Tại sao Đức Cố Giáo Hoàng GP II công bố ra quá nhiều Vị Thánh như vậy?
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Đức Hồng Y Saraiva Martins
VATICAN CITY (Zenit.org).- Bằng việc trích dẫn lại câu nói của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Đức Hồng Y José Saraiva Martins nói rằng “Giáo Hội chẳng có nhiều vị Thánh cho lắm.”
Hãng tin Zenit đã có dịp phỏng vấn với vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ Phong Thánh để hiểu biết nhiều hơn về những công trình của Thánh Bộ này tại Tòa Thánh Vaticăn. Ngài cũng đề cập đến tổng số các vị được phong Thánh dưới thời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là 480 vị Thánh.
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, đến bây giờ thì có bao nhiêu trường hợp về phong chân phước và phong thánh được giới thiệu ra cho Thánh Bộ?
Đức Hồng Y Saraiva Martins (T): Thưa, con số đó là rất cao. Có khoảng hơn 2,200 hồ sơ.
Trong những hồ sơ này, có hơn 400 hồ sơ đã hoàn thành bản báo cáo (position); hay nói cách khác, những hồ sơ này sẳn sàng để được thảo luận, kiểm nghiệm và nghiên cứu sâu thêm bởi rất nhiều bộ phận nhỏ chuyên nghiệp khác trực thuộc Thánh Bộ; và bởi các sử gia khi hồ sơ đó có liên quan đến lịch sử; hay bởi các thần học gia nếu có liên quan đến những vấn đề thuộc về đức hạnh; hoặc bởi các bác sĩ khi một phép lạ được cho là đã xảy ra, để được nghiên cứu hết sức cẩn thận, và cuối cùng là bởi các vị Hồng Y của các Thánh Bộ khác.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Ngài có nghĩ là có quá nhiều hay quá ít các vị Thánh vừa mới được phong?
(T): Thưa, đôi lúc cũng có một số người nói rằng có sự lạm phát về các vị Thánh. Một số khác thì lại cho rằng có quá nhiều vị Thánh được phong, và câu trả lời trực tiếp của tôi là chẳng có gì là quá nhiều các vị Thánh được Giáo Hội phong cả.
Con số các vị Thánh và Chân Phước đã gia tăng lên trong triều đại của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Chỉ mình Ngài thôi, Ngài đã công bố nhiều vị Thánh và Chân Phước hơn tất cả những vị Giáo Hoàng tiền nhiệm khác của Ngài gộp lại kể từ năm 1588, là năm mà Thánh Bộ được chính thức thành lập ra.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị rất ý thức được những kiểu bàn tán cho là có sự lạm phát về các vị Thánh và Chân Phước, và Ngài đã đáp trả rằng những nhận xét đó là hoàn toàn không đúng với sự thật tí nào cả.
Lý do đầu tiên mà Đức Cố Giáo Hoàng muốn đưa ra chính là, bằng việc phong Chân Phước cho rất nhiều Tôi Tớ của Thiên Chúa, thì việc làm đó cũng chẳng khác nào là việc thực hiện đúng những gì mà Công Đồng Chung Vaticăn II đã triển khai ra, vốn mạnh mẽ tái khẳng định lại rằng sự nên thánh là điều thiết yếu trong Giáo Hội, rằng Giáo Hội là thánh: là một, là thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền.
Đức Cố Giáo Hoàng cũng nói rằng nếu Giáo Hội của Chúa Kitô không phải là thánh thiện, thì đó không phải là Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội thật sự của Chúa Kitô, tức Giáo Hội mà Thiên Chúa đã mong ước và tạo dựng ra để tiếp tục sứ vụ cứu độ của Ngài qua nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, Đức Cố Giáo Hoàng nói, sự nên thánh chính là điều quan trọng nhất trong Giáo Hội, theo đúng với Công Đồng Chung Vaticăn II. Do thế, không ai nên ngạc nhiên bởi sự kiện rằng Đức Cố Giáo Hoàng muốn đề nghị ra thật nhiều những mẩu gương thánh thiện cho tất cả những người Kitô Giáo, cho Mọi Dân Nước của Thiên Chúa.
