Mùa Chay - Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về “Stewardship”? (Phần III)
9. “Stewardship” Cũng Dành Cho Các Giáo Xứ (Stewardship Is For Parishes, Too)
Với tư cách là một Giáo Xứ, Giáo Xứ Thánh Matthias tại Somerset, thuộc tiểu bang New Jersey, cũng cho thấy được sự quan tâm dành cho những ai ở bên ngoài giáo xứ bằng cách luôn cống hiến thời gian, năng lực và của cải cho những người ở rất xa xôi, dịu vợi....
Những người lãnh đạo giáo xứ đã quyết định rằng nếu giáo xứ yêu cầu các giáo dân đóng góp, thì tất cả mọi giáo dân đều tham gia đóng góp vào, với tư cách là một giáo xứ, chứ không phải với tư cách riêng rẽ, hay cá nhân.
Cha Doug Heavener, Cha Sở của giáo xứ cho biết: “Chúng tôi cùng làm điều đó trước khi chúng tôi thanh toán các hóa đơn của giáo xứ. Thì đối với tôi, đây chính là việc hiện thể lòng mến của tâm trí và con tim. Chúng tôi đã học biết được nhiều về điều đó từ các thành viên trong giáo xứ của chúng tôi, những người Mỹ gốc Phi Châu, những người Ấn Độ, những người Phi Châu và những người Phi Luật Tân.”
Và kết quả là, Giáo Xứ Thánh Matthias đã phát triển một mối quan hệ ở cấp giáo xứ với một giáo xứ chị em thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Tanzania, qua một người trung gian là một Nữ Tu thuộc Dòng Truyền Giáo Maryknoll. Dòng Maryknoll đánh giá cao về mối quan hệ chị-em trên bình diện giáo xứ, nên đã dùng Giáo Xứ Thánh Matthias làm mẫu gương trong cuốn băng video để giới thiệu cho các giáo xứ khác cùng làm.
Riêng tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA Giáo Xứ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu (Sacred Heart Church) nằm trên đường Peachtree Street cũng có mối quan hệ chị-em trên bình diện Giáo Xứ với một Giáo Xứ khác tại Haiti; cũng như vô số các giáo xứ khác tại Giáo Phận Charleston, SC cũng phát triển tình chị-em ở cấp giáo xứ với các giáo xứ tại Pêru, Ấn Độ, Guatamela, vân vân.
Riêng với Giáo Xứ Thánh Matthias tại tiểu bang New Jersey, Giáo Xứ này cũng tài trợ cho những nhóm cộng đồng địa phương. Hằng năm, Giáo Xứ ủng hộ vào Quỹ Thực Phẩm Franklin Township và gần đây đã đóng góp hơn $30,000 cho quỹ xây dựng của Ngân Hàng Dự Trữ Thức Ăn giúp đỡ cho những người nghèo.
Còn tại Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình (Prince of Peace) ở thành phố Greenville, SC - từ rất lâu rồi, mọi tiền đóp góp của tất cả mọi giáo dân trong giáo xứ vào những ngày Chủ Nhật, đều được Cha sở cho phép trích 15% trong tổng số tiền bỏ coi thu được, để giúp đỡ cho các giáo xứ, các tổ chức Công Giáo, các Dòng Tu, các trường học Công Giáo, những nhóm từ thiện tại địa phương, cũng như các Dòng Tu tại Việt Nam, vân vân..
Điều đó cho thấy được, lòng yêu mến và tinh thần bác ái, chia sẽ cao độ của tất cả mọi tín hữu, cùng với giáo xứ của mình, để âm thầm mang đến những nụ cười nho nhỏ, để phần nào vơi vớt đi nổi buồn trên những gương mặt thống khổ, đâm chiêu và vô vọng của những ai đó… ở nơi phương trời xa xôi đó….đang mãi gầm thét, kêu la trong tuyệt vọng và đớn đau…..
10. “Stewardship” Giúp Thay Đổi Mọi Thứ (Stewardship Changes Everything)
Lời mời gọi để tham dự vào tinh thần “stewardship” chính là một lời mời gọi thiêng liêng và cao cả. Nhưng nó cũng rất ư là thực tế, cụ thể, rõ ràng, ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Một khi chúng ta biết thể hiện tinh thần “stewardship” như là một cung cách để sống trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ tìm thấy được rằng cuộc sống này hoàn toàn khác hẳn. Những mối quan hệ, đặc biệt là trong bối cảnh gia đình, bạn bè và những người làm cùng sở chúng ta, sẽ bị ảnh hưởng hay bị lây lan bởi một tinh thần chia sẽ và rộng lượng mới mẽ.
