Cơn bão số 9 còn có tên gọi là Durian (sầu riêng) đổ bộ vào Việt nam từ rất sớm của ngày 05 tháng 12 năm 2006. Hành trình của bão thăm viếng tuần tự các tỉnh: Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
Theo tin thời sự, tính đến ngày 7 tháng 12 có khoảng 100 người thiệt mạng và mất tích, bị thương khoảng 1000 người, nhà cửa hư hại chưa thể thống kê chính xác được. Chỉ riêng tỉnh Bến Tre có đến 17 người chết, khoảng 400 người bị thương. Các huyện Giồng Trôm và Ba Tri là những huyện bị thiệt hại nặng, nhưng các hệ thống thông tin liên lạc đều bị ngưng trệ. Chỉ riêng huyện Bình Đại là một trong số những nơi bị cơn bão Durian đổ bộ trực tiếp, nên số thương vong đến 4 người và số người bị thương lên đến 250 người. Toàn huyện có tới 2.963 căn nhà bị sập và có đến 26.324 căn nhà không còn mái che, thật là một thị trấn nhà không nóc. Vì là nơi tâm điểm của bão đi qua nên gần như 100 phần trăm các ngôi nhà đều hư hại, ngay cả đến ngôi nhà thờ của thị trấn Bình Đại cũng đồng chung số phận, cả mặt tiền và tháp nhà thờ giờ đây đã hoà nhập để biến thành đống hoang tàn đổ nát.
Mọi người giờ đây đứng trước một thảm cảnh mà không một ai có thể giúp được gì cho người khác, họ đồng cảnh ngộ trong tình trạng trắng tay và không biết ngày mai sẽ như thế nào: trước những cái nắng gay gắt của những ngày không mưa mà không gì để làm cho dịu mát, cũng không biết trú ngụ nơi đâu khi chung quanh họ những ngôi nhà đều đổ nát; họ cũng không biết sống ra sao khi những phương tiện cần thiết giờ đây không còn nữa. Giờ đây họ đang cố gắng với tất cả những gì còn lại để có thể đứng lên và vượt qua những khó khăn hiện tại mà tiếp tục sống.
Nhà cửa và con người là như thế, vùng đất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre sau cơn bão thì như thế nào? Quê hương xứ dừa giờ đây những cây dừa phải điêu đứng, nó không còn đứng vững sau cơn bão, cây dừa là nguồn lợi, nhưng nó cũng là tai hoạ khi cơn bão từ từ tiến đến. Những ngôi nhà được dựng nên từ những cây dừa, bây giờ nó cũng bị tàn phá bởi những cây dừa. Cơn bão đi qua kéo theo những cây dừa và những ngôi nhà không chịu được những thân dừa cao to như thế, nên đành phải chịu sự biến dạng. Còn vườn cây xanh tươi một thời với hai chữ Cái Mơn đã mang thương hiệu đi khắp nơi, cũng trở nên điêu tàn xơ xác. Những trái sầu riêng mang tràn đầy vị ngọt và toả lừng hương thơm, giờ đây bị cơn bão Sầu Riêng (Durian) đánh tan tành, bật gốc, không còn bám được vào đất để cho những hoa quả tốt tươi được nữa. Những cây Măng Cụt đã chứng kiến những thăng trầm của hằng trăm năm lịch sử vậy mà giờ đây cũng bị tàn phá với cơn bão mang tên Sầu Riêng (Durian). Những bông hoa chuẩn bị cho ngày tết truyền thống của dân tộc, được chuẩn bị chắt chiu gần cả năm trời, với biết bao công sức, hy vọng có được một chút nguồn lợi để sống hạnh phúc trong những ngày tết, giờ đây không còn nữa.
Những ngôi nhà đơn sơ, giống như con người đơn sơ của người dân nam bộ cũng bị sự cuồng nộ của cơn bão mang đi. Ngay cả 2 huyện lỵ của Tĩnh Vĩnh Long là Huyện Măng Thít và Vũng Liêm, cách xa bờ biển hàng trăm km, không xăm phạm biển cả, cũng không chọc giận gì đến gió bão, thế mà cũng không được tha, chỉ trong phút chốc, ngôi nhà không còn, hay hư hại nặng. Huyện Càng Long và Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh với những người nông dân thật thà chân chất, bám đất để sống, giờ đây mảnh đất của họ cũng bị cũng bị tàn phá. Cho dù có kêu la khóc lóc thì thảm cảnh vẫn phải mang, khó khăn vẫn phải chịu, vất vả cơ cực rồi cũng đến với từng người.
Địa hình Giáo Phận Vĩnh Long gồm có Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần của tỉnh Đồng Tháp, nhưng cơn bão Durian đã viếng thăm hầu hết các tỉnh thuộc Giáo Phận Vĩnh Long, nên cơn đau và nỗi sầu không còn là của riêng, mà nỗi đau thật sự cho cả Giáo Phận. Nhưng với những gì đang có, không biết làm cách nào để xoa dịu nỗi đau mà những người con của Giáo Phận nói riêng và cả những người dân trong địa bàn của Giáo Phận nói chung. Nỗi ưu tư càng dâng cao, khi sau cơn bão, mọi việc đều phải bắt đầu lại từ những hoang tàn đỗ nát, từ những con người mang đầy thương tích cả tinh thần lẫn vật chất, họ không biết dựa vào đâu để đứng lên. Đức Giám Mục Giáo Phận đã tìm được chỗ dựa cho mọi người là Bàn Tay Quan Phòng của Thiên Chúa, qua tấm lòng nhân ái của rất nhiều người mà Ngài đã mời gọi hướng về những người đang không còn gì để sống sau cơn bão.
