Cô Nhi viện Thiên Bình – Long Thành – Đồng Nai và Sơ Anne Sumale dòng dõi hoàng gia Thái Lan
Khi đến Long Thành, Đồng Nai, hỏi thăm cô nhi viện Thiên Bình thuộc xã Tam Phước, ai cũng có thể chỉ dẫn đường đi nước bước tường tận. Mấy năm qua, người dân ở vùng này đã quá quen thuộc với những vườn cây ăn trái lấy từ giống bên Thái lan. Đó là chưa kể hàng trăm con heo mập mạp trong chuồng, những đàn gà đang sinh sôi nẩy nở….ở khu vực thuộc cô nhi viện này.
Thế nhưng, có ai biết được rằng để đổi lấy được cơ ngơi ngày nay, những người khởi công tạo dựng đã phải hy sinh bao mồ hôi và vắt kiệt sức mình. Trong đó, không thể không nói đến công lao khó nhọc của một phụ nữ thuộc Hoàng gia Thái lan, nay đã trở thành vị nữ tu thuộc dòng Nữ Tỳ Chuá Kitô. Trang Phụ nữ kỳ này xin dành để nói về những nữ tu rất đặc biệt này.
Theo lời của Sơ Lucia Nguyễn Thị Toàn, năm nay đã ngoài 70, người đầu tiên đến mảnh đất Long Thành vào năm 1968 thì khi đó, toàn là rừng rậm, muỗi vắt và thú dữ. Sơ cùng với hai nữ tu khác được nhà dòng trao cho trách nhiệm xây dựng một cô nhi viện để nuôi các em mồ côi. Sơ kể lại:
“Tôi khai phá và xây dựng luôn, năm đó là năm 1968. Lúc đó là khoảng 10 mẫu, tôi và hai sơ cùng 14 em nhỏ, nhỏ nhất 10 tuổi. Nó có nhiều giai đoạn, lúc đầu trong thời buổi Cộng Hoà thì dễ dãi một chút, nhưng lúc đó hai bên đang chiến tranh, vấn đề khai phá, làm đất khó lắm, không được bình an, nhưng mình cũng phải ở thôi…”
Dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan
Sau năm 1975, dưới chế độ mới, vì cô nhi viện không trao cho nhà nước nên không hề nhận được một sự trợ cấp nào. Nhưng không vì thế mà sơ để các em đói khát. Sơ cùng các em đi đào củ mài, củ măng bán lấy tiền mua thêm gạo…Từng bữa nuôi nhau qua những ngày tháng khó khăn nhất. Có em phải rời cô nhi viện để đi làm xa, vất vả, chịu cực khổ trăm bề để đem tiền về phụ giúp thêm. Sơ kể tiếp:
“Lý tưởng cuả mình là giúp các em mồ côi, người ta không bắt các em thì tôi còn cơ hội để giúp các em…Cô nhi viện lúc đó nhỏ, đất thì nhiều nên người ta không làm khó dễ gì. Về tài chính thì phải tự túc, các em phải chịu khó kiếm đất để làm xa, đi xa mới có tiền, mới sinh sống được.”
Bây giờ tôi là một người nghèo thôi, cái đó đã qua rồi, tôi chỉ là một tu sĩ nghèo thôi (cười ) Tôi qua Việt Nam học và Sơ Toàn là thầy dậy tiếng Pháp và dậy tiếng Việt của tôi. Năm 1962 tôi qua Việt Nam, và năm 1970 thì ở trên đất này cho đến khi tiếp thu năm 1975, tôi trở về xứ của tôi và tôi trở qua năm 1992. Khi trở về tôi phải sửa nhà cửa lại hết, một số tiền tôi có đem theo, một số khác thì nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt…
Sơ Anne Sumalle
Vào năm 1992, một người nữ tu trước kia đã từng ở mảnh đất này trở về từ Thái Lan. Vị nữ tu ấy chính là Sơ Anne Sumalle, hay còn gọi là Sơ Bảy. Được biết, Sơ Sumalle thuộc dòng dõi Hoàng gia Thái lan, đến Việt Nam từ năm 1962 làm việc, rồi xin gia nhập dòng Nữ Tỳ Chuá Kitô.
