BÌNH DƯƠNG - Những ngày cuối tháng Năm thật oi bức, sau những ngày mưa dầm lại là những ngày nắng cháy da, thời tiết Sài Gòn lại thất thường. Cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu là bước vào mùa Hè, cái mùa làm người ta dễ liên tưởng đến tiếng ve, đóa phượng, cảnh tượng học trò vui chơi, nghỉ ngơi, du lịch, thực hiện những ước mơ, hoài bão mà trong năm học không làm được… Mong là thế và cứ mong là thế, dẫu xã hội thành thị bây giờ chưa chắc điều đó đã đúng… vì có thể học trò phải học không ngừng nghỉ.
Xem hình ảnh
Là người Công Giáo, tháng Năm còn là tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, và ngày cuối cùng của tháng Năm được Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth. Có lẽ tôi đã quên trong lịch phụng vụ có ngày Lễ kính này nếu không được tham dự Thánh Lễ tại một nơi không phải ở Sài Gòn mà là ở tận vùng ven Bình Dương, nơi có những con người sống trong thập giá của bệnh tật mà định kiến xã hội chưa chắc đã xóa nhòa: Trại phong Bến Sắn. Sáng ngày 30/5 (chứ không phải 31/5), cha phụ trách trại Phong Bến Sắn đã đặc biệt dâng Thánh Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth cho anh chị em ca viên Ca Đoàn Giáo Xứ Xóm Chiếu, Quận Tư, Sài Gòn trong chương trình đến Bến Sắn để “Hòa Cùng Niềm Vui Làng Phong Bến Sắn”.
Trong Bài Giảng của mình, cha đã nhắc đến hai chữ “hành hương” để nói đến việc làm của anh chị em ca viên, khi cùng nhau đến đây. Hành hương, đúng là hành hương, đến với anh em em kém may mắn hơn cũng là hành hương, phát hiện của cha là chúng tôi hạnh phúc làm sao!?! Ngài cũng nhắc đến mẫu gương của Mẹ Maria, khi Đức Maria được Thiên thần Gariel loan báo là Mẹ sẽ cưu mang Đấng Cứu Thế, mẹ đã đáp hai tiếng Xin Vâng và mẹ thi hành theo như lời sứ thần truyền. Thế rồi, mẹ đã không giữ tin mừng đó cho chính mình, mẹ hay tin người chị họ đã cưu mang và chuẩn bị đến ngày sinh con. Mẹ vội vã lên đường đến thăm người chị họ của mình, an ủi, nâng đỡ và giúp đỡ người chị họ trong lúc mang thai. Thế rồi, hai người đã gặp nhau, hai hài nhi ở trong lòng đã mừng rỡ nhảy mừng. Cha kêu gọi hãy nêu gương Đức Maria để thăm viếng tha nhân trong những dịp khác nhau của cuộc đời mình.
Thánh Lễ kết thúc là lúc hội trường của Trại Phong chật kín người vì một chương trình ca nhạc và vui chơi sắp diễn ra. Gần như những bệnh nhân không phải nằm viện đều tập trung ở đây và trẻ con cũng không ít. Máy chiếu, ampli, loa, guitar, organ... tất cả đều được chóng vánh lắp đặt, gần như các “nhạc công” có gì đem nấy, không có thì mượn mang theo, còn không có nữa thì đi thuê để phục vụ cho chương trình văn nghệ tự nguyện, không cátsê này. Từng trò chơi cho thiếu nhi với những tiếng cười rộn ràng, tiếng vỗ tay hào hứng đã tạo không khí chan hòa niềm vui. Và xen lẫn vào đó là những bài hát thắm đượm tình yêu thương của các ca viên - lớn tuổi có, trung niên có, giới trẻ lại là phần đông - đã được trình diễn hết mình với tiếng hát không chê được. “Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá. Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa. Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ…”. “Nào ta đi gieo mầm tin yêu. Để cuộc sống mãi xanh tươi, để lòng tôi với muôn nơi tìm vui hạnh phúc giữa đời. Hãy gieo niềm tin yêu, với những việc nhỏ bé....”. Hãy ý thức được công việc của mình là nhỏ bé so với cuộc đời này, chứ đừng nói đến chuyện kể công với Chúa so với công cuộc Cứu Độ vĩ đại không thể nào so sánh của Ngài, nhưng không vì thế mà xem việc đến với tha nhân là chuyện nhỏ không cần thiết, cần lắm thay những tấm lòng đến với tha nhân, qua mọi công việc, qua mọi thời cuộc, mong lắm thay mọi tấm lòng của con cái Chúa biết ra đi đến với tha nhân qua công việc, qua cuộc sống.
