Giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) và lịch sử Việt Nam: Một số nhân vật lịch sử
3. Hoàng tử Nguyễn Phúc Khê
Về nhân vật này, Đắc Lộ viết rất ít, thế nhưng lịch sử lại cho phép khám phá ra một người hết sức quan trọng trong triều đình Nguyễn, vào cái buổi sơ khai dựng cơ nghiệp và thanh thế ở Đàng Trong.
Năm 1644 khi Đắc Lộ tới Đàng Trong, ông đã phái thày Inhã đi lên phía Bắc, còn ông thì trẩy vào phía Nam. Đắc Lộ cho biết lễ Giáng Sinh năm đó, Inhã đã tổ chức ở nhà "một bà quí phái tên là Maria, thân mẫu của chú nhà chúa". Đó là lời viết trong Tường Trình Đàng Trong. Còn trong Hành Trình, Đắc Lộ còn nói về người chú đó như sau: "Trong tư dinh bà Maria, có người quản lí các công việc của con bà cũng là chú của chúa, đã đắc lực giúp vào dự định của chúng tôi". Vậy ông chú này là ai. Bản Pháp văn viết rõ là "oncle du roi" mà chú "oncle" này trong tiếng Pháp có thể hiểu là bác, nhưng cũng còn hiểu là chú. Và chú thì đúng hơn, bởi vì thuộc vào hàng bào đệ của chúa, thuộc ngành trưởng, nên mới được làm thế tử và lên nối vị.
Lúc này là Nguyễn Phúc Lan và thân phụ Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Nguyên, sau này lên làm chúa từ 1613 tới 1635, còn con ông là Nguyễn Phúc Lan thì nối ngôi từ 1635, mất 1648. Như vậy ông chú nói đây là bào đệ của Nguyễn Phúc Nguyên.
Thực lục, sử nhà Nguyễn cho biết Nguyễn Hoàng được 10 người con trai. "Hoàng tử cả là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đều mất trước. Hoàng tử thứ năm là Hải thì làm con tin ở Bắc". Hoàng tử thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên, khi Nguyễn Hoàng còn sống, thì làm trấn thủ Quảng Nam từ năm 1602.
Hoàng tử thứ sáu nối nghiệp cha năm 1613, thì năm 1620 Hợp và Trạch hai người em, con thứ bảy và thứ tám của Nguyễn Hoàng, làm loạn, định làm nội ứng cho Trịnh Tráng đến thanh toán Thuận Quảng. Việc phát giác hai người em này "xấu hổ sinh bệnh chết".
Tới năm 1612, Thực lục cho biết về người con thứ 10 của Nguyễn Hoàng như sau: "Gia cho chưởng cơ Hoàng tử Khê, (con thứ 10 của Thái Tổ) làm tổng trấn Tường quận công. Bấy giờ chúa tuổi đã cao, việc quân quốc phần nhiều sai Khê quyết định, duy có án nặng tử tù, sau khi phúc xét, thì đợi chúa quyết định".
Như vậy chỉ còn lại có Nguyễn Phúc Khê là em Nguyễn Phúc Nguyên mà thôi. Hoàng tử thứ 9 thì không được chính sử nói tới, nhưng một nguồn tài liệu khác cho biết tên là Dương. Thế là ông chú nhà chúa mà Đắc Lộ nói tới là Hoàng tử Khê. Chúng tôi sẽ nói sau về ông khi đề cập tới bà Maria thân mẫu của hoàng tử. Và chúng ta tiếp tục biết thêm về ông chú của nhà chúa. Năm 1631 trước khi Nguyễn Phúc Nguyên mất thì đã cho gọi Khê và thế tử đến để dặn bảo trối trăn. Riêng với Khê, nhà chúa nói: "Ta vâng nối nghiệp trước, chí ta cốt trên giúp nhà vua, dưới cứu sinh dân. Nay thế tử chưa lịch duyệt, mọi việc lớn quân quốc ta ủy hết cho hiền đệ quyết định". Khê cúi đầu khóc nói: "Thần dám đâu không đem hết sức ngựa hèn để lo báo đáp". Thế là rõ rệt, Nguyễn Phúc Nguyên trao cho Khê là "hiền đệ" mọi việc lớn trong nước và đồng thời ủy thác thế tử cho Khê để ý nâng đỡ. Khê là chú Nguyễn Phúc Lan.
Thế nhưng chưa xong, ngay năm Phúc Nguyên mất và con lên nối ngôi năm 1635 thì hoàng tử Anh là em của Phúc Lan lúc đó làm trấn thủ Quảng Nam đứng ra làm nội ứng cho nhà Trịnh đưa quân vào. Việc bại lộ, Phúc Lan không biết xử trí ra sao, liền bàn với Khê. Phúc Lan kết thúc câu nói vci Khê: "Vậy tôi muốn nhường ngôi để tắt sự tranh giành, chú nghĩ sao?".
