PV: Thưa Linh Mục ngày nay giáo xứ An Thái Trung nổi bật với ngôi Nhà Thờ mới nằm ven quốc lộ, chỉ cách ngả ba An Hữu và cầu Mỹ Thuận vài cây số, địa thế này phải chăng ngày càng tạo nên một khuôn mặt thị tứ nơi giáo xứ?
Lm NVT: Nhà Thờ của chúng tôi cùng với vài ba gia đình giáo hữu nằm ven đường quốc lộ. Sự chuyển đổi bộ mặt trong vùng đúng là đang diễn ra nhưng có thể nói An Thái Trung vẫn là một họ đạo thôn quê với đa phần giáo dân nằm sâu bên trong. Họ đạo chỉ có hơn 700 giáo hữu nhưng cư ngụ trên một địa bàn 10 xã nông thôn. Tuy chưa hóc hẻm bằng các họ đạo mất hút trong những vùng kênh rạch nhưng tôi vẫn cảm tưởng mình là một Cha Sở “nhà quê”.
PV: Với địa bàn như thế, người giáo hữu ở đây giữ đạo và sống đạo như thế nào?
Lm NVT: Dù cách trở xa xôi, nhưng nhiều giáo hữu vẫn gắn bó với các sinh hoạt thiêng liêng, và rất nhiệt tình với các công việc chung của giáo xứ. Về mặt ơn gọi, An Thái Trung đã cống hiến cho Giáo Hội một nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán và một đại chủng sinh đang theo học năm thứ tư.
PV: Nằm trong vùng nổi tiếng với cam Cái Bè, đời sống của người giáo dân An Thái Trung có ngày càng được cải thiện hơn không ?
Lm NVT: Đất ruộng vườn của bà con nói chung ngày càng thu hẹp do chia cắt cho con cái, trung bình mỗi gia đình giáo dân hiện nay có khoảng năm công. Mặt khác, cây ăn trái giá cả thất thường kể cả cam Cái Bè đã nức tiếng xa gần. Do vậy đời sống bà con nói chung còn nhiều khó khăn.
PV: Linh Mục có những cảm nhận gì khi là Cha Sở “nhà quê”?
Lm NVT: Tôi xuất thân từ “miệt vườn” Vĩnh Kim-Tiền Giang do vậy môi trường thôn quê và phong cách miệt vườn quen thuộc của bà con giáo dân nơi đây khiến tôi và giáo hữu của mình dễ dàng gần gũi và thân mật. Ngoài ra từ khi còn là Phó Tế tôi cũng đã từng gắn bó với các họ đạo thôn quê như Bằng Lăng, Mỹ Trung. Có nhiều nét chung như thế nên cuộc đời Linh Mục và những hoạt động mục vụ của tôi diễn ra một cách giản đơn và thanh thản.
PV: Dịp khánh thành Nhà Thờ mới cũng là dịp kỷ niệm Ngân Khánh Linh Mục, Linh Mục nghĩ sao về những sự kiện đáng nhớ này?
Lm NVT: Về việc trùng tu ngôi Thánh Đường họ đạo, tôi tri ân nhiều họ đạo tại thành phố đã thông cảm và hổ trợ cho An Thái Trung, Thú thực tôi nhớ mãi khi được vinh hạnh quyên góp tại giáo xứ Chánh Toà giáo phận TP.HCM… Còn trong chặng đường 25 năm Linh Mục, phục vụ cho họ đạo Cái Mây và An Thái Trung, tôi chẳng dám nghĩ đến những công trình to tát, chỉ là những công việc xoá đói nhỏ nhặt nơi địa bàn giáo xứ. Riêng về dịp Ngân Khánh, thú thực tôi không dự định tổ chức gì hết, ngay trong thiệp mời cũng chỉ duy nhất là mời tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Cung Hiến Nhà Thờ…
PV: XIn cám ơn Cha và cầu chúc họ đạo An Thái Trung ngày càng được thăng tiến về mọi mặt.
Lm NVT: Nhà Thờ của chúng tôi cùng với vài ba gia đình giáo hữu nằm ven đường quốc lộ. Sự chuyển đổi bộ mặt trong vùng đúng là đang diễn ra nhưng có thể nói An Thái Trung vẫn là một họ đạo thôn quê với đa phần giáo dân nằm sâu bên trong. Họ đạo chỉ có hơn 700 giáo hữu nhưng cư ngụ trên một địa bàn 10 xã nông thôn. Tuy chưa hóc hẻm bằng các họ đạo mất hút trong những vùng kênh rạch nhưng tôi vẫn cảm tưởng mình là một Cha Sở “nhà quê”.
PV: Với địa bàn như thế, người giáo hữu ở đây giữ đạo và sống đạo như thế nào?
Lm NVT: Dù cách trở xa xôi, nhưng nhiều giáo hữu vẫn gắn bó với các sinh hoạt thiêng liêng, và rất nhiệt tình với các công việc chung của giáo xứ. Về mặt ơn gọi, An Thái Trung đã cống hiến cho Giáo Hội một nữ tu Mến Thánh Giá Chợ Quán và một đại chủng sinh đang theo học năm thứ tư.
PV: Nằm trong vùng nổi tiếng với cam Cái Bè, đời sống của người giáo dân An Thái Trung có ngày càng được cải thiện hơn không ?
Lm NVT: Đất ruộng vườn của bà con nói chung ngày càng thu hẹp do chia cắt cho con cái, trung bình mỗi gia đình giáo dân hiện nay có khoảng năm công. Mặt khác, cây ăn trái giá cả thất thường kể cả cam Cái Bè đã nức tiếng xa gần. Do vậy đời sống bà con nói chung còn nhiều khó khăn.
PV: Linh Mục có những cảm nhận gì khi là Cha Sở “nhà quê”?
Lm NVT: Tôi xuất thân từ “miệt vườn” Vĩnh Kim-Tiền Giang do vậy môi trường thôn quê và phong cách miệt vườn quen thuộc của bà con giáo dân nơi đây khiến tôi và giáo hữu của mình dễ dàng gần gũi và thân mật. Ngoài ra từ khi còn là Phó Tế tôi cũng đã từng gắn bó với các họ đạo thôn quê như Bằng Lăng, Mỹ Trung. Có nhiều nét chung như thế nên cuộc đời Linh Mục và những hoạt động mục vụ của tôi diễn ra một cách giản đơn và thanh thản.
PV: Dịp khánh thành Nhà Thờ mới cũng là dịp kỷ niệm Ngân Khánh Linh Mục, Linh Mục nghĩ sao về những sự kiện đáng nhớ này?
Lm NVT: Về việc trùng tu ngôi Thánh Đường họ đạo, tôi tri ân nhiều họ đạo tại thành phố đã thông cảm và hổ trợ cho An Thái Trung, Thú thực tôi nhớ mãi khi được vinh hạnh quyên góp tại giáo xứ Chánh Toà giáo phận TP.HCM… Còn trong chặng đường 25 năm Linh Mục, phục vụ cho họ đạo Cái Mây và An Thái Trung, tôi chẳng dám nghĩ đến những công trình to tát, chỉ là những công việc xoá đói nhỏ nhặt nơi địa bàn giáo xứ. Riêng về dịp Ngân Khánh, thú thực tôi không dự định tổ chức gì hết, ngay trong thiệp mời cũng chỉ duy nhất là mời tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Cung Hiến Nhà Thờ…
PV: XIn cám ơn Cha và cầu chúc họ đạo An Thái Trung ngày càng được thăng tiến về mọi mặt.