Dịp tĩnh tâm tháng 9, linh mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết và linh mục đoàn Giáo Phận Bà Rịa cùng tề tựu về Nhà Thờ Mồ Các Vị Tử Đạo Bà Rịa dâng thánh lễ.
Từ sáng sớm ngày 4.9.2018, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm cùng các linh mục Phan thiết đã khởi hành. Sau 3 giờ chạy xe, anh em đến Nhà thờ Chính tòa Bà rịa. Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn cùng các linh mục hân hoan niềm nở đón tiếp. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàn huyên những câu chuyện, niềm vui lan tỏa. Sau đó 5 giáo hạt thuộc giáo phận Bà Rịa họp định kỳ.
Đến 9giờ, quý Đức cha, quý cha vào Nhà thờ. Cha Phêrô Huệ trình bày đôi nét về Tiểu Sử Các Vị Tử Đạo Bà Rịa.
Xem Hình
Lúc 9giờ 45, quý cha đi bộ khoảng 300m đến Nhà thờ Mồ. Nhà thờ nằm trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, không có dáng vẻ gì đặc biệt, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa.
Tại vị trí Nhà Thờ Mồ Bà Rịa ngày nay, 288 tín hữu Công Giáo đã bị giam cầm vì đức tin, chịu chết vì lòng mến và đang an nghỉ trong niềm hy vọng phục sinh vinh hiển. Chính ngay trên mảnh đất này, vào năm 1861, trong cuộc bách hại Kitô giáo dưới triều vua Tự Đức, một nhà ngục đã được dựng lên để giam giữ các tín hữu trong cuộc truy lùng các giáo dân vùng Bà Rịa, gồm các họ đạo Phước Dĩnh (Phước Lễ ngày nay), Thôm (Long Tân), Thành (Long Điền) và Đất Đỏ. Bốn chữ “Biên Hòa Tả Đạo” được xăm vào 2 bên má các tù nhân như lời bêu nhục Kitô giáo và cũng là lý do để các Kitô hữu bị giam cầm, ngược đãi.
Nhà ngục Phước Dĩnh được dành riêng để giam hơn 300 đàn ông, còn đàn bà và trẻ con được giam ở các nhà ngục khác ở Long Kiên, Long Điền và Đất Đỏ. Từ tháng 9 năm 1861, các tín hữu bị giam tù phải chịu rất nhiều khổ cực đớn đau. Đêm mùng 7 tháng 01 năm 1862, khi quân đội Pháp tiến quân từ Vũng Tàu theo ngả sông Dinh để đánh chiếm Phước Tuy, quan quân triều đình biết là không thể kháng cự nổi nên đã quyết định rút khỏi Bà Rịa, và vì không muốn tha người Công Giáo, trước khi rút quân họ đã nổi lửa đốt cháy các nhà ngục, thiêu sống các tù nhân. Chính trong đêm ấy, mạng sống của các chứng nhân đức tin đã được trọn vẹn dâng lên Thiên Chúa trong cuộc tử đạo như một lễ vật toàn thiêu.
Ngày 8 tháng 01 năm 1862, cha Croc và cha Trí đã chôn xác các vị tử đạo trong ba huyệt mộ gần bên nhà ngục. Tháng 10 năm 1865, cha Jules Jean-Baptiste Errard đến coi sóc giáo xứ Phước Lễ. Cha đã truy tìm danh tính các tín hữu đã chết trong biến cố đốt ngục năm 1862 và cho cải táng hài cốt các ngài vào chung một ngôi mộ được đào ngay trên ngục thất đã bị đốt.
Nấm mồ bằng cẩm thạch được cha đưa về từ Hồng Kông vào năm 1871, và từ đó đến nay, ngôi nhà nguyện trên mộ các vị tử đạo tại Bà Rịa đã trở thành nơi cầu nguyện, kính viếng và tưởng nhớ những người đã chết vì đức tin, và mãi mãi là một chứng tích nhắc nhở mọi giáo dân sống đời Kitô hữu theo gương các vị tiền nhân anh dũng.(Theo bài thuyết trình Cha Phêrô Huệ).
****
Thánh lễ đồng tế lúc 10giờ. Đức cha Tôma chủ tế và Đức cha Emmanuel giảng lễ.
Đức cha Tôma nói về ý nghĩa của ngày hành hương.