“Sức khỏe là vàng”, nhân gian thường nói thế. Bệnh tật không ai muốn cả, lại chẳng ai muốn mang trong mình căn bệnh nan y, để lại di chứng, mất đi những phần cơ thể, vì thế sức lao động ở các trại phong gần như không có. Theo website Trại Phong Bến Sắn, mỗi trại viên nhận trợ cấp Nhà Nước 180.000 đồng/người/tháng. Trường hợp bệnh nhân khi nằm bệnh viện hưởng thêm 5.000 đồng/ người/ ngày. Do tiền trợ cấp còn ít nên các bệnh nhân và trại viên vẫn còn nhận hỗ trợ thêm từ các tổ chức từ thiện.
Các ca viên Xóm Chiếu, ngoài việc mang đến Bến Sắn những đóng góp về về tinh thần qua chương trình văn nghệ, trò chơi, cũng không quên mang theo những món quà vật chất để giúp cho những người kém may mắn do bệnh tật. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, từ một tuần lễ trước đó, tại nhà một ca viên trên đường Xóm Chiếu đã là điểm tập kết và phân chia quà, sách vở, quần áo của các ân nhân đóng góp từ khắp nơi để có được 600 phần quà cho người lớn và 140 phần quà dành cho thiếu nhi, rõ là công sức không nhỏ của các ân nhân gần xa. Đó không chỉ là quà của các ca viên mà thôi, mà mỗi ca viên cũng là một nhịp cầu để xin thêm lòng quảng đại của bạn bè, người thân quanh mình, thật cám ơn những tấm lòng đã tin tưởng trao phó những món quà vật chất cho các ca viên. Tại Bến Sắn, những gói quà được chuẩn bị sẵn đã được trao tay cho những người dân làng phong và trao tận giường bệnh, những bệnh nhân tại các khoa của khu điều trị. Kèm theo những món quà là những lời hỏi thăm ân cần của các anh, các chị, các em ca viên nơi từng giường bệnh.
Hội trường rộn rã nói cười,
Thoắt bên giường bệnh tiếng người hỏi thăm.
Nơi kia trẻ nhỏ vui tươi
Nhận trao tình nghĩa con người cho nhau.
Sau khi hoàn tất mọi công việc, các ca viên được Sr. Nguyễn Thị Thơm, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng của Bệnh viện - cũng là người tiếp phái đoàn từ lúc các ca viên đặt chân đến trại phong đến giờ - nói sơ qua về lịch sử hình thành trại phong và những con số hiện thời của trại. Sr. cho hay hiện thời có khoảng gần 400 bệnh nhân, các bệnh nhân ở nhiều tỉnh đến. Ở trại cũng có những người đã già, mỗi năm cũng mất đi khoảng 15 đến 20 người, còn số bệnh nhân mới trong trại hầu như không có, nếu có là những bệnh nhân nơi khác chuyển đến, vì hằng năm đều có kiểm tra tổng quát cho các em thiếu nhi con em của các bệnh nhân, nếu có bệnh thì cũng phát hiện sớm, dễ chữa trị. Còn các em thiếu nhi thì vẫn được cho đi học ở những trường ở bên ngoài trại.
