Hội Thừa sai Paris cử hành lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo
‘‘Hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng thể này được cử hành trước ngưỡng cửa Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam’’.
Lời dẫn nhập của Linh mục Phạm Công Văn đã tóm lược đầy đủ ý nghĩa lễ thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo, cử hành hồi 18 giờ ngày 20-11-2009 tại trụ sở Hội Thừa Sai Paris. Thánh lễ do Linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris chủ tế, với sự đồng tế của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam, Linh mục Jean Mourier, Bề trên Chủng viện Xuân Bích, Cha Bernard Schopepfer, Bề trên Nhà mẹ Dòng Lazaristes và 50 linh mục sinh viên Việt Nam tại Paris
Trong diễn văn chào mừng bằng tiếng Pháp, linh mục Nguyễn Thanh Sang, Đại diện các Linh mục Sinh viên Việt Nam tại Paris, gọi tắt là Lisivip, nói đến ký ức thời gian ba chiều của Giáo sử nước Việt: ‘‘Người công giáo Việt Nam đã khắc ghi ý nghĩa lịch s, thiêng liêng và đạo đức để xứng đáng với các bậc sinh thành và chuẩn bị cho tương lai cháu con: xứng đáng với tiền nhân trong Đức tin và chuẩn bị cho tương lai của Giáo hội Việt Nam. Trách nhiệm này là của chúng ta. Chúng ta tha thiết yêumến và dũng cảm đi theo Đức Kitô.’’
Lời nguyện tín hữu
Sau đó, linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P. đã ngỏ lời bằng tiếng Việt. Ngài nói lên ý nghĩa của Lễ Thánh Tử đạo và sự hiệp thông với Giáo hội Việt Nam:
‘‘Hướng về Giáo hội quê hương mừng kinh trọng thể lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên và khai mạc Năm Thánh nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta thiết tha dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chân thành.
Các Thanh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam qua đời sống hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô. Chúng ta cầu nguyện cho các kitô hữu ngày nay biết gìn giữ di sản đức tin quý báu của các bậc cha anh và dám làm chứng cho đức tin của mình bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày.
Hạt giống Tin mừng đã được gieo vào lòng đất Việt Nam hơn 350 năm. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho những nhà truyền giáo và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin mừng hôm nay được lan rộng khắp nơi trên thế giới; xin cho ngày càng có nhiều kitô hữu thiết tha với ơn gọi truyền giáo để danh Chúa được đến với mọi người.
Trong Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho hàng giám mục, cho các linh mục, các tu sĩ và toàn thể tín hữu Việt Nam lãnh nhận dồi dào ơn thánh Chúa ban, và xin cho Giáo hột Việt Nam luôn biết hiệp thông để nên dấu chỉ của cộng đoàn Chúa Kitô trong xã hội hôm nay.
Trong niềm hiệp thông với Giáo hội Mẹ Việt Nam, xin cho các tín hữu đang sống tại hải ngoại và cách riêng cho cộng đoàn chúng ta đây sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.
Lạy Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng, chúng con tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa đã ban cho loài người; cách riêng trong Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, chúng con lại được lãnh nhận biết bao hồng ân cao quý khác. Xin cho chúng con biết dùng ân huệ Chúa ban để làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.’’
Linh mục Nguyễn Thanh Lý hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Chúa nhiều bản thánh ca mang âm hưởng ngũ cung: Anh hùng Việt Nam (Kim Long), Ngày về (Kim Long), Niềm tin kiêu hùng (Mi trầm), Tình ca vô tận (Ngọc Côn) và Đẹp thay (Mi Trầm).
Trong bài suy niệm, linh mục Phạm Công Văn đặc biệt mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp thông với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010.
Suy niệm lễ các Thánh Tử đạo
Bài suy niệm mang chiều sâu của lịch sử cứu độ tô máu đào các Thánh Tử đạo:
‘‘Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong ‘‘Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh’’.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn ‘‘cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa’’.
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin. Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì ‘‘nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác’’. Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa’’. Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý.’’ (Khôn ngoan 3,1-9). Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính mà sách Khôn ngoan phác hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh ‘‘hạt lúa gieo vào lòng đất’’.
‘‘Hạt lúa’’ trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá
Rồi ‘‘Hạt lúa’’ Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa. Mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng tỏa hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin ‘‘cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người’’. Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo ‘‘đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng’’. Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kiếm múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.’’ (xin xem toàn văn bài suy niệm trong phần Phụng Vụ).
