Wahington Post: Chính phủ Obama hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ làm giảm bớt những bế tắc về chính trị tại Hoa Thịnh Đốn
Phó Tổng Thống Biden tuần qua đã cho hay Toà Bạch Ốc đã hết sức nhức đầu về tình trạng bế tắc và chua chát của hiện tình chính trị Hoa Kỳ. Ông Biden nói với một nhóm người Châu Mỹ La Tinh : “Nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới sắp đến Hoa Kỳ.” Không chỉ sự kiện Đức Thánh Cha nổi tiếng làm cho Toà Bạch Ốc vui mừng, mà là khả năng của ngài giúp cho có thể vượt qua những khúc mắc của tình trạng bế tắc của Hoa Kỳ về chính trị, trong khi tổng thống Obama đã không vượt qua được.
Câu hỏi to lớn đối với ông Obama và các cố vấn của ông là không biết sự nổi danh của Đức Thánh Cha có thể chuyển lay được phần nào các địa bàn về vài vấn đề then chốt đối với Toà Bạch Ốc và giúp cho tổng thống Obama có được lối thoát trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ của ông không?
Đức Thánh Cha đã có những lập trường cải cách – đôi khi về bên tả của ông Obama, và cũng hoàn toàn năm bên ngoài những tranh luận về chính trị của Hoa Kỳ - những vấn đề như cải tổ các đạo luật về công lý tội phạm, di dân và bình đẳng về kinh tế. Đầu năm nay, ngài nói rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, bị thúc đẩy bởi chế độ tiêu thụ quá mức, chủ nghĩa vật chất và lòng tham lam quá độ, đang đe doạ biến trái đất thành một đống rác dơ bẩn.
Tuy nhiên ngài vẩn được phe Cộng Hoà ưa chuộng, kể cả ông John A. Boehmer, chủ tịch Hạ Viện, là người đã mời Đức Thánh Cha nói chuyện trước Lưỡng Viện.
Ông Obama và Đức Thánh Cha Phanxicô đã không có nhiều thì giờ ngồi với nhau trong hai năm của giáo triều của ngài. Hai vị lãnh tụ đã gặp gỡ tại Vatican trong 45 phút năm ngoái khi ông Obama nói: “Phần lớn cuộc đối thoại tập trung vào hai vấn đề chính: thảm trạng của người nghèo khó, và sống bên lề xã hội, và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cùng những thách đố của chiến tranh trên thế giới ngày nay.”
Ông John Carr, giám đốc các Dự Án về Tư Tưởng Công Giáo và Đời Sống Công Cộng thuộc Đại Học Georgetown nói: “Chúng ta tại Hoa Thịnh Đốn, tưởng rằng mình là cái rốn của vũ trụ, nhưng chúng ta không phải là trung tâm của thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Vì ngài không chú tâm nhiều đến việc gặp gỡ ông Obama hay các nhân vật cao cấp của Toà Bạch Ốc.
Và đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để Toà Bạch Ốc khai triển các tranh luận về một chuỗi những vấn đề bế tắc vô vọng là cốt lõi của nghị trình của ông Obama. Sức mạnh của Đức Thánh Cha không nằm nơi những lời phát biểu của ngài (vì nhiều khi ngài đã bỏ qua bài diễn văn đã soạn sẵn), mà ở nơi các hành động của ngài. Mặc dầu ngài nói ngài không biết sử dụng máy vi tính, nhưng ngài lại có tài sử dụng những cử chỉ có tính cách kịch nghệ đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên mạng lưới toàn cầu. Chẳng hạn, sau Thánh Lễ Phục Sinh tại Rôma, ngài đã xuống xe bước vào đám đông để ôm lên và hôn một đứa trẻ bị bệnh đau màng óc. Video chiếu cảnh Đức Thánh Cha hôn em Dominic Goandreau đã được hai đài truyền hình Fox News, CNN chiếu suốt ngày, và buổi tối trên hai đài ABC và NBC. Đa số cảm nghĩ của người Mỹ về Đức Thánh Cha sẽ chịu ảnh hưởng bởi các giây phút cảm động ngài sẽ dành cho mọi người như khi ngài viếng thăm khám đường tại Philadelphia với 100 phạm nhân và gia đình của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú ý nhiều đến tình trạng luân lý đạo đức của con người, và chính điều này đã khiến cho ngài có nhiều quyền năng. Giờ phút quan trọng nhất của chuyến tông du có thể là khi ngài giảng bằng tiếng Iphanho trong Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 tại Nữu Ước trước hàng vạn người di cư đến từ Trung và Nam Mỹ.
Charlie Kupchan, một viên chức cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhân vật rất độc lập, theo như chúng ta biết qua các chuyến tông du trước đây của ngài là chúng ta sẽ không biết gì về những gì ngài sẽ nói cho đến khi ngài nói ra.”
