HÀ NỘI - Niềm hân hoan “Chúa đã sống lại thật rồi” vẫn còn âm vang trong tâm hồn cũng như đang tươi dấu khải hoàn ca theo chân những tín đồ lũ lượt đến nhà thờ Thái Hà từ Lễ Vọng Phục Sinh chiều và tối thứ bảy, qua lễ sáng và lễ chiều Chúa Nhật ngày 20/04/2014, thì một sự kiện thật có ý nghĩa mang cả chiều cao lẫn chiều sâu đã diễn ra tại lầu ba nhà giáo lý xứ Thái Hà, vào lúc 18.00h, Cha bề trên Mathieu Vũ Khởi Phụng đã trịnh trọng bước lên diễn đàn long trọng tuyên bố về lễ ra mắt “Câu lạc bộ Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận” với lý do làm sáng danh cho “một tôi tớ xuất sắc của Chúa” – người mà Đức Thánh Cha Phanxico đã nhìn nhận và gọi là “Đấng Đáng Kính”, sau sự kiện ngày 05/07/2014, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Roma đã chủ tọa buổi lễ kết thúc cuộc điều tra ở cấp giáo phận trong án phong chân phước cho Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận.
Hình ảnh
Cha bề trên M. Vũ Khởi Phụng, cũng là Chủ nhiệm câu lạc bộ đã ôn lại những ngày ngài còn là tu sinh, đã được gặp Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, lúc ngài đang còn là một linh mục trẻ măng, rất năng động, hóm hỉnh, thông minh, cẫn mẫn và nhân từ, rồi mãi sau này khi ngài trở thành Hồng Y (2001) trong cương vị Chủ Tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình (1998), thì ngài vẫn giữ nguyên được những đặc tính thông minh, hóm hỉnh, dễ gần, dễ hiểu từ cái ngày xa xưa đã để lại ký ức không bao giờ phai dấu trong đầu người tu sinh Vũ Khởi Phụng đang háo hức bước vào con đường của Đức tin.
Tiếp theo, Cha Jean Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phó chủ nhiệm đã lên trình bày về cấu trúc, nhân sự, mục đích của câu lạc bộ… Cha trình bày 4 mục đích chính sau:
1- Cổ võ sứ điệp Hy vọng của Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận
2- Phổ biến học thuyết Xã hội Công Giáo
3- Cầu nguyện cho tiến trình phong Chân phước và phong thánh cho Đức Hồng Y.
4- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo, tọa đàm về các vấn đề của Học thuyết Xã hội Công Giáo
Bằng một tình thần hào hứng, nhiệt huyết vui tươi của lễ Phục Sinh, cha Jean Phong đã nói về sự cần thiết của Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, mở màn như “lập hiến” của Giáo Hội Hoàn vũ nhắm bước vào con đường tình yêu nhập thế với cuộc đời. Ngài dẫn ra Tông Huấn của Phúc Âm số 183 và 184 mà Giáo Hoàng Phanxico đã nhắn gửi các tín hữu trên khắp toàn cầu rằng:
“Tất cả các Ki-tô hữu, kể cả các mục tử, được mời gọi để chăm lo cho việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Và Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã có rất nhiều công lao, cũng như tổ chức biên soạn Giáo huấn Xã hội Công Giáo. Ngài là tôi tớ xuất sắc của Chúa, đã trải qua con đường dấn thân nhắm đường Hy vọng đằng đẵng chông gai, với án cầm tù 13 năm “không có án”, giờ đây Tòa Thánh đã và đang mở án phong thánh cho ngài, ngay tại trung tâm châu Âu, Giáo Hội Roma đang phát động phong trào cầu nguyện cho tiến trình phong chân phước của ngài. Ngay tại quê hương Việt Nam, nơi ngài sinh ra, lớn lên, vào dòng tu, trở thành linh mục tuấn tú, giám mục xuất sắc, rồi khổ ải chịu đựng bất công, rồi bị lưu đầy xa xứ, mang sứ điệp Hy vọng đi khắp thế giới, được Tòa Thánh đánh giá cao, được phong chức Hồng Y, được mời giảng tĩnh tâm mùa chay cho Giáo triều Roma năm 2000… Chẳng lẽ chúng ta là những tín đồ cùng quê hương, gần gũi với ngài nhất, hiểu ngài hơn ai hết, hiểu cái thực trạng bị giam cầm và cách ly khỏi Giáo Hội của ngài, hiểu cả không khí và môi trường xã hội chịu o ép tứ bề mà ngài chung sống với chúng ta, mà chúng ta không làm gì để cho ngài được hưởng Công lý, cho dù chỉ là thứ công lý phía sau cuộc sống của ngài? Đó chính là lý do chúng ta nên có một Câu lạc bộ mang tên ngài, để cầu nguyện cho ngài, để hỗ trợ cho ngài nhiều hơn, mong cho Giáo Hội Việt Nam có thêm một vị thánh xứng đáng như ngài.