Soeur cho biết: “Bệnh viện được thành lập từ năm 1959, do 2 soeur người Pháp là Sr. Rose và Sr. Mathilde lập, khi đó các Sr. đi thăm các bệnh nhân ở Sài Gòn Chợ Lớn thì nhận thấy một số bệnh nhân bị bệnh phong, các Sr. mới trình bày với các Bề trên đưa các bệnh nhân lên Bến Sắn. Ngày 03/6/2009 xin các anh, các chị góp lời cầu nguyện cho Bến Sắn kỷ niệm 50 năm(1959-2009), xin cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho các ân nhân đang đóng góp cho Bến Sắn”. Sr. thay mặt cho các bệnh nhân, cũng như tất cả anh chị em công nhân viên xin chân thành cám ơn các anh, các chị đã đóng góp của ăn tinh thần cũng như về vật chất để các bệnh nhân có được ngày vui.
Sau khi Sr. giới thiệu xong, các ca viên đã đưa ra những thắc mắc về căn bệnh phong, triệu chứng bệnh thế nào? cách lây lan ra sao? Các ca viên, nhất là các bạn trẻ đã chăm chú dõi theo giải thích của Sr.: “ Thường thì người trong nhà có thể khám cho nhau, nếu có những vết đốm trắng trắng như là lang ben, nhưng khác ở chỗ lang ben thì gây ngứa, ngược lại bệnh phong thì gây mất cảm giác. Muốn biết có mất cảm giác hay không thì nhờ người khác lấy đầu bút bi để thử, nếu mất cảm giác thì nên đi khám để xem có bệnh hay không”. “Bệnh phong không di truyền, lây lan qua vết thương, nếu bệnh nhân mắc bệnh phong, chưa được điều trị, đang ở trong thời kỳ phát bệnh, mình ở gần họ, thì ở những vết thương dễ bị lây, chứ thường thì ít bị lây. Bệnh không lây lan qua đường ăn uống, không giống như vi trùng lao. Trường hợp mình có vết thương thì nên băng bó lại, giữ vệ sinh tốt. Có những gia đình khi phát bệnh mà không biết thì con cái họ dễ bị lây, vì da của những em bé mỏng. Nhưng nếu phát hiện sớm thì cũng dễ điều trị, hiện giờ có loại thuốc gọi là đa hóa trị liệu”.
Trại phong Bến Sắn gần như có đủ các khoa cần thiết cho một bệnh viện chuyên trị: Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Dưỡng Lão, Khoa Phong Niễm, Khoa Tâm Thần, Khoa Cấp Cứu, Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, Khoa Dược, Khoa Xét Nghiệm, Khoa Dinh Dưỡng. Theo Sr. Thơm, hiện có 12 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đang phục vụ tại Bến Sắn, 2 Sr. là bác sĩ, Các Sr. kia, có 4 Sr. làm Điều dưỡng, 1 Sr. làm bên vật lý trị liệu, 1 Sr. làm bên khoa Dược, 1 làm bên Hành Chính Nhân Sự và 1 làm ở khoa xét nghiệm…. Hiện tại, có 8 bác sĩ làm việc tại bệnh viện. Trong năm 2008, có một em bớt bệnh có nguyện vọng đi học ngành y nhưng đi học được vài tháng thì không đủ sức khỏe để học tiếp.
Sau phần trò chuyện, các ca viên được các đại diện của Trại Phong mời đến thăm các căn hộ trong làng phong. Dù nắng đã gay gắt, đã hơn 12 giờ trưa, mặc cho cơn đói, các bạn trẻ ca viên vẫn sẵn sàng đi bộ len lỏi vào các căn nhà để thăm nom các trại viên. Điều mà đa số các ca viên cảm nhận là nơi đây đời sống của các trại viên rất đơn sơ, đạm bạc, dù bệnh tật nhưng họ vẫn nương tựa lẫn nhau, người khỏe bảo bọc cho người đau yếu, có chị phải chăm lo cho một người trẻ hơn nhưng gần như bị bệnh tâm thần. Dù trên đường đi nắng chang chang nhưng còn một cảm nhận khác là ở đây gần như được phủ đầy cây cối xanh tươi. Một bạn chia sẻ rằng chắc nhờ không khí trong lành xanh tốt như thế mới có thể làm cho những người bệnh có chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống.
