Chúa nhật thứ 4 phục sinh B (Acts 4: 7-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18)
Trong những đấu tranh về sự sinh tồn, trí năng, và những vấn đề nhạy cảm thì trước nhất thường dẫn đến sự chia rẽ, bất hợp tác. Những ngôn từ biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết trong lúc căng thẳng và những cuộc bút chiến quan trọng có thể dẫn đến tiêu cực và thậm chí tác hại đến đời sau.
Sách Acts của các Thánh Tông đồ mô tả một cuộc đấu tranh (hoặc ít nhất Luke đã giải thích việc này) như vậy của phong trào Ki-tô giáo sơ khai vì nó đã tự xác định vựợt qua và chống lại những cơ cấu của Do Thái giáo truyền thống về đền thờ và những nhà cầm quyền của nó. Peter và những người khác đã được thuyết phục rằng họ đang nói về sự bảo vệ những mật sứ có thẩm quyền của Thiên Chúa và rằng sự trở lại sắp tới của Ngưòi sẽ trùng với việc phán xét chung. Điều đó không lấy gì làm ngạc nhiên vì Peter một lần nữa đã mạnh mẽ đưa ra những cáo trạng trước những người có thẩm quyền. Họ đã hành hình Chúa Giêsu trên thập giá nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng hành động của họ bằng sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Và kết hợp với sự buộc tội là nhấn mạnh chiến thắng mà điều này tương tự như chúa Giêsu sẽ là phương tiện duy nhất mà con người có thể được cứu vớt.
Những quan điểm thần học này có thể hiểu trong một hoàn cảnh thuộc thế kỷ thứ nhất. Họ phản ảnh thần học khải huyền và nột thế giới quan hạn hẹp. Chân trời thần học của chúng ta sẽ được mở rộng hơn nhiều. Kinh nghiệm chung của chúng ta trên hai thiên niên kỷ trôi qua đã mở tầm nhìn của chúng ta một sự hiểu biết uyên bác hơn về Thiên chúa và sự sống loài người. “Không danh hiệu nào khác” không được hợp thức hoá hoặc không cho những người thuộc những truyền thống tôn giáo khác tham gia hoặc nó sẽ không xác định một tập hợp tinh hoa - kết tinh của “sự được cứu rỗi.” “Không danh hiệu nào khác” gần gũi, thân mật hơn “không điển hình nào khác” – tình yêu, lòng thương cảm, một khổ hình vì công lý và sự tuân phục đối với Thiên Chúa. Đây là con đường mà tất cả phải làm một cuộc hành trình bất chấp họ mang danh hiệu nào.
Theo John, người ta không sinh ra là con Thiên Chúa – đó là điều gì mà mọi người phải trở thành. Đây là món quà vô cùng cao quý của tình yêu mà thiên Chúa ban tặng. Nó là những dấu hiệu của một khởi đầu mới nhưng chỉ là bước đầu tiên trong cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa. Kết quả cuối cùng vẫn bị che giấu nhưng John đã mang đến cho chúng ta môt gợi ý bất ngờ: là con Thiên Chúa nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa. Một số lý thuyết thần học vẽ chân dung loài người bằng những thuật ngữ âm bản – chúng ta đầy tội lỗi, đồi bại, xấu xa, và sự cứu rỗi của chúng ta cốt ở Đức Ki-tô phần nào bao bọc, chở che linh hồn chúng ta để dẫn dắt chúng ta bước vào Nước Thiên đàng. Nhưng quan điểm này không đứng vững: chúng ta được mời gọi để hưởng phúc thiêng liêng. Cuộc hành trình linh hồn của mỗi chúng ta không thể và không mãi mãi cố định, không thay đổi. Nó không phải là vấn đề chỉ để can dự đến sự phức tạp và duy trì những lý lịch trong sạch. Để trở thành con cái Chúa có nghĩa là tiếp tục trưởng thành, thay đổi và biến đổi. Không có sự thay đổi những tình thế phức tạp một sớm, một chiều hoặc đốt giai đoạn. Lười biếng, xa hoa cùng những điều khác và thiếu sự nhiệt tình để tìm kiếm và trưởng thành chính là những trở lực mà có thể cản trở cuộc hành trình của chúng ta với tư cách là con cái Chúa.