Đừng để thời gian qua đi một cách vô bổ, bạn ạ, mà hãy biết chia sẽ và phân phát những gì mà chúng ta có được một cách khôn ngoan và sáng suốt theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Sự biết ơn trở đã nên một ảnh hưởng có sức chi phối mạnh trong cuộc sống của chúng ta, dạy cho chúng ta biết cách để mừng vui và hoan hỉ trước biết bao nhiêu ơn phúc lành và đặt mọi niềm hy vọng của chúng ta vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vào sự chăm sóc và nhân từ lượng độ của Ngài.
Tiền bạc chỉ có ý nghĩa khi việc kiếm nó, khi việc cất giữ nó, và việc tiêu xài nó trở nên những phương tiện cùng đích cho tha nhân, chứ không phải là những cùng đích cho chính bản thân của nó. Chúng ta sẽ chia một cách lượng độ tất cả những gì mà chúng ta có, vì Thiên Chúa mãi luôn hãi hà và lượng độ với chúng ta. Việc chăm sóc cho thế giới chung quanh chúng ta và những cộng đoàn mà chúng ta thành lập nên, sẽ trở thành một nghĩa vụ thiêng liêng, sẽ trở thành tránh nhiệm của những người quản gia gương mẫu và những người công dân lương thiện. Hãy bỏ đi cái não trạng trong đầu của chúng ta, xuất phát từ câu ngạn ngữ: “Một con én, nào có thể làm nên nổi một mùa Xuân đâu?” bạn nhé!
Việc giúp đỡ Giáo Hội, việc hiện thể tinh thần “stewardship” trước Phép Thánh Thể Nhiệm Mầu của Thiên Chúa, có ý nghĩa rộng lớn và cao cả hơn chứ chẳng phải đó là một điều gì đó bắt buộc hằng tuần đâu, bạn nhé! Vì chưng, nó đã trở thành một cơ hội đặc ân (privileged opportunity) để biết cho đi, hòng có thể nhận vào thêm nhiều nữa, rất nhiều ơn huệ mà chúng ta đã lãnh nhận được “từ tình yêu thương hải hà, vô bờ, vô bến thông qua Chúa Kitô, Thiên Chúa của chúng ta. Amen.”
Lời mời gọi để hiện thể tinh thần “stewardship” được y hệt kết liên với lời gọi mời của Thiên Chúa: “Hãy đến và theo Thầy.” Là những môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta chính là những người thừa hưởng (beneficiaries) về ơn huệ đặc biệt của Thiên Chúa. Thế nhưng, chúng ta cũng còn phải chịu trách nhiệm về việc chăm nom, và dưỡng nuôi cho những ơn huệ đó của Ngài, để biết chia sẽ chúng một cách rất rộng lượng với tha nhân, và với những người khác.
11. Tại Sao Các Giáo Xứ Yêu Cầu Chúng Ta Hứa / Cam Kết? (Why Parishes Ask Us To Pledge?)
Charles Zech, vị giáo sư kinh tế học tại trường Đại Học Villanova, một người Công Giáo vẫn thường hay nói về các chủ đề có liên quan tới “stewardship” nói: “Thật khó mà có thể tưởng tượng ra cho nổi một người quản gia gương mẫu lại là người chẳng bao giờ đưa ra một cam kết gì cả. Những anh / em Tin Lành chính thống của chúng ta thường hay yêu cầu các thành viên trong cộng đoàn của họ thực hiện những lời cam kết bằng việc hứa.”
Giáo sư Zech nói tiếp: “Sự cam kết hay sự hứa hẹn (pledge) không phải là một khái niệm phổ biến cho lắm trong số những người Công Giáo của chúng ta, những người cho đó là theo quan điểm của Tin Lành, thế nhưng theo những nghiên cứu của tôi cho thấy rằng gần 40% những người Công Giáo tham dự Thánh Lễ thường xuyên, căn cứ sự đóng góp về của cải của họ vào những gì mà họ có thể đóng góp mỗi tuần. Nếu trong tuần đó, họ kiếm ít, thì họ sẽ đóng góp ít (hay chẳng đóng góp gì cả). Nếu họ không tham dự Thánh Lễ tại Giáo Xứ của họ vào một ngày Chủ Nhật nào đó, thì họ cũng chẳng đóng góp gì cả cho giáo xứ của họ vào tuần đó.”
