Sudan: Một Giám mục nói bạo lực không ngăn được miền Nam Sudan độc lập
Khartoum - Đức Cha Daniel Adwok, Giám mục phụ tá của tổng giáo phận Khartoum ở miền bắc Sudan, nói rằng các bùng phát của bạo lực sẽ không ngăn chặn được miền Nam nước này ly khai, và thành lập một quốc gia độc lập vào tháng 7 năm nay.
Phát biểu mới đây với tổ chức từ thiện Công giáo “Aid to the Church in Need” (Cứu trợ Giáo hội lúc khó khăn), Giám mục phụ tá Daniel Adwok nói: “Các sự cố bạo lực này sẽ cản trở sự tiến bộ, nhưng không thể ngăn cản miền Nam độc lập. Mong muốn độc lập khỏi miền Bắc không phải là bằng cách nào đó gán ghép cho họ - nhưng chính từ trong trái tim họ đã muốn độc lập rồi”.
Ngài nói bạo lực đã được chủ yếu hạn chế tại các khu vực đặc biệt, và Ngài không mong đợi nó mở rộng thành một sự hồi sinh của cuộc nội chiến, vốn đã giết chết hàng triệu người Sudan trong thế kỷ 20. Nhưng Ngài nói rằng điều quan trọng là chính phủ ở miền Nam Sudan, vốn đã được bán tự trị, sẽ điều tra nạn bạo lực và làm việc để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của nó vì lợi ích của quốc gia tương lai.
Ngài nói thêm: “Tốt nhất là các bên ngồi lại và thảo luận các vấn đề. Chúng ta phải hỏi người dân: ‘Đâu là nguồn gốc của sự căng thẳng?’ Nếu chúng ta không giải quyết việc này, thì chỉ sau vài tháng hoặc vài năm, nó sẽ gây ra sự xáo trộn để mở rộng bạo lực".
Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng khoảng 80.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa kể từ đầu năm 2010, do chiến tranh ở miền nam Sudan. Mặc dù một cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 1-2011 về nền độc lập khỏi miền Bắc là chủ yếu hòa bình, và dẫn đến một cuộc bỏ phiếu gần như nhất trí cho việc ly khai, các xung đột bộ tộc về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên đã nổ ra vào tháng 2-2011, và gia tăng trong tháng 3.
Bạo lực đã nổ ra giữa quân đội miền Nam và dân quân nổi dậy, trong các khu vực sản xuất dầu mỏ sẽ thuộc về miền Nam Sudan, khi miền Nam chính thức ly khai vào ngày 9-7 tới. Các quan chức chính phủ ở miền Nam tố cáo chính phủ Khartoum đã vũ trang cho lực lượng nổi dậy này, một cáo buộc bị chính quyền miền Bắc phủ nhận. Hàng trăm người, trong đó có nhiều thường dân, đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ ấy.
Từ ngày 1 đến ngày 7-4, Hội đồng Giám Mục Sudan đã tổ chức Hội nghị tại thủ phủ Juba của miền Nam. Hội nghị cho phép các Giám mục của cả miền Bắc và miền Nam thảo luận các biện pháp để tạo sự dễ dàng cho chuyển đổi sang nền độc lập, bằng cách thảo luận với nhau và với các quan chức chính phủ.
Giáo Hội Công Giáo là một trong các định chế xã hội quan trọng nhất ở miền nam, vốn chịu nhiều đau khổ về kém phát triển và các vấn đề quản lý. Đức Giám mục Adwok nói rằng các Giám mục Sudan hiện đang tìm cách củng cố đức tin của tín hữu, và củng cố các tổ chức xã hội dân sự, thường thông qua các phương tiện giống nhau.
