Thứ Sáu Tuần thánh
Bài đọc 1: Is 52, 13-53, 12
Bài đọc 2 : Dt 4, 14-16; 5, 7-9
Bài Thương khó: Ga 18, 1-19, 42
Cái chết đem lại ơn cứu độ
Kính thưa
Như chúng ta đã nghe trong lời dẫn đầu lễ, hôm nay là ngày duy nhất trong năm không có thánh lễ. Toàn bộ phụng vụ hôm nay nhằm tưởng niệm lại cuộc tử nạn của Đức Giêsu. Với việc chấp nhận cái chết tủi nhục trên thập giá, Đức Giêsu đã đi trọn con đường tự huỷ, để đem lại ơn cứu độ cho tất cả loài người chúng ta.
Con đường hạ mình của Đức Giêsu đã được diễn tả thật rõ ràng trong phần phụng vụ lời Chúa hôm nay.
Trước hết, là bài ca thứ tư về người tôi tớ Giavê trong sách ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một. Trong đó, vị ngôn sứ phác hoạ cho chúng ta chân dung của Đấng Cứu Thế, đó là một người tôi tớ hèn hạ, bị mọi người khinh dể. Ngài đến để mang lấy sự đau yếu của chúng ta, gánh lấy sự đau khổ của chúng ta bị thương tích vì tội lỗi của chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác của chúng ta.
Người tôi tớ đó đã sẵn sàng gánh chịu tất cả những đau khổ đó không phải vì tội của Ngài, nhưng là vì tội của chúng ta như lời vị ngôn sứ: Người không làm chi bất chánh, và miệng Người không nói lời gian dối. Ngôn sứ Isaia còn cho chúng ta thấy rằng: Người chịu tất cả những sỉ nhục đó thay cho chúng ta, vì yêu thương chúng ta và để cho chúng ta được ơn cứu độ
Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được chữa lành Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ.
Tất cả những lời loan báo của ngôn sứ Isaia về người tôi tớ Giavê, giờ đây đã được ứng nghiệm trọn vẹn nơi con người của Đức Giêsu. Ngài là một vị Thiên Chúa, vô tội, nhưng đã hạ mình mặc lấy xác phàm để có thể cảm thông thân phận yếu hèn của chúng ta, như lời tác giả thư Do thái đã nói: Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Những thử thách Đức Giêsu phải chịu đó là sự phản bội của Giuđa, chối Thầy của Phêrô, sự bội bạc vô ơn của đám đông dân chúng, những kẻ đã từng mang ơn Ngài. Đúng là hoạ vô đơn chí, đau khổ chồng chất đau khổ. Những đau khổ mà Đức Giêsu chịu như vượt quá sức chịu đựng của một con người. Cảm nghiệm điều đó, tác giả thư Do thái đã nói: khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết.
Tuy phải chịu đựng nhiều đau khổ trên thân xác cũng như tâm hồn cho đến chết như thế, Đức Giêsu vẫn chưa lấy làm đủ, thánh sử Gioan thuật lại khi tên lính đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Vì yêu thương chúng ta đến cùng, Đức Giêsu đổ ra đến giọt máu và giọt nước cuối cùng để khai mở nguồn ơn cứu độ cho từng người chúng ta.
Vắn tắt vài lời suy niệm về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, mời gọi chúng ta nhìn lại cuộc sống thường ngày của mình. Quả thật, Thiên Chúa qua Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta thật nhiều, nhiều lắm. Thế nhưng, chúng ta lại quá bội bạc, vô ơn đối với Ngài, chúng ta chỉ dành cho Ngài những thời giờ dư thừa, rảnh rỗi, chúng ta chỉ giúp đỡ Ngài qua anh chị em những gì mình không còn sử dụng được nữa. Có lẽ đây là cơ hội thuận lợi nhất để chúng ta cảm nghiệm nhiều hơn chữ như trong lời dạy của Đức Giêsu: Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu thương các con (Ga 15, 12).
Noi gương Đức Giêsu, Đấng đã chịu đâm thâu, và trong tâm tình mở ra với mọi người, giờ đây, xin quý ông bà anh chị em cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện chung cho hết mọi thành phần, mọi nhu cầu trong cũng như ngoài Giáo Hội; cho những người tin cũng như chưa tin.