Anh em linh mục rất thân mến
Hôm nay chúng ta, linh mục đoàn của 2 giáo phận thực hiện cuộc hành hương. Hành hương về Nhà Thờ Mồ kính nhớ các vị Tử Đạo Bà Rịa. Hành hương là hướng về là đi về Chúa Kitô nguồn gốc ơn cứu độ, đi về nơi các chứng nhân đức tin đã một thời sống và làm chứng cho đức tin. Các ngài, bằng lời rao giảng đã làm chứng cho Chúa Kitô, bằng đời sống thấm nhuần Tin mừng, các ngài đã sống Tin mừng và lấy cái chết của mình để làm chứng cho Chúa Kitô. Hành hương về nơi đây để chúng ta tưởng nhớ các vị tiền bối cha ông chúng ta, để chúng ta cùng với các ngài chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cùng với các ngài, xin các ngài cầu cùng Chúa ban cho chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống và tác vụ linh mục của mình.
Đức cha Emmanuel giảng lễ.
Hôm nay anh em linh mục trong hai giáo phận, khi bước chân đến đây, chúng ta như đang bước lên những bước chân của những chứng nhân đức tin đã đi trước. Anh em có mặt nơi đây chính là nhà giam các tín hữu, anh em ngồi đây trên chính nơi các ngài chịu nhục hình, anh em có mặt nơi mãnh đất này là bàn thờ của hiến lễ toàn thiêu mà các ngài đã hiến dâng cho Chúa đến cả mạng sống. Chúng ta đến đây cầu nguyện tại chính nơi những hạt giống của đức tin đã bị chôn vùi. Một cách nào đó anh em chúng ta đang được mời gọi làm sống lại hình ảnh của các chứng nhân, thể hiện chút nào đó dấu ấn của tử đạo trong cuộc đời linh mục. Anh em được mời gọi để mỗi ngày cùng với hiến lễ của hy tế thập giá của Đức Kitô ,hòa chung trong lễ toàn thiêu các vị tử đạo, với mỗi anh em cũng có một lễ dâng để hiến mình cho Thiên Chúa. Trong Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong Ngày Hành Hương đến Mộ Các Vị Tử Đạo Bà Rịa, chúng ta cũng noi gương các ngài phần nào trong cuộc sống làm con cái Chúa và trong cái chết của những chứng nhân niềm tin. Chúng ta xin được trong cuộc hành hương này, trong ngày cùng nhau cầu nguyện, thực sự dòng máu tử đạo như được tiếp vào cuộc đời linh mục để anh em chúng ta sống được ơn gọi làm chứng nhân cho Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh.
Khi nhìn vào cuộc đời các vị tử đạo, khi muốn noi gương các ngài, chúng ta nhận ra được nếu như khi bắt đạo hay khi bắt được người tín hữu, luôn luôn có tra tấn để vì sợ mà họ bỏ Chúa, bên cạnh đó cũng có dụ dỗ để vì lợi lộc mà họ bảo toàn cuộc sống. Không phải là những tra tấn, những khó khăn và những khó nhọc của đời linh mục, nhưng chúng ta xin được mang dấu ấn tử đạo trong cuộc chiến chống lại sự dễ dàng của đời sống linh mục, một cách nào đó như là những dụ dỗ làm anh em xa rời thánh chức, những quyến rũ làm anh em không còn thi hành tác vụ vì những dễ dàng trong cuộc sống và những dễ dãi mà chúng ta thường cho phép khi sống đời linh mục và thi hành tác vụ mục tử. Anh em đều cảm nghiệm được rằng, khó khăn nhiều khi không sợ nhưng dễ dàng nhiều lúc lại hiểm nguy. Qua lời chuyển cầu các vị tử đạo, qua ơn thánh Chúa ban, dưới sự chuyển cầu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cho anh em linh mục thực sự có một cuộc tử đạo ở một cấp độ nào đó trong con người linh mục và tác vụ mục tử, xin Chúa chúc lành cho ngày hành hương, xin ban sức mạnh Thánh Thần để mỗi anh em luôn biết thực hiện những điều Chúa đang muốn nơi chúng ta.
Cuối thánh lễ, Đức cha Tôma nói lời cám ơn.
Cám ơn Đức Cha Emmanuel và qúy cha Giáo Phận Bà Rịa đã đón nhận và đồng hành với chúng con đến Nhà Thờ Mồ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tôn vinh các chứng nhân đức tin tại địa hạt Bà Rịa này cách đây 156 năm (1862). Sự đón tiếp và đồng hành của Đức cha và quý cha trong ngày chúng ta họp mặt để tĩnh tâm tháng 9 mang ý nghĩa thật đẹp thật ý vị và là kỷ niệm khó phai nơi tâm trí anh em linh mục Phan thiết chúng con.
