Các nhà lãnh đạo Công Giáo, Chính Thống Hy Lạp và Tông Truyền Ácmêni vừa thông báo: mộ Chúa Giêsu tại Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem sẽ được trùng tu nội trong năm tới.
Nhà thờ hiện nay, được xây dựng sau một vụ cháy, đã có từ năm 1810. Các kiến trúc sư vốn cảnh cáo rằng sự hư hại về cấu trúc làm cho cả tòa nhà lâm vào thế nguy hiểm. Sự cô đọng từ hơi thở của khách hành hương đã khiến vữa của tòa nhà bị biến đổi và việc sử dụng nến trong tòa nhà đã gây áp lực nhiệt lên các đá hoa cương. Đó là lời tuyên bố của Cơ Quan Trông Coi Đất Thánh thuộc Dòng Phanxicô.
Ngôi một bằng đá hoa cương sẽ được gỡ từng phiến, và chỉ những phiến hư hại mới được thay thế mà thôi. Khách hành hương vẫn được viếng nhà thờ suốt trong thời gian sửa chữa này.
Chính phủ Hy Lạp sẽ giúp ngân khoản trùng tu lần này với sự đóng góp của các hệ phái Kitô Giáo có nhiệm vụ trông coi Đền Thánh.
Các việc trùng tu Nhà Thờ Mộ Thánh đã bị đình hoãn trong nhiều năm vì các tranh chấp giữa các nhóm có nhiệm vụ trông coi nó. Theo qui định do Đế Quốc Ottoman đưa ra năm 1853, dưới danh xưng Status Quo (Nguyên Trạng), việc quản trị tòa nhà là của chung các giáo sĩ Chính Thống Hy Lạp, Chính Thống Ácmêni, và Công Giáo Rôma, và một số hệ phái Kitô Giáo khác có quyền lui tới một số phần trong nhà thờ. Dù Nguyên Trạng có cung cấp nhiều điều khoản chi tiết qui định các quyền của mỗi nhóm, “nhiều cuộc tranh chấp đất đai giữa những người hàng xóm” (turf battles) vẫn thường diễn ra, đôi lúc dẫn tới bạo lực thể lý giữa các tu sĩ thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Để tránh các cuộc xung đột này, Nguyên Trạng qui định rằng: chìa khóa của chiếc cửa duy nhất của nhà thờ được trao cho một gia đình Hồi Giáo ở Giêrusalem giữ.
Chuyện lạ
Theo Cơ Quan Trông Coi Đất Thánh thuộc Dòng Phanxicô, thì ngày 22 tháng Ba này, khách hành hương Mộ Chúa hẳn ngạc nhiên trước buổi lễ lạ: các tu sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp, Ácmêni và Dòng Phanxicô cùng tụ tập nhau để làm phép một giàn giáo!
Các Giáo Hội tại Đất Thánh, các cơ quan trông coi Nhà Thờ Phục Sinh, đã làm việc bí mật trong nhiều tháng qua để thực hiện các khảo cứu khả thi nhằm trùng tu mộ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, điều không bí mật chút nào là ngôi mộ này đang ở trong tình trạng hư hại nặng nề.
Việc làm này và các tham khảo xưa nay đã đem lại hội nghị đầu tháng Ba này tại Athens được nhiều bộ trưởng của chính phủ Hy Lạp, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp của Athens và Giêrusalem, Theophilos II, Vị Trông Coi Đất Thánh, Pierbattista Pizzaballa, và Thượng Phụ Ácmêni, Nourhan Manougian, cũng như hàng trăm quan khách khác tham dự.
Tại hội nghị trên, Giáo Sư Antonia Moropoulou, thuộc Trường Kỹ Sư Hóa Học của Đại Học Kỹ Thuật Quốc Gia Athens, trình bầy kết quả cuộc nghiên cứu mà bà vốn thực hiện về tình trạng của tòa kiến trúc. Bà đã được sự giúp đỡ của một số khoa học gia Hy Lạp khác vì đây là một cuộc nghiên cứu đa khoa.
Giáo Sư Moropoulou cho biết các thiếu sót cấu trúc của tòa nhà từ chính lúc xây dựng. Nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng một số nhân tố hiện thời cũng góp phần vào việc làm suy yếu cấu trúc. Một trong các nhân tố này là số lượng người đáng kể tới hành hương và viếng thăm ngôi vương cung thánh đường.
Nguyên nhân chính khiến cho các phiến hoa cương làm méo mó lẫn nhau là việc biến chất của vữa. Điều này do việc tăng hơi ẩm từ hơi thở của các khách thăm viếng. Thêm vào đó, nghiên cứu nhiệt ký (thermographic) phía nam Đền Thánh cho thấy việc đốt nến hàng giờ, chỉ cách cấu trúc chừng vài phân, nếu không đụng tới chính Đền Thánh, thì cũng tạo nhiều áp lực nhiệt lên đá hoa cương. Hơn nữa, khói của nến không những tích tụ chất đen và chất dầu làm hư đá hoa cương, mà còn tạo điều kiện cho phản ứng lý hóa làm nhanh diễn trình oxy hóa và hư hao bề mặt của cấu trúc.
Do đó, các giàn giáo phải lập tức được dựng lên. Việc này sẽ bắt đầu sau các cử hành Phục Sinh của Công Giáo và ngay sau các ngày lễ nghỉ của Chính Thống Giáo. Việc trùng tu sẽ bắt đầu sau đó vài ba tuần. Ước tính phải kéo dài ít nhất 8 tháng, muộn nhất phải hoàn thành vào đầu năm 2017, tức 70 năm sau ngày người Anh dựng khung sắt xây Đền Thánh. Mọi công việc sẽ được lên tài liệu từ từ bởi 30 giáo sư thuộc các phân khoa khác nhau của Đại Học Kỹ Thuật Quốc Gia Athens. Cả các chuyên viên Công Giáo và Ácmêni cũng sẽ tham gia công trình này.
Trong thời gian trên, nơi thánh vẫn sẽ mở cửa cho tín hữu tới thờ phượng và tôn kính.
Thỏa thuận giữa các Giáo Hội là tiến hành một cuộc trùng tu vừa phải. Do đó, Đền Thánh sẽ được tháo gỡ rồi tái thiết y như cũ. Chỉ những phần nào quá yếu ớt hay hư hại mới được thay thế. Phiến đá hoa cương nào còn có thể duy trì sẽ được lau chùi và cấu trúc chống đỡ nó sẽ được tăng cường.
Dự án này được tài trợ bởi ba hệ phái Kitô Giáo chính đang trông coi Mộ Thánh: Chính Thống Hy Lạp, Dòng Phanxicô và Người Ácmêni. Chính Phủ Hy Lạp cũng sẽ chính thức tài trợ dự án, cũng như một số ân nhân tư.Thêm vào đó, Qũy Đền Đài Thế Giới cũng tỏ ý muốn đóng góp.
Đền Thánh đã được 206 năm
Được xây năm 1809-1810, sau trận hỏa hoạn lớn năm 1808 phá hoại trọn tòa nhà, Đền Thánh xây theo kiểu Baroque của Ottoman, mau chóng có những dấu hiệu dễ hư hỏng. Cho tới năm 1868, mái vòm của nhà tròn chỉ che chở nó một phần khỏi thời tiết vì ở đó có con mắt (oculus) để trống ở trên đỉnh. Tuy nhiên, vấn đề chính là Đền Thánh bắt đầu lún vì chính sức nặng của nó.
Thực ra, một phần cũng do lỗi trong thiết kế của kiến trúc sư lúc ấy là Nikolaos Komnenos: ông ta muốn duy trì các vết tích của các đền thánh trước đó. Chính vì thế, các phiến hoa cương đã được đặt lên những bức tường có sẵn. Martin Biddle, trong cuốn “The Tomb of Christ” (Mộ Chúa, xuất bản năm 1999), cho rằng đó là xây dựng theo lối bóc hành (onion-peeling thing). Xây dựng kiểu này càng tệ hại hơn sau trận động đất mạnh hồi tháng Bẩy năm 1927. Tuy nhiên, ngôi vương cung thánh đường đã sống thoát độ chấn động cao của trận động đất này (6.2 độ Richter). Chỉ có mái vòm phía trên Ca Đoàn Hy Lạp là bị hư hại nặng mà thôi.
Từ ngày Palestine bị người Anh đô hộ, các kỹ sư của Bộ Công Chánh đã buộc các nhà chức trách tôn giáo phải thực hiện một cuộc thanh tra. Các kết luận của cuộc điều tra này không khuyến cáo phải đại tu vương cung thánh đường. Tuy nhiên, cuộc khảo sát ngôi mộ do họ thực hiện xác nhận rằng cấu trúc của nó quả có bao bọc những phần còn lại của kiến trúc trước đó.
Tuy nhiên, lúc ấy, các Giáo Hội đã không làm sao đạt được một thỏa hiệp thỏa đáng. Thời tiết và các hoạt động địa chấn sau đó, nhất là trong năm 1934, liên tiếp gây hư hại từ từ cho toà kiến trúc. Nhà thờ lớn nhất của thế giới Kitô Giáo đã trở thành một rừng giàn giáo để nâng đỡ các bức tường mỏng manh của nó. Người Hy Lạp và các tu sĩ Phanxicô, nhân danh Giáo Hội La Tinh và Giáo Hội Ácmêni, đã tiến hành một số tu sửa nhưng không đụng gì tới chính ngôi mộ.
Nhưng tháng Ba năm 1947, người Anh đã dùng các đà bằng thép chống đỡ khắp chung quanh Đền Thánh. Ngày nay, trên các đà này, người ta còn đọc được hàng chữ “Bengal Steel Company” (Công Ty Thép Bengal). Họ đã không có thì giờ đi tìm sự ủng hộ của các Giáo Hội trong dự án trùng tu này. Vì sự ủy trị (mandate) của họ chấm dứt vào tháng Năm, năm 1948.
Năm 1959, ba hệ phái Kitô Giáo chính là Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Latinh và Giáo Hội Ácmêni tức các Giáo Hội vốn đã cùng hiện diện trong Vương Cung Thánh Đường Phục Sinh, đã nhất trí tiến hành một dự án đại tu. Mỗi Giáo Hội đảm nhiệm một số việc lớn trong khu vực dành riêng của họ, còn đại tu mái vòm và nhà vòm thì tất cả các Giáo Hội hợp tác với nhau. Công việc này kết thúc năm 1996, nhưng ngôi mộ thì chưa được đụng tới và tiếp tục trong trạng thái hư nát.
Đó là việc nằm trong dự án hiện nay.
Nhiều đền thánh đã được thiết lập trong quá khứ
Mộ Chúa Giêsu được đào ở một sườn đồi, trong một hầm đá chưa ai sử dụng. Nhưng vườn phục sinh và ngôi mộ, năm 135, đã bị chôn vùi bên dưới ngôi đền do Hoàng Đế Hadrian cho dựng. Đến khoảng năm 324, Hoàng Đế Constantinô yêu cầu Đức Giám Mục Macarius của Giêrusalem đi tỉm ngôi mộ của Chúa Kitô và xây một vương cung thánh đường ở đấy. Đó là nhà thờ Mộ Thánh đầu tiên.
Người ta đã đào chung quanh phòng nơi xác Chúa Giêsu đã được chôn để có nhiều chỗ trống. Tảng đá nguyên khởi đã được tìm thấy cùng với đá hoa cương và nhiều đồ trang trí của Hoàng Đế Constantinô. Đó là đền thánh đầu tiên.
Bị hư hại một phần do người Ba Tư gây ra năm 614, rồi bị cướp phá và san bằng năm 1009, ngôi mộ đã được thay thế bằng một đền thánh kiểu Romanesque khoảng năm 1014, theo lệnh của Al-Hakim bi-Amr Allah, được các Kitô hữu biết dưới tên Hakim Khờ.
Nhưng rồi đền thánh này lại có nhiều dấu hiệu suy yếu, cũng những nhân tố như cũ đã gây ra cùng những hiệu quả: thời tiết xấu, hoả hoạn và cướp bóc, nên tới năm 1555, nó được thay thế bằng một kiến trúc giống như kiến trúc trước đó nhưng với nhiều ảnh hưởng của Gôtích. Đây là đền thánh được dựng bởi vị Trông Coi Đền Thờ tên là Boniface thành Ragusa. Cho tới lúc đền thánh này bị hủy hoại bởi trận hỏa hoạn năm 1808 và được thay thế bằng đền thánh hiện còn tồn tại ngày nay.
Nhà thờ hiện nay, được xây dựng sau một vụ cháy, đã có từ năm 1810. Các kiến trúc sư vốn cảnh cáo rằng sự hư hại về cấu trúc làm cho cả tòa nhà lâm vào thế nguy hiểm. Sự cô đọng từ hơi thở của khách hành hương đã khiến vữa của tòa nhà bị biến đổi và việc sử dụng nến trong tòa nhà đã gây áp lực nhiệt lên các đá hoa cương. Đó là lời tuyên bố của Cơ Quan Trông Coi Đất Thánh thuộc Dòng Phanxicô.
Ngôi một bằng đá hoa cương sẽ được gỡ từng phiến, và chỉ những phiến hư hại mới được thay thế mà thôi. Khách hành hương vẫn được viếng nhà thờ suốt trong thời gian sửa chữa này.
Chính phủ Hy Lạp sẽ giúp ngân khoản trùng tu lần này với sự đóng góp của các hệ phái Kitô Giáo có nhiệm vụ trông coi Đền Thánh.
Các việc trùng tu Nhà Thờ Mộ Thánh đã bị đình hoãn trong nhiều năm vì các tranh chấp giữa các nhóm có nhiệm vụ trông coi nó. Theo qui định do Đế Quốc Ottoman đưa ra năm 1853, dưới danh xưng Status Quo (Nguyên Trạng), việc quản trị tòa nhà là của chung các giáo sĩ Chính Thống Hy Lạp, Chính Thống Ácmêni, và Công Giáo Rôma, và một số hệ phái Kitô Giáo khác có quyền lui tới một số phần trong nhà thờ. Dù Nguyên Trạng có cung cấp nhiều điều khoản chi tiết qui định các quyền của mỗi nhóm, “nhiều cuộc tranh chấp đất đai giữa những người hàng xóm” (turf battles) vẫn thường diễn ra, đôi lúc dẫn tới bạo lực thể lý giữa các tu sĩ thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Để tránh các cuộc xung đột này, Nguyên Trạng qui định rằng: chìa khóa của chiếc cửa duy nhất của nhà thờ được trao cho một gia đình Hồi Giáo ở Giêrusalem giữ.
Chuyện lạ
Theo Cơ Quan Trông Coi Đất Thánh thuộc Dòng Phanxicô, thì ngày 22 tháng Ba này, khách hành hương Mộ Chúa hẳn ngạc nhiên trước buổi lễ lạ: các tu sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp, Ácmêni và Dòng Phanxicô cùng tụ tập nhau để làm phép một giàn giáo!
Các Giáo Hội tại Đất Thánh, các cơ quan trông coi Nhà Thờ Phục Sinh, đã làm việc bí mật trong nhiều tháng qua để thực hiện các khảo cứu khả thi nhằm trùng tu mộ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, điều không bí mật chút nào là ngôi mộ này đang ở trong tình trạng hư hại nặng nề.
Việc làm này và các tham khảo xưa nay đã đem lại hội nghị đầu tháng Ba này tại Athens được nhiều bộ trưởng của chính phủ Hy Lạp, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp của Athens và Giêrusalem, Theophilos II, Vị Trông Coi Đất Thánh, Pierbattista Pizzaballa, và Thượng Phụ Ácmêni, Nourhan Manougian, cũng như hàng trăm quan khách khác tham dự.
Tại hội nghị trên, Giáo Sư Antonia Moropoulou, thuộc Trường Kỹ Sư Hóa Học của Đại Học Kỹ Thuật Quốc Gia Athens, trình bầy kết quả cuộc nghiên cứu mà bà vốn thực hiện về tình trạng của tòa kiến trúc. Bà đã được sự giúp đỡ của một số khoa học gia Hy Lạp khác vì đây là một cuộc nghiên cứu đa khoa.
Giáo Sư Moropoulou cho biết các thiếu sót cấu trúc của tòa nhà từ chính lúc xây dựng. Nhưng bà cũng nhấn mạnh rằng một số nhân tố hiện thời cũng góp phần vào việc làm suy yếu cấu trúc. Một trong các nhân tố này là số lượng người đáng kể tới hành hương và viếng thăm ngôi vương cung thánh đường.
Nguyên nhân chính khiến cho các phiến hoa cương làm méo mó lẫn nhau là việc biến chất của vữa. Điều này do việc tăng hơi ẩm từ hơi thở của các khách thăm viếng. Thêm vào đó, nghiên cứu nhiệt ký (thermographic) phía nam Đền Thánh cho thấy việc đốt nến hàng giờ, chỉ cách cấu trúc chừng vài phân, nếu không đụng tới chính Đền Thánh, thì cũng tạo nhiều áp lực nhiệt lên đá hoa cương. Hơn nữa, khói của nến không những tích tụ chất đen và chất dầu làm hư đá hoa cương, mà còn tạo điều kiện cho phản ứng lý hóa làm nhanh diễn trình oxy hóa và hư hao bề mặt của cấu trúc.
Do đó, các giàn giáo phải lập tức được dựng lên. Việc này sẽ bắt đầu sau các cử hành Phục Sinh của Công Giáo và ngay sau các ngày lễ nghỉ của Chính Thống Giáo. Việc trùng tu sẽ bắt đầu sau đó vài ba tuần. Ước tính phải kéo dài ít nhất 8 tháng, muộn nhất phải hoàn thành vào đầu năm 2017, tức 70 năm sau ngày người Anh dựng khung sắt xây Đền Thánh. Mọi công việc sẽ được lên tài liệu từ từ bởi 30 giáo sư thuộc các phân khoa khác nhau của Đại Học Kỹ Thuật Quốc Gia Athens. Cả các chuyên viên Công Giáo và Ácmêni cũng sẽ tham gia công trình này.
Trong thời gian trên, nơi thánh vẫn sẽ mở cửa cho tín hữu tới thờ phượng và tôn kính.
Thỏa thuận giữa các Giáo Hội là tiến hành một cuộc trùng tu vừa phải. Do đó, Đền Thánh sẽ được tháo gỡ rồi tái thiết y như cũ. Chỉ những phần nào quá yếu ớt hay hư hại mới được thay thế. Phiến đá hoa cương nào còn có thể duy trì sẽ được lau chùi và cấu trúc chống đỡ nó sẽ được tăng cường.
Dự án này được tài trợ bởi ba hệ phái Kitô Giáo chính đang trông coi Mộ Thánh: Chính Thống Hy Lạp, Dòng Phanxicô và Người Ácmêni. Chính Phủ Hy Lạp cũng sẽ chính thức tài trợ dự án, cũng như một số ân nhân tư.Thêm vào đó, Qũy Đền Đài Thế Giới cũng tỏ ý muốn đóng góp.
Đền Thánh đã được 206 năm
Được xây năm 1809-1810, sau trận hỏa hoạn lớn năm 1808 phá hoại trọn tòa nhà, Đền Thánh xây theo kiểu Baroque của Ottoman, mau chóng có những dấu hiệu dễ hư hỏng. Cho tới năm 1868, mái vòm của nhà tròn chỉ che chở nó một phần khỏi thời tiết vì ở đó có con mắt (oculus) để trống ở trên đỉnh. Tuy nhiên, vấn đề chính là Đền Thánh bắt đầu lún vì chính sức nặng của nó.
Thực ra, một phần cũng do lỗi trong thiết kế của kiến trúc sư lúc ấy là Nikolaos Komnenos: ông ta muốn duy trì các vết tích của các đền thánh trước đó. Chính vì thế, các phiến hoa cương đã được đặt lên những bức tường có sẵn. Martin Biddle, trong cuốn “The Tomb of Christ” (Mộ Chúa, xuất bản năm 1999), cho rằng đó là xây dựng theo lối bóc hành (onion-peeling thing). Xây dựng kiểu này càng tệ hại hơn sau trận động đất mạnh hồi tháng Bẩy năm 1927. Tuy nhiên, ngôi vương cung thánh đường đã sống thoát độ chấn động cao của trận động đất này (6.2 độ Richter). Chỉ có mái vòm phía trên Ca Đoàn Hy Lạp là bị hư hại nặng mà thôi.
Từ ngày Palestine bị người Anh đô hộ, các kỹ sư của Bộ Công Chánh đã buộc các nhà chức trách tôn giáo phải thực hiện một cuộc thanh tra. Các kết luận của cuộc điều tra này không khuyến cáo phải đại tu vương cung thánh đường. Tuy nhiên, cuộc khảo sát ngôi mộ do họ thực hiện xác nhận rằng cấu trúc của nó quả có bao bọc những phần còn lại của kiến trúc trước đó.
Tuy nhiên, lúc ấy, các Giáo Hội đã không làm sao đạt được một thỏa hiệp thỏa đáng. Thời tiết và các hoạt động địa chấn sau đó, nhất là trong năm 1934, liên tiếp gây hư hại từ từ cho toà kiến trúc. Nhà thờ lớn nhất của thế giới Kitô Giáo đã trở thành một rừng giàn giáo để nâng đỡ các bức tường mỏng manh của nó. Người Hy Lạp và các tu sĩ Phanxicô, nhân danh Giáo Hội La Tinh và Giáo Hội Ácmêni, đã tiến hành một số tu sửa nhưng không đụng gì tới chính ngôi mộ.
Nhưng tháng Ba năm 1947, người Anh đã dùng các đà bằng thép chống đỡ khắp chung quanh Đền Thánh. Ngày nay, trên các đà này, người ta còn đọc được hàng chữ “Bengal Steel Company” (Công Ty Thép Bengal). Họ đã không có thì giờ đi tìm sự ủng hộ của các Giáo Hội trong dự án trùng tu này. Vì sự ủy trị (mandate) của họ chấm dứt vào tháng Năm, năm 1948.
Năm 1959, ba hệ phái Kitô Giáo chính là Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Latinh và Giáo Hội Ácmêni tức các Giáo Hội vốn đã cùng hiện diện trong Vương Cung Thánh Đường Phục Sinh, đã nhất trí tiến hành một dự án đại tu. Mỗi Giáo Hội đảm nhiệm một số việc lớn trong khu vực dành riêng của họ, còn đại tu mái vòm và nhà vòm thì tất cả các Giáo Hội hợp tác với nhau. Công việc này kết thúc năm 1996, nhưng ngôi mộ thì chưa được đụng tới và tiếp tục trong trạng thái hư nát.
Đó là việc nằm trong dự án hiện nay.
Nhiều đền thánh đã được thiết lập trong quá khứ
Mộ Chúa Giêsu được đào ở một sườn đồi, trong một hầm đá chưa ai sử dụng. Nhưng vườn phục sinh và ngôi mộ, năm 135, đã bị chôn vùi bên dưới ngôi đền do Hoàng Đế Hadrian cho dựng. Đến khoảng năm 324, Hoàng Đế Constantinô yêu cầu Đức Giám Mục Macarius của Giêrusalem đi tỉm ngôi mộ của Chúa Kitô và xây một vương cung thánh đường ở đấy. Đó là nhà thờ Mộ Thánh đầu tiên.
Người ta đã đào chung quanh phòng nơi xác Chúa Giêsu đã được chôn để có nhiều chỗ trống. Tảng đá nguyên khởi đã được tìm thấy cùng với đá hoa cương và nhiều đồ trang trí của Hoàng Đế Constantinô. Đó là đền thánh đầu tiên.
Bị hư hại một phần do người Ba Tư gây ra năm 614, rồi bị cướp phá và san bằng năm 1009, ngôi mộ đã được thay thế bằng một đền thánh kiểu Romanesque khoảng năm 1014, theo lệnh của Al-Hakim bi-Amr Allah, được các Kitô hữu biết dưới tên Hakim Khờ.
Nhưng rồi đền thánh này lại có nhiều dấu hiệu suy yếu, cũng những nhân tố như cũ đã gây ra cùng những hiệu quả: thời tiết xấu, hoả hoạn và cướp bóc, nên tới năm 1555, nó được thay thế bằng một kiến trúc giống như kiến trúc trước đó nhưng với nhiều ảnh hưởng của Gôtích. Đây là đền thánh được dựng bởi vị Trông Coi Đền Thờ tên là Boniface thành Ragusa. Cho tới lúc đền thánh này bị hủy hoại bởi trận hỏa hoạn năm 1808 và được thay thế bằng đền thánh hiện còn tồn tại ngày nay.