Tin vui hiệp nhất: cây cầu phân cách hai giáo hội Công giáo và Anh giáo đã được thông thương 20/10/2009
Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa: “Xin cho chúng nên một” cũng là lời cầu nguyện liên lỉ của hàng triệu triệu con người, hôm nay đã được hiện thực.
Roma sáng 20/10/2009 một tin vui được ĐTGM William Joseph Levada, chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin và ĐTGM Augustine DiNoia, thư ký của Thánh bộ Phụng tự và Bí tích công bố cây cầu phân cắt giữa hai giáo hội và những cản trở cho các tín hữu Anh giáo về hiệo thông với GH Công giáo đã được tháo gỡ.
Nhiều thế kỷ qua, các tín hữu Anh giáo đã khổ đau vì sự chia cắt khỏi Giáo hội cội nguồn mà Đức Giêsu đã thiết lập và đặt dưới quyền trông coi của thánh Phêrô.
Những mong đợi và khẩn khoản của “Giáo hội truyền thống Anh giáo” xin được về hiệp thông cùng Giáo hội Công giáo
là nỗ lực của cả hai giáo hội, đặc biệt của tổ chức Tu hội Nhà Chúa Opus Dei. Điểm chính yếu là địa phận “nổi" nghĩa là các địa phận Anh giáo vẫn được giám mục, linh mục Anh giáo trông coi ngay trong các địa phận hiện hành của Giáo hội Ciông giáo.
Lời công bố hiệp nhất xuất phát từ Roma còn đi xa hơn nữa, đối với các quan sát viên tại Roma, các vấn đề tùng phục quyền kế vị thánh Phêrô ra sao.
ĐTC Benedict XVI đã “đặt các vị đại diện Ngài’ tưng tự như trong hệ thống nhà binh để các vị này tiếp tục coi sóc các tín hữu Anh giáo cũng như các giáo sĩ Anh giáo hầu các ngài có thể duy trì những truyền thống phụng vụ và lối thiêng cá biệt theo truyền thống của Giáo hội Anh giáo.
Về điểm này thánh bộ đức tin cho hay thêm theo tinh thần giáo phụ thì những người đã có gia đình có thể phục vụ giáo hội trong vai trò linh mục theo như truyền thống Kitô hữu xưa và nay vẫn được lưu truyền trong các Giáo hội Đông phương cả Chính thống giáo lẫn Công giáo. Tuy nhiên cũng theo truyền thống xa xưa ấy thì các Giám mục sẽ được tuyển chọn trong số các giáo sĩ độc thân.
Thành qủa hôm nay là kết qủa của lời cầu nguyện hàng thế kỷ qua và là nỗ lực của bao nhiêu thần học gia, chuyên viên giáo luật và mục vụ mà ĐTC Benedict XVI đã nỗ lực từ bao năm qua để mở con đường hiệp thông và hiệp nhất cho các tín hữu Anh giáo và các tu sĩ Anh giáo trở về, có thể là cả giáo xứ, dòng tu hay cả địa phận thuộc Giáo hội Anh giáo về hiệp thông.
Chính trong giây phút lịch sử này được công bố ở Roma thì tại London, ĐTGM Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, và TGM Vincent Nichols thuộc Tổng giáo phận Westminster cùng hiệp thông công bố: “Cùng với ĐTC Benedict XVI và đáp lại những thao thức hiệp nhất, GH Anh giáo vui mừng được về thông hiệp trọn vẹn với GH Công giáo Roma, cùng chia sẻ một đức tin Công giáo và quy nhận quyền bính tối hậu của thánh Phêrô theo ý muốn của Chúa Kitô...”
Dù việc hiệp thông này đã khởi sự đàm phán hàng 40 năm nay, nhưng cũng còn rất nhiều điều cần được minh định và đồng thỏa giữa hai giáo hội trong tương lai. Với ơn Chúa cả hai giáo hội sẽ nỗ lực để rao truyền lời Chúa và đem an bình tới cho các tâm hồn tín hữu của cả hai Giáo hội nói riêng và cho toàn thế giới nói chung.
Đây là khởi điểm của một trang sử mới của Giáo hội và mở ra một kỷ nguyên truyền giáo mới.
