SEOUL - Việc Bình Nhưỡng công bố họ đang tìm cách chế tạo vũ khí nguyên tử sẽ tác động đến cuộc tranh luận về những gì cần làm để đối phó với tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn.
Các "con diều hâu" Lầu Năm Góc có thể sẽ giành lấy cơ hội từ việc Bắc Hàn thừa nhận các tham vọng hạt nhân của họ để củng cố lập luận rằng không ai có thể tin cậy vào chính quyền Bình Nhưỡng.
Tuyên bố của Bắc Hàn là nước này sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ nguyên tử đã làm sáng tỏ quan ngại của Washington. Cơ quan tình báo Mỹ sẽ không phải đưa ra một bản phúc trình về Bắc Hàn để thuyết phục dân chúng là nước này có tham vọng này từ lâu.
Tuy nhiên, lời lẽ trong tuyên bố của Bắc Hàn khá thú vị. Đây là lần đầu tiên Bắc Hàn đưa ra biện hộ có phạm vi rộng hơn cho tham vọng vũ khí nguyên tử của họ, đó là cắt giảm chi phí hiện đang trang trải cho các lực lượng quân đội khổng lồ.
Bắc Hàn có một lực lượng quân đội hơn một triệu quân nhân, đa số được triển khai vào các vị trí sẵn sàng nghênh chiến gần vùng phi quân sự chia cắt Nam Hàn và Bắc Hàn.
Những lý lẽ này có thể sẽ không thuyết phục được nhiều bình luận gia về chiến lược, nhưng không có ai nghi ngờ là các thủ lĩnh Bắc Hàn đều tin là có vũ khí nguyên tử để phòng thủ giữ vai trò thiết yếu đối với an ninh của Bắc Hàn trong tương lai sau khi Iraq đã bị quân đội Mỹ đánh bại một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một lần nữa luận điệu đe dọa đã đi kèm với một lời mời thương lượng gián tiếp.
Bắc Hàn có thật sự sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân nếu đàm phán thành công hay không? Làm sao cộng đồng quốc tế có thể kiểm tra là Bắc Hàn đã dừng các chương trình hạt nhân? Cái giá phải trả là gì?
Đây đều là những câu hỏi tối quan trọng và chỉ có đàm phán mới tìm ra câu trả lời. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hiện còn chưa rõ chính quyền Bush có sẵn sàng hoặc có thể giành đầy đủ ưu tiên cho vấn đề phức tạp này không.(bbc)
Các "con diều hâu" Lầu Năm Góc có thể sẽ giành lấy cơ hội từ việc Bắc Hàn thừa nhận các tham vọng hạt nhân của họ để củng cố lập luận rằng không ai có thể tin cậy vào chính quyền Bình Nhưỡng.
Tuyên bố của Bắc Hàn là nước này sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ nguyên tử đã làm sáng tỏ quan ngại của Washington. Cơ quan tình báo Mỹ sẽ không phải đưa ra một bản phúc trình về Bắc Hàn để thuyết phục dân chúng là nước này có tham vọng này từ lâu.
Tuy nhiên, lời lẽ trong tuyên bố của Bắc Hàn khá thú vị. Đây là lần đầu tiên Bắc Hàn đưa ra biện hộ có phạm vi rộng hơn cho tham vọng vũ khí nguyên tử của họ, đó là cắt giảm chi phí hiện đang trang trải cho các lực lượng quân đội khổng lồ.
Bắc Hàn có một lực lượng quân đội hơn một triệu quân nhân, đa số được triển khai vào các vị trí sẵn sàng nghênh chiến gần vùng phi quân sự chia cắt Nam Hàn và Bắc Hàn.
Những lý lẽ này có thể sẽ không thuyết phục được nhiều bình luận gia về chiến lược, nhưng không có ai nghi ngờ là các thủ lĩnh Bắc Hàn đều tin là có vũ khí nguyên tử để phòng thủ giữ vai trò thiết yếu đối với an ninh của Bắc Hàn trong tương lai sau khi Iraq đã bị quân đội Mỹ đánh bại một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, một lần nữa luận điệu đe dọa đã đi kèm với một lời mời thương lượng gián tiếp.
Bắc Hàn có thật sự sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân nếu đàm phán thành công hay không? Làm sao cộng đồng quốc tế có thể kiểm tra là Bắc Hàn đã dừng các chương trình hạt nhân? Cái giá phải trả là gì?
Đây đều là những câu hỏi tối quan trọng và chỉ có đàm phán mới tìm ra câu trả lời. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, hiện còn chưa rõ chính quyền Bush có sẵn sàng hoặc có thể giành đầy đủ ưu tiên cho vấn đề phức tạp này không.(bbc)