Những Món Quà Khác Thường
Một món quà chính là một cách diển đạt về tình yêu. Khi chúng ta yêu ai đó hay muốn bày tỏ lòng biết ơn của ch1ung ta dành cho người đó, thì chúng ta cho đi tất cả những gì là đẹp đẽ nhất, hay nói khác hơn, chúng ta cho đi tất cả những gì thuộc về chính bản thân của chúng ta. Do đó, đối với chúng ta chẳng có là ngạc nhiên cả, khi mà hầu như ai cũng muốn tỏ bày lòng biết ơn, tình yêu và sự kính trọng của họ cho Đức Thánh Cha. Trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhận được rất nhiều món quà, một số có giá trị rất cao; thế nhưng chẳng có gì là giá trị hơn chính là câu chuyện của một người được bày tỏ thông qu anhững ngôn từ rất riêng của người đó và nổi đau của mình….
Số là cách đây vài năm, một người đàn ông Ba Lan, Ông Jacek đến từ Jrzyzanowice, bị bại liệt trên chiếc xe lăn, đã chơi và hát một bài hát cho Đức Cố Thánh Cha nghe. Bài hát có những ngôn từ như thế này:
“Có một con đường ở tại một quốc gia, và trong số những con đường và những tòa nhà đó có một ông bán đồ xưa củ chuyên bán những chiếc kính thần kỳ…. những chiếc kính nhiệm mầu vốn có thể chữa được viễn ảnh sai lệch của trái tim, kính nhiệm mầu chỉ đáng giá 1 cent thôi. Bạn có thể nhìn thấy được cuộc sống của bạn và nhìn thấy nó dưới nhiều cách khác nhau khi bạn sử dụng cặp kính nhiệm mầu này. Trong từ khố áo bị rách tả tơi đi, trong từng sự thông thái của cuốn sách, trong từng người giản đơn, bạn sẽ nhìn thấy được Thiên Chúa trong đó. Không, đó không phải là một chuyện bịa đặt (fable), lẫn một trò lừa tinh quái. Đây chính là những chiếc kính của tình yêu thương.”
“Những Chiếc Kính Nhiệm Mầu” (Miraculous Glasses) chính là tựa đề của bài hát đã được hát lên tại Dinh Thánh Clêmentê tại Vaticăn. Đức Cố Thánh Cha, sau khi lắng nghe những vần của bài hát lạ đó, liền nói rằng: “Giờ đây, Cha cũng cần phải đeo những chiếc kính nhiệm mầu đó…”
Wanda Rutkiewicz đã trao cho Đức Cố Giáo Hoàng một cục đá từ Ngọn Núi Everest, mà Bà đã chinh phục vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Đức Karol Wojtyla đã nói như sau khi Ngài cảm ơn Bà: “Thiên Chúa nhân từ đã cho hai chúng ta cùng đạt đến một cùng đích trong cùng một ngày: những đỉnh núi cao nhất của thế giới.”
Một vài món quà đòi hỏi sự cho phép đặc biệt của vị Tổng Quản Gia Tòa Thánh. Đó là trường hợp của một cây thông Ba Lan, được trao cho Đức Cố Giáo Hoàng bởi một nhóm khác hành hương từ cao nguyên Xakopane, và cây đó đã được trồng trong các khu vườn của Vaticăn; cũng giống như cây liễu trong vườn thảo mộc của trường Đại Học Jagellonica ở Cracovia vậy – một món quà của các tham dự viện trong chuyến hành hương của các trẻ em khuyết tật – vốn giờ đây có thể được tìm thấy trong các khu vườn tại Dinh Thự Castel Gondolfo.
Những món quà khác thì được cất giữ bên trong Ngôi Nhà Ba Lan tại Via Cassia ở Rôma, là nơi của Học Viện Lưu Giữ Các Văn Kiện trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị (Institute of Documentation of the Pontificate of John Paul II).
