DẪN NHẬP
Từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ và Ngài đã phán : “Vì thế, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ nên một huyết nhục” (Mt 19, 4-5). Có thể nói, hôn nhân và gia đình là định chế xã hội đầu tiên và nền tảng nhất của loài người. Hôn nhân đã được đề cập đến ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh (St 1, 27-28; 2, 18-25); và rồi hình ảnh hôn nhân lại được Kinh Thánh nhắc lại ở những trang cuối (Kh 21, 2.9.17). Điều đó cho thấy, hôn nhân không phải chỉ là một định chế thuần túy của con người, mà trước hết còn nằm trong chương trình của Thiên Chúa, khi Ngài dựng nên con người có nam có nữ, và mời gọi họ : “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó” (St 1, 28).
Gắn liền với bản chất được tạo dựng ngay từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã muốn cho con người sống yêu thương và hiệp thông với nhau. Tình yêu là nền tảng và bẩm sinh của con người[1]. Tình yêu chính là yếu tố căn bản của đời sống hôn nhân. Tình yêu vun đắp các mối tương quan được thiết lập bởi sự trung thành qua bí tích hôn phối để trọn đời gắn bó với nhau nên một, không phân chia.
Thế nhưng, trong thời đại hôm nay, các giá trị hôn nhân và đời sống đạo đức trong môi trường gia đình đang xuống cấp một cách trầm trọng.
Thật khó mà tìm thấy hình ảnh các gia đình sáng tối cùng nhau kinh nguyện, cha mẹ dạy dỗ giáo dục con cái cách kính trọng, hiếu kính, anh em hòa thuận, vợ chồng tình nghĩa, trung thành, mạng sống được tôn trọng, bảo vệ…
Môi trường “hôn nhân – gia đình”, thay vì nuôi dưỡng và phát triển các giá trị công bằng, chân lý, đạo đức nhân bản đó lại được thay bằng những tham vọng và dục vọng của “tính thế tục”; các giá trị cao cả và thánh thiêng của hôn nhân bị lật nhào, hạ bệ, để nhường chỗ cho những vị thần “mammon”, những vị thần mang tên “tự do phóng túng”, “hưởng thụ đồi truỵ”…
Có thể liệt kê một chuỗi những vết thương đau xót : Nạn ly hôn ngày càng tăng cao, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, một số khác rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, dẫn đến nổi loạn hung hăng và bất trị. Nạn yêu cuồng sống vội ngay trong độ tuổi học sinh dẫn đến bạo hành trong học đường, đôi khi gây án mạng vì tranh giành bạn tình; không thiếu những trường hợp người trẻ làm cha, làm mẹ bất đắc dĩ, nạn nạo phá thai lan tràn khắp nơi để giải quyết những lỡ lầm, nóng vội cách buông thả trong yêu đương; cũng có khi, vì coi trọng danh dự, tiền bạc, quyền lợi hơn là sự sống con người, không đếm xỉa gì đến quyền tối thượng của Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo và trao ban sự sống của Ngài; cũng phải tính đến tình trạng tự do sống chung, sống thử trước hôn nhân, nạn bạo hành trong gia đình, ngoại tình…
Vâng, tất cả như một cơn sóng thần đang làm sụp đổ hay xói mòn những giá trị và truyền thống tốt đẹp, thánh thiêng của hôn nhân gia đình.
Trong những năm vừa qua, cả thế giới, trong cũng như ngoài Giáo Hội, đang có những nỗ lực tìm kiếm những nguyên nhân và đề xuất những phương thuốc chữa trị những căn bệnh trầm kha về hôn nhân-gia đình.
Ở đây muốn nhận diện một nguyên nhân cũng là một thách đố quan trọng ảnh hưởng trên chính nền tảng của hôn nhân-gia đình : SỰ TRUNG THÀNH.
Thật vậy, không còn thuỷ chung thì đôi bạn không còn quan tâm đến nhau, và chẳng chóng thì chày, một hoặc cả hai, sẽ đi tìm cái mới, vứt bỏ cái cũ. Gia đình vỡ tan từ đó.
Nếu phải truy nguyên nguồn cội của những đổ vỡ, băng hoại trong hôn nhân-ga đình, có lẽ phải trở về ngay từ điểm xuất phát nầy : “giá trị trung thành”, một trong những giá trị nền tảng của hôn nhân, mà nếu bị xem thường hoặc không thực hiện đến nơi đến chốn, chắc chắn sẽ mang lại những hậu quả tai hại khôn lường.
Nào chẳng phải Thiên Chúa ngay từ đầu đã trao cho đời sống hôn nhân sứ mệnh là cùng nhau trung thành cộng tác, bổ túc cho nhau và sinh sản con cái và giáo dục chúng. Gia đình chỉ hạnh phúc khi họ biết sống đúng trách nhiệm và bổn phận mà Chúa ủy thác với một tình yêu chung thuỷ dành cho nhau và vì nhau. Có như thế họ mới cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách để trung thành sống giao ước tình yêu mà Thiên Chúa đã luôn chúc phúc cho tình yêu phu phụ của họ. (Xem thêm SGLHTCG các số từ 1646-1649).[2]
Thách đố về sự trung thành, vì thế, rất quan trọng mà đời sống hôn nhân-gia đình hôm nay cần phải vượt qua. Chiến thắng được thách đố nầy, hôn nhân – gia đình sẽ giữ được nền tảng vững bền và chắc chắn sẽ tìm được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.
Sau đây là một số phân tích và đề nghị những giải pháp mục vụ giúp vượt qua thách đố nầy.
1. Giá trị “TRUNG THÀNH” trong hôn nhân
Tình yêu và lòng trung thành dường như là điều cần thiết cho cuộc sống chung. Trong mọi tương quan, trong mọi bậc sống đều cần lòng trung thành, sự chung thủy với nhau. Một đội bóng cần sự gắn kết, trung thành để đi tới chiến thắng; quân đội cần sự trung thành mới bảo vệ được tổ quốc; giáo dục, nghề nghiệp…cần sự trung thành để thành nhân và thành công... Quả thật, lòng chung thủy, sự trung thành luôn là yếu tố nền tảng để thiết dựng mọi mối tương quan liên vị giữa người với người và giữa các tổ chức xã hội.
Đặc biệt, trong đời sống hôn nhân gia đình, sự thuỷ chung, yếu tố trung tín, chính là báu vật quý giá nhất mà vợ chồng phải trân quý; bởi chưng, đó chính là yếu tố làm nên bản chất của tình yêu và bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, như giáo lý Hội Thánh xác quyết :
“Tự bản chất của nó, tình yêu phu phụ đòi hỏi đôi phối ngẫu phải chung thuỷ một cách bất khả xâm phạm. Đây là hệ quả của việc chính đôi phối ngẫu đã tự hiến cho nhau…”[3]
“Động lực sâu xa nhất của sự chung thuỷ căn cứ trên sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước của Ngài, sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh…”[4]
Thế nhưng, muốn hiểu và hiện thực hoá giá trị trung thành thì, tiên vàn, phải xác định và đón nhận các giá trị nền tảng của hôn nhân dưới ánh sáng mạc khải.
Trước hết, sự trung thành trong hôn nhân được đặt trên nền tảng “Giao Ước”.
