Trên VaticanNews ngày 3 tháng 1, 2019, Tân Giám Đốc Biên Tập của Bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, nhận định rằng Lá Thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi hàng Giám Mục Hoa Kỳ đã xác định ra hướng tiến cho toàn thể Giáo Hội. Sau đây là bài nhận định của ông:
Bức thư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi như một dấu hiệu cho thấy sự gần gũi bản thân của ngài với các Giám mục Hoa Kỳ, đang tụ họp trong khóa tĩnh tâm ở Chicago, cung ứng một chìa khóa để hiểu quan điểm của ngài về cuộc khủng hoảng lạm dụng, đồng thời cũng nhắm vào cuộc gặp gỡ vào tháng Hai ở Vatican. Trong bài diễn văn trước Giáo triều Rôma vào ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã đích thân nói lên một cách sâu rộng, quyết đoán và mạnh mẽ về chủ đề này. Bây giờ, trong thông điệp gửi các Giám mục Hoa Kỳ, ngài không dừng lại ở việc khảo sát hiện tượng lạm quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục các trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, mà đi đến tận gốc rễ của vấn đề bằng cách chỉ ra một hướng tiến.
Đức Giáo Hoàng nói “tính khả tín của Giáo hội đã bị bán rẻ nghiêm trọng và bị giảm bớt bởi các tội lỗi và tội ác này, nhưng còn tệ hơn nhiều bởi những nỗ lực đưa ra để bác bỏ hoặc che giấu chúng". Nhưng điểm chính của Lá Thư phải được tìm thấy trong câu trả lời mà ngài gợi ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo không nên quá tin tưởng vào những hành động có vẻ "hữu ích, tốt và cần thiết", và thậm chí "đúng", nhưng nếu có xu hướng thu gọn giải pháp vào sự ác, vào vấn đề tổ chức mà thôi, thì chúng không có "hương vị" của Tin Mừng.
Một Giáo hội như thế đơn giản đặt đức tin của mình vào các chiến lược, sơ đồ tổ chức và các thực hành tốt nhất, thay vì tín thác, trên hết, vào sự hiện diện của Đấng đã hướng dẫn nó cả hai ngàn năm qua, trong sức mạnh cứu rỗi của ơn thánh, trong hoạt động im lặng hàng ngày của Chúa Thánh Thần.
Trong vài năm nay, các vị Giáo hoàng đã đưa ra các quy tắc phù hợp và chặt chẽ hơn để chống lại hiện tượng lạm dụng: các hướng dẫn hơn nữa sẽ được ban hành từ cuộc họp các Giám mục của toàn thế giới hợp nhất với Toà Phêrô. Nhưng phương thuốc có thể tỏ ra không hữu hiệu nếu nó không được đi kèm "bằng việc thay đổi suy nghĩ (metanoia), cách cầu nguyện, xử lý quyền lực và tiền bạc, thực thi quyền lực và cách chúng ta liên quan với nhau và thế giới xung quanh ta".
Tính khả tín không được tái thiết bằng các chiến lược tiếp thị. Nó phải là thành quả của một Giáo hội biết cách vượt qua sự chia rẽ và xung đột nội bộ; một Giáo hội mà hành động nảy sinh từ sự phản chiếu ánh sáng không phải của riêng mình, nhưng không ngừng được ban cho; một Giáo hội không tự tuyên xưng mình và các khả năng của mình; một Giáo hội bao gồm các mục tử và tín hữu, những người, như Đức Giáo Hoàng nói, tự nhận mình là tội nhân và được kêu gọi hoán cải, chính vì họ đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm trong chính mình, ơn tha thứ và lòng thương xót.
Bức thư mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi như một dấu hiệu cho thấy sự gần gũi bản thân của ngài với các Giám mục Hoa Kỳ, đang tụ họp trong khóa tĩnh tâm ở Chicago, cung ứng một chìa khóa để hiểu quan điểm của ngài về cuộc khủng hoảng lạm dụng, đồng thời cũng nhắm vào cuộc gặp gỡ vào tháng Hai ở Vatican. Trong bài diễn văn trước Giáo triều Rôma vào ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã đích thân nói lên một cách sâu rộng, quyết đoán và mạnh mẽ về chủ đề này. Bây giờ, trong thông điệp gửi các Giám mục Hoa Kỳ, ngài không dừng lại ở việc khảo sát hiện tượng lạm quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục các trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, mà đi đến tận gốc rễ của vấn đề bằng cách chỉ ra một hướng tiến.
Đức Giáo Hoàng nói “tính khả tín của Giáo hội đã bị bán rẻ nghiêm trọng và bị giảm bớt bởi các tội lỗi và tội ác này, nhưng còn tệ hơn nhiều bởi những nỗ lực đưa ra để bác bỏ hoặc che giấu chúng". Nhưng điểm chính của Lá Thư phải được tìm thấy trong câu trả lời mà ngài gợi ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo không nên quá tin tưởng vào những hành động có vẻ "hữu ích, tốt và cần thiết", và thậm chí "đúng", nhưng nếu có xu hướng thu gọn giải pháp vào sự ác, vào vấn đề tổ chức mà thôi, thì chúng không có "hương vị" của Tin Mừng.
Một Giáo hội như thế đơn giản đặt đức tin của mình vào các chiến lược, sơ đồ tổ chức và các thực hành tốt nhất, thay vì tín thác, trên hết, vào sự hiện diện của Đấng đã hướng dẫn nó cả hai ngàn năm qua, trong sức mạnh cứu rỗi của ơn thánh, trong hoạt động im lặng hàng ngày của Chúa Thánh Thần.
Trong vài năm nay, các vị Giáo hoàng đã đưa ra các quy tắc phù hợp và chặt chẽ hơn để chống lại hiện tượng lạm dụng: các hướng dẫn hơn nữa sẽ được ban hành từ cuộc họp các Giám mục của toàn thế giới hợp nhất với Toà Phêrô. Nhưng phương thuốc có thể tỏ ra không hữu hiệu nếu nó không được đi kèm "bằng việc thay đổi suy nghĩ (metanoia), cách cầu nguyện, xử lý quyền lực và tiền bạc, thực thi quyền lực và cách chúng ta liên quan với nhau và thế giới xung quanh ta".
Tính khả tín không được tái thiết bằng các chiến lược tiếp thị. Nó phải là thành quả của một Giáo hội biết cách vượt qua sự chia rẽ và xung đột nội bộ; một Giáo hội mà hành động nảy sinh từ sự phản chiếu ánh sáng không phải của riêng mình, nhưng không ngừng được ban cho; một Giáo hội không tự tuyên xưng mình và các khả năng của mình; một Giáo hội bao gồm các mục tử và tín hữu, những người, như Đức Giáo Hoàng nói, tự nhận mình là tội nhân và được kêu gọi hoán cải, chính vì họ đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm trong chính mình, ơn tha thứ và lòng thương xót.