Hai mươi cựu nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ các nước Mỹ Châu Latinh đã viết một bức thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô để phàn nàn về những lời của ngài nói về Venezuela và Nicaragua trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi hôm 25 tháng 12 vừa qua.
Bức thư, được đăng trên các tờ báo tiếng Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng Giêng, cho rằng trong thông điệp Giáng Sinh gởi dân thành Rôma và thế giới, Đức Thánh Cha đã vô tình xem nhẹ những áp bức mà người dân Venezuela và Nicaragua đang phải chịu dưới tay chính phủ của họ.
Những người ký bức thư, bao gồm người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và là cựu tổng thống Costa Rica Oscar Arias, nói rằng họ không nghi ngờ đức tin tốt lành của Đức Phanxicô và “tinh thần mục vụ” đằng sau thông điệp này, nhưng “phần lớn người dân Venezuela và Nicaragua đã diễn dịch thông điệp ấy một cách rất tiêu cực”.
“Trên hết, ngay lúc này đây, ở các quốc gia này, có một sự tranh chấp chính trị đòi hỏi một sự hiểu biết, khoan dung giữa các lực lượng xung đột trước các trình thuật khác nhau. Đó là điều bình thường trong bối cảnh của một nền dân chủ trưởng thành hoặc còn ít nhiều thiếu sót. Chẳng may, một nền dân chủ như thế không tồn tại ở các quốc gia này”, bức thư nói.
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha nói về Venezuela như sau: “Cầu xin cho mùa hồng ân này cho phép Venezuela một lần nữa khôi phục lại được sự hài hòa xã hội và cho phép tất cả các thành viên trong xã hội làm việc trong tình huynh đệ cho sự phát triển của đất nước và hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng.”
Về Nicaragua, Đức Thánh Cha yêu cầu “các cư dân của Nicaragua yêu dấu một lần nữa có thể coi mình là anh chị em với nhau, để sự chia rẽ và bất hòa sẽ không thắng thế, nhưng tất cả có thể hoạt động để thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.”
Bức thư của các cựu nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ từ Mỹ Châu Latinh bày tỏ lo ngại rằng “lời kêu gọi hòa hợp từ phía Đức Thánh Cha, trong bối cảnh hiện nay, có thể được hiểu bởi các nạn nhân bị hại tại các quốc gia này rằng họ nên thỏa thuận với những kẻ đang tra tay hãm hại họ”.
Trong trường hợp của Venezuela, họ nói thêm rằng chính phủ nước này đã khiến cho 3 triệu người phải xin tị nạn ở nước ngoài. Với tình hình như hiện nay, Liên Hiệp Quốc dự đoán sẽ có 5.9 triệu người phải xin tị nạn trong năm 2019.
Bức thư đã ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của Đức Thánh Cha đối với sự đau khổ của người dân Venezuela và Nicaragua, và những người ký tên bày tỏ mong muốn được gặp ngài “vào một thời điểm thích hợp”.
Nhưng những người ký tên trong bức thư nói rằng người dân Venezuela là nạn nhân bị áp bức bởi một chế độ độc tài quân sự. Chế độ gian ác ấy không có chút ý định nào muốn giảm thiểu các vi phạm một cách có hệ thống đối với quyền sống, quyền tự do và phẩm giá toàn vẹn của con người và đang gây ra một nạn đói lan rộng cũng như tình trạng thiếu thuốc men và các chăm sóc y tế.
Họ cũng nói rằng vào giữa năm ngoái, có 300 người Nicaragua đã bị giết và 2,500 người bị thương trong một làn sóng đàn áp.
Bức thư là một sáng kiến của Mạng lưới Sáng kiến Dân chủ Tây Ban Nha và Mỹ Châu (gọi tắt là IDEA), hoạt động nhằm thúc đẩy chủ nghĩa tân tự do, các hiệp định thương mại và giáo dục công cộng.
Những người ký tên trong bức thư là: Oscar Arias, người Costa Rica; Nicolás Ardito Barletta, người Panamá; Enrique Bolaños, người Nicaragua; Alfredo Cristiani, người El Salvador; Felipe Calderón, người México; Rafael Ángel Calderón, người Costa Rica; Laura Chinchilla, người Costa Rica; Fernando De la Rúa, người Á Căn Đình; Vicente Fox, người México; Eduardo Frei, người Chí Lợi; César Gaviria T., người Colombia; Osvaldo Hurtado, người Ecuador; Luis Alberto Lacalle, người Uruguay; Jamil Mahuad, người Ecuador; Mireya Moscoso, người Panamá; Andrés Pastrana A., người Colombia; Jorge Tuto Quiroga, người Bôlivia; Miguel Ángel Rodríguez, người Costa Rica; Álvaro Uribe V., người Colombia; và Juan Carlos Wasmosy, người Paraguay.
Tòa Thánh là thẩm quyền luân lý có lẽ nên mạnh dạn và thẳng thắn nói lên những đau khổ người dân các nước đang phải chịu dưới ách các chế độ độc tài. Những động thái như thỏa thuận với bọn cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề bổ nhiệm Giám Mục, tiếp đón lãnh đạo các chế độ độc tài như các quan chức cộng sản Việt Nam trong khi im lặng trước các vi phạm nhân quyền khiến nhiều người không khỏi “ngỡ ngàng”.
