CHA ETCHARREN KỂ CHUYỆN VỀ ĐỜI SỐNG CỦA Giáo Hội VIỆT NAM
Thứ bảy ngày 04.10.2014, tại nhà Thừa Sai Hải Ngoại Paris, VIETNAM ESPERANCE (Việt nam Hy vọng), một hội qui tụ nhiều giáo hữu Pháp, đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và sinh hoạt trong chiều hướng phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam. Nhân dịp này, hội đã mời cha Etcharren, nguyên bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1998-2010, nói chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Người dẫn chương trình đã giới thiệu cha Etcharren là một linh mục rất gắn bó với Giáo Hội Việt Nam. Ngài đã sống và làm việc ở Việt Nam rất lâu, ngài nói tiếng Việt rất lưu loát và am hiểu tình hình Giáo Hội Việt Nam.
Quả thực, cha Etcharren là một linh mục thừa sai hải ngoại Paris rất yêu thương và am hiểu tinh tường Giáo Hội Việt Nam. Văn khố về tiểu sử các cha thừa sai số 4061 ghi về cha Etcharren với những sự kiện chính yếu sau đây:
Cha Gioan Baotixita Etcharren sinh ngày 15.04.1932 tại Irouléguy Pyrénées-Atlantiques, thụ phong linh mục ngày 02.02.1958 tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris và ngày 22.04.1958, lên đường lãnh sứ mệnh truyền giáo tại Huế. Khởi đầu, ngài học tiếng việt tại Banam, nước Cao Miên; rồi năm 1959 được bổ nhiệm làm cha phó Giáo xứ Lavang; Năm 1960 được trao trách nhiệm đi làm mục vụ tại Mai Xá.
Từ 1961 đến 1966 ngài làm giáo sư tại Huế, đầu tiên ở Trường Thiên Hựu và Tiểu Chủng Viện Địa Phận Huế. Sau đó ngài được bổ nhiệm làm cha sở xứ Đông Hà, kiêm hạt vĩ tuyến XVII. Mùa hè đỏ lửa 1972, ngài đưa các gia đình chạy loạn di tản đến trại Hòa Khánh, gần Đà Nẵng, rồi năm 1973, dẫn họ vào định cư lập nghiệp trong tỉnh Bình Tuy.
Năm 1974 được bầu làm bề trên vùng; nhưng năm sau, 1975, cộng sản chiếm đoạt chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ngài bị bắt buộc phải rời bỏ Việt Nam.
Về Pháp, từ 1976 đến 1983, cha Etcharren được Hội Đồng Giám Mục Pháp mời giúp đỡ Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều lo cho người tỵ nạn Đông Dương Việt, Miên, Lào. Rồi từ 1983 đến 1986, ngài làm việc trong Ban Mục Vụ Maisons-Alfort và được trao trách nhiệm Sở Tuyên Úy người Việt Nam.
Sau đó, Ngài được bầu làm Phụ tá Bề trên Tổng quyền, rồi từ 1992 làm Đại Diện Tổng quyền, và năm 1998 làm Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Năm 2004 ngài được tái bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đến năm 2010. Trong suốt thời gian 24 năm, 1986-2010, tham dự việc điều hành Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris này, qua những quyết định đã lấy, cha Etcharren đã tỏ ra đặc biệt thương mến và tận tình giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam trong việc đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam.
Chúng ta có thể ghi thêm bốn việc khác vào tiểu sử cha Etcharren. Từ năm 1975, dẫu chính phủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bó buộc ngài và các linh mục ngoại quốc khác phải rời bỏ Việt Nam, cha Etcharren thực tế đã có nhiều dịp được phép ghé thăm Việt Nam, trong những năm 1994 đến 1999. Ngoài ra, cha Etcharren còn là người đã nâng đỡ và hỗ trợ việc các giáo dân Pháp muốn thành lập hội VIETNAM ESPERANCE vào năm 1994 để phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt nam. Thêm nữa, trong bầu khí hân hoan của Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, kỷ niêm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và nhân lễ giỗ lần thứ 55 ngày mất của Cha Cadière, Ủy Ban Văn hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế, với sự cộng tác của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn văn Bình, đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP LINH MỤC LÉOPOLD–MICHEL CADIÈRE, 1869-1955, từ ngày 7 đến ngày 09.09.2010, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế. Cha Etcharren đã được mời tham dự và thuyết trình về đề tài « L. Cadière, hình ảnh một thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ ». Sau cùng, sau cuộc hội thảo này, hai Đức Cha Tổng Giáo Phận Huế là ĐC Nguyễn Như Thể và ĐC Lê Văn Hồng đã mời cha Etcharren nghỉ hưu tại Huế và chính phủ Việt Nam đã cho phép cha cư trú tạm tại Việt Nam; nhờ đó, cha Etcharren đã vui mừng sống sự hiện diện huynh đệ trong Giáo Hội Việt Nam từ 5 năm nay, 2010-2014.
27 năm làm mục vụ với người Việt Nam: 17 năm, từ 1958 đến 1975, ở Huế, Việt Nam, và 10 năm, từ 1976 đến 1986, ở Paris, Pháp. 24 năm, từ 1986 đến 2010, giúp đỡ đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam. 5 năm hưu trí hiện diện huynh đệ tại Việt nam. Vị chi cha Etcharren đã sống và làm việc tất cả 56 năm với và cho Giáo Hội Việt Nam. Cha Etcharren dư đủ kinh nghiệm và hiểu biết để nói chuyện về Giáo Hội Việt nam.