Nhưng đến năm 1975 thì bị buộc về nước. Với giọng miền Nam đặc sệt, khó ai có thể biết sơ lại là người Thái Lan. Khi nhắc đến dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan của mình, sơ cười và nói:
“Bây giờ tôi là một người nghèo thôi, cái đó đã qua rồi, tôi chỉ là một tu sĩ nghèo thôi (cười ) Tôi qua Việt Nam học và Sơ Toàn là thầy dậy tiếng Pháp và dậy tiếng Việt của tôi. Năm 1962 tôi qua Việt Nam, và năm 1970 thì ở trên đất này cho đến khi tiếp thu năm 1975, tôi trở về xứ của tôi và tôi trở qua năm 1992. Khi trở về tôi phải sửa nhà cửa lại hết, một số tiền tôi có đem theo, một số khác thì nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt…”
Với sự giúp đỡ của Sơ Anne Sumalle, cô nhi viện dần dần được khôi phục và mở mang thêm. Mỗi lần hết hạn visa, trở về xứ, Sơ lại nhờ anh chị em trong gia đình giúp đỡ thêm một ít tiền bạc hầu có thêm phương tiện giúp nuôi các em mồ côi. Sơ cho biết:
“Tụi em chăn nuôi, nuôi bò, nuôi heo, gà, vịt …đủ thứ hết, nuôi cả chó, cá và trồng trọt, làm vườn, trồng cây ăn trái Thái Lan, tôi đem những cây giống từ Thái lan sang, và vài nước lân cận sang…rồi cũng làm bánh bán, khâu may, thêu, đan len, dậy học thêm…”
Khi hỏi thăm sơ đã nhận các em cô nhi như thế nào, sơ cho hay: “Người ta đem bỏ trước cửa cũng có, hay ở bệnh viện đem lên, hay người ta bỏ ngoài đường lộ, rừng cao su, hay để trong đống rác trong chợ…cũng một phần người ta đem cho hẳn hoi. Những em cô nhi ở đây chưa có giấy tờ, tôi rất buồn, có những em 19, 20, muốn cho các em đi thi bằng cấp cũng không đi thi được, nghe hứa hoài mà cũng chưa thấy gì hết!”
Nỗi băn khoăn
Thưa quí vị và các bạn, điều làm cho sơ Sumalle cũng như sơ Toàn băn khoăn nhất là các em cô nhi hiện nay vẫn chưa có giấy chứng minh thư. Và cho đến nay, mặc dù đã có mặt trên mảnh đất này đã gần 40 năm, những em mồ côi thuở nào nay được các sơ dựng vợ gả chồng, nhưng các sơ vẫn chưa được cấp giấy phép chính thức. Sơ Toàn cho biết: “Cho đến bây giờ thì họ vẫn không cấp giấy để mà nuôi cô nhi cho hợp pháp hoá. Hiện giờ có 153 em, có hai mươi mấy cụ già, 37 em tâm thần…Người ta không làm khó làm dễ, nhưng người ta cũng không quan tâm nhiều đến cô nhi.
Tôi đã lên tiếng nhiều lần với nhà nước nhưng vẫn chưa thấy ai nhúc nhích gì hết, cho nên các em bây giờ 18, 19 tuổi, học cấp ba rồi mà vẫn chưa có chứng minh thư nhân dân, tôi rất bức xúc…Tôi lên tiếng biết bao nhiêu lần với địa phương, với tỉnh, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì hết.
Tôi đã lên tiếng nhiều lần với nhà nước nhưng vẫn chưa thấy ai nhúc nhích gì hết, cho nên các em bây giờ 18, 19 tuổi, học cấp ba rồi mà vẫn chưa có chứng minh thư nhân dân, tôi rất bức xúc…Tôi lên tiếng biết bao nhiêu lần với địa phương, với tỉnh, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì hết.