Source: Catholic Herald - Former Latin American leaders criticize pope's comments on Nicaragua, Venezuela
Bức thư, được đăng trên các tờ báo tiếng Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng Giêng, cho rằng trong thông điệp Giáng Sinh gởi dân thành Rôma và thế giới, Đức Thánh Cha đã vô tình xem nhẹ những áp bức mà người dân Venezuela và Nicaragua đang phải chịu dưới tay chính phủ của họ.
Những người ký bức thư, bao gồm người từng đoạt giải Nobel Hòa bình và là cựu tổng thống Costa Rica Oscar Arias, nói rằng họ không nghi ngờ đức tin tốt lành của Đức Phanxicô và “tinh thần mục vụ” đằng sau thông điệp này, nhưng “phần lớn người dân Venezuela và Nicaragua đã diễn dịch thông điệp ấy một cách rất tiêu cực”.
“Trên hết, ngay lúc này đây, ở các quốc gia này, có một sự tranh chấp chính trị đòi hỏi một sự hiểu biết, khoan dung giữa các lực lượng xung đột trước các trình thuật khác nhau. Đó là điều bình thường trong bối cảnh của một nền dân chủ trưởng thành hoặc còn ít nhiều thiếu sót. Chẳng may, một nền dân chủ như thế không tồn tại ở các quốc gia này”, bức thư nói.
Trong thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha nói về Venezuela như sau: “Cầu xin cho mùa hồng ân này cho phép Venezuela một lần nữa khôi phục lại được sự hài hòa xã hội và cho phép tất cả các thành viên trong xã hội làm việc trong tình huynh đệ cho sự phát triển của đất nước và hỗ trợ cho các khu vực dễ bị tổn thương nhất của dân chúng.”
Về Nicaragua, Đức Thánh Cha yêu cầu “các cư dân của Nicaragua yêu dấu một lần nữa có thể coi mình là anh chị em với nhau, để sự chia rẽ và bất hòa sẽ không thắng thế, nhưng tất cả có thể hoạt động để thúc đẩy hòa giải và cùng nhau xây dựng tương lai của đất nước.”
Bức thư của các cựu nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ từ Mỹ Châu Latinh bày tỏ lo ngại rằng “lời kêu gọi hòa hợp từ phía Đức Thánh Cha, trong bối cảnh hiện nay, có thể được hiểu bởi các nạn nhân bị hại tại các quốc gia này rằng họ nên thỏa thuận với những kẻ đang tra tay hãm hại họ”.
Trong trường hợp của Venezuela, họ nói thêm rằng chính phủ nước này đã khiến cho 3 triệu người phải xin tị nạn ở nước ngoài. Với tình hình như hiện nay, Liên Hiệp Quốc dự đoán sẽ có 5.9 triệu người phải xin tị nạn trong năm 2019.
Bức thư đã ghi nhận sự quan tâm sâu sắc của Đức Thánh Cha đối với sự đau khổ của người dân Venezuela và Nicaragua, và những người ký tên bày tỏ mong muốn được gặp ngài “vào một thời điểm thích hợp”.
Nhưng những người ký tên trong bức thư nói rằng người dân Venezuela là nạn nhân bị áp bức bởi một chế độ độc tài quân sự. Chế độ gian ác ấy không có chút ý định nào muốn giảm thiểu các vi phạm một cách có hệ thống đối với quyền sống, quyền tự do và phẩm giá toàn vẹn của con người và đang gây ra một nạn đói lan rộng cũng như tình trạng thiếu thuốc men và các chăm sóc y tế.
Họ cũng nói rằng vào giữa năm ngoái, có 300 người Nicaragua đã bị giết và 2,500 người bị thương trong một làn sóng đàn áp.
Bức thư là một sáng kiến của Mạng lưới Sáng kiến Dân chủ Tây Ban Nha và Mỹ Châu (gọi tắt là IDEA), hoạt động nhằm thúc đẩy chủ nghĩa tân tự do, các hiệp định thương mại và giáo dục công cộng.
Những người ký tên trong bức thư là: Oscar Arias, người Costa Rica; Nicolás Ardito Barletta, người Panamá; Enrique Bolaños, người Nicaragua; Alfredo Cristiani, người El Salvador; Felipe Calderón, người México; Rafael Ángel Calderón, người Costa Rica; Laura Chinchilla, người Costa Rica; Fernando De la Rúa, người Á Căn Đình; Vicente Fox, người México; Eduardo Frei, người Chí Lợi; César Gaviria T., người Colombia; Osvaldo Hurtado, người Ecuador; Luis Alberto Lacalle, người Uruguay; Jamil Mahuad, người Ecuador; Mireya Moscoso, người Panamá; Andrés Pastrana A., người Colombia; Jorge Tuto Quiroga, người Bôlivia; Miguel Ángel Rodríguez, người Costa Rica; Álvaro Uribe V., người Colombia; và Juan Carlos Wasmosy, người Paraguay.
Tòa Thánh là thẩm quyền luân lý có lẽ nên mạnh dạn và thẳng thắn nói lên những đau khổ người dân các nước đang phải chịu dưới ách các chế độ độc tài. Những động thái như thỏa thuận với bọn cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề bổ nhiệm Giám Mục, tiếp đón lãnh đạo các chế độ độc tài như các quan chức cộng sản Việt Nam trong khi im lặng trước các vi phạm nhân quyền khiến nhiều người không khỏi “ngỡ ngàng”.
Source: Catholic Herald - Former Latin American leaders criticize pope's comments on Nicaragua, Venezuela