Nhưng ông chú của chúa không nhận vì lòng trung với chúa vẫn không hề phai lạt. Khê bèn đem quân đi bắt được hoàng tử Anh và theo luật nước đem xử cùng tất cả bọn đồng lõa. Lịch sử về sau đánh giá Khê rất cao bởi vì nếu lúc đó Khê định lên nắm chính quyền thì rất thuận lợi, rất hợp pháp. Lòng trung tín của Khê sẽ còn có dịp khác được thổ lộ ra. "Chúa cho rằng Hoàng tử Khê có công lớn thưởng cho một cỗ kiệu sơn then và một quả ấn đồng". Nhưng Phúc Lan nể và kính phục ông chú vì lí do chính trị và đức trung tín, còn về mặt tôn giáo thì ông không nhượng bộ. Đắc Lộ kể trong Tường Trình về Đàng Trong là đã có sự xung khắc giữa Khê và ông cháu. Là vì Khê thường giao thiệp với nhiều người ngoại quốc ra vào tư dinh, nên ông cũng thường theo lề thói người ngoại quốc làm các trò đùa, ăn nói vui vẻ và thoải mái. Thế là Phúc Lan tỏ ý không bằng lòng và còn đưa lời chê trách. Hẳn Phúc Lan cũng có niềm ghen tị và nghi ngờ, cho nên ông chú ruột mới dám ra tay hay cho người ra tay phá hủy ngôi nhà nguyện công giáo của thân mẫu mình. Đắc Lộ viết: "Ngay đến nhà chúa cũng bỡ ngỡ vì sự khéo tay và nhanh nhẹn trong mấy trò mua vui để giải trí, ngài nghĩ ngợi và sợ hãi, quay về phía ông chú là em của đức thân phụ, ngài khiển trách ông vì đã học được nhiều điều, vì ông để cho các người của chúng tôi đi lại quen thân với ông, bởi vì thân mẫu ông theo Kitô giáo". Chúng tôi sẽ nói thêm sau về việc này. Và để kết thúc, chúng tôi đọc lời Thực lục nói về cái chết của ông chú nhà chúa, năm 1646: "Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê mất. Khê là người họ thân của chúa, giúp việc chính trị trước sau 41 năm, trải qua ba triều, đức lớn công to, làm chỗ dựa quan trọng của đương thời. Khi mất 58 tuổi. Chúa thương tiếc lắm, tặng tá lý tôn thần bình chương quân quốc đại sự Tường quận công, thụy là Trung Nghị (năm Gia Long thứ 5 cho tòng sự ở Thái Miếu; năm Minh Mệnh thứ 12 phong Nghĩa Hưng quận vương)".
Theo gia phả nhà Nguyễn thì Khê được 13 trai 16 gái. Trong số con gái này, cháu của bà Minh Đức, có người theo Kitô giáo.
3. Hoàng tử Nguyễn Phúc Khê
Về nhân vật này, Đắc Lộ viết rất ít, thế nhưng lịch sử lại cho phép khám phá ra một người hết sức quan trọng trong triều đình Nguyễn, vào cái buổi sơ khai dựng cơ nghiệp và thanh thế ở Đàng Trong.
Năm 1644 khi Đắc Lộ tới Đàng Trong, ông đã phái thày Inhã đi lên phía Bắc, còn ông thì trẩy vào phía Nam. Đắc Lộ cho biết lễ Giáng Sinh năm đó, Inhã đã tổ chức ở nhà "một bà quí phái tên là Maria, thân mẫu của chú nhà chúa". Đó là lời viết trong Tường Trình Đàng Trong. Còn trong Hành Trình, Đắc Lộ còn nói về người chú đó như sau: "Trong tư dinh bà Maria, có người quản lí các công việc của con bà cũng là chú của chúa, đã đắc lực giúp vào dự định của chúng tôi". Vậy ông chú này là ai. Bản Pháp văn viết rõ là "oncle du roi" mà chú "oncle" này trong tiếng Pháp có thể hiểu là bác, nhưng cũng còn hiểu là chú. Và chú thì đúng hơn, bởi vì thuộc vào hàng bào đệ của chúa, thuộc ngành trưởng, nên mới được làm thế tử và lên nối vị.
Lúc này là Nguyễn Phúc Lan và thân phụ Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Nguyên, sau này lên làm chúa từ 1613 tới 1635, còn con ông là Nguyễn Phúc Lan thì nối ngôi từ 1635, mất 1648. Như vậy ông chú nói đây là bào đệ của Nguyễn Phúc Nguyên.
Thực lục, sử nhà Nguyễn cho biết Nguyễn Hoàng được 10 người con trai. "Hoàng tử cả là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đều mất trước. Hoàng tử thứ năm là Hải thì làm con tin ở Bắc". Hoàng tử thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên, khi Nguyễn Hoàng còn sống, thì làm trấn thủ Quảng Nam từ năm 1602.
Hoàng tử thứ sáu nối nghiệp cha năm 1613, thì năm 1620 Hợp và Trạch hai người em, con thứ bảy và thứ tám của Nguyễn Hoàng, làm loạn, định làm nội ứng cho Trịnh Tráng đến thanh toán Thuận Quảng. Việc phát giác hai người em này "xấu hổ sinh bệnh chết".
