Ngày 9 tháng 12 năm nay đánh dấu 30 năm ngày mất của Tổng giám mục Fulton Sheen, người được hàng triệu người Mỹ kính ngưỡng vì thiên tài giảng thuyết và trước tác đã đề cập đến những sự thật của đức tin Công giáo, và về những dị giáo lớn lao của thế kỷ thứ 20.
Fulton John Sheen sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 tại El Paso, tiểu bang Illinois. Là một học sinh xuất sắc, Sheen ghi danh theo học trường Đại học St. Victor ở Bourbonnais, Illinois, và sau đó, cảm thấy mình có ơn gọi, đã vào tu tập tại Chủng viện Saint Paul ở Minnesota.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 9 năm 1919, cha Sheen không được cử đi coi giáo xứ, mà được gửi theo học trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America). Vừa lấy được bằng Master of Arts tại đây, cha sang Âu châu để học thêm. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường Đại học Louvain (Bỉ) và tiến sĩ thần học ở trường Angelicum (Rome), cha được hai trường đại học Oxford và Columbia mời dạy. Cha liền gửi một lá thư cho Đức giám mục, hỏi: “Con nên nhận dạy tại trường nào?” Câu trả lời của đức giám mục là: “Về nhà.”
Mùa hè năm 1926, cha Sheen được triệu tới văn phòng tòa giám mục để được thông báo: “Ba năm trước đây, tôi đã hứa với Đức cha Shahan ở trường Đại học Công giáo (the Catholic University) để cho cha về dạy tại đó.”
Cha Sheen hỏi lại: “Con ở châu Âu về mà tại sao Đức cha lại để con về đó?”
- Bởi vì một mặt thì cha đã thành công, nên tôi muốn coi xem cha có đức vâng lời hay không. Vậy thì cứ về ngay đó đi, với lời chúc phước lành của tôi.
Thế là cha Sheen hành nghề giảng dậy suốt 25 năm. Trong thời gian đó, danh tiếng của cha, một nhà giảng thuyết và biện bác, đã lớn mạnh, và lời mời cha đi nói truyện và diễn giảng ở khắp nơi trong nước được ồ ạt chuyển tới. Năm 1930, các giám mục Hoa kỳ mời cha đại diện cho Giáo hội trong show truyền thanh The Catholic Hour được phát đi toàn quốc trên đài NBC, và cha đã xuất hiện trong những buổi phát thanh này cho mãi tới năm 1951 khi chuyển từ phát thanh sang truyền hình.
Nhiều người cho rằng cha Sheen có khả năng trở thành nhà triết học Công giáo lớn nhất thế kỷ 20. Tuy vậy, công tác của cha tại trường Đại học Công giáo đã trở thành tối thiểu; rốt cuộc ngài chỉ dạy mỗi năm một khoá. Chủ tịch phân khoa triết học lúc đó là Lm. Ignatius Smith giải thích: “Tôi thường bị chỉ trích là đã không đưa thêm việc cho cha Sheen làm, nhưng tôi cảm thấy ở ngoài cha lại làm được nhiều điều hay hơn.”
Quả thực, ở bên ngoài trường, cha Sheen đã thực hiện được nhiều việc. Cha trứ tác ít nhất mỗi năm cũng được một cuốn sách, viết các cột báo cho hai tờ tuần san, làm giám đốc Hội Truyền bá Đức tin toàn quốc, và biên tập hai tờ tạp chí. Ngài cũng là phương tiện hình thành nhiều cuộc trở lại đạo, đặc biệt của những người nổi tiếng như Clare Booth Luce, Henry Ford II, hai đảng viên cộng sản Louis Budenz và Elizabeth Bentley, nhà vĩ cầm Fritz Kreisler.
Cha Sheen có khả năng hiếm thấy trong việc đem những ý niệm phức tạp trong triết học và thần học để diễn dịch ra ngôn ngữ thường ngày mà người ngoài phố nào cũng hiểu được. Đoạn văn sau đây ngài viết năm 1933:
Trước đây chưa bao giờ trong lịch sử thế giới lại có nhiều điều hiểu biết đến thế; vậy mà chưa bao giờ lại từng có quá ít người đến tìm hiểu biết về Chân lý. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều thiết tha với cuộc sống đến thế; thế mà chưa bao giờ lại từng có quá nhiều cuộc đời bất hạnh đến vậy. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều khoa học đến thế; vậy mà chưa từng bao giờ khoa học lại được sử dụng để phá hủy cuộc sống con người như vậy.
