Chúa Nhật IV Phục Sinh
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Trong cả ba năm Phụng vụ, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh chúng ta được nghe bài Tin Mừng Gioan về người mục tử nhân lành. Ở Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm về người đánh cá; Tin Mừng Chúa Nhật giới thiệu với chúng ta về người mục tử. Đây là hai hình ảnh quan trọng như nhau để diễn tả về sứ vụ cứu độ trong Tin Mừng. Hình ảnh thứ nhất có tước hiệu “những kẻ chài lưới người,” và hình ảnh thứ hai có tước hiệu là “mục tử của các linh hồn.” Cả hai danh hiệu đều được áp dụng cho các Tông Đồ.
1- Chân dung người mục tử
Phần lớn miền Giuđêa là vùng cao nguyên với đất cằn cỗi và sỏi đá, chỉ phù hợp cho việc chăn nuôi hơn là trồng trọt. Những cánh đồng cỏ xanh thì rất khan hiếm nên đoàn chiên phải luôn di chuyển từ nơi này tới nơi khác; không có những thành lũy bảo vệ và vì thế, người mục tử phải luôn hiện diện với đàn chiên. Một du khách của thế kỷ trước đã để lại cho chúng ta một bức chân dung về người mục tử ở Palestina như sau: “Khi bạn thấy người mục tử xuất hiện trên một đồng cỏ, ông không ngủ, nhưng quan sát từ xa, với dáng phong trần sương gió, tựa mình trên chiếc gậy, chăm chú theo dõi đoàn chiên di chuyển, bạn hiểu tại sao người mục tử có tầm quan trọng như thế trong lịch sử của Ítraen. Vì thế, họ dành tước hiệu này cho vị vua của họ và chính Đức Kitô đã dùng tước hiệu này như biểu tượng để diễn tả về hy sinh chính mình.”
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được trình bày như là Mục tử của dân Người: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (Tv 23,1). “Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95,7). Trong sách tiên tri Isaia, Đấng Mêsia tương lai cũng được miêu tả với hình ảnh của người mục tử: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử này được ứng nghiệm một cách đầy đủ nơi Chúa Kitô. Người là Mục Tử nhân lành, đã dong duổi đi tìm những con chiên lạc; Người động lòng thương xót con người bởi vì Người thấy họ như “đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36); Người gọi các môn đệ của Người là “đàn chiên bé nhỏ” (Lc 12,32). Thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là “Mục Tử của linh hồn chúng ta” (1 Pr 2,25) và Thư gửi Tín hữu Do Thái nói về Người như là “Mục Tử cao cả của đoàn chiên” (Dt 13,20).
2- Nét tiêu biểu của vị Mục Tử nhân lành
Tin Mừng Chúa Nhật này làm nổi bật những nét tiêu biểu của Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành. Nét tiêu biểu thứ nhất đó là sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mục tử và đoàn chiên: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10,27). Trong một số nước ở Châu Âu, chiên được nuôi và phát triển một cách chính yếu vì để cung cấp thịt; ở Ítraen, trước hết chúng được nuôi để lấy lông và sữa. Vì lý do này, chúng được nuôi giữ nhiều năm trong đoàn chiên của người mục tử. Nên ông biết rõ đặc điểm mỗi con và đặt cho chúng những danh xưng rất thân tình.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nói qua hình ảnh này là rất rõ. Người biết các môn đệ của Người (như Thiên Chúa biết hết mọi người). Người biết rõ tên của họ. Đối với Kinh Thánh, biết tên gọi cũng có nghĩa là biết rõ bản chất sâu xa nhất của họ. Người yêu thương họ với một tình yêu cá vị và với tình yêu đó, Người đối xử mỗi người như họ là duy nhất, hiện hữu, không ai thay thế đối với Người. Chỉ có Chúa Kitô mới biết rõ mỗi người môn đệ Chúa thế nào và mỗi người môn đệ đó chính là chúng ta.