Riêng với các cha Phan thiết. Các cha nghe tôi nói về ước mong tổ chức cuộc hành hương về đây với lời mời của Đức Cha Emmanuel, các cha hưởng ứng cách nhiệt tình và hôm nay hiện diện gần như đầy đủ, đó là dấu hiệu của tình hiệp thông huynh đệ.
Tôi trân trọng kính mời Đức cha và anh em linh mục Bà rịa làm một cuộc hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao vào ngày 13.11.2018, ngày bế mạc Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của Giáo phận Phan thiết. Thánh lễ lúc 7giờ sáng.
Lễ vừa xong, trời đổ cơn mưa lớn. Anh em đi bộ về ướt sủng, một chút hy sinh góp vào ngày hành hương.
Bữa cơm trưa ấm áp tình huynh đệ tại nhà khách Nhà thờ Chính tòa. Anh em lưu luyến chia, hẹn gặp nhau tại Tàpao.
Cám ơn quý Đức cha đã tổ chức ngày hành hương vào dịp tĩnh tâm tháng cho anh em linh mục hai giáo phận. Năm Thánh Tử Đạo, anh em linh mục được quy tụ trong Nhà Thờ Mồ Bà Rịa hiệp dâng thánh lễ, thật ý nghĩa với dấu ấn không phai.
Tại Việt Nam hằng năm có rất nhiều đoàn hành hương đến những nơi thánh thiêng để cầu nguyện và nhận được nhiều ơn ích thiêng liêng (Fatima, Lộ Đức, Rôma..), và cũng rất nhiều đoàn hành hương đến với Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu, Tàpao, Măng Đen hay Cha Trương Bửu Diệp... Năm nay, trong mỗi giáo phận đều có những nơi hành hương và nhiều người đã thực hiện những chuyến hành hương, cá nhân hay theo nhóm. Với tâm tình thiêng liêng, người hành hương muốn nhịp bước cùng với Chúa Giêsu đến một linh địa nào đó. Mỗi khi lên đường hành hương, người tín hữu có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng và tìm được nguồn sức sống khi trở về cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ sáng sớm ngày 4.9.2018, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm cùng các linh mục Phan thiết đã khởi hành. Sau 3 giờ chạy xe, anh em đến Nhà thờ Chính tòa Bà rịa. Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn cùng các linh mục hân hoan niềm nở đón tiếp. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàn huyên những câu chuyện, niềm vui lan tỏa. Sau đó 5 giáo hạt thuộc giáo phận Bà Rịa họp định kỳ.
Đến 9giờ, quý Đức cha, quý cha vào Nhà thờ. Cha Phêrô Huệ trình bày đôi nét về Tiểu Sử Các Vị Tử Đạo Bà Rịa.
Xem Hình
Lúc 9giờ 45, quý cha đi bộ khoảng 300m đến Nhà thờ Mồ. Nhà thờ nằm trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, không có dáng vẻ gì đặc biệt, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa.
Tại vị trí Nhà Thờ Mồ Bà Rịa ngày nay, 288 tín hữu Công Giáo đã bị giam cầm vì đức tin, chịu chết vì lòng mến và đang an nghỉ trong niềm hy vọng phục sinh vinh hiển. Chính ngay trên mảnh đất này, vào năm 1861, trong cuộc bách hại Kitô giáo dưới triều vua Tự Đức, một nhà ngục đã được dựng lên để giam giữ các tín hữu trong cuộc truy lùng các giáo dân vùng Bà Rịa, gồm các họ đạo Phước Dĩnh (Phước Lễ ngày nay), Thôm (Long Tân), Thành (Long Điền) và Đất Đỏ. Bốn chữ “Biên Hòa Tả Đạo” được xăm vào 2 bên má các tù nhân như lời bêu nhục Kitô giáo và cũng là lý do để các Kitô hữu bị giam cầm, ngược đãi.