Hoặc đoạn viết sau đây năm 1944:
Trong các vấn đề tôn giáo, thế giới tân tiến tin vào sự lãnh đạm thờ ơ. Thật rất giản dị, có nghĩa là thế giới không có tình yêu nào vĩ đại, không có hận thù nào lớn lao; không chính nghĩa nào đáng để sống theo và không có chính nghĩa nào đáng để chết vì. Nó tính là nhân đức mỗi tật xấu nào tránh được, đòi hỏi tôn giáo phải dễ dãi và vui thích, nó cười nhạo những người có khuynh hướng tâm linh gọi họ là “thần bí”, không thích nhiệt tình mà lại yêu sự từ tâm, coi tao nhã là thử nghiệm về nhân đức, coi vệ sinh là thử nghiệm về luân lý, cho rằng một người có thể là quá đạo đức nhưng không hề quá thanh khiết. Nó cho rằng không ai mất linh hồn mình, trừ ra phạm tội lớn và điên rồ như sát nhân chẳng hạn. Nói tóm lại, sự thờ ơ lãnh đạm của thế giới bao gồm việc không đích thực kính sợ Thiên Chúa, không nồng nhiệt tôn kính Người, không ghét bỏ sâu xa tội lỗi, và không quan tâm lớn lao đến sự cứu độ đời đời.
Minh triết của ngài còn vượt ra bên ngoài những vấn nạn thuần túy về tôn giáo. Các tác phẩm của ngài – như Liberty, Equality and Fraternity (1928), Freedom Under God (1940), Whence Come Wars (1940), For God and Country (1941), A Declaration of Dependence (1941), God and War (1942), và Communion and the Conscience of the West (1948) -- đã giáo huấn người Mỹ về những điều xấu xa của chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1951, cha Sheen lúc này trở thành giám mục, đã xuất hiện tại Hí viện Adelphi trong vùng Manhattan và nói với nước Mỹ: “Xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi được vào từng ngôi nhà của quý vị.” Đó là lúc khởi đầu show truyền hình Life Is Worth Living (Cuộc đời đáng sống, show này được trao tặng giải thưởng). Ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) có show truyền hình được một công ty lớn tài trợ.
Life Is Worth Living lên dần, tranh đua ngang ngửa với The Milton Berle Show. Hằng tuần, người Mỹ hỏi nhau: ”Ta coi Uncle Miltie hay coi Uncle Fultie đây?” Bảng sắp hạng show của cha nhẩy vọt, có lúc vượt lên đứng đầu bảng sắp hạng.
Show truyền hình này kéo dài mãi tới năm 1957 và số khán giả mỗi kỳ ước lượng là 30 triệu. Giám mục Sheen nói về đủ thứ đề tài, từ tâm lý học đến chuyện hài hước của người Ái nhĩ lan, đến Stalin, và nhận được từ 8 đến 10 ngàn lá thư mỗi ngày. Năm 1964, giám mục Sheen xuất hiện hàng tuần trên show truyền hình Quo Vadis America, và năm 1966 trong The Bishop Sheen Show.
Ngày 2 tháng 10 năm 1979, bẩy ngày sau lễ mừng 60 năm đời linh mục, tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ôm tổng giám mục Sheen và nói với ngài: “Cha đã viết và nói rất hay về Chúa Giêsu. Cha là người con trung thành của Giáo hội.”
Ngày 9 tháng 12 năm 1979, tổng giám mục Fulton Sheen an nghỉ trong Chúa. Ngài được chôn cất dưới bàn thờ chính trong nhà thờ chính tòa St. Patrick, nơi ngài đã giảng thuyết trong nhiều năm. Trong một quốc gia vẫn còn chứa chấp những cảm tình bài Công giáo, đức tổng giám mục Sheen đã cho đạo Công giáo nơi đây mang một bộ mặt công khai, làm cho Giáo hội và các giảng huấn của Giáo hội có thể dễ dàng chấp nhận được đối với hàng triệu người Hoa kỳ.
Thưa đức tổng giám mục Fulton Sheen, Chúa yêu thương ngài – và xin cầu nguyện cho chúng tôi.
Nguồn: GEORGE J. MARLIN/Catholic Education Resource Center
Xin nói thêm là hồ sơ xin tuyên thánh cho Tổng giám mục Fulton Sheen đã được chính thức mở năm 2002, và vì thế hiện nay ngài được mang danh hiệu Người Tôi tớ Chúa. Đây là giai đoạn thứ nhất trong tiến trình tuyên thánh. Ba danh hiệu tiếp theo sau từng giai đoạn là: Đấng Đáng kính, Chân phước, rồi đến Thánh.