Cách đây khoảng một tháng, khi nhận được báo « Mission étrangère de Paris » (Thừa Sai Hải ngoại Paris), đọc đựợc tin nói về « Cuộc nói chuyện của cha Etcharren », tôi muốn điện thoại xin ban tổ chức cho biết nội dung chi tiết và nếu có thể xin cho bản văn của cuộc nói chuyện này. Nhưng rồi lại thôi, vì qua những lần gặp gỡ ngài, tôi biết rằng cha Etcharen sẽ chỉ nói về đời sống của Giáo Hội Việt nam, nói về những gì ngài đã sống, nói đến những gì ngài đã nghe và đã thấy, nói một cách tự nhiên, chân thành và chân thật.
Tôi đã không lầm. Trong hội đường François Pallu, có khoảng gần 200 thính giả; Việt có, Pháp có, mà đại đa số là Pháp; trẻ có, già có, trung niên có; giáo sĩ linh mục có, tu sĩ có, giáo dân có, mà đại đa số là giáo dân. Họ đã an tọa từ lâu, đang chờ cha Etcharren.
Vóc dáng to lớn, chĩnh chạc, cha Etcharren tiến vào hội đường. Một tràng pháo tay bộc phát vang lên chào đón cha. Mấy phút im lặng. Vài lời giới thiệu. Cha Etcharren nói chuyện, hay đúng hơn là kể chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Kể chuyện như một người bạn nói chuyện với những người bạn khác, như một người anh em nói với những người anh em khác. Buổi nói chuyện nói lên cách sống, cách « hiện diện huynh đệ » của cha trong cuộc sống hằng ngày. Cha Etcharren là một trong những văn khố sống động, tích trữ, bảo trì và trao truyền, phổ biến về đời sống, sinh hoạt, tổ chức của Giáo Hội Việt Nam.
Sau khi đã nghe ngài kể chuyện và trả lời các câu hỏi, người ta thấy cuộc nói chuyện rất đơn sơ, rất sống động, nhưng cũng rất rõ ràng khúc chiết. Nó xoay quanh 60 năm đời sống đức tin của Giáo Hội Việt nam qua hai giai đoạn: 1954-1985 bao cấp khốn cực và 1985-2014 đổi mới hy vọng. Đấy là cảm nhận của tôi.
Giáo Hội Việt Nam đã trải qua những ngày khốn cực. Đó là thời gian khốn cực của Giáo Hội Miền Bắc, 1954-1975. Đó cũng là thời gian khốn cực của toàn thể Giáo Hội Việt Nam, 1975-1985. Người ta không thể hiểu được Giáo Hội Việt Nam, nếu không thấy được những khốn cực mà Giáo Hội này đã phải chịu đựng trong thời gian này.
10 giáo phận miền Bắc đã chịu đựng nhiều khốn cực trong 21 năm, từ 1954 đến 1975. Khốn cực thứ nhất là mất hơn 600.000 giáo dân bỏ xứ di cư vào Nam, mất đi ¾ hàng giáo sĩ, mất đi hầu hết các nam nữ tu sĩ. Khốn cực thứ hai là người Công Giáo ở miền Bắc trở thành một thiểu số rất nhỏ nhoi, phải chịu đựng nhiều phiền nhiễu, nhiều khốn cực, bị nghi kỵ và kỳ thị, bị tước đoạt mọi cơ sở giáo dục và xã hội, bị ngược đãi, bị tố cáo, bị cấm cản, hành hạ, tù tội. Khốn cực thứ ba là nạn thiếu và khan hiếm giáo sĩ. Và lẻ tẻ một số giáo sĩ còn lại không được hành xử chức phận giáo sĩ của mình.
Vào những năm 90, cha Etcharren đã có dịp may được đến thăm một số giáo phận miền Bắc, được tận mắt nhìn thấy sự thiếu thốn và túng cực, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự can đảm và hãnh diện sống đức tin của các giáo hữu ở đó.
Năm 1954, ở Lạng Sơn, 38 ngàn giáo dân di cư vào Nam cùng với 47 linh mục, hầu hết tu sĩ, và toàn bộ chủng viện. Giáo phận chỉ còn lại 30 ngàn giáo dân với 14 linh mục, trong số ấy 12 vị đã già. Nhiều xứ họ trở thành hoang vắng, lương dân đến chiếm nhà cửa giáo dân bỏ lại và đôi khi cả nhà thờ. Những năm 1990, chỉ còn 1 giám mục, một linh mục già trên 90 tuổi và một nữ tu già trên 100 tuổi.
Năm 1954, ở Bắc Ninh, 47 linh mục, tất cả chủng sinh và gần 40,000 người Công Giáo di cư vào Miền Nam. Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu Dòng Đa-minh và khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo. Không có các linh mục mới, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời. Đến năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận, Đức Cha Tụng chỉ có 2 linh mục. Trong suốt thời kì khó khăn và thiếu vắng linh mục này, tòa giám mục đương nhiên trở thành ngôi nhà chung cho toàn thể giáo phận, nhất là vào các dịp lễ trọng và mùa chay có đến hàng nghìn người đến tham dự thánh lễ và lãnh nhất các bí tích mỗi ngày. Nhưng cũng là thời gian mà nhiều giáo dân, nhất là các bà, các chị, đã đứng ra dảm nhiệm công việc mục vụ, đặc biệt là việc dậy giáo lý cho trẻ em.