Bà Helene Kupiszewska, Giám Đốc của Học Viện, giải thích rằng: “Tất cả những gì mà bạn tìm thấy được ở đây đều là những món quà gởi tặng cho Đức Cố Giáo Hoàng. Năm tầng của tòa nhà nhày đã trở thành một bảo tang viện. Tất cả các món quà đã được liệt kê đầy đủ vào danh mục, và rất nhiều món quà phải được lưu trữ, còn những món quà khác vẫn còn đang trên đường đến từ Vaticăn. Tính cho đến năm 2005, tổng cộng các món quà được gởi đến cho Đức Cố Thánh Cha lên tới 12,000 món quà; 2,400 huy chương lớn; 1,400 bức tượng chạm trổ; 1,500 bức họa, vân vân..”
Có vô số kiểu quà tặng phong phú khác nhau như: vải, cờ quốc gia, thảm thêu (tapestries), kính màu, cốc có chân (globlets), đồ thủ công (bằng nhựa, đồng và da thú), các trang phục truyền thống, kiểu tóc của một người Mỹ da đỏ, bản văn của “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng thổ ngữ của người da đỏ, một kiểu mẩu nhà thờ được làm từ các que diêm, vân vân. Đức Cố Thánh Cha cũng còn nhận được đèn, đồng hồ, cột đèn (candelabras), khăn, các hàng hóa bằng lá, ván trượt tuyết, banh, dụng cụ của các môn thể thao… Món quà đáng chú ý nhất nặng gần 35 kg gồm các lá thư do các trẻ em viết và chuổi trang trí Giáng Sinh rất đẹp của các em gởi cho Đức Cố Thánh Cha. Theo nhận xét của Helena: “Tất cả những món quà kể trên đều là những sản phẩm từ các bàn tay và trí sáng tạo của con người làm ra.”
Trong nhà nguyện nhỏ của Nhà Dành Cho Khách Hành Hương (Pilgrims’ House), ai nấy cũng đều khâm phục về các kính màu và bức tranh về Đức Mẹ Đen rất đẹp và tinh xảo được Đức Hồng Y Stefano Wyszynski trao tặng, cùng với Cây Thánh Giá tại Vương Cung Thánh Đường ở thành phố Varsavia – một quà tặng của Đức Giám Mục Zdzislaw Peszkowski. Dưới phần kính màu, ai ai cũng còn thể tìm thấy những thứ đồ vật làm bằng than. Trong số những bức tượng chạm trổ điêu khắc trong tòa nhà, riêng Thánh Barbara không thôi đã có tới 28 bức tượng. Mọi người cũng còn nhìn thấy một cây kiếm, vốn là quà tặng của các thợ mỏ của vùng Salt Mine tại Bochnia, các văn bia, các phù điêu, và một cây được các tù nhân tại Regina Coeli ở Rôma trồng, và các khuy măng sét do những người thợ kim hoàn trao tặng.
Tuyển tập cũng còn có các quà tặng đến từ các Tổng Thống như: áo giáp của quân sĩ và bức tranh về ngôi nhà và giáo xứ tại Wadowice, món quà của Tướng Wojciech Jaruzelski; một huy chương lớn của Tổng Thống Lech Walesa; và một kính màu phát họa một phần của cánh cửa tại Vương Cung Thánh Đường Gniezno, được Tổng Thống Aleksander Kwasniewski trao tặng.
Trong Phòng Kỷ Niệm Quốc Gia, có một chổ rất đặc biệt dành cho các vật lưu niệm của chiến tranh, các trại tra tấn và đàn áp. Trong số những vật lưu niệm này, một vật rất đáng được đề cập tới đó là một khúc gổ đến từ cuộc chiến tranh của năm 1904-1905 giữa Nga Sô và Nhật Bổn.
Như Tiến Sĩ Melana giải thích “Có rất nhiều người Ba Lan tham gia vào cuộc chiến đó, và cuối cùng họ bị bắt làm tù nhân tại Nhật Bổn. Thế nhưng họ may mắn, vì có một vị linh mục là người cũng bị tù chung với họ. Và nhờ miếng gổ nhỏ này mà họ viết lên việc kiểm điểm về lương tâm của họ bằng tiếng Ba Lan, để cho vị linh mục tuyên uý người Pháp đọc và giải tội cho họ. Vì họ thể giao tiếp được ngoại trừ việc đề ra điều răn thứ mấy trong số 10 điều răn để vị linh mục có thể hiểu… Miếng gổ đã được cất giữ nhờ cậu bé giúp lễ cho vị linh mục tuyên úy đó. Khi Đức Cố Giáo Hoàng đến Nhật Bổn, vị linh mục tuyên úy vẫn còn sống, mặc dầu đã rất già tuổi, đã thể hiện mong ước trao lại món quà này cho Đức Thánh Cha.”