Nhà ngục Phước Dĩnh được dành riêng để giam hơn 300 đàn ông, còn đàn bà và trẻ con được giam ở các nhà ngục khác ở Long Kiên, Long Điền và Đất Đỏ. Từ tháng 9 năm 1861, các tín hữu bị giam tù phải chịu rất nhiều khổ cực đớn đau. Đêm mùng 7 tháng 01 năm 1862, khi quân đội Pháp tiến quân từ Vũng Tàu theo ngả sông Dinh để đánh chiếm Phước Tuy, quan quân triều đình biết là không thể kháng cự nổi nên đã quyết định rút khỏi Bà Rịa, và vì không muốn tha người Công Giáo, trước khi rút quân họ đã nổi lửa đốt cháy các nhà ngục, thiêu sống các tù nhân. Chính trong đêm ấy, mạng sống của các chứng nhân đức tin đã được trọn vẹn dâng lên Thiên Chúa trong cuộc tử đạo như một lễ vật toàn thiêu.
Ngày 8 tháng 01 năm 1862, cha Croc và cha Trí đã chôn xác các vị tử đạo trong ba huyệt mộ gần bên nhà ngục. Tháng 10 năm 1865, cha Jules Jean-Baptiste Errard đến coi sóc giáo xứ Phước Lễ. Cha đã truy tìm danh tính các tín hữu đã chết trong biến cố đốt ngục năm 1862 và cho cải táng hài cốt các ngài vào chung một ngôi mộ được đào ngay trên ngục thất đã bị đốt.
Nấm mồ bằng cẩm thạch được cha đưa về từ Hồng Kông vào năm 1871, và từ đó đến nay, ngôi nhà nguyện trên mộ các vị tử đạo tại Bà Rịa đã trở thành nơi cầu nguyện, kính viếng và tưởng nhớ những người đã chết vì đức tin, và mãi mãi là một chứng tích nhắc nhở mọi giáo dân sống đời Kitô hữu theo gương các vị tiền nhân anh dũng.(Theo bài thuyết trình Cha Phêrô Huệ).
****
Thánh lễ đồng tế lúc 10giờ. Đức cha Tôma chủ tế và Đức cha Emmanuel giảng lễ.
Đức cha Tôma nói về ý nghĩa của ngày hành hương.
Anh em linh mục rất thân mến
Hôm nay chúng ta, linh mục đoàn của 2 giáo phận thực hiện cuộc hành hương. Hành hương về Nhà Thờ Mồ kính nhớ các vị Tử Đạo Bà Rịa. Hành hương là hướng về là đi về Chúa Kitô nguồn gốc ơn cứu độ, đi về nơi các chứng nhân đức tin đã một thời sống và làm chứng cho đức tin. Các ngài, bằng lời rao giảng đã làm chứng cho Chúa Kitô, bằng đời sống thấm nhuần Tin mừng, các ngài đã sống Tin mừng và lấy cái chết của mình để làm chứng cho Chúa Kitô. Hành hương về nơi đây để chúng ta tưởng nhớ các vị tiền bối cha ông chúng ta, để chúng ta cùng với các ngài chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cùng với các ngài, xin các ngài cầu cùng Chúa ban cho chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa bằng chính đời sống và tác vụ linh mục của mình.
Đức cha Emmanuel giảng lễ.
Hôm nay anh em linh mục trong hai giáo phận, khi bước chân đến đây, chúng ta như đang bước lên những bước chân của những chứng nhân đức tin đã đi trước. Anh em có mặt nơi đây chính là nhà giam các tín hữu, anh em ngồi đây trên chính nơi các ngài chịu nhục hình, anh em có mặt nơi mãnh đất này là bàn thờ của hiến lễ toàn thiêu mà các ngài đã hiến dâng cho Chúa đến cả mạng sống. Chúng ta đến đây cầu nguyện tại chính nơi những hạt giống của đức tin đã bị chôn vùi. Một cách nào đó anh em chúng ta đang được mời gọi làm sống lại hình ảnh của các chứng nhân, thể hiện chút nào đó dấu ấn của tử đạo trong cuộc đời linh mục. Anh em được mời gọi để mỗi ngày cùng với hiến lễ của hy tế thập giá của Đức Kitô ,hòa chung trong lễ toàn thiêu các vị tử đạo, với mỗi anh em cũng có một lễ dâng để hiến mình cho Thiên Chúa. Trong Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong Ngày Hành Hương đến Mộ Các Vị Tử Đạo Bà Rịa, chúng ta cũng noi gương các ngài phần nào trong cuộc sống làm con cái Chúa và trong cái chết của những chứng nhân niềm tin. Chúng ta xin được trong cuộc hành hương này, trong ngày cùng nhau cầu nguyện, thực sự dòng máu tử đạo như được tiếp vào cuộc đời linh mục để anh em chúng ta sống được ơn gọi làm chứng nhân cho Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh.