Ở Hải Phòng, năm 1954, Đức Cha Trương Cao Đại di cư vào miền Nam cùng với 65,000 giáo dân và gần 80 Linh mục, cùng với toàn bộ chủng sinh và các dì phước. Năm 1956, Đức Cha Phê-rô Maria Khuất Văn Tạo được tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm coi sóc Giáo phận Hải Phòng. Trong suốt thời gian 21 năm cai quản Giáo phận, ngài đã phải trải qua nhiều thử thách khó khăn về mọi mặt. Có những lúc cả địa phận chỉ có 6 linh mục.
Nhưng từ 1985, sự đổi mới đã đưa lại một niềm hy vọng cho Giáo Hội Việt Nam. Những cấm cản, khó khăn đã giảm bớt. Nhiều sinh hoạt đang dần dà trở lại.
Các Giám mục đã có thể gặp nhau. Năm 1980 Hội Đồng Giám Mục đã được tái sinh hoạt trở lại và trên toàn quốc. Tất cả các giám mục Nam Bắc đã họp Đại Hội tại Hà Nội. Hơn 30 vị đã về tham dự. Một quy chề Hội Đồng Giám Mục đã được soạn thảo và một thơ chung đã được ban hành, « Lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm làm điểm qui chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định ».
Sự hiệp nhất giữa các giám mục là một điểm son của Giáo Hội Việt Nam. Sự nối kết giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ cũng được liên hệ và thắt chặt hơn. Năm 1985, Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn đã quyết định xin phong thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN. Và năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chủ tế lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam. Rồi từ từ, các giám mục Việt Nam đã có thể tham dự những sinh hoạt của Giáo Hội hoàn vũ một cách dễ dàng hơn.
Các giám mục làm việc chung với nhau. Những quyết định và đề nghị đểu là kết quả của suy nghĩ và làm việc chung của Hội Đồng Giám Mục. 17 Ủy ban Giám Mục đã được thành lập, góp phần nuôi dưỡng sức sống và phát triển sự sinh hoạt sống đạo, học đạo và truyền đạo, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước. Nhiều đề nghị đóng góp xây dựng quốc gia dân tộc đã được đưa ra, như:
1- « Quan điểm của HĐGM Việt nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay » công bố ngày thứ bảy, 27-9-2008 về 3 vấn đề: về luật đất đai còn nhiều bất cập nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật không được có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ.
2- « Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay » của Ủy Ban Công Lý Hòa Bình thuộc HĐGMVN, công bố ngày 01.11.2012
3- Thư HĐGMVN « Các giám mục Công Giáo Việt Nam nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) », công bố ngày 01.03.2013, với 3 nhận định và góp ý về: quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân, và thi hành quyền bính chính trị.
4- Quan điểm của HĐGMVN về « Tình hình biển Đông », công bố ngày 09.05.2014, nêu lên bốn quan điểm và kêu gọi: Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình với đường lối đối thoại, Chính phủ Việt Nam hãy có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân vì nước, người Công Giáo Việt nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình, và HĐGMVN xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu cho quê hương.
Tiếc rằng những quan điểm, phúc trình, nhận định, góp ý, kêu gọi này chưa được các cơ quan truyền thông phổ biến, quảng bá, phân tích một cách đúng mức.
Việc đào tạo linh mục dần dà được phục hồi và tổ chức lại, sau nhiều năm bị đóng cửa. Năm 1986, Chính quyền đã chính thức cho mở của lại một số đại chủng viện trong cả nước. Năm 1987, Đại chủng viện Hà Nội và ĐCV Sài Gòn bắt đầu khai giảng khóa đầu tiên. Tiếp theo là ĐCV Cần Thơ và Vinh Thanh mở cửa vào năm 1988. Rồi ĐCV Nha Trang vào năm 1992 và ĐCV Huế vào năm 1994. Tháng 9 năm 2006, Đại Chủng viện thứ 7 ở Xuân Lộc đã được mở khóa, với tư cách là cơ sở 2 của Đại Chủng viện Sài Gòn. Đại Chủng viện thứ 8, là Đại Chủng viện Mỹ Đức Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được mở cửa lại từ năm 2008 sau khi đã bị đóng cửa từ những năm 1960. Mới đây, ĐCV thứ 10, ĐCV Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) đã được thành lập năm 2009 bắt đầu tuyển sinh khóa I năm 2010.
Đào tạo giáo sĩ linh mục là mối ưu tư hàng đầu của Giáo Hội Việt Nam. Đó là truyền thống của Giáo Hội Việt Nam, ngay từ khi hai giáo phận đầu tiên là Đàng Ngoài và Đàng Trong được thành lập vào năm 1659 với hai Đức Cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte.
Việc đào tạo giáo sĩ linh mục Việt Nam, sau khi được chính thức mở cửa lại vào năm 1987, đã dần dà được phát triển hơn vào những năm 1990 với hai hoạt động mới. Thứ nhất là sự đóng góp của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris bằng việc tiếp nhận và bảo trợ huấn luyện thêm trình độ cao cấp và chuyên môn ở bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Cả hàng trăm linh mục Việt nam đã được đón tiếp để tu học tại Học Viện Công Giáo Paris. Trở về Việt Nam, đa số các vị này đã trở thành giáo sư trong các ĐCV. Một số không nhỏ, khoảng trên dưới chục vị, đã được tấn phong giám mục và đang diều hành các giáo phận Việt Nam. Nhiều chủng viện khác trên thế giới ở các nước Âu Mỹ cũng đã đóng góp vào sự đào tạo giáo sĩ trong các ngành chuyên môn thần học, mục vụ, giáo luật, kinh thánh, lịch sử, triết lý,…Thứ hai là việc Ủy Ban giáo sĩ Chủng sinh, được HĐGMVN ủy thác thăng tiến việc đào tạo chủng sinh và giáo sĩ, đã đưa ra một chương trình phát triển việc đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo sư ĐCV bằng những khóa bồi dưỡng mùa hè cho các cha giáo các ĐCV: khóa năm 2006 ở Rôma, khóa 2007 ở Paris, khóa 2012 và 2014 ở Đà Lạt. Ngoài ra, sau nhiều năm soạn thảo, Ủy Ban Giáo sĩ Chủng sinh cũng đã thực hiện, giới thiệu và công bố ngày 07.07.2012 bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định Hướng và Chỉ Dẫn” của HĐGM VN đã được Tòa Thánh phê chuẩn và HĐGMVN ban hành để áp dụngvào việc đào tạo linh mục tại Việt Nam.
