinh ra, như chính tác giả xác nhận trong bài tựa hôm nay vừa công bố, từ việc “cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự việc để tuần tự viết ra.”
Nói cho đúng, tác phẩm của Lu-ca gồm hai cuốn sách trình bày chương trình cứu độ về mặt lịch sử và cả về mặt địa lý.
Xét về mặt lịch sử, thì sau giai đoạn đoan hứa là đến giai đoạn thực hiện với a) thời của Đức Giê-su : Thần Khí xưa đã tác động các ngôn sứ, thì nay càng tỏ hiện tràn đầy trong ngôn ngữ và hành vi của Đức Giê-su (sách Tin Mừng); b) thời của Giáo hội : Thần Khí nơi Đức Giê-su nay được tuôn tràn trên trên cộng đoàn môn đệ Người sau khi Người phục sinh (sách Công vụ).
Xét về mặt địa lý thì chương trình cứu độ được diễn ra với điểm xuất phát là Giê-ru-sa-lem. Mọi sự bắt đầu tại đó với lời sứ thần báo tin cho ông Da-ca-ri-a. Sau khi Đức Giê-su lên đấy để hoàn tất cuộc “xuất hành” của Người (sách Tin Mừng), thì các môn đệ cũng từ đó ra đi để đem Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất (sách Công vụ).
Vì thế, hôm nay chúng ta sẽ đưa ra một vài nét về các chủ đề căn bản của Tin Mừng Lu-ca, để biết đọc tác phẩm này cách tổng quát, toàn bộ, vượt lên trên vẻ rời rạc do việc cắt xén tác phẩm thành nhiều đoản văn phụng vụ Chúa nhật. Chúng ta làm việc này thông qua một ngữ vựng nhỏ gồm 6 từ :
2. Vài chủ đề chính của tác phẩm
Từ thứ nhất đương nhiên là Giê-su Ki-tô. Lu-ca trình bày Người như “bạn của những kẻ thu thuế và những kẻ tội lỗi” (15,2), như vị Ngôn sứ có lời tối hậu và hoàn hảo của Thiên Chúa cần chuyển cho chúng ta, như kẻ nghèo chẳng có ngay cả gối để kê đầu (9,58), như người lang thang muôn thuở (sinh ra bên đường, sống trên đường và chết ở một góc đường), như Đấng cứu chữa không những các cơn bệnh thể xác mà cả nỗi khổ tâm hồn, như nơi Thánh Thần cư ngụ để rồi từ đó tuôn đổ trên cộng đoàn các môn đệ, như tâm điểm lẫn ý nghĩa và cùng đích của lịch sử nhân loại.
Từ thứ hai thân thiết với Lu-ca là từ tình yêu. Đại thi hào Dante Alighieri, người Italia (1265-1321), trong tác phẩm La ngữ Monarchia (Quân chủ) đã định nghĩa Lu-ca như scriba mansuetudinis Christi (văn sĩ về lòng thương xót của Đức Ki-tô). Dụ ngôn người cha hoang phí (chứ không phải đứa con hoang đàng) ở chương 15, dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân lành, “Diễn từ trên đồng bằng” ở 6,17-49, lòng thương xót của Đức Giê-su đối với những kẻ bị loại trừ, việc lựa chọn giới nghèo khó, việc tự hiến đến hy sinh chính mình, cử chỉ tối hậu là tha thứ và cứu rỗi tên trộm lành, tất cả đều là bấy nhiêu bằng chứng về sự đúng đắn của định nghĩa do Dante đưa ra. Thậm chí, Lu-ca còn vẽ chân dung người môn đệ đích thật của Đức Ki-tô như sau : “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (6,36).
Từ thứ ba là từ niềm vui. Lu-ca sử dụng năm động từ khác nhau để diễn tả niềm vui trong 27 đoạn của tác phẩm. Tiêu biểu theo nghĩa này là chương 15; chúng tôi xin mời độc giả liên tục rảo qua các câu 5.6.7.9.10.23.24.32 : “Tìm được (con chiên) rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai… và nói : “xin chung vui với tôi…”. Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng… Tìm được (đồng bạc) rồi, bà ấy nói : “Xin chung vui với tôi…”. Cũng thế, giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng… “Hãy đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng (con ta đã trở về)”... Và họ bắt đầu ăn mừng… “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ.”