Lý do thứ hai chính là tầm quan trọng đặc biệt của sự nên thánh trong việc đại kết.
Trong Tông Thư “Novo Millennio Ineunte” (tức về Việc Bắt Đầu Một Thiên Niên Kỷ Mới), Đức Cố Giáo Hoàng nói rằng: “Sự nên thánh của các vị Thánh, các vị chân phước và những vị tử đạo có lẽ đó là những lý do có tính thuyết phục cao nhất cho việc đại kết,” thì đó chính là những ngôn từ của riêng Ngài, bởi vì, sự nên thánh, Ngài nói bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn “xuất phát từ những nền tảng đích thực, tối cao từ Chúa Kitô, để qua Ngài, Giáo Hội không được phân rẽ.”
Chính vì thế, trong việc đại kết, tất cả chúng ta đều muốn kêu cầu rất nhiều vị Thánh, để tính nên thánh của việc đại kết được đặt trọng tâm trong sự thánh thiện của Giáo Hội.
Lý do thứ ba của Đức Cố Giáo Hoàng chính là “những vị Thánh và những vị Chân Phước này biểu lộ lòng bác ái của một Giáo Hội tại địa phương,” tức ngày hôm nay, Đức Cố Thánh Cha nói, các Giáo Hội tại địa phương thì rất đông và nhiều hơn so với 10 thế kỷ vừa qua.
Chính vì thế, mà chúng ta không nên ngạc nhiên là có quá nhiều vị Thánh, và quá nhiều vị Chân Phước, tức những người đã bày tỏ và thực thi sự nên thánh và lòng bác ái đích thực tại những Giáo Hội địa phương ngày càng gia tăng.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những lịch trình để được tiến cử lên bàn thánh, hay nói cách khác, làm sao mà một Người Tôi Tớ Chúa có thể trở thành một vị Chân Phước, Á Thánh và Hiển Thánh?
(T): Thưa, theo các qui chuẩn pháp lý, mổi tiến trình phong chân phước và phong thánh gồm có hai giai đoạn chính: giai đoạn thuộc cấp “giáo phận” và giai đoạn thuộc cấp Tòa Thánh nơi Thánh Bộ này.
Trong giai đoạn giáo phận, vị Giám Mục của Giáo Phận chính là vị pháp lý, tức người có quyền quyết định có nên hay không nên khởi sự một hồ sơ không. Nếu một vị nữ tu hay một giáo dân chết đi, Đức Giám Mục phải điều tra nếu người đó có thật sự là thánh thiện hay không, dựa theo các tín hữu trong toàn Giáo Phận. Chỉ khi nào người đó quá nổi tiếng về sự thánh thiện trong số những người tín hữu và các cộng đồng giáo hội địa phương, thì Đức Giám Mục mới có thể khởi sự hồ sơ phong chân phước, một khi đã nhận được đồng ý của Thánh Bộ này thì tiến trình khởi sự hồ sơ phong chân phước được bắt đầu tại cấp giáo phận. Đặc biệt là vào thời đại ngày nay, đây là điều hết sức quan trọng, vì lẽ có quá nhiều người nói đến vai trò của giáo dân trong Giáo Hội.
Ngay tại Thánh Bộ này, chúng tôi có một hồ sơ rất quan trọng và nền tảng mà người giáo dân lại chính là người thực hiện bước đầu tiên trong tiến trình phong chân phước. Nghĩa là chính người giáo dân phải là người nói cho Đức Giám Mục tại địa phận của mình rằng, “Theo ý kiến của chúng con, người này rất là thánh thiện hay chẳng thánh thiện tí nào cả.”
Thế Đức Giám Mục phải cụ thể làm điều gì tại cấp giáo phận này?
Thưa, trước tiên là vị Giám Mục giáo phận phải thành lập ra một ủy ban, một tòa án và thâu thập tất cả những văn kiện có liên quan đến ứng viên được khởi sự cho hồ sơ phong chân phước, phong thánh, những đức hạnh trổi vượt, anh dũng, sự tử đạo nếu đó là trường hợp chết vì đạo, hay một phép lạ nếu như có một phép lạ được trình báo và ghi nhận. Một khi vị Giám Mục giáo phận đã thu thập được tất cả những văn kiện có liên quan đến người nổi tiếng về sự thánh thiện, thì vị Giám Mục sẽ gởi tất cả những văn kiện đó lên cho Tòa Thánh, và cho Thánh Bộ này.
