Ngoại giao Tòa Thánh - Trung Quốc có thể đi theo mô hình Việt Nam
Trước những dấu hiệu khác nhau được phát ra từ chính phủ Trung Quốc đại lục về những liên lạc với Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng làm ấm dần mối quan hệ giữa hai bên, và một ngày nào đó có thể thiết lập một vị đại diện của Tòa Thánh ở Bắc Kinh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần như nhậm chức cùng một thời điểm là ngày 13 và 14 tháng 3 năm 2013. Chưa từng có trong tiền lệ của một chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã mở lại kênh đối thoại với Vatican - vốn dĩ đang bị đóng băng - bằng việc phúc đáp lá thư chúc mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho ông sau khi ông nhậm chức. Và khi Đức Giáo Hoàng Phanxiô viếng thăm Nam Hàn hồi tháng trước thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho phép một chuyên cơ chở giáo hoàng bay vào không phận của nước này.
Không phải là tình cờ mà vào đêm trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Giáo Hội tại Trung Quốc đang sống và đang hoạt động", và rằng "Tòa Thánh đang cởi mở cho việc đối thoại và chỉ yêu cầu được thực thi sứ vụ của mình một cách tự do". Có thể hiểu lời yêu cầu "được thực thi sứ vụ một cách tự do" này của Đức Hồng Y Parolin là ám chỉ đến những vụ tấn phong bất hợp thức xẩy ra ở Trung Quốc mà vai trò của Giáo Hội bị loại bỏ. Giáo Hội tại Trung Quốc thường được mô tả là một Giáo Hội bị chia rẽ, một bên là Giáo Hội "chính thức" có liên hệ với chính phủ và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước; còn một bên là Giáo Hội "ngầm" bị bắt bớ và các cuộc tấn phong giám mục thường không được chính quyền công nhận.
Tại cuộc họp báo trên chuyên cơ trong ngày trở về từ Nam Hàn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ mong muốn viếng thăm Trung Quốc của ngài, và khẳng định ngài có thể sẽ đến đó "ngay cả trong sáng ngày mai". Tuy vậy, ngài cũng đề cập đến Lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo ở Trung Quốc, và gọi đó là một "dấu mốc quan trọng".
Không phải là tình cờ mà Đức Giáo Hoàng đề cập đến lá thư đó. Lá thư cho thấy tình cảm của Đức Bênêđictô dành cho người Công Giáo ở Trung Quốc, và mở ra một phương cách để đối thoại với chính quyền, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc tự chủ của Giáo Hội. Sau khi lá thư được công bố, đã có dấu hiệu tan băng giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, mặc dù mối quan hệ vẫn có lúc chao đảo. Từ năm 2007 đến năm 2008, chức vụ tổng giám mục của Bắc Kinh đã được bổ nhiệm với sự chấp thuận của cả Tòa Thánh và Bắc Kinh. Sau đó, một lần nữa mối quan hệ được thổi làn gió mát vào năm 2008 và 2009. Và từ năm 2009 đến 2011, nhiều cuộc bổ nhiệm giám mục mới đều được hai bên chấp thuận và Đức Bênêđictô đã từng đưa ra lời mời chủ tịch Trung Quốc - lúc đó là Hồ Cẩm Đào - đến Vatican vào năm 2009. Mặc dù cuộc gặp gỡ này đã không thể tổ chức, nhưng lời mời đó của Đức Bênêđictô được đánh giá cao.
Thế rồi vào năm 2011, một cuộc bổ nhiệm giám mục được cả Vatican và Trung Quốc chấp thuận nhưng lại là nguyên nhân khiến cho mối quan hệ hai bên đóng băng một cách đỉnh điểm, đó là trường hợp của Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm ở giáo phận Thượng Hải, một trong những giáo phận lớn và quan trọng nhất ở Trung Quốc. Là thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và đồng thời cũng trung thành với Tòa Thánh, Cha Mã Đạt Khâm đã được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Thượng Hải. Trong ngày tấn phong 7 tháng 7 năm 2013, Đức Cha Mã Đạt Khâm tuyên bố ngài không muốn liên hệ với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước nữa, vì điều này sẽ trái ngược với thừa tác vụ của ngài, theo như chỉ dẫn mục vụ mà lá thư 2007 của Đức Bênêđictô đã đề cập. Hậu quả là Đức Cha sau đó đã bị chính quyền Trung Quốc áp giải đến Đền thánh Xà Sơn để quản thúc, thậm chí cấm ngài tham dự lễ tang của Đức Giám Mục Thượng Hải.
