CÓ ĐỨC TIN BẰNG HẠT CẢI
(suy niệm Lời Chúa CN 27 TN C)
Chúa Giêsu biết rõ Đức Tin vào Thiên Chúa nơi mỗi con người thường vẫn ở trong tình trạng “có có không không”, “bán tín bán nghi”, hoặc đức tin kiểu con chuồn chuồn “khi vui nó đậu khi buồn nó bay” hoặc đức tin kiểu con thỏ đế nhát đảm “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” … Hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải thực “có” đức tin, dù chỉ nhỏ bằng hạt cải, cũng đã đủ để Thiên Chúa thi thố quyền năng của Người.
“Nếu con có đức tin bằng hạt cải…”.
Đây không phải lời thách đố thường thấy ở đời, nhưng là một sự thật hiển nhiên. Đức tin vào Thiên Chúa phải “có” thật, dù chỉ nhỏ như hạt cải. Đức tin vào Thiên Chúa không phải là một khái niệm trong trí, không phải là một lý thuyết trong sách vở, hay là một câu nói thoáng qua trên cửa miệng. Không, đức tin là một cuộc sống. Đức tin không trừu tượng nhưng hiện thực ngay trong đời sống của những người tin. Đó là, thực thi đức công chính của Thiên Chúa trong đời sống của mình.
Kẻ tuyên bố tin vào Thiên Chúa mà không sống đời sống công chính của Thiên Chúa, thì chưa kể là có đức tin.
Tin vào Thiên Chúa chỉ để cầu xin mà không làm theo ý Thiên Chúa là sống công chính, thì lời cầu xin ấy không phải phát xuất từ đức tin, nhưng phát xuất từ lòng mê tín, cầu may được chăng hay chớ.
Đã bao lần bạn và tôi than phiền Chúa rằng: Con nói Chúa hổng nghe. Con xin Chúa chẳng đáp lời. Con kêu la Chúa như làm ngơ giả điếc. Con thét gào Chúa chẳng bận tâm. Con thông báo kìa sự dữ lan tràn mà Chúa chẳng thèm để mắt tới. Quân bạo tàn nó chà đạp Chúa, Chúa cũng cứ lặng thinh. Nó vênh váo tuyên bố chiến thắng, xưng hùng xưng bá, lộng quyền đàn áp, thẳng tay trừng trị con dân Chúa mà Chúa chẳng động lòng! Lời con kêu xin, Chúa chẳng thèm để ý…Chúa hết làm phép lạ được nữa rồi sao? … Rồi bạn và tôi nản chí.
Đó là tâm trạng của chúng ta, khi thể hiện đời sống đức tin. Cũng giống như tâm trạng trong sách Khabacuc “Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng” (Kb 1,2-3).
Nhưng Thiên Chúa lại phán: “Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín" (Kb 2-4.
)Như vậy, Đức tin không cho phép chúng ta nản chí, nhưng phải trung tín sống đời công chính. Và chính đời sống công chính của chúng ta làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyền năng Ngài. Còn lời kêu gào không kèm theo đời sống công chính, trở nên lời thách đố đầy mê tín đối với một Thiên Chúa quyền bính vô song.
Để sống được đức công chính, mỗi tín hữu phải trả một giá rất đắt. Cái giá phải trả ấy chính là thập giá. Vì hầu như không có sự suôn sẻ dễ dàng thoải mái nào có thể dẫn ta tới đức công chính. Có thể nói, thuyết giảng, trình bày, phân tích về đức công chính thật hay, nhưng để sống được đức công chính thì ai cũng nhát sợ, thì ai cũng không đủ can đảm mà chấp nhận thập giá để nên công chính. Cũng vậy tuyên bố tin vào Thiên Chúa thì dễ, nhưng chấp nhận sống công chính theo ý Thiên Chúa không dễ dàng chút nào.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô: “Cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa” (2Tm 1,6-8.13-14).
Nhát đảm, hổ thẹn, nói suông, tránh né, vụ lợi…vẫn là bệnh của Đức tin nơi mọi thành phần trong chúng ta, nhất là trong thời đại hiện tại:
- thời đại không thể ung dung sống đức tin cách nhàn rỗi rồi im hơi lặng tiếng để sự dữ hoành hành,
-thời đại không chấp nhận cách tin vụ lợi cho chính mình mà phải thể hiện chứng tá yêu thương bằng việc làm cứu thế,
-thời đại không thể buông bỏ trách nhiệm, bổn phận nhận từ đức tin đòi buộc thánh hóa chính mình và thế giới,
-thời đại không chấp nhận buông mình theo sự sa đà hư đốn ngược lại với Đức Công Chính của Thiên Chúa…
Có đức tin chưa, và có đức tin bằng hạt cải chưa, đó là câu hỏi nhức nhối tận thâm tâm mỗi người.