Hôn nhân là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thương và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng, để sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha làm mẹ[5]. Hôn nhân đời hay hôn nhân đạo đều được xây dựng trên nền tảng “giao ước” nầy. Càng ý thức sâu sắc ý nghĩa giao ước đó, càng trân trọng sự thuỷ chung và cùng nhau ra sức nỗ lực củng cố sự trung thành.
Xem thường, hiểu cách lệch lạc (đậu gạo nấu chung, bền ở bỡ đi, không còn hợp nhau sống chung làm gì cho đau khổ…) sẽ dẫn tới sự đổ vỡ.
Nếu các bạn trẻ Công giáo hôm nay hiểu rõ được những đòi hỏi, ý nghĩa và giá trị của đời sống hôn nhân và can đảm, trân trọng giữ gìn thì chắc chắn, cho dẫu phải đối diện với các tệ nạn xã hội, cũng sẽ dễ dàng để vượt qua và giữ gìn sự ổn định của mái ấm.
Ngày nay, khi lâm vào những bế tắc, đổ vỡ trong hôn nhân và đời sống gia đình, người ta hay đổ thừa cho những “nhân tố ngoại tại” (tài chánh, quan hệ xã hội, quan niệm sống…) và loay hoay chạy tìm cũng với những phương thế ngoại tại : điều kiện vật chất, các kỷ thuật hưởng thụ, đổi mới quan hệ…
Tuy nhiên, sự can thiệp của văn minh khoa học kỹ thuật và các điều kiện vật chất sẽ chỉ giúp hỗ trợ thăng tiến, trưởng thành hôn nhân và xây dựng gia đình ở “phần ngọn” thôi; cho nên, nếu không chú tâm đến phần “nền tảng”, “phần gốc”, thì các tệ nạn vẫn còn đó và đời sống lứa đôi vẫn phải lần bước trong đêm tối của những cuộc tình đổ vỡ, bế tắc.
Từ việc xác định yếu tố và giá trị “trung Thành”, như nền tảng của hôn nhân-gia đình, chúng ta thử tìm hiểu một yếu tố thứ khác liên quan đến “thách đố trung thành” trong hôn nhân.
2. Tự do trong chọn lựa :
Cuộc sống luôn là một chọn lựa; và chắc chắn một điều, ai cũng muốn chọn cho mình cái gì là tốt, phù hợp với mình nhất.
Ơn gọi làm người của mỗi người , cách riêng với mỗi Kitô hữu), đều là những chọn lựa : nếu không chọn đời sống tu trì thì hôn nhân là con đường bình thường mà mọi người trưởng thành sớm muộn gì ai cũng phải đi tới.
Cái quan trọng không phải là tới sớm hay tới muộn, mà chính là ở chỗ mình đã chuẩn bị được gì trên đường đi tới và sẽ sống thế nào khi đã dấn thân vào. Việc chọn cho mình một người bạn đời để cùng nhau chia sẻ và xây dựng một mái ấm hạnh phúc cũng rất quan trọng. Bởi lẽ con người ngày hôm nay thường thích được che đậy bởi sự hào nhoáng bên ngoài : sắc đẹp, gia thế, điều kiện vật chất, đẳng cấp xã hội…, nên rất nhiều người dễ bị sai lầm khi đứng trước các chọn lựa.
Ngày xưa ông bà cha mẹ chúng ta đâu được quyền tự do chọn lựa yêu đương, tìm hiểu kỹ càng như chúng ta; rất thường, kết quả hôn nhân đến từ những cuộc trung gian mai mối, hay thuận theo nguyên tắc vàng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thế mà biêt bao đôi hôn phối, bao nhiêu gia đình đã trung thành sống với nhau cho đến “đầu bạc răng long”, xây dựng gia đạo bao đời tốt đẹp và sản sinh những thế hệ cháu con danh giá rạng ngời.
Bây giờ thì không như thế ! Các bạn trẻ ngày nay có đầy đủ không gian và thời gian để tìm hiểu, chọn lựa và chuẩn bị để tiến tới hôn nhân. Xem ra tình yêu, hôn nhân của thời nay đầy tính nhân văn, đầy tự do và khi các bạn trẻ đã yêu thì không gì có thể cản lối. Chính vì thế, các đôi bạn trẻ thường vận dụng mọi lý lẻ để bao biện cho chọn lựa của mình và thường khẳng định “tình yêu đang có” của mình là đúng, là đẹp nhất.
Tự do chọn lựa là điều đáng quý nhưng phải là tự do chọn cái tốt, cái đẹp để thăng hoa cuộc đời của mình, chứ không phải là một chọn lựa theo tiếng nói của cảm tính hay dục vọng mù quáng. Không ít các người trẻ hôm nay đã hiểu sai ý nghĩa tự do, một khả năng nhân linh cao cả, vốn dĩ được Thiên Chúa trao ban để chọn lựa đúng theo ý Ngài; họ cố chấp đánh đồng tự do với sự tháo thứ phóng túng, chọn lựa bất kể mà không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
Với quan niệm nầy, tiêu chí hàng đầu để người trẻ hôm nay theo đó mà chọn lựa, thường chỉ là những gì hợp với ý mình, hợp “gout”, hợp xu thế của nhiều người…; vì thế, khi khó khăn thử thách đến, họ dễ dàng thoái thác bổn phận và trách nhiệm, để cuối cùng, dẫn đến con đường lầm lạc đổ vỡ trong hôn nhân.
Căn nguyên của những hiện tượng tiêu cực ấy thường đến từ quan niệm sai lạc hay bất cập về tự do, cũng như trong kinh nghiệm nghèo nàn và hạn chế để sống các chiều kích đích thực về tự do; không còn coi tự do như khả năng thực hiện sự thật Thiên Chúa vạch ra cho hôn nhân gia đình, nhưng coi nó như một năng lực tự lập để tự khẳng định chính mình, không chấp nhận những góp ý xây dựng khác biệt, và buông theo sự thoải mái ích kỷ…
Vị Tôi tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã nói : “Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh”[6].
Nhưng trong tình yêu chọn như thế nào để gọi là chọn đúng ? Con người chỉ cảm nhận được giá trị đúng khi chọn lựa đó giúp bằng lòng với thực tại và soi đường mở lối hướng về tương lai.
Chúng ta đừng quên, cuộc sống tại thế này vốn dĩ không có gì là tuyệt đối, không có gì là hoàn hảo…, ngoại trừ một mình Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối và hoàn hảo. Vì thế đừng cho rằng người bạn đời của mình là hoàn hảo nhất, là thần tượng, là kiểu mẫu… Có một kinh nghiệm thường tình nơi những kẻ yêu nhau, đó là cái gì thuộc về người yêu cũng đẹp. Dân gian xưa nay vẫn thường nói : “Yêu nhau quả ấu cũng tròn”. Tuy nhiên “nước rặt mới biết cỏ thúi”; sau kinh nghiệm sống chung với nhau dưới một mái nhà, ăn chung một bàn, nằm chung một gường…, tính cách con người dần dần được biểu lộ, tốt hay xấu, hoàn mỹ hay khiếm khuyết, sâu xa đạo đức hay tầm thường hời hợt…sẽ lộ mặt.
Có nhiều đôi bạn rơi vào trục trặc, khủng hoảng trong giai đoạn nầy. Từ thất vọng, nản lòng sẽ dần dần khiến tình yêu trở nên lạnh nhạt, kéo theo các mối tương quan trong gia đình chia rẽ, rạn nứt; hạnh phúc, niềm vui của hôn nhân gia đình trở thành xa vắng; và dĩ nhiên, chẳng chóng thì chày, đổ vỡ, ly tan sẽ ập đến !
Do đó, giá trị vững bền của đời sống hôn nhân gia đình không được quyết định trên sự chọn lựa đẹp hay xấu, tròn hay méo, ốm hay mập…, nhưng trên chính tình yêu đích thực mà đôi bạn dành cho nhau; một tình yêu có khả năng bổ túc cho những khiếm khuyết của nhau, dành cho nhau sự tôn trọng và chia sẻ trách nhiệm, giúp nhau cố gắng hoàn thiện và cùng chung tay nỗ lực xây dựng, chắt chiu hạnh phúc từ những hành vi nhỏ nhặt đời thường...
Cách riêng, hôn nhân Công giáo còn mang giá trị vĩnh cửu thể hiện giao ước tình yêu của thiên Chúa và con người. Hình ảnh hôn nhân được Thiên Chúa liên kết bằng dấu ấn linh thánh để đôi bạn trọn đời vẹn nghĩa thủy chung, cùng nhau nuôi dạy con cái theo luật Chúa Kitô và Hội thánh.[7]
3. Vai trò của giáo dục gia đình :
Gia đình là tế bào của xã hội và Giáo hội, là trường dạy đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đức tin cho con cái. Vì thế, định chế hôn nhân không chỉ được thiết lập bằng một nhân tố là tình yêu vợ chồng, mà còn phải đặt tình yêu đó trong bổn phận với nhau và trách nhiệm đối với con cái.
Các nhà giáo dục thường nêu lên mẫu người cha người mẹ lý tưởng, những người có thể đảm đương ba vai trò khác nhau tùy hoàn cảnh và nhu cầu của những đứa con: một người cố vấn, một người thầy và một người bạn.
Cha mẹ là những người cố vấn để con cái có thể tìm đến xin những lời khuyên và được định hướng; là những người thầy để con cái dễ dàng học hỏi và được giáo dục; và là những người bạn để con cái có thể thoái mái, tâm sự sẻ chia, thổ lộ suy nghĩ, ước muốn và tình cảm của mình...
Khi thực hành “3 vị thế” trên (cố vấn, thầy dạy, bạn hữu), những bậc làm cha mẹ có thể áp dụng nguyên tắc mà các nhà tu đức đã đề nghị : “cương quyết và dịu dàng”. Giáo dục là sự liên kết hài hòa và nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cần và đủ nầy.
Cuối cùng : tiêu đích của giáo dục gia đình chính là tình yêu; “tình yêu sẽ cứu thế giới”, đó là một lời khẳng định thay cho tất cả.
Ngoài ra, “ngôn ngữ đối thoại” trong gia đình cũng ảnh hưởng trên con cái một cách thiết thực. Những lời lẽ tôn trọng chồng của vợ sẽ là tấm gương cho con gái sau này ứng xử với chồng, với cha mẹ chồng... Những lời lẽ yêu thương đầm ấm của chồng dành cho vợ, chính là vốn từ cho con cái ông sẽ dùng trong nhà và mai sau hay...
Từ cách ăn nói, sự ân cần dạy dỗ, những nghĩa cử tế nhị, hành vi phục vụ, sẻ chia… cùng với những bữa cơm đầm ấm, hòa ái, những giờ kinh gia đình sốt sắng đơn sơ… sẽ là những vũ khí, tường thành bảo vệ gia đình khỏi những cạm bẫy, thách đố. Vì thế, sự hòa hợp trong cách ứng xử, sống đúng vai trò của người chồng, người cha, người vợ, người mẹ trong gia đình… sẽ là những đóng góp cần thiết và cao quý trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Và ngược lại, nếu một gia đình ngập tràn những ngôn từ cộc cằn, hành vi thô bạo, bao nhiêu bực dọc do công việc ở bên ngoài đem về trút hết vào đầu vợ con… kèm với những bê tha, chơi bời, nhậu nhẹt…thì không sớm thì muộn bi kịch sẽ xảy đến. Làm sao con cái có thể trưởng thành và sẽ xây dựng gia đình tốt đẹp, hạnh phúc, nếu chúng được nhào nặn trong một “kiểu mẫu gia đình khốn nạn như thế” ?
Hội Thánh không ngừng đề cao việc giáo dục trong gia đình, nhất là vai trò của những người làm cha làm mẹ, như được ghi rõ qua nhiều văn kiện Huấn Quyền, đặc biệt, qua chính giáo huấn của Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo như sau :
“Ngày nay, giữa một thế giới thường xa lạ và thậm chí thù nghịch với đức tin, gia đình các tín hữu là hết sức quan trọng, với tính cách là những lò lửa đức tin sống động và chiếu sáng. Vì vậy, Công Đồng Vaticanô II dùng một thuật ngữ cổ xưa, gọi gia đình là Hội Thánh tTại gia (Ecclesia domestica). Trong tổ ấm gia đình, cha mẹ phải là những người đầu tiên truyền dạy đức tin cho con cái mình, bằng lời nói và gương sáng, cũng như cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con, đặc biệt quan tâm đến ơn gọi thánh thiêng”. (SGLHTCG số 1656).
4. Vai trò các mối tương quan :
Con người sống cần có các mối tương quan, một gia đình thật sự sống tốt khi họ có được các mối tương quan tốt.
Trước tiên là mối tương quan với Thiên Chúa. Kinh nguyện gia đình chính là hiện thực hóa mối tương quan sống động với Thiên Chúa của đời sống gia đình. Qua đời sống kinh nguyện, gia đình sẽ tìm được niềm vui thiêng liêng và những nâng đỡ cần thiết. Vì gia đình là Giáo hội thu nhỏ, Thiên Chúa sẽ đồng hành và ban ơn trợ lực cho các gia đình biết thành tâm tìm kiếm Ngài. Giờ kinh gia đình chính là cơ hội để vợ chồng và con cái giải bày những khó khăn, thách đố trong cuộc sống họ gặp phải lên Thiên Chúa, là Cha yêu thương, Đấng yêu thương quan phòng và chăm sóc từng đứa con của Ngài.
Thứ đến là mối tương quan hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Đây là tương quan cần thiết. Tình yêu là một sự trao ban, người chồng trao ban cho người vợ và cùng nhau trao ban cho con cái. Khi mỗi người cùng nhau sống và chu toàn tốt bổn phận của mình đó là cách gìn giữ gia đình. Người chồng hãy làm tròn trách nhiệm của một trụ cột gia đình, là người có nghĩa vụ tạo nên sự nghiệp, tôn trọng vợ và yêu thương con cái. Người vợ hãy là một trợ tá đắc lực, nuôi dạy con cái, vun vén gia đình trong thiên chức làm vợ và làm mẹ. Trình độ nhận thức, khả năng thu nhập kinh tế và các tương quan xã hội...cho dù không ngang bằng giữa chồng và vợ, luôn biết quảng đại và khiêm hạ đón nhận, sẻ chia. Hãy cùng nhau giáo dục con cái trong tình yêu thương và nên gương sáng cho chúng trong đời sống đức tin, chân lý và công bình. Tương quan đó còn được mở ra nơi gia đình nội ngoại, bà con hàng xóm láng giềng…
Hôn nhân làm cho đôi bạn có thêm một gia đình mới và thêm các mối tương quan mới; vì thế, lòng hiếu kính cũng được nhân đôi cho cả hai gia đình nội ngoại. Cha ông ta từng nói: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, gia đình không chỉ thu nhỏ trong bốn bức tường nhưng là sự mở ra với mọi người để chia sẻ, nâng đỡ và xây dựng. Khi chúng ta sống tốt các mối tương quan với một tình yêu trao ban và một con tim luôn rộng mở để đón nhận trong tin yêu phó thác gia đình cho Chúa thì chắc chắn, không thách đố nào có thể lay chuyển tình yêu sự trung thành của các gia đình trẻ hôm nay.