Tinh thần ‘stewardship’,” theo Giáo Sư Zech, “bao gồm việc đề ra một sự cam kết. Việc hứa hay cam kết (theo cách gọi nào mà chúng ta tuỳ thích) chính là một phần quan trọng của việc hình thành nên một sự cam kết đó.”
Một số giáo xứ có nhiều sáng kiến đổi mới thật hay để yêu cầu các giáo dân trong giáo xứ đóng góp. Lấy ví dụ như, một số giáo xứ kêu gọi mọi giáo dân hứa hay cam kết đóng góp một chút thời gian, trí tuệ, cùng với tài sản của họ. Còn các giáo xứ khác thì kêu gọi tất cả giáo dân hoàn thành các thẻ cam kết (pledge card) tại nhà, rồi mang vào Thánh Lễ Chủ Nhật, và bỏ vào giỏ thu tiền bỏ coi hằng tuần. Khi tất cả các tấm thẻ cam kết được thu nhận đầy đủ, thì vị chủ tế bật lửa lên, ném hết tất cả chúng vào ngọn lửa, và thiêu đốt đi. Thì đó chính là một thông điệp nói rằng những thẻ cam kết của giáo dân thì chỉ có giữa họ và Thiên Chúa mới biết được mà thôi. Và coi như là đã hoàn thành.
Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn về mặt thần học của “stewardship” chính là việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cam kết, của lời thệ hứa, giữa chúng ta và Thiên Chúa.
Thêm vào đó, Giáo sư Zech cũng còn cho biết đến một số khuynh hướng hay kiểu lập luận cho rằng: “Đi đâu cũng đòi tiền. Ông Cha này lúc nào cũng đòi tiền, cũng chẳng khác gì với Tin Lành. Ổng cứ nghĩ mình là người triệu phú không bằng.” Thì kiểu lập luận này, theo Giáo Sư Zech, không khác gì một kiểu lập luận hoàn toàn mang tính thế tục, ganh đua, chứ không phải theo đúng với tinh thần của “stewardship” và của lòng bác ái chân thật theo Thánh Kinh.
Vì suy cho cùng, khi yêu, thì một con người tục phàm của chúng ta, chỉ có thể yêu nổi một người, là chính chúng ta, cùng lắm là thêm một người nữa, hay rộng lớn lắm, cũng là thêm các thành viên trong gia đình của riêng chúng ta. Những vị linh mục, những nam/nữ tu sĩ, tuy cũng là con người như chúng ta, thế nhưng, tình yêu của các ngài thì rộng lớn và bao la hơn chúng ta rất nhiều. Khi các ngài yêu, thì các ngài yêu cả đám đông tín hữu, yêu tất cả mọi con chiên của dân Chúa, chứ không phải chỉ riêng gì bản thân của các ngài. Các ngài yêu trên một quy mô, trên một bình diện rộng lớn hơn chúng ta. Vã lại, vì là những người tu hành, các ngài chẳng có gì, ngoài tình yêu thương dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Và vì tình yêu dành cho Thiên Chúa, các ngài đã hy sinh tất cả, chỉ để phục vụ cho các tha nhân của Thiên Chúa. Các ngài không phải là những người bươn chãi giữa chợ đời hay cạnh tranh khắt nghiệt, hoặc thi thố mọi tài năng, như chúng ta tại các công ty, các nhà máy, vân vân….
Vì là hình ảnh của sự nhân từ, và là hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian này, các ngài phải đón nhận biết bao nhiêu kiếp người, tiếp xúc với biết bao nhiêu cảnh đời, nhất là những người bị xã hội bỏ rơi, những người bệnh tật, yếu đau, những tội phạm xã hội, … do đó, ngoài lời cầu nguyện và sự cảm thông, các ngài cũng cần đến phương tiện đời thường, để giúp đỡ cho mọi tha nhân, chứ các ngài có xá chi đến bản thân riêng của các ngài?