Mối day dứt của sự thất vọng và phản bội: ai là người mà đã không cảm nhận nó lúc này hoặc lúc khác. Kinh nghiệm ấy thậm chí còn phũ phàng hơn khi nó ở trong tay của các nhà lãnh đạo - những người đã khoác lên mình chiếc áo phục vụ, dìu dắt và bảo vệ chúng ta. Và không ai được miễn: những nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, mục sư, bác sỹ và cảnh sát trong số đó ai là người bỏ rơi, đánh mất những điều đó khi họ phục vụ. Ngã lòng trước sự yếm thế quả là dễ dàng. Ai là người đáng được tin cậy? Điều gì tạo ra sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo anh minh và một người lãnh đạo u minh?
Câu trả lời đơn giản là: điều gì đã thúc đẩy họ. Những thứ đó chỉ là tiền bạc và quyền lực thống trị hoặc sự tôn trọng và danh dự sẽ là những lý do chủ yếu đề trốn chạy khi gặp khó khăn thì cao chạy xa bay. Những nhà lãnh đạo hoặc dẫn dắt tâm huyết là người mà sự thôi thúc của họ duy nhất là bác ái và phục vụ. Điều này có nghĩa là một sự tự nguyện song hành với những trách nhiệm và đóng góp của họ, những đấu tranh và khó khăn của họ và không bàng quan với một thái độ kẻ cả,bề trên.
Chúa Giêsu là tấm gương tuyệt hảo của một con người như thế. Người đoan quyết với chúng ta rằng với tư cách là Mục tử Nhân hiền Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta hoặc để chúng ta phải tuyệt vọng.Người sẽ không tính toán trả giá và sẵn lòng đặt để cuộc đời của Người vì lợi ích tha nhân. Sự sống loài người cùng những sự tạo thành có thể làm chúng ta thất vọng và có thể phản bội chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng trong một thế giới phức tạp, đầy rối rắm, không bảo đảm, Chúa Giêsu là ngọn lửa chiếu soi dẫn dắt chúng ta về quê nhà.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Trong những đấu tranh về sự sinh tồn, trí năng, và những vấn đề nhạy cảm thì trước nhất thường dẫn đến sự chia rẽ, bất hợp tác. Những ngôn từ biểu đạt dưới hình thức ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết trong lúc căng thẳng và những cuộc bút chiến quan trọng có thể dẫn đến tiêu cực và thậm chí tác hại đến đời sau.
Sách Acts của các Thánh Tông đồ mô tả một cuộc đấu tranh (hoặc ít nhất Luke đã giải thích việc này) như vậy của phong trào Ki-tô giáo sơ khai vì nó đã tự xác định vựợt qua và chống lại những cơ cấu của Do Thái giáo truyền thống về đền thờ và những nhà cầm quyền của nó. Peter và những người khác đã được thuyết phục rằng họ đang nói về sự bảo vệ những mật sứ có thẩm quyền của Thiên Chúa và rằng sự trở lại sắp tới của Ngưòi sẽ trùng với việc phán xét chung. Điều đó không lấy gì làm ngạc nhiên vì Peter một lần nữa đã mạnh mẽ đưa ra những cáo trạng trước những người có thẩm quyền. Họ đã hành hình Chúa Giêsu trên thập giá nhưng Thiên Chúa đã chiến thắng hành động của họ bằng sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Và kết hợp với sự buộc tội là nhấn mạnh chiến thắng mà điều này tương tự như chúa Giêsu sẽ là phương tiện duy nhất mà con người có thể được cứu vớt.
Những quan điểm thần học này có thể hiểu trong một hoàn cảnh thuộc thế kỷ thứ nhất. Họ phản ảnh thần học khải huyền và nột thế giới quan hạn hẹp. Chân trời thần học của chúng ta sẽ được mở rộng hơn nhiều. Kinh nghiệm chung của chúng ta trên hai thiên niên kỷ trôi qua đã mở tầm nhìn của chúng ta một sự hiểu biết uyên bác hơn về Thiên chúa và sự sống loài người. “Không danh hiệu nào khác” không được hợp thức hoá hoặc không cho những người thuộc những truyền thống tôn giáo khác tham gia hoặc nó sẽ không xác định một tập hợp tinh hoa - kết tinh của “sự được cứu rỗi.” “Không danh hiệu nào khác” gần gũi, thân mật hơn “không điển hình nào khác” – tình yêu, lòng thương cảm, một khổ hình vì công lý và sự tuân phục đối với Thiên Chúa. Đây là con đường mà tất cả phải làm một cuộc hành trình bất chấp họ mang danh hiệu nào.