Sơ Toàn
Họ cứ qui họach đất, đất của mình 10 mẫu, lấy từ từ… rồi nói là sẽ giải quyết, nhưng cuối cùng rồi cũng chẳng tới đâu, cả Hà Nội cũng vô nhưng cũng chẳng được cái gì cả! Họ lấy gần 4 mẫu, trước nói là mượn để làm hợp tác xã, cuối cùng chia nhau…rồi nói nếu muốn lấy lại phải có tiền chuộc, tui đâu có tiền chuộc nên bỏ luôn…Rồi tui lại phải đi mua thêm đất bên cạnh!”
Em cô nhi Nguyễn Thị Duyên, năm nay 20 tuổi, nói lên ước mơ đơn giản của mình: “Em nghỉ học lâu rồi. Em đi học nghề cắt tóc. Em chỉ ước sao có chứng minh nhân dân để em được đi làm thôi!”
Cũng như em Duyên, em Trần Văn Thịnh, 19 tuổi, thì chỉ mơ sao em cùng các bạn cô nhi khác có được tấm thẻ chứng minh nhân dân để có thể đi làm như bao người khác. Em nói:
“Em vô cô nhi viện từ năm em lên 10 tuổi, em được biết là cha mẹ em chết hết rồi. Hiện giờ em vẫn đang phụ giúp nuôi các em cô nhi. Em rất muốn học lái xe, nhưng thẻ chứng minh nhân dân thì em chưa có. Ước mong lớn nhất của em bây giờ chỉ là được cấp giấy CMND để đi làm và học lái xe.”
Cũng xin thưa với quí vị rằng để tìm hiểu thêm về việc cấp thẻ chứng minh thư cho các em, Phương Anh đã liên lạc với ông Sào, là trưởng công an huyện Long Thành và được ông trả lời:
“Một là các em chưa đủ tuổi, hai là nơi xuất phát chưa rõ, phải xác minh nguồn gốc của các em. Phần công an huyện chỉ làm hồ sơ ban đầu, còn việc cấp giấy là công an tỉnh. Sự phản ánh của mấy bà xơ đó tôi chưa nhận được, để tôi kiểm tra lại xem mấy bà ấy có kiến nghị hay gặp gỡ ai trong đơn vị không, chứ tôi chưa nhận được thông tin này.”
Quê hương thứ hai
Trở lại với sơ Anne Sumalle, khi hỏi vì sao sơ lại yêu mến mảnh đất Việt này và coi đây là quê hương thứ hai của mình, từ chối hết giàu sang phú quí để vào sống với các em mồ côi. Sơ tâm sự: “Tôi thấy không ai quan tâm các em nên tôi đã ở lại Việt Nam, từ hồi hai mươi mấy tuổi cho tới bây giờ là sáu mươi mấy rồi, tôi ở với các em mồ côi. Tôi thấy người ta bỏ các em như bỏ thú vật vậy, tôi rất buồn…Tôi chỉ muốn giúp một điều gì đó cho các em có hoàn cảnh không may.
Ai ở hoàn cảnh giống tôi như ở đây thì cũng sẽ không bỏ các em được. Đi đâu cũng phải về thôi! Giàu có cách mấy cũng chẳng ra gì hết, cái đó chỉ là bên ngoài thôi, mình phải xài cuộc đời của mình cho xứng đáng thì tốt hơn. Sống về vật chất thì không bền.”
Quí vị và các bạn vừa nghe những lời chia xẻ của các sơ và các em thuộc ở cô nhi viện Thiên Bình, Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai, đặc biệt là lời tâm sự của sơ Anne Sumalle, người phụ nữ dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan. Điều làm cho họ bức xúc nhất là cho đến bây giờ các em vẫn chưa có một giấy tờ chính thức, đó là chưa kể việc đi làm giấy khai sinh cho các em, phải năm lần bẩy lượt mới xong.
Khó khăn về vật chất có thể vượt qua, nhưng nỗi lo lắng về tinh thần cứ luôn đè nặng trên trái tim của sơ Toàn cũng như sơ Sumalle. Rồi đây tương lai các em sẽ ra sao? Mong rằng một ngày không xa, cái ước mơ thật đơn giản là tấm thẻ CMND được cấp phát cho các em sẽ thành hiện thực. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.
