Các quyền tự do tôn giáo đang dần bị xói mòn trên khắp các khu vực lớn ở châu Á và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang gia tăng, đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo đã cảnh báo như trên.
“Tự do tôn giáo thường xuyên bị chà đạp trên khắp châu Á”, Ahmad Shaheed phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Thái Lan tại Bangkok. “Nói chung, nhân quyền đang thoái lui ở châu Á.”
Shaheed, một nhà ngoại giao người Maldives, là người đảm nhiệm chức vụ đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo vào tháng 11 năm 2016, trích dẫn những trường hợp của các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi tín đồ các tôn giáo thường xuyên bị bách hại. Ông cũng bày tỏ lo ngại về các quốc gia như Miến Điện và Pakistan, nơi các nhóm tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các cuộc tấn công bạo lực.
Ở Miến Điện, quốc gia coi Phật giáo là quốc giáo, hàng trăm ngàn người Rohingya Hồi giáo đã bị quân đội lùa sang nước láng giềng Bangladesh trong một nỗ lực mà các nhà quan sát nước ngoài mô tả là cuộc thanh lọc chủng tộc đại quy mô.
Trong khi đó, tại quốc gia Hồi giáo ở Pakistan, các Kitô hữu địa phương và người Hồi Giáo Ahmadis đã phải đối mặt với phân biệt đối xử dai dẳng cũng như những chính sách loại trừ xã hội, chính trị và kinh tế có hệ thống.
Source: UCANewstReligious persecution 'worsening in Asia'
“Tự do tôn giáo thường xuyên bị chà đạp trên khắp châu Á”, Ahmad Shaheed phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Thái Lan tại Bangkok. “Nói chung, nhân quyền đang thoái lui ở châu Á.”
Shaheed, một nhà ngoại giao người Maldives, là người đảm nhiệm chức vụ đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo vào tháng 11 năm 2016, trích dẫn những trường hợp của các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi tín đồ các tôn giáo thường xuyên bị bách hại. Ông cũng bày tỏ lo ngại về các quốc gia như Miến Điện và Pakistan, nơi các nhóm tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các cuộc tấn công bạo lực.
Ở Miến Điện, quốc gia coi Phật giáo là quốc giáo, hàng trăm ngàn người Rohingya Hồi giáo đã bị quân đội lùa sang nước láng giềng Bangladesh trong một nỗ lực mà các nhà quan sát nước ngoài mô tả là cuộc thanh lọc chủng tộc đại quy mô.
Trong khi đó, tại quốc gia Hồi giáo ở Pakistan, các Kitô hữu địa phương và người Hồi Giáo Ahmadis đã phải đối mặt với phân biệt đối xử dai dẳng cũng như những chính sách loại trừ xã hội, chính trị và kinh tế có hệ thống.
Source: UCANewstReligious persecution 'worsening in Asia'