Đường phố Juba nhộn nhịp trong khi nhiều nhân vật từ khắp nơi trên thế giới qui tụ lại đây để ăn mừng sự ra đời của một quốc gia vào thứ bảy ngày 9-7-11: Nước Cộng Hoà Nam Sudan.
Khác với cảnh bẩn thỉu là việc thường thấy tại Juba, những vỉa hè đã được quét dọn sạch sẽ, các trẻ em tươi cười diễn tập những vũ điệu ca hát, và ca đoàn quốc gia thực tập một bài quốc ca mới.
Cũng giống như thân phận của những nước nhược tiểu trước đây, Cộng hòa Nam Sudan đã gánh chịu nhiều chục năm chiến tranh trước khi giành được độc lập.
Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc với một thỏa thuận hòa bình vào năm 2005.
Cho tới nay, nhiều người vẫn lo ngại bạo lực có thể tái diễn bất kỳ lúc nào.Tuy nhiên, quốc gia này đã lướt thắng mọi tiên đóan bi quan khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra rất hòa bình và trật tự vào tháng Giêng vừa qua, 98% người dân miền Nam Sudan đã bỏ phiếu chọn độc lập.
Người dân Nam Sudan đã cần người Công giáo đứng với họ khi họ chọn lựa một tương lai tốt đẹp hơn.
May mắn thay, một tập đòan sáng chói của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo đã xuất hiện và mang lại một sự chuyển tiếp hòa bình cho các công dân ở miền Nam.
"Chúng tôi vinh dự là một trong những hội đoàn đã đáp trả lời kêu gọi để giúp phát triển quốc gia này", ông Ken Hackett, chủ tịch Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo (CRS), một trong những đoàn đại biểu chính thức từ Hoa Kỳ đến để chứng kiến Ngày Độc lập. CRS đã trợ giúp cho hơn một triệu người ở Sudan trong nhiều năm, trước và trong khi có cuộc nội chiến.
Trước ngày trưng cầu dây ý, người Công giáo trên khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của các Giám Mục Sudan thực hiện '101 ngày cầu nguyện' cho hòa bình.
Có một sự nối kết mạnh mẽ đã được xây dựng lên giữa người Công giáo Mỹ và người dân Sudan, sau khi nhiều vị giám mục của Sudan đã can đảm đi qua Mỹ trong những năm gần đây, để lên tiếng tranh đấu cho lý tưởng độc lập của đất nước tại Liên Hiệp Quốc và tại Washington, và cả trong các thánh lễ tại nhiều thành phố Hoa Ký, với nhiều danh nhân trong đó có Đức Tổng Giám mục Timothy Dolan của New York.
Trong chuyến viếng thăm nước Mỹ gần đây, Đức Giám mục Eduardo Hiiboro Kussala của Giáo Phận Tombura-Yambio cho biết, "Trong những ngày trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, đã có nhiều bài viết về các kịch bản xấu có thể dẫn đến chiến tranh. Nhưng chính vì niềm tin vững vàng của người dân, Thiên Chúa đã chúc phúc cho cuộc trưng cầu dân ý hòa bình, và tôi tin rằng, vì những cam kết và niềm tin của nhân dân, chúng tôi sẽ xây dựng một nước Nam Sudan hòa bình."
Người dân Nam Sudan vẫn cần sự hỗ trợ và lời cầu nguyện trong nhiều năm tới, và Giáo Hội Công Giáo sẽ còn đứng với họ. Đất nước của họ đã hòan tòan bị tàn phá và bỏ bê. Có rất ít đường sá. Nguồn nước sạch và vệ sinh rất hạn chế. Nền y tế thô sơ. Nạn mù chữ tràn lan (80%). Cơ hội giáo dục khan hiếm. Một nửa số dân 8 triệu người vẫn sống với số lợi tức không đến 1 đô la một ngày.
"Cơ quan Cứu Trợ Công Giáo CRS cam kết sẽ ở lại với Nam Sudan trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới cho đến khi đất nước này tìm thấy một chỗ đứng giữa đại gia đình các quốc gia trên thế giới ", ông Hackett nói. "Đây sẽ không là một cuộc hành trình dễ dàng và sẽ có rất nhiều hầm hố trên đường.. Nhưng đó là một cuộc hành trình chúng tôi cam kết thực hiện."
Khác với cảnh bẩn thỉu là việc thường thấy tại Juba, những vỉa hè đã được quét dọn sạch sẽ, các trẻ em tươi cười diễn tập những vũ điệu ca hát, và ca đoàn quốc gia thực tập một bài quốc ca mới.
Cũng giống như thân phận của những nước nhược tiểu trước đây, Cộng hòa Nam Sudan đã gánh chịu nhiều chục năm chiến tranh trước khi giành được độc lập.
Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc với một thỏa thuận hòa bình vào năm 2005.
Cho tới nay, nhiều người vẫn lo ngại bạo lực có thể tái diễn bất kỳ lúc nào.Tuy nhiên, quốc gia này đã lướt thắng mọi tiên đóan bi quan khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra rất hòa bình và trật tự vào tháng Giêng vừa qua, 98% người dân miền Nam Sudan đã bