PHAN THIẾT - Tôi được mời đến dự ngày hiến chương nhà giáo ở một mái trường mang dấu ấn tình thương, vì nơi đây sự chăm sóc chu đáo cho 83 em học sinh có chung hoàn cảnh đặc biệt với những thiệt thòi to lớn của gia đình các em. 83 mảnh đời bất hạnh này gồm 4 chứng bệnh ngặt nghèo như: Bại não, tự kỷ, down và chậm phát triển.
Xem hình ảnh
Vì tình thương mà Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi (nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết) đã đạt nền móng vật chất, hỗ trợ tinh thần cho việc chăm sóc, giáo dục cho các em đáng thương này, sau khi cơ sở vật chất ổn định, Ngài đã trao quyền điều hành lại cho Nữ tu Maria-Goretti Hoàng thị Liên với sự cộng tác của quý Soeurs dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, Nha Trang. Trường được mang tên: “Tổ Ấm Huynh Đệ”.
Được biết, trong số 83 em nói trên, chỉ có 3 em là con gia đình Công giáo. Trường hiện có 12 Giáo viên được đào tạo từ các lớp sư phạm dành cho học sinh khuyết tật, chia làm 6 lớp đã hoạt động từ năm 2004.
Hôm nay 18.11.2010 quả là ngày vui khác thường với các em, ngày mà trường tổ chức mừng “Ngày Nhà Giáo Việt-Nam”. Những khuôn mặt ngờ nghệch, những rộn ràng, ồn ào một cách tự do của các em không không làm cho quan khách và phụ huynh khó chịu, trái lại mọi người đều dành cho các em sự đồng cảm đầy thương mến.
15 giờ15, Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi đã đến chủ tọa.
Sau lời chào mừng và giới thiệu của Soeur Hoàng-thị-Liên, các cô giáo trong trang phục áo dài màu xanh hy vọng đã hợp ca bài hát: “em là hạt nước” của tác giả Nguyễn văn-Thành (người cũng đã từng gắn bó với các em có hoàn cảnh đặc biệt). Kế đến, cử tọa cũng được nghe qua sơ lược ý nghĩa về ngày hiến chương nhà giáo do Sr. Bích-Phượng trình bày.
Sau lời chúc mừng của vị đại diên phụ huynh là huấn từ của Đức Cha Nicolas. Với giọng nói run run của tuổi già, Ngài nhấn mạnh: “Yêu thương” là điều cần thiết đối với mọi người, vì yêu thương được bắt nguồn từ Thiên Chúa “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Phần văn nghệ của chính các em trình diễn đã đem lại cho các phụ huynh và những người tham dự lấy làm ngỡ ngàng và thích thú; ngỡ ngàng vì không hiểu làm thế nào các cô tập cho các em nhớ những động tác của bài múa dài như thế, ngỡ ngàng vì trong sinh hoạt hằng ngày các em tỏ ra bướng bỉnh, chống chế, nhưng sao hôm nay các em lại ngoan ngoãn đến thế?
Tôi thầm khâm phục sự kiên nhẫn của Soeur phụ trách điều hành và các cô giáo nơi đây, cảm thấy rằng tuy là một nhà giáo lâu năm nhưng so với các cô, mình lại thật nhỏ bé rất nhiều.
Xem hình ảnh
Vì tình thương mà Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi (nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết) đã đạt nền móng vật chất, hỗ trợ tinh thần cho việc chăm sóc, giáo dục cho các em đáng thương này, sau khi cơ sở vật chất ổn định, Ngài đã trao quyền điều hành lại cho Nữ tu Maria-Goretti Hoàng thị Liên với sự cộng tác của quý Soeurs dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, Nha Trang. Trường được mang tên: “Tổ Ấm Huynh Đệ”.
Được biết, trong số 83 em nói trên, chỉ có 3 em là con gia đình Công giáo. Trường hiện có 12 Giáo viên được đào tạo từ các lớp sư phạm dành cho học sinh khuyết tật, chia làm 6 lớp đã hoạt động từ năm 2004.
Hôm nay 18.11.2010 quả là ngày vui khác thường với các em, ngày mà trường tổ chức mừng “Ngày Nhà Giáo Việt-Nam”. Những khuôn mặt ngờ nghệch, những rộn ràng, ồn ào một cách tự do của các em không không làm cho quan khách và phụ huynh khó chịu, trái lại mọi người đều dành cho các em sự đồng cảm đầy thương mến.
15 giờ15, Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi đã đến chủ tọa.
Sau lời chào mừng và giới thiệu của Soeur Hoàng-thị-Liên, các cô giáo trong trang phục áo dài màu xanh hy vọng đã hợp ca bài hát: “em là hạt nước” của tác giả Nguyễn văn-Thành (người cũng đã từng gắn bó với các em có hoàn cảnh đặc biệt). Kế đến, cử tọa cũng được nghe qua sơ lược ý nghĩa về ngày hiến chương nhà giáo do Sr. Bích-Phượng trình bày.
Sau lời chúc mừng của vị đại diên phụ huynh là huấn từ của Đức Cha Nicolas. Với giọng nói run run của tuổi già, Ngài nhấn mạnh: “Yêu thương” là điều cần thiết đối với mọi người, vì yêu thương được bắt nguồn từ Thiên Chúa “Thiên Chúa là Tình yêu”.
Phần văn nghệ của chính các em trình diễn đã đem lại cho các phụ huynh và những người tham dự lấy làm ngỡ ngàng và thích thú; ngỡ ngàng vì không hiểu làm thế nào các cô tập cho các em nhớ những động tác của bài múa dài như thế, ngỡ ngàng vì trong sinh hoạt hằng ngày các em tỏ ra bướng bỉnh, chống chế, nhưng sao hôm nay các em lại ngoan ngoãn đến thế?
Tôi thầm khâm phục sự kiên nhẫn của Soeur phụ trách điều hành và các cô giáo nơi đây, cảm thấy rằng tuy là một nhà giáo lâu năm nhưng so với các cô, mình lại thật nhỏ bé rất nhiều.