Nghèo khó là chủ đề thứ tư được đặc biệt nêu bật trong Tin Mừng Lu-ca, một Tin Mừng hết sức nhạy bén với vấn đề xã hội : “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6,20); “kẻ nghèo hèn được loan báo Tin Mừng” (4,18); người hành khất La-da-rô và bà góa cho tất cả là những gương sống; chàng thanh niên giàu có không thể theo Đức Giê-su nếu chẳng phân phát cho kẻ nghèo “mọi thứ mình sở hữu”; tay trọc phú miệt mài thu tích cho mình chứ không phải cho Thiên Chúa là kẻ ngu dại; những ông Pha-ri-sêu (Biệt phái) hám tiền đến độ biến nó thành Chúa thực của mình. “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao ! Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (18, 24-25).
Từ thứ năm thân thiết với Lu-ca là cầu nguyện. Đức Giê-su là con người cầu nguyện tiêu biểu. Trong những khúc quanh quyết định của đời Người, Lu-ca luôn trình bày Người cầu nguyện và đối thoại với Chúa Cha : trước khi chịu Phép rửa (3,21), giữa cơn cuồng nhiệt của quần chúng (5,16), trước lúc tuyển chọn Nhóm Mười hai (6,12), trước cuộc tuyên tín của Phê-rô (9,18), trước khi tỏ mình long trọng trong cuộc Biến hình (9,28-29), trước lúc dạy lời kinh đặc trưng của Ki-tô giáo, kinh “Lạy Cha” (11,1), trong giờ quyết định tối hậu trước lúc chịu chết (20,40-46). Và lời sau hết của Người trên trần gian là một lời cầu nguyện : “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (23,46).
Từ thứ sáu và cuối cùng, chúng ta có thể đưa vào bảng tổng hợp các chủ đề thân thiết với Đức Giê-su của Lu-ca là từ bỏ. Ám chỉ ơn thiên triệu của Ê-li-sa, kẻ được ngôn sứ Ê-li-a kêu gọi khi đang đi cày, một ngày nọ Đức Giê-su đã thốt lên : “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa” (9,62). Để theo Đức Giê-su cần phải thực hiện một lựa chọn triệt để và cần chữa mình khỏi cơn bệnh luyến tiếc nhớ nhung. Các môn đệ không chỉ từ bỏ “lưới và cha mình” như Mát-thêu nói, mà còn bỏ “tất cả” theo Lu-ca 5,11. Nói về ơn gọi của mình, Mát-thêu chỉ viết : “Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9), trái lại Lu-ca thêm “bỏ tất cả” (Lc 5,28). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (9,23). Vậy phải nghĩ sao khi ngay cả sự yên thân mà chúng ta cũng chẳng dám từ bỏ để dấn thân vì Tin Mừng, vì tự do của con người và của Giáo hội, vì sự độc lập của đạo Chúa?
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Hai, tiếp 11-13
Vũ Văn An
02:52 21/01/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
12.11. Duy trì thông đạt hôn nhân tốt
Hướng dẫn
1. Khi có vấn đề, mỗi người phải sẵn sàng thừa nhận rằng mình là một phần của vấn đề. (St 8:8-19; Cn 20:6)
2. Mỗi người phải sẵn sàng thay đổi. (Ga 5:6; Mt 5:23-26)
3. Tránh sử dụng những từ ngữ gây cảm xúc mạnh. "Anh không thực sự yêu em."; "Anh lúc nào cũng vậy...."; "Bạn không bao giờ làm điều gì đúng cả."; "Tôi không quan tâm."...