Phó Tổng Thống Biden tuần qua đã cho hay Toà Bạch Ốc đã hết sức nhức đầu về tình trạng bế tắc và chua chát của hiện tình chính trị Hoa Kỳ. Ông Biden nói với một nhóm người Châu Mỹ La Tinh : “Nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới sắp đến Hoa Kỳ.” Không chỉ sự kiện Đức Thánh Cha nổi tiếng làm cho Toà Bạch Ốc vui mừng, mà là khả năng của ngài giúp cho có thể vượt qua những khúc mắc của tình trạng bế tắc của Hoa Kỳ về chính trị, trong khi tổng thống Obama đã không vượt qua được.
Câu hỏi to lớn đối với ông Obama và các cố vấn của ông là không biết sự nổi danh của Đức Thánh Cha có thể chuyển lay được phần nào các địa bàn về vài vấn đề then chốt đối với Toà Bạch Ốc và giúp cho tổng thống Obama có được lối thoát trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ của ông không?
Đức Thánh Cha đã có những lập trường cải cách – đôi khi về bên tả của ông Obama, và cũng hoàn toàn năm bên ngoài những tranh luận về chính trị của Hoa Kỳ - những vấn đề như cải tổ các đạo luật về công lý tội phạm, di dân và bình đẳng về kinh tế. Đầu năm nay, ngài nói rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, bị thúc đẩy bởi chế độ tiêu thụ quá mức, chủ nghĩa vật chất và lòng tham lam quá độ, đang đe doạ biến trái đất thành một đống rác dơ bẩn.
Tuy nhiên ngài vẩn được phe Cộng Hoà ưa chuộng, kể cả ông John A. Boehmer, chủ tịch Hạ Viện, là người đã mời Đức Thánh Cha nói chuyện trước Lưỡng Viện.
Ông Obama và Đức Thánh Cha Phanxicô đã không có nhiều thì giờ ngồi với nhau trong hai năm của giáo triều của ngài. Hai vị lãnh tụ đã gặp gỡ tại Vatican trong 45 phút năm ngoái khi ông Obama nói: “Phần lớn cuộc đối thoại tập trung vào hai vấn đề chính: thảm trạng của người nghèo khó, và sống bên lề xã hội, và sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cùng những thách đố của chiến tranh trên thế giới ngày nay.”
Ông John Carr, giám đốc các Dự Án về Tư Tưởng Công Giáo và Đời Sống Công Cộng thuộc Đại Học Georgetown nói: “Chúng ta tại Hoa Thịnh Đốn, tưởng rằng mình là cái rốn của vũ trụ, nhưng chúng ta không phải là trung tâm của thế giới của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Vì ngài không chú tâm nhiều đến việc gặp gỡ ông Obama hay các nhân vật cao cấp của Toà Bạch Ốc.
Và đây có lẽ là cơ hội tốt nhất để Toà Bạch Ốc khai triển các tranh luận về một chuỗi những vấn đề bế tắc vô vọng là cốt lõi của nghị trình của ông Obama. Sức mạnh của Đức Thánh Cha không nằm nơi những lời phát biểu của ngài (vì nhiều khi ngài đã bỏ qua bài diễn văn đã soạn sẵn), mà ở nơi các hành động của ngài. Mặc dầu ngài nói ngài không biết sử dụng máy vi tính, nhưng ngài lại có tài sử dụng những cử chỉ có tính cách kịch nghệ đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên mạng lưới toàn cầu. Chẳng hạn, sau Thánh Lễ Phục Sinh tại Rôma, ngài đã xuống xe bước vào đám đông để ôm lên và hôn một đứa trẻ bị bệnh đau màng óc. Video chiếu cảnh Đức Thánh Cha hôn em Dominic Goandreau đã được hai đài truyền hình Fox News, CNN chiếu suốt ngày, và buổi tối trên hai đài ABC và NBC. Đa số cảm nghĩ của người Mỹ về Đức Thánh Cha sẽ chịu ảnh hưởng bởi các giây phút cảm động ngài sẽ dành cho mọi người như khi ngài viếng thăm khám đường tại Philadelphia với 100 phạm nhân và gia đình của họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chú ý nhiều đến tình trạng luân lý đạo đức của con người, và chính điều này đã khiến cho ngài có nhiều quyền năng. Giờ phút quan trọng nhất của chuyến tông du có thể là khi ngài giảng bằng tiếng Iphanho trong Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 27 tháng 9 tại Nữu Ước trước hàng vạn người di cư đến từ Trung và Nam Mỹ.
Charlie Kupchan, một viên chức cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói: “Đức Thánh Cha Phanxicô là một nhân vật rất độc lập, theo như chúng ta biết qua các chuyến tông du trước đây của ngài là chúng ta sẽ không biết gì về những gì ngài sẽ nói cho đến khi ngài nói ra.”