Sau đó tiến trình thứ hai sẽ được bắt đầu tại cấp Tòa Thánh. Khi các văn kiện được gởi đến, nhiệm vụ của Thánh Bộ này và các bộ phận chuyên nghiệp khác của Thánh Bộ này sẽ xem xét và nghiên cứu hết sức kỷ lưỡng. Lấy ví dụ như, tham khảo thêm với các sử gia nếu hồ sơ có liên quan đến tính chất lịch sử, hoặc trong trường hợp không còn những người làm chứng nào vẫn còn sống xót.
Có một ủy ban về thần học vốn sẽ phải nghiên cứu, các văn kiện nhận được từ Thánh Bộ, nếu sự nên thánh thật sự của người đó có nổi trội lên một cách rõ ràng hay không. Nếu vấn đề có liên quan đến một phép lạ, thì một ủy ban tham vấn về y học phải nghiên cứu xem việc chữa trị đó, hay phép lạ được ghi nhận đó có phải là sự thật hay không theo ánh sáng của về mặt khoa học của y học. Vì mục tiêu này, mà chúng tôi có đến 70 chuyên gia về y học. Theo bản chất của việc chữa trị được trình bày bởi Thánh Bộ khi một phép lạ được ghi nhận, thì chúng tôi có thể kiểm nghiệm trường hợp đó với những chuyên gia thuộc ngành y học đó.
Nếu các bác sĩ nói rằng việc chữa trị này không thể nào có cách giải thích nào được về mặt khoa học cả, thì vấn đề đó sẽ được đưa tới cho các nhà thần học, những người phải nghiên cứu về mối liên hệ của vấn đề giữa việc chữa trị và sự cầu khẩn và chuyển cầu của ứng viên đó cho việc trở nên Thánh.
Lấy ví dụ như, nếu một người bệnh cầu nguyện với Mẹ Têrêsa Thành Calcutta cho sự chữa trị của anh ta, có nghĩa là nhờ Mẹ chuyển cầu trước mặt Thiên Chúa để cho anh ta có thể được chữa lành, thì phép lạ đó được Thiên Chúa thực hiện.
Người đó phải phân tích thử xem nếu có một mối liên hệ tương hỗ giữa việc chữa trị không thể giải thích được này với lời cầu nguyện mà người bệnh gởi trao lên cho Thiên Chúa thông qua sự chuyển cầu của Mẹ Têrêsa Thành Calcutta. Chỉ khi nào phép lạ đó đúng thật sự là do sự chuyển cầu của Mẹ Têrêsa, thì các nhà thần học mới có thể nói rằng liệu đó có đúng là một phép lạ hay không.
Dĩ nhiên, khi tất cả những giai đoạn này được hoàn thành, thì tiến trình này sẽ được đưa lên cho các vị Hồng Y của các Thánh Bộ. Chúng tôi có một vị gọi là Trưởng Hồng Y, được hình thành từ một nhóm gồm có 30 vị Hồng Y, các Tổng Giám Mục và các Giám Mục. Thì họ chính là những người có tiếng nói cuối cùng.
Các vị Hồng Y phải hoặc là không phải phê chuẩn, phải hoặc là không phải đồng ý, những kết luận của các sử gia, các bác sĩ và các thần học gia. Khi tất cả các vị Hồng Y đều đồng ý với những kết luận của các thần học gia, sử gia và các bác sĩ, thì vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ này mới đem tất cả để đệ trình lên cho Đức Thánh Cha.
Chính vì thế, đây đúng là một tiến trình rất dài với hai giai đoạn thuộc cấp địa phận và cấp Tòa Thánh. Các vị trong hồ sơ được bắt đầu gọi là Những Vị Tôi Tớ của Thiên Chúa một khi hồ sơ của họ được giới thiệu ra ở cấp địa phận. Họ trở thành những vị Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa (Venerable Servants of God) một khi Giáo Hội đã nhìn nhận về những đức tính anh dũng của họ.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Đức Hồng Y Saraiva Martins
VATICAN CITY (Zenit.org).- Bằng việc trích dẫn lại câu nói của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Đức Hồng Y José Saraiva Martins nói rằng “Giáo Hội chẳng có nhiều vị Thánh cho lắm.”
