(Verona 17/12/2003). Phóng viên Lorenzo Fazzini của tờ Tin Chiều tại Rôma đã có bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman, Tổng Giám Mục Công Giáo Nghi Lễ La Tinh của Tông Giáo Phận Baghdad về tình cảnh người Kitô Giáo dưới thời Saddam Hussein và hậu Saddam Hussein khi còn vài ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh.
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục đưa ra nhận xét chung như sau: "Đối với phương Tây, chính quyền Saddam Hussein thường được coi là một chính quyền thế tục. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội dân sự được cai trị bởi luật Hồi Giáo, với những hệ quả khốc liệt với những ai không phải là Hồi Giáo".
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Tổng Giám Mục, phó thủ tướng Tareq Aziz, một tín hữu Kitô Giáo thường được phương Tây viện dẫn như một bằng chứng về tình cảnh lạc quan của người Kitô Giáo. Điều đó có đúng không, thưa Đức Cha?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Tareq Aziz không phải được làm phó thủ tướng vì là người Kitô Giáo, nhưng vì ông ta có một tình bạn lâu năm với Saddam Hussein từ thuở nhỏ, và đó là người cộng tác với ông ta thi hành những cuộc tàn sát đầu tiên trong năm đầu tiên hoạt động chung với nhau. Aziz leo dần lên trong lãnh vực chính trị chỉ bởi vì ông ấy là bạn của Saddam Hussein. Tôi thấy cần phải nói rằng, như một phần của cộng đoàn Kitô Giáo thiểu số, đôi khi chúng tôi có được những nhân nhượng, nhưng không phải từ Aziz mà từ các bộ trưởng Hồi Giáo khác. Tôi nhớ lại, chẳng hạn như trường hợp sách giáo khoa có những đoạn nhục mạ Kitô Giáo. Aziz không làm gì cả trong lúc chúng tôi chống đối. Cuối cùng, chính một bộ trưởng Hồi Giáo đã ra lệnh thu hồi cuốn sách đó khỏi thư viện các trường. Hơn thế nữa, khi Tarek Aziz gặp gỡ Đức Giáo Hoàng trước khi chiến tranh xảy ra, cử chỉ cao ngạo của ông ta chỉ gây khó thở cho chúng tôi.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, việc chấm dứt chế độ Saddam Hussein có những hệ quả nào đối với tôn giáo?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Thời kỳ cùng sống chung theo vai vế đã qua rồi giữa các nhóm tôn giáo, tất cả coi như bình quyền. Tuy nhiên, bước tiến theo chiều hướng chấp nhận sống chung với người khác chưa xảy ra. Một người Hồi Giáo không nói xấu Kitô Giáo trước mặt một Kitô hữu chưa có nghĩa là anh ta thành tâm muốn sống chung hòa bình với người khác tín ngưỡng với mình. Các chính quyền tỉnh hiện nay vẫn có quyền hơn bộ Tôn Giáo Vụ. Hiện nay có một Hội Đồng cố vấn cho Hồi Giáo Shiites, một Hội Đồng cho Hồi Giáo Sunnites, và một cho các cộng đồng Kitô Giáo thiểu số. Sự thay đổi này, gây ra những khó khăn trong quan hệ giữa người Kitô Giáo với nhau. Chẳng hạn, có nơi có 3 đại diện Công Giáo nghi lễ Chalđê mà Chính Thống Giáo thì không có. Và nhiều khi họ hành động theo lợi ích chủng tộc hơn là lợi ích tôn giáo, và điều này gây ra nhiều vấn đề.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, chính sách của Saddam Hussein để lại dấu ấn nào trên tôn giáo?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Không có cộng đoàn tôn giáo nào tại Iraq ngày nay hiểu tự do là gì; học hỏi tự do do đó là một thách đố lớn lao cho tất cả các tôn giáo tại Iraq ngày nay. Chẳng hạn, nếu chúng tôi so sánh với anh em thuộc 7 giáo phái Truyền Bá Tin Lành, là những người được bảo vệ kỹ lưỡng về chính trị và có các tài nguyên kinh tế lớn lao, thì cả hai đều bị coi là đang sách nhiễu và chọc tức Hồi Giáo mạnh mẽ, và do đó có nguy cơ bị tấn công bởi những kẻ cuồng tín.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, nguy cơ người Hồi Giáo trở nên cuồng tín như thế nào?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Chủ nghĩa cuồng tín đang xâm nhập mạnh trong xã hội Iraq. Tôi có thể cho anh hay một thí dụ trong các trường học của chúng tôi. Trẻ con Hồi Giáo ngày càng có nhiều em kể cả những em còn rất nhỏ, chỉ mới học tiểu học thôi, đã mắng vào mặt những em Kitô Giáo: "Kitô hữu chúng mày sẽ xuống hỏa ngục hết vì chỉ có Hồi Giáo chúng tao mới được lên thiên đàng thôi".