Đoạn Tin Mừng còn nói với chúng ta điều gì đó nữa về người Mục Tử tốt lành. Người hiến mình cho và vì đoàn chiên, không ai có thể cướp chúng khỏi tay Người. Những con vật hoang dã – những con sói và loài báo – và những tên cướp là cơn ác mộng đối với những mục tử ở Ítraen. Trong những nơi hoang liêu như thế, chúng luôn là mối đe dọa thường xuyên. Đó là những khoảnh khắc cho thấy sự khác biệt giữa mục tử đích thực và người chăn thuê. Người mục tử đích thực là người chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Khi đối diện với những nguy hiểm, người chăn thuê đào tẩu và bỏ đoàn chiên ở lại với lũ sói hoặc lũ cướp; còn người mục tử đích thực thì dám can đảm đối diện với nguy hiểm để bảo vệ và cứu vớt đoàn chiên. Điều này diễn tả lý do tại sao Phụng vụ đề nghị chúng ta chọn đọc đoạn Tin Mừng về người Mục Tử nhân lành trong Mùa Phục Sinh, thời điểm mà Chúa Kitô minh chứng Người là Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên qua cuộc Tử nạn trên Thập giá và Phục sinh vinh hiển.
3- Chúng ta là đoàn chiên của Người
Khi suy ngắm hình ảnh Chúa là Mục tử tốt lành, một câu hỏi đặt ra trong tâm trí chúng ta: Tại sao Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến thế? Đây cũng là câu hỏi mà tác giả Thánh Vịnh đã từng thắc mắc: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8,4-5). Con người chỉ là cát bụi mong manh: “Thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu” (Tv 39,6-7). Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng rất cao cả: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,6-7).
Triết gia Blaise Pascal đã diễn tả sự tương phản giữa sự khốn cùng và vĩ đại của con người: “Con người chỉ là một cây sậy, một cây yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư” (Tư Tưởng 347). Con người trổi vượt hơn mọi loài vì con người giống hình ảnh Thiên Chúa và được Người yêu thương một cách đặc biệt.
Như thế, Đấng Phục Sinh chính là vị Mục Tử nhân lành, Người yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta như Mục tử chăm sóc đoàn chiên của mình.
Để kết thúc, chúng ta tâm nguyện với lời ca của Thánh Vịnh:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv 23). Amen!
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Trong cả ba năm Phụng vụ, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh chúng ta được nghe bài Tin Mừng Gioan về người mục tử nhân lành. Ở Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm về người đánh cá; Tin Mừng Chúa Nhật giới thiệu với chúng ta về người mục tử. Đây là hai hình ảnh quan trọng như nhau để diễn tả về sứ vụ cứu độ trong Tin Mừng. Hình ảnh thứ nhất có tước hiệu “những kẻ chài lưới người,” và hình ảnh thứ hai có tước hiệu là “mục tử của các linh hồn.” Cả hai danh hiệu đều được áp dụng cho các Tông Đồ.
1- Chân dung người mục tử
Phần lớn miền Giuđêa là vùng cao nguyên với đất cằn cỗi và sỏi đá, chỉ phù hợp cho việc chăn nuôi hơn là trồng trọt. Những cánh đồng cỏ xanh thì rất khan hiếm nên đoàn chiên phải luôn di chuyển từ nơi này tới nơi khác; không có những thành lũy bảo vệ và vì thế, người mục tử phải luôn hiện diện với đàn chiên. Một du khách của thế kỷ trước đã để lại cho chúng ta một bức chân dung về người mục tử ở Palestina như sau: “Khi bạn thấy người mục tử xuất hiện trên một đồng cỏ, ông không ngủ, nhưng quan sát từ xa, với dáng phong trần sương gió, tựa mình trên chiếc gậy, chăm chú theo dõi đoàn chiên di chuyển, bạn hiểu tại sao người mục tử có tầm quan trọng như thế trong lịch sử của Ítraen. Vì thế, họ dành tước hiệu này cho vị vua của họ và chính Đức Kitô đã dùng tước hiệu này như biểu tượng để diễn tả về hy sinh chính mình.”