Việc đào tạo tu sĩ. Song song với việc đào tạo giáo sĩ, việc đào tạo tu sĩ cũng đã được phát triển nhiều từ thập niên 80. Số các dòng tu nam nữ rất đông và càng ngày càng đông hơn. Nam có trên 30 tu hội tận hiến và tu đoàn tông đồ. Nữ có trên 60 tu hội và tu đoàn. Các tu sĩ nam nữ đang đóng góp nhiều vào việc dậy giáo lý và thực hiện các công việc xã hội cứu trợ. Việc đào tạo khởi đầu đã được các tu hội và tu đoàn liên hệ tổ chức đã vậy. Mà các khóa đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ đã được các liên tu hội và liên tu đoàn cùng nhau tổ chức nữa, đặc biệt là những khóa học được tổ chức tại Học viện liên dòng, hay tại các trung tâm mục vụ của các giáo phận về thần học, về mục vụ, về sư phạm giáo lý, về truyền giáo, về thánh kinh, về kỹ năng sinh hoạt đoàn thể, …
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 15.000 nữ tu. Họ là những người gần kề và giao tiếp dễ dàng với mọi tầng lớp dân chúng. Họ đặc biệt hữu hiệu trong việc dậy giáo lý, làm công việc bác ái truyền giáo và giáo dục mầm non. Nhiều nữ tu đã theo học và tốt nghiệp những khóa đào tạo cao cấp bậc đại học về thần học, sư phạm, giáo lý, truyền giáo trong những trung tâm đào tạo liên dòng ở Sài Gòn.
Việc đào tạo giáo dân. Việc giáo dục đức tin, học đạo và giữ đạo cho giáo dân cũng được lưu ý và thực hiện một cách rất phồn thịnh. Từ năm 1975 các sinh hoạt hội đoàn Công Giáo tiến hành bị giảm sút nếu không nói là tan rã. Nhưng từ những năm 90, nhiều hội đoàn Công Giáo tiến hành đang dần dà tái sinh hoạt lại trong nhiều giáo xứ. Cho thiếu nhi thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, Hùng tâm Dũng chí, Hướng đạo. Cho thanh nữ thì có Hội Con Đức Mẹ. Cho các bà mẹ thì có Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Một số đoàn thể chung cho cả nam nữ và các tuổi khác nhau, như Legio Mariae, Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Ban Tương Tế, Ban Xã Hội, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Phong Trào Cursillo, Hội Caritas,…
Ngoài ra hiện có một chương trình huấn luyện giáo dân đang được nhiều người theo học. Đó là chương trình do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng về Kinh Thánh (Tân Ước, Cựu Ước) – khóa học 100 tuần tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sài gòn dành cho giáo dân từ các giáo xứ.
Sau khi đã kể qua về hai thời kỳ tiến triển của Giáo Hội Việt Nam trong 60 năm vừa qua, 1954-2014, đi từ 31 năm khốn cực, 1954-1985, đến 29 năm hy vọng, 1985-2014, cha Etcharren rõ rệt lạc quan và hy vọng vào Giáo Hội Việt Nam. Mà đâu có hy vọng thì đấy có vui mừng. Trong những hy vọng và vui mừng mà cha Etcharren có về Giáo Hội Việt Nam, dường như vui mừng và hy vọng lớn nhất là thấy được tình anh em hòa thuận tốt đẹp, như lời thánh vịnh 132: « Cả cộng đoàn tín hữu đều nhất trí đồng tâm. Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau ».
Vui mừng và hy vọng ấy chỉ là diễn tả của một cuộc sống « hiện diện huynh đệ », mà cha Etcharren đang sống với và trong Giáo Hội Việt Nam. Trong Giáo Hội này, dẫu đầy hy vọng và vui mừng, không thiếu những dấu lo ngại, ưu tư. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang đổ vào Việt Nam những luồng tư tưởng tục hóa, duy vật, những cách sống ích kỷ, gian dối, khoái lạc, thụ hưởng. Cả một nền tảng luân lý gia đình hiếu thảo đang như bật rễ, xáo trộn với những đảo lộn, bất nhân, bất trung, bất nghĩa, bất tín, vô lễ. Cả một truyền thống tôn giáo đạo hạnh, đức tin vững mạnh, kinh hạt sốt sắng đang như bị thử thách.
Phải làm gì ? Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì để bảo vệ tổ quốc, giữ gìn đức tin, bênh vực Giáo Hội ? Cha Etcharren kể rằng khi được hỏi như vậy, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê đã gợi ý trả lời rằng « Phải là người Công Giáo tốt » !