Cha J. Phong kêu gọi mọi người ngẫm nghĩ kỹ lưỡng thận trọng làm đơn xin gia nhập câu lạc bộ. Điều đó có nghĩa rằng: câu lạc bộ là nơi chia xẻ những việc làm có ích của Hội Thánh, mang ý nghĩa thiết thực cho đức tin, công việc bác ái, từ thiện, đòi hỏi sự lao khổ nhất định. Rất cần nhiều người chung tay gánh vác, nhưng cũng đòi hỏi đó phải là những tâm hồn tự giác sâu sắc.
Buổi lễ có sự tham gia của nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh, cũng là người được mời làm thành viên Ban cố vấn, với sự sốt sắng thường thấy, J.B Vinh dẫn chương trình thật mau lẹ và trơn tru. Anh mời nhà văn Nguyễn Hoàng Đức lên chia sẻ về thời gian làm chứng bên Đức cố Hồng Y khi ngài bị cầm cố tại Hà Nội.
Vì thời gian không cho phép, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức chỉ nói vắn tắt về buổi đầu gặp mặt Đức Hồng Y Phanxico. Và một câu chuyện mà nhà văn nhớ mãi. Trước lúc Đức Hồng Y được thả, ngài có đem khoe đôi giày mới nhận của cha mẹ ngài từ Úc gửi về. Ngài định khoe đôi giầy da xịn kiểu dáng đẹp chăng? Không! Ngài bảo “đó là cặp đôi sẽ làm chứng cho tôi, khi tôi bước qua cánh cửa tù đầy. Bởi vì khi tôi bước vào đây, bị bịt mắt dẫn vào trong đêm tối, không ai thấy cả, cũng chẳng ai làm chứng, những người bắt mình thì họ không thể làm chứng cho chính họ. Vậy khi tôi ra, cũng sẽ bị bịt mắt trong đêm, ai sẽ làm chứng cho tôi đây, nếu không phải đôi giầy này, chúng chỉ là giầy thôi, vậy mà sẽ là những người làm chứng cho bước chân tự do đầu tiên của tôi khi bước qua ranh giới tù đầy”.
Rồi sau đó, tôi chiêm niệm rằng: Một vị thánh mà trong đầu, trong tim chúng ta, trong cả con đường ngài dấn thân trên dọc hành trình làm chứng cho tình yêu vô bờ của Chúa Jesus đối với anh em đồng tộc và nhân loại. Hành trình đó đang cán đích, và nó có tên là con đường của thánh muốn thánh hóa cho tình yêu. Các vận động viên điền kinh chạm dây căng ngang, người ta gọi là cán đích. Nhưng cái dây đó không phải là con đường, cũng như không phải là cái đích trên đường, mà nó chỉ là cái biểu tượng cho đích đến. Cũng vậy, con đường phong thánh cho Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, không ai khác ngoài chính ngài đã tận lực vận động và đến đích. Còn sợi dây là biểu tượng cho “hành chính” kia, sẽ là sự có mặt góp sức làm chứng của chúng ta, những người ít hay nhiều đã sinh ra, lớn lên và làm việc cùng ngài, chẳng lẽ lại cam chịu làm chứng cho tự do và công lý giống như hai chiếc giầy không thể nói?! Chúa Jesus nói “Không gì bưng bít mà không bị lộ tẩy, không có gì dấu diếm mà chẳng bị vạch trần. Điều gì Thầy nói với chúng con trong bóng tối hãy công bố nơi sáng sủa. Sự gì nghe thì thầm trong tai hãy nói trên mái nhà” ( Kinh Matheus). Vậy thì với mong muốn thành lập câu lạc bộ F.X Nguyễn Văn Thuận chẳng phải cách mà chúng ta sẽ tham dự vẫy cờ hoa, và tung hô làm chứng khi Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã cán đích rồi sao?!
Sau lễ ra mắt câu lạc bộ, Cha bề trên M. Vũ Khởi Phụng, và cha J. Phong cùng đồng tế Lễ Phục Sinh trong tiếng hoan ca “Chúa đã sống lại rồi!”
Cuối lễ, anh Giu-se Nguyễn Tiến Đạt người được bầu làm thư ký câu lạc bộ, mời mọi người liên hoan nhẹ để trò chuyện, chia sẻ tiếp tục với nhau về niềm vui Chúa sống lại cùng với những đề tài mà buổi ra mắt đã đề ra.
