Căng thẳng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương năm ngoái đã được bỏ qua trong cuộc họp của những người giàu nhất và có thế lực nhất tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ.
Hoàn toàn đối ngược với cuộc họp diễn đàn năm ngoái, năm nay phía Hoa Kỳ và Âu châu không đổ lỗi cho nhau.
Chính phủ Mỹ gửi Phó Tổng thống Dick Cheney sang để hàn gắn quan hệ với các đối tác châu Âu.
Tuy vậy, các cuộc thảo luận trong năm ngày, kết thúc vào hôm Chủ Nhật, đã nêu lên những vấn đề gây nhiều quan ngại cho tương lai, như sự trì trệ của các cuộc đàm phán mậu dịch toàn cầu; đồng đôla sụt giá; thâm hụt ngân sách gia tăng trong sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới; và ảnh hưởng xã hội của quá trình toàn cầu hoá.
Chỉ có một số người biểu tình đã tìm cách lọt qua được vòng bao vây của cảnh sát tại Davos, thế nhưng họ cũng không tới gần được cuộc họp của 2.100 doanh nhân, chính trị gia, nghệ sĩ, học giả và những người thuộc các chiến dịch... gặp gỡ tại khu nghỉ mát của Thụy Sĩ.
"Không hằn học"
Các chính trị gia Mỹ tham dự diễn đàn đã ghi nhận rằng các cuộc gặp gỡ là rất thân thiện, trong khi những đại biểu châu Âu thì nói đây là thời điểm để nhìn về tương lai và cùng hợp tác.
"Không hề có sự hằn học hay hung hăng của sáu tháng hay một năm trước đây", Richard Haass, Chủ tịch của Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở tại New York nhận xét.
Và mặc dù khá nhiều đại biểu châu Âu cũng không hẳn hài lòng với nhiều chi tiết trong bài diễn văn của ông Dick Cheney, họ cũng khen ngợi rằng đây là một nỗ lực của Mỹ đưa ra cho các đồng minh, vốn không vui vẻ gì với chính sách của Mỹ về Iraq.
Stefano Sannino, cố vấn hàng đầu cho Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Romano Prodi, tóm gọn lại rằng: "Sự rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã kết thúc".
Hi vọng cho thương mạI
Các nhà lãnh đạo kinh tế của thế giới cũng nhận ra rằng "người ta không thể vỗ tay chỉ bằng một bàn tay" và đang "tái khám phá lợi ích của các thể chế đa phương", như lời ông Sannino.
Một trong những thể chế đó là Tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, nhưng cuộc họp Davos không mang lại hi vọng gì nhiều cho các cuộc đàm phán toàn cầu vốn đang bị bế tắc.
Theo lời mời của Thụy Sĩ, 19 bộ trưởng thương mại và các đại sứ của WTO tham dự cuộc họp Davos đã gặp gỡ để thảo luận về cách thức tái khởi động cái gọi là các vòng đàm phán mậu dịch Doha.
Thế nhưng khi các cuộc thảo luận chấm dứt, Chủ tịch diễn đàn người Thụy Sĩ và cũng là Bộ trưởng Kinh tế Joseph Deiss đã đưa ra một dự đoán khá bi quan là người ta khó có thể thực hiện được điều đó trong năm 2004.
Không hẳn tất cả mọi người đều bi quan. Alan Larson, thứ trưởng các vấn đề kinh tế của Mỹ cho biết có những sự "lạc quan thận trọng" rằng các cuộc đàm phán thương mại có thể được tiến hành sớm, "cho dù năm nay là năm bầu cử ở Mỹ".
Một số người vẫn không hiểu tại sao lại có những sự trì hoãn đó.
"Chúng tôi lên kế hoạch tạo ra một khuôn khổ cho tự do hoá mậu dịch chỉ trong vòng năm ngày tại Cancun năm ngoái, tôi không hiểu tại sao chúng ta lại không có khả năng đạt được điều này trong năm tháng tới?" Tổng giám đốc WTO, Supachai Panitchpakdi nhận xét với vẻ mệt mỏi.
Ông Soros khuấy động
Tuy nhiên, cuộc họp Davos đã cho thấy triển vọng mong manh về thương mại, cộng thêm sự không rõ ràng về tương lai kinh tế, với việc các chuyên gia bất đồng về chuyện liệu sự phục hồi kinh tế Mỹ có bền vững hay không, liệu các thâm hụt ngân sách và mậu dịch của Mỹ có là vấn đề hay không, và liệu đồng euro có lên tới mức giá ăn 1.40 đôla Mỹ hay không.
Chỉ có một dự đoán là ít ai chối cãi: đó là sự phục hồi các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung euro sẽ mất rất nhiều thời gian.
Một người trước đây đã gây ra nhiều phiền toái cho các nền kinh tế châu Âu, là tỉ phú đầu tư George Soros, lần này lại muốn khuấy động Hoa Kỳ.
Nói chuyện trong buổi tiếp tân dành cho các nhà báo vào đêm cuối tại Davos, ông Soros đã chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống George W Bush, cáo buộc chính quyền ông ta là "nói nước đôi" và làm phương hại tới "các nền móng dân chủ của một xã hội mở".
Ông bảo vệ cho quyết định của mình bằng cách đóng góp hàng triệu đôla cho hai tổ chức lên chiến dịch phản đối ông Bush, cáo buộc vị Tổng thống này đã kéo nước Mỹ vào cuộc chiến Iraq với những lý do sai lầm.(BBC)
Hoàn toàn đối ngược với cuộc họp diễn đàn năm ngoái, năm nay phía Hoa Kỳ và Âu châu không đổ lỗi cho nhau.
Chính phủ Mỹ gửi Phó Tổng thống Dick Cheney sang để hàn gắn quan hệ với các đối tác châu Âu.
Tuy vậy, các cuộc thảo luận trong năm ngày, kết thúc vào hôm Chủ Nhật, đã nêu lên những vấn đề gây nhiều quan ngại cho tương lai, như sự trì trệ của các cuộc đàm phán mậu dịch toàn cầu; đồng đôla sụt giá; thâm hụt ngân sách gia tăng trong sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới; và ảnh hưởng xã hội của quá trình toàn cầu hoá.
Chỉ có một số người biểu tình đã tìm cách lọt qua được vòng bao vây của cảnh sát tại Davos, thế nhưng họ cũng không tới gần được cuộc họp của 2.100 doanh nhân, chính trị gia, nghệ sĩ, học giả và những người thuộc các chiến dịch... gặp gỡ tại khu nghỉ mát của Thụy Sĩ.
"Không hằn học"
Các chính trị gia Mỹ tham dự diễn đàn đã ghi nhận rằng các cuộc gặp gỡ là rất thân thiện, trong khi những đại biểu châu Âu thì nói đây là thời điểm để nhìn về tương lai và cùng hợp tác.
"Không hề có sự hằn học hay hung hăng của sáu tháng hay một năm trước đây", Richard Haass, Chủ tịch của Hội đồng Quan hệ Quốc tế có trụ sở tại New York nhận xét.
Và mặc dù khá nhiều đại biểu châu Âu cũng không hẳn hài lòng với nhiều chi tiết trong bài diễn văn của ông Dick Cheney, họ cũng khen ngợi rằng đây là một nỗ lực của Mỹ đưa ra cho các đồng minh, vốn không vui vẻ gì với chính sách của Mỹ về Iraq.
Stefano Sannino, cố vấn hàng đầu cho Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Romano Prodi, tóm gọn lại rằng: "Sự rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã kết thúc".
Hi vọng cho thương mạI
Các nhà lãnh đạo kinh tế của thế giới cũng nhận ra rằng "người ta không thể vỗ tay chỉ bằng một bàn tay" và đang "tái khám phá lợi ích của các thể chế đa phương", như lời ông Sannino.
Một trong những thể chế đó là Tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, nhưng cuộc họp Davos không mang lại hi vọng gì nhiều cho các cuộc đàm phán toàn cầu vốn đang bị bế tắc.
Theo lời mời của Thụy Sĩ, 19 bộ trưởng thương mại và các đại sứ của WTO tham dự cuộc họp Davos đã gặp gỡ để thảo luận về cách thức tái khởi động cái gọi là các vòng đàm phán mậu dịch Doha.
Thế nhưng khi các cuộc thảo luận chấm dứt, Chủ tịch diễn đàn người Thụy Sĩ và cũng là Bộ trưởng Kinh tế Joseph Deiss đã đưa ra một dự đoán khá bi quan là người ta khó có thể thực hiện được điều đó trong năm 2004.
Không hẳn tất cả mọi người đều bi quan. Alan Larson, thứ trưởng các vấn đề kinh tế của Mỹ cho biết có những sự "lạc quan thận trọng" rằng các cuộc đàm phán thương mại có thể được tiến hành sớm, "cho dù năm nay là năm bầu cử ở Mỹ".
Một số người vẫn không hiểu tại sao lại có những sự trì hoãn đó.
"Chúng tôi lên kế hoạch tạo ra một khuôn khổ cho tự do hoá mậu dịch chỉ trong vòng năm ngày tại Cancun năm ngoái, tôi không hiểu tại sao chúng ta lại không có khả năng đạt được điều này trong năm tháng tới?" Tổng giám đốc WTO, Supachai Panitchpakdi nhận xét với vẻ mệt mỏi.
Ông Soros khuấy động
Tuy nhiên, cuộc họp Davos đã cho thấy triển vọng mong manh về thương mại, cộng thêm sự không rõ ràng về tương lai kinh tế, với việc các chuyên gia bất đồng về chuyện liệu sự phục hồi kinh tế Mỹ có bền vững hay không, liệu các thâm hụt ngân sách và mậu dịch của Mỹ có là vấn đề hay không, và liệu đồng euro có lên tới mức giá ăn 1.40 đôla Mỹ hay không.
Chỉ có một dự đoán là ít ai chối cãi: đó là sự phục hồi các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung euro sẽ mất rất nhiều thời gian.
Một người trước đây đã gây ra nhiều phiền toái cho các nền kinh tế châu Âu, là tỉ phú đầu tư George Soros, lần này lại muốn khuấy động Hoa Kỳ.
Nói chuyện trong buổi tiếp tân dành cho các nhà báo vào đêm cuối tại Davos, ông Soros đã chỉ trích mạnh mẽ Tổng thống George W Bush, cáo buộc chính quyền ông ta là "nói nước đôi" và làm phương hại tới "các nền móng dân chủ của một xã hội mở".
Ông bảo vệ cho quyết định của mình bằng cách đóng góp hàng triệu đôla cho hai tổ chức lên chiến dịch phản đối ông Bush, cáo buộc vị Tổng thống này đã kéo nước Mỹ vào cuộc chiến Iraq với những lý do sai lầm.(BBC)