Rất nhiều gia đình Kitô hữu hôm nay đang thất bại trước những thách đố mà nguyên nhân chính là sự vắng bóng Thiên Chúa trong các gia đình. Hôn nhân chỉ có thể trung thành và chung thủy với nhau, gia đình chỉ ổn định, hạnh phúc bao lâu còn có Chúa ngự trị. Vì Thiên Chúa chính là nguồn mạch ân sủng liên kết các thành viên gia đình với nhau trong giao ước tình yêu của Ngài.
Chung thủy luôn là một thách đố lớn lao, sức riêng con người thôi không đủ mà phải cậy dựa vào ân sủng của Chúa; vì ngay từ khởi điểm của hành trình hôn nhân-gia đình, hành trình của mối giây liên kết đầy huyền nhiệm và dư thách đố, không phải chỉ có quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. Vì thế để trung thành chung thủy với nhau đến hết cuộc đời, các đôi bạn không thể tách rời Chúa khỏi gia đình. Nhờ đó gia đình có thể sống các mối tương quan một cách tốt đẹp trong ân nghĩa với Thiên Chúa và mọi người.
Muốn được như thế, các gia đình hãy giáo dục con cái biết tin nhận Thiên Chúa như Công đồng Vatican II dạy: “Gia đình Kitô hữu đã nhận được những ân sủng và đòi hỏi phong phú của bí tích hôn phối, phải dạy cho con cái ngay từ nhỏ nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân, theo đức tin chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội” (Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, CĐ3).
KẾT LUẬN :
Để chuẩn bị cho một đứa bé vào đời, gia đình và xã hội đã tốn ít nhất 12-15 năm học tập, đó là chưa kể đến những năm tháng học đại học hay cao hơn. Để chuẩn bị cho một ứng viên trở thành linh mục hay tu sĩ trong tương lai, các chủng viện, dòng tu phải mất ít nhất 7-10 năm, cho ứng viên vừa học tập vừa tu luyện; không kể những năm tháng học phổ thông, đại học…Thế mà để quyết định xây dựng một mái ấm gia đình và sống đời sống hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ chỉ chuẩn bị cho mình tối đa sáu tháng; cũng không ít trường hợp, chỉ học giáo lý hôn nhân sơ sài lấy lệ trong vài ba tháng; thậm chí có những trường hợp mang thai trước nên hối thúc cưới mau cưới lẹ…!
Để đời sống hôn nhân gia đình giảm bớt các thất bại, đổ vỡ... thì việc giáo dục và chuẩn bị cho các bạn trẻ có đủ hành trang bước vào đời sống hôn nhân là điều rất cần thiết. Dĩ nhiên, không chỉ trang bị cho họ kiến thức giáo lý hôn nhân mà còn những hiểu biết về tâm lý, tình cảm, phương pháp giáo dục con cái, kỷ năng giải quyết những xung đột trong đời sống vợ chồng, hoặc những kỷ năng nhân bản và xã hội cần thiết khác…
Không những thế việc đồng hành cùng với các gia đình mới cưới cũng rất cần thiết để các mục tử phải lưu tâm. Tông huấn Amoris Laetitiae nhắc nhở các mục tử, cộng đoàn đức tin: “cặp vợ chồng cần được giúp đỡ trong những năm tháng đầu đời hôn nhân để họ phong phú hóa quyết đình đầy ý thức và tự do giữ lòng chung thủy và yêu thương nhau suốt đời” (AL 217).
Với mật độ gia đình các tín hữu trong Giáo phận chúng ta, việc đồng hành cùng các gia đình chưa phải là một nan đề mục vụ bất khả thi. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha, mọi thành phần dân Chúa hãy “đi ra vùng ngoại biên”, đến với các gia đình trong Giáo xứ, thôn làng. Ước gì các mục tử hãy “mang lấy mùi chiên” để phần nào giúp đỡ, thấu hiểu được những nỗi đau của đàn chiên và chữa lành bằng các Bí tích để “đàn chiên được sống và sống dồi dào” bên dòng suối mát, trên cánh đông tươi tốt, nằm trong chuồng êm ái (Is 34, 15).
Như hai môn đệ trên đường Emmau được Chúa đồng hành, khai sáng thì hôm nay các linh mục, tu sĩ noi gương thầy chí thánh đồng hành, hướng dẫn và khai sáng giúp các gia đình luôn chung thủy, trung thành với giao ước mà họ đã cùng nhau cam kết trong nhiệm tích Hôn Phối. Hãy giúp họ bài học tình yêu là bài học mà họ phải học suốt đời. Tình yêu phải lo hâm nóng mỗi ngày, phải tranh đấu và nâng niu trân trọng, phải nhờ ơn Chúa làm cho lớn lên, phải hi sinh và chịu đựng lẫn nhau…; và trên hết, tình yêu chính là chết đi cho ý riêng để tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của chính Chúa. Có như thế, các gia đình Kitô hữu sẽ đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách và bão tố cuộc đời, như chiếc thuyền Tông Đồ khi xưa, vì trên đó, có Đấng mà cả đến gió và biển phải tuân lệnh đang hiện diện ! (Mc 4,35-41).
Nữ Tu Maria Đậu Thị Trang
[1] SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH Công Giáo, Bản dịch Việt ngữ thuộc HĐGMVN, UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, nxb. Tôn Giáo 2012. Số 1604, tr. 478 : “Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nề tảng và bẩm sinh của mọi nhân vị.”
[2] Ibid. Tr. 490.
[3] Ibid. Số 1646, tr. 490.
[4] Ibid. Số 1647, tr. 490.
[5] Ibid. Số 1601, tr. 477 : “Do giao ước hôn nhân, một người nam và một người nữ tạo thành một sự hiệp thông trọn cả cuộc sống; tự bản chất, giao ước ấy hướng về lợi ích của đôi bạn, cũng như đến việc sinh sản và giáo dục con cái; Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữa hai người đã được Rửa Tội lên hàng bí tích”.
[6] TGM. F.X. Nguyễn Văn Thuận, CHỨNG NHÂN HY VỌNG, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma. Tr. 65.
[7] SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH Công Giáo, Bản dịch Việt ngữ thuộc HĐGMVN, UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, nxb. Tôn Giáo 2012. Số 1641, tr. 488 : “Các đôi phối ngẫu Kitô hữu có hồng ân riêng cho bậc sống của mình trong dân Thiên Chúa”. Ân sủng riêng biệt nầy của bí tích Hôn Phối là để kiện toàn tình yêu phu phụ, củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly của họ. Nhờ ân sủng nầy, “họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân và trong việc đón nhận và giáo dục con cái”.
Từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ và Ngài đã phán : “Vì thế, người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ nên một huyết nhục” (Mt 19, 4-5). Có thể nói, hôn nhân và gia đình là định chế xã hội đầu tiên và nền tảng nhất của loài người. Hôn nhân đã được đề cập đến ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh (St 1, 27-28; 2, 18-25); và rồi hình ảnh hôn nhân lại được Kinh Thánh nhắc lại ở những trang cuối (Kh 21, 2.9.17). Điều đó cho thấy, hôn nhân không phải chỉ là một định chế thuần túy của con người, mà trước hết còn nằm trong chương trình của Thiên Chúa, khi Ngài dựng nên con người có nam có nữ, và mời gọi họ : “Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều, đầy mặt đất, và thống trị nó” (St 1, 28).
Gắn liền với bản chất được tạo dựng ngay từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã muốn cho con người sống yêu thương và hiệp thông với nhau. Tình yêu là nền tảng và bẩm sinh của con người[1]. Tình yêu chính là yếu tố căn bản của đời sống hôn nhân. Tình yêu vun đắp các mối tương quan được thiết lập bởi sự trung thành qua bí tích hôn phối để trọn đời gắn bó với nhau nên một, không phân chia.
Thế nhưng, trong thời đại hôm nay, các giá trị hôn nhân và đời sống đạo đức trong môi trường gia đình đang xuống cấp một cách trầm trọng.
Thật khó mà tìm thấy hình ảnh các gia đình sáng tối cùng nhau kinh nguyện, cha mẹ dạy dỗ giáo dục con cái cách kính trọng, hiếu kính, anh em hòa thuận, vợ chồng tình nghĩa, trung thành, mạng sống được tôn trọng, bảo vệ…
Môi trường “hôn nhân – gia đình”, thay vì nuôi dưỡng và phát triển các giá trị công bằng, chân lý, đạo đức nhân bản đó lại được thay bằng những tham vọng và dục vọng của “tính thế tục”; các giá trị cao cả và thánh thiêng của hôn nhân bị lật nhào, hạ bệ, để nhường chỗ cho những vị thần “mammon”, những vị thần mang tên “tự do phóng túng”, “hưởng thụ đồi truỵ”…
Có thể liệt kê một chuỗi những vết thương đau xót : Nạn ly hôn ngày càng tăng cao, nhiều trẻ em bị bỏ rơi, một số khác rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, dẫn đến nổi loạn hung hăng và bất trị. Nạn yêu cuồng sống vội ngay trong độ tuổi học sinh dẫn đến bạo hành trong học đường, đôi khi gây án mạng vì tranh giành bạn tình; không thiếu những trường hợp người trẻ làm cha, làm mẹ bất đắc dĩ, nạn nạo phá thai lan tràn khắp nơi để giải quyết những lỡ lầm, nóng vội cách buông thả trong yêu đương; cũng có khi, vì coi trọng danh dự, tiền bạc, quyền lợi hơn là sự sống con người, không đếm xỉa gì đến quyền tối thượng của Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo và trao ban sự sống của Ngài; cũng phải tính đến tình trạng tự do sống chung, sống thử trước hôn nhân, nạn bạo hành trong gia đình, ngoại tình…
Vâng, tất cả như một cơn sóng thần đang làm sụp đổ hay xói mòn những giá trị và truyền thống tốt đẹp, thánh thiêng của hôn nhân gia đình.
Trong những năm vừa qua, cả thế giới, trong cũng như ngoài Giáo Hội, đang có những nỗ lực tìm kiếm những nguyên nhân và đề xuất những phương thuốc chữa trị những căn bệnh trầm kha về hôn nhân-gia đình.
Ở đây muốn nhận diện một nguyên nhân cũng là một thách đố quan trọng ảnh hưởng trên chính nền tảng của hôn nhân-gia đình : SỰ TRUNG THÀNH.
Thật vậy, không còn thuỷ chung thì đôi bạn không còn quan tâm đến nhau, và chẳng chóng thì chày, một hoặc cả hai, sẽ đi tìm cái mới, vứt bỏ cái cũ. Gia đình vỡ tan từ đó.
Nếu phải truy nguyên nguồn cội của những đổ vỡ, băng hoại trong hôn nhân-ga đình, có lẽ phải trở về ngay từ điểm xuất phát nầy : “giá trị trung thành”, một trong những giá trị nền tảng của hôn nhân, mà nếu bị xem thường hoặc không thực hiện đến nơi đến chốn, chắc chắn sẽ mang lại những hậu quả tai hại khôn lường.
Nào chẳng phải Thiên Chúa ngay từ đầu đã trao cho đời sống hôn nhân sứ mệnh là cùng nhau trung thành cộng tác, bổ túc cho nhau và sinh sản con cái và giáo dục chúng. Gia đình chỉ hạnh phúc khi họ biết sống đúng trách nhiệm và bổn phận mà Chúa ủy thác với một tình yêu chung thuỷ dành cho nhau và vì nhau. Có như thế họ mới cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách để trung thành sống giao ước tình yêu mà Thiên Chúa đã luôn chúc phúc cho tình yêu phu phụ của họ. (Xem thêm SGLHTCG các số từ 1646-1649).[2]
Thách đố về sự trung thành, vì thế, rất quan trọng mà đời sống hôn nhân-gia đình hôm nay cần phải vượt qua. Chiến thắng được thách đố nầy, hôn nhân – gia đình sẽ giữ được nền tảng vững bền và chắc chắn sẽ tìm được hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.
Sau đây là một số phân tích và đề nghị những giải pháp mục vụ giúp vượt qua thách đố nầy.
1. Giá trị “TRUNG THÀNH” trong hôn nhân
Tình yêu và lòng trung thành dường như là điều cần thiết cho cuộc sống chung. Trong mọi tương quan, trong mọi bậc sống đều cần lòng trung thành, sự chung thủy với nhau. Một đội bóng cần sự gắn kết, trung thành để đi tới chiến thắng; quân đội cần sự trung thành mới bảo vệ được tổ quốc; giáo dục, nghề nghiệp…cần sự trung thành để thành nhân và thành công... Quả thật, lòng chung thủy, sự trung thành luôn là yếu tố nền tảng để thiết dựng mọi mối tương quan liên vị giữa người với người và giữa các tổ chức xã hội.
Đặc biệt, trong đời sống hôn nhân gia đình, sự thuỷ chung, yếu tố trung tín, chính là báu vật quý giá nhất mà vợ chồng phải trân quý; bởi chưng, đó chính là yếu tố làm nên bản chất của tình yêu và bắt nguồn từ chính Thiên Chúa, như giáo lý Hội Thánh xác quyết :
“Tự bản chất của nó, tình yêu phu phụ đòi hỏi đôi phối ngẫu phải chung thuỷ một cách bất khả xâm phạm. Đây là hệ quả của việc chính đôi phối ngẫu đã tự hiến cho nhau…”[3]
“Động lực sâu xa nhất của sự chung thuỷ căn cứ trên sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước của Ngài, sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh…”[4]
Thế nhưng, muốn hiểu và hiện thực hoá giá trị trung thành thì, tiên vàn, phải xác định và đón nhận các giá trị nền tảng của hôn nhân dưới ánh sáng mạc khải.
Trước hết, sự trung thành trong hôn nhân được đặt trên nền tảng “Giao Ước”.
