(CNS 1/8/2005). Nhiều nhà nghiên cứu Công Giáo và Tin Lành nhất trí với nhau rằng quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành tại Mỹ được liên tục cải thiện đáng kể trong các thập niên qua. Hai bên càng ngày càng có nhiều điểm chung về các vấn đề chính trị xã hội và cả một số vấn đề về linh đạo. Richard Ostling của thông tấn xã AP đã tường thuật như trên trong cuộc phỏng vấn hai sử gia Mark Noll và Carolyn Nystrom về cuốn sách mới của họ: “Is the Reformation Over? An Evangelical Assessment of Contemporary Roman Catholicism.” (tạm dịch: Thời Phục Hưng qua rồi chăng? Một đánh giá của người Tin Lành về Công Giáo La Mã đương đại)
Trong cuộc phỏng vấn Noll nhận xét rằng trong khi còn có "những dị biệt nghiêm trọng" giữa Công Giáo và Tin Lành, những dị biệt này không phải là "sống và chết như đã từng xảy ra trong ít nhất 4 thế kỷ qua".
Theo Noll, quan hệ hai bên đã được cải thiện nhờ vào những kết quả của Công Đồng Chung Vatican II (1962-65), biến cố phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ (vụ Roe v Wade năm 1973), và đặc biệt dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005).
Trong khi đó, sử gia William Shea của Đại Học Holy Cross ghi nhận rằng lòng ngưỡng mộ của người Tin Lành dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thật đáng kinh ngạc xét vì thái độ thù ghét Giáo Hoàng thường thấy nơi người Tin Lành.
Shea, trong cuốn “The Lion and the Lamb: Evangelicals and Catholics in America” (tạm dịch Sư tử và chiên con: Người Tin Lành và Công Giáo tại Hoa Kỳ) ghi nhận rằng những bất đồng kéo dài giữa người Tin Lành và Công Giáo bắt đầu từ những quan điểm khác nhau về giáo hội. Trong khi người Tin Lành nhấn mạnh đến Thánh Kinh như thẩm quyền giáo huấn duy nhất, người Công Giáo bao gồm cả Thánh Kinh và thánh truyền như được diễn dịch trong Giáo Hội.
Trong khi đó Michael Horton, mục sư Tin Lành tại chủng viện Westminster California nhận xét rằng "Chính cảm nhận về sự sụp đổ văn hóa của phương Tây đã quá lớn lao đến mức cả người Công Giáo và người Tin Lành bảo thủ đều lo lắng đến mức bỏ lại mọi thứ khác đàng sau lưng để lo chống đỡ".
Ông Gary Bauer, một người Công Giáo đấu tranh cho quyền tôn giáo thì ghi nhận điều oái ăm này:
"Khi John F. Kennedy trấn an người Tin Lành trong bài diễn văn nổi tiếng của ông ta rằng Vatican sẽ không bảo ông ta phải làm gì, người Tin Lành và người Baptist phía Nam thở ra nhẹ nhõm. Ngày nay, người Tin Lành và người Baptist phía Nam lại trông mong Tòa Thánh hãy bảo ban các chính trị gia Công Giáo tại Hoa Kỳ phải làm gì".
Trong cuộc phỏng vấn Noll nhận xét rằng trong khi còn có "những dị biệt nghiêm trọng" giữa Công Giáo và Tin Lành, những dị biệt này không phải là "sống và chết như đã từng xảy ra trong ít nhất 4 thế kỷ qua".
Theo Noll, quan hệ hai bên đã được cải thiện nhờ vào những kết quả của Công Đồng Chung Vatican II (1962-65), biến cố phán quyết cho phép phá thai tại Hoa Kỳ (vụ Roe v Wade năm 1973), và đặc biệt dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005).
Trong khi đó, sử gia William Shea của Đại Học Holy Cross ghi nhận rằng lòng ngưỡng mộ của người Tin Lành dành cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thật đáng kinh ngạc xét vì thái độ thù ghét Giáo Hoàng thường thấy nơi người Tin Lành.
Shea, trong cuốn “The Lion and the Lamb: Evangelicals and Catholics in America” (tạm dịch Sư tử và chiên con: Người Tin Lành và Công Giáo tại Hoa Kỳ) ghi nhận rằng những bất đồng kéo dài giữa người Tin Lành và Công Giáo bắt đầu từ những quan điểm khác nhau về giáo hội. Trong khi người Tin Lành nhấn mạnh đến Thánh Kinh như thẩm quyền giáo huấn duy nhất, người Công Giáo bao gồm cả Thánh Kinh và thánh truyền như được diễn dịch trong Giáo Hội.
Trong khi đó Michael Horton, mục sư Tin Lành tại chủng viện Westminster California nhận xét rằng "Chính cảm nhận về sự sụp đổ văn hóa của phương Tây đã quá lớn lao đến mức cả người Công Giáo và người Tin Lành bảo thủ đều lo lắng đến mức bỏ lại mọi thứ khác đàng sau lưng để lo chống đỡ".
Ông Gary Bauer, một người Công Giáo đấu tranh cho quyền tôn giáo thì ghi nhận điều oái ăm này:
"Khi John F. Kennedy trấn an người Tin Lành trong bài diễn văn nổi tiếng của ông ta rằng Vatican sẽ không bảo ông ta phải làm gì, người Tin Lành và người Baptist phía Nam thở ra nhẹ nhõm. Ngày nay, người Tin Lành và người Baptist phía Nam lại trông mong Tòa Thánh hãy bảo ban các chính trị gia Công Giáo tại Hoa Kỳ phải làm gì".