Theo John, người ta không sinh ra là con Thiên Chúa – đó là điều gì mà mọi người phải trở thành. Đây là món quà vô cùng cao quý của tình yêu mà thiên Chúa ban tặng. Nó là những dấu hiệu của một khởi đầu mới nhưng chỉ là bước đầu tiên trong cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa. Kết quả cuối cùng vẫn bị che giấu nhưng John đã mang đến cho chúng ta môt gợi ý bất ngờ: là con Thiên Chúa nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa. Một số lý thuyết thần học vẽ chân dung loài người bằng những thuật ngữ âm bản – chúng ta đầy tội lỗi, đồi bại, xấu xa, và sự cứu rỗi của chúng ta cốt ở Đức Ki-tô phần nào bao bọc, chở che linh hồn chúng ta để dẫn dắt chúng ta bước vào Nước Thiên đàng. Nhưng quan điểm này không đứng vững: chúng ta được mời gọi để hưởng phúc thiêng liêng. Cuộc hành trình linh hồn của mỗi chúng ta không thể và không mãi mãi cố định, không thay đổi. Nó không phải là vấn đề chỉ để can dự đến sự phức tạp và duy trì những lý lịch trong sạch. Để trở thành con cái Chúa có nghĩa là tiếp tục trưởng thành, thay đổi và biến đổi. Không có sự thay đổi những tình thế phức tạp một sớm, một chiều hoặc đốt giai đoạn. Lười biếng, xa hoa cùng những điều khác và thiếu sự nhiệt tình để tìm kiếm và trưởng thành chính là những trở lực mà có thể cản trở cuộc hành trình của chúng ta với tư cách là con cái Chúa.
Mối day dứt của sự thất vọng và phản bội: ai là người mà đã không cảm nhận nó lúc này hoặc lúc khác. Kinh nghiệm ấy thậm chí còn phũ phàng hơn khi nó ở trong tay của các nhà lãnh đạo - những người đã khoác lên mình chiếc áo phục vụ, dìu dắt và bảo vệ chúng ta. Và không ai được miễn: những nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tôn giáo, giáo viên, mục sư, bác sỹ và cảnh sát trong số đó ai là người bỏ rơi, đánh mất những điều đó khi họ phục vụ. Ngã lòng trước sự yếm thế quả là dễ dàng. Ai là người đáng được tin cậy? Điều gì tạo ra sự khác nhau giữa một nhà lãnh đạo anh minh và một người lãnh đạo u minh?
Câu trả lời đơn giản là: điều gì đã thúc đẩy họ. Những thứ đó chỉ là tiền bạc và quyền lực thống trị hoặc sự tôn trọng và danh dự sẽ là những lý do chủ yếu đề trốn chạy khi gặp khó khăn thì cao chạy xa bay. Những nhà lãnh đạo hoặc dẫn dắt tâm huyết là người mà sự thôi thúc của họ duy nhất là bác ái và phục vụ. Điều này có nghĩa là một sự tự nguyện song hành với những trách nhiệm và đóng góp của họ, những đấu tranh và khó khăn của họ và không bàng quan với một thái độ kẻ cả,bề trên.
Chúa Giêsu là tấm gương tuyệt hảo của một con người như thế. Người đoan quyết với chúng ta rằng với tư cách là Mục tử Nhân hiền Người sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta hoặc để chúng ta phải tuyệt vọng.Người sẽ không tính toán trả giá và sẵn lòng đặt để cuộc đời của Người vì lợi ích tha nhân. Sự sống loài người cùng những sự tạo thành có thể làm chúng ta thất vọng và có thể phản bội chúng ta bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng trong một thế giới phức tạp, đầy rối rắm, không bảo đảm, Chúa Giêsu là ngọn lửa chiếu soi dẫn dắt chúng ta về quê nhà.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)