Mọi người chào nhau tạm biệt vui vẻ theo cách được thừa hưởng từ Ngôi Lời đã nhập thể trên đôi môi trần thế của mình, một đôi môi mà Chúa Jesus đã từng ngước lên trời cầu nguyện cách chua xót “Lạy cha xin cất cho con khỏi chén đắng này…” May may mắn thay cho chúng ta, chúng ta đã không phải chào nhau, hay làm chứng cho nhau theo cách của những đôi giầy.
Hình ảnh
Cha bề trên M. Vũ Khởi Phụng, cũng là Chủ nhiệm câu lạc bộ đã ôn lại những ngày ngài còn là tu sinh, đã được gặp Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, lúc ngài đang còn là một linh mục trẻ măng, rất năng động, hóm hỉnh, thông minh, cẫn mẫn và nhân từ, rồi mãi sau này khi ngài trở thành Hồng Y (2001) trong cương vị Chủ Tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình (1998), thì ngài vẫn giữ nguyên được những đặc tính thông minh, hóm hỉnh, dễ gần, dễ hiểu từ cái ngày xa xưa đã để lại ký ức không bao giờ phai dấu trong đầu người tu sinh Vũ Khởi Phụng đang háo hức bước vào con đường của Đức tin.
Tiếp theo, Cha Jean Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phó chủ nhiệm đã lên trình bày về cấu trúc, nhân sự, mục đích của câu lạc bộ… Cha trình bày 4 mục đích chính sau:
1- Cổ võ sứ điệp Hy vọng của Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận
2- Phổ biến học thuyết Xã hội Công Giáo
3- Cầu nguyện cho tiến trình phong Chân phước và phong thánh cho Đức Hồng Y.
4- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo, tọa đàm về các vấn đề của Học thuyết Xã hội Công Giáo
Bằng một tình thần hào hứng, nhiệt huyết vui tươi của lễ Phục Sinh, cha Jean Phong đã nói về sự cần thiết của Giáo Huấn Xã hội Công Giáo, mở màn như “lập hiến” của Giáo Hội Hoàn vũ nhắm bước vào con đường tình yêu nhập thế với cuộc đời. Ngài dẫn ra Tông Huấn của Phúc Âm số 183 và 184 mà Giáo Hoàng Phanxico đã nhắn gửi các tín hữu trên khắp toàn cầu rằng:
“Tất cả các Ki-tô hữu, kể cả các mục tử, được mời gọi để chăm lo cho việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Và Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã có rất nhiều công lao, cũng như tổ chức biên soạn Giáo huấn Xã hội Công Giáo. Ngài là tôi tớ xuất sắc của Chúa, đã trải qua con đường dấn thân nhắm đường Hy vọng đằng đẵng chông gai, với án cầm tù 13 năm “không có án”, giờ đây Tòa Thánh đã và đang mở án phong thánh cho ngài, ngay tại trung tâm châu Âu, Giáo Hội Roma đang phát động phong trào cầu nguyện cho tiến trình phong chân phước của ngài. Ngay tại quê hương Việt Nam, nơi ngài sinh ra, lớn lên, vào dòng tu, trở thành linh mục tuấn tú, giám mục xuất sắc, rồi khổ ải chịu đựng bất công, rồi bị lưu đầy xa xứ, mang sứ điệp Hy vọng đi khắp thế giới, được Tòa Thánh đánh giá cao, được phong chức Hồng Y, được mời giảng tĩnh tâm mùa chay cho Giáo triều Roma năm 2000… Chẳng lẽ chúng ta là những tín đồ cùng quê hương, gần gũi với ngài nhất, hiểu ngài hơn ai hết, hiểu cái thực trạng bị giam cầm và cách ly khỏi Giáo Hội của ngài, hiểu cả không khí và môi trường xã hội chịu o ép tứ bề mà ngài chung sống với chúng ta, mà chúng ta không làm gì để cho ngài được hưởng Công lý, cho dù chỉ là thứ công lý phía sau cuộc sống của ngài? Đó chính là lý do chúng ta nên có một Câu lạc bộ mang tên ngài, để cầu nguyện cho ngài, để hỗ trợ cho ngài nhiều hơn, mong cho Giáo Hội Việt Nam có thêm một vị thánh xứng đáng như ngài.