Buổi cơm trưa đơn sơ, đạm bạc ngồi bệt dưới đất tại giáo xứ Bến Sắn với cơm nắm, thịt kho mang theo do một ca viên thức khuya dậy sớm chuẩn bị cũng làm no lòng các thành viên tham dự. Một điều mừng của chuyến đi này so với những chuyến đi bác ái xã hội trước một phần là do Bến Sắn cũng không xa Sài Gòn là mấy, nên được đông đảo các bạn trẻ tham gia bằng phương tiện xe gắn máy, dù rằng đã có một chiếc xe 45 chỗ chật ních người. Chuyến đi rồi cũng kết thúc, mong rằng các thành viên tham gia khi nhớ lại chuyến đi này là nhớ lại bổn phận của người Kitô hữu đến với tha nhân trong chính cuộc sống của mình, vốn là mệnh lệnh mà Chúa Kitô Phục Sinh đã truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Để kết thúc bài viết, xin trích tâm tình của Chị Dung, Ca đoàn Têrêsa để cám ơn những người đã chung tay góp sức hy sinh để chăm sóc cho các bệnh nhân: “Khi đến đây, chúng con cảm thấy các bệnh nhân phong, các em thiếu nhi ở đây thật đáng yêu, mặc dù phải mang căn bệnh hiểm nghèo, nhưng mọi người vẫn tươi cười. Còn có ở đây những tấm lòng như Cha Sở, Sr. Huệ, Sr. Lan, Sr. Thơm, các Sr., các hộ lý, các cộng tác viên, họ là những người luôn hy sinh, bao dung yêu thương, không quản ngại để xoa dịu nỗi đau của mọi người, thật là những tấm gương cao qúy để chúng con noi theo. Song hành với chúng con trong chuyến đi này còn có những ân nhân xa gần, vì công việc không thể đến đây trực tiếp an ủi, hỏi thăm, nhưng tấm lòng của họ luôn rộng mở và nhớ đến các bệnh nhân”.
Sài Gòn, ngày 10/06/2009
Xem hình ảnh
Là người Công Giáo, tháng Năm còn là tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ, và ngày cuối cùng của tháng Năm được Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth. Có lẽ tôi đã quên trong lịch phụng vụ có ngày Lễ kính này nếu không được tham dự Thánh Lễ tại một nơi không phải ở Sài Gòn mà là ở tận vùng ven Bình Dương, nơi có những con người sống trong thập giá của bệnh tật mà định kiến xã hội chưa chắc đã xóa nhòa: Trại phong Bến Sắn. Sáng ngày 30/5 (chứ không phải 31/5), cha phụ trách trại Phong Bến Sắn đã đặc biệt dâng Thánh Lễ Đức Maria thăm viếng bà Elisabeth cho anh chị em ca viên Ca Đoàn Giáo Xứ Xóm Chiếu, Quận Tư, Sài Gòn trong chương trình đến Bến Sắn để “Hòa Cùng Niềm Vui Làng Phong Bến Sắn”.
Trong Bài Giảng của mình, cha đã nhắc đến hai chữ “hành hương” để nói đến việc làm của anh chị em ca viên, khi cùng nhau đến đây. Hành hương, đúng là hành hương, đến với anh em em kém may mắn hơn cũng là hành hương, phát hiện của cha là chúng tôi hạnh phúc làm sao!?! Ngài cũng nhắc đến mẫu gương của Mẹ Maria, khi Đức Maria được Thiên thần Gariel loan báo là Mẹ sẽ cưu mang Đấng Cứu Thế, mẹ đã đáp hai tiếng Xin Vâng và mẹ thi hành theo như lời sứ thần truyền. Thế rồi, mẹ đã không giữ tin mừng đó cho chính mình, mẹ hay tin người chị họ đã cưu mang và chuẩn bị đến ngày sinh con. Mẹ vội vã lên đường đến thăm người chị họ của mình, an ủi, nâng đỡ và giúp đỡ người chị họ trong lúc mang thai. Thế rồi, hai người đã gặp nhau, hai hài nhi ở trong lòng đã mừng rỡ nhảy mừng. Cha kêu gọi hãy nêu gương Đức Maria để thăm viếng tha nhân trong những dịp khác nhau của cuộc đời mình.
Thánh Lễ kết thúc là lúc hội trường của Trại Phong chật kín người vì một chương trình ca nhạc và vui chơi sắp diễn ra. Gần như những bệnh nhân không phải nằm viện đều tập trung ở đây và trẻ con cũng không ít. Máy chiếu, ampli, loa, guitar, organ... tất cả đều được chóng vánh lắp đặt, gần như các “nhạc công” có gì đem nấy, không có thì mượn mang theo, còn không có nữa thì đi thuê để phục vụ cho chương trình văn nghệ tự nguyện, không cátsê này. Từng trò chơi cho thiếu nhi với những tiếng cười rộn ràng, tiếng vỗ tay hào hứng đã tạo không khí chan hòa niềm vui. Và xen lẫn vào đó là những bài hát thắm đượm tình yêu thương của các ca viên - lớn tuổi có, trung niên có, giới trẻ lại là phần đông - đã được trình diễn hết mình với tiếng hát không chê được. “Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá. Hãy yêu nhau đi, giòng nước đã trôi xa. Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ…”. “Nào ta đi gieo mầm tin yêu. Để cuộc sống mãi xanh tươi, để lòng tôi với muôn nơi tìm vui hạnh phúc giữa đời. Hãy gieo niềm tin yêu, với những việc nhỏ bé....”. Hãy ý thức được công việc của mình là nhỏ bé so với cuộc đời này, chứ đừng nói đến chuyện kể công với Chúa so với công cuộc Cứu Độ vĩ đại không thể nào so sánh của Ngài, nhưng không vì thế mà xem việc đến với tha nhân là chuyện nhỏ không cần thiết, cần lắm thay những tấm lòng đến với tha nhân, qua mọi công việc, qua mọi thời cuộc, mong lắm thay mọi tấm lòng của con cái Chúa biết ra đi đến với tha nhân qua công việc, qua cuộc sống.
“Sức khỏe là vàng”, nhân gian thường nói thế. Bệnh tật không ai muốn cả, lại chẳng ai muốn mang trong mình căn bệnh nan y, để lại di chứng, mất đi những phần cơ thể, vì thế sức lao động ở các trại phong gần như không có. Theo website Trại Phong Bến Sắn, mỗi trại viên nhận trợ cấp Nhà Nước 180.000 đồng/người/tháng. Trường hợp bệnh nhân khi nằm bệnh viện hưởng thêm 5.000 đồng/ người/ ngày. Do tiền trợ cấp còn ít nên các bệnh nhân và trại viên vẫn còn nhận hỗ trợ thêm từ các tổ chức từ thiện.
Các ca viên Xóm Chiếu, ngoài việc mang đến Bến Sắn những đóng góp về về tinh thần qua chương trình văn nghệ, trò chơi, cũng không quên mang theo những món quà vật chất để giúp cho những người kém may mắn do bệnh tật. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, từ một tuần lễ trước đó, tại nhà một ca viên trên đường Xóm Chiếu đã là điểm tập kết và phân chia quà, sách vở, quần áo của các ân nhân đóng góp từ khắp nơi để có được 600 phần quà cho người lớn và 140 phần quà dành cho thiếu nhi, rõ là công sức không nhỏ của các ân nhân gần xa. Đó không chỉ là quà của các ca viên mà thôi, mà mỗi ca viên cũng là một nhịp cầu để xin thêm lòng quảng đại của bạn bè, người thân quanh mình, thật cám ơn những tấm lòng đã tin tưởng trao phó những món quà vật chất cho các ca viên. Tại Bến Sắn, những gói quà được chuẩn bị sẵn đã được trao tay cho những người dân làng phong và trao tận giường bệnh, những bệnh nhân tại các khoa của khu điều trị. Kèm theo những món quà là những lời hỏi thăm ân cần của các anh, các chị, các em ca viên nơi từng giường bệnh.
