VIỆT NAM CẦN CÔNG LÝ VÀ CÔNG BÌNH 2

II.- VIỆT NAM, THÀNH VIÊN LIÊN HIỆP QUỐC.

Ngày 20.09.1977, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tiếp nhận Việt Nam cộng sản gia nhập. Tiếp nhận thành viên thứ 149 của Tổ chức Quốc tế này, ông Kurt Waidheim, Tổng thư ký LHQ và 13 quốc gia thành viên LHQ ‘độc ác’ quên đi sự cam kết của LHQ và chính nước họ để bảo đảm sự thực thi Hiệp định Paris ngày 27.01 1972. Việt cộng đã xé tan văn kiện Hòa bình này bằng dùng chiến tranh võ lực tiến chiếm Việt Nam Cộng hòa và tước đoạt nhân quyền của người dân sống trên miền đất của Quê hương Việt Nam.

A./ Từ Hội Quốc Liên đến Liên Hiệp Quốc.

Trước những thảm họa tang thương do Thế chiến thứ nhất (tháng 06/1914 – 11/1918) gây ra và lưu lại nơi trí óc cùng thân thể nhiều triệu người, lương tâm những các kẻ lãnh đạo các cường quốc bị ‘cắn rứt’, Hội Quốc Liên (League of Nations), một tổ chức liên chính phủ, được thành lập ngày 10.01.1920, tiếp sau Hội nghị hòa bình Paris. Tổ chức này có nhiệm vụ duy trì hòa bình thế giới. Tuy nhiên, vì các nước tranh giành ảnh hưởng cho mình, Hội Quốc Liên không khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Phe Trục vào thập niên 1930. Đức rút khỏi Tổ chức, rồi đến các thành viên khác, đưa đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau Thế chiến này, một lần nữa, trước sự dã man chết chóc của con người và sự tàn phá môi trường, LHQ được hình thành với mục đích ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, v.v... Tổ chức này tạo cơ hội để các quốc gia đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Do đó, LHQ đã phê chuẩn Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền năm 1948.

Ðiều ‘khốn nạn’ vô cùng là có những quốc gia cộng sản như Nga, Tàu (thành viên thường trực Hội đồng Bảo an) và Việt Nam (từng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và sắp được tái bầu ?). Riêng tại Việt Nam, người dân đã quá đau khổ khi phải thống thiết ‘hèn với giặc, ác với dân’. Bây giờ, chính phủ Ðức, trong vụ Trịnh Xuân Thanh, và chính phủ Hòa Lan, trong vụ Trịnh Vĩnh Bình, mới thấm biết sự bất chấp luật lệ các quốc gia và quốc tế và sự đối xử của các đảng viên cộng sản đối với đồng bào (càng tàn bạo hơn đối với người nghèo, như cướp nhà của họ để bán lại cho các nhà đầu tư ‘nước ngoài’ với giá cao hơn nhiều lần).

B./ Việt Nam, thành viên đặc biệt vi phạm Nhân quyền, được che chở.

Ngày 12.11.2013, Ðại hội đồng LHQ khóa 68 đã đầu phiếu để chọn 14 nước thành viên mới Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Với kết quả 184/192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất để lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Kết quả này, người cộng sản Việt tin rằng mình là nhà nước vô địch về Nhân quyền, nên chúng chẳng những vâng phục Tàu cộng mà còn đánh đập đồng bào vì khiếp sợ Formosa.

Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review, tiếng Anh và Examen Périodique Universal, tiếng Pháp) lần thứ hai, về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam diễn ra ngày 05.02.2014, tại Geneva (Thụy sĩ), dưới sự chủ trì điều phối của Nhóm ba quốc gia (‘troika’ gồm Kazakhstan, Kenya và Costa Rica). Phiên Kiểm điểm kéo dài từ 14 giờ 30 đến 18 giờ, Phái đoàn Việt do Hà Kim Ngọc dẫn đầu gồm 15 người đã nói hết 45 phút. Thời gian còn lại 165 phút chia cho 107 nước phát biểu, mỗi nước được bao nhiêu phút ? Thật khôi hài.

Thụy Điển chất vấn phái đoàn Việt cộng: « Đã có hàng triệu người sử dụng Internet nhưng đã ban hành quá nhiều luật lệ đàn áp tự do Internet. Đã có ít nhất 58 người bị bắt giữ chỉ vì bày tỏ ôn hòa trên Internet. Đã có nhiều người bị bắt giữ và tra tấn trong tù, đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc Công ước Chống tra tấn. Đề nghị bãi bỏ các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 88 và 258...”. Đại diện Mỹ phát biểu : « Chúng tôi cảm ơn bài diễn văn của đoàn Việt Nam, cũng như hoan nghênh việc Viêt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có những bước đi trong việc cải thiện quyền của người đồng tính (LGBT). Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các nhà thờ, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR. Chúng tôi kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ

2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...

3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn ».