Khi đến Long Thành, Đồng Nai, hỏi thăm cô nhi viện Thiên Bình thuộc xã Tam Phước, ai cũng có thể chỉ dẫn đường đi nước bước tường tận. Mấy năm qua, người dân ở vùng này đã quá quen thuộc với những vườn cây ăn trái lấy từ giống bên Thái lan. Đó là chưa kể hàng trăm con heo mập mạp trong chuồng, những đàn gà đang sinh sôi nẩy nở….ở khu vực thuộc cô nhi viện này.
Thế nhưng, có ai biết được rằng để đổi lấy được cơ ngơi ngày nay, những người khởi công tạo dựng đã phải hy sinh bao mồ hôi và vắt kiệt sức mình. Trong đó, không thể không nói đến công lao khó nhọc của một phụ nữ thuộc Hoàng gia Thái lan, nay đã trở thành vị nữ tu thuộc dòng Nữ Tỳ Chuá Kitô. Trang Phụ nữ kỳ này xin dành để nói về những nữ tu rất đặc biệt này.
Theo lời của Sơ Lucia Nguyễn Thị Toàn, năm nay đã ngoài 70, người đầu tiên đến mảnh đất Long Thành vào năm 1968 thì khi đó, toàn là rừng rậm, muỗi vắt và thú dữ. Sơ cùng với hai nữ tu khác được nhà dòng trao cho trách nhiệm xây dựng một cô nhi viện để nuôi các em mồ côi. Sơ kể lại:
“Tôi khai phá và xây dựng luôn, năm đó là năm 1968. Lúc đó là khoảng 10 mẫu, tôi và hai sơ cùng 14 em nhỏ, nhỏ nhất 10 tuổi. Nó có nhiều giai đoạn, lúc đầu trong thời buổi Cộng Hoà thì dễ dãi một chút, nhưng lúc đó hai bên đang chiến tranh, vấn đề khai phá, làm đất khó lắm, không được bình an, nhưng mình cũng phải ở thôi…”
Dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan
Sau năm 1975, dưới chế độ mới, vì cô nhi viện không trao cho nhà nước nên không hề nhận được một sự trợ cấp nào. Nhưng không vì thế mà sơ để các em đói khát. Sơ cùng các em đi đào củ mài, củ măng bán lấy tiền mua thêm gạo…Từng bữa nuôi nhau qua những ngày tháng khó khăn nhất. Có em phải rời cô nhi viện để đi làm xa, vất vả, chịu cực khổ trăm bề để đem tiền về phụ giúp thêm. Sơ kể tiếp:
“Lý tưởng cuả mình là giúp các em mồ côi, người ta không bắt các em thì tôi còn cơ hội để giúp các em…Cô nhi viện lúc đó nhỏ, đất thì nhiều nên người ta không làm khó dễ gì. Về tài chính thì phải tự túc, các em phải chịu khó kiếm đất để làm xa, đi xa mới có tiền, mới sinh sống được.”
Bây giờ tôi là một người nghèo thôi, cái đó đã qua rồi, tôi chỉ là một tu sĩ nghèo thôi (cười ) Tôi qua Việt Nam học và Sơ Toàn là thầy dậy tiếng Pháp và dậy tiếng Việt của tôi. Năm 1962 tôi qua Việt Nam, và năm 1970 thì ở trên đất này cho đến khi tiếp thu năm 1975, tôi trở về xứ của tôi và tôi trở qua năm 1992. Khi trở về tôi phải sửa nhà cửa lại hết, một số tiền tôi có đem theo, một số khác thì nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt…
Sơ Anne Sumalle
Vào năm 1992, một người nữ tu trước kia đã từng ở mảnh đất này trở về từ Thái Lan. Vị nữ tu ấy chính là Sơ Anne Sumalle, hay còn gọi là Sơ Bảy. Được biết, Sơ Sumalle thuộc dòng dõi Hoàng gia Thái lan, đến Việt Nam từ năm 1962 làm việc, rồi xin gia nhập dòng Nữ Tỳ Chuá Kitô.
