HÀ NỘI -- Ngày 20.12.2007, giáo phận Hà Nội long trọng cử hành thánh lễ truyền chức linh mục cho 18 phó tế. Cả giáo phận vui mừng vì có thêm nhiều linh mục. Ngoài những nghi thức truyền chức, giới thiệu, chúc mừng như bao thánh lễ truyền chức khác, thì thánh lễ hôm nay lại có một điều thật đặc biệt. Ngay sau lời Chúc Bình An kết lễ, toàn thể cộng đoàn khoảng 5,000 người vừa đi vừa hát lời Kinh Hòa Bình tiến ra khu đất Tòa Khâm Sứ cạnh Tòa giám mục.
Như mọi người đã biết, khu Tòa Khâm Sứ là tài sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bị chiếm dụng một cách bất công gần nửa thế kỉ. Hôm nay thì tượng Đức Mẹ Sầu Bi đã được rước ra đặt trước Tòa Khâm Sứ. Cả cộng đoàn đông đảo đủ mọi thành phần dân Chúa gồm giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân cùng quây quần sốt sáng cầu nguyện trước tượng Mẹ Sầu Bi.
Một cộng đoàn cầu nguyện thật cảm động vì nó là dấu chỉ cho cả Giáo hội Công giáo Việt Nam cầu nguyện đòi công lí. Những tiếng kèn đồng hùng tráng càng như thôi thúc lòng người giành cho được công bằng. Càng cảm động hơn khi hàng trăm bó hoa mà những thân nhân, ân nhân và quí khách có dự định tặng chúc mừng các tân linh mục đã được dâng lên cho Đức Mẹ. Nhiều tràng hoa thắm được quàng quanh cổ Đức Mẹ. Vậy mà Mẹ vẫn rất sầu bi vì con cái mẹ đang bị đối xử bất công, vì nhà Mẹ đã bị chiếm mất. Một người nào đó đã cắm một bó nhang nghi ngút khói như muốn nói lên niềm đau của những người hiện diện đang chứng kiến tài sản của Hội thánh bị trấn lột.
Có người nói đây là cuộc mít tinh biểu dương lực lượng, người khác thì cho rằng đây là cuộc đấu tranh bất bạo động. Riêng tôi vẫn nghĩ đây chỉ là buổi cầu nguyện. Vì mít tinh hay đấu tranh luôn có người cầm đầu, hô hào tác động. Còn đây chẳng có ai, tất cả đều chung một lòng trí xin Chúa thương dân Người, cùng chung một tấm lòng khát khao công bằng. Một khao khát chính đáng mà chính xã hội Việt Nam đang luôn hô hào toàn dân thực hiện: "Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nhưng thử hỏi có là công bằng không khi tài sản chính đáng của Giáo hội lại bị một nhà nước luôn quả quyết thi hành chính sách "tự do tôn giáo" chiếm đoạt? Có là văn minh không khi ngay giữa lòng thủ đô được gọi là ngàn năm văn hiến lại có chuyện chính quyền chiếm dụng Tòa Khâm Sứ -biểu tượng của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam- làm nơi ăn chơi nhảy nhót?
Chính phủ Việt Nam đang ra sức hô hào học tập theo tư tưởng Lãnh tụ. Mà một trong những tư tưởng lớn của Lãnh tụ đó là "yêu nước, thương dân". Vậy có là thương dân không khi dân đang khốn khổ không có chỗ để thực hành những sinh hoạt tôn giáo thì chính quyền lại chiếm dụng cơ sở tôn giáo?
Ai đó đã nói thật chí lí rằng: "Dễ vạn lần không dân cũng chịu - Khó vạn lần dân liệu cũng xong", và chính phủ Việt Nam cũng luôn xác quyết là chính quyền "của dân, do dân và vì dân". Nếu những lời tuyên bố của chính phủ là chân thật thì tại sao những nguyện vọng chính đáng của hơn 6 triệu người dân Công giáo Việt Nam lại không được chính phủ đáp ứng? Ông Thủ tướng đương kim đã từng tuyên bố là ông ghét nhất sự dối trá. Vậy mong ông cùng chính phủ Việt Nam hãy chứng tỏ những lời nói của mình bằng những hành động cụ thể để lời nói đi đôi với việc làm!
Người Công giáo Việt Nam không tranh giành với ai. Người Công giáo chỉ muốn có những cơ sở để thờ phượng, để học hỏi đức tin để sống một đời mến Chúa yêu người. Người Công giáo chỉ mong muốn công lý mà thôi. Người Công giáo chỉ mong muốn tài sản của Hội thánh thì hãy trả về cho Hội thánh.
Qua dòng lịch sử, hàng triệu người dân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ giang sơn, để cho đất nước được hưởng nền hòa bình công lí. Vậy chính phủ Việt Nam hãy hành xử sao để không phí phạm xương máu của các anh hùng liệt sĩ -những con người khi nằm xuống là mơ một tương lai tốt đẹp cho tổ quốc. Cũng trong dòng lịch sử, hàng trăm ngàn tín hữu Công giáo đã hi sinh anh dũng để bảo vệ đức tin, bảo vệ Giáo hội. Vậy, những người Công giáo Việt Nam ngày nay cũng hãy sống sao để khỏi hổ thẹn với cha ông kiên dũng. Tất cả chúng ta được mời gọi noi gương can đảm anh dũng của cha ông. Trong mọi thời, Giáo hội phát triển là nhờ những tín hữu dám sống chết cho niềm tin của mình.