Giáo sư Zech giải thích: “Stewardship đúng nghĩa không phải là một sự cân đong, đo lường và tính toán thiệt hơn, vì lẽ, Thiên Chúa có bao giờ cân đo, lường đếm với chúng ta bao giờ đâu, mà chúng ta lại làm như vậy trong tư cách là những môn đệ của Ngài? Và nếu chúng ta không thể chấp vá được cho nổi đau của nhân loại, thì hãy để cho các vị linh mục và các nam/nữ tu sĩ làm điều đó thay thế chúng ta, chứ đừng có lên tiếng chê trách, vì đó chính là một sự lỗi đạo rất lớn đối với Thiên Chúa.”
Của cải, và tài sản kếch xù chúng ta có, chỉ là hư vô, khi chúng ta diện đối với cái chết. Khi đó, ai sẽ là những người chăm lo về phần rỗi linh hồn của chúng ta, nếu như những người đó không phải là các linh mục, các nam/nữ tu sĩ, các Đức Giám Mục, vân vân..? Nếu khi còn sống, chúng ta cứ mãi chi li, tính toán thiệt hơn, và cứ mãi duy trì một kiếp đứng bên lề, một tinh thần bàng quang, bỏ mặc… thì liệu chúng ta có phải là những người Kitô hữu đích thực không?
Còn nếu việc đóng góp và chia sẽ của chúng ta, như là một cái cớ để thị uy, để lên tiếng với đồng loại, với tha nhân và với cộng đồng, thì đó cũng chẳng phải là một tinh thần “stewardship” đích thực, vì chưng, đó cũng chỉ là hành động kém cõi của những tên giả hình không hơn không kém, và qua Phúc Âm - chúng ta cũng đã biết được hình phạt mà Thiên Chúa dành cho những kẻ giả hình này là như thế nào rồi.
Cứ mãi âm thầm chia sẽ về năng lực, thời gian và tiền của của chúng ta cho Giáo Hội, cho giáo xứ, cho tha nhân… có như thế, thì chúng ta mới sống đúng với ý nghĩa trọn vẹn và đích thực của tinh thần “stewardship” mà Chúa Giêsu qua Giáo Hội đã giảng dạy cho chúng ta.
Hãy trở thành một Katharine Drexel mới đích thực ngay giữa lòng một xã hội mà chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân luôn là cùng đích và là tất cả, các bạn ạ, vì chưng là một người biết sống đúng với tinh thần “stewardship,” bạn sẽ có thêm rất nhiều sức mạnh “vô hình” để có thể hoán chuyển dòng đời và não trạng của con người, vốn bị những giá trị thế tục che lấp và vùi dập trong sự u mê, tăm tối…
(Còn Tiếp ….)
9. “Stewardship” Cũng Dành Cho Các Giáo Xứ (Stewardship Is For Parishes, Too)
Với tư cách là một Giáo Xứ, Giáo Xứ Thánh Matthias tại Somerset, thuộc tiểu bang New Jersey, cũng cho thấy được sự quan tâm dành cho những ai ở bên ngoài giáo xứ bằng cách luôn cống hiến thời gian, năng lực và của cải cho những người ở rất xa xôi, dịu vợi....
Những người lãnh đạo giáo xứ đã quyết định rằng nếu giáo xứ yêu cầu các giáo dân đóng góp, thì tất cả mọi giáo dân đều tham gia đóng góp vào, với tư cách là một giáo xứ, chứ không phải với tư cách riêng rẽ, hay cá nhân.
Cha Doug Heavener, Cha Sở của giáo xứ cho biết: “Chúng tôi cùng làm điều đó trước khi chúng tôi thanh toán các hóa đơn của giáo xứ. Thì đối với tôi, đây chính là việc hiện thể lòng mến của tâm trí và con tim. Chúng tôi đã học biết được nhiều về điều đó từ các thành viên trong giáo xứ của chúng tôi, những người Mỹ gốc Phi Châu, những người Ấn Độ, những người Phi Châu và những người Phi Luật Tân.”
Và kết quả là, Giáo Xứ Thánh Matthias đã phát triển một mối quan hệ ở cấp giáo xứ với một giáo xứ chị em thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Tanzania, qua một người trung gian là một Nữ Tu thuộc Dòng Truyền Giáo Maryknoll. Dòng Maryknoll đánh giá cao về mối quan hệ chị-em trên bình diện giáo xứ, nên đã dùng Giáo Xứ Thánh Matthias làm mẫu gương trong cuốn băng video để giới thiệu cho các giáo xứ khác cùng làm.