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được trình bày như là Mục tử của dân Người: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (Tv 23,1). “Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95,7). Trong sách tiên tri Isaia, Đấng Mêsia tương lai cũng được miêu tả với hình ảnh của người mục tử: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử này được ứng nghiệm một cách đầy đủ nơi Chúa Kitô. Người là Mục Tử nhân lành, đã dong duổi đi tìm những con chiên lạc; Người động lòng thương xót con người bởi vì Người thấy họ như “đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36); Người gọi các môn đệ của Người là “đàn chiên bé nhỏ” (Lc 12,32). Thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là “Mục Tử của linh hồn chúng ta” (1 Pr 2,25) và Thư gửi Tín hữu Do Thái nói về Người như là “Mục Tử cao cả của đoàn chiên” (Dt 13,20).
2- Nét tiêu biểu của vị Mục Tử nhân lành
Tin Mừng Chúa Nhật này làm nổi bật những nét tiêu biểu của Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành. Nét tiêu biểu thứ nhất đó là sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mục tử và đoàn chiên: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10,27). Trong một số nước ở Châu Âu, chiên được nuôi và phát triển một cách chính yếu vì để cung cấp thịt; ở Ítraen, trước hết chúng được nuôi để lấy lông và sữa. Vì lý do này, chúng được nuôi giữ nhiều năm trong đoàn chiên của người mục tử. Nên ông biết rõ đặc điểm mỗi con và đặt cho chúng những danh xưng rất thân tình.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nói qua hình ảnh này là rất rõ. Người biết các môn đệ của Người (như Thiên Chúa biết hết mọi người). Người biết rõ tên của họ. Đối với Kinh Thánh, biết tên gọi cũng có nghĩa là biết rõ bản chất sâu xa nhất của họ. Người yêu thương họ với một tình yêu cá vị và với tình yêu đó, Người đối xử mỗi người như họ là duy nhất, hiện hữu, không ai thay thế đối với Người. Chỉ có Chúa Kitô mới biết rõ mỗi người môn đệ Chúa thế nào và mỗi người môn đệ đó chính là chúng ta.
Đoạn Tin Mừng còn nói với chúng ta điều gì đó nữa về người Mục Tử tốt lành. Người hiến mình cho và vì đoàn chiên, không ai có thể cướp chúng khỏi tay Người. Những con vật hoang dã – những con sói và loài báo – và những tên cướp là cơn ác mộng đối với những mục tử ở Ítraen. Trong những nơi hoang liêu như thế, chúng luôn là mối đe dọa thường xuyên. Đó là những khoảnh khắc cho thấy sự khác biệt giữa mục tử đích thực và người chăn thuê. Người mục tử đích thực là người chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Khi đối diện với những nguy hiểm, người chăn thuê đào tẩu và bỏ đoàn chiên ở lại với lũ sói hoặc lũ cướp; còn người mục tử đích thực thì dám can đảm đối diện với nguy hiểm để bảo vệ và cứu vớt đoàn chiên. Điều này diễn tả lý do tại sao Phụng vụ đề nghị chúng ta chọn đọc đoạn Tin Mừng về người Mục Tử nhân lành trong Mùa Phục Sinh, thời điểm mà Chúa Kitô minh chứng Người là Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên qua cuộc Tử nạn trên Thập giá và Phục sinh vinh hiển.
3- Chúng ta là đoàn chiên của Người
Khi suy ngắm hình ảnh Chúa là Mục tử tốt lành, một câu hỏi đặt ra trong tâm trí chúng ta: Tại sao Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến thế? Đây cũng là câu hỏi mà tác giả Thánh Vịnh đã từng thắc mắc: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8,4-5). Con người chỉ là cát bụi mong manh: “Thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu” (Tv 39,6-7). Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng rất cao cả: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,6-7).
Triết gia Blaise Pascal đã diễn tả sự tương phản giữa sự khốn cùng và vĩ đại của con người: “Con người chỉ là một cây sậy, một cây yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư” (Tư Tưởng 347). Con người trổi vượt hơn mọi loài vì con người giống hình ảnh Thiên Chúa và được Người yêu thương một cách đặc biệt.
Như thế, Đấng Phục Sinh chính là vị Mục Tử nhân lành, Người yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta như Mục tử chăm sóc đoàn chiên của mình.
Để kết thúc, chúng ta tâm nguyện với lời ca của Thánh Vịnh:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv 23). Amen!