‘‘Hằng năm tại nhà nguyện Hiển Linh này, là cái Nôi ươm trồng biết bao ý chí thánh thiện thừa sai cũng như lưu giữ các chứng tích thánh thiêng anh hùng, chúng ta đều họp nhau cùng dâng thánh lễ để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng đặc biệt năm nay thánh lễ trọng thể này được cử hành trước ngưỡng cửa Năm Thánh 2010 sẽ được khai mạc trọng thể vào chính ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009 tại Sở Kiện, nơi ghi dấu ý chí thánh thiện thừa sai đã nảy mầm nên Giáo Hội Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Giáo hội Việt Nam’’.
Trong diễn văn chào mừng bằng tiếng Pháp, linh mục Nguyễn Thanh Sang, Đại diện các Linh mục Sinh viên Việt Nam tại Paris, gọi tắt là Lisivip, nói đến ký ức thời gian ba chiều của Giáo sử nước Việt: ‘‘Người công giáo Việt Nam đã khắc ghi ý nghĩa lịch s, thiêng liêng và đạo đức để xứng đáng với các bậc sinh thành và chuẩn bị cho tương lai cháu con: xứng đáng với tiền nhân trong Đức tin và chuẩn bị cho tương lai của Giáo hội Việt Nam. Trách nhiệm này là của chúng ta. Chúng ta tha thiết yêumến và dũng cảm đi theo Đức Kitô.’’
Lời nguyện tín hữu
Sau đó, linh mục Jean-Baptiste Etcharren, Bề trên Tổng quyền M.E.P. đã ngỏ lời bằng tiếng Việt. Ngài nói lên ý nghĩa của Lễ Thánh Tử đạo và sự hiệp thông với Giáo hội Việt Nam:
‘‘Hướng về Giáo hội quê hương mừng kinh trọng thể lễ các Thánh Tử đạo Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tông tòa đầu tiên và khai mạc Năm Thánh nhân kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta thiết tha dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện chân thành.
Các Thanh Tử Đạo Việt Nam là niềm tự hào của Giáo hội Việt Nam qua đời sống hy sinh mạng sống để làm chứng cho đức tin vào Chúa Kitô. Chúng ta cầu nguyện cho các kitô hữu ngày nay biết gìn giữ di sản đức tin quý báu của các bậc cha anh và dám làm chứng cho đức tin của mình bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày.
Hạt giống Tin mừng đã được gieo vào lòng đất Việt Nam hơn 350 năm. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho những nhà truyền giáo và cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin mừng hôm nay được lan rộng khắp nơi trên thế giới; xin cho ngày càng có nhiều kitô hữu thiết tha với ơn gọi truyền giáo để danh Chúa được đến với mọi người.
Trong Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, chúng ta cầu nguyện đặc biệt cho hàng giám mục, cho các linh mục, các tu sĩ và toàn thể tín hữu Việt Nam lãnh nhận dồi dào ơn thánh Chúa ban, và xin cho Giáo hột Việt Nam luôn biết hiệp thông để nên dấu chỉ của cộng đoàn Chúa Kitô trong xã hội hôm nay.
Trong niềm hiệp thông với Giáo hội Mẹ Việt Nam, xin cho các tín hữu đang sống tại hải ngoại và cách riêng cho cộng đoàn chúng ta đây sống trọn vẹn ơn gọi và sứ mạng được trao phó qua việc chuyên chăm tu luyện, học tập và nêu gương sáng cho những anh chị em của mình.
Lạy Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng, chúng con tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa đã ban cho loài người; cách riêng trong Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, chúng con lại được lãnh nhận biết bao hồng ân cao quý khác. Xin cho chúng con biết dùng ân huệ Chúa ban để làm sáng danh Chúa và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.’’
Linh mục Nguyễn Thanh Lý hướng dẫn cộng đoàn dâng lên Chúa nhiều bản thánh ca mang âm hưởng ngũ cung: Anh hùng Việt Nam (Kim Long), Ngày về (Kim Long), Niềm tin kiêu hùng (Mi trầm), Tình ca vô tận (Ngọc Côn) và Đẹp thay (Mi Trầm).
Trong bài suy niệm, linh mục Phạm Công Văn đặc biệt mời gọi cộng đoàn phụng vụ hiệp thông với Giáo hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010.
Suy niệm lễ các Thánh Tử đạo
Bài suy niệm mang chiều sâu của lịch sử cứu độ tô máu đào các Thánh Tử đạo:
‘‘Hòa mình trong không gian và thời gian cứu độ, chúng ta cũng đang sánh bước với tất cả Dân Chúa Việt Nam trong ‘‘Tuần Cửu Nhật (từ ngày 15 đến 23-11-2009), (hôm nay là ngày thứ sáu), để cầu nguyện cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh’’.
Hội Đồng Giám Mục quyết định xin mở Năm Thánh 2010 và khai mạc vào lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam với ý muốn ‘‘cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa’’.