Fulton John Sheen sinh ngày 8 tháng 5 năm 1895 tại El Paso, tiểu bang Illinois. Là một học sinh xuất sắc, Sheen ghi danh theo học trường Đại học St. Victor ở Bourbonnais, Illinois, và sau đó, cảm thấy mình có ơn gọi, đã vào tu tập tại Chủng viện Saint Paul ở Minnesota.
Thụ phong linh mục ngày 25 tháng 9 năm 1919, cha Sheen không được cử đi coi giáo xứ, mà được gửi theo học trường Đại học Công giáo Mỹ (The Catholic University of America). Vừa lấy được bằng Master of Arts tại đây, cha sang Âu châu để học thêm. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường Đại học Louvain (Bỉ) và tiến sĩ thần học ở trường Angelicum (Rome), cha được hai trường đại học Oxford và Columbia mời dạy. Cha liền gửi một lá thư cho Đức giám mục, hỏi: “Con nên nhận dạy tại trường nào?” Câu trả lời của đức giám mục là: “Về nhà.”
Mùa hè năm 1926, cha Sheen được triệu tới văn phòng tòa giám mục để được thông báo: “Ba năm trước đây, tôi đã hứa với Đức cha Shahan ở trường Đại học Công giáo (the Catholic University) để cho cha về dạy tại đó.”
Cha Sheen hỏi lại: “Con ở châu Âu về mà tại sao Đức cha lại để con về đó?”
- Bởi vì một mặt thì cha đã thành công, nên tôi muốn coi xem cha có đức vâng lời hay không. Vậy thì cứ về ngay đó đi, với lời chúc phước lành của tôi.
Thế là cha Sheen hành nghề giảng dậy suốt 25 năm. Trong thời gian đó, danh tiếng của cha, một nhà giảng thuyết và biện bác, đã lớn mạnh, và lời mời cha đi nói truyện và diễn giảng ở khắp nơi trong nước được ồ ạt chuyển tới. Năm 1930, các giám mục Hoa kỳ mời cha đại diện cho Giáo hội trong show truyền thanh The Catholic Hour được phát đi toàn quốc trên đài NBC, và cha đã xuất hiện trong những buổi phát thanh này cho mãi tới năm 1951 khi chuyển từ phát thanh sang truyền hình.
Nhiều người cho rằng cha Sheen có khả năng trở thành nhà triết học Công giáo lớn nhất thế kỷ 20. Tuy vậy, công tác của cha tại trường Đại học Công giáo đã trở thành tối thiểu; rốt cuộc ngài chỉ dạy mỗi năm một khoá. Chủ tịch phân khoa triết học lúc đó là Lm. Ignatius Smith giải thích: “Tôi thường bị chỉ trích là đã không đưa thêm việc cho cha Sheen làm, nhưng tôi cảm thấy ở ngoài cha lại làm được nhiều điều hay hơn.”
Quả thực, ở bên ngoài trường, cha Sheen đã thực hiện được nhiều việc. Cha trứ tác ít nhất mỗi năm cũng được một cuốn sách, viết các cột báo cho hai tờ tuần san, làm giám đốc Hội Truyền bá Đức tin toàn quốc, và biên tập hai tờ tạp chí. Ngài cũng là phương tiện hình thành nhiều cuộc trở lại đạo, đặc biệt của những người nổi tiếng như Clare Booth Luce, Henry Ford II, hai đảng viên cộng sản Louis Budenz và Elizabeth Bentley, nhà vĩ cầm Fritz Kreisler.
Cha Sheen có khả năng hiếm thấy trong việc đem những ý niệm phức tạp trong triết học và thần học để diễn dịch ra ngôn ngữ thường ngày mà người ngoài phố nào cũng hiểu được. Đoạn văn sau đây ngài viết năm 1933:
Trước đây chưa bao giờ trong lịch sử thế giới lại có nhiều điều hiểu biết đến thế; vậy mà chưa bao giờ lại từng có quá ít người đến tìm hiểu biết về Chân lý. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều thiết tha với cuộc sống đến thế; thế mà chưa bao giờ lại từng có quá nhiều cuộc đời bất hạnh đến vậy. Trước đây chưa bao giờ có quá nhiều khoa học đến thế; vậy mà chưa từng bao giờ khoa học lại được sử dụng để phá hủy cuộc sống con người như vậy.
