Bài giảng Thánh Lễ an táng Đức Cố Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng tại Nhà Thờ Nam Định
(do GM Lôrenxô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội)
“Có tiếng từ trời phán bảo thánh Gioan rằng: 'Phúc cho kẻ đã chết mà được chết trong Chúa'.
Chúa Thánh Thần phán: 'Ngay từ bây giờ, họ được nghỉ ngơi khỏi mọi gian lao, vì các việc họ làm đều sẽ theo họ'"
Đó là lời Chúa trong sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, Đối với người đời, những người không tin, thì chết là chia lìa, là mất mát, là đau xót, là buồn thương, chết là hết, nhưng đối với người Kitô hữu thì chết là một khởi đầu, chết là cánh cửa khép cuộc sống thế gian phù du mau qua và mở ra cuộc sống thiên quốc hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu ai sống thực thi tám mối phúc thật trong Tin Mừng, thì chết trong Chúa là một hồng phúc lớn lao.
Giá trị đời người không căn cứ vào dòng dõi, địa vị, chức vụ, bằng cấp, tiền bạc, nhưng theo nhân cách và đời sống của người đó trong chương trình quan phòng của Chúa
Đức cha cố Phaolô đã sống chín mươi hai năm tuổi đời, sáu mươi mốt năm linh mục, mười lăm năm Giám mục, ngài đã sống cuộc đời của một Mục tử tốt lành cách trọn vẹn.
Ngài là thượng tế của Thiên Chúa,
Tuy chỉ là một phàm nhân, nhưng ngài đã được Chúa kêu gọi làm linh mục, làm Giám mục, đã thánh hóa và chọn ngài làm tư tế, làm ngôn sứ để rao giảng Tin Mừng, xây dựng Nước Chúa.
Ngài đã gắng trở nên đồng dạng đồng hình với Chúa Giêsu Kitô. Ngài gìn giữ cung thánh, bàn thờ, những đồ phụng tự sạch sẽ gọn gàng. Ngài cử hành thánh lễ và các bí tích cách cung kính, nghiêm trang, sốt sáng. Hàng ngày, ban sáng ngài dâng thánh lễ, buổi chiều mở cửa nhà chầu kính Thánh Thể, rồi quỳ ngay cạnh tòa hòa giải để chờ giải tội cho hối nhân, đang dùng cơm được mời đi xức dầu kẻ liệt, ngài lập tức đi ngay.
Về đức khiết tịnh độc thân, ngài sống trong sáng, mực thước, đức độ, không ai trách cứ được điều gì. Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc. Đối với tha nhân, ngài đã thành lập Hội Bác Ai Vinh Sơn để sẵn sàng nâng đỡ, chia sẻ, ủi an những người cùng khốn.
Là con người khiêm tốn, tuy 2 lần được Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đề cử làm Giám mục, nhưng ngài đều từ chối. Lần thứ ba vì nhu cầu cấp thiết của Giáo Phận Hà Nội, ngài nhận làm giám mục phụ tá giúp việc đức Hồng Y Phao lô Phạm Đình Tụng, khi đã bảy mươi lăm tuổi.
Ngài có đức vâng lời tuyệt hảo, không những ngài thưa tiếng “Fiat” “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa mà còn với các bề trên loài người, cả trong những trường hợp xem ra khó mà vâng phục được.
Ngài làm cha xứ Nam Định suốt sáu mươi năm, là một mục tử tốt lành, ra công dạy giáo lý cho các giới: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành. Trong những thời cấm cách khó khăn và cả trong chiến tranh, xứ Nam Định chưa bao giờ im tiếng học kinh bổn và giáo lý. Ngài tổ chức hội đoàn cho mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, để ai cũng có thể tham gia phục vụ Nước Chúa.
Ngài là một ngôn sứ nhiệt thành luôn hăng say rao giảng Lời Chúa, thời thuận lợi cũng như không thuận lợi. Những bài giảng của ngài súc tích, mạch lạc lôi cuốn lòng người, là đèn sáng soi lối chỉ đường cho dân Chúa. Trong thời kỳ gian khó cấm cách, có lần ngài đang dâng Thánh lễ đêm Noen, người ta cắt điện để không có ánh sáng và không dùng được máy tăng âm, nhưng ngài đã chuẩn bị sẵn mấy chục hòm ắc quy để thay nguồn điện, nên giữa đêm tối, ngài vẫn lớn tiếng rao giảng Lời Chúa. Là một linh mục đạo đức có vốn trí thức sâu rộng, có ý thức hiệp thông nên ngài biên tập và dịch thuật hàng chục cuốn sách đạo. Ngài kín đáo cho đánh máy phổ biến các sách hộ giáo, giáo lý, bài giảng để giúp giáo dân, linh mục, giám mục của các giáo phận chung quanh như Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình.
Ngài là một nhà sư phạm chuyên chăm, từ năm 1950 ngài đã mở trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh. Năm 1991 Ngài là phó giám đốc và giáo sư Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, Ngài đã đào luyện nên nhiều thế hệ giáo dân chân chính tốt lành, nhiều linh mục đạo đức và một số Giám mục có khả năng.. Ngài là một nhà sư phạm mẫu mực, ngài tin điều ngài đọc, dạy điều ngài tin và thực thi điều ngài dạy.
Ngài là chiến sĩ đức tin, luôn kiên vững trong muôn vàn thử thách hy sinh để bảo vệ đức tin không những cho bản thân mình, mà cho toàn thể giáo phận Hà nội và giáo tỉnh miền Bắc. Trong mọi hoàn cảnh, hòa bình cũng như trong chiến tranh, trải qua 6 năm chiến tranh khốc liệt Mỹ ném bom tại miền Bắc, dưới những trận mưa bom, sau bảy lần bị bom dội xuống làm hư hại khu nhà xứ, ngài vẫn trụ lại cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày. Trong cuộc oanh tạc cuối cùng, nhà thờ bị phá hủy, nhà xứ tan tành, sân trước nhà thờ thành hồ ao, cha Chính Nhân tử nạn, bản thân ngài bị vùi dưới đống gạch đổ nát, nhưng được bới lên cứu sống, chính quyền ép ngài phải sơ tán, ngài buộc phải đi. Nhưng trước khi ra đi, ngài sắm một chiếc xẻng cất kỹ, với quyết tâm: khi nào hòa bình trở lại sẽ xây dựng nhà thờ mới. Cơ sở nhà xứ, nhà thờ được khang trang như hiện nay là nhờ quyết tâm và công sức tái thiết của ngài.
Đức Cha Phaolô là một anh hùng đức tin, anh hùng không phải với nghĩa là làm những việc khác thường siêu việt, vĩ đại, nhưng với nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, dù khó khăn nguy khốn đến đâu, cũng thực hiện những công việc bổn phận trách nhiệm một cách trọn hảo cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất,
Ngài là một con người quảng giao, thân thiện, tình nghĩa. Không những giáo dân, các nam nữ tu sĩ, giám mục, hồng y, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng mến yêu ngài. Cả những người tri thức, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các nhà chính khách đều tôn trọng, mộ mến ngài.
Ngài là chứng nhân của thời đại.
Ngài là cột trụ chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua.
Đối với cộng đồng giáo dân của Giáo tỉnh miền Bắc, và đặc biệt là giáo dân Nam Định, ngài là cha, là ông, là cụ, là cố kính yêu.
Đối với các linh mục, ngài là người thầy gương mẫu.
Đối với các Giám mục, ngài là bậc huynh trưởng đáng kính.
Đối với Đức Giêsu Kitô, ngài là người đầy tớ trung tín.
Sau cuộc đời dài lâu, suốt chín mươi hai năm thực hành tám mối phúc thật, để phục vụ các linh hồn và mở mang Nước Chúa, hôm nay Thiên Chúa gọi Đức Cha Phaolô về và phán rằng: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25, 21).
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa,
Nam Định vinh dự có pháp trường Bẩy Mẫu, là nơi bốn mươi lăm trong số một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam đã hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin Kitô. Nhưng không phải chỉ có những cái chết anh hùng, mà còn cần những cuộc sống anh hùng, đó chính là cuộc sống anh hùng đức tin của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng.
Giờ đây chúng ta tiễn đưa Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người cha mến yêu của chúng ta về với Chúa, đến nơi an nghỉ cuối cùng, lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ thương, nhưng chúng ta tự hào có một người cha như ngài. Chúng ta hãy sống xứng đáng là học trò của Đức Cha Phaolô, xứng đáng là con cháu dòng dõi các thánh tử đạo Việt Nam, là môn đệ trung thành của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Chúng ta phải là những người Công Giáo Việt Nam anh hùng. AMEN
(do GM Lôrenxô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá TGP Hà Nội)
“Có tiếng từ trời phán bảo thánh Gioan rằng: 'Phúc cho kẻ đã chết mà được chết trong Chúa'.
Chúa Thánh Thần phán: 'Ngay từ bây giờ, họ được nghỉ ngơi khỏi mọi gian lao, vì các việc họ làm đều sẽ theo họ'"
Đó là lời Chúa trong sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, Đối với người đời, những người không tin, thì chết là chia lìa, là mất mát, là đau xót, là buồn thương, chết là hết, nhưng đối với người Kitô hữu thì chết là một khởi đầu, chết là cánh cửa khép cuộc sống thế gian phù du mau qua và mở ra cuộc sống thiên quốc hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu ai sống thực thi tám mối phúc thật trong Tin Mừng, thì chết trong Chúa là một hồng phúc lớn lao.
Giá trị đời người không căn cứ vào dòng dõi, địa vị, chức vụ, bằng cấp, tiền bạc, nhưng theo nhân cách và đời sống của người đó trong chương trình quan phòng của Chúa
Đức cha cố Phaolô đã sống chín mươi hai năm tuổi đời, sáu mươi mốt năm linh mục, mười lăm năm Giám mục, ngài đã sống cuộc đời của một Mục tử tốt lành cách trọn vẹn.
Ngài là thượng tế của Thiên Chúa,
Tuy chỉ là một phàm nhân, nhưng ngài đã được Chúa kêu gọi làm linh mục, làm Giám mục, đã thánh hóa và chọn ngài làm tư tế, làm ngôn sứ để rao giảng Tin Mừng, xây dựng Nước Chúa.
Ngài đã gắng trở nên đồng dạng đồng hình với Chúa Giêsu Kitô. Ngài gìn giữ cung thánh, bàn thờ, những đồ phụng tự sạch sẽ gọn gàng. Ngài cử hành thánh lễ và các bí tích cách cung kính, nghiêm trang, sốt sáng. Hàng ngày, ban sáng ngài dâng thánh lễ, buổi chiều mở cửa nhà chầu kính Thánh Thể, rồi quỳ ngay cạnh tòa hòa giải để chờ giải tội cho hối nhân, đang dùng cơm được mời đi xức dầu kẻ liệt, ngài lập tức đi ngay.
Về đức khiết tịnh độc thân, ngài sống trong sáng, mực thước, đức độ, không ai trách cứ được điều gì. Trong cuộc sống riêng tư, ngài luôn sống khó nghèo, không ham hố hưởng thụ giàu sang, ngài ăn uống đạm bạc, mặc áo vải thô, đi guốc mộc. Đối với tha nhân, ngài đã thành lập Hội Bác Ai Vinh Sơn để sẵn sàng nâng đỡ, chia sẻ, ủi an những người cùng khốn.
Là con người khiêm tốn, tuy 2 lần được Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đề cử làm Giám mục, nhưng ngài đều từ chối. Lần thứ ba vì nhu cầu cấp thiết của Giáo Phận Hà Nội, ngài nhận làm giám mục phụ tá giúp việc đức Hồng Y Phao lô Phạm Đình Tụng, khi đã bảy mươi lăm tuổi.
Ngài có đức vâng lời tuyệt hảo, không những ngài thưa tiếng “Fiat” “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa mà còn với các bề trên loài người, cả trong những trường hợp xem ra khó mà vâng phục được.
Ngài làm cha xứ Nam Định suốt sáu mươi năm, là một mục tử tốt lành, ra công dạy giáo lý cho các giới: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành. Trong những thời cấm cách khó khăn và cả trong chiến tranh, xứ Nam Định chưa bao giờ im tiếng học kinh bổn và giáo lý. Ngài tổ chức hội đoàn cho mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, để ai cũng có thể tham gia phục vụ Nước Chúa.
Ngài là một ngôn sứ nhiệt thành luôn hăng say rao giảng Lời Chúa, thời thuận lợi cũng như không thuận lợi. Những bài giảng của ngài súc tích, mạch lạc lôi cuốn lòng người, là đèn sáng soi lối chỉ đường cho dân Chúa. Trong thời kỳ gian khó cấm cách, có lần ngài đang dâng Thánh lễ đêm Noen, người ta cắt điện để không có ánh sáng và không dùng được máy tăng âm, nhưng ngài đã chuẩn bị sẵn mấy chục hòm ắc quy để thay nguồn điện, nên giữa đêm tối, ngài vẫn lớn tiếng rao giảng Lời Chúa. Là một linh mục đạo đức có vốn trí thức sâu rộng, có ý thức hiệp thông nên ngài biên tập và dịch thuật hàng chục cuốn sách đạo. Ngài kín đáo cho đánh máy phổ biến các sách hộ giáo, giáo lý, bài giảng để giúp giáo dân, linh mục, giám mục của các giáo phận chung quanh như Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình.
Ngài là một nhà sư phạm chuyên chăm, từ năm 1950 ngài đã mở trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh. Năm 1991 Ngài là phó giám đốc và giáo sư Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội, Ngài đã đào luyện nên nhiều thế hệ giáo dân chân chính tốt lành, nhiều linh mục đạo đức và một số Giám mục có khả năng.. Ngài là một nhà sư phạm mẫu mực, ngài tin điều ngài đọc, dạy điều ngài tin và thực thi điều ngài dạy.
Ngài là chiến sĩ đức tin, luôn kiên vững trong muôn vàn thử thách hy sinh để bảo vệ đức tin không những cho bản thân mình, mà cho toàn thể giáo phận Hà nội và giáo tỉnh miền Bắc. Trong mọi hoàn cảnh, hòa bình cũng như trong chiến tranh, trải qua 6 năm chiến tranh khốc liệt Mỹ ném bom tại miền Bắc, dưới những trận mưa bom, sau bảy lần bị bom dội xuống làm hư hại khu nhà xứ, ngài vẫn trụ lại cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày. Trong cuộc oanh tạc cuối cùng, nhà thờ bị phá hủy, nhà xứ tan tành, sân trước nhà thờ thành hồ ao, cha Chính Nhân tử nạn, bản thân ngài bị vùi dưới đống gạch đổ nát, nhưng được bới lên cứu sống, chính quyền ép ngài phải sơ tán, ngài buộc phải đi. Nhưng trước khi ra đi, ngài sắm một chiếc xẻng cất kỹ, với quyết tâm: khi nào hòa bình trở lại sẽ xây dựng nhà thờ mới. Cơ sở nhà xứ, nhà thờ được khang trang như hiện nay là nhờ quyết tâm và công sức tái thiết của ngài.
Đức Cha Phaolô là một anh hùng đức tin, anh hùng không phải với nghĩa là làm những việc khác thường siêu việt, vĩ đại, nhưng với nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, dù khó khăn nguy khốn đến đâu, cũng thực hiện những công việc bổn phận trách nhiệm một cách trọn hảo cả đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất,
Ngài là một con người quảng giao, thân thiện, tình nghĩa. Không những giáo dân, các nam nữ tu sĩ, giám mục, hồng y, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng mến yêu ngài. Cả những người tri thức, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các nhà chính khách đều tôn trọng, mộ mến ngài.
Ngài là chứng nhân của thời đại.
Ngài là cột trụ chống đỡ ngôi nhà Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua.
Đối với cộng đồng giáo dân của Giáo tỉnh miền Bắc, và đặc biệt là giáo dân Nam Định, ngài là cha, là ông, là cụ, là cố kính yêu.
Đối với các linh mục, ngài là người thầy gương mẫu.
Đối với các Giám mục, ngài là bậc huynh trưởng đáng kính.
Đối với Đức Giêsu Kitô, ngài là người đầy tớ trung tín.
Sau cuộc đời dài lâu, suốt chín mươi hai năm thực hành tám mối phúc thật, để phục vụ các linh hồn và mở mang Nước Chúa, hôm nay Thiên Chúa gọi Đức Cha Phaolô về và phán rằng: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì ta sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (Mt 25, 21).
Kính thưa cộng đoàn dân Chúa,
Nam Định vinh dự có pháp trường Bẩy Mẫu, là nơi bốn mươi lăm trong số một trăm mười bảy vị thánh tử đạo Việt Nam đã hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin Kitô. Nhưng không phải chỉ có những cái chết anh hùng, mà còn cần những cuộc sống anh hùng, đó chính là cuộc sống anh hùng đức tin của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng.
Giờ đây chúng ta tiễn đưa Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, người cha mến yêu của chúng ta về với Chúa, đến nơi an nghỉ cuối cùng, lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ thương, nhưng chúng ta tự hào có một người cha như ngài. Chúng ta hãy sống xứng đáng là học trò của Đức Cha Phaolô, xứng đáng là con cháu dòng dõi các thánh tử đạo Việt Nam, là môn đệ trung thành của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
Chúng ta phải là những người Công Giáo Việt Nam anh hùng. AMEN