Đức Kitô mang lại nhiều an ủi, hy vọng và tình thương lại cho những ai may mắn đón nhận lời Ngài mời gọi trong cuộc sống. Phúc Âm thánh Marcô thuật lại rất nhiều trường hợp Ngài gặp gỡ, an ủi và chữa lành họ. Một người trong số đó là bà nhạc gia của ông Phêrô mắc bệnh sốt rét, nằm trên giường.
Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài c.31
Tiếng đồn lan nhanh, ngay tối hôm đó người ta kéo đến đông đảo xin Người chữa bệnh.
Đức Kitô chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai c.34
Đức Kitô chữa lành không phải chỉ khỏi bệnh mà còn ban cho họ ơn đặc biệt, biết mình không những được bình phục và còn khoẻ hơn trước, tự tin hơn trước. Chương thứ hai Phúc Âm thánh Marcô ghi lại câu chuyện một người bị liệt giường nhiều năm, không thể di chuyển được phải nhờ bốn người bạn thương khiêng cả giường đến cho Đức Kitô chữa bệnh. Đến nơi người ta ngồi đông không thể chen vào được. Bốn người bàn nhau dỡ mái nhà thả chiếc giường có người bại liệt nằm trên đó. Đức Kitô chữa lành người bại liệt bằng cách ra lệnh cho anh đứng dậy vác chõng mà về. Ngay sau câu nói của Đức Kitô anh không cần thời gian hồi phục, lập tức đứng ngay dậy vác chõng ra về trước mặt mọi người chứng kiến. Anh không những được khỏi bệnh mà còn sạch tội trước mặt Chúa. Anh cảm thấy một sức mạnh nội tâm vươn lên như suối nguồn vô tận đến từ trong tâm hồn.
Không cần thời gian hồi phục đó cũng là kinh nhgiệm của bà nhạc gia ông Phêrô. Bà yếu liệt do sốt rét hành hạ, ngay sau khi được chữa khỏi bà đứng dậy phục vụ các ông, thực hành nhân đức bác ái. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong Phúc Âm thánh Marcô thực hành nhiệm vụ tông đồ - phục vụ người khác. Có nhiều thứ bệnh không phải chỉ làm cho con người suy nhược mà có khi nguy hiểm đến tính mạng, làm mất tự tin, bế tắc sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, tự mình không thể tiếp tực công việc kiếm sống, không tự lo cho mình mà phải nhờ đến người khác giúp đỡ. Bệnh tật cắt đứt mọi sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong cộng đoàn. Đức Kitô chữa không những cho họ khỏi bệnh mà còn giúp họ nối kết lại với những gì trước đây bị gián đoạn, ngăn trở. Tiếp tục lại công việc, tự mình lo cho mình và lo cho tha nhân, nối lại sinh hoạt với cộng đoàn đức tin mà có thời họ tích cực sinh hoạt.
Đức Kitô có thói quen tốt lành là sau một ngày làm việc mệt mỏi sáng sớm hôm sau Ngài luôn tìm nơi vắng vẻ cầu nguyện. Ngài bắt đầu một ngày mới bằng việc cầu nguyện, liên kết với Chúa Cha, hội í với Chúa Cha về chương trình cứu độ nhân loại. Nhớ lại trước khi bắt đầu rao giảng công khai Đức Kitô cũng đã ở trong hoang địa một thời gian lâu. Thời gian trong hoang địa là thời gian cầu nguyện. Thời gian trong hoang địa để nhìn lại mối liên kết với Chúa Cha, nhìn lại bước đường đã qua và hoạch định cho bước đường kế tiếp, là thời gian chuẩn bị cho chương trình chữa lành và quan trọng hơn là chương trình cứu độ.
Khác với các thế lực trần thế, họ dựa vào sức mạnh của vũ khí, vũ khí càng tân tiến, sức công phá càng mạnh họ càng có lợi thế trong cuộc chiến. Đức Kitô không nhờ vào sức mạnh của vũ khí chiến tranh. Vũ khí của Ngài chính là tình yêu, cải hoá con tim người ta bằng tâm tình yêu mến, và thực thi bác ái với tha nhân. Ngài thắng con tim người ta và ban cho con tim đó một sức sống mới, sức sống phát xuất tự tâm, thay đổi lối suy nghĩ và tìm nguồn vui trong phục vụ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài c.31
Tiếng đồn lan nhanh, ngay tối hôm đó người ta kéo đến đông đảo xin Người chữa bệnh.
Đức Kitô chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai c.34
Đức Kitô chữa lành không phải chỉ khỏi bệnh mà còn ban cho họ ơn đặc biệt, biết mình không những được bình phục và còn khoẻ hơn trước, tự tin hơn trước. Chương thứ hai Phúc Âm thánh Marcô ghi lại câu chuyện một người bị liệt giường nhiều năm, không thể di chuyển được phải nhờ bốn người bạn thương khiêng cả giường đến cho Đức Kitô chữa bệnh. Đến nơi người ta ngồi đông không thể chen vào được. Bốn người bàn nhau dỡ mái nhà thả chiếc giường có người bại liệt nằm trên đó. Đức Kitô chữa lành người bại liệt bằng cách ra lệnh cho anh đứng dậy vác chõng mà về. Ngay sau câu nói của Đức Kitô anh không cần thời gian hồi phục, lập tức đứng ngay dậy vác chõng ra về trước mặt mọi người chứng kiến. Anh không những được khỏi bệnh mà còn sạch tội trước mặt Chúa. Anh cảm thấy một sức mạnh nội tâm vươn lên như suối nguồn vô tận đến từ trong tâm hồn.
Không cần thời gian hồi phục đó cũng là kinh nhgiệm của bà nhạc gia ông Phêrô. Bà yếu liệt do sốt rét hành hạ, ngay sau khi được chữa khỏi bà đứng dậy phục vụ các ông, thực hành nhân đức bác ái. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong Phúc Âm thánh Marcô thực hành nhiệm vụ tông đồ - phục vụ người khác. Có nhiều thứ bệnh không phải chỉ làm cho con người suy nhược mà có khi nguy hiểm đến tính mạng, làm mất tự tin, bế tắc sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, tự mình không thể tiếp tực công việc kiếm sống, không tự lo cho mình mà phải nhờ đến người khác giúp đỡ. Bệnh tật cắt đứt mọi sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong cộng đoàn. Đức Kitô chữa không những cho họ khỏi bệnh mà còn giúp họ nối kết lại với những gì trước đây bị gián đoạn, ngăn trở. Tiếp tục lại công việc, tự mình lo cho mình và lo cho tha nhân, nối lại sinh hoạt với cộng đoàn đức tin mà có thời họ tích cực sinh hoạt.
Đức Kitô có thói quen tốt lành là sau một ngày làm việc mệt mỏi sáng sớm hôm sau Ngài luôn tìm nơi vắng vẻ cầu nguyện. Ngài bắt đầu một ngày mới bằng việc cầu nguyện, liên kết với Chúa Cha, hội í với Chúa Cha về chương trình cứu độ nhân loại. Nhớ lại trước khi bắt đầu rao giảng công khai Đức Kitô cũng đã ở trong hoang địa một thời gian lâu. Thời gian trong hoang địa là thời gian cầu nguyện. Thời gian trong hoang địa để nhìn lại mối liên kết với Chúa Cha, nhìn lại bước đường đã qua và hoạch định cho bước đường kế tiếp, là thời gian chuẩn bị cho chương trình chữa lành và quan trọng hơn là chương trình cứu độ.
Khác với các thế lực trần thế, họ dựa vào sức mạnh của vũ khí, vũ khí càng tân tiến, sức công phá càng mạnh họ càng có lợi thế trong cuộc chiến. Đức Kitô không nhờ vào sức mạnh của vũ khí chiến tranh. Vũ khí của Ngài chính là tình yêu, cải hoá con tim người ta bằng tâm tình yêu mến, và thực thi bác ái với tha nhân. Ngài thắng con tim người ta và ban cho con tim đó một sức sống mới, sức sống phát xuất tự tâm, thay đổi lối suy nghĩ và tìm nguồn vui trong phục vụ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org