Thư công bố Năm Thánh 2010 số 2 đưa ra cho chúng ta những gợi ý định hướng nền tảng, ngoài việc tạ ơn Chúa, tri ân các tiền nhân trong đức tin. Như thế bài học từ lịch sử mà ta cần học đầu tiên là học nơi các Thánh Tử Đạo tổ tiên, học để sống và làm chứng cho Tin Mừng, vì ‘‘nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho người khác’’. Các ngài tin tưởng nơi Chúa nên hiểu biết chân lý. Các ngài trung thành trong tình yêu nên ở bên Chúa’’. Nghĩa là các ngài sống chân lý trong tình yêu và sống yêu thương theo chân lý.’’ (Khôn ngoan 3,1-9). Chân dung và cốt cách của mẫu người công chính mà sách Khôn ngoan phác hoạ được thể hiện trọn vẹn nơi Người Mẫu Công Chính là Đức Giêsu Kitô như trich đoạn Tin Mừng Gioan giới thiệu. Trong tình thương Người đã mạc khải về bản thân và sứ vụ của Người cũng như bày tỏ chân lý về đời sống và lẽ sống cho chúng ta qua hình ảnh ‘‘hạt lúa gieo vào lòng đất’’.
‘‘Hạt lúa’’ trước tiên là chính bản thân Người, qua cuộc nhập thể, được gieo vào trần gian. Hành trình nhập thể phải được hoàn tất qua cái chết cứu độ nơi Thập giá
Rồi ‘‘Hạt lúa’’ Người đề cập cũng là mỗi một chúng ta được sinh vào trần gian. Chung cùng cảm nghĩ như chúng ta, Người đánh giá sự sống trên đời này thật đáng trân trọng, nhưng theo tri thức thần nhân của Người, Người dạy chúng ta không được coi đời sống trần gian là tối thượng, mà phải hướng đến dời sống mới trong Thiên Chúa. Mỗi vị tử đạo trong 118 vị được tôn vinh là một bông hoa huyền nhiệm độc đáo, nhưng các ngài lại đều luôn có một nét đặc trưng đó là cùng tỏa hương chân lý chung khoe sắc yêu thương trải dài theo cuộc sống và qua cái chết.
Sống chân lý đã khó, sống chân lý trong tình thương lại càng khó hơn, nhưng nếu không sống chân lý trong tình thương làm sao có thể chết yêu thương vì chân lý. Quả thật cái khó này là cái khó của con đường hẹp thập giá nhiệm mầu mà Thiên Chúa đã chọn để mạc khải tình yêu cho ai hiểu được thì hiểu, cho ai yêu thì hiểu và hiểu thì yêu.
Họp nhau đây cử hành lễ trọng mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam trước thềm Năm Thánh mở ra cho Giáo Hội Việt Nam để tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa, để tôn vinh các Thánh Tổ Tiên tử đạo, và cũng là để nguyện xin. Xin ‘‘cho mọi sinh hoạt trong Năm Thánh được tiến hành tốt đẹp và mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho mọi người’’. Một cách cụ thể là xin cho mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam, trong mọi hoạt động, thuộc mọi lãnh vực, đừng theo ‘‘đường lối và tính toán của người đời, nhưng trước hết bằng cách vun trồng sự hiệp thông sâu xa với Chúa trong đời sống ân sủng’’. Như thế cũng có nghĩa là biết noi gương các Thánh Tử Đạo theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô sống chân lý trong yêu thương, sống yêu thương theo chân lý. Một Chân Lý tỏ bày trọn vẹn là Tình Thương. Một Tình Thương thể hiện cao điểm trong khiêm hạ, nhập thể trong “Hiệp Thông và Tham Gia”, giải bày trong “đối thoại chân thành”, thực thi trong “hợp tác lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau”. Thiển nghĩ đó là bài học nòng cốt, là khuôn thước cho sự tồn tại, đổi mới và phát triển của Giáo Hội cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Trong quá khứ, các vị tiền bối của chúng ta trong đức tin đã đem ánh sáng chân lý và tình thương chiếu soi cải hoá bóng tối lầm lạc và hận thù, nhìn vào hiện tại từng cá nhân cũng như tập thể Giáo Hội cũng đang bị thách đố và xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc dưới nhiều sắc thái (…). Dám ước mong chính bài học này của các Thánh Tổ Tiên, kiếm múc từ mạc khải thập giá, giúp mỗi người tu thân, giúp Giáo hội tề gia để chung góp phần xây dựng xã hội trần thế trên nền tảng những giá trị Tin Mừng hầu cho Nước Trời nẩy nở từ những thực tại trần gian được chăm tưới bằng máu của bạch cầu chân lý và hồng cầu tình thương, máu được lọc luyện và lưu dẫn theo nhịp đập trái tim của Đấng Bi Đâm Thâu.’’ (xin xem toàn văn bài suy niệm trong phần Phụng Vụ).