Hội trường rộn rã nói cười,
Thoắt bên giường bệnh tiếng người hỏi thăm.
Nơi kia trẻ nhỏ vui tươi
Nhận trao tình nghĩa con người cho nhau.
Sau khi hoàn tất mọi công việc, các ca viên được Sr. Nguyễn Thị Thơm, Trưởng Khoa Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng của Bệnh viện - cũng là người tiếp phái đoàn từ lúc các ca viên đặt chân đến trại phong đến giờ - nói sơ qua về lịch sử hình thành trại phong và những con số hiện thời của trại. Sr. cho hay hiện thời có khoảng gần 400 bệnh nhân, các bệnh nhân ở nhiều tỉnh đến. Ở trại cũng có những người đã già, mỗi năm cũng mất đi khoảng 15 đến 20 người, còn số bệnh nhân mới trong trại hầu như không có, nếu có là những bệnh nhân nơi khác chuyển đến, vì hằng năm đều có kiểm tra tổng quát cho các em thiếu nhi con em của các bệnh nhân, nếu có bệnh thì cũng phát hiện sớm, dễ chữa trị. Còn các em thiếu nhi thì vẫn được cho đi học ở những trường ở bên ngoài trại.
Soeur cho biết: “Bệnh viện được thành lập từ năm 1959, do 2 soeur người Pháp là Sr. Rose và Sr. Mathilde lập, khi đó các Sr. đi thăm các bệnh nhân ở Sài Gòn Chợ Lớn thì nhận thấy một số bệnh nhân bị bệnh phong, các Sr. mới trình bày với các Bề trên đưa các bệnh nhân lên Bến Sắn. Ngày 03/6/2009 xin các anh, các chị góp lời cầu nguyện cho Bến Sắn kỷ niệm 50 năm(1959-2009), xin cầu nguyện cho các bệnh nhân, cầu nguyện cho các ân nhân đang đóng góp cho Bến Sắn”. Sr. thay mặt cho các bệnh nhân, cũng như tất cả anh chị em công nhân viên xin chân thành cám ơn các anh, các chị đã đóng góp của ăn tinh thần cũng như về vật chất để các bệnh nhân có được ngày vui.
Sau khi Sr. giới thiệu xong, các ca viên đã đưa ra những thắc mắc về căn bệnh phong, triệu chứng bệnh thế nào? cách lây lan ra sao? Các ca viên, nhất là các bạn trẻ đã chăm chú dõi theo giải thích của Sr.: “ Thường thì người trong nhà có thể khám cho nhau, nếu có những vết đốm trắng trắng như là lang ben, nhưng khác ở chỗ lang ben thì gây ngứa, ngược lại bệnh phong thì gây mất cảm giác. Muốn biết có mất cảm giác hay không thì nhờ người khác lấy đầu bút bi để thử, nếu mất cảm giác thì nên đi khám để xem có bệnh hay không”. “Bệnh phong không di truyền, lây lan qua vết thương, nếu bệnh nhân mắc bệnh phong, chưa được điều trị, đang ở trong thời kỳ phát bệnh, mình ở gần họ, thì ở những vết thương dễ bị lây, chứ thường thì ít bị lây. Bệnh không lây lan qua đường ăn uống, không giống như vi trùng lao. Trường hợp mình có vết thương thì nên băng bó lại, giữ vệ sinh tốt. Có những gia đình khi phát bệnh mà không biết thì con cái họ dễ bị lây, vì da của những em bé mỏng. Nhưng nếu phát hiện sớm thì cũng dễ điều trị, hiện giờ có loại thuốc gọi là đa hóa trị liệu”.