Hoặc đoạn viết sau đây năm 1944:
Trong các vấn đề tôn giáo, thế giới tân tiến tin vào sự lãnh đạm thờ ơ. Thật rất giản dị, có nghĩa là thế giới không có tình yêu nào vĩ đại, không có hận thù nào lớn lao; không chính nghĩa nào đáng để sống theo và không có chính nghĩa nào đáng để chết vì. Nó tính là nhân đức mỗi tật xấu nào tránh được, đòi hỏi tôn giáo phải dễ dãi và vui thích, nó cười nhạo những người có khuynh hướng tâm linh gọi họ là “thần bí”, không thích nhiệt tình mà lại yêu sự từ tâm, coi tao nhã là thử nghiệm về nhân đức, coi vệ sinh là thử nghiệm về luân lý, cho rằng một người có thể là quá đạo đức nhưng không hề quá thanh khiết. Nó cho rằng không ai mất linh hồn mình, trừ ra phạm tội lớn và điên rồ như sát nhân chẳng hạn. Nói tóm lại, sự thờ ơ lãnh đạm của thế giới bao gồm việc không đích thực kính sợ Thiên Chúa, không nồng nhiệt tôn kính Người, không ghét bỏ sâu xa tội lỗi, và không quan tâm lớn lao đến sự cứu độ đời đời.
Minh triết của ngài còn vượt ra bên ngoài những vấn nạn thuần túy về tôn giáo. Các tác phẩm của ngài – như Liberty, Equality and Fraternity (1928), Freedom Under God (1940), Whence Come Wars (1940), For God and Country (1941), A Declaration of Dependence (1941), God and War (1942), và Communion and the Conscience of the West (1948) -- đã giáo huấn người Mỹ về những điều xấu xa của chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Cộng sản.
Năm 1951, cha Sheen lúc này trở thành giám mục, đã xuất hiện tại Hí viện Adelphi trong vùng Manhattan và nói với nước Mỹ: “Xin cám ơn quý vị đã cho phép tôi được vào từng ngôi nhà của quý vị.” Đó là lúc khởi đầu show truyền hình Life Is Worth Living (Cuộc đời đáng sống, show này được trao tặng giải thưởng). Ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) có show truyền hình được một công ty lớn tài trợ.
Life Is Worth Living lên dần, tranh đua ngang ngửa với The Milton Berle Show. Hằng tuần, người Mỹ hỏi nhau: ”Ta coi Uncle Miltie hay coi Uncle Fultie đây?” Bảng sắp hạng show của cha nhẩy vọt, có lúc vượt lên đứng đầu bảng sắp hạng.
Show truyền hình này kéo dài mãi tới năm 1957 và số khán giả mỗi kỳ ước lượng là 30 triệu. Giám mục Sheen nói về đủ thứ đề tài, từ tâm lý học đến chuyện hài hước của người Ái nhĩ lan, đến Stalin, và nhận được từ 8 đến 10 ngàn lá thư mỗi ngày. Năm 1964, giám mục Sheen xuất hiện hàng tuần trên show truyền hình Quo Vadis America, và năm 1966 trong The Bishop Sheen Show.
Ngày 2 tháng 10 năm 1979, bẩy ngày sau lễ mừng 60 năm đời linh mục, tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở New York, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ôm tổng giám mục Sheen và nói với ngài: “Cha đã viết và nói rất hay về Chúa Giêsu. Cha là người con trung thành của Giáo hội.”
Ngày 9 tháng 12 năm 1979, tổng giám mục Fulton Sheen an nghỉ trong Chúa. Ngài được chôn cất dưới bàn thờ chính trong nhà thờ chính tòa St. Patrick, nơi ngài đã giảng thuyết trong nhiều năm. Trong một quốc gia vẫn còn chứa chấp những cảm tình bài Công giáo, đức tổng giám mục Sheen đã cho đạo Công giáo nơi đây mang một bộ mặt công khai, làm cho Giáo hội và các giảng huấn của Giáo hội có thể dễ dàng chấp nhận được đối với hàng triệu người Hoa kỳ.
Thưa đức tổng giám mục Fulton Sheen, Chúa yêu thương ngài – và xin cầu nguyện cho chúng tôi.
Nguồn: GEORGE J. MARLIN/Catholic Education Resource Center
Xin nói thêm là hồ sơ xin tuyên thánh cho Tổng giám mục Fulton Sheen đã được chính thức mở năm 2002, và vì thế hiện nay ngài được mang danh hiệu Người Tôi tớ Chúa. Đây là giai đoạn thứ nhất trong tiến trình tuyên thánh. Ba danh hiệu tiếp theo sau từng giai đoạn là: Đấng Đáng kính, Chân phước, rồi đến Thánh.