4. Chịu trách nhiệm về cảm xúc, lời nói, hành động và phản ứng của chính bạn. Đừng đổ lỗi cho người khác. Bạn đã tức giận, nổi giận, trở nên chán nản, v.v. (Gl 6:5; Gcb 1:13-15)
5. Tránh nhắc lại những cuộc tranh cãi cũ. (Ê-phê-sô 4:26)
6. Giải quyết từng vấn đề một. Giải quyết một vấn đề rồi chuyển sang vấn đề tiếp theo (Mt 6:34)
7. Giải quyết ở hiện tại chứ không phải ở quá khứ. Treo biển "cấm câu cá" ở quá khứ trừ khi nó giúp bạn giải quyết vấn đề hiện tại. (Pl 3:12-14; Grm 31:34; Is 43:25)
8. Tập trung vào mặt tích cực thay vì mặt tiêu cực. (Pl 4:8)
9. Học cách thông đạt bằng những cách phi ngôn ngữ. (Mt 8:1-2; Rm 8:14-15; Tv 32:8).
Thay đổi
Trao đổi suy nghĩ và mối quan tâm của bạn với nhau. Kể lại các hoạt động của bạn. Lắng nghe, hiểu và phản hồi ý nghĩa đằng sau những gì một người đang nói. Khi chàng nổi nóng với bạn, chàng có thể nói, "Tôi đã có một ngày tồi tệ ở công ty. Không ai tôn trọng tôi." Khi nàng nói, "Anh không yêu em", nàng có thể thực sự muốn nói rằng, "Tôi vô cùng cần tình cảm. Tôi đang đói tình yêu." (Gương sáng của Chúa Giêsu trong Ga 1:45-47; Mc 5:1-15; Ga 11:20-35)
Thực hành quy tắc vàng – Mt 7:12. Bạn muốn người bạn đời của mình làm gì với bạn? Bạn muốn người bạn đời của mình: Nói sự thật? Hỏi ý kiến của bạn? Giúp đỡ khi cần? Tự nhiên với bạn? Cảm ơn bạn vì sự giúp đỡ và dịch vụ của bạn? Vâng, hãy làm y như thế cho chàng.
Thực hành nguyên tắc được nêu trong Lu-ca 6:35. "Hãy làm điều thiện - hãy làm điều có thể giúp đỡ người khác; và cho vay mà không mong đợi và hy vọng gì cả."
Hãy tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn (Pl. 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Pl. 2:3-4
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu những câu Kinh Thánh được chọn ở trên.
Cởi bỏ/Mặc vào:
(1 Cr 6:19-20; Rm 12:1; Tv 24:1) Nhận thức một cách có ý thức rằng với tư cách là một Kitô hữu, tất cả những gì bạn có và là (quyền đối với chính mình) đều thuộc về Thiên Chúa. Hãy dâng hiến tất cả những gì bạn có và là, bao gồm cả "quyền" của bạn, cho Thiên Chúa. Tin cậy Người sẽ chăm sóc tài sản của Người. Ngừng suy nghĩ theo hướng "quyền" của bạn và tập trung vào ý muốn, mục đích và lời hứa của Thiên Chúa. Bất cứ khi nào bạn bị cám dỗ trở nên tức giận một cách tội lỗi, hãy viết ra:
• Điều gì đang xảy ra?
• Những phẩm tính nào được Thiên Chúa có thể đang cố gắng phát triển thông qua tình huống này.
• Bạn nghĩ rằng những quyền cá nhân nào của bạn đang bị từ chối? ("Quyền" của bạn thuộc về Thiên Chúa)
• Bạn có thể đã làm gì để thúc đẩy tình hình?
• Thiên Chúa muốn bạn làm gì và Người muốn bạn hành động như thế nào? (Tìm kiếm trong Kinh thánh)
• Điều gì đang ngăn cản bạn làm điều đúng đắn khi bạn bị cám dỗ trở nên tức giận một cách tội lỗi?
• Có phải là sự thiếu hiểu biết của bạn? Thiếu ham muốn? Sợ hãi?, v.v.
Hoặc - Chỉ cần tự hỏi bản thân 3 câu hỏi cơ bản:
1. Điều gì đã xảy ra?
2. Tôi đã làm gì để góp phần gây ra vấn đề?
3. Tôi phải làm gì bây giờ để khắc phục tình hình theo Kinh thánh?
Tài liệu tham khảo: [15][Mack1].