Nhưng đến năm 1975 thì bị buộc về nước. Với giọng miền Nam đặc sệt, khó ai có thể biết sơ lại là người Thái Lan. Khi nhắc đến dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan của mình, sơ cười và nói:
“Bây giờ tôi là một người nghèo thôi, cái đó đã qua rồi, tôi chỉ là một tu sĩ nghèo thôi (cười ) Tôi qua Việt Nam học và Sơ Toàn là thầy dậy tiếng Pháp và dậy tiếng Việt của tôi. Năm 1962 tôi qua Việt Nam, và năm 1970 thì ở trên đất này cho đến khi tiếp thu năm 1975, tôi trở về xứ của tôi và tôi trở qua năm 1992. Khi trở về tôi phải sửa nhà cửa lại hết, một số tiền tôi có đem theo, một số khác thì nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt…”
Với sự giúp đỡ của Sơ Anne Sumalle, cô nhi viện dần dần được khôi phục và mở mang thêm. Mỗi lần hết hạn visa, trở về xứ, Sơ lại nhờ anh chị em trong gia đình giúp đỡ thêm một ít tiền bạc hầu có thêm phương tiện giúp nuôi các em mồ côi. Sơ cho biết:
“Tụi em chăn nuôi, nuôi bò, nuôi heo, gà, vịt …đủ thứ hết, nuôi cả chó, cá và trồng trọt, làm vườn, trồng cây ăn trái Thái Lan, tôi đem những cây giống từ Thái lan sang, và vài nước lân cận sang…rồi cũng làm bánh bán, khâu may, thêu, đan len, dậy học thêm…”
Khi hỏi thăm sơ đã nhận các em cô nhi như thế nào, sơ cho hay: “Người ta đem bỏ trước cửa cũng có, hay ở bệnh viện đem lên, hay người ta bỏ ngoài đường lộ, rừng cao su, hay để trong đống rác trong chợ…cũng một phần người ta đem cho hẳn hoi. Những em cô nhi ở đây chưa có giấy tờ, tôi rất buồn, có những em 19, 20, muốn cho các em đi thi bằng cấp cũng không đi thi được, nghe hứa hoài mà cũng chưa thấy gì hết!”
Nỗi băn khoăn
Thưa quí vị và các bạn, điều làm cho sơ Sumalle cũng như sơ Toàn băn khoăn nhất là các em cô nhi hiện nay vẫn chưa có giấy chứng minh thư. Và cho đến nay, mặc dù đã có mặt trên mảnh đất này đã gần 40 năm, những em mồ côi thuở nào nay được các sơ dựng vợ gả chồng, nhưng các sơ vẫn chưa được cấp giấy phép chính thức. Sơ Toàn cho biết: “Cho đến bây giờ thì họ vẫn không cấp giấy để mà nuôi cô nhi cho hợp pháp hoá. Hiện giờ có 153 em, có hai mươi mấy cụ già, 37 em tâm thần…Người ta không làm khó làm dễ, nhưng người ta cũng không quan tâm nhiều đến cô nhi.
Tôi đã lên tiếng nhiều lần với nhà nước nhưng vẫn chưa thấy ai nhúc nhích gì hết, cho nên các em bây giờ 18, 19 tuổi, học cấp ba rồi mà vẫn chưa có chứng minh thư nhân dân, tôi rất bức xúc…Tôi lên tiếng biết bao nhiêu lần với địa phương, với tỉnh, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì hết.
Tôi đã lên tiếng nhiều lần với nhà nước nhưng vẫn chưa thấy ai nhúc nhích gì hết, cho nên các em bây giờ 18, 19 tuổi, học cấp ba rồi mà vẫn chưa có chứng minh thư nhân dân, tôi rất bức xúc…Tôi lên tiếng biết bao nhiêu lần với địa phương, với tỉnh, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì hết.