Các Thánh của Giáo Hội |
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, đến bây giờ thì có bao nhiêu trường hợp về phong chân phước và phong thánh được giới thiệu ra cho Thánh Bộ?
Đức Hồng Y Saraiva Martins (T): Thưa, con số đó là rất cao. Có khoảng hơn 2,200 hồ sơ.
Trong những hồ sơ này, có hơn 400 hồ sơ đã hoàn thành bản báo cáo (position); hay nói cách khác, những hồ sơ này sẳn sàng để được thảo luận, kiểm nghiệm và nghiên cứu sâu thêm bởi rất nhiều bộ phận nhỏ chuyên nghiệp khác trực thuộc Thánh Bộ; và bởi các sử gia khi hồ sơ đó có liên quan đến lịch sử; hay bởi các thần học gia nếu có liên quan đến những vấn đề thuộc về đức hạnh; hoặc bởi các bác sĩ khi một phép lạ được cho là đã xảy ra, để được nghiên cứu hết sức cẩn thận, và cuối cùng là bởi các vị Hồng Y của các Thánh Bộ khác.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Ngài có nghĩ là có quá nhiều hay quá ít các vị Thánh vừa mới được phong?
(T): Thưa, đôi lúc cũng có một số người nói rằng có sự lạm phát về các vị Thánh. Một số khác thì lại cho rằng có quá nhiều vị Thánh được phong, và câu trả lời trực tiếp của tôi là chẳng có gì là quá nhiều các vị Thánh được Giáo Hội phong cả.
Con số các vị Thánh và Chân Phước đã gia tăng lên trong triều đại của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Chỉ mình Ngài thôi, Ngài đã công bố nhiều vị Thánh và Chân Phước hơn tất cả những vị Giáo Hoàng tiền nhiệm khác của Ngài gộp lại kể từ năm 1588, là năm mà Thánh Bộ được chính thức thành lập ra.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị rất ý thức được những kiểu bàn tán cho là có sự lạm phát về các vị Thánh và Chân Phước, và Ngài đã đáp trả rằng những nhận xét đó là hoàn toàn không đúng với sự thật tí nào cả.
Lý do đầu tiên mà Đức Cố Giáo Hoàng muốn đưa ra chính là, bằng việc phong Chân Phước cho rất nhiều Tôi Tớ của Thiên Chúa, thì việc làm đó cũng chẳng khác nào là việc thực hiện đúng những gì mà Công Đồng Chung Vaticăn II đã triển khai ra, vốn mạnh mẽ tái khẳng định lại rằng sự nên thánh là điều thiết yếu trong Giáo Hội, rằng Giáo Hội là thánh: là một, là thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền.
Đức Cố Giáo Hoàng cũng nói rằng nếu Giáo Hội của Chúa Kitô không phải là thánh thiện, thì đó không phải là Giáo Hội của Chúa Kitô, một Giáo Hội thật sự của Chúa Kitô, tức Giáo Hội mà Thiên Chúa đã mong ước và tạo dựng ra để tiếp tục sứ vụ cứu độ của Ngài qua nhiều thế kỷ.
Chính vì thế, Đức Cố Giáo Hoàng nói, sự nên thánh chính là điều quan trọng nhất trong Giáo Hội, theo đúng với Công Đồng Chung Vaticăn II. Do thế, không ai nên ngạc nhiên bởi sự kiện rằng Đức Cố Giáo Hoàng muốn đề nghị ra thật nhiều những mẩu gương thánh thiện cho tất cả những người Kitô Giáo, cho Mọi Dân Nước của Thiên Chúa.
Lý do thứ hai chính là tầm quan trọng đặc biệt của sự nên thánh trong việc đại kết.