Có rất nhiều bức tranh về Đức Mẹ Đen (Black Madona) – vốn là những phiên bản đến từ nhiều đền thờ ở Ba Lan. Với Helena đi cùng, tôi dừng lại trước một bức tranh co nhan đề “Chứng Tá của Vụ Ám Sát” (The Witness of the Assassination). Công trình nghệ thuật này được trao cho Đức Cố Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sau ba phát súng và sự biến dạng của chiếc xe chở Đức Cố Giáo Hoàng, Linh Mục Kazimierz Przydatek bắt đầu lần hạt mân côi; có một ai đó đã để lại một đóa hoa hồng nơi vụ xảy ra cuộc ám sát, và trên ghế nơi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ngồi, một vài khác hành hương Ba Lan đã để lại bức tranh rất đẹp về Đức Mẹ Đen này.
Trên mặt lò sưởi của Đức Mẹ Thiên Chúa, ai nấy cũng dễ dàng nhìn thấy được ba chữ được viết lên “S.O.S.” và dòng chữ: “Lạy Mẹ Chí Thánh Hãy Giúp Đỡ Đức Thánh Cha” (Holy Mother help the Holy Father).
Học Viện Lưu Giữ Các Văn Kiện trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hiện đang lưu giữ rất nhiều món quà khác thường. Nếu có dịp ghé đến Rôma, du khách hành hương cũng đừng quên đến viếng thăm Học Viện này. Hãy đến Via Cassia, 1200, để cảm nghiệm về một cuộc gặp gỡ đặc biệt và độc nhất với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề “Unusual Gifts” do Aleksandra Zapotoczny thực hiện, được tìm thấy tại trang 8-10 trong Tạp Chí Hằng Tháng Totus Tuus số ra Tháng 1/2006.
Một món quà chính là một cách diển đạt về tình yêu. Khi chúng ta yêu ai đó hay muốn bày tỏ lòng biết ơn của ch1ung ta dành cho người đó, thì chúng ta cho đi tất cả những gì là đẹp đẽ nhất, hay nói khác hơn, chúng ta cho đi tất cả những gì thuộc về chính bản thân của chúng ta. Do đó, đối với chúng ta chẳng có là ngạc nhiên cả, khi mà hầu như ai cũng muốn tỏ bày lòng biết ơn, tình yêu và sự kính trọng của họ cho Đức Thánh Cha. Trong suốt triều đại giáo hoàng của Ngài, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nhận được rất nhiều món quà, một số có giá trị rất cao; thế nhưng chẳng có gì là giá trị hơn chính là câu chuyện của một người được bày tỏ thông qu anhững ngôn từ rất riêng của người đó và nổi đau của mình….
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với món quà đặc biệt |
“Có một con đường ở tại một quốc gia, và trong số những con đường và những tòa nhà đó có một ông bán đồ xưa củ chuyên bán những chiếc kính thần kỳ…. những chiếc kính nhiệm mầu vốn có thể chữa được viễn ảnh sai lệch của trái tim, kính nhiệm mầu chỉ đáng giá 1 cent thôi. Bạn có thể nhìn thấy được cuộc sống của bạn và nhìn thấy nó dưới nhiều cách khác nhau khi bạn sử dụng cặp kính nhiệm mầu này. Trong từ khố áo bị rách tả tơi đi, trong từng sự thông thái của cuốn sách, trong từng người giản đơn, bạn sẽ nhìn thấy được Thiên Chúa trong đó. Không, đó không phải là một chuyện bịa đặt (fable), lẫn một trò lừa tinh quái. Đây chính là những chiếc kính của tình yêu thương.”