12.12. Người chồng và người cha tối đa
Viễn ảnh
(Cn 22:17; Dt 10:24; Tv 128:1-4) Thánh vịnh cho thấy để trở thành người chồng và người cha tối đa của Thiên Thiên Chúa, bạn phải là người kính sợ Thiên Thiên Chúa. Sự kính sợ Thiên Thiên Chúa thích hợp khiến người đàn ông trở thành một phước lành khác thường đối với vợ và con cái của mình. Sự kính sợ Thiên Thiên Chúa sẽ là mảnh đất mà ảnh hưởng tích cực của người đàn ông sẽ phát triển và là lý do cơ bản khiến gia đình của người đàn ông đó sẽ trỗi dậy và gọi người đó là người có phước.
Hy vọng
(Rm 5:9-10; Rm 8:15; Rm 8:17) Nếu bạn tin cậy nơi một mình Thiên Chúa Ki-tô để được cứu rỗi và tha thứ tội lỗi, xưng nhận Người là Thiên Thiên Chúa, Kinh thánh nói rằng bạn không có lý do gì để bị ràng buộc bởi nỗi sợ hãi tiêu cực đối với Thiên Thiên Chúa. Thiên Thiên Chúa hiện là Cha tối thượng và đầy lòng thương xót, là người chồng và người Cha tối đa, Đấng sẽ ban ân sủng của Người cho chúng ta để hoạt động trọn vẹn nhất với tư cách là người chồng và người cha.
(Cl 2:20) Giống như Mô-sê và Áp-ra-ham, một Ki-tô hữu hiếu đạo chọn đặt ý muốn của Thiên Thiên Chúa lên trên mọi sự khác, kể cả cảm xúc và mong muốn của riêng mình.
(Grm 33:38-40; 2 Cr 4:6; Eph 1:17-19) Chính lời cầu nguyện kết nối chúng ta với Thiên Thiên Chúa, và qua lời cầu nguyện, chính Thiên Thiên Chúa linh hứng chúng ta hiểu được sự uy nghiêm và vinh quang của Người. Chính Người là Đấng bật sáng ánh sáng trong bóng tối của tấm lòng chúng ta. Người soi sáng con người bên trong chúng ta. Nếu chúng ta muốn hiểu được sự huy hoàng của Người, sự huy hoàng mà nhờ đó chúng ta dùng để hoàn thành trách nhiệm của mình trên trái đất này, thì lời cầu nguyện chính là chìa khóa, là mối liên kết, là kênh mà sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng của Thiên Thiên Chúa chảy qua chúng ta đến gia đình chúng ta.
Thay đổi
(Tv 46:10; Phl 3:10; Ga 5:39; Tv 19:7-9; Dt 7:25) "Hãy yên lặng và biết" Thiên Chúa muốn nói dành thời gian để suy gẫm về Thiên Thiên Chúa là ai và là gì. Thiên Chúa Giêsu là Sự rạng rỡ của vinh quang Thiên Thiên Chúa, hãy suy gẫm về Thiên Chúa Giêsu những gì Người đã làm, hãy xem cách Người đáp lại mọi người. Hãy thường xuyên đến thập giá trên đó Người đã chết vì tội lỗi của bạn, hãy đến ngôi mộ trống, hãy nhìn Người khi Người sống lại từ cõi chết, hãy chiêm ngưỡng phòng ngai vàng, hãy nhìn Thiên Chúa Giêsu trước dung nhan Cha Người, hãy nhìn Người đang cầu thay cho bạn ngay bây giờ, cầu nguyện để bạn đáp lại cuộc sống như Người đã làm, là một phước lành cho gia đình bạn và những người khác.
( 2 Tm 3:16-17 ) Hãy phát triển thái độ này là Thiên Thiên Chúa đang phán trực tiếp với bạn khi bạn đọc Kinh thánh. Kinh Thánh là sách của Thiên Thiên Chúa, Kinh Thánh tiết lộ các thuộc tính, công việc, mối quan tâm, ý muốn, ý định, kế hoạch, mong muốn của Người dành cho dân Người và thiết kế của Người dành cho thế giới đang chối bỏ Người. Hãy xem mọi điều trong Kinh Thánh như một lời mời gọi bước vào mối quan hệ sâu sắc hơn với Cha và Đấng Cứu Chuộc vô hạn, uy nghiêm của bạn.