Trong Tông Thư “Novo Millennio Ineunte” (tức về Việc Bắt Đầu Một Thiên Niên Kỷ Mới), Đức Cố Giáo Hoàng nói rằng: “Sự nên thánh của các vị Thánh, các vị chân phước và những vị tử đạo có lẽ đó là những lý do có tính thuyết phục cao nhất cho việc đại kết,” thì đó chính là những ngôn từ của riêng Ngài, bởi vì, sự nên thánh, Ngài nói bằng những ngôn từ mạnh mẽ hơn “xuất phát từ những nền tảng đích thực, tối cao từ Chúa Kitô, để qua Ngài, Giáo Hội không được phân rẽ.”
Chính vì thế, trong việc đại kết, tất cả chúng ta đều muốn kêu cầu rất nhiều vị Thánh, để tính nên thánh của việc đại kết được đặt trọng tâm trong sự thánh thiện của Giáo Hội.
Lý do thứ ba của Đức Cố Giáo Hoàng chính là “những vị Thánh và những vị Chân Phước này biểu lộ lòng bác ái của một Giáo Hội tại địa phương,” tức ngày hôm nay, Đức Cố Thánh Cha nói, các Giáo Hội tại địa phương thì rất đông và nhiều hơn so với 10 thế kỷ vừa qua.
Chính vì thế, mà chúng ta không nên ngạc nhiên là có quá nhiều vị Thánh, và quá nhiều vị Chân Phước, tức những người đã bày tỏ và thực thi sự nên thánh và lòng bác ái đích thực tại những Giáo Hội địa phương ngày càng gia tăng.
(H): Thưa Đức Hồng Y, đâu là những lịch trình để được tiến cử lên bàn thánh, hay nói cách khác, làm sao mà một Người Tôi Tớ Chúa có thể trở thành một vị Chân Phước, Á Thánh và Hiển Thánh?
(T): Thưa, theo các qui chuẩn pháp lý, mổi tiến trình phong chân phước và phong thánh gồm có hai giai đoạn chính: giai đoạn thuộc cấp “giáo phận” và giai đoạn thuộc cấp Tòa Thánh nơi Thánh Bộ này.
Trong giai đoạn giáo phận, vị Giám Mục của Giáo Phận chính là vị pháp lý, tức người có quyền quyết định có nên hay không nên khởi sự một hồ sơ không. Nếu một vị nữ tu hay một giáo dân chết đi, Đức Giám Mục phải điều tra nếu người đó có thật sự là thánh thiện hay không, dựa theo các tín hữu trong toàn Giáo Phận. Chỉ khi nào người đó quá nổi tiếng về sự thánh thiện trong số những người tín hữu và các cộng đồng giáo hội địa phương, thì Đức Giám Mục mới có thể khởi sự hồ sơ phong chân phước, một khi đã nhận được đồng ý của Thánh Bộ này thì tiến trình khởi sự hồ sơ phong chân phước được bắt đầu tại cấp giáo phận. Đặc biệt là vào thời đại ngày nay, đây là điều hết sức quan trọng, vì lẽ có quá nhiều người nói đến vai trò của giáo dân trong Giáo Hội.
Ngay tại Thánh Bộ này, chúng tôi có một hồ sơ rất quan trọng và nền tảng mà người giáo dân lại chính là người thực hiện bước đầu tiên trong tiến trình phong chân phước. Nghĩa là chính người giáo dân phải là người nói cho Đức Giám Mục tại địa phận của mình rằng, “Theo ý kiến của chúng con, người này rất là thánh thiện hay chẳng thánh thiện tí nào cả.”
Thế Đức Giám Mục phải cụ thể làm điều gì tại cấp giáo phận này?
Thưa, trước tiên là vị Giám Mục giáo phận phải thành lập ra một ủy ban, một tòa án và thâu thập tất cả những văn kiện có liên quan đến ứng viên được khởi sự cho hồ sơ phong chân phước, phong thánh, những đức hạnh trổi vượt, anh dũng, sự tử đạo nếu đó là trường hợp chết vì đạo, hay một phép lạ nếu như có một phép lạ được trình báo và ghi nhận. Một khi vị Giám Mục giáo phận đã thu thập được tất cả những văn kiện có liên quan đến người nổi tiếng về sự thánh thiện, thì vị Giám Mục sẽ gởi tất cả những văn kiện đó lên cho Tòa Thánh, và cho Thánh Bộ này.