Cha J. Phong kêu gọi mọi người ngẫm nghĩ kỹ lưỡng thận trọng làm đơn xin gia nhập câu lạc bộ. Điều đó có nghĩa rằng: câu lạc bộ là nơi chia xẻ những việc làm có ích của Hội Thánh, mang ý nghĩa thiết thực cho đức tin, công việc bác ái, từ thiện, đòi hỏi sự lao khổ nhất định. Rất cần nhiều người chung tay gánh vác, nhưng cũng đòi hỏi đó phải là những tâm hồn tự giác sâu sắc.
Buổi lễ có sự tham gia của nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh, cũng là người được mời làm thành viên Ban cố vấn, với sự sốt sắng thường thấy, J.B Vinh dẫn chương trình thật mau lẹ và trơn tru. Anh mời nhà văn Nguyễn Hoàng Đức lên chia sẻ về thời gian làm chứng bên Đức cố Hồng Y khi ngài bị cầm cố tại Hà Nội.
Vì thời gian không cho phép, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức chỉ nói vắn tắt về buổi đầu gặp mặt Đức Hồng Y Phanxico. Và một câu chuyện mà nhà văn nhớ mãi. Trước lúc Đức Hồng Y được thả, ngài có đem khoe đôi giày mới nhận của cha mẹ ngài từ Úc gửi về. Ngài định khoe đôi giầy da xịn kiểu dáng đẹp chăng? Không! Ngài bảo “đó là cặp đôi sẽ làm chứng cho tôi, khi tôi bước qua cánh cửa tù đầy. Bởi vì khi tôi bước vào đây, bị bịt mắt dẫn vào trong đêm tối, không ai thấy cả, cũng chẳng ai làm chứng, những người bắt mình thì họ không thể làm chứng cho chính họ. Vậy khi tôi ra, cũng sẽ bị bịt mắt trong đêm, ai sẽ làm chứng cho tôi đây, nếu không phải đôi giầy này, chúng chỉ là giầy thôi, vậy mà sẽ là những người làm chứng cho bước chân tự do đầu tiên của tôi khi bước qua ranh giới tù đầy”.
Rồi sau đó, tôi chiêm niệm rằng: Một vị thánh mà trong đầu, trong tim chúng ta, trong cả con đường ngài dấn thân trên dọc hành trình làm chứng cho tình yêu vô bờ của Chúa Jesus đối với anh em đồng tộc và nhân loại. Hành trình đó đang cán đích, và nó có tên là con đường của thánh muốn thánh hóa cho tình yêu. Các vận động viên điền kinh chạm dây căng ngang, người ta gọi là cán đích. Nhưng cái dây đó không phải là con đường, cũng như không phải là cái đích trên đường, mà nó chỉ là cái biểu tượng cho đích đến. Cũng vậy, con đường phong thánh cho Đức cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, không ai khác ngoài chính ngài đã tận lực vận động và đến đích. Còn sợi dây là biểu tượng cho “hành chính” kia, sẽ là sự có mặt góp sức làm chứng của chúng ta, những người ít hay nhiều đã sinh ra, lớn lên và làm việc cùng ngài, chẳng lẽ lại cam chịu làm chứng cho tự do và công lý giống như hai chiếc giầy không thể nói?! Chúa Jesus nói “Không gì bưng bít mà không bị lộ tẩy, không có gì dấu diếm mà chẳng bị vạch trần. Điều gì Thầy nói với chúng con trong bóng tối hãy công bố nơi sáng sủa. Sự gì nghe thì thầm trong tai hãy nói trên mái nhà” ( Kinh Matheus). Vậy thì với mong muốn thành lập câu lạc bộ F.X Nguyễn Văn Thuận chẳng phải cách mà chúng ta sẽ tham dự vẫy cờ hoa, và tung hô làm chứng khi Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã cán đích rồi sao?!
Sau lễ ra mắt câu lạc bộ, Cha bề trên M. Vũ Khởi Phụng, và cha J. Phong cùng đồng tế Lễ Phục Sinh trong tiếng hoan ca “Chúa đã sống lại rồi!”
Cuối lễ, anh Giu-se Nguyễn Tiến Đạt người được bầu làm thư ký câu lạc bộ, mời mọi người liên hoan nhẹ để trò chuyện, chia sẻ tiếp tục với nhau về niềm vui Chúa sống lại cùng với những đề tài mà buổi ra mắt đã đề ra.
Mọi người chào nhau tạm biệt vui vẻ theo cách được thừa hưởng từ Ngôi Lời đã nhập thể trên đôi môi trần thế của mình, một đôi môi mà Chúa Jesus đã từng ngước lên trời cầu nguyện cách chua xót “Lạy cha xin cất cho con khỏi chén đắng này…” May may mắn thay cho chúng ta, chúng ta đã không phải chào nhau, hay làm chứng cho nhau theo cách của những đôi giầy.