Xin Thiên Chúa Quan Phòng xoa dịu nỗi đau của những người con đang khốn khổ, xin cũng ban phúc lành cho những người biết vui với người vui, đau khổ với người đau khổ, để mọi người cùng được hưởng hạnh phúc trong Tình Yêu Chúa.
Cảnh một nhà thờ giáo phận Vĩnh Long bị bão số 9 tàn phá |
Mọi người giờ đây đứng trước một thảm cảnh mà không một ai có thể giúp được gì cho người khác, họ đồng cảnh ngộ trong tình trạng trắng tay và không biết ngày mai sẽ như thế nào: trước những cái nắng gay gắt của những ngày không mưa mà không gì để làm cho dịu mát, cũng không biết trú ngụ nơi đâu khi chung quanh họ những ngôi nhà đều đổ nát; họ cũng không biết sống ra sao khi những phương tiện cần thiết giờ đây không còn nữa. Giờ đây họ đang cố gắng với tất cả những gì còn lại để có thể đứng lên và vượt qua những khó khăn hiện tại mà tiếp tục sống.
Nhà cửa và con người là như thế, vùng đất nông nghiệp của tỉnh Bến Tre sau cơn bão thì như thế nào? Quê hương xứ dừa giờ đây những cây dừa phải điêu đứng, nó không còn đứng vững sau cơn bão, cây dừa là nguồn lợi, nhưng nó cũng là tai hoạ khi cơn bão từ từ tiến đến. Những ngôi nhà được dựng nên từ những cây dừa, bây giờ nó cũng bị tàn phá bởi những cây dừa. Cơn bão đi qua kéo theo những cây dừa và những ngôi nhà không chịu được những thân dừa cao to như thế, nên đành phải chịu sự biến dạng. Còn vườn cây xanh tươi một thời với hai chữ Cái Mơn đã mang thương hiệu đi khắp nơi, cũng trở nên điêu tàn xơ xác. Những trái sầu riêng mang tràn đầy vị ngọt và toả lừng hương thơm, giờ đây bị cơn bão Sầu Riêng (Durian) đánh tan tành, bật gốc, không còn bám được vào đất để cho những hoa quả tốt tươi được nữa. Những cây Măng Cụt đã chứng kiến những thăng trầm của hằng trăm năm lịch sử vậy mà giờ đây cũng bị tàn phá với cơn bão mang tên Sầu Riêng (Durian). Những bông hoa chuẩn bị cho ngày tết truyền thống của dân tộc, được chuẩn bị chắt chiu gần cả năm trời, với biết bao công sức, hy vọng có được một chút nguồn lợi để sống hạnh phúc trong những ngày tết, giờ đây không còn nữa.
Những ngôi nhà đơn sơ, giống như con người đơn sơ của người dân nam bộ cũng bị sự cuồng nộ của cơn bão mang đi. Ngay cả 2 huyện lỵ của Tĩnh Vĩnh Long là Huyện Măng Thít và Vũng Liêm, cách xa bờ biển hàng trăm km, không xăm phạm biển cả, cũng không chọc giận gì đến gió bão, thế mà cũng không được tha, chỉ trong phút chốc, ngôi nhà không còn, hay hư hại nặng. Huyện Càng Long và Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh với những người nông dân thật thà chân chất, bám đất để sống, giờ đây mảnh đất của họ cũng bị cũng bị tàn phá. Cho dù có kêu la khóc lóc thì thảm cảnh vẫn phải mang, khó khăn vẫn phải chịu, vất vả cơ cực rồi cũng đến với từng người.
Địa hình Giáo Phận Vĩnh Long gồm có Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần của tỉnh Đồng Tháp, nhưng cơn bão Durian đã viếng thăm hầu hết các tỉnh thuộc Giáo Phận Vĩnh Long, nên cơn đau và nỗi sầu không còn là của riêng, mà nỗi đau thật sự cho cả Giáo Phận. Nhưng với những gì đang có, không biết làm cách nào để xoa dịu nỗi đau mà những người con của Giáo Phận nói riêng và cả những người dân trong địa bàn của Giáo Phận nói chung. Nỗi ưu tư càng dâng cao, khi sau cơn bão, mọi việc đều phải bắt đầu lại từ những hoang tàn đỗ nát, từ những con người mang đầy thương tích cả tinh thần lẫn vật chất, họ không biết dựa vào đâu để đứng lên. Đức Giám Mục Giáo Phận đã tìm được chỗ dựa cho mọi người là Bàn Tay Quan Phòng của Thiên Chúa, qua tấm lòng nhân ái của rất nhiều người mà Ngài đã mời gọi hướng về những người đang không còn gì để sống sau cơn bão.
Xin Thiên Chúa Quan Phòng xoa dịu nỗi đau của những người con đang khốn khổ, xin cũng ban phúc lành cho những người biết vui với người vui, đau khổ với người đau khổ, để mọi người cùng được hưởng hạnh phúc trong Tình Yêu Chúa.