Hãy tìm kiến ơn cứu rỗi của bạn (Phl 2:12-13)
Câu Kinh thánh để ghi nhớ: Ê-phê-sô 1:17-19
Việc sùng kính: tạo Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu Tv 46:1,10
Cởi bỏ/Mặc vào:
Khi bạn xem các đoạn văn sau, hãy tự hỏi Thiên Chúa đang nói gì về mối quan hệ của tôi với Người? Những gì tôi thấy nên được áp dụng như thế nào vào cuộc sống và gia đình tôi? Tôi đang thực hiện tốt như thế nào các lời dạy của đoạn văn?
• 2 Sb 20:7; Is 41:8; Grm 2:23; St 12:1-8; St 13:8-9; St 14:14,24; St 21:10-11; St 22:11-12; Rm 4:19-21.
Những câu sau đây dạy điều gì về sự trổi vượt của Thiên Thiên Chúa, về sự kính sợ Thiên Thiên Chúa, mối quan hệ của chúng ta với Thiên Thiên Chúa nên như thế nào, Thiên Thiên Chúa nên có vị trí nào trong lòng chúng ta, làm thế nào để phát triển lòng kính sợ Thiên Chúa, và điều gì sẽ xảy ra với người kính sợ Thiên Thiên Chúa?.
• St 5:22; Xh 15:11; Xh 34:6-7; Đnl 6:10-13; 2 Sb 20:6-19; Tv 19:7-11; Tv 34:7,11; Tv 128:1; Tv 130:4; Tv 139:1-6,13-16,23-24; Tv 147:11; Cn 1:7; Cn 8:13; Cn 14:26-27; Cn 19:2-3; Cn 28:14; Is 40:10-31; Mt 10:28; Rm 8:26-39; Rm 11:36; Kh 4:8-11; Kh 5:9-14; Kh 15:3-4.
Hãy suy gẫm về những gì bạn vừa học và viết ra câu trả lời của bạn cho câu hỏi này: tất cả những điều này có thể tạo ra sự khác biệt gì trong cuộc sống và mối quan hệ gia đình của tôi?
Tài liệu tham khảo: Chuyển thể từ [16][Mack2].
12.13. Người vợ và người mẹ viên mãn và tạo viên mãn
Viễn ảnh
(Tv 128:3; Ga 15:1,5) Thiên Chúa Giêsu mô tả chính Người là cây nho vì cây nho này tượng trưng cho sự sống, sự tươi mới và thừa tác vụ. Thiên Thiên Chúa nhấn mạnh người phụ nữ và chức vụ chiến lược của bà khi so sánh bà với cây nho. Trong gia đình của Thiên Thiên Chúa, người vợ và người mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến việc mình là ai hơn là việc mình làm, quan tâm nhiều hơn đến việc mình là ai hơn là cách mình thực hiện. Tác phong của Ki-tô hữu bắt nguồn từ tính cách Ki-tô giáo. Nếu không có Thiên Chúa Ki-tô bên trong, chúng ta không thể làm được gì.
Hy vọng
(St 1:28; St 2:18; Đnl 33:29; Tv 25:9; Tv 121:1-2) Thiên Thiên Chúa đã ban một
mệnh lệnh cho cả người nam và người nữ: người phụ nữ là người đồng hành trong việc sinh sôi nảy nở và cai trị trái đất. Vì người phụ nữ là người được Thiên Chúa tạo ra, nên bà chính là người trợ giúp mà người nam cần để hoàn thành trách nhiệm mà Thiên Chúa giao phó trên thế gian và trong gia đình.