Sau đó tiến trình thứ hai sẽ được bắt đầu tại cấp Tòa Thánh. Khi các văn kiện được gởi đến, nhiệm vụ của Thánh Bộ này và các bộ phận chuyên nghiệp khác của Thánh Bộ này sẽ xem xét và nghiên cứu hết sức kỷ lưỡng. Lấy ví dụ như, tham khảo thêm với các sử gia nếu hồ sơ có liên quan đến tính chất lịch sử, hoặc trong trường hợp không còn những người làm chứng nào vẫn còn sống xót.
Có một ủy ban về thần học vốn sẽ phải nghiên cứu, các văn kiện nhận được từ Thánh Bộ, nếu sự nên thánh thật sự của người đó có nổi trội lên một cách rõ ràng hay không. Nếu vấn đề có liên quan đến một phép lạ, thì một ủy ban tham vấn về y học phải nghiên cứu xem việc chữa trị đó, hay phép lạ được ghi nhận đó có phải là sự thật hay không theo ánh sáng của về mặt khoa học của y học. Vì mục tiêu này, mà chúng tôi có đến 70 chuyên gia về y học. Theo bản chất của việc chữa trị được trình bày bởi Thánh Bộ khi một phép lạ được ghi nhận, thì chúng tôi có thể kiểm nghiệm trường hợp đó với những chuyên gia thuộc ngành y học đó.
Nếu các bác sĩ nói rằng việc chữa trị này không thể nào có cách giải thích nào được về mặt khoa học cả, thì vấn đề đó sẽ được đưa tới cho các nhà thần học, những người phải nghiên cứu về mối liên hệ của vấn đề giữa việc chữa trị và sự cầu khẩn và chuyển cầu của ứng viên đó cho việc trở nên Thánh.
Lấy ví dụ như, nếu một người bệnh cầu nguyện với Mẹ Têrêsa Thành Calcutta cho sự chữa trị của anh ta, có nghĩa là nhờ Mẹ chuyển cầu trước mặt Thiên Chúa để cho anh ta có thể được chữa lành, thì phép lạ đó được Thiên Chúa thực hiện.
Người đó phải phân tích thử xem nếu có một mối liên hệ tương hỗ giữa việc chữa trị không thể giải thích được này với lời cầu nguyện mà người bệnh gởi trao lên cho Thiên Chúa thông qua sự chuyển cầu của Mẹ Têrêsa Thành Calcutta. Chỉ khi nào phép lạ đó đúng thật sự là do sự chuyển cầu của Mẹ Têrêsa, thì các nhà thần học mới có thể nói rằng liệu đó có đúng là một phép lạ hay không.
Dĩ nhiên, khi tất cả những giai đoạn này được hoàn thành, thì tiến trình này sẽ được đưa lên cho các vị Hồng Y của các Thánh Bộ. Chúng tôi có một vị gọi là Trưởng Hồng Y, được hình thành từ một nhóm gồm có 30 vị Hồng Y, các Tổng Giám Mục và các Giám Mục. Thì họ chính là những người có tiếng nói cuối cùng.
Các vị Hồng Y phải hoặc là không phải phê chuẩn, phải hoặc là không phải đồng ý, những kết luận của các sử gia, các bác sĩ và các thần học gia. Khi tất cả các vị Hồng Y đều đồng ý với những kết luận của các thần học gia, sử gia và các bác sĩ, thì vị Tổng Trưởng của Thánh Bộ này mới đem tất cả để đệ trình lên cho Đức Thánh Cha.
Chính vì thế, đây đúng là một tiến trình rất dài với hai giai đoạn thuộc cấp địa phận và cấp Tòa Thánh. Các vị trong hồ sơ được bắt đầu gọi là Những Vị Tôi Tớ của Thiên Chúa một khi hồ sơ của họ được giới thiệu ra ở cấp địa phận. Họ trở thành những vị Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa (Venerable Servants of God) một khi Giáo Hội đã nhìn nhận về những đức tính anh dũng của họ.