Bài đọc 1: Is 52, 13-53, 12
Bài đọc 2 : Dt 4, 14-16; 5, 7-9
Bài Thương khó: Ga 18, 1-19, 42
Cái chết đem lại ơn cứu độ
Kính thưa
Như chúng ta đã nghe trong lời dẫn đầu lễ, hôm nay là ngày duy nhất trong năm không có thánh lễ. Toàn bộ phụng vụ hôm nay nhằm tưởng niệm lại cuộc tử nạn của Đức Giêsu. Với việc chấp nhận cái chết tủi nhục trên thập giá, Đức Giêsu đã đi trọn con đường tự huỷ, để đem lại ơn cứu độ cho tất cả loài người chúng ta.
Con đường hạ mình của Đức Giêsu đã được diễn tả thật rõ ràng trong phần phụng vụ lời Chúa hôm nay.
Trước hết, là bài ca thứ tư về người tôi tớ Giavê trong sách ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một. Trong đó, vị ngôn sứ phác hoạ cho chúng ta chân dung của Đấng Cứu Thế, đó là một người tôi tớ hèn hạ, bị mọi người khinh dể. Ngài đến để mang lấy sự đau yếu của chúng ta, gánh lấy sự đau khổ của chúng ta bị thương tích vì tội lỗi của chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác của chúng ta.
Người tôi tớ đó đã sẵn sàng gánh chịu tất cả những đau khổ đó không phải vì tội của Ngài, nhưng là vì tội của chúng ta như lời vị ngôn sứ: Người không làm chi bất chánh, và miệng Người không nói lời gian dối. Ngôn sứ Isaia còn cho chúng ta thấy rằng: Người chịu tất cả những sỉ nhục đó thay cho chúng ta, vì yêu thương chúng ta và để cho chúng ta được ơn cứu độ
Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được chữa lành Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ.
Tất cả những lời loan báo của ngôn sứ Isaia về người tôi tớ Giavê, giờ đây đã được ứng nghiệm trọn vẹn nơi con người của Đức Giêsu. Ngài là một vị Thiên Chúa, vô tội, nhưng đã hạ mình mặc lấy xác phàm để có thể cảm thông thân phận yếu hèn của chúng ta, như lời tác giả thư Do thái đã nói: Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Những thử thách Đức Giêsu phải chịu đó là sự phản bội của Giuđa, chối Thầy của Phêrô, sự bội bạc vô ơn của đám đông dân chúng, những kẻ đã từng mang ơn Ngài. Đúng là hoạ vô đơn chí, đau khổ chồng chất đau khổ. Những đau khổ mà Đức Giêsu chịu như vượt quá sức chịu đựng của một con người. Cảm nghiệm điều đó, tác giả thư Do thái đã nói: khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết.
Tuy phải chịu đựng nhiều đau khổ trên thân xác cũng như tâm hồn cho đến chết như thế, Đức Giêsu vẫn chưa lấy làm đủ, thánh sử Gioan thuật lại khi tên lính đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Vì yêu thương chúng ta đến cùng, Đức Giêsu đổ ra đến giọt máu và giọt nước cuối cùng để khai mở nguồn ơn cứu độ cho từng người chúng ta.
Vắn tắt vài lời suy niệm về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, mời gọi chúng ta nhìn lại cuộc sống thường ngày của mình. Quả thật, Thiên Chúa qua Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta thật nhiều, nhiều lắm. Thế nhưng, chúng ta lại quá bội bạc, vô ơn đối với Ngài, chúng ta chỉ dành cho Ngài những thời giờ dư thừa, rảnh rỗi, chúng ta chỉ giúp đỡ Ngài qua anh chị em những gì mình không còn sử dụng được nữa. Có lẽ đây là cơ hội thuận lợi nhất để chúng ta cảm nghiệm nhiều hơn chữ như trong lời dạy của Đức Giêsu: Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu thương các con (Ga 15, 12).
Noi gương Đức Giêsu, Đấng đã chịu đâm thâu, và trong tâm tình mở ra với mọi người, giờ đây, xin quý ông bà anh chị em cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện chung cho hết mọi thành phần, mọi nhu cầu trong cũng như ngoài Giáo Hội; cho những người tin cũng như chưa tin.