Riêng tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA Giáo Xứ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu (Sacred Heart Church) nằm trên đường Peachtree Street cũng có mối quan hệ chị-em trên bình diện Giáo Xứ với một Giáo Xứ khác tại Haiti; cũng như vô số các giáo xứ khác tại Giáo Phận Charleston, SC cũng phát triển tình chị-em ở cấp giáo xứ với các giáo xứ tại Pêru, Ấn Độ, Guatamela, vân vân.
Riêng với Giáo Xứ Thánh Matthias tại tiểu bang New Jersey, Giáo Xứ này cũng tài trợ cho những nhóm cộng đồng địa phương. Hằng năm, Giáo Xứ ủng hộ vào Quỹ Thực Phẩm Franklin Township và gần đây đã đóng góp hơn $30,000 cho quỹ xây dựng của Ngân Hàng Dự Trữ Thức Ăn giúp đỡ cho những người nghèo.
Còn tại Giáo Xứ Hoàng Tử Hòa Bình (Prince of Peace) ở thành phố Greenville, SC - từ rất lâu rồi, mọi tiền đóp góp của tất cả mọi giáo dân trong giáo xứ vào những ngày Chủ Nhật, đều được Cha sở cho phép trích 15% trong tổng số tiền bỏ coi thu được, để giúp đỡ cho các giáo xứ, các tổ chức Công Giáo, các Dòng Tu, các trường học Công Giáo, những nhóm từ thiện tại địa phương, cũng như các Dòng Tu tại Việt Nam, vân vân..
Điều đó cho thấy được, lòng yêu mến và tinh thần bác ái, chia sẽ cao độ của tất cả mọi tín hữu, cùng với giáo xứ của mình, để âm thầm mang đến những nụ cười nho nhỏ, để phần nào vơi vớt đi nổi buồn trên những gương mặt thống khổ, đâm chiêu và vô vọng của những ai đó… ở nơi phương trời xa xôi đó….đang mãi gầm thét, kêu la trong tuyệt vọng và đớn đau…..
10. “Stewardship” Giúp Thay Đổi Mọi Thứ (Stewardship Changes Everything)
Cho Thì Bao Giờ Cũng Tốt, Hơn Là Nhận.... |
Đừng để thời gian qua đi một cách vô bổ, bạn ạ, mà hãy biết chia sẽ và phân phát những gì mà chúng ta có được một cách khôn ngoan và sáng suốt theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Sự biết ơn trở đã nên một ảnh hưởng có sức chi phối mạnh trong cuộc sống của chúng ta, dạy cho chúng ta biết cách để mừng vui và hoan hỉ trước biết bao nhiêu ơn phúc lành và đặt mọi niềm hy vọng của chúng ta vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vào sự chăm sóc và nhân từ lượng độ của Ngài.
Tiền bạc chỉ có ý nghĩa khi việc kiếm nó, khi việc cất giữ nó, và việc tiêu xài nó trở nên những phương tiện cùng đích cho tha nhân, chứ không phải là những cùng đích cho chính bản thân của nó. Chúng ta sẽ chia một cách lượng độ tất cả những gì mà chúng ta có, vì Thiên Chúa mãi luôn hãi hà và lượng độ với chúng ta. Việc chăm sóc cho thế giới chung quanh chúng ta và những cộng đoàn mà chúng ta thành lập nên, sẽ trở thành một nghĩa vụ thiêng liêng, sẽ trở thành tránh nhiệm của những người quản gia gương mẫu và những người công dân lương thiện. Hãy bỏ đi cái não trạng trong đầu của chúng ta, xuất phát từ câu ngạn ngữ: “Một con én, nào có thể làm nên nổi một mùa Xuân đâu?” bạn nhé!
Việc giúp đỡ Giáo Hội, việc hiện thể tinh thần “stewardship” trước Phép Thánh Thể Nhiệm Mầu của Thiên Chúa, có ý nghĩa rộng lớn và cao cả hơn chứ chẳng phải đó là một điều gì đó bắt buộc hằng tuần đâu, bạn nhé! Vì chưng, nó đã trở thành một cơ hội đặc ân (privileged opportunity) để biết cho đi, hòng có thể nhận vào thêm nhiều nữa, rất nhiều ơn huệ mà chúng ta đã lãnh nhận được “từ tình yêu thương hải hà, vô bờ, vô bến thông qua Chúa Kitô, Thiên Chúa của chúng ta. Amen.”