Trại phong Bến Sắn gần như có đủ các khoa cần thiết cho một bệnh viện chuyên trị: Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Dưỡng Lão, Khoa Phong Niễm, Khoa Tâm Thần, Khoa Cấp Cứu, Khoa Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng, Khoa Dược, Khoa Xét Nghiệm, Khoa Dinh Dưỡng. Theo Sr. Thơm, hiện có 12 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đang phục vụ tại Bến Sắn, 2 Sr. là bác sĩ, Các Sr. kia, có 4 Sr. làm Điều dưỡng, 1 Sr. làm bên vật lý trị liệu, 1 Sr. làm bên khoa Dược, 1 làm bên Hành Chính Nhân Sự và 1 làm ở khoa xét nghiệm…. Hiện tại, có 8 bác sĩ làm việc tại bệnh viện. Trong năm 2008, có một em bớt bệnh có nguyện vọng đi học ngành y nhưng đi học được vài tháng thì không đủ sức khỏe để học tiếp.
Sau phần trò chuyện, các ca viên được các đại diện của Trại Phong mời đến thăm các căn hộ trong làng phong. Dù nắng đã gay gắt, đã hơn 12 giờ trưa, mặc cho cơn đói, các bạn trẻ ca viên vẫn sẵn sàng đi bộ len lỏi vào các căn nhà để thăm nom các trại viên. Điều mà đa số các ca viên cảm nhận là nơi đây đời sống của các trại viên rất đơn sơ, đạm bạc, dù bệnh tật nhưng họ vẫn nương tựa lẫn nhau, người khỏe bảo bọc cho người đau yếu, có chị phải chăm lo cho một người trẻ hơn nhưng gần như bị bệnh tâm thần. Dù trên đường đi nắng chang chang nhưng còn một cảm nhận khác là ở đây gần như được phủ đầy cây cối xanh tươi. Một bạn chia sẻ rằng chắc nhờ không khí trong lành xanh tốt như thế mới có thể làm cho những người bệnh có chống chọi với bệnh tật, kéo dài sự sống.
Buổi cơm trưa đơn sơ, đạm bạc ngồi bệt dưới đất tại giáo xứ Bến Sắn với cơm nắm, thịt kho mang theo do một ca viên thức khuya dậy sớm chuẩn bị cũng làm no lòng các thành viên tham dự. Một điều mừng của chuyến đi này so với những chuyến đi bác ái xã hội trước một phần là do Bến Sắn cũng không xa Sài Gòn là mấy, nên được đông đảo các bạn trẻ tham gia bằng phương tiện xe gắn máy, dù rằng đã có một chiếc xe 45 chỗ chật ních người. Chuyến đi rồi cũng kết thúc, mong rằng các thành viên tham gia khi nhớ lại chuyến đi này là nhớ lại bổn phận của người Kitô hữu đến với tha nhân trong chính cuộc sống của mình, vốn là mệnh lệnh mà Chúa Kitô Phục Sinh đã truyền: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Để kết thúc bài viết, xin trích tâm tình của Chị Dung, Ca đoàn Têrêsa để cám ơn những người đã chung tay góp sức hy sinh để chăm sóc cho các bệnh nhân: “Khi đến đây, chúng con cảm thấy các bệnh nhân phong, các em thiếu nhi ở đây thật đáng yêu, mặc dù phải mang căn bệnh hiểm nghèo, nhưng mọi người vẫn tươi cười. Còn có ở đây những tấm lòng như Cha Sở, Sr. Huệ, Sr. Lan, Sr. Thơm, các Sr., các hộ lý, các cộng tác viên, họ là những người luôn hy sinh, bao dung yêu thương, không quản ngại để xoa dịu nỗi đau của mọi người, thật là những tấm gương cao qúy để chúng con noi theo. Song hành với chúng con trong chuyến đi này còn có những ân nhân xa gần, vì công việc không thể đến đây trực tiếp an ủi, hỏi thăm, nhưng tấm lòng của họ luôn rộng mở và nhớ đến các bệnh nhân”.
Sài Gòn, ngày 10/06/2009