(Ga 15:8; Gl 5:22-23; Cn 31:30; II Cr 12:9) Một cây nho sai trái là một người phụ nữ kính sợ Thiên Chúa. Nàng là một người lấy Thiên Chúa làm trung tâm, và Thiên Chúa là một thực tại mạnh mẽ trong cuộc sống của nàng. Thiên Chúa là động lực thúc đẩy, sức mạnh, hy vọng, cố vấn của nàng. Bí quyết về sự sai trái của nàng bắt nguồn từ mối quan hệ sống động và sâu sắc của nàng với Thiên Thiên Chúa. Sự đầy đủ của nàng đến từ Thiên Chúa, nếu không nàng sẽ kiệt sức vì làm và bước đi, coi thiên chức làm mẹ là một bổn phận hơn là một sự phục vụ và đặc ơn được Thiên Chúa sử dụng và hoàn thành mục đích của Người trong đơn vị gia đình.
Thay đổi
(Cn 31) Các ưu tiên được thiết lập ở đây cho thấy rằng một người vợ và người mẹ kính sợ Thiên Thiên Chúa là một người hướng đến gia đình. Nàng hoàn toàn tận tụy với gia đình như thừa tác vụ số một của mình. Gia đình nàng không bị bỏ bê trong khi nàng làm những việc quan trọng khác.
(Cn 31:11-12,23,28; St 2:18) Nàng cũng là một người hướng đến chồng. Nàng không tìm kiếm ý nghĩa ở con người hay sự vật hơn là ở Thiên Thiên Chúa. Nàng phục vụ thay vì được phục vụ, và phục vụ từ sự trọn vẹn trong mối quan hệ của mình với Thiên Thiên Chúa thay vì tìm kiếm sự thành toàn (fulfillment).
(Cn 31:10,29-30) Một tính cách cao quý và tuyệt vời là kết quả của một người phụ nữ cam kết và có mối quan hệ với Thiên Thiên Chúa, một người phụ nữ đã thiết lập bốn ưu tiên trong cuộc sống của mình:
1. mối quan hệ của nàng với Thiên Thiên Chúa;
2. thừa tác vụ của nàng đối với gia đình nàng;
3. sự phát triển của nàng về tính cách hiếu đạo;
4. cách nàng phát biểu hành vi hiếu đạo của mình đối với những người khác trong và ngoài gia đình.
Tìm kiếm ơn cứu rỗi của bạn (Phl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Ga 15:4-5
Lòng sùng kính: Tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho câu Cn 31:10.
Còn nữa
VietCatholic TV
Phút cuối tại Tòa Bạch Ốc của Cựu Tổng thống Joe Biden. Lá thư bí mật để lại cho Tổng thống Trump
VietCatholic Media
02:00 21/01/2025
1. Tổng thống Joe Biden rời Washington với tư cách là cựu tổng thống
Tổng thống Joe Biden rời khỏi Thủ đô Washington lần đầu tiên với tư cách là cựu tổng thống.
Ngay sau khi chứng kiến Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Biden và đệ nhất phu nhân Jill Tổng thống Biden rời Điện Capitol và thẳng tiến đến Căn cứ liên hợp Andrews.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh cựu Tổng thống đáp máy bay trực thăng từ Tòa Bạch Ốc đến căn cứ không quân Andrews.
Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 45 phút tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết khi ông ngồi trong Phòng Bầu Dục, kéo ngăn kéo ra thì ông thấy một lá thư cựu Tổng thống Joe Biden viết cho ông. Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump đã không cho biết nội dung lá thư.
Ông đã có bài phát biểu tạm biệt ngắn gọn trước khi bay đến Santa Ynez, California, nơi người bạn và nhà tài trợ tỷ phú của đảng Dân chủ Joe Kiani có một khu điền trang.
Sự kiện này bao gồm buổi biểu diễn âm nhạc của Ban nhạc Không quân Hoa Kỳ và chuyến rời đi cuối cùng của Tổng thống Biden trên Phi đội Không quân Đặc biệt 46.
Sự ra đi của Tổng thống Biden đánh dấu sự kết thúc của một nhiệm kỳ bốn năm bận rộn, tuy nhiên sẽ được ghi nhớ chủ yếu vì đã giúp Tổng thống đắc cử Donald Trump hồi sinh chính trị và cuối cùng trở lại Phòng Bầu dục.
Điểm đến cuối cùng của ông cũng mang một ý nghĩa buồn vui lẫn lộn: Tổng thống Biden đã đến Santa Ynez lần cuối sau bài phát biểu của mình tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8, nơi ông chính thức trao ngọn đuốc cho Phó Tổng thống Kamala Harris ngay sau khi từ bỏ nỗ lực tái tranh cử của chính mình.