Lời mời gọi để hiện thể tinh thần “stewardship” được y hệt kết liên với lời gọi mời của Thiên Chúa: “Hãy đến và theo Thầy.” Là những môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta chính là những người thừa hưởng (beneficiaries) về ơn huệ đặc biệt của Thiên Chúa. Thế nhưng, chúng ta cũng còn phải chịu trách nhiệm về việc chăm nom, và dưỡng nuôi cho những ơn huệ đó của Ngài, để biết chia sẽ chúng một cách rất rộng lượng với tha nhân, và với những người khác.
11. Tại Sao Các Giáo Xứ Yêu Cầu Chúng Ta Hứa / Cam Kết? (Why Parishes Ask Us To Pledge?)
Charles Zech, vị giáo sư kinh tế học tại trường Đại Học Villanova, một người Công Giáo vẫn thường hay nói về các chủ đề có liên quan tới “stewardship” nói: “Thật khó mà có thể tưởng tượng ra cho nổi một người quản gia gương mẫu lại là người chẳng bao giờ đưa ra một cam kết gì cả. Những anh / em Tin Lành chính thống của chúng ta thường hay yêu cầu các thành viên trong cộng đoàn của họ thực hiện những lời cam kết bằng việc hứa.”
Giáo sư Zech nói tiếp: “Sự cam kết hay sự hứa hẹn (pledge) không phải là một khái niệm phổ biến cho lắm trong số những người Công Giáo của chúng ta, những người cho đó là theo quan điểm của Tin Lành, thế nhưng theo những nghiên cứu của tôi cho thấy rằng gần 40% những người Công Giáo tham dự Thánh Lễ thường xuyên, căn cứ sự đóng góp về của cải của họ vào những gì mà họ có thể đóng góp mỗi tuần. Nếu trong tuần đó, họ kiếm ít, thì họ sẽ đóng góp ít (hay chẳng đóng góp gì cả). Nếu họ không tham dự Thánh Lễ tại Giáo Xứ của họ vào một ngày Chủ Nhật nào đó, thì họ cũng chẳng đóng góp gì cả cho giáo xứ của họ vào tuần đó.”
Tinh thần ‘stewardship’,” theo Giáo Sư Zech, “bao gồm việc đề ra một sự cam kết. Việc hứa hay cam kết (theo cách gọi nào mà chúng ta tuỳ thích) chính là một phần quan trọng của việc hình thành nên một sự cam kết đó.”
Một số giáo xứ có nhiều sáng kiến đổi mới thật hay để yêu cầu các giáo dân trong giáo xứ đóng góp. Lấy ví dụ như, một số giáo xứ kêu gọi mọi giáo dân hứa hay cam kết đóng góp một chút thời gian, trí tuệ, cùng với tài sản của họ. Còn các giáo xứ khác thì kêu gọi tất cả giáo dân hoàn thành các thẻ cam kết (pledge card) tại nhà, rồi mang vào Thánh Lễ Chủ Nhật, và bỏ vào giỏ thu tiền bỏ coi hằng tuần. Khi tất cả các tấm thẻ cam kết được thu nhận đầy đủ, thì vị chủ tế bật lửa lên, ném hết tất cả chúng vào ngọn lửa, và thiêu đốt đi. Thì đó chính là một thông điệp nói rằng những thẻ cam kết của giáo dân thì chỉ có giữa họ và Thiên Chúa mới biết được mà thôi. Và coi như là đã hoàn thành.
Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn về mặt thần học của “stewardship” chính là việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cam kết, của lời thệ hứa, giữa chúng ta và Thiên Chúa.
Thêm vào đó, Giáo sư Zech cũng còn cho biết đến một số khuynh hướng hay kiểu lập luận cho rằng: “Đi đâu cũng đòi tiền. Ông Cha này lúc nào cũng đòi tiền, cũng chẳng khác gì với Tin Lành. Ổng cứ nghĩ mình là người triệu phú không bằng.” Thì kiểu lập luận này, theo Giáo Sư Zech, không khác gì một kiểu lập luận hoàn toàn mang tính thế tục, ganh đua, chứ không phải theo đúng với tinh thần của “stewardship” và của lòng bác ái chân thật theo Thánh Kinh.