Hôn nhân là một giao ước ký kết giữa một người nam và một người nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, để sống yêu thương và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng, để sinh sản và giáo dục con cái trong trách nhiệm làm cha làm mẹ[5]. Hôn nhân đời hay hôn nhân đạo đều được xây dựng trên nền tảng “giao ước” nầy. Càng ý thức sâu sắc ý nghĩa giao ước đó, càng trân trọng sự thuỷ chung và cùng nhau ra sức nỗ lực củng cố sự trung thành.
Xem thường, hiểu cách lệch lạc (đậu gạo nấu chung, bền ở bỡ đi, không còn hợp nhau sống chung làm gì cho đau khổ…) sẽ dẫn tới sự đổ vỡ.
Nếu các bạn trẻ Công giáo hôm nay hiểu rõ được những đòi hỏi, ý nghĩa và giá trị của đời sống hôn nhân và can đảm, trân trọng giữ gìn thì chắc chắn, cho dẫu phải đối diện với các tệ nạn xã hội, cũng sẽ dễ dàng để vượt qua và giữ gìn sự ổn định của mái ấm.
Ngày nay, khi lâm vào những bế tắc, đổ vỡ trong hôn nhân và đời sống gia đình, người ta hay đổ thừa cho những “nhân tố ngoại tại” (tài chánh, quan hệ xã hội, quan niệm sống…) và loay hoay chạy tìm cũng với những phương thế ngoại tại : điều kiện vật chất, các kỷ thuật hưởng thụ, đổi mới quan hệ…
Tuy nhiên, sự can thiệp của văn minh khoa học kỹ thuật và các điều kiện vật chất sẽ chỉ giúp hỗ trợ thăng tiến, trưởng thành hôn nhân và xây dựng gia đình ở “phần ngọn” thôi; cho nên, nếu không chú tâm đến phần “nền tảng”, “phần gốc”, thì các tệ nạn vẫn còn đó và đời sống lứa đôi vẫn phải lần bước trong đêm tối của những cuộc tình đổ vỡ, bế tắc.
Từ việc xác định yếu tố và giá trị “trung Thành”, như nền tảng của hôn nhân-gia đình, chúng ta thử tìm hiểu một yếu tố thứ khác liên quan đến “thách đố trung thành” trong hôn nhân.
2. Tự do trong chọn lựa :
Cuộc sống luôn là một chọn lựa; và chắc chắn một điều, ai cũng muốn chọn cho mình cái gì là tốt, phù hợp với mình nhất.
Ơn gọi làm người của mỗi người , cách riêng với mỗi Kitô hữu), đều là những chọn lựa : nếu không chọn đời sống tu trì thì hôn nhân là con đường bình thường mà mọi người trưởng thành sớm muộn gì ai cũng phải đi tới.
Cái quan trọng không phải là tới sớm hay tới muộn, mà chính là ở chỗ mình đã chuẩn bị được gì trên đường đi tới và sẽ sống thế nào khi đã dấn thân vào. Việc chọn cho mình một người bạn đời để cùng nhau chia sẻ và xây dựng một mái ấm hạnh phúc cũng rất quan trọng. Bởi lẽ con người ngày hôm nay thường thích được che đậy bởi sự hào nhoáng bên ngoài : sắc đẹp, gia thế, điều kiện vật chất, đẳng cấp xã hội…, nên rất nhiều người dễ bị sai lầm khi đứng trước các chọn lựa.
Ngày xưa ông bà cha mẹ chúng ta đâu được quyền tự do chọn lựa yêu đương, tìm hiểu kỹ càng như chúng ta; rất thường, kết quả hôn nhân đến từ những cuộc trung gian mai mối, hay thuận theo nguyên tắc vàng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thế mà biêt bao đôi hôn phối, bao nhiêu gia đình đã trung thành sống với nhau cho đến “đầu bạc răng long”, xây dựng gia đạo bao đời tốt đẹp và sản sinh những thế hệ cháu con danh giá rạng ngời.
Bây giờ thì không như thế ! Các bạn trẻ ngày nay có đầy đủ không gian và thời gian để tìm hiểu, chọn lựa và chuẩn bị để tiến tới hôn nhân. Xem ra tình yêu, hôn nhân của thời nay đầy tính nhân văn, đầy tự do và khi các bạn trẻ đã yêu thì không gì có thể cản lối. Chính vì thế, các đôi bạn trẻ thường vận dụng mọi lý lẻ để bao biện cho chọn lựa của mình và thường khẳng định “tình yêu đang có” của mình là đúng, là đẹp nhất.
Tự do chọn lựa là điều đáng quý nhưng phải là tự do chọn cái tốt, cái đẹp để thăng hoa cuộc đời của mình, chứ không phải là một chọn lựa theo tiếng nói của cảm tính hay dục vọng mù quáng. Không ít các người trẻ hôm nay đã hiểu sai ý nghĩa tự do, một khả năng nhân linh cao cả, vốn dĩ được Thiên Chúa trao ban để chọn lựa đúng theo ý Ngài; họ cố chấp đánh đồng tự do với sự tháo thứ phóng túng, chọn lựa bất kể mà không theo một chuẩn mực đạo đức nào.
Với quan niệm nầy, tiêu chí hàng đầu để người trẻ hôm nay theo đó mà chọn lựa, thường chỉ là những gì hợp với ý mình, hợp “gout”, hợp xu thế của nhiều người…; vì thế, khi khó khăn thử thách đến, họ dễ dàng thoái thác bổn phận và trách nhiệm, để cuối cùng, dẫn đến con đường lầm lạc đổ vỡ trong hôn nhân.
Căn nguyên của những hiện tượng tiêu cực ấy thường đến từ quan niệm sai lạc hay bất cập về tự do, cũng như trong kinh nghiệm nghèo nàn và hạn chế để sống các chiều kích đích thực về tự do; không còn coi tự do như khả năng thực hiện sự thật Thiên Chúa vạch ra cho hôn nhân gia đình, nhưng coi nó như một năng lực tự lập để tự khẳng định chính mình, không chấp nhận những góp ý xây dựng khác biệt, và buông theo sự thoải mái ích kỷ…
Vị Tôi tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận đã nói : “Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh”[6].
Nhưng trong tình yêu chọn như thế nào để gọi là chọn đúng ? Con người chỉ cảm nhận được giá trị đúng khi chọn lựa đó giúp bằng lòng với thực tại và soi đường mở lối hướng về tương lai.
Chúng ta đừng quên, cuộc sống tại thế này vốn dĩ không có gì là tuyệt đối, không có gì là hoàn hảo…, ngoại trừ một mình Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối và hoàn hảo. Vì thế đừng cho rằng người bạn đời của mình là hoàn hảo nhất, là thần tượng, là kiểu mẫu… Có một kinh nghiệm thường tình nơi những kẻ yêu nhau, đó là cái gì thuộc về người yêu cũng đẹp. Dân gian xưa nay vẫn thường nói : “Yêu nhau quả ấu cũng tròn”. Tuy nhiên “nước rặt mới biết cỏ thúi”; sau kinh nghiệm sống chung với nhau dưới một mái nhà, ăn chung một bàn, nằm chung một gường…, tính cách con người dần dần được biểu lộ, tốt hay xấu, hoàn mỹ hay khiếm khuyết, sâu xa đạo đức hay tầm thường hời hợt…sẽ lộ mặt.