Tòa Thánh đang hy vọng vượt qua được bế tắc này, với một loạt bước đi đã được khởi động ngay cả trước khi xảy ra vụ rối rắm ở Thượng Hải. Năm 2012, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền giáo, đã có một bài viết nhằm kỷ niệm 5 năm lá thư của Đức Bênêđictô và tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề mà Đức Bênêđictô đã nêu ra. Đức Hồng Y nhấn mạnh hai bên nên khởi đầu bằng một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Chính sách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể theo hai phương hướng, cả ngoại giao và mục vụ. Ngoại giao sẽ theo mô hình đối thoại như Việt Nam, vì nước này từng bị khuyết chức đại diện Tòa Thánh từ năm 1975, khi người cộng sản miền Bắc chiếm được miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện tại bên Việt Nam đã lạc quan, không chỉ dừng lại ở việc bổ nhiệm một vị đại diện không thường trực của Tòa Thánh, mà bây giờ Tòa Thánh đã hy vọng sẽ có một vị đại diện thường trực để tiến đến quan hệ ngoại giao đầy đủ trong tương lai. Nhưng trường hợp ngoại giao ở Trung Quốc có một trở ngại, đó là Tòa Thánh đã có một đại diện tại Cộng hòa Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc), còn được gọi là Đài Loan rồi.
Còn chiến lược mục vụ của Đức Phanxicô tại Trung Quốc có thể tập trung vào việc tuyên thánh cho Cha Matteo Ricci, một linh mục Dòng Tên đã đến truyền giáo tại Trung Quốc. Án tuyên thánh đã được trình lên Bộ Tuyên Thánh vào năm ngoái. Đức Thánh Cha Phanxicô hiện đang quan tâm vào các vị tử đạo và các vị thánh để nhấn mạnh rằng Giáo Hội không tiếp cận đến Á Châu như là một kẻ hiếu thắng, nhưng là với vai trò làm chứng nhân cho Chúa Kitô. (CNS 6/9/2014, tựa do người dịch đặt)
Khương Duy Hải
Trước những dấu hiệu khác nhau được phát ra từ chính phủ Trung Quốc đại lục về những liên lạc với Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng làm ấm dần mối quan hệ giữa hai bên, và một ngày nào đó có thể thiết lập một vị đại diện của Tòa Thánh ở Bắc Kinh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần như nhậm chức cùng một thời điểm là ngày 13 và 14 tháng 3 năm 2013. Chưa từng có trong tiền lệ của một chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã mở lại kênh đối thoại với Vatican - vốn dĩ đang bị đóng băng - bằng việc phúc đáp lá thư chúc mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho ông sau khi ông nhậm chức. Và khi Đức Giáo Hoàng Phanxiô viếng thăm Nam Hàn hồi tháng trước thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho phép một chuyên cơ chở giáo hoàng bay vào không phận của nước này.
Không phải là tình cờ mà vào đêm trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Giáo Hội tại Trung Quốc đang sống và đang hoạt động", và rằng "Tòa Thánh đang cởi mở cho việc đối thoại và chỉ yêu cầu được thực thi sứ vụ của mình một cách tự do". Có thể hiểu lời yêu cầu "được thực thi sứ vụ một cách tự do" này của Đức Hồng Y Parolin là ám chỉ đến những vụ tấn phong bất hợp thức xẩy ra ở Trung Quốc mà vai trò của Giáo Hội bị loại bỏ. Giáo Hội tại Trung Quốc thường được mô tả là một Giáo Hội bị chia rẽ, một bên là Giáo Hội "chính thức" có liên hệ với chính phủ và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước; còn một bên là Giáo Hội "ngầm" bị bắt bớ và các cuộc tấn phong giám mục thường không được chính quyền công nhận.
Tại cuộc họp báo trên chuyên cơ trong ngày trở về từ Nam Hàn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ mong muốn viếng thăm Trung Quốc của ngài, và khẳng định ngài có thể sẽ đến đó "ngay cả trong sáng ngày mai". Tuy vậy, ngài cũng đề cập đến Lá thư năm 2007 của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo ở Trung Quốc, và gọi đó là một "dấu mốc quan trọng".