Vì suy cho cùng, khi yêu, thì một con người tục phàm của chúng ta, chỉ có thể yêu nổi một người, là chính chúng ta, cùng lắm là thêm một người nữa, hay rộng lớn lắm, cũng là thêm các thành viên trong gia đình của riêng chúng ta. Những vị linh mục, những nam/nữ tu sĩ, tuy cũng là con người như chúng ta, thế nhưng, tình yêu của các ngài thì rộng lớn và bao la hơn chúng ta rất nhiều. Khi các ngài yêu, thì các ngài yêu cả đám đông tín hữu, yêu tất cả mọi con chiên của dân Chúa, chứ không phải chỉ riêng gì bản thân của các ngài. Các ngài yêu trên một quy mô, trên một bình diện rộng lớn hơn chúng ta. Vã lại, vì là những người tu hành, các ngài chẳng có gì, ngoài tình yêu thương dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Và vì tình yêu dành cho Thiên Chúa, các ngài đã hy sinh tất cả, chỉ để phục vụ cho các tha nhân của Thiên Chúa. Các ngài không phải là những người bươn chãi giữa chợ đời hay cạnh tranh khắt nghiệt, hoặc thi thố mọi tài năng, như chúng ta tại các công ty, các nhà máy, vân vân….
Vì là hình ảnh của sự nhân từ, và là hình ảnh của Thiên Chúa nơi trần gian này, các ngài phải đón nhận biết bao nhiêu kiếp người, tiếp xúc với biết bao nhiêu cảnh đời, nhất là những người bị xã hội bỏ rơi, những người bệnh tật, yếu đau, những tội phạm xã hội, … do đó, ngoài lời cầu nguyện và sự cảm thông, các ngài cũng cần đến phương tiện đời thường, để giúp đỡ cho mọi tha nhân, chứ các ngài có xá chi đến bản thân riêng của các ngài?
Giáo sư Zech giải thích: “Stewardship đúng nghĩa không phải là một sự cân đong, đo lường và tính toán thiệt hơn, vì lẽ, Thiên Chúa có bao giờ cân đo, lường đếm với chúng ta bao giờ đâu, mà chúng ta lại làm như vậy trong tư cách là những môn đệ của Ngài? Và nếu chúng ta không thể chấp vá được cho nổi đau của nhân loại, thì hãy để cho các vị linh mục và các nam/nữ tu sĩ làm điều đó thay thế chúng ta, chứ đừng có lên tiếng chê trách, vì đó chính là một sự lỗi đạo rất lớn đối với Thiên Chúa.”
Của cải, và tài sản kếch xù chúng ta có, chỉ là hư vô, khi chúng ta diện đối với cái chết. Khi đó, ai sẽ là những người chăm lo về phần rỗi linh hồn của chúng ta, nếu như những người đó không phải là các linh mục, các nam/nữ tu sĩ, các Đức Giám Mục, vân vân..? Nếu khi còn sống, chúng ta cứ mãi chi li, tính toán thiệt hơn, và cứ mãi duy trì một kiếp đứng bên lề, một tinh thần bàng quang, bỏ mặc… thì liệu chúng ta có phải là những người Kitô hữu đích thực không?
Còn nếu việc đóng góp và chia sẽ của chúng ta, như là một cái cớ để thị uy, để lên tiếng với đồng loại, với tha nhân và với cộng đồng, thì đó cũng chẳng phải là một tinh thần “stewardship” đích thực, vì chưng, đó cũng chỉ là hành động kém cõi của những tên giả hình không hơn không kém, và qua Phúc Âm - chúng ta cũng đã biết được hình phạt mà Thiên Chúa dành cho những kẻ giả hình này là như thế nào rồi.
Cứ mãi âm thầm chia sẽ về năng lực, thời gian và tiền của của chúng ta cho Giáo Hội, cho giáo xứ, cho tha nhân… có như thế, thì chúng ta mới sống đúng với ý nghĩa trọn vẹn và đích thực của tinh thần “stewardship” mà Chúa Giêsu qua Giáo Hội đã giảng dạy cho chúng ta.
Hãy trở thành một Katharine Drexel mới đích thực ngay giữa lòng một xã hội mà chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa cá nhân luôn là cùng đích và là tất cả, các bạn ạ, vì chưng là một người biết sống đúng với tinh thần “stewardship,” bạn sẽ có thêm rất nhiều sức mạnh “vô hình” để có thể hoán chuyển dòng đời và não trạng của con người, vốn bị những giá trị thế tục che lấp và vùi dập trong sự u mê, tăm tối…
(Còn Tiếp ….)