Ngài nói: “Giáo Hội luôn nhìn nhận rằng việc huấn luyện và giáo dục con người là trung tâm của việc hình thành một xã hội lành mạnh, và sự phát triển các trường học với một bản sắc Kitô giáo là rất quan trọng ở miền nam, cũng như ở miền Bắc”. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Khartoum - Đức Cha Daniel Adwok, Giám mục phụ tá của tổng giáo phận Khartoum ở miền bắc Sudan, nói rằng các bùng phát của bạo lực sẽ không ngăn chặn được miền Nam nước này ly khai, và thành lập một quốc gia độc lập vào tháng 7 năm nay.
Phát biểu mới đây với tổ chức từ thiện Công giáo “Aid to the Church in Need” (Cứu trợ Giáo hội lúc khó khăn), Giám mục phụ tá Daniel Adwok nói: “Các sự cố bạo lực này sẽ cản trở sự tiến bộ, nhưng không thể ngăn cản miền Nam độc lập. Mong muốn độc lập khỏi miền Bắc không phải là bằng cách nào đó gán ghép cho họ - nhưng chính từ trong trái tim họ đã muốn độc lập rồi”.
Ngài nói bạo lực đã được chủ yếu hạn chế tại các khu vực đặc biệt, và Ngài không mong đợi nó mở rộng thành một sự hồi sinh của cuộc nội chiến, vốn đã giết chết hàng triệu người Sudan trong thế kỷ 20. Nhưng Ngài nói rằng điều quan trọng là chính phủ ở miền Nam Sudan, vốn đã được bán tự trị, sẽ điều tra nạn bạo lực và làm việc để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của nó vì lợi ích của quốc gia tương lai.
Ngài nói thêm: “Tốt nhất là các bên ngồi lại và thảo luận các vấn đề. Chúng ta phải hỏi người dân: ‘Đâu là nguồn gốc của sự căng thẳng?’ Nếu chúng ta không giải quyết việc này, thì chỉ sau vài tháng hoặc vài năm, nó sẽ gây ra sự xáo trộn để mở rộng bạo lực".
Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng khoảng 80.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa kể từ đầu năm 2010, do chiến tranh ở miền nam Sudan. Mặc dù một cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 1-2011 về nền độc lập khỏi miền Bắc là chủ yếu hòa bình, và dẫn đến một cuộc bỏ phiếu gần như nhất trí cho việc ly khai, các xung đột bộ tộc về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên đã nổ ra vào tháng 2-2011, và gia tăng trong tháng 3.
Bạo lực đã nổ ra giữa quân đội miền Nam và dân quân nổi dậy, trong các khu vực sản xuất dầu mỏ sẽ thuộc về miền Nam Sudan, khi miền Nam chính thức ly khai vào ngày 9-7 tới. Các quan chức chính phủ ở miền Nam tố cáo chính phủ Khartoum đã vũ trang cho lực lượng nổi dậy này, một cáo buộc bị chính quyền miền Bắc phủ nhận. Hàng trăm người, trong đó có nhiều thường dân, đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ ấy.
Từ ngày 1 đến ngày 7-4, Hội đồng Giám Mục Sudan đã tổ chức Hội nghị tại thủ phủ Juba của miền Nam. Hội nghị cho phép các Giám mục của cả miền Bắc và miền Nam thảo luận các biện pháp để tạo sự dễ dàng cho chuyển đổi sang nền độc lập, bằng cách thảo luận với nhau và với các quan chức chính phủ.
Giáo Hội Công Giáo là một trong các định chế xã hội quan trọng nhất ở miền nam, vốn chịu nhiều đau khổ về kém phát triển và các vấn đề quản lý. Đức Giám mục Adwok nói rằng các Giám mục Sudan hiện đang tìm cách củng cố đức tin của tín hữu, và củng cố các tổ chức xã hội dân sự, thường thông qua các phương tiện giống nhau.
Ngài nói: “Giáo Hội luôn nhìn nhận rằng việc huấn luyện và giáo dục con người là trung tâm của việc hình thành một xã hội lành mạnh, và sự phát triển các trường học với một bản sắc Kitô giáo là rất quan trọng ở miền nam, cũng như ở miền Bắc”. (CNA 12-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa