Vatican: Phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh dẫn đầu, trong phái đoàn còn có Đức Ông Luis Mariano Montemayor, Tham Tán Sứ Thần đặc trách Đông Nam Á Vụ tại Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh và Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Chánh Văn Phòng Bộ Truyền Giáo đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27/4 đến 2/5.
Phái đoàn Tòa Thánh tại nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc
Trong ngày thứ Tư 12/5, Đức Ông Parolin đã trả lời cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican và nói rằng chuyến viếng thăm đến Giáo Phận Xuân Lộc là một một sự việc "ngạc nhiên", bởi vì trong 12 lần viếng thăm của phái đoàn Tòa Thánh lần trước đã không được dịp đến nới này, là một Giáo Phận lớn nhất tại Việt Nam với 30% người Công Giáo.
Đức Ông nói chính quyền đã cho phép phái đoàn đến Ban Mê Thuột tại Cao Nguyên Trung Phần nơi đã có những cuộc xung đột giữa công an và đồng bào Thượng xảy ra hôm 10-11/4.
Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết có 8 người Thượng bị giết khi công an đến trấn áp những người biểu tình đòi tự do tôn giáo và trả lại đất đai của tổ tiên họ. Nhiều người trong số đồng bào Thượng thuộc giáo phái Tin Lành mà đã không được nhà nước thừa nhận. Đức Ông cho biết chính quyền đã cho biết tin tức về những cuộc xung đột vào dịp lễ Phục Sinh nhưng Ngài không nói thêm chi tiết.
Phái đoàn Toà Thánh đã bàn đến việc bổ nhiệm các Giám Mục là một trong chương trình nghị sự và kết quả việc bổ nhiệm sẽ "được thông báo khi thời gian thuận tiện".
Đức Ông cũng cho biết người Công Giáo tại Việt Nam đã được tự do hơn so với lần phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên cách đây 15 năm, thế nhưng tình hình vẫn chưa thể được coi là lý tưởng.
Đức Ông nói: "Người ta không thể phủ nhận là đã có những tiến bộ.... Nhưng tôi tin rằng con đường phải đi là con đường rất dài". Đức Ông cũng nói đến chính quyền Việt Nam đã xin các Nữ Tu giúp chăm sóc cho bệnh nhân Siđa, cũng như cho phép được thâu nhận các ứng sinh.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn của Đức Ông Luis Mariano Montemayor với Đài Phát Thanh Vatican, trích từ Đài Phát Thanh Vatican Chương Trình Việt Ngữ do Lm Giuse Trần Đức Anh làm Giám Đốc.
*****
Thưa Đức Ông, Đức Ông vừa mới trở về sau cuộc viếng thăm tại Việt Nam, đâu là những hoạt động của phái đoàn Tòa Thánh trong cuộc viếng thăm này?
Đức Ông Pietro Parolin: Đây là cuộc viếng thăm lần thứ 13 của phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam, giống như những lần trước đây, cuộc viếng thăm lần này chủ yếu cũng nhắm hai mục tiêu: thứ nhất là tiếp xúc với chính quyền để thăng tiến các quan hệ hỗ tương và bàn về các vấn đề có liên quan tới giáo hội và nhà nước. Thứ hai là gặp Hội Đồng Giám Mục, các Giám Mục và Cộng Đoàn Công Giáo tại một số Giáo Phận ở Việt Nam.
Phái Đoàn đến Tòa TGM hà Nội
Ngoài ra cuộc viếng thăm này cũng để tiếp tục thói quen gặp gỡ hàng năm, thói quen bị ngưng vào hồi năm 2003, vì những thay đổi trong Phân Bộ thứ 2 của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Chúng tôi đã vui mừng gặp được Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội. Đã có 2 buổi làm việc với Ban Tôn Giáo của chính phủ Việt Nam, và các cuộc viếng thăm xã giao Thứ Trưởng Ngoại Giao và phó chủ tịch của Ủy Ban Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chúng tôi đã đến thăm Giáo Phận Xuân Lộc ở Miền Nam và Ban Mê Thuột thuộc miền cao nguyên ở Miền Trung.. Ở Hà Nội chúng tôi đã cử hành thánh lễ tại Đại Chủng Viện và tại nhà Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ với các đại diện các tổ chức Công Giáo của Tổng Giáo Phận.
Xin Đức Ông chia sẻ vài cảm tường về kết quả chuyến viếng thăm tại Việt Nam, có những tiến bộ về tự do tôn giáo hay không, thưa Đức Ông?
Đức Ông Pietro Parolin: Phái đoàn Tòa Thánh đã được tiếp đón một cách trân trọng và tôi có thể nói là hầu như với sự nồng nhiệt, những thái độ mà chúng tôi tìm cách đáp trả lại. Hơn một lần phía Việt Nam đã lập lại ý hướng muốn bỏ lại đằng sau quá khứ và tin tưởng hướng nhìn về tương lai. Và họ cũng trích dẫn một nghị quyết mới đây của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản coi các tín hữu Công Giáo như những công dân của đất nước với đầy đủ danh nghĩa và xác tín của chính phủ muốn đáp ứng nhu cầu tinh thần của thành phần dân chúng có tín ngưỡng.
Tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại với các vị lãnh đạo của Ban Tôn Giáo là hữu ích. Dù rằng vẫn còn những vấn đề đang chờ được trả lời. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì phái đoàn Tòa Thánh đã đến được những nơi chưa được viếng thăm, đó là Xuân Lộc, Giáo Phận lớn nhất tại Việt Nam, trong đó số tín hữu Công Giáo chiếm khoảng 30% dân số và Ban Mê Thuột nơi có khoảng 40 sắc tộc đang sinh sống, quen gọi là những người Thượng. Đây cũng là nơi như đã biết đang có những căng thẳng, về những gì xảy ra từ hồi đầu tháng Tư vừa qua, chúng tôi đã nhận được những tin tức của chính quyền địa phương.
Về chương trình chúng tôi đã cử hành Thánh Lễ với các vị bản quyền và đại diện thành phần khác nhau trong các giáo phận liên hệ trong một bầu không khí thiêng liêng sâu xa và trong niềm hiệp thông nồng nhiệt của Giáo Hội. Cuộc viếng thăm nhà thờ Chánh Tòa Ban Mê Thuột thật là cảm động, vì khi cuộc viếng thăm chỉ dự trù với hình thức riêng tư, nhưng khi chúng tôi đến thì nhà thờ hầu như chật kín các tín hữu. Họ tự động kéo đến nhà thờ sau khi biết tin có sự hiện diện của phái đoàn Tòa Thánh. Sau đó chúng tôi đã viếng thăm nhà các Nữ Tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình, một Dòng Giáo Phận hoạt động đặc biệt nơi những người Thượng.
Về những tiến bộ trong những thực thi tôn giáo tại Việt Nam, từ những cuộc viếng thăm đầu tiên của phái đoàn Tòa Thánh cho đến nay. 15 năm đã trôi qua, người ta không thể phủ nhận là đã có những tiến bộ. Chúng tôi biết rằng tại một số miền chính quyền đã yêu cầu sự cộng tác của các Nữ Tu trong việc săn sóc các bệnh nhân Siđa. Tại các miền khác, nhà nước đã cho phép các Dòng Nữ được tiếp nhận các ứng sinh mới. Nhưng tôi tin rằng con đường phải đi là con đường rất dài. Vì thế điều đáng mong ước là đối thoại, sự tín nhiệm sẽ gia tăng và nhà nước hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo chỉ yêu cầu được tự do thi hành sứ mạng của mình, quảng đại phục vụ đất nước và dân chúng.
Trong những ngày qua vài hãng Thông Tấn đã truyền đi những tin tức liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục. Xin Đức Ông cho biết về vấn đề này?
Đức Ông Pietro Parolin: Vâng, một trong những vấn đề được bàn đến với chính quyền Việt Nam là việc bổ nhiệm các giám mục Xét vì hoàn cảnh ai cũng biết, việc bổ nhiệm các Giám Mục Việt Nam theo một thể thức ngoại thường với niềm hy vọng là bình thường hóa trong cả lãnh vực này nữa. Trong cuộc viếng thăm vừa qua không thiếu những kết quả và kết quả đó sẽ được công bố vào lúc thích hợp. Trong thời gian này thì cũng có những tiết lộ ra ngoài, thì hiển nhiên là những ai tiết lộ ra thì họ chịu trách nhiệm về điều đó. Các vấn đề khác cũng được bàn tới và người ta hỏi tin tức về tình trạng đáng lưu ý.
Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp các Giám Mục, Linh Mục Tu Sĩ và Giáo Dân trong cuộc viếng thăm. Riêng Đức Ông thì Đức Ông có cảm tưởng gì về Giáo Hội Việt Nam?
Đức Ông Pietro Parolin: Chúng tôi đã thấy một Giáo Hội đầy sức sống và hăng hái, nhiều ơn gọi Linh Mục và Tu Sĩ. Một Giáo Hội ý thức về sứ mạng của mình là rao giảng Tin Mừng và Sống Hiệp Thông trong thực tại của đất nước và muốn phục vụ công ích.
Qua Đài Vatican tôi muốn gởi đến các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân mà chúng tôi đã gặp, lời cam kết cầu nguyện và tâm tình ngưỡng mộ của tôi. Ngoài ra tôi cũng muốn xác quyết với họ rằng phái đoàn Tòa Thánh đã chuyển đến Đức Thánh Cha lòng trung thành của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, lòng gắn bó quý mến và lòng trung thành của họ đối với Đấng kế vị Thánh Phêrô đã được bày tỏ trong tất cả các cuộc gặp gỡ.
Phái đoàn Tòa Thánh tại nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc
Trong ngày thứ Tư 12/5, Đức Ông Parolin đã trả lời cuộc phỏng vấn với Đài Phát Thanh Vatican và nói rằng chuyến viếng thăm đến Giáo Phận Xuân Lộc là một một sự việc "ngạc nhiên", bởi vì trong 12 lần viếng thăm của phái đoàn Tòa Thánh lần trước đã không được dịp đến nới này, là một Giáo Phận lớn nhất tại Việt Nam với 30% người Công Giáo.
Đức Ông nói chính quyền đã cho phép phái đoàn đến Ban Mê Thuột tại Cao Nguyên Trung Phần nơi đã có những cuộc xung đột giữa công an và đồng bào Thượng xảy ra hôm 10-11/4.
Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho biết có 8 người Thượng bị giết khi công an đến trấn áp những người biểu tình đòi tự do tôn giáo và trả lại đất đai của tổ tiên họ. Nhiều người trong số đồng bào Thượng thuộc giáo phái Tin Lành mà đã không được nhà nước thừa nhận. Đức Ông cho biết chính quyền đã cho biết tin tức về những cuộc xung đột vào dịp lễ Phục Sinh nhưng Ngài không nói thêm chi tiết.
Phái đoàn Toà Thánh đã bàn đến việc bổ nhiệm các Giám Mục là một trong chương trình nghị sự và kết quả việc bổ nhiệm sẽ "được thông báo khi thời gian thuận tiện".
Đức Ông cũng cho biết người Công Giáo tại Việt Nam đã được tự do hơn so với lần phái đoàn Tòa Thánh viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên cách đây 15 năm, thế nhưng tình hình vẫn chưa thể được coi là lý tưởng.
Đức Ông nói: "Người ta không thể phủ nhận là đã có những tiến bộ.... Nhưng tôi tin rằng con đường phải đi là con đường rất dài". Đức Ông cũng nói đến chính quyền Việt Nam đã xin các Nữ Tu giúp chăm sóc cho bệnh nhân Siđa, cũng như cho phép được thâu nhận các ứng sinh.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn của Đức Ông Luis Mariano Montemayor với Đài Phát Thanh Vatican, trích từ Đài Phát Thanh Vatican Chương Trình Việt Ngữ do Lm Giuse Trần Đức Anh làm Giám Đốc.
*****
Thưa Đức Ông, Đức Ông vừa mới trở về sau cuộc viếng thăm tại Việt Nam, đâu là những hoạt động của phái đoàn Tòa Thánh trong cuộc viếng thăm này?
Đức Ông Pietro Parolin: Đây là cuộc viếng thăm lần thứ 13 của phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam, giống như những lần trước đây, cuộc viếng thăm lần này chủ yếu cũng nhắm hai mục tiêu: thứ nhất là tiếp xúc với chính quyền để thăng tiến các quan hệ hỗ tương và bàn về các vấn đề có liên quan tới giáo hội và nhà nước. Thứ hai là gặp Hội Đồng Giám Mục, các Giám Mục và Cộng Đoàn Công Giáo tại một số Giáo Phận ở Việt Nam.
Phái Đoàn đến Tòa TGM hà Nội
Ngoài ra cuộc viếng thăm này cũng để tiếp tục thói quen gặp gỡ hàng năm, thói quen bị ngưng vào hồi năm 2003, vì những thay đổi trong Phân Bộ thứ 2 của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Chúng tôi đã vui mừng gặp được Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các vị trong Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội. Đã có 2 buổi làm việc với Ban Tôn Giáo của chính phủ Việt Nam, và các cuộc viếng thăm xã giao Thứ Trưởng Ngoại Giao và phó chủ tịch của Ủy Ban Trung Ương đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chúng tôi đã đến thăm Giáo Phận Xuân Lộc ở Miền Nam và Ban Mê Thuột thuộc miền cao nguyên ở Miền Trung.. Ở Hà Nội chúng tôi đã cử hành thánh lễ tại Đại Chủng Viện và tại nhà Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá. Tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ với các đại diện các tổ chức Công Giáo của Tổng Giáo Phận.
Xin Đức Ông chia sẻ vài cảm tường về kết quả chuyến viếng thăm tại Việt Nam, có những tiến bộ về tự do tôn giáo hay không, thưa Đức Ông?
Đức Ông Pietro Parolin: Phái đoàn Tòa Thánh đã được tiếp đón một cách trân trọng và tôi có thể nói là hầu như với sự nồng nhiệt, những thái độ mà chúng tôi tìm cách đáp trả lại. Hơn một lần phía Việt Nam đã lập lại ý hướng muốn bỏ lại đằng sau quá khứ và tin tưởng hướng nhìn về tương lai. Và họ cũng trích dẫn một nghị quyết mới đây của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản coi các tín hữu Công Giáo như những công dân của đất nước với đầy đủ danh nghĩa và xác tín của chính phủ muốn đáp ứng nhu cầu tinh thần của thành phần dân chúng có tín ngưỡng.
Tôi nghĩ rằng các cuộc đối thoại với các vị lãnh đạo của Ban Tôn Giáo là hữu ích. Dù rằng vẫn còn những vấn đề đang chờ được trả lời. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì phái đoàn Tòa Thánh đã đến được những nơi chưa được viếng thăm, đó là Xuân Lộc, Giáo Phận lớn nhất tại Việt Nam, trong đó số tín hữu Công Giáo chiếm khoảng 30% dân số và Ban Mê Thuột nơi có khoảng 40 sắc tộc đang sinh sống, quen gọi là những người Thượng. Đây cũng là nơi như đã biết đang có những căng thẳng, về những gì xảy ra từ hồi đầu tháng Tư vừa qua, chúng tôi đã nhận được những tin tức của chính quyền địa phương.
Về chương trình chúng tôi đã cử hành Thánh Lễ với các vị bản quyền và đại diện thành phần khác nhau trong các giáo phận liên hệ trong một bầu không khí thiêng liêng sâu xa và trong niềm hiệp thông nồng nhiệt của Giáo Hội. Cuộc viếng thăm nhà thờ Chánh Tòa Ban Mê Thuột thật là cảm động, vì khi cuộc viếng thăm chỉ dự trù với hình thức riêng tư, nhưng khi chúng tôi đến thì nhà thờ hầu như chật kín các tín hữu. Họ tự động kéo đến nhà thờ sau khi biết tin có sự hiện diện của phái đoàn Tòa Thánh. Sau đó chúng tôi đã viếng thăm nhà các Nữ Tu Dòng Nữ Vương Hòa Bình, một Dòng Giáo Phận hoạt động đặc biệt nơi những người Thượng.
Về những tiến bộ trong những thực thi tôn giáo tại Việt Nam, từ những cuộc viếng thăm đầu tiên của phái đoàn Tòa Thánh cho đến nay. 15 năm đã trôi qua, người ta không thể phủ nhận là đã có những tiến bộ. Chúng tôi biết rằng tại một số miền chính quyền đã yêu cầu sự cộng tác của các Nữ Tu trong việc săn sóc các bệnh nhân Siđa. Tại các miền khác, nhà nước đã cho phép các Dòng Nữ được tiếp nhận các ứng sinh mới. Nhưng tôi tin rằng con đường phải đi là con đường rất dài. Vì thế điều đáng mong ước là đối thoại, sự tín nhiệm sẽ gia tăng và nhà nước hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo chỉ yêu cầu được tự do thi hành sứ mạng của mình, quảng đại phục vụ đất nước và dân chúng.
Trong những ngày qua vài hãng Thông Tấn đã truyền đi những tin tức liên quan đến việc bổ nhiệm các Giám Mục. Xin Đức Ông cho biết về vấn đề này?
Đức Ông Pietro Parolin: Vâng, một trong những vấn đề được bàn đến với chính quyền Việt Nam là việc bổ nhiệm các giám mục Xét vì hoàn cảnh ai cũng biết, việc bổ nhiệm các Giám Mục Việt Nam theo một thể thức ngoại thường với niềm hy vọng là bình thường hóa trong cả lãnh vực này nữa. Trong cuộc viếng thăm vừa qua không thiếu những kết quả và kết quả đó sẽ được công bố vào lúc thích hợp. Trong thời gian này thì cũng có những tiết lộ ra ngoài, thì hiển nhiên là những ai tiết lộ ra thì họ chịu trách nhiệm về điều đó. Các vấn đề khác cũng được bàn tới và người ta hỏi tin tức về tình trạng đáng lưu ý.
Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp các Giám Mục, Linh Mục Tu Sĩ và Giáo Dân trong cuộc viếng thăm. Riêng Đức Ông thì Đức Ông có cảm tưởng gì về Giáo Hội Việt Nam?
Đức Ông Pietro Parolin: Chúng tôi đã thấy một Giáo Hội đầy sức sống và hăng hái, nhiều ơn gọi Linh Mục và Tu Sĩ. Một Giáo Hội ý thức về sứ mạng của mình là rao giảng Tin Mừng và Sống Hiệp Thông trong thực tại của đất nước và muốn phục vụ công ích.
Qua Đài Vatican tôi muốn gởi đến các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân mà chúng tôi đã gặp, lời cam kết cầu nguyện và tâm tình ngưỡng mộ của tôi. Ngoài ra tôi cũng muốn xác quyết với họ rằng phái đoàn Tòa Thánh đã chuyển đến Đức Thánh Cha lòng trung thành của họ đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, lòng gắn bó quý mến và lòng trung thành của họ đối với Đấng kế vị Thánh Phêrô đã được bày tỏ trong tất cả các cuộc gặp gỡ.