Đức tin vững chắc như đá tảng, không làm hại ai, những cũng không một sức mạnh nào có thể dập tắt được. Lời Kinh Thánh đã nói: Khốn cho kẻ giơ chân đạp đá nhọn.
Chung tay nắm cững bàn tay Mẹ |
Một cộng đoàn cầu nguyện thật cảm động vì nó là dấu chỉ cho cả Giáo hội Công giáo Việt Nam cầu nguyện đòi công lí. Những tiếng kèn đồng hùng tráng càng như thôi thúc lòng người giành cho được công bằng. Càng cảm động hơn khi hàng trăm bó hoa mà những thân nhân, ân nhân và quí khách có dự định tặng chúc mừng các tân linh mục đã được dâng lên cho Đức Mẹ. Nhiều tràng hoa thắm được quàng quanh cổ Đức Mẹ. Vậy mà Mẹ vẫn rất sầu bi vì con cái mẹ đang bị đối xử bất công, vì nhà Mẹ đã bị chiếm mất. Một người nào đó đã cắm một bó nhang nghi ngút khói như muốn nói lên niềm đau của những người hiện diện đang chứng kiến tài sản của Hội thánh bị trấn lột.
Có người nói đây là cuộc mít tinh biểu dương lực lượng, người khác thì cho rằng đây là cuộc đấu tranh bất bạo động. Riêng tôi vẫn nghĩ đây chỉ là buổi cầu nguyện. Vì mít tinh hay đấu tranh luôn có người cầm đầu, hô hào tác động. Còn đây chẳng có ai, tất cả đều chung một lòng trí xin Chúa thương dân Người, cùng chung một tấm lòng khát khao công bằng. Một khao khát chính đáng mà chính xã hội Việt Nam đang luôn hô hào toàn dân thực hiện: "Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nhưng thử hỏi có là công bằng không khi tài sản chính đáng của Giáo hội lại bị một nhà nước luôn quả quyết thi hành chính sách "tự do tôn giáo" chiếm đoạt? Có là văn minh không khi ngay giữa lòng thủ đô được gọi là ngàn năm văn hiến lại có chuyện chính quyền chiếm dụng Tòa Khâm Sứ -biểu tượng của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam- làm nơi ăn chơi nhảy nhót?
Chính phủ Việt Nam đang ra sức hô hào học tập theo tư tưởng Lãnh tụ. Mà một trong những tư tưởng lớn của Lãnh tụ đó là "yêu nước, thương dân". Vậy có là thương dân không khi dân đang khốn khổ không có chỗ để thực hành những sinh hoạt tôn giáo thì chính quyền lại chiếm dụng cơ sở tôn giáo?
Ai đó đã nói thật chí lí rằng: "Dễ vạn lần không dân cũng chịu - Khó vạn lần dân liệu cũng xong", và chính phủ Việt Nam cũng luôn xác quyết là chính quyền "của dân, do dân và vì dân". Nếu những lời tuyên bố của chính phủ là chân thật thì tại sao những nguyện vọng chính đáng của hơn 6 triệu người dân Công giáo Việt Nam lại không được chính phủ đáp ứng? Ông Thủ tướng đương kim đã từng tuyên bố là ông ghét nhất sự dối trá. Vậy mong ông cùng chính phủ Việt Nam hãy chứng tỏ những lời nói của mình bằng những hành động cụ thể để lời nói đi đôi với việc làm!
Người Công giáo Việt Nam không tranh giành với ai. Người Công giáo chỉ muốn có những cơ sở để thờ phượng, để học hỏi đức tin để sống một đời mến Chúa yêu người. Người Công giáo chỉ mong muốn công lý mà thôi. Người Công giáo chỉ mong muốn tài sản của Hội thánh thì hãy trả về cho Hội thánh.
Qua dòng lịch sử, hàng triệu người dân Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ giang sơn, để cho đất nước được hưởng nền hòa bình công lí. Vậy chính phủ Việt Nam hãy hành xử sao để không phí phạm xương máu của các anh hùng liệt sĩ -những con người khi nằm xuống là mơ một tương lai tốt đẹp cho tổ quốc. Cũng trong dòng lịch sử, hàng trăm ngàn tín hữu Công giáo đã hi sinh anh dũng để bảo vệ đức tin, bảo vệ Giáo hội. Vậy, những người Công giáo Việt Nam ngày nay cũng hãy sống sao để khỏi hổ thẹn với cha ông kiên dũng. Tất cả chúng ta được mời gọi noi gương can đảm anh dũng của cha ông. Trong mọi thời, Giáo hội phát triển là nhờ những tín hữu dám sống chết cho niềm tin của mình.
Đức tin vững chắc như đá tảng, không làm hại ai, những cũng không một sức mạnh nào có thể dập tắt được. Lời Kinh Thánh đã nói: Khốn cho kẻ giơ chân đạp đá nhọn.