Giữa giai đoạn tăm tối của GH, nguồn sáng chân lý được khơi dậy. Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một” (Giaon 17) như vang vọng và trời cao đã đáp trả, hôm nay trong giây phút lịch sử này “... Thiên Chúa đã yêu thương loàn người đến nỗi ban chính Con Yêu của mình cho nhân loại”. (John 3:16)
Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa: “Xin cho chúng nên một” cũng là lời cầu nguyện liên lỉ của hàng triệu triệu con người, hôm nay đã được hiện thực.
Roma sáng 20/10/2009 một tin vui được ĐTGM William Joseph Levada, chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin và ĐTGM Augustine DiNoia, thư ký của Thánh bộ Phụng tự và Bí tích công bố cây cầu phân cắt giữa hai giáo hội và những cản trở cho các tín hữu Anh giáo về hiệo thông với GH Công giáo đã được tháo gỡ.
Những mong đợi và khẩn khoản của “Giáo hội truyền thống Anh giáo” xin được về hiệp thông cùng Giáo hội Công giáo
là nỗ lực của cả hai giáo hội, đặc biệt của tổ chức Tu hội Nhà Chúa Opus Dei. Điểm chính yếu là địa phận “nổi" nghĩa là các địa phận Anh giáo vẫn được giám mục, linh mục Anh giáo trông coi ngay trong các địa phận hiện hành của Giáo hội Ciông giáo.
Lời công bố hiệp nhất xuất phát từ Roma còn đi xa hơn nữa, đối với các quan sát viên tại Roma, các vấn đề tùng phục quyền kế vị thánh Phêrô ra sao.
ĐTC Benedict XVI đã “đặt các vị đại diện Ngài’ tưng tự như trong hệ thống nhà binh để các vị này tiếp tục coi sóc các tín hữu Anh giáo cũng như các giáo sĩ Anh giáo hầu các ngài có thể duy trì những truyền thống phụng vụ và lối thiêng cá biệt theo truyền thống của Giáo hội Anh giáo.
Về điểm này thánh bộ đức tin cho hay thêm theo tinh thần giáo phụ thì những người đã có gia đình có thể phục vụ giáo hội trong vai trò linh mục theo như truyền thống Kitô hữu xưa và nay vẫn được lưu truyền trong các Giáo hội Đông phương cả Chính thống giáo lẫn Công giáo. Tuy nhiên cũng theo truyền thống xa xưa ấy thì các Giám mục sẽ được tuyển chọn trong số các giáo sĩ độc thân.
Thành qủa hôm nay là kết qủa của lời cầu nguyện hàng thế kỷ qua và là nỗ lực của bao nhiêu thần học gia, chuyên viên giáo luật và mục vụ mà ĐTC Benedict XVI đã nỗ lực từ bao năm qua để mở con đường hiệp thông và hiệp nhất cho các tín hữu Anh giáo và các tu sĩ Anh giáo trở về, có thể là cả giáo xứ, dòng tu hay cả địa phận thuộc Giáo hội Anh giáo về hiệp thông.
Chính trong giây phút lịch sử này được công bố ở Roma thì tại London, ĐTGM Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, và TGM Vincent Nichols thuộc Tổng giáo phận Westminster cùng hiệp thông công bố: “Cùng với ĐTC Benedict XVI và đáp lại những thao thức hiệp nhất, GH Anh giáo vui mừng được về thông hiệp trọn vẹn với GH Công giáo Roma, cùng chia sẻ một đức tin Công giáo và quy nhận quyền bính tối hậu của thánh Phêrô theo ý muốn của Chúa Kitô...”
Dù việc hiệp thông này đã khởi sự đàm phán hàng 40 năm nay, nhưng cũng còn rất nhiều điều cần được minh định và đồng thỏa giữa hai giáo hội trong tương lai. Với ơn Chúa cả hai giáo hội sẽ nỗ lực để rao truyền lời Chúa và đem an bình tới cho các tâm hồn tín hữu của cả hai Giáo hội nói riêng và cho toàn thế giới nói chung.
Đây là khởi điểm của một trang sử mới của Giáo hội và mở ra một kỷ nguyên truyền giáo mới.
Giữa giai đoạn tăm tối của GH, nguồn sáng chân lý được khơi dậy. Lời cầu nguyện năm xưa của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một” (Giaon 17) như vang vọng và trời cao đã đáp trả, hôm nay trong giây phút lịch sử này “... Thiên Chúa đã yêu thương loàn người đến nỗi ban chính Con Yêu của mình cho nhân loại”. (John 3:16)