Paris, thứ bảy ngày 04.10.2014
Trần Văn Cảnh
Thứ bảy ngày 04.10.2014, tại nhà Thừa Sai Hải Ngoại Paris, VIETNAM ESPERANCE (Việt nam Hy vọng), một hội qui tụ nhiều giáo hữu Pháp, đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và sinh hoạt trong chiều hướng phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam. Nhân dịp này, hội đã mời cha Etcharren, nguyên bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1998-2010, nói chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Người dẫn chương trình đã giới thiệu cha Etcharren là một linh mục rất gắn bó với Giáo Hội Việt Nam. Ngài đã sống và làm việc ở Việt Nam rất lâu, ngài nói tiếng Việt rất lưu loát và am hiểu tình hình Giáo Hội Việt Nam.
Quả thực, cha Etcharren là một linh mục thừa sai hải ngoại Paris rất yêu thương và am hiểu tinh tường Giáo Hội Việt Nam. Văn khố về tiểu sử các cha thừa sai số 4061 ghi về cha Etcharren với những sự kiện chính yếu sau đây:
Từ 1961 đến 1966 ngài làm giáo sư tại Huế, đầu tiên ở Trường Thiên Hựu và Tiểu Chủng Viện Địa Phận Huế. Sau đó ngài được bổ nhiệm làm cha sở xứ Đông Hà, kiêm hạt vĩ tuyến XVII. Mùa hè đỏ lửa 1972, ngài đưa các gia đình chạy loạn di tản đến trại Hòa Khánh, gần Đà Nẵng, rồi năm 1973, dẫn họ vào định cư lập nghiệp trong tỉnh Bình Tuy.
Năm 1974 được bầu làm bề trên vùng; nhưng năm sau, 1975, cộng sản chiếm đoạt chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, ngài bị bắt buộc phải rời bỏ Việt Nam.
Về Pháp, từ 1976 đến 1983, cha Etcharren được Hội Đồng Giám Mục Pháp mời giúp đỡ Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều lo cho người tỵ nạn Đông Dương Việt, Miên, Lào. Rồi từ 1983 đến 1986, ngài làm việc trong Ban Mục Vụ Maisons-Alfort và được trao trách nhiệm Sở Tuyên Úy người Việt Nam.
Sau đó, Ngài được bầu làm Phụ tá Bề trên Tổng quyền, rồi từ 1992 làm Đại Diện Tổng quyền, và năm 1998 làm Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa sai Hải ngoại Paris. Năm 2004 ngài được tái bầu làm Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đến năm 2010. Trong suốt thời gian 24 năm, 1986-2010, tham dự việc điều hành Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris này, qua những quyết định đã lấy, cha Etcharren đã tỏ ra đặc biệt thương mến và tận tình giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam trong việc đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam.
Chúng ta có thể ghi thêm bốn việc khác vào tiểu sử cha Etcharren. Từ năm 1975, dẫu chính phủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bó buộc ngài và các linh mục ngoại quốc khác phải rời bỏ Việt Nam, cha Etcharren thực tế đã có nhiều dịp được phép ghé thăm Việt Nam, trong những năm 1994 đến 1999. Ngoài ra, cha Etcharren còn là người đã nâng đỡ và hỗ trợ việc các giáo dân Pháp muốn thành lập hội VIETNAM ESPERANCE vào năm 1994 để phục vụ và giúp đỡ Giáo Hội Việt nam. Thêm nữa, trong bầu khí hân hoan của Năm Thánh 2010 của Giáo hội Việt Nam, kỷ niêm 50 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên ở Việt Nam và nhân lễ giỗ lần thứ 55 ngày mất của Cha Cadière, Ủy Ban Văn hóa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám Mục Huế, với sự cộng tác của Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn văn Bình, đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP LINH MỤC LÉOPOLD–MICHEL CADIÈRE, 1869-1955, từ ngày 7 đến ngày 09.09.2010, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế. Cha Etcharren đã được mời tham dự và thuyết trình về đề tài « L. Cadière, hình ảnh một thừa sai và lời khuyên cho thế hệ thừa sai trẻ ». Sau cùng, sau cuộc hội thảo này, hai Đức Cha Tổng Giáo Phận Huế là ĐC Nguyễn Như Thể và ĐC Lê Văn Hồng đã mời cha Etcharren nghỉ hưu tại Huế và chính phủ Việt Nam đã cho phép cha cư trú tạm tại Việt Nam; nhờ đó, cha Etcharren đã vui mừng sống sự hiện diện huynh đệ trong Giáo Hội Việt Nam từ 5 năm nay, 2010-2014.
27 năm làm mục vụ với người Việt Nam: 17 năm, từ 1958 đến 1975, ở Huế, Việt Nam, và 10 năm, từ 1976 đến 1986, ở Paris, Pháp. 24 năm, từ 1986 đến 2010, giúp đỡ đào tạo hàng giáo sĩ linh mục Việt Nam. 5 năm hưu trí hiện diện huynh đệ tại Việt nam. Vị chi cha Etcharren đã sống và làm việc tất cả 56 năm với và cho Giáo Hội Việt Nam. Cha Etcharren dư đủ kinh nghiệm và hiểu biết để nói chuyện về Giáo Hội Việt nam.
Cách đây khoảng một tháng, khi nhận được báo « Mission étrangère de Paris » (Thừa Sai Hải ngoại Paris), đọc đựợc tin nói về « Cuộc nói chuyện của cha Etcharren », tôi muốn điện thoại xin ban tổ chức cho biết nội dung chi tiết và nếu có thể xin cho bản văn của cuộc nói chuyện này. Nhưng rồi lại thôi, vì qua những lần gặp gỡ ngài, tôi biết rằng cha Etcharen sẽ chỉ nói về đời sống của Giáo Hội Việt nam, nói về những gì ngài đã sống, nói đến những gì ngài đã nghe và đã thấy, nói một cách tự nhiên, chân thành và chân thật.