Sơ Toàn
Họ cứ qui họach đất, đất của mình 10 mẫu, lấy từ từ… rồi nói là sẽ giải quyết, nhưng cuối cùng rồi cũng chẳng tới đâu, cả Hà Nội cũng vô nhưng cũng chẳng được cái gì cả! Họ lấy gần 4 mẫu, trước nói là mượn để làm hợp tác xã, cuối cùng chia nhau…rồi nói nếu muốn lấy lại phải có tiền chuộc, tui đâu có tiền chuộc nên bỏ luôn…Rồi tui lại phải đi mua thêm đất bên cạnh!”
Em cô nhi Nguyễn Thị Duyên, năm nay 20 tuổi, nói lên ước mơ đơn giản của mình: “Em nghỉ học lâu rồi. Em đi học nghề cắt tóc. Em chỉ ước sao có chứng minh nhân dân để em được đi làm thôi!”
Cũng như em Duyên, em Trần Văn Thịnh, 19 tuổi, thì chỉ mơ sao em cùng các bạn cô nhi khác có được tấm thẻ chứng minh nhân dân để có thể đi làm như bao người khác. Em nói:
“Em vô cô nhi viện từ năm em lên 10 tuổi, em được biết là cha mẹ em chết hết rồi. Hiện giờ em vẫn đang phụ giúp nuôi các em cô nhi. Em rất muốn học lái xe, nhưng thẻ chứng minh nhân dân thì em chưa có. Ước mong lớn nhất của em bây giờ chỉ là được cấp giấy CMND để đi làm và học lái xe.”
Cũng xin thưa với quí vị rằng để tìm hiểu thêm về việc cấp thẻ chứng minh thư cho các em, Phương Anh đã liên lạc với ông Sào, là trưởng công an huyện Long Thành và được ông trả lời:
“Một là các em chưa đủ tuổi, hai là nơi xuất phát chưa rõ, phải xác minh nguồn gốc của các em. Phần công an huyện chỉ làm hồ sơ ban đầu, còn việc cấp giấy là công an tỉnh. Sự phản ánh của mấy bà xơ đó tôi chưa nhận được, để tôi kiểm tra lại xem mấy bà ấy có kiến nghị hay gặp gỡ ai trong đơn vị không, chứ tôi chưa nhận được thông tin này.”
Quê hương thứ hai
Trở lại với sơ Anne Sumalle, khi hỏi vì sao sơ lại yêu mến mảnh đất Việt này và coi đây là quê hương thứ hai của mình, từ chối hết giàu sang phú quí để vào sống với các em mồ côi. Sơ tâm sự: “Tôi thấy không ai quan tâm các em nên tôi đã ở lại Việt Nam, từ hồi hai mươi mấy tuổi cho tới bây giờ là sáu mươi mấy rồi, tôi ở với các em mồ côi. Tôi thấy người ta bỏ các em như bỏ thú vật vậy, tôi rất buồn…Tôi chỉ muốn giúp một điều gì đó cho các em có hoàn cảnh không may.
Ai ở hoàn cảnh giống tôi như ở đây thì cũng sẽ không bỏ các em được. Đi đâu cũng phải về thôi! Giàu có cách mấy cũng chẳng ra gì hết, cái đó chỉ là bên ngoài thôi, mình phải xài cuộc đời của mình cho xứng đáng thì tốt hơn. Sống về vật chất thì không bền.”
Quí vị và các bạn vừa nghe những lời chia xẻ của các sơ và các em thuộc ở cô nhi viện Thiên Bình, Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai, đặc biệt là lời tâm sự của sơ Anne Sumalle, người phụ nữ dòng dõi Hoàng Gia Thái Lan. Điều làm cho họ bức xúc nhất là cho đến bây giờ các em vẫn chưa có một giấy tờ chính thức, đó là chưa kể việc đi làm giấy khai sinh cho các em, phải năm lần bẩy lượt mới xong.
Khó khăn về vật chất có thể vượt qua, nhưng nỗi lo lắng về tinh thần cứ luôn đè nặng trên trái tim của sơ Toàn cũng như sơ Sumalle. Rồi đây tương lai các em sẽ ra sao? Mong rằng một ngày không xa, cái ước mơ thật đơn giản là tấm thẻ CMND được cấp phát cho các em sẽ thành hiện thực. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.