Không phải là tình cờ mà Đức Giáo Hoàng đề cập đến lá thư đó. Lá thư cho thấy tình cảm của Đức Bênêđictô dành cho người Công Giáo ở Trung Quốc, và mở ra một phương cách để đối thoại với chính quyền, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc tự chủ của Giáo Hội. Sau khi lá thư được công bố, đã có dấu hiệu tan băng giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, mặc dù mối quan hệ vẫn có lúc chao đảo. Từ năm 2007 đến năm 2008, chức vụ tổng giám mục của Bắc Kinh đã được bổ nhiệm với sự chấp thuận của cả Tòa Thánh và Bắc Kinh. Sau đó, một lần nữa mối quan hệ được thổi làn gió mát vào năm 2008 và 2009. Và từ năm 2009 đến 2011, nhiều cuộc bổ nhiệm giám mục mới đều được hai bên chấp thuận và Đức Bênêđictô đã từng đưa ra lời mời chủ tịch Trung Quốc - lúc đó là Hồ Cẩm Đào - đến Vatican vào năm 2009. Mặc dù cuộc gặp gỡ này đã không thể tổ chức, nhưng lời mời đó của Đức Bênêđictô được đánh giá cao.
Thế rồi vào năm 2011, một cuộc bổ nhiệm giám mục được cả Vatican và Trung Quốc chấp thuận nhưng lại là nguyên nhân khiến cho mối quan hệ hai bên đóng băng một cách đỉnh điểm, đó là trường hợp của Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm ở giáo phận Thượng Hải, một trong những giáo phận lớn và quan trọng nhất ở Trung Quốc. Là thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước và đồng thời cũng trung thành với Tòa Thánh, Cha Mã Đạt Khâm đã được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá Thượng Hải. Trong ngày tấn phong 7 tháng 7 năm 2013, Đức Cha Mã Đạt Khâm tuyên bố ngài không muốn liên hệ với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước nữa, vì điều này sẽ trái ngược với thừa tác vụ của ngài, theo như chỉ dẫn mục vụ mà lá thư 2007 của Đức Bênêđictô đã đề cập. Hậu quả là Đức Cha sau đó đã bị chính quyền Trung Quốc áp giải đến Đền thánh Xà Sơn để quản thúc, thậm chí cấm ngài tham dự lễ tang của Đức Giám Mục Thượng Hải.
Tòa Thánh đang hy vọng vượt qua được bế tắc này, với một loạt bước đi đã được khởi động ngay cả trước khi xảy ra vụ rối rắm ở Thượng Hải. Năm 2012, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Bộ Truyền giáo, đã có một bài viết nhằm kỷ niệm 5 năm lá thư của Đức Bênêđictô và tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề mà Đức Bênêđictô đã nêu ra. Đức Hồng Y nhấn mạnh hai bên nên khởi đầu bằng một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Chính sách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể theo hai phương hướng, cả ngoại giao và mục vụ. Ngoại giao sẽ theo mô hình đối thoại như Việt Nam, vì nước này từng bị khuyết chức đại diện Tòa Thánh từ năm 1975, khi người cộng sản miền Bắc chiếm được miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hiện tại bên Việt Nam đã lạc quan, không chỉ dừng lại ở việc bổ nhiệm một vị đại diện không thường trực của Tòa Thánh, mà bây giờ Tòa Thánh đã hy vọng sẽ có một vị đại diện thường trực để tiến đến quan hệ ngoại giao đầy đủ trong tương lai. Nhưng trường hợp ngoại giao ở Trung Quốc có một trở ngại, đó là Tòa Thánh đã có một đại diện tại Cộng hòa Trung Quốc (Trung Hoa Dân Quốc), còn được gọi là Đài Loan rồi.
Còn chiến lược mục vụ của Đức Phanxicô tại Trung Quốc có thể tập trung vào việc tuyên thánh cho Cha Matteo Ricci, một linh mục Dòng Tên đã đến truyền giáo tại Trung Quốc. Án tuyên thánh đã được trình lên Bộ Tuyên Thánh vào năm ngoái. Đức Thánh Cha Phanxicô hiện đang quan tâm vào các vị tử đạo và các vị thánh để nhấn mạnh rằng Giáo Hội không tiếp cận đến Á Châu như là một kẻ hiếu thắng, nhưng là với vai trò làm chứng nhân cho Chúa Kitô. (CNS 6/9/2014, tựa do người dịch đặt)
Khương Duy Hải