Tháng 2, năm 1974, Linh mục Andrew (+4-0-2000) người cùng với Mẹ Teresa lập ra dòng Truyền giáo Bác Ái cho nam giới, cùng với một thầy người Hòa Lan và 4 thầy người Mỹ, đã qua miền nam Việt Nam. Các Thầy đã chứng kiến nhiều trường hợp hết sức đau lòng, như một hôm, gặp một thiếu phụ VN có một cuộc đởi hết sức đau thương và bi thảm, như sau : Chồng chị bị đánh chết gục tại chỗ, đang ăn cắp bánh xe của một kiều dân Úc say rượu. Còn lại ba đứa con nhỏ. Chị không còn gì sinh sống bằng cách đi "bán mình" nuôi con. Kết quả chị lại có thêm con với những người lính ngoại quốc hiếu sắc và tham dục. Dân chúng chê bai, nguyền rủa, không hiểu nỗi khổ tâm của những goá phụ và trẻ mồ côi này. Trong khi đó hầu hết đàn ông thì nhập ngũ ngoài mặt trận. Quân Mỹ tràn ngập, chỗ nào cũng có, và làm nhiều việc bỉ ổi đối với phụ nữ. Việc làm thì hiếm, tiền bạc lại không có. Một bà mẹ khác có ba con, đứa lai Mỹ, đứa lai Nhật, đứa lai Đại Hàn.
Sau một năm, các Thầy đã tìm được một số đệ tử nhiệt tâm và thành hình được ba nhà tại Sàgòn (không biết địa chỉ). Sau đó, các Thầy qua Cambodge, tới Nam Vang và lập thêm hai nhà nữa. Rất tiếc là biến cố ngày 30-04-1975, làm các Thầy mất liên lạc với các nhà này. Ngày 26-09-1990, một nhà mới mở tại Phnom Penh.
Cha Andrew đã ghi cảm tưởng về những ngày đầu khi tới Sàigòn, như sau : Bắt tay vào việc chúng tôi vui khôn tả. Công việc càng nhiều, chúng tôi càng được nhiều an ủi bên trong và những dấu hiệu tốt của tình thương và an bình của những người chúng tôi gặp. Biết là việc làm của mình như hạt nước trong đại dương... Khi mất các nhà ở Sàigòn, do công gầy dựng, Thầy đã kêu lên : Ôi mộng đẹp của những năm giữa thập niên 70 của chúng tôi ra mây khói. Tôi qúi mến "mảnh đất tử đạo", nơi chúng tôi hân hạnh đặt chân tới !
Mãi đến 1991, theo lời yêu cầu của chính phủ, ngày 23-09, Mẹ Teresa qua thăm Việt Nam, đến viện dưỡng lão Hà Sơn Bình (24-9-1991). Mẹ không được thăm các Giám mục. Hôm sau, trên đường về, Mẹ đã ghé thăm Nam Vang, Cambodge trong 5 ngày. Mẹ đã hội kiến với Thủ Tướng Kong Samol (19-9-1991)
Ngày 8-11-1993, Mẹ Teresa thăm VN, gặp ông Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng và bà Nguyễn Thị Hằng, Thứ trưởng bộ Lao Động Phế Binh và Xã Hội, để xin phép lập nhà, đặc biệt chăm sóc người tàn tật. Kết qủa, tất cả 5 chị được phép mở nhà Bác Ái tại Sàigòn và 4 chị tại Hà Nội, để săn sóc trẻ em, người nghèo và già cả. Rất tiếc, sau thời gian hoạt động. Kề từ 1994, các Chị người ngoại quốc không còn có mặt tại Việt Nam. Bản tin của thông tấn Công giáo Đức KNA cho hay : Nhà nước Việt Nam đã không cho phép các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa được tiếp tục hoạt động tại Việt Nam nữa. Nhà Nước viện cớ là các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái tìm cách tuyên truyền tôn giáo để từ chối không gia hạn giấy phép cư trú cho 7 nữ tu của mẹ Teresa hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giấy phép này hết hạn trước lễ Giáng Sinh 1995. Ngày các Chị Dòng người ngoại quốc của Mẹ bắt buộc rời VN. Mẹ thật đau xót vô cùng. Không nản, hồi tháng 12-1995, một lần nữa, Mẹ Teresa đến Hà nội để thỉnh cầu chính phủ Hà Nội cho các nữ tu ở lại sinh hoạt. (KNA. CNS 03-04-96, DCÂC, 2-1997).
Từ nhiều năm Dòng Bác Ái xin mở cơ sở tại VN, nhưng chính phủ cho mở với hai điều kiện : một là các nữ tu hoạt động như nhân viên trong cơ sở nhà nước. Thứ hai không được phép nhận thỉnh sinh. Sau đó điều kiện thứ hai đã bãi bỏ. Đã có 50 thiếu nữ VN xin nhập dòng. Còn phải chờ phép của ban Tôn giáo. Thường ban Tôn giáo chỉ cho nhỏ giọt. Ban này đã ra khuyến cáo các vị lãnh đạo công giáo đừng lãnh nhận các nữ tu Bác ái. ‘‘Vì VN không cần thêm dòng nữ nào khác nữa, đã có quá nhiều tu sỹ. Chính phủ không thể kiểm soát tất cả các dòng được. Nhóm tu sỹ mới này chỉ them gánh nặng của chính phủ mà thôi’’. Theo một số giới chức công giáo tại VN, sở dĩ nhà nước cho phép các nữ tu Bác Ái hoạt động vì danh tiếng quốc tế của Mẹ Teresa. Vì VN đang cần được quảng cáo thật nhiều để được tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Nên nhà nước cố gắng tỏ ra bao dung, ít nhất đối với nhân vật được cả thế giời biết đến. Mẹ Teresa là vị thánh, nhờ ơn Chúa, Mẹ được lắng nghe. Nhiều dòng tu khác xin mở mà không được (Ucan 25-5-1994).
Ngày 22-8-2000, Lễ Đức Mẹ Trinh Vương, hội dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô quen gọi hội dòng Mẹ Teresa Calcutta đã mừng lễ quan thầy và tổ chức lễ khấn cho 21 nữ tu, tại xứ Tân Hoa, Phú Nhận, Sàgòn, nơi có trụ sở dòng. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục Phú Cường chủ sự cùng với 30 linh mục đồng tế. Trong huấn từ, Đức cha phân tích giá trị hồng ân thánh hiến tu trì dựa trên Thánh Kinh và văn kiện công đồng Vatican II. Ngài mời gọi các nữ tu đáp lại hồng ân Chúa bằng cách sống sứ vụ bác ái của mình noi gương Đức Trinh Nữ Maria : Mẹ đã thực thi sứ vụ ấy qua việc đi thăm bà Elisabeth, giúp đôi tân hôn tại Cana và nhất là đứng dưới chân Thánh giá. Bằng lời khấn, các nữ tu Bác Ái sẽ có cơ hội phục vụ người nghèo nhất trong người nghéo, theo tinh thần Mẹ Teresa. Trong thánh lễ, nữ tu Marie François Xavier Hà Thanh Tịnh đã nhận lời khấn trọn đời của 12 nữ tu và lời khấn đầu của 9 chị. Được biết hội dòng được thành lập từ hồi Đức cha Nguễn Văn Bình (1974). Và năm 1993, khi Mẹ Teresa đến VN Dòng chính thức mang tên Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô, theo tinh thần mà Mẹ đã lập bên Ấn Độ. Đây là đợt khấn lần thứ 2, kể từ 7 năm nay. Tổng số nữ tu VN khấn là 40 chị. Không kể nhà mẹ ở đường Huỳnh Văn Bành, Phú Nhuận, Sài gòn, Hội dòng có 13 cộng đoàn tại các thí điểm truyền giáo ở vùng sâu trong các giáo phận Xuân Lộc, Phan Thiết, Mỹ Tho, Long Xuyên, Phú Cường và Ban Mê Thuật. Hoạt động tông đồ của các nữ tu Bác Ái đặt trọng tâm vào những người già, neo đơn, người hấp hối, người mắc bệnh nan y, các cô gái lỡ lầm, và trẻ mồ côi. (VC. 25-8-2000. GXVN 168. 12. 2000. tr. 31)
Được biết, khi Mẹ Teresa qua đời nhiều báo xuất bản tại Việt Nam như : Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài gòn Giải Phóng đều loan tin, đăng tiểu sử và ngỏ lời thương tiếc Mẹ Teresa. Báo Văn Hóa Thể Thao ghi Vị Thánh người cùng khổ. Báo Tuổi Trẻ ca tụng Mẹ là Nữ Thánh thời đại. Báo Công an gọi Mẹ là Vị Thánh của lòng nhân từ. (Lời Chúa, 11-1997, tr. 20) (Giaoxuvn.Org)
Sau một năm, các Thầy đã tìm được một số đệ tử nhiệt tâm và thành hình được ba nhà tại Sàgòn (không biết địa chỉ). Sau đó, các Thầy qua Cambodge, tới Nam Vang và lập thêm hai nhà nữa. Rất tiếc là biến cố ngày 30-04-1975, làm các Thầy mất liên lạc với các nhà này. Ngày 26-09-1990, một nhà mới mở tại Phnom Penh.
Cha Andrew đã ghi cảm tưởng về những ngày đầu khi tới Sàigòn, như sau : Bắt tay vào việc chúng tôi vui khôn tả. Công việc càng nhiều, chúng tôi càng được nhiều an ủi bên trong và những dấu hiệu tốt của tình thương và an bình của những người chúng tôi gặp. Biết là việc làm của mình như hạt nước trong đại dương... Khi mất các nhà ở Sàigòn, do công gầy dựng, Thầy đã kêu lên : Ôi mộng đẹp của những năm giữa thập niên 70 của chúng tôi ra mây khói. Tôi qúi mến "mảnh đất tử đạo", nơi chúng tôi hân hạnh đặt chân tới !
Mãi đến 1991, theo lời yêu cầu của chính phủ, ngày 23-09, Mẹ Teresa qua thăm Việt Nam, đến viện dưỡng lão Hà Sơn Bình (24-9-1991). Mẹ không được thăm các Giám mục. Hôm sau, trên đường về, Mẹ đã ghé thăm Nam Vang, Cambodge trong 5 ngày. Mẹ đã hội kiến với Thủ Tướng Kong Samol (19-9-1991)
Ngày 8-11-1993, Mẹ Teresa thăm VN, gặp ông Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng và bà Nguyễn Thị Hằng, Thứ trưởng bộ Lao Động Phế Binh và Xã Hội, để xin phép lập nhà, đặc biệt chăm sóc người tàn tật. Kết qủa, tất cả 5 chị được phép mở nhà Bác Ái tại Sàigòn và 4 chị tại Hà Nội, để săn sóc trẻ em, người nghèo và già cả. Rất tiếc, sau thời gian hoạt động. Kề từ 1994, các Chị người ngoại quốc không còn có mặt tại Việt Nam. Bản tin của thông tấn Công giáo Đức KNA cho hay : Nhà nước Việt Nam đã không cho phép các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa được tiếp tục hoạt động tại Việt Nam nữa. Nhà Nước viện cớ là các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái tìm cách tuyên truyền tôn giáo để từ chối không gia hạn giấy phép cư trú cho 7 nữ tu của mẹ Teresa hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Giấy phép này hết hạn trước lễ Giáng Sinh 1995. Ngày các Chị Dòng người ngoại quốc của Mẹ bắt buộc rời VN. Mẹ thật đau xót vô cùng. Không nản, hồi tháng 12-1995, một lần nữa, Mẹ Teresa đến Hà nội để thỉnh cầu chính phủ Hà Nội cho các nữ tu ở lại sinh hoạt. (KNA. CNS 03-04-96, DCÂC, 2-1997).