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục đưa ra nhận xét chung như sau: "Đối với phương Tây, chính quyền Saddam Hussein thường được coi là một chính quyền thế tục. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội dân sự được cai trị bởi luật Hồi Giáo, với những hệ quả khốc liệt với những ai không phải là Hồi Giáo".
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Tổng Giám Mục, phó thủ tướng Tareq Aziz, một tín hữu Kitô Giáo thường được phương Tây viện dẫn như một bằng chứng về tình cảnh lạc quan của người Kitô Giáo. Điều đó có đúng không, thưa Đức Cha?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Tareq Aziz không phải được làm phó thủ tướng vì là người Kitô Giáo, nhưng vì ông ta có một tình bạn lâu năm với Saddam Hussein từ thuở nhỏ, và đó là người cộng tác với ông ta thi hành những cuộc tàn sát đầu tiên trong năm đầu tiên hoạt động chung với nhau. Aziz leo dần lên trong lãnh vực chính trị chỉ bởi vì ông ấy là bạn của Saddam Hussein. Tôi thấy cần phải nói rằng, như một phần của cộng đoàn Kitô Giáo thiểu số, đôi khi chúng tôi có được những nhân nhượng, nhưng không phải từ Aziz mà từ các bộ trưởng Hồi Giáo khác. Tôi nhớ lại, chẳng hạn như trường hợp sách giáo khoa có những đoạn nhục mạ Kitô Giáo. Aziz không làm gì cả trong lúc chúng tôi chống đối. Cuối cùng, chính một bộ trưởng Hồi Giáo đã ra lệnh thu hồi cuốn sách đó khỏi thư viện các trường. Hơn thế nữa, khi Tarek Aziz gặp gỡ Đức Giáo Hoàng trước khi chiến tranh xảy ra, cử chỉ cao ngạo của ông ta chỉ gây khó thở cho chúng tôi.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, việc chấm dứt chế độ Saddam Hussein có những hệ quả nào đối với tôn giáo?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Thời kỳ cùng sống chung theo vai vế đã qua rồi giữa các nhóm tôn giáo, tất cả coi như bình quyền. Tuy nhiên, bước tiến theo chiều hướng chấp nhận sống chung với người khác chưa xảy ra. Một người Hồi Giáo không nói xấu Kitô Giáo trước mặt một Kitô hữu chưa có nghĩa là anh ta thành tâm muốn sống chung hòa bình với người khác tín ngưỡng với mình. Các chính quyền tỉnh hiện nay vẫn có quyền hơn bộ Tôn Giáo Vụ. Hiện nay có một Hội Đồng cố vấn cho Hồi Giáo Shiites, một Hội Đồng cho Hồi Giáo Sunnites, và một cho các cộng đồng Kitô Giáo thiểu số. Sự thay đổi này, gây ra những khó khăn trong quan hệ giữa người Kitô Giáo với nhau. Chẳng hạn, có nơi có 3 đại diện Công Giáo nghi lễ Chalđê mà Chính Thống Giáo thì không có. Và nhiều khi họ hành động theo lợi ích chủng tộc hơn là lợi ích tôn giáo, và điều này gây ra nhiều vấn đề.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, chính sách của Saddam Hussein để lại dấu ấn nào trên tôn giáo?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Không có cộng đoàn tôn giáo nào tại Iraq ngày nay hiểu tự do là gì; học hỏi tự do do đó là một thách đố lớn lao cho tất cả các tôn giáo tại Iraq ngày nay. Chẳng hạn, nếu chúng tôi so sánh với anh em thuộc 7 giáo phái Truyền Bá Tin Lành, là những người được bảo vệ kỹ lưỡng về chính trị và có các tài nguyên kinh tế lớn lao, thì cả hai đều bị coi là đang sách nhiễu và chọc tức Hồi Giáo mạnh mẽ, và do đó có nguy cơ bị tấn công bởi những kẻ cuồng tín.
Lorenzo Fazzini: Thưa Đức Cha, nguy cơ người Hồi Giáo trở nên cuồng tín như thế nào?
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman: Chủ nghĩa cuồng tín đang xâm nhập mạnh trong xã hội Iraq. Tôi có thể cho anh hay một thí dụ trong các trường học của chúng tôi. Trẻ con Hồi Giáo ngày càng có nhiều em kể cả những em còn rất nhỏ, chỉ mới học tiểu học thôi, đã mắng vào mặt những em Kitô Giáo: "Kitô hữu chúng mày sẽ xuống hỏa ngục hết vì chỉ có Hồi Giáo chúng tao mới được lên thiên đàng thôi".