Rõ ràng, cựu Tổng thống Joe Biden đến California là để nghỉ ngơi giải buồn, nhà của ông ở Greenville, Delaware. Ông cũng có một căn nhà nữa ở McLean, Virginia, rất gần với căn cứ không quân Andrews.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Biden đã đắm mình trong sự ngưỡng mộ của những người theo đảng Dân chủ nhẹ nhõm, biết ơn vì quyết định từ chức của ông với hy vọng mới rằng Harris sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, thay vào đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã trở lại nhiệm sở — và Tổng thống Biden rời Washington sau khi gánh chịu phần lớn sự đổ lỗi từ những người theo đảng Dân chủ đó vì đã mở đường cho sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
[Politico: Joe Biden departs Washington as ex-president]
2. Tổng thống Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc
Trong cuộc phỏng vấn sâu rộng tại Phòng Bầu dục, Tổng thống đắc cử Donald Trump nêu rõ kế hoạch của mình để thay đổi tình hình
Tổng thống dự báo các cuộc đột kích nhập cư tại các thành phố lớn, mức thuế 25 phần trăm đối với Mexico và Canada bắt đầu từ tháng tới và mối quan hệ thân thiết với Kim Chính Ân, cùng nhiều chủ đề khác.
Tổng thống Donald Trump đã dành khoảng 45 phút trả lời nhiều câu hỏi khác nhau từ các phóng viên vào tối Thứ Hai từ phía sau bàn làm việc của mình khi ông ký một loạt các sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông đã “ngạc nhiên” khi Tổng thống Joe Biden ban hành lệnh ân xá toàn diện cho gia đình ông vào đầu Thứ Hai, nói rằng động thái này “khiến ông ấy trông rất có tội”.
“Đây là tiền lệ khó tin đối với một tổng thống”, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói và nói thêm rằng “bây giờ mọi tổng thống rời nhiệm sở sẽ ân xá cho mọi người mà họ gặp”. Khi được hỏi liệu ông có làm điều tương tự sau khi rời nhiệm sở không, tổng thống trả lời “Tôi không muốn làm điều đó, không”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông không “muốn nói khi nào” các cuộc đột kích được hứa hẹn của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan sẽ diễn ra ở các thành phố lớn, nhưng khẳng định lại rằng “điều đó sẽ xảy ra”.
Cuộc trao đổi qua lại với các phóng viên tại Phòng Bầu dục là sự hồi tưởng về nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong đó ông thường tham gia vào các phiên hỏi đáp kéo dài. Khi một phóng viên hỏi liệu Tổng thống Biden có để lại cho ông một lá thư trong bàn làm việc hay không — như thường lệ của các tổng thống gần đây — Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lục ngăn kéo và nói rằng ông có thể đã không tìm thấy nó trong nhiều tháng nếu phóng viên không nêu ra câu hỏi ấy.
Ông nói một cách bình thản khi ký nhiều sắc lệnh hành pháp về các chủ đề từ TikTok đến nhập cư đến khí hậu và Tổng thống Donald Trump nói rõ rằng ông có ý định làm thay đổi hiện trạng toàn cầu.
Tổng thống cho biết ông sẽ áp thuế 25 phần trăm đối với Canada và Mexico — hai trong số những đối tác thương mại lớn nhất của đất nước — bắt đầu từ ngày 1 tháng 2.
Về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, mà tổng thống đã nhiều lần nói rằng ông có thể kết thúc trong một ngày, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói: “Tôi còn nửa ngày nữa. Chúng tôi muốn hoàn thành nó”.
Và ông ấy nói rằng Kim Chính Ân, nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn, một đối phương của Hoa Kỳ, “sẽ rất vui khi thấy tôi trở về”.
“Tôi rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy thích tôi. Tôi cũng thích ông ấy. Chúng tôi rất hợp nhau”, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói về nhà độc tài.
[Politico: In wide-ranging Oval Office interview, Trump makes clear his plans to shake things up]