Có thể có người trả lời rằng tôi có đức tin bằng hạt bí, nhưng hãy thận trọng, đó là đức tin “nói”. Và đức tin nói là đức tin chết như Thánh Giacôbê quả quyết “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26)
Đức tin là một ơn huệ nhưng không. Đức tin có được không do bởi lý trí. Càng không do công trạng. Đức tin là ơn huệ để nên công chính.
Đời sống công chính là một đòi buộc của Đức Tin. Hay nói cách khác, sống công chính là việc làm, là bổn phận của những người tuyên bố tin vào Thiên Chúa. Chu toàn bổn phận của đức tin, sống công chính là cộng tác với Thiên Chúa để công chính hóa thế giới. Lúc ấy, chắc hẳn chúng ta sẽ không còn phải khản tiếng kêu gào dân chủ, nhân quyền, công lý… mà chính đời sống công chính của mỗi tín hữu, của cả Giáo Hội sẽ làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyên năng của Ngài trên mặt đất nầy.
“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Đức tin bằng hạt cải là Đức tin của Mẹ Maria chấp nhận theo Thánh Ý Thiên Chúa: “Này tôi là tôi tớ Chúa xin vâng như lời sứ thần truyền” để xứng đang nhận được lời khen “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phê-rô dám bước xuống thuyền mà đi trên mặt nước biển. (x. Mt 14,22-33)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của viên đội trưởng: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh” (Lc 7, 6-7)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phaolô: “Tôi có thể làm được tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Và lạy Chúa, đức tin bằng hạt cải, phải là đức tin của mỗi người chúng con, một đức tin có việc làm, một đức tin sống động với bổn phận trở nên công chính. Xin Chúa cho chúng con hiểu ra sự vô duyên bất tài của mình, để biết nhờ ơn Chúa mà trở nên công chính và làm chứng cho sự công chính Nước Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng con, trên đất nước của chúng con. A men.
30-9-2010
(suy niệm Lời Chúa CN 27 TN C)
Chúa Giêsu biết rõ Đức Tin vào Thiên Chúa nơi mỗi con người thường vẫn ở trong tình trạng “có có không không”, “bán tín bán nghi”, hoặc đức tin kiểu con chuồn chuồn “khi vui nó đậu khi buồn nó bay” hoặc đức tin kiểu con thỏ đế nhát đảm “nay giấu cất để mai sau sẽ trưng bày” … Hôm nay, Ngài dạy chúng ta phải thực “có” đức tin, dù chỉ nhỏ bằng hạt cải, cũng đã đủ để Thiên Chúa thi thố quyền năng của Người.
“Nếu con có đức tin bằng hạt cải…”.
Đây không phải lời thách đố thường thấy ở đời, nhưng là một sự thật hiển nhiên. Đức tin vào Thiên Chúa phải “có” thật, dù chỉ nhỏ như hạt cải. Đức tin vào Thiên Chúa không phải là một khái niệm trong trí, không phải là một lý thuyết trong sách vở, hay là một câu nói thoáng qua trên cửa miệng. Không, đức tin là một cuộc sống. Đức tin không trừu tượng nhưng hiện thực ngay trong đời sống của những người tin. Đó là, thực thi đức công chính của Thiên Chúa trong đời sống của mình.
Kẻ tuyên bố tin vào Thiên Chúa mà không sống đời sống công chính của Thiên Chúa, thì chưa kể là có đức tin.
Tin vào Thiên Chúa chỉ để cầu xin mà không làm theo ý Thiên Chúa là sống công chính, thì lời cầu xin ấy không phải phát xuất từ đức tin, nhưng phát xuất từ lòng mê tín, cầu may được chăng hay chớ.
Đã bao lần bạn và tôi than phiền Chúa rằng: Con nói Chúa hổng nghe. Con xin Chúa chẳng đáp lời. Con kêu la Chúa như làm ngơ giả điếc. Con thét gào Chúa chẳng bận tâm. Con thông báo kìa sự dữ lan tràn mà Chúa chẳng thèm để mắt tới. Quân bạo tàn nó chà đạp Chúa, Chúa cũng cứ lặng thinh. Nó vênh váo tuyên bố chiến thắng, xưng hùng xưng bá, lộng quyền đàn áp, thẳng tay trừng trị con dân Chúa mà Chúa chẳng động lòng! Lời con kêu xin, Chúa chẳng thèm để ý…Chúa hết làm phép lạ được nữa rồi sao? … Rồi bạn và tôi nản chí.