Có nhiều đôi bạn rơi vào trục trặc, khủng hoảng trong giai đoạn nầy. Từ thất vọng, nản lòng sẽ dần dần khiến tình yêu trở nên lạnh nhạt, kéo theo các mối tương quan trong gia đình chia rẽ, rạn nứt; hạnh phúc, niềm vui của hôn nhân gia đình trở thành xa vắng; và dĩ nhiên, chẳng chóng thì chày, đổ vỡ, ly tan sẽ ập đến !
Do đó, giá trị vững bền của đời sống hôn nhân gia đình không được quyết định trên sự chọn lựa đẹp hay xấu, tròn hay méo, ốm hay mập…, nhưng trên chính tình yêu đích thực mà đôi bạn dành cho nhau; một tình yêu có khả năng bổ túc cho những khiếm khuyết của nhau, dành cho nhau sự tôn trọng và chia sẻ trách nhiệm, giúp nhau cố gắng hoàn thiện và cùng chung tay nỗ lực xây dựng, chắt chiu hạnh phúc từ những hành vi nhỏ nhặt đời thường...
Cách riêng, hôn nhân Công giáo còn mang giá trị vĩnh cửu thể hiện giao ước tình yêu của thiên Chúa và con người. Hình ảnh hôn nhân được Thiên Chúa liên kết bằng dấu ấn linh thánh để đôi bạn trọn đời vẹn nghĩa thủy chung, cùng nhau nuôi dạy con cái theo luật Chúa Kitô và Hội thánh.[7]
3. Vai trò của giáo dục gia đình :
Gia đình là tế bào của xã hội và Giáo hội, là trường dạy đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và đức tin cho con cái. Vì thế, định chế hôn nhân không chỉ được thiết lập bằng một nhân tố là tình yêu vợ chồng, mà còn phải đặt tình yêu đó trong bổn phận với nhau và trách nhiệm đối với con cái.
Các nhà giáo dục thường nêu lên mẫu người cha người mẹ lý tưởng, những người có thể đảm đương ba vai trò khác nhau tùy hoàn cảnh và nhu cầu của những đứa con: một người cố vấn, một người thầy và một người bạn.
Cha mẹ là những người cố vấn để con cái có thể tìm đến xin những lời khuyên và được định hướng; là những người thầy để con cái dễ dàng học hỏi và được giáo dục; và là những người bạn để con cái có thể thoái mái, tâm sự sẻ chia, thổ lộ suy nghĩ, ước muốn và tình cảm của mình...
Khi thực hành “3 vị thế” trên (cố vấn, thầy dạy, bạn hữu), những bậc làm cha mẹ có thể áp dụng nguyên tắc mà các nhà tu đức đã đề nghị : “cương quyết và dịu dàng”. Giáo dục là sự liên kết hài hòa và nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố cần và đủ nầy.
Cuối cùng : tiêu đích của giáo dục gia đình chính là tình yêu; “tình yêu sẽ cứu thế giới”, đó là một lời khẳng định thay cho tất cả.
Ngoài ra, “ngôn ngữ đối thoại” trong gia đình cũng ảnh hưởng trên con cái một cách thiết thực. Những lời lẽ tôn trọng chồng của vợ sẽ là tấm gương cho con gái sau này ứng xử với chồng, với cha mẹ chồng... Những lời lẽ yêu thương đầm ấm của chồng dành cho vợ, chính là vốn từ cho con cái ông sẽ dùng trong nhà và mai sau hay...
Từ cách ăn nói, sự ân cần dạy dỗ, những nghĩa cử tế nhị, hành vi phục vụ, sẻ chia… cùng với những bữa cơm đầm ấm, hòa ái, những giờ kinh gia đình sốt sắng đơn sơ… sẽ là những vũ khí, tường thành bảo vệ gia đình khỏi những cạm bẫy, thách đố. Vì thế, sự hòa hợp trong cách ứng xử, sống đúng vai trò của người chồng, người cha, người vợ, người mẹ trong gia đình… sẽ là những đóng góp cần thiết và cao quý trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Và ngược lại, nếu một gia đình ngập tràn những ngôn từ cộc cằn, hành vi thô bạo, bao nhiêu bực dọc do công việc ở bên ngoài đem về trút hết vào đầu vợ con… kèm với những bê tha, chơi bời, nhậu nhẹt…thì không sớm thì muộn bi kịch sẽ xảy đến. Làm sao con cái có thể trưởng thành và sẽ xây dựng gia đình tốt đẹp, hạnh phúc, nếu chúng được nhào nặn trong một “kiểu mẫu gia đình khốn nạn như thế” ?
Hội Thánh không ngừng đề cao việc giáo dục trong gia đình, nhất là vai trò của những người làm cha làm mẹ, như được ghi rõ qua nhiều văn kiện Huấn Quyền, đặc biệt, qua chính giáo huấn của Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo như sau :
“Ngày nay, giữa một thế giới thường xa lạ và thậm chí thù nghịch với đức tin, gia đình các tín hữu là hết sức quan trọng, với tính cách là những lò lửa đức tin sống động và chiếu sáng. Vì vậy, Công Đồng Vaticanô II dùng một thuật ngữ cổ xưa, gọi gia đình là Hội Thánh tTại gia (Ecclesia domestica). Trong tổ ấm gia đình, cha mẹ phải là những người đầu tiên truyền dạy đức tin cho con cái mình, bằng lời nói và gương sáng, cũng như cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con, đặc biệt quan tâm đến ơn gọi thánh thiêng”. (SGLHTCG số 1656).
4. Vai trò các mối tương quan :
Con người sống cần có các mối tương quan, một gia đình thật sự sống tốt khi họ có được các mối tương quan tốt.
Trước tiên là mối tương quan với Thiên Chúa. Kinh nguyện gia đình chính là hiện thực hóa mối tương quan sống động với Thiên Chúa của đời sống gia đình. Qua đời sống kinh nguyện, gia đình sẽ tìm được niềm vui thiêng liêng và những nâng đỡ cần thiết. Vì gia đình là Giáo hội thu nhỏ, Thiên Chúa sẽ đồng hành và ban ơn trợ lực cho các gia đình biết thành tâm tìm kiếm Ngài. Giờ kinh gia đình chính là cơ hội để vợ chồng và con cái giải bày những khó khăn, thách đố trong cuộc sống họ gặp phải lên Thiên Chúa, là Cha yêu thương, Đấng yêu thương quan phòng và chăm sóc từng đứa con của Ngài.
Thứ đến là mối tương quan hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Đây là tương quan cần thiết. Tình yêu là một sự trao ban, người chồng trao ban cho người vợ và cùng nhau trao ban cho con cái. Khi mỗi người cùng nhau sống và chu toàn tốt bổn phận của mình đó là cách gìn giữ gia đình. Người chồng hãy làm tròn trách nhiệm của một trụ cột gia đình, là người có nghĩa vụ tạo nên sự nghiệp, tôn trọng vợ và yêu thương con cái. Người vợ hãy là một trợ tá đắc lực, nuôi dạy con cái, vun vén gia đình trong thiên chức làm vợ và làm mẹ. Trình độ nhận thức, khả năng thu nhập kinh tế và các tương quan xã hội...cho dù không ngang bằng giữa chồng và vợ, luôn biết quảng đại và khiêm hạ đón nhận, sẻ chia. Hãy cùng nhau giáo dục con cái trong tình yêu thương và nên gương sáng cho chúng trong đời sống đức tin, chân lý và công bình. Tương quan đó còn được mở ra nơi gia đình nội ngoại, bà con hàng xóm láng giềng…
Hôn nhân làm cho đôi bạn có thêm một gia đình mới và thêm các mối tương quan mới; vì thế, lòng hiếu kính cũng được nhân đôi cho cả hai gia đình nội ngoại. Cha ông ta từng nói: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, gia đình không chỉ thu nhỏ trong bốn bức tường nhưng là sự mở ra với mọi người để chia sẻ, nâng đỡ và xây dựng. Khi chúng ta sống tốt các mối tương quan với một tình yêu trao ban và một con tim luôn rộng mở để đón nhận trong tin yêu phó thác gia đình cho Chúa thì chắc chắn, không thách đố nào có thể lay chuyển tình yêu sự trung thành của các gia đình trẻ hôm nay.