Tới năm 1612, Thực lục cho biết về người con thứ 10 của Nguyễn Hoàng như sau: "Gia cho chưởng cơ Hoàng tử Khê, (con thứ 10 của Thái Tổ) làm tổng trấn Tường quận công. Bấy giờ chúa tuổi đã cao, việc quân quốc phần nhiều sai Khê quyết định, duy có án nặng tử tù, sau khi phúc xét, thì đợi chúa quyết định".
Như vậy chỉ còn lại có Nguyễn Phúc Khê là em Nguyễn Phúc Nguyên mà thôi. Hoàng tử thứ 9 thì không được chính sử nói tới, nhưng một nguồn tài liệu khác cho biết tên là Dương. Thế là ông chú nhà chúa mà Đắc Lộ nói tới là Hoàng tử Khê. Chúng tôi sẽ nói sau về ông khi đề cập tới bà Maria thân mẫu của hoàng tử. Và chúng ta tiếp tục biết thêm về ông chú của nhà chúa. Năm 1631 trước khi Nguyễn Phúc Nguyên mất thì đã cho gọi Khê và thế tử đến để dặn bảo trối trăn. Riêng với Khê, nhà chúa nói: "Ta vâng nối nghiệp trước, chí ta cốt trên giúp nhà vua, dưới cứu sinh dân. Nay thế tử chưa lịch duyệt, mọi việc lớn quân quốc ta ủy hết cho hiền đệ quyết định". Khê cúi đầu khóc nói: "Thần dám đâu không đem hết sức ngựa hèn để lo báo đáp". Thế là rõ rệt, Nguyễn Phúc Nguyên trao cho Khê là "hiền đệ" mọi việc lớn trong nước và đồng thời ủy thác thế tử cho Khê để ý nâng đỡ. Khê là chú Nguyễn Phúc Lan.
Thế nhưng chưa xong, ngay năm Phúc Nguyên mất và con lên nối ngôi năm 1635 thì hoàng tử Anh là em của Phúc Lan lúc đó làm trấn thủ Quảng Nam đứng ra làm nội ứng cho nhà Trịnh đưa quân vào. Việc bại lộ, Phúc Lan không biết xử trí ra sao, liền bàn với Khê. Phúc Lan kết thúc câu nói vci Khê: "Vậy tôi muốn nhường ngôi để tắt sự tranh giành, chú nghĩ sao?".
Nhưng ông chú của chúa không nhận vì lòng trung với chúa vẫn không hề phai lạt. Khê bèn đem quân đi bắt được hoàng tử Anh và theo luật nước đem xử cùng tất cả bọn đồng lõa. Lịch sử về sau đánh giá Khê rất cao bởi vì nếu lúc đó Khê định lên nắm chính quyền thì rất thuận lợi, rất hợp pháp. Lòng trung tín của Khê sẽ còn có dịp khác được thổ lộ ra. "Chúa cho rằng Hoàng tử Khê có công lớn thưởng cho một cỗ kiệu sơn then và một quả ấn đồng". Nhưng Phúc Lan nể và kính phục ông chú vì lí do chính trị và đức trung tín, còn về mặt tôn giáo thì ông không nhượng bộ. Đắc Lộ kể trong Tường Trình về Đàng Trong là đã có sự xung khắc giữa Khê và ông cháu. Là vì Khê thường giao thiệp với nhiều người ngoại quốc ra vào tư dinh, nên ông cũng thường theo lề thói người ngoại quốc làm các trò đùa, ăn nói vui vẻ và thoải mái. Thế là Phúc Lan tỏ ý không bằng lòng và còn đưa lời chê trách. Hẳn Phúc Lan cũng có niềm ghen tị và nghi ngờ, cho nên ông chú ruột mới dám ra tay hay cho người ra tay phá hủy ngôi nhà nguyện công giáo của thân mẫu mình. Đắc Lộ viết: "Ngay đến nhà chúa cũng bỡ ngỡ vì sự khéo tay và nhanh nhẹn trong mấy trò mua vui để giải trí, ngài nghĩ ngợi và sợ hãi, quay về phía ông chú là em của đức thân phụ, ngài khiển trách ông vì đã học được nhiều điều, vì ông để cho các người của chúng tôi đi lại quen thân với ông, bởi vì thân mẫu ông theo Kitô giáo". Chúng tôi sẽ nói thêm sau về việc này. Và để kết thúc, chúng tôi đọc lời Thực lục nói về cái chết của ông chú nhà chúa, năm 1646: "Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê mất. Khê là người họ thân của chúa, giúp việc chính trị trước sau 41 năm, trải qua ba triều, đức lớn công to, làm chỗ dựa quan trọng của đương thời. Khi mất 58 tuổi. Chúa thương tiếc lắm, tặng tá lý tôn thần bình chương quân quốc đại sự Tường quận công, thụy là Trung Nghị (năm Gia Long thứ 5 cho tòng sự ở Thái Miếu; năm Minh Mệnh thứ 12 phong Nghĩa Hưng quận vương)".
Theo gia phả nhà Nguyễn thì Khê được 13 trai 16 gái. Trong số con gái này, cháu của bà Minh Đức, có người theo Kitô giáo.