Đó là tâm trạng của chúng ta, khi thể hiện đời sống đức tin. Cũng giống như tâm trạng trong sách Khabacuc “Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng” (Kb 1,2-3).
Nhưng Thiên Chúa lại phán: “Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín" (Kb 2-4.
)Như vậy, Đức tin không cho phép chúng ta nản chí, nhưng phải trung tín sống đời công chính. Và chính đời sống công chính của chúng ta làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyền năng Ngài. Còn lời kêu gào không kèm theo đời sống công chính, trở nên lời thách đố đầy mê tín đối với một Thiên Chúa quyền bính vô song.
Để sống được đức công chính, mỗi tín hữu phải trả một giá rất đắt. Cái giá phải trả ấy chính là thập giá. Vì hầu như không có sự suôn sẻ dễ dàng thoải mái nào có thể dẫn ta tới đức công chính. Có thể nói, thuyết giảng, trình bày, phân tích về đức công chính thật hay, nhưng để sống được đức công chính thì ai cũng nhát sợ, thì ai cũng không đủ can đảm mà chấp nhận thập giá để nên công chính. Cũng vậy tuyên bố tin vào Thiên Chúa thì dễ, nhưng chấp nhận sống công chính theo ý Thiên Chúa không dễ dàng chút nào.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô: “Cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa” (2Tm 1,6-8.13-14).
Nhát đảm, hổ thẹn, nói suông, tránh né, vụ lợi…vẫn là bệnh của Đức tin nơi mọi thành phần trong chúng ta, nhất là trong thời đại hiện tại:
- thời đại không thể ung dung sống đức tin cách nhàn rỗi rồi im hơi lặng tiếng để sự dữ hoành hành,
-thời đại không chấp nhận cách tin vụ lợi cho chính mình mà phải thể hiện chứng tá yêu thương bằng việc làm cứu thế,
-thời đại không thể buông bỏ trách nhiệm, bổn phận nhận từ đức tin đòi buộc thánh hóa chính mình và thế giới,
-thời đại không chấp nhận buông mình theo sự sa đà hư đốn ngược lại với Đức Công Chính của Thiên Chúa…
Có đức tin chưa, và có đức tin bằng hạt cải chưa, đó là câu hỏi nhức nhối tận thâm tâm mỗi người.
Có thể có người trả lời rằng tôi có đức tin bằng hạt bí, nhưng hãy thận trọng, đó là đức tin “nói”. Và đức tin nói là đức tin chết như Thánh Giacôbê quả quyết “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,26)
Đức tin là một ơn huệ nhưng không. Đức tin có được không do bởi lý trí. Càng không do công trạng. Đức tin là ơn huệ để nên công chính.
Đời sống công chính là một đòi buộc của Đức Tin. Hay nói cách khác, sống công chính là việc làm, là bổn phận của những người tuyên bố tin vào Thiên Chúa. Chu toàn bổn phận của đức tin, sống công chính là cộng tác với Thiên Chúa để công chính hóa thế giới. Lúc ấy, chắc hẳn chúng ta sẽ không còn phải khản tiếng kêu gào dân chủ, nhân quyền, công lý… mà chính đời sống công chính của mỗi tín hữu, của cả Giáo Hội sẽ làm động lòng Thiên Chúa thi thố quyên năng của Ngài trên mặt đất nầy.
“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Đức tin bằng hạt cải là Đức tin của Mẹ Maria chấp nhận theo Thánh Ý Thiên Chúa: “Này tôi là tôi tớ Chúa xin vâng như lời sứ thần truyền” để xứng đang nhận được lời khen “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phê-rô dám bước xuống thuyền mà đi trên mặt nước biển. (x. Mt 14,22-33)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của viên đội trưởng: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh” (Lc 7, 6-7)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin của Phaolô: “Tôi có thể làm được tất cả nhờ Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Và lạy Chúa, đức tin bằng hạt cải, phải là đức tin của mỗi người chúng con, một đức tin có việc làm, một đức tin sống động với bổn phận trở nên công chính. Xin Chúa cho chúng con hiểu ra sự vô duyên bất tài của mình, để biết nhờ ơn Chúa mà trở nên công chính và làm chứng cho sự công chính Nước Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng con, trên đất nước của chúng con. A men.
30-9-2010