Từ nhiều năm Dòng Bác Ái xin mở cơ sở tại VN, nhưng chính phủ cho mở với hai điều kiện : một là các nữ tu hoạt động như nhân viên trong cơ sở nhà nước. Thứ hai không được phép nhận thỉnh sinh. Sau đó điều kiện thứ hai đã bãi bỏ. Đã có 50 thiếu nữ VN xin nhập dòng. Còn phải chờ phép của ban Tôn giáo. Thường ban Tôn giáo chỉ cho nhỏ giọt. Ban này đã ra khuyến cáo các vị lãnh đạo công giáo đừng lãnh nhận các nữ tu Bác ái. ‘‘Vì VN không cần thêm dòng nữ nào khác nữa, đã có quá nhiều tu sỹ. Chính phủ không thể kiểm soát tất cả các dòng được. Nhóm tu sỹ mới này chỉ them gánh nặng của chính phủ mà thôi’’. Theo một số giới chức công giáo tại VN, sở dĩ nhà nước cho phép các nữ tu Bác Ái hoạt động vì danh tiếng quốc tế của Mẹ Teresa. Vì VN đang cần được quảng cáo thật nhiều để được tái hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Nên nhà nước cố gắng tỏ ra bao dung, ít nhất đối với nhân vật được cả thế giời biết đến. Mẹ Teresa là vị thánh, nhờ ơn Chúa, Mẹ được lắng nghe. Nhiều dòng tu khác xin mở mà không được (Ucan 25-5-1994).
Ngày 22-8-2000, Lễ Đức Mẹ Trinh Vương, hội dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô quen gọi hội dòng Mẹ Teresa Calcutta đã mừng lễ quan thầy và tổ chức lễ khấn cho 21 nữ tu, tại xứ Tân Hoa, Phú Nhận, Sàgòn, nơi có trụ sở dòng. Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục Phú Cường chủ sự cùng với 30 linh mục đồng tế. Trong huấn từ, Đức cha phân tích giá trị hồng ân thánh hiến tu trì dựa trên Thánh Kinh và văn kiện công đồng Vatican II. Ngài mời gọi các nữ tu đáp lại hồng ân Chúa bằng cách sống sứ vụ bác ái của mình noi gương Đức Trinh Nữ Maria : Mẹ đã thực thi sứ vụ ấy qua việc đi thăm bà Elisabeth, giúp đôi tân hôn tại Cana và nhất là đứng dưới chân Thánh giá. Bằng lời khấn, các nữ tu Bác Ái sẽ có cơ hội phục vụ người nghèo nhất trong người nghéo, theo tinh thần Mẹ Teresa. Trong thánh lễ, nữ tu Marie François Xavier Hà Thanh Tịnh đã nhận lời khấn trọn đời của 12 nữ tu và lời khấn đầu của 9 chị. Được biết hội dòng được thành lập từ hồi Đức cha Nguễn Văn Bình (1974). Và năm 1993, khi Mẹ Teresa đến VN Dòng chính thức mang tên Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô, theo tinh thần mà Mẹ đã lập bên Ấn Độ. Đây là đợt khấn lần thứ 2, kể từ 7 năm nay. Tổng số nữ tu VN khấn là 40 chị. Không kể nhà mẹ ở đường Huỳnh Văn Bành, Phú Nhuận, Sài gòn, Hội dòng có 13 cộng đoàn tại các thí điểm truyền giáo ở vùng sâu trong các giáo phận Xuân Lộc, Phan Thiết, Mỹ Tho, Long Xuyên, Phú Cường và Ban Mê Thuật. Hoạt động tông đồ của các nữ tu Bác Ái đặt trọng tâm vào những người già, neo đơn, người hấp hối, người mắc bệnh nan y, các cô gái lỡ lầm, và trẻ mồ côi. (VC. 25-8-2000. GXVN 168. 12. 2000. tr. 31)
Được biết, khi Mẹ Teresa qua đời nhiều báo xuất bản tại Việt Nam như : Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài gòn Giải Phóng đều loan tin, đăng tiểu sử và ngỏ lời thương tiếc Mẹ Teresa. Báo Văn Hóa Thể Thao ghi Vị Thánh người cùng khổ. Báo Tuổi Trẻ ca tụng Mẹ là Nữ Thánh thời đại. Báo Công an gọi Mẹ là Vị Thánh của lòng nhân từ. (Lời Chúa, 11-1997, tr. 20) (Giaoxuvn.Org)