Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Bảo Gia Lợi và đọc bài diễn văn chính thức đầu tiên khi ngài gặp gỡ các Nhà cầm quyền, Xã hội Dân sự và Ngoại giao đoàn ở Sofia.
Theo VaticanNews, về mặt địa lý, thành phố thủ đô Sofia của Bảo Gia Lợi nằm giữa Biển Đen ở phía đông và Biển Adriatic ở phía tây. Trong bài phát biểu công khai đầu tiên ở nước này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi Bảo Gia Lợi là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo dễ dàng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, sắc tộc, văn minh và tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình.
Phát biểu trước Tổng thống, Chính quyền và Ngoại giao đoàn tại Quảng trường Atanas Burov ngay sau khi ngài đến, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Bảo Gia Lợi, nói rằng ở đây, “sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc khác biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn làm phong phú chứ không phải là một nguồn gây xung đột”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II tới Bảo Gia Lợi hồi tháng 5 năm 2002 và nói về việc Thánh Gioan XXIII phục vụ với tư cách là sứ thần Tòa Thánh ở Sofia trong mười năm. Đức Giáo Hoàng cũng tưởng nhớ thánh Cyril và thánh Methodius, hai vị Thánh “đã truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slav”, và cùng là thánh quan thầy của châu Âu. Đức Giáo Hoàng gọi các ngài là “một nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại sinh hoa trái, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các nhà nước và các dân tộc”.
Một khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mô tả “khoảnh khắc đặc biệt này của lịch sử” ở Bảo Gia Lợi, “Ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị” từng giam cầm “tự do và các sáng kiến của xứ sở”. Ngài nói tới các hậu quả của việc di cư trong những thập niên gần đây từng chứng kiến hơn hai triệu người Bảo Gia Lợi rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm việc làm. Điều này, kết hợp với điều Đức Giáo Hoàng gọi là “mùa đông dân số” tức việc giảm tỷ lệ sinh sản, đã dẫn đến việc mất dân số và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố”.
Khuyến khích và mời gọi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các nhà lãnh đạo Bảo Gia Lợi tiếp tục tạo điều kiện cho phép người trẻ “đầu tư năng lực trẻ trung của họ và lên kế hoạch cho tương lai của họ”, biết rằng họ có thể có “một cuộc sống xứng đáng” ngay tại quê hương của họ. Đức Giáo Hoàng cũng trân trọng mời gọi mọi người Bảo Gia Lợi nào “vốn quen thuộc với thảm kịch di cư” không nhắm mắt, không đóng cửa trái tim hay bàn tay họ “đối với những người đến gõ cửa nhà các bạn”.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gợi ý chúng ta nên “hưởng lợi từ lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi” để mọi tôn giáo có thể đóng góp vào sự phát triển của nền văn hóa biết “tôn trọng con người nhân bản”, và “bác bỏ mọi hình thức bạo lực và cưỡng bức”. Đức Giáo Hoàng nói, nhờ cách này, những người tìm cách “thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại”.
Theo VaticanNews, về mặt địa lý, thành phố thủ đô Sofia của Bảo Gia Lợi nằm giữa Biển Đen ở phía đông và Biển Adriatic ở phía tây. Trong bài phát biểu công khai đầu tiên ở nước này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi Bảo Gia Lợi là cầu nối giữa Đông và Tây, có khả năng tạo dễ dàng cho cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, sắc tộc, văn minh và tôn giáo khác nhau mà trong nhiều thế kỷ đã sống ở đây trong hòa bình.
Phát biểu trước Tổng thống, Chính quyền và Ngoại giao đoàn tại Quảng trường Atanas Burov ngay sau khi ngài đến, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi Bảo Gia Lợi, nói rằng ở đây, “sự đa dạng, kết hợp với sự tôn trọng các bản sắc khác biệt, được xem như một cơ hội, một nguồn làm phong phú chứ không phải là một nguồn gây xung đột”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại chuyến viếng thăm của Thánh Gioan Phaolô II tới Bảo Gia Lợi hồi tháng 5 năm 2002 và nói về việc Thánh Gioan XXIII phục vụ với tư cách là sứ thần Tòa Thánh ở Sofia trong mười năm. Đức Giáo Hoàng cũng tưởng nhớ thánh Cyril và thánh Methodius, hai vị Thánh “đã truyền giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slav”, và cùng là thánh quan thầy của châu Âu. Đức Giáo Hoàng gọi các ngài là “một nguồn cảm hứng cho cuộc đối thoại sinh hoa trái, hòa hợp và gặp gỡ huynh đệ giữa các Giáo hội, các nhà nước và các dân tộc”.
Một khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mô tả “khoảnh khắc đặc biệt này của lịch sử” ở Bảo Gia Lợi, “Ba mươi năm sau khi kết thúc chế độ toàn trị” từng giam cầm “tự do và các sáng kiến của xứ sở”. Ngài nói tới các hậu quả của việc di cư trong những thập niên gần đây từng chứng kiến hơn hai triệu người Bảo Gia Lợi rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm việc làm. Điều này, kết hợp với điều Đức Giáo Hoàng gọi là “mùa đông dân số” tức việc giảm tỷ lệ sinh sản, đã dẫn đến việc mất dân số và bỏ hoang của nhiều ngôi làng và thành phố”.
Khuyến khích và mời gọi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích các nhà lãnh đạo Bảo Gia Lợi tiếp tục tạo điều kiện cho phép người trẻ “đầu tư năng lực trẻ trung của họ và lên kế hoạch cho tương lai của họ”, biết rằng họ có thể có “một cuộc sống xứng đáng” ngay tại quê hương của họ. Đức Giáo Hoàng cũng trân trọng mời gọi mọi người Bảo Gia Lợi nào “vốn quen thuộc với thảm kịch di cư” không nhắm mắt, không đóng cửa trái tim hay bàn tay họ “đối với những người đến gõ cửa nhà các bạn”.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gợi ý chúng ta nên “hưởng lợi từ lòng hiếu khách của người dân Bảo Gia Lợi” để mọi tôn giáo có thể đóng góp vào sự phát triển của nền văn hóa biết “tôn trọng con người nhân bản”, và “bác bỏ mọi hình thức bạo lực và cưỡng bức”. Đức Giáo Hoàng nói, nhờ cách này, những người tìm cách “thao túng và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại”.