Chỉ trich đúng ngay tim đen của chế độ cộng sản... Ngoại giao ít khi nói thẳng, mà chỉ để người nghe phải hiểu ý ngầm... Ví dụ như đại sứ Mozambique đề nghị Việt Nam nên huấn luyên Công an về Nhân quyền (thay vì nói Công an vi phạm nhân quyền vì vô học thức). Những phiên họp thế này đã tốn cả triệu mỹ kim để rồi những vi phạm Nhân quyền ngày càng gia tăng khắp nơi.

Về việc bảo vệ Hòa Bình, Hội đồng Bảo an LHQ đã thất bại để giải quyết cuộc chiến tại Sirya vì những sự phủ quyết những quốc gia thành viên thường trực. Tương lai, năm nước thành viên thường trực này có khả năng để chận đứng chiến tranh đối đầu Mỹ – Bắc Hàn ? Nhớ là cả năm nước đều là những tên lái buôn súng đạn, nhưng luôn miệng nói bảo vệ Hòa bình.

Trong thông cáo ngày 14.10.2016, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ chỉ trích Điều 88 này ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, điều này biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách. Điều luật quá rộng, không định nghĩa rõ ràng giúp dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức’. Thông cáo cũng nhắc đến ‘các trường hợp tương tự’, trong đó có vụ luật sư Nguyễn Văn Đài và phụ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

C./ Quan hệ Việt-Ðức trong tình trạng chờ đợi.

Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Ðức ngày 24.09.2017 đưa đến sự chia tay của Ðảng Dân chủ Xã hội (SPD) với Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của bà Thủ tướng Angela Merkel về đầu với 34% số phiếu hợp lệ (đa số tương đối) nên bà tiếp tục chức vụ Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ thứ tư, nhưng phải tìm sự hậu thuẩn của Dân biểu các đảng khác hầu có đa số tuyệt đối trong Quốc hội trong thời hạn một tháng. Ðây là thời gian ‘dậm chân tại chổ’ cho bang giao Ðức – Việt ?

Nhà nước Việt ‘hồ hởi’ trước sự rời nhiệm sở Tổng trưởng Ngoại giao (Hành pháp) của ông Sigma Gabriel (SPD), nhưng ông đắc cử Dân biểu (Lập pháp).

{Tại các quốc gia dân chủ tiên tiến và Việt Nam Cộng hòa, người dân (cử tri) trao quyền Lập pháp (làm luật) cho Quốc hội, quyền Hành pháp (thi hành luật) cho Chính phủ và quyền Tư pháp (xét xử theo luật) cho Tòa án. Không có sự phân quyền đó dẫn tới sự độc tài như tại Việt Nam. Nói cách khác, chỉ về một chuyện bình thường, chứ không là việc quốc gia đại sự, trong một trận đá bóng, một trọng tài không thể vừa là cầu thủ trong trận đó. Ngoài ra, ngày 05.10.2017, tại Tòa Hà Nội, khi bị cáo Châu Thị Thu Nga và luật sư Hoàng Văn Hướng, đề cập đến khoản tiền 1,5 triệu mỹ kim (khoảng 30 tỉ đồng) mà bà Nga đã khai là dùng để ‘chạy’ chức đại biểu Quốc hội. Thật đúng ‘quy trình’ kiểm duyệt, máy truyền hình từ Phòng xử sang Phòng báo chí bị mất tiếng…}

Dĩ nhiên, cuộc bầu Quốc hội Liên bang Đức này không những đánh dấu thay đổi chính trị tại Đức mà còn liên quan đến Liên minh Âu châu trong tương lai. Lần đầu tiên, đảng cực hữu AfD (13% số phiếu bầu hợp lệ) hiện diện trong Quốc hội, Thủ tướng Merkel phải đáp ứng ý muốn của người dân bằng sẽ giảm bớt số người nhập cư. Với Việt Nam, những người quan tâm muốn biết chính sách ngoại giao mà Ðức đối với Việt Nam có thay đổi hay không với Quốc hội và Chính phủ mới? Tuy nhiên, với thành phần mới Quốc hội và vị Thủ tướng thì chúng ta cũng có thể đoán được phần nào.

Cộng hòa Liên bang Ðức và Việt Nam đã thiết lập bang giao ngày 23.09.1975, và ngày 11.10.2011, tại Hà nội, Thủ tướng Merkel và Nguyễn Tấn Dũng đã ký ‘Tuyên bố Hà Nội” (Hanoier Erklärung) quy định những hợp tác giữa hai nước (đối tác chiến lược) nhằm phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư, nhưng tiên quyết phải dựa trên các điều kiện pháp lý (ngày 22.09.2017, chính phủ Ðức đã đình chỉ thi hành ‘đối tác chiến lược’ này sau khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh).

D./ Ðối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn bộ, then chốt và có giá trị lâu dài qua thời gian. Mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự. Mối quan hệ này cần phải có cơ chế và chính sách để thực hiện, các hoạt động hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc sở-ban-ngành, ví dụ như một trường đại học Đức cộng tác với Bộ Giáo dục Việt Nam để hình thành Ðại học Đức-Việt tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang có 15 mối quan hệ đối tác chiến lược, kể cả Cộng hòa Liên bang Đức.

Việc đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam có ý nghĩa gì? Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin không có câu trả lời chính thức cho câu hỏi trên. Tuy nhiên một viên chức cho biết, giờ đây những nhà ngoại giao Việt Nam cần phải có visa để vào nước Đức. Trước đây những nhà ngoại giao cũng như những người mang hộ chiếu ngoại giao được miễn visa khi vào Đức. Cả người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - ông có hộ chiếu ngoại giao nhờ vào tư cách Đại biểu Quốc hội - lẫn ít nhất 3 nhân viên mật vụ từ Hà Nội đến Đức thực hiện vụ bắt cóc đều đã được hưởng lợi: miễn visa vào nước Đức. Tuy nhiên, không có hạn chế chiếu khán (visa) đối với người dân bình thường.

Theo báo TAZ, qua những nguồn tin từ Bộ Ngoại giao, những dự án (viện trợ) hợp tác phát triển nào đang tiến hành thì vẫn tiếp tục. Nhưng sẽ không ký kết những dự án mới, cho đến khi nào Hà Nội đáp ứng những yêu cầu của Đức. Dự án ‘Đối thoại nhà nước pháp quyền’ cũng tương tự vậy: những gì đã bắt đầu sẽ được tiếp tục. Ngoài ra, không có các diễn đàn đối thoại nào được dự trù cho tương lai. Những dự án lớn (tức ‘dự án hải đăng) về hợp tác kinh tế không bị ngưng. Siemens với sự hỗ trợ của Đức đã nộp đơn tham gia đấu thầu đường xe điện ngầm ở TP. Hồ Chí Minh. Ngôi nhà Đức ở thành phố này (đã hoàn thành) là nơi đặt Tổng lãnh sự quán Đức và các doanh nghiệp Ðức vẫn được tiến hành, nhưng không có lễ khai trương với sự tham dự của các quốc khách. Những cuộc đi thăm cấp cao sẽ bị hạn chế.

Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert giải thích rằng phía Việt Nam biết rõ, "họ có thể làm như thế nào để khôi phục mối quan hệ song phương, họ có thể làm như thế nào để chuộc lỗi thất tín và chà đạp luật pháp". Tại Hà Nội có những lời lẽ thân thiện với giới chức Đức và chúc mừng bà thủ tướng Angela Merkel thắng cuộc bầu cử vừa qua, nhưng hoàn toàn im lặng không đá động đến vấn đề cốt lõi của nó.

Ð. Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để Tiêu Diệt Tham Nhũng ?

Ngày 31.07.2017, qua các báo quốc doanh Việt Nam, Bộ Công an công bố nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, sau gần một năm trốn lệnh truy nã toàn nước và quốc tế. Trong cùng ngày, tại trụ sở Trung ương Ðảng ở Hà nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng, phiên họp thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng, trong niềm hy vọng nhờ những lời khai của Trịnh Xuân Thanh để diệt tham nhũng thất thế, đã đề cao ‘Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy’: « Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công ».

[khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 23.06.2017, ông Trọng phát biểu : « Đối với Trịnh Xuân Thanh đã bị khai trừ khỏi đảng và bị khởi tố, truy nã toàn quốc, quốc tế. Chúng ta làm đồng bộ nhưng phải có bước đi, có tình, có lý, mở đường cho người ta tiến, cốt là đánh động để răn đe, ngăn ngừa». Lời này khiến dư luận tưởng rằng ông đã mệt mỏi và chấp nhận thất bại trong quyết tâm ‘bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh’].

Hội nghị Trung ương 6 được khai mạc ngày 04.10.2017, không có một thông tin chính thức nào về ‘đôi hổ Đinh La Thăng và Nguyễn Văn Bình’, nhưng do có sự thay đổi về nhân sự cấp cao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ gói gọn tên nhỏ bé: Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng.

Từ đầu năm 2017 đến nay, nhất từ sau vụ ‘Trịnh Xuân Thanh đầu thú’, vị thế chính trị của Tổng Trọng lên cao như diều gặp gió nhờ phất cao ngọn cờ ‘chống tham nhũng’ được coi như không còn đối thủ nào được xếp ngang hàng, qua những đợt bắt bớ giới đại gia ngân hàng và dầu khí được đẩy mạnh. Tuy nhiên, bất ngờ ‘vĩ đại’, tại Hội nghị Trung ương 6 này, Tổng bí thư đảng đã không thành công trong việc đốt lò vì có quá nhiều củi tươi... Trong tình trạng mọi đảng viên Trung ương đảng đều… tham nhũng thì ai dám tố cáo ai vì ai cũng sợ đồng chí khác tố cáo đến mình. Kết quả, không tiêu diệt được tham nhũng, Hội nghị Trung ương 6 thất bại.

(còn tiếp)

Hà Minh Thảo