Tôi đã không lầm. Trong hội đường François Pallu, có khoảng gần 200 thính giả; Việt có, Pháp có, mà đại đa số là Pháp; trẻ có, già có, trung niên có; giáo sĩ linh mục có, tu sĩ có, giáo dân có, mà đại đa số là giáo dân. Họ đã an tọa từ lâu, đang chờ cha Etcharren.
Vóc dáng to lớn, chĩnh chạc, cha Etcharren tiến vào hội đường. Một tràng pháo tay bộc phát vang lên chào đón cha. Mấy phút im lặng. Vài lời giới thiệu. Cha Etcharren nói chuyện, hay đúng hơn là kể chuyện về Giáo Hội Việt Nam. Kể chuyện như một người bạn nói chuyện với những người bạn khác, như một người anh em nói với những người anh em khác. Buổi nói chuyện nói lên cách sống, cách « hiện diện huynh đệ » của cha trong cuộc sống hằng ngày. Cha Etcharren là một trong những văn khố sống động, tích trữ, bảo trì và trao truyền, phổ biến về đời sống, sinh hoạt, tổ chức của Giáo Hội Việt Nam.
Sau khi đã nghe ngài kể chuyện và trả lời các câu hỏi, người ta thấy cuộc nói chuyện rất đơn sơ, rất sống động, nhưng cũng rất rõ ràng khúc chiết. Nó xoay quanh 60 năm đời sống đức tin của Giáo Hội Việt nam qua hai giai đoạn: 1954-1985 bao cấp khốn cực và 1985-2014 đổi mới hy vọng. Đấy là cảm nhận của tôi.
Giáo Hội Việt Nam đã trải qua những ngày khốn cực. Đó là thời gian khốn cực của Giáo Hội Miền Bắc, 1954-1975. Đó cũng là thời gian khốn cực của toàn thể Giáo Hội Việt Nam, 1975-1985. Người ta không thể hiểu được Giáo Hội Việt Nam, nếu không thấy được những khốn cực mà Giáo Hội này đã phải chịu đựng trong thời gian này.
10 giáo phận miền Bắc đã chịu đựng nhiều khốn cực trong 21 năm, từ 1954 đến 1975. Khốn cực thứ nhất là mất hơn 600.000 giáo dân bỏ xứ di cư vào Nam, mất đi ¾ hàng giáo sĩ, mất đi hầu hết các nam nữ tu sĩ. Khốn cực thứ hai là người Công Giáo ở miền Bắc trở thành một thiểu số rất nhỏ nhoi, phải chịu đựng nhiều phiền nhiễu, nhiều khốn cực, bị nghi kỵ và kỳ thị, bị tước đoạt mọi cơ sở giáo dục và xã hội, bị ngược đãi, bị tố cáo, bị cấm cản, hành hạ, tù tội. Khốn cực thứ ba là nạn thiếu và khan hiếm giáo sĩ. Và lẻ tẻ một số giáo sĩ còn lại không được hành xử chức phận giáo sĩ của mình.
Vào những năm 90, cha Etcharren đã có dịp may được đến thăm một số giáo phận miền Bắc, được tận mắt nhìn thấy sự thiếu thốn và túng cực, nhưng đồng thời cũng chứng kiến sự can đảm và hãnh diện sống đức tin của các giáo hữu ở đó.
Năm 1954, ở Lạng Sơn, 38 ngàn giáo dân di cư vào Nam cùng với 47 linh mục, hầu hết tu sĩ, và toàn bộ chủng viện. Giáo phận chỉ còn lại 30 ngàn giáo dân với 14 linh mục, trong số ấy 12 vị đã già. Nhiều xứ họ trở thành hoang vắng, lương dân đến chiếm nhà cửa giáo dân bỏ lại và đôi khi cả nhà thờ. Những năm 1990, chỉ còn 1 giám mục, một linh mục già trên 90 tuổi và một nữ tu già trên 100 tuổi.
Năm 1954, ở Bắc Ninh, 47 linh mục, tất cả chủng sinh và gần 40,000 người Công Giáo di cư vào Miền Nam. Giáo phận chỉ còn lại 14 linh mục già, 12 thầy giảng, 11 nữ tu Dòng Đa-minh và khoảng 30,000 tín hữu Công Giáo. Không có các linh mục mới, các linh mục lớn tuổi dần dần qua đời. Đến năm 1994, mới có hai linh mục được phong chức. Trong thời gian này, số linh mục trong giáo phận bị thiếu hụt trầm trọng, có những lúc cả giáo phận, Đức Cha Tụng chỉ có 2 linh mục. Trong suốt thời kì khó khăn và thiếu vắng linh mục này, tòa giám mục đương nhiên trở thành ngôi nhà chung cho toàn thể giáo phận, nhất là vào các dịp lễ trọng và mùa chay có đến hàng nghìn người đến tham dự thánh lễ và lãnh nhất các bí tích mỗi ngày. Nhưng cũng là thời gian mà nhiều giáo dân, nhất là các bà, các chị, đã đứng ra dảm nhiệm công việc mục vụ, đặc biệt là việc dậy giáo lý cho trẻ em.
Ở Hải Phòng, năm 1954, Đức Cha Trương Cao Đại di cư vào miền Nam cùng với 65,000 giáo dân và gần 80 Linh mục, cùng với toàn bộ chủng sinh và các dì phước. Năm 1956, Đức Cha Phê-rô Maria Khuất Văn Tạo được tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm coi sóc Giáo phận Hải Phòng. Trong suốt thời gian 21 năm cai quản Giáo phận, ngài đã phải trải qua nhiều thử thách khó khăn về mọi mặt. Có những lúc cả địa phận chỉ có 6 linh mục.