Rất nhiều gia đình Kitô hữu hôm nay đang thất bại trước những thách đố mà nguyên nhân chính là sự vắng bóng Thiên Chúa trong các gia đình. Hôn nhân chỉ có thể trung thành và chung thủy với nhau, gia đình chỉ ổn định, hạnh phúc bao lâu còn có Chúa ngự trị. Vì Thiên Chúa chính là nguồn mạch ân sủng liên kết các thành viên gia đình với nhau trong giao ước tình yêu của Ngài.
Chung thủy luôn là một thách đố lớn lao, sức riêng con người thôi không đủ mà phải cậy dựa vào ân sủng của Chúa; vì ngay từ khởi điểm của hành trình hôn nhân-gia đình, hành trình của mối giây liên kết đầy huyền nhiệm và dư thách đố, không phải chỉ có quyết tâm của họ mà còn là kết quả của ơn Chúa. Vì thế để trung thành chung thủy với nhau đến hết cuộc đời, các đôi bạn không thể tách rời Chúa khỏi gia đình. Nhờ đó gia đình có thể sống các mối tương quan một cách tốt đẹp trong ân nghĩa với Thiên Chúa và mọi người.
Muốn được như thế, các gia đình hãy giáo dục con cái biết tin nhận Thiên Chúa như Công đồng Vatican II dạy: “Gia đình Kitô hữu đã nhận được những ân sủng và đòi hỏi phong phú của bí tích hôn phối, phải dạy cho con cái ngay từ nhỏ nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân, theo đức tin chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội” (Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, CĐ3).
KẾT LUẬN :
Để chuẩn bị cho một đứa bé vào đời, gia đình và xã hội đã tốn ít nhất 12-15 năm học tập, đó là chưa kể đến những năm tháng học đại học hay cao hơn. Để chuẩn bị cho một ứng viên trở thành linh mục hay tu sĩ trong tương lai, các chủng viện, dòng tu phải mất ít nhất 7-10 năm, cho ứng viên vừa học tập vừa tu luyện; không kể những năm tháng học phổ thông, đại học…Thế mà để quyết định xây dựng một mái ấm gia đình và sống đời sống hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ chỉ chuẩn bị cho mình tối đa sáu tháng; cũng không ít trường hợp, chỉ học giáo lý hôn nhân sơ sài lấy lệ trong vài ba tháng; thậm chí có những trường hợp mang thai trước nên hối thúc cưới mau cưới lẹ…!
Để đời sống hôn nhân gia đình giảm bớt các thất bại, đổ vỡ... thì việc giáo dục và chuẩn bị cho các bạn trẻ có đủ hành trang bước vào đời sống hôn nhân là điều rất cần thiết. Dĩ nhiên, không chỉ trang bị cho họ kiến thức giáo lý hôn nhân mà còn những hiểu biết về tâm lý, tình cảm, phương pháp giáo dục con cái, kỷ năng giải quyết những xung đột trong đời sống vợ chồng, hoặc những kỷ năng nhân bản và xã hội cần thiết khác…
Không những thế việc đồng hành cùng với các gia đình mới cưới cũng rất cần thiết để các mục tử phải lưu tâm. Tông huấn Amoris Laetitiae nhắc nhở các mục tử, cộng đoàn đức tin: “cặp vợ chồng cần được giúp đỡ trong những năm tháng đầu đời hôn nhân để họ phong phú hóa quyết đình đầy ý thức và tự do giữ lòng chung thủy và yêu thương nhau suốt đời” (AL 217).
Với mật độ gia đình các tín hữu trong Giáo phận chúng ta, việc đồng hành cùng các gia đình chưa phải là một nan đề mục vụ bất khả thi. Hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha, mọi thành phần dân Chúa hãy “đi ra vùng ngoại biên”, đến với các gia đình trong Giáo xứ, thôn làng. Ước gì các mục tử hãy “mang lấy mùi chiên” để phần nào giúp đỡ, thấu hiểu được những nỗi đau của đàn chiên và chữa lành bằng các Bí tích để “đàn chiên được sống và sống dồi dào” bên dòng suối mát, trên cánh đông tươi tốt, nằm trong chuồng êm ái (Is 34, 15).
Như hai môn đệ trên đường Emmau được Chúa đồng hành, khai sáng thì hôm nay các linh mục, tu sĩ noi gương thầy chí thánh đồng hành, hướng dẫn và khai sáng giúp các gia đình luôn chung thủy, trung thành với giao ước mà họ đã cùng nhau cam kết trong nhiệm tích Hôn Phối. Hãy giúp họ bài học tình yêu là bài học mà họ phải học suốt đời. Tình yêu phải lo hâm nóng mỗi ngày, phải tranh đấu và nâng niu trân trọng, phải nhờ ơn Chúa làm cho lớn lên, phải hi sinh và chịu đựng lẫn nhau…; và trên hết, tình yêu chính là chết đi cho ý riêng để tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của chính Chúa. Có như thế, các gia đình Kitô hữu sẽ đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách và bão tố cuộc đời, như chiếc thuyền Tông Đồ khi xưa, vì trên đó, có Đấng mà cả đến gió và biển phải tuân lệnh đang hiện diện ! (Mc 4,35-41).
Nữ Tu Maria Đậu Thị Trang
[1] SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH Công Giáo, Bản dịch Việt ngữ thuộc HĐGMVN, UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, nxb. Tôn Giáo 2012. Số 1604, tr. 478 : “Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nề tảng và bẩm sinh của mọi nhân vị.”
[2] Ibid. Tr. 490.
[3] Ibid. Số 1646, tr. 490.
[4] Ibid. Số 1647, tr. 490.
[5] Ibid. Số 1601, tr. 477 : “Do giao ước hôn nhân, một người nam và một người nữ tạo thành một sự hiệp thông trọn cả cuộc sống; tự bản chất, giao ước ấy hướng về lợi ích của đôi bạn, cũng như đến việc sinh sản và giáo dục con cái; Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn nhân giữa hai người đã được Rửa Tội lên hàng bí tích”.
[6] TGM. F.X. Nguyễn Văn Thuận, CHỨNG NHÂN HY VỌNG, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma. Tr. 65.
[7] SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH Công Giáo, Bản dịch Việt ngữ thuộc HĐGMVN, UỶ BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, nxb. Tôn Giáo 2012. Số 1641, tr. 488 : “Các đôi phối ngẫu Kitô hữu có hồng ân riêng cho bậc sống của mình trong dân Thiên Chúa”. Ân sủng riêng biệt nầy của bí tích Hôn Phối là để kiện toàn tình yêu phu phụ, củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly của họ. Nhờ ân sủng nầy, “họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân và trong việc đón nhận và giáo dục con cái”.