GIÁO DỤC NHÂN BẢN VÀ GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam (hay lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11, chúng ta cùng nhìn lại triết lý của hai nền giáo dục đã được thực thi tại Việt Nam Cộng hòa và cộng sản được áp dụng tại đây sau ngày Đất Nước thống nhất. Lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’ và ‘ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động của mình hầu nâng cao chất lượng giáo dục’.
I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :
1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Những kỷ niệm bản thân.
a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Các Thủ tướng đều là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ. Trước Tết Nguyên đán, mẹ chúng tôi làm ít mứt bí và gừng để mừng tuổi các Thầy và Cô giáo.
b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, đúng lúc Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho chúng tôi vào học. Trường này được phụ trách bởi các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiện diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ Giáo Hội Công Giáo trao cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh đối với giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô Đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.
Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn’ trường ốc.
II. GIÁO DỤC CỘNG SẢN.
Theo Wikipedia, Giáo dục Việt Nam hiện nay chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập’. Tháng 9/ 2007, Học viện Quản lý Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’, nhưng các đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; v.v..
Điểm báo liên quan.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi đọc được mẫu tin sau : Trong đời đi dạy 17 năm, tôi sợ nhất ngày 20-11. Ngày ấy, tôi thường trốn phụ huynh và rất sợ những tấm thiệp mà kèm trong đó là một, hai trăm ngàn đồng. Cách đây 7 năm, lúc ‘văn hóa phong bì’ bắt đầu trong mối quan hệ giữa phụ huynh và thầy cô giáo, học trò nào cũng mang tặng tôi một tấm thiệp được ba mẹ dán cẩn thận, tôi đã phải bất đắc dĩ mở từng tấm thiệp, đọc lời chúc, còn tiền để lại phong bì, nhờ các em mang về đưa bố mẹ, tôi đã gọi điện để giải thích từng phụ huynh. Có những phụ huynh dè bĩu: đã nghèo lại còn bày đặt! Nhưng cũng có em học sinh đã khóc khi thấy tôi làm vậy. Tôi đã ôm em để sau này em sẽ hiểu hơn! Các giáo viên đều mong muốn là sự thành thật, là cách cư xử của các em, chứ không phải những phong bì kia! Nghèo, chúng tôi cũng đã nghèo rồi, có thêm từng đó cũng chẳng giàu! Chỉ mong phụ huynh hãy cùng chúng tôi dạy dỗ các em trong bối cảnh xã hội có rất nhiều điều khiến các em xao nhãng việc học! Đó là món quà lớn nhất đối với chúng tôi!
Để tiếp nối truyền thống sư phạm Công Giáo, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp phụ trách Trường tư thục mẫu giáo Duy An - Gò Vấp thông báo: « Chân thành cám ơn quý Phụ huynh đã tín nhiệm gởi các cháu đến học… Dịp 20/11 này, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào’. Đây là một hành động can đảm từ chối văn hóa phong bì, được bôi trơn bởi biếu xén và ‘hoa hồng’... ». Giáo Hội Công Giáo cần được góp phần chuyên môn của các nhà sư phạm Công Giáo vào nền Giáo dục Việt Nam các cấp để phù hợp với lời mời thực hiện của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trao cho các Giám mục Việt Nam ngày 22.01.2002 : « Nhà nước và Giáo Hội, tuy độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình, nhưng vì cùng cần phải hoàn tất sứ mạng riêng biệt để phục vụ cùng một tập thể đồng bào Việt Nam, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu hơn nhờ ‘Sự Hợp tác lành mạnh’ hầu tạo sự phát triển từng cá nhân và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ». Để hoàn thành sứ vụ phục vụ các trẻ em ở cấp mẫu giáo, các nữ tu phải vượt biên giới để khẩn cầu các ân nhân ngoại quốc trợ giúp tài chính để xây dựng trường ốc hay tân trang sau hàng chục năm sử dụng.
Sự thật, Việt Nam không xứng danh một quốc gia xã hội chủ nghĩa mà chỉ là một nước cộng sản, trong đó, cộng đảng hoang phí và tóm thu tài nguyên đất nước. Tại các quốc gia xã hội thật sự, chính phủ, bằng biện pháp thuế khóa, kêu gọi người dân có thu nhập cao đóng góp vào ngân sách để giúp đở người nghèo hơn. Ở các nước xã hội Âu châu, cha mẹ bị cưỡng bách phải để con cái đi học đến 16 tuổi và đó là một quyết định chánh trị, nên ngân sách quốc gia phải đài thọ mọi chi phí trường ốc, lương giáo viên và công chức, … Phụ huynh học sinh không phải đóng học phí. Ngoài ra, vì tôn trọng tự do của các cha mẹ muốn chọn cho con theo học tại trường tư thục và vì họ cũng đã đóng thuế, nên ngân sách quốc gia phải trợ cấp cho các trường tư. Học bổng quốc gia được cấp cùng tiêu chuẩn không phân học sinh trường công hay tư.
Một vấn đề khác, đảng cộng sản đã chỉ thuê những thầy cô giáo ‘hồng hơn chuyên’. Trong đó, có giáo sư chưa hề một phút nếm tự do tại Việt Nam Cộng hòa lại sang Hoa kỳ đòi viết nghiên cứu về người ‘Việt tị nạn’, làm sao để hiểu thấu tâm trạng người đã mất tự do đó và phải ly hương. Đó chỉ việc tư bản Mỹ liệng ra một số đô la cho kẻ muốn gây tranh cải giữa người Việt với nhau vì một sự kiện vô lý.
Hành động hữu lý và cao cả của giới sư phạm ‘đỏ’ là phải lên tiếng về trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên và chống lại quyết định vô nhân đạo do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh ký ngày 29.11.2013, buộc Phương Uyên thôi học vì cô đã vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể trái luật vì, theo Luật hình sự, sau khi ra tù, việc đình chỉ đảm nhiệm chức vụ chỉ có thể từ 1 đến 5 năm, trong khi quyết định này có tính cách vĩnh viễn. Hơn thế nữa, điều 65, khoản 3 Luật thi hành án hình sự quy định ‘Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó’ù. Do đó, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói với chị Thanh Trúc (đài RFA ngày 07.12.2013) : « Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền! ». Ngày nay, sau sự kiện ‘giàn khoan dầu HD 981 mà Trung quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam’, hai câu mà Phương Uyên viết bằng máu mà nhà nước cộng sản buộc tội ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’ đã là những lời tiên tri phải được thực thi nếu người Việt muốn ‘Sống trên Quê hương mang tên Việt Nam’.
Tại Pháp, ngày 04.10.1994, Florence Rey, 19 tuổi, sinh viên văn khoa, và người yêu Andry Maupin, 22 tuổi, sinh viên triết, đã cướp súng của cảnh sát để đi ăn cướp. Với súng cướp được, họ chận một tắc xi, có chở một khách, buộc phải chạy theo lệnh họ. Tài xế cố tình đụng xe tuần cảnh và hét ‘chúng giết chúng tôi’. Maupin nổ súng bắn chết ba cảnh sát và người tài xế. Hai người qua đường bị thương. Chúng bắt làm con tin một tài xế xe du lịch để chạy trốn vào khu Bois de Vincennes. Một cảnh sát chạy mô tô đuổi theo, bị chặn bởi rào cản, Maupin nổ súng bắn chết cảnh sát này. Maupin bị thương và chết hôm sau tại bệnh viện. Trong vòng 25 phút chạm súng, 5 người chết và Florence Rey đã nạp mình, sau khi hôn từ biệt tình nhân. Tại Phiên tòa Đại hình Paris từ ngày 17 đến 30.09.1998, thời gian cần thiết để các bên có dịp nói hết ý muốn và các thẩm vấn từ Chánh án và Công tố viên. Các chuyên viên tâm lý và nhân chứng trình bày nhận xét của mình cũng như các luật sư tự do bào chữa, tranh luận. Sau 5 giờ 30 phút nghị án, Tòa tuyên án 20 năm tù cấm cố cho Florence vì là đồng phạm giết người nhưng được giảm khinh do bị áp lực tình yêu mù oán. Trong khi thụ án, Florence đã học và dự thi thành công brevet de technicien supérieur (BTS, văn bằng chuyên môn 2 năm sau Tú tài) Phụ tá quản lý năm 2007. Để hoàn tất học trình, cô được phép rời nhà tù để thực tập tại xí nghiệp. Nhờ có hạnh kiểm tốt, năm 2009, tức 15 năm thi hành án, Florence Rey được trả tự do.
Xin nhắc lại một trong những lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’. Trong bài ‘Hồi ức và suy niệm về chuyện thầy trò’ http://www.boxitvn.net/bai/30818 , nhà giáo Tiêu Dao Bảo Cự, đang bị quản chế, cảm thấy cô đơn ghê gớm vì bị cô lập khỏi xã hội, không ai dám quan hệ và, ngay thời kỳ bị thực dân nước ngoài xâm lược, người cộng sản đã làm được việc hô hào nhân dân nổi dậy nhưng nay, dưới sự cai trị của họ, bạo lực bộ máy đàn áp thực kinh khủng, gây nỗi sợ hãi nơi toàn bộ xã hội mà người dân muốn thoát thì xem ra khó khăn gấp bội. Sáng ngày Nhà giáo, Đan Tâm đi đến trường dự lễ : Trường và Hội phụ huynh học sinh cho mỗi giáo viên nữ một bộ quần áo dài nhưng phải may đồng phục với vải màu xanh, khi mặc vào, trông như những cây biết đi… Tối qua, một phụ huynh chở hai con đến thăm Đan Tâm và tuôn ra một tràng những lời sáo rỗng, trao phong bì và xin kiếu đi đến giáo viên khác. Bà từ chối phong bì nhưng thày đã để lại. Trong bao, có 20.000 đồng… Gần đây, ông gặp một học sinh cũ ở chợ huyện. Đã gần 40 tuổi, gầy gò, quần áo bẩn thỉu, ngồi ở bậc thềm chợ, em đã chào ông và cả hai nói chuyện với nhau chừng 10 phút, em đã nói ngay với ông, giọng đầy trách móc: « Ngày xưa thầy đã lầm khi kêu gọi đấu tranh lật đổ chế độ cũ và tụi em cũng làm theo. Bây giờ thầy có nhận ra điều đó và có hối tiếc không? » Ông hơi sững người trước câu hỏi bất ngờ đó và vì đang đứng trước chợ, tôi lại có chuyện vội nên không tiện lý giải vấn đề mà chỉ trả lời qua loa, hẹn sẽ gặp em vào dịp khác để nói chuyện. Cho đến bây giờ thầy vẫn chưa có dịp gặp lại người học trò cũ đó, cũng chưa nhớ ra tên em và hỏi em đang làm gì nhưng, qua bề ngoài, chắc em sống rất khó khăn, nghèo khổ. Thày thật sự xúc động vì biết đã từng có những học sinh tin tưởng mình đến thế và thấy trách nhiệm của mình thật quá nặng nề.
Hà Minh Thảo
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam (hay lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11, chúng ta cùng nhìn lại triết lý của hai nền giáo dục đã được thực thi tại Việt Nam Cộng hòa và cộng sản được áp dụng tại đây sau ngày Đất Nước thống nhất. Lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’ và ‘ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động của mình hầu nâng cao chất lượng giáo dục’.
I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.
Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :
1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.
Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :
a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Những kỷ niệm bản thân.
a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Các Thủ tướng đều là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ. Trước Tết Nguyên đán, mẹ chúng tôi làm ít mứt bí và gừng để mừng tuổi các Thầy và Cô giáo.
b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, đúng lúc Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho chúng tôi vào học. Trường này được phụ trách bởi các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiện diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ Giáo Hội Công Giáo trao cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh đối với giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô Đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.
Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn’ trường ốc.
II. GIÁO DỤC CỘNG SẢN.
Theo Wikipedia, Giáo dục Việt Nam hiện nay chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập’. Tháng 9/ 2007, Học viện Quản lý Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’, nhưng các đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; v.v..
Điểm báo liên quan.
Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi đọc được mẫu tin sau : Trong đời đi dạy 17 năm, tôi sợ nhất ngày 20-11. Ngày ấy, tôi thường trốn phụ huynh và rất sợ những tấm thiệp mà kèm trong đó là một, hai trăm ngàn đồng. Cách đây 7 năm, lúc ‘văn hóa phong bì’ bắt đầu trong mối quan hệ giữa phụ huynh và thầy cô giáo, học trò nào cũng mang tặng tôi một tấm thiệp được ba mẹ dán cẩn thận, tôi đã phải bất đắc dĩ mở từng tấm thiệp, đọc lời chúc, còn tiền để lại phong bì, nhờ các em mang về đưa bố mẹ, tôi đã gọi điện để giải thích từng phụ huynh. Có những phụ huynh dè bĩu: đã nghèo lại còn bày đặt! Nhưng cũng có em học sinh đã khóc khi thấy tôi làm vậy. Tôi đã ôm em để sau này em sẽ hiểu hơn! Các giáo viên đều mong muốn là sự thành thật, là cách cư xử của các em, chứ không phải những phong bì kia! Nghèo, chúng tôi cũng đã nghèo rồi, có thêm từng đó cũng chẳng giàu! Chỉ mong phụ huynh hãy cùng chúng tôi dạy dỗ các em trong bối cảnh xã hội có rất nhiều điều khiến các em xao nhãng việc học! Đó là món quà lớn nhất đối với chúng tôi!
Để tiếp nối truyền thống sư phạm Công Giáo, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp phụ trách Trường tư thục mẫu giáo Duy An - Gò Vấp thông báo: « Chân thành cám ơn quý Phụ huynh đã tín nhiệm gởi các cháu đến học… Dịp 20/11 này, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào’. Đây là một hành động can đảm từ chối văn hóa phong bì, được bôi trơn bởi biếu xén và ‘hoa hồng’... ». Giáo Hội Công Giáo cần được góp phần chuyên môn của các nhà sư phạm Công Giáo vào nền Giáo dục Việt Nam các cấp để phù hợp với lời mời thực hiện của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trao cho các Giám mục Việt Nam ngày 22.01.2002 : « Nhà nước và Giáo Hội, tuy độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình, nhưng vì cùng cần phải hoàn tất sứ mạng riêng biệt để phục vụ cùng một tập thể đồng bào Việt Nam, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu hơn nhờ ‘Sự Hợp tác lành mạnh’ hầu tạo sự phát triển từng cá nhân và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ». Để hoàn thành sứ vụ phục vụ các trẻ em ở cấp mẫu giáo, các nữ tu phải vượt biên giới để khẩn cầu các ân nhân ngoại quốc trợ giúp tài chính để xây dựng trường ốc hay tân trang sau hàng chục năm sử dụng.
Sự thật, Việt Nam không xứng danh một quốc gia xã hội chủ nghĩa mà chỉ là một nước cộng sản, trong đó, cộng đảng hoang phí và tóm thu tài nguyên đất nước. Tại các quốc gia xã hội thật sự, chính phủ, bằng biện pháp thuế khóa, kêu gọi người dân có thu nhập cao đóng góp vào ngân sách để giúp đở người nghèo hơn. Ở các nước xã hội Âu châu, cha mẹ bị cưỡng bách phải để con cái đi học đến 16 tuổi và đó là một quyết định chánh trị, nên ngân sách quốc gia phải đài thọ mọi chi phí trường ốc, lương giáo viên và công chức, … Phụ huynh học sinh không phải đóng học phí. Ngoài ra, vì tôn trọng tự do của các cha mẹ muốn chọn cho con theo học tại trường tư thục và vì họ cũng đã đóng thuế, nên ngân sách quốc gia phải trợ cấp cho các trường tư. Học bổng quốc gia được cấp cùng tiêu chuẩn không phân học sinh trường công hay tư.
Một vấn đề khác, đảng cộng sản đã chỉ thuê những thầy cô giáo ‘hồng hơn chuyên’. Trong đó, có giáo sư chưa hề một phút nếm tự do tại Việt Nam Cộng hòa lại sang Hoa kỳ đòi viết nghiên cứu về người ‘Việt tị nạn’, làm sao để hiểu thấu tâm trạng người đã mất tự do đó và phải ly hương. Đó chỉ việc tư bản Mỹ liệng ra một số đô la cho kẻ muốn gây tranh cải giữa người Việt với nhau vì một sự kiện vô lý.
Hành động hữu lý và cao cả của giới sư phạm ‘đỏ’ là phải lên tiếng về trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên và chống lại quyết định vô nhân đạo do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh ký ngày 29.11.2013, buộc Phương Uyên thôi học vì cô đã vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể trái luật vì, theo Luật hình sự, sau khi ra tù, việc đình chỉ đảm nhiệm chức vụ chỉ có thể từ 1 đến 5 năm, trong khi quyết định này có tính cách vĩnh viễn. Hơn thế nữa, điều 65, khoản 3 Luật thi hành án hình sự quy định ‘Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó’ù. Do đó, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói với chị Thanh Trúc (đài RFA ngày 07.12.2013) : « Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền! ». Ngày nay, sau sự kiện ‘giàn khoan dầu HD 981 mà Trung quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam’, hai câu mà Phương Uyên viết bằng máu mà nhà nước cộng sản buộc tội ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’ đã là những lời tiên tri phải được thực thi nếu người Việt muốn ‘Sống trên Quê hương mang tên Việt Nam’.
Tại Pháp, ngày 04.10.1994, Florence Rey, 19 tuổi, sinh viên văn khoa, và người yêu Andry Maupin, 22 tuổi, sinh viên triết, đã cướp súng của cảnh sát để đi ăn cướp. Với súng cướp được, họ chận một tắc xi, có chở một khách, buộc phải chạy theo lệnh họ. Tài xế cố tình đụng xe tuần cảnh và hét ‘chúng giết chúng tôi’. Maupin nổ súng bắn chết ba cảnh sát và người tài xế. Hai người qua đường bị thương. Chúng bắt làm con tin một tài xế xe du lịch để chạy trốn vào khu Bois de Vincennes. Một cảnh sát chạy mô tô đuổi theo, bị chặn bởi rào cản, Maupin nổ súng bắn chết cảnh sát này. Maupin bị thương và chết hôm sau tại bệnh viện. Trong vòng 25 phút chạm súng, 5 người chết và Florence Rey đã nạp mình, sau khi hôn từ biệt tình nhân. Tại Phiên tòa Đại hình Paris từ ngày 17 đến 30.09.1998, thời gian cần thiết để các bên có dịp nói hết ý muốn và các thẩm vấn từ Chánh án và Công tố viên. Các chuyên viên tâm lý và nhân chứng trình bày nhận xét của mình cũng như các luật sư tự do bào chữa, tranh luận. Sau 5 giờ 30 phút nghị án, Tòa tuyên án 20 năm tù cấm cố cho Florence vì là đồng phạm giết người nhưng được giảm khinh do bị áp lực tình yêu mù oán. Trong khi thụ án, Florence đã học và dự thi thành công brevet de technicien supérieur (BTS, văn bằng chuyên môn 2 năm sau Tú tài) Phụ tá quản lý năm 2007. Để hoàn tất học trình, cô được phép rời nhà tù để thực tập tại xí nghiệp. Nhờ có hạnh kiểm tốt, năm 2009, tức 15 năm thi hành án, Florence Rey được trả tự do.
Xin nhắc lại một trong những lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’. Trong bài ‘Hồi ức và suy niệm về chuyện thầy trò’ http://www.boxitvn.net/bai/30818 , nhà giáo Tiêu Dao Bảo Cự, đang bị quản chế, cảm thấy cô đơn ghê gớm vì bị cô lập khỏi xã hội, không ai dám quan hệ và, ngay thời kỳ bị thực dân nước ngoài xâm lược, người cộng sản đã làm được việc hô hào nhân dân nổi dậy nhưng nay, dưới sự cai trị của họ, bạo lực bộ máy đàn áp thực kinh khủng, gây nỗi sợ hãi nơi toàn bộ xã hội mà người dân muốn thoát thì xem ra khó khăn gấp bội. Sáng ngày Nhà giáo, Đan Tâm đi đến trường dự lễ : Trường và Hội phụ huynh học sinh cho mỗi giáo viên nữ một bộ quần áo dài nhưng phải may đồng phục với vải màu xanh, khi mặc vào, trông như những cây biết đi… Tối qua, một phụ huynh chở hai con đến thăm Đan Tâm và tuôn ra một tràng những lời sáo rỗng, trao phong bì và xin kiếu đi đến giáo viên khác. Bà từ chối phong bì nhưng thày đã để lại. Trong bao, có 20.000 đồng… Gần đây, ông gặp một học sinh cũ ở chợ huyện. Đã gần 40 tuổi, gầy gò, quần áo bẩn thỉu, ngồi ở bậc thềm chợ, em đã chào ông và cả hai nói chuyện với nhau chừng 10 phút, em đã nói ngay với ông, giọng đầy trách móc: « Ngày xưa thầy đã lầm khi kêu gọi đấu tranh lật đổ chế độ cũ và tụi em cũng làm theo. Bây giờ thầy có nhận ra điều đó và có hối tiếc không? » Ông hơi sững người trước câu hỏi bất ngờ đó và vì đang đứng trước chợ, tôi lại có chuyện vội nên không tiện lý giải vấn đề mà chỉ trả lời qua loa, hẹn sẽ gặp em vào dịp khác để nói chuyện. Cho đến bây giờ thầy vẫn chưa có dịp gặp lại người học trò cũ đó, cũng chưa nhớ ra tên em và hỏi em đang làm gì nhưng, qua bề ngoài, chắc em sống rất khó khăn, nghèo khổ. Thày thật sự xúc động vì biết đã từng có những học sinh tin tưởng mình đến thế và thấy trách nhiệm của mình thật quá nặng nề.
Hà Minh Thảo