Khi nhìn vào cuộc đời các vị tử đạo, khi muốn noi gương các ngài, chúng ta nhận ra được nếu như khi bắt đạo hay khi bắt được người tín hữu, luôn luôn có tra tấn để vì sợ mà họ bỏ Chúa, bên cạnh đó cũng có dụ dỗ để vì lợi lộc mà họ bảo toàn cuộc sống. Không phải là những tra tấn, những khó khăn và những khó nhọc của đời linh mục, nhưng chúng ta xin được mang dấu ấn tử đạo trong cuộc chiến chống lại sự dễ dàng của đời sống linh mục, một cách nào đó như là những dụ dỗ làm anh em xa rời thánh chức, những quyến rũ làm anh em không còn thi hành tác vụ vì những dễ dàng trong cuộc sống và những dễ dãi mà chúng ta thường cho phép khi sống đời linh mục và thi hành tác vụ mục tử. Anh em đều cảm nghiệm được rằng, khó khăn nhiều khi không sợ nhưng dễ dàng nhiều lúc lại hiểm nguy. Qua lời chuyển cầu các vị tử đạo, qua ơn thánh Chúa ban, dưới sự chuyển cầu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cho anh em linh mục thực sự có một cuộc tử đạo ở một cấp độ nào đó trong con người linh mục và tác vụ mục tử, xin Chúa chúc lành cho ngày hành hương, xin ban sức mạnh Thánh Thần để mỗi anh em luôn biết thực hiện những điều Chúa đang muốn nơi chúng ta.
Cuối thánh lễ, Đức cha Tôma nói lời cám ơn.
Cám ơn Đức Cha Emmanuel và qúy cha Giáo Phận Bà Rịa đã đón nhận và đồng hành với chúng con đến Nhà Thờ Mồ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và tôn vinh các chứng nhân đức tin tại địa hạt Bà Rịa này cách đây 156 năm (1862). Sự đón tiếp và đồng hành của Đức cha và quý cha trong ngày chúng ta họp mặt để tĩnh tâm tháng 9 mang ý nghĩa thật đẹp thật ý vị và là kỷ niệm khó phai nơi tâm trí anh em linh mục Phan thiết chúng con.
Riêng với các cha Phan thiết. Các cha nghe tôi nói về ước mong tổ chức cuộc hành hương về đây với lời mời của Đức Cha Emmanuel, các cha hưởng ứng cách nhiệt tình và hôm nay hiện diện gần như đầy đủ, đó là dấu hiệu của tình hiệp thông huynh đệ.
Tôi trân trọng kính mời Đức cha và anh em linh mục Bà rịa làm một cuộc hành hương về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao vào ngày 13.11.2018, ngày bế mạc Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của Giáo phận Phan thiết. Thánh lễ lúc 7giờ sáng.
Lễ vừa xong, trời đổ cơn mưa lớn. Anh em đi bộ về ướt sủng, một chút hy sinh góp vào ngày hành hương.
Bữa cơm trưa ấm áp tình huynh đệ tại nhà khách Nhà thờ Chính tòa. Anh em lưu luyến chia, hẹn gặp nhau tại Tàpao.
Cám ơn quý Đức cha đã tổ chức ngày hành hương vào dịp tĩnh tâm tháng cho anh em linh mục hai giáo phận. Năm Thánh Tử Đạo, anh em linh mục được quy tụ trong Nhà Thờ Mồ Bà Rịa hiệp dâng thánh lễ, thật ý nghĩa với dấu ấn không phai.
Tại Việt Nam hằng năm có rất nhiều đoàn hành hương đến những nơi thánh thiêng để cầu nguyện và nhận được nhiều ơn ích thiêng liêng (Fatima, Lộ Đức, Rôma..), và cũng rất nhiều đoàn hành hương đến với Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu, Tàpao, Măng Đen hay Cha Trương Bửu Diệp... Năm nay, trong mỗi giáo phận đều có những nơi hành hương và nhiều người đã thực hiện những chuyến hành hương, cá nhân hay theo nhóm. Với tâm tình thiêng liêng, người hành hương muốn nhịp bước cùng với Chúa Giêsu đến một linh địa nào đó. Mỗi khi lên đường hành hương, người tín hữu có môi trường và cơ hội nhận ra niềm vui thiêng liêng và tìm được nguồn sức sống khi trở về cuộc sống thường ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An