Nhưng từ 1985, sự đổi mới đã đưa lại một niềm hy vọng cho Giáo Hội Việt Nam. Những cấm cản, khó khăn đã giảm bớt. Nhiều sinh hoạt đang dần dà trở lại.
Các Giám mục đã có thể gặp nhau. Năm 1980 Hội Đồng Giám Mục đã được tái sinh hoạt trở lại và trên toàn quốc. Tất cả các giám mục Nam Bắc đã họp Đại Hội tại Hà Nội. Hơn 30 vị đã về tham dự. Một quy chề Hội Đồng Giám Mục đã được soạn thảo và một thơ chung đã được ban hành, « Lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội làm làm điểm qui chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định ».
Sự hiệp nhất giữa các giám mục là một điểm son của Giáo Hội Việt Nam. Sự nối kết giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ cũng được liên hệ và thắt chặt hơn. Năm 1985, Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn đã quyết định xin phong thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN. Và năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chủ tế lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam. Rồi từ từ, các giám mục Việt Nam đã có thể tham dự những sinh hoạt của Giáo Hội hoàn vũ một cách dễ dàng hơn.
Các giám mục làm việc chung với nhau. Những quyết định và đề nghị đểu là kết quả của suy nghĩ và làm việc chung của Hội Đồng Giám Mục. 17 Ủy ban Giám Mục đã được thành lập, góp phần nuôi dưỡng sức sống và phát triển sự sinh hoạt sống đạo, học đạo và truyền đạo, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước. Nhiều đề nghị đóng góp xây dựng quốc gia dân tộc đã được đưa ra, như:
1- « Quan điểm của HĐGM Việt nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay » công bố ngày thứ bảy, 27-9-2008 về 3 vấn đề: về luật đất đai còn nhiều bất cập nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật không được có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ.
2- « Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay » của Ủy Ban Công Lý Hòa Bình thuộc HĐGMVN, công bố ngày 01.11.2012
3- Thư HĐGMVN « Các giám mục Công Giáo Việt Nam nhận định và góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) », công bố ngày 01.03.2013, với 3 nhận định và góp ý về: quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân, và thi hành quyền bính chính trị.
4- Quan điểm của HĐGMVN về « Tình hình biển Đông », công bố ngày 09.05.2014, nêu lên bốn quan điểm và kêu gọi: Giáo Hội Công Giáo luôn kiên trì lập trường xây dựng hòa bình với đường lối đối thoại, Chính phủ Việt Nam hãy có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân vì nước, người Công Giáo Việt nam cần biểu lộ trọn vẹn lòng ái quốc của mình, và HĐGMVN xin các giáo phận tổ chức một ngày cầu cho quê hương.
Tiếc rằng những quan điểm, phúc trình, nhận định, góp ý, kêu gọi này chưa được các cơ quan truyền thông phổ biến, quảng bá, phân tích một cách đúng mức.
Việc đào tạo linh mục dần dà được phục hồi và tổ chức lại, sau nhiều năm bị đóng cửa. Năm 1986, Chính quyền đã chính thức cho mở của lại một số đại chủng viện trong cả nước. Năm 1987, Đại chủng viện Hà Nội và ĐCV Sài Gòn bắt đầu khai giảng khóa đầu tiên. Tiếp theo là ĐCV Cần Thơ và Vinh Thanh mở cửa vào năm 1988. Rồi ĐCV Nha Trang vào năm 1992 và ĐCV Huế vào năm 1994. Tháng 9 năm 2006, Đại Chủng viện thứ 7 ở Xuân Lộc đã được mở khóa, với tư cách là cơ sở 2 của Đại Chủng viện Sài Gòn. Đại Chủng viện thứ 8, là Đại Chủng viện Mỹ Đức Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được mở cửa lại từ năm 2008 sau khi đã bị đóng cửa từ những năm 1960. Mới đây, ĐCV thứ 10, ĐCV Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu (Xuân Trường, Nam Định) đã được thành lập năm 2009 bắt đầu tuyển sinh khóa I năm 2010.
Đào tạo giáo sĩ linh mục là mối ưu tư hàng đầu của Giáo Hội Việt Nam. Đó là truyền thống của Giáo Hội Việt Nam, ngay từ khi hai giáo phận đầu tiên là Đàng Ngoài và Đàng Trong được thành lập vào năm 1659 với hai Đức Cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte.
Việc đào tạo giáo sĩ linh mục Việt Nam, sau khi được chính thức mở cửa lại vào năm 1987, đã dần dà được phát triển hơn vào những năm 1990 với hai hoạt động mới. Thứ nhất là sự đóng góp của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris bằng việc tiếp nhận và bảo trợ huấn luyện thêm trình độ cao cấp và chuyên môn ở bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Cả hàng trăm linh mục Việt nam đã được đón tiếp để tu học tại Học Viện Công Giáo Paris. Trở về Việt Nam, đa số các vị này đã trở thành giáo sư trong các ĐCV. Một số không nhỏ, khoảng trên dưới chục vị, đã được tấn phong giám mục và đang diều hành các giáo phận Việt Nam. Nhiều chủng viện khác trên thế giới ở các nước Âu Mỹ cũng đã đóng góp vào sự đào tạo giáo sĩ trong các ngành chuyên môn thần học, mục vụ, giáo luật, kinh thánh, lịch sử, triết lý,…Thứ hai là việc Ủy Ban giáo sĩ Chủng sinh, được HĐGMVN ủy thác thăng tiến việc đào tạo chủng sinh và giáo sĩ, đã đưa ra một chương trình phát triển việc đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo sư ĐCV bằng những khóa bồi dưỡng mùa hè cho các cha giáo các ĐCV: khóa năm 2006 ở Rôma, khóa 2007 ở Paris, khóa 2012 và 2014 ở Đà Lạt. Ngoài ra, sau nhiều năm soạn thảo, Ủy Ban Giáo sĩ Chủng sinh cũng đã thực hiện, giới thiệu và công bố ngày 07.07.2012 bản “ĐÀO TẠO LINH MỤC – Định Hướng và Chỉ Dẫn” của HĐGM VN đã được Tòa Thánh phê chuẩn và HĐGMVN ban hành để áp dụngvào việc đào tạo linh mục tại Việt Nam.
Việc đào tạo tu sĩ. Song song với việc đào tạo giáo sĩ, việc đào tạo tu sĩ cũng đã được phát triển nhiều từ thập niên 80. Số các dòng tu nam nữ rất đông và càng ngày càng đông hơn. Nam có trên 30 tu hội tận hiến và tu đoàn tông đồ. Nữ có trên 60 tu hội và tu đoàn. Các tu sĩ nam nữ đang đóng góp nhiều vào việc dậy giáo lý và thực hiện các công việc xã hội cứu trợ. Việc đào tạo khởi đầu đã được các tu hội và tu đoàn liên hệ tổ chức đã vậy. Mà các khóa đào tạo liên tục để bồi dưỡng nghiệp vụ đã được các liên tu hội và liên tu đoàn cùng nhau tổ chức nữa, đặc biệt là những khóa học được tổ chức tại Học viện liên dòng, hay tại các trung tâm mục vụ của các giáo phận về thần học, về mục vụ, về sư phạm giáo lý, về truyền giáo, về thánh kinh, về kỹ năng sinh hoạt đoàn thể, …
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 15.000 nữ tu. Họ là những người gần kề và giao tiếp dễ dàng với mọi tầng lớp dân chúng. Họ đặc biệt hữu hiệu trong việc dậy giáo lý, làm công việc bác ái truyền giáo và giáo dục mầm non. Nhiều nữ tu đã theo học và tốt nghiệp những khóa đào tạo cao cấp bậc đại học về thần học, sư phạm, giáo lý, truyền giáo trong những trung tâm đào tạo liên dòng ở Sài Gòn.
Việc đào tạo giáo dân. Việc giáo dục đức tin, học đạo và giữ đạo cho giáo dân cũng được lưu ý và thực hiện một cách rất phồn thịnh. Từ năm 1975 các sinh hoạt hội đoàn Công Giáo tiến hành bị giảm sút nếu không nói là tan rã. Nhưng từ những năm 90, nhiều hội đoàn Công Giáo tiến hành đang dần dà tái sinh hoạt lại trong nhiều giáo xứ. Cho thiếu nhi thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, Hùng tâm Dũng chí, Hướng đạo. Cho thanh nữ thì có Hội Con Đức Mẹ. Cho các bà mẹ thì có Hội Các Bà Mẹ Công Giáo. Một số đoàn thể chung cho cả nam nữ và các tuổi khác nhau, như Legio Mariae, Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Ban Tương Tế, Ban Xã Hội, Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Phong Trào Cursillo, Hội Caritas,…
Ngoài ra hiện có một chương trình huấn luyện giáo dân đang được nhiều người theo học. Đó là chương trình do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng về Kinh Thánh (Tân Ước, Cựu Ước) – khóa học 100 tuần tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sài gòn dành cho giáo dân từ các giáo xứ.
Sau khi đã kể qua về hai thời kỳ tiến triển của Giáo Hội Việt Nam trong 60 năm vừa qua, 1954-2014, đi từ 31 năm khốn cực, 1954-1985, đến 29 năm hy vọng, 1985-2014, cha Etcharren rõ rệt lạc quan và hy vọng vào Giáo Hội Việt Nam. Mà đâu có hy vọng thì đấy có vui mừng. Trong những hy vọng và vui mừng mà cha Etcharren có về Giáo Hội Việt Nam, dường như vui mừng và hy vọng lớn nhất là thấy được tình anh em hòa thuận tốt đẹp, như lời thánh vịnh 132: « Cả cộng đoàn tín hữu đều nhất trí đồng tâm. Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau ».
Vui mừng và hy vọng ấy chỉ là diễn tả của một cuộc sống « hiện diện huynh đệ », mà cha Etcharren đang sống với và trong Giáo Hội Việt Nam. Trong Giáo Hội này, dẫu đầy hy vọng và vui mừng, không thiếu những dấu lo ngại, ưu tư. Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang đổ vào Việt Nam những luồng tư tưởng tục hóa, duy vật, những cách sống ích kỷ, gian dối, khoái lạc, thụ hưởng. Cả một nền tảng luân lý gia đình hiếu thảo đang như bật rễ, xáo trộn với những đảo lộn, bất nhân, bất trung, bất nghĩa, bất tín, vô lễ. Cả một truyền thống tôn giáo đạo hạnh, đức tin vững mạnh, kinh hạt sốt sắng đang như bị thử thách.
Phải làm gì ? Người Công Giáo Việt Nam phải làm gì để bảo vệ tổ quốc, giữ gìn đức tin, bênh vực Giáo Hội ? Cha Etcharren kể rằng khi được hỏi như vậy, Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê đã gợi ý trả lời rằng « Phải là người Công Giáo tốt » !
Paris, thứ bảy ngày 04.10.2014
Trần Văn Cảnh