“Những Chiếc Kính Nhiệm Mầu” (Miraculous Glasses) chính là tựa đề của bài hát đã được hát lên tại Dinh Thánh Clêmentê tại Vaticăn. Đức Cố Thánh Cha, sau khi lắng nghe những vần của bài hát lạ đó, liền nói rằng: “Giờ đây, Cha cũng cần phải đeo những chiếc kính nhiệm mầu đó…”
Wanda Rutkiewicz đã trao cho Đức Cố Giáo Hoàng một cục đá từ Ngọn Núi Everest, mà Bà đã chinh phục vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Đức Karol Wojtyla đã nói như sau khi Ngài cảm ơn Bà: “Thiên Chúa nhân từ đã cho hai chúng ta cùng đạt đến một cùng đích trong cùng một ngày: những đỉnh núi cao nhất của thế giới.”
Một vài món quà đòi hỏi sự cho phép đặc biệt của vị Tổng Quản Gia Tòa Thánh. Đó là trường hợp của một cây thông Ba Lan, được trao cho Đức Cố Giáo Hoàng bởi một nhóm khác hành hương từ cao nguyên Xakopane, và cây đó đã được trồng trong các khu vườn của Vaticăn; cũng giống như cây liễu trong vườn thảo mộc của trường Đại Học Jagellonica ở Cracovia vậy – một món quà của các tham dự viện trong chuyến hành hương của các trẻ em khuyết tật – vốn giờ đây có thể được tìm thấy trong các khu vườn tại Dinh Thự Castel Gondolfo.
Những món quà khác thì được cất giữ bên trong Ngôi Nhà Ba Lan tại Via Cassia ở Rôma, là nơi của Học Viện Lưu Giữ Các Văn Kiện trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị (Institute of Documentation of the Pontificate of John Paul II).
Bà Helene Kupiszewska, Giám Đốc của Học Viện, giải thích rằng: “Tất cả những gì mà bạn tìm thấy được ở đây đều là những món quà gởi tặng cho Đức Cố Giáo Hoàng. Năm tầng của tòa nhà nhày đã trở thành một bảo tang viện. Tất cả các món quà đã được liệt kê đầy đủ vào danh mục, và rất nhiều món quà phải được lưu trữ, còn những món quà khác vẫn còn đang trên đường đến từ Vaticăn. Tính cho đến năm 2005, tổng cộng các món quà được gởi đến cho Đức Cố Thánh Cha lên tới 12,000 món quà; 2,400 huy chương lớn; 1,400 bức tượng chạm trổ; 1,500 bức họa, vân vân..”
Có vô số kiểu quà tặng phong phú khác nhau như: vải, cờ quốc gia, thảm thêu (tapestries), kính màu, cốc có chân (globlets), đồ thủ công (bằng nhựa, đồng và da thú), các trang phục truyền thống, kiểu tóc của một người Mỹ da đỏ, bản văn của “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng thổ ngữ của người da đỏ, một kiểu mẩu nhà thờ được làm từ các que diêm, vân vân. Đức Cố Thánh Cha cũng còn nhận được đèn, đồng hồ, cột đèn (candelabras), khăn, các hàng hóa bằng lá, ván trượt tuyết, banh, dụng cụ của các môn thể thao… Món quà đáng chú ý nhất nặng gần 35 kg gồm các lá thư do các trẻ em viết và chuổi trang trí Giáng Sinh rất đẹp của các em gởi cho Đức Cố Thánh Cha. Theo nhận xét của Helena: “Tất cả những món quà kể trên đều là những sản phẩm từ các bàn tay và trí sáng tạo của con người làm ra.”
Trong nhà nguyện nhỏ của Nhà Dành Cho Khách Hành Hương (Pilgrims’ House), ai nấy cũng đều khâm phục về các kính màu và bức tranh về Đức Mẹ Đen rất đẹp và tinh xảo được Đức Hồng Y Stefano Wyszynski trao tặng, cùng với Cây Thánh Giá tại Vương Cung Thánh Đường ở thành phố Varsavia – một quà tặng của Đức Giám Mục Zdzislaw Peszkowski. Dưới phần kính màu, ai ai cũng còn thể tìm thấy những thứ đồ vật làm bằng than. Trong số những bức tượng chạm trổ điêu khắc trong tòa nhà, riêng Thánh Barbara không thôi đã có tới 28 bức tượng. Mọi người cũng còn nhìn thấy một cây kiếm, vốn là quà tặng của các thợ mỏ của vùng Salt Mine tại Bochnia, các văn bia, các phù điêu, và một cây được các tù nhân tại Regina Coeli ở Rôma trồng, và các khuy măng sét do những người thợ kim hoàn trao tặng.
Tuyển tập cũng còn có các quà tặng đến từ các Tổng Thống như: áo giáp của quân sĩ và bức tranh về ngôi nhà và giáo xứ tại Wadowice, món quà của Tướng Wojciech Jaruzelski; một huy chương lớn của Tổng Thống Lech Walesa; và một kính màu phát họa một phần của cánh cửa tại Vương Cung Thánh Đường Gniezno, được Tổng Thống Aleksander Kwasniewski trao tặng.
Trong Phòng Kỷ Niệm Quốc Gia, có một chổ rất đặc biệt dành cho các vật lưu niệm của chiến tranh, các trại tra tấn và đàn áp. Trong số những vật lưu niệm này, một vật rất đáng được đề cập tới đó là một khúc gổ đến từ cuộc chiến tranh của năm 1904-1905 giữa Nga Sô và Nhật Bổn.
Như Tiến Sĩ Melana giải thích “Có rất nhiều người Ba Lan tham gia vào cuộc chiến đó, và cuối cùng họ bị bắt làm tù nhân tại Nhật Bổn. Thế nhưng họ may mắn, vì có một vị linh mục là người cũng bị tù chung với họ. Và nhờ miếng gổ nhỏ này mà họ viết lên việc kiểm điểm về lương tâm của họ bằng tiếng Ba Lan, để cho vị linh mục tuyên uý người Pháp đọc và giải tội cho họ. Vì họ thể giao tiếp được ngoại trừ việc đề ra điều răn thứ mấy trong số 10 điều răn để vị linh mục có thể hiểu… Miếng gổ đã được cất giữ nhờ cậu bé giúp lễ cho vị linh mục tuyên úy đó. Khi Đức Cố Giáo Hoàng đến Nhật Bổn, vị linh mục tuyên úy vẫn còn sống, mặc dầu đã rất già tuổi, đã thể hiện mong ước trao lại món quà này cho Đức Thánh Cha.”
Có rất nhiều bức tranh về Đức Mẹ Đen (Black Madona) – vốn là những phiên bản đến từ nhiều đền thờ ở Ba Lan. Với Helena đi cùng, tôi dừng lại trước một bức tranh co nhan đề “Chứng Tá của Vụ Ám Sát” (The Witness of the Assassination). Công trình nghệ thuật này được trao cho Đức Cố Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Sau ba phát súng và sự biến dạng của chiếc xe chở Đức Cố Giáo Hoàng, Linh Mục Kazimierz Przydatek bắt đầu lần hạt mân côi; có một ai đó đã để lại một đóa hoa hồng nơi vụ xảy ra cuộc ám sát, và trên ghế nơi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ngồi, một vài khác hành hương Ba Lan đã để lại bức tranh rất đẹp về Đức Mẹ Đen này.
Trên mặt lò sưởi của Đức Mẹ Thiên Chúa, ai nấy cũng dễ dàng nhìn thấy được ba chữ được viết lên “S.O.S.” và dòng chữ: “Lạy Mẹ Chí Thánh Hãy Giúp Đỡ Đức Thánh Cha” (Holy Mother help the Holy Father).
Học Viện Lưu Giữ Các Văn Kiện trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị hiện đang lưu giữ rất nhiều món quà khác thường. Nếu có dịp ghé đến Rôma, du khách hành hương cũng đừng quên đến viếng thăm Học Viện này. Hãy đến Via Cassia, 1200, để cảm nghiệm về một cuộc gặp gỡ đặc biệt và độc nhất với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề “Unusual Gifts” do Aleksandra Zapotoczny thực hiện, được tìm thấy tại trang 8-10 trong Tạp Chí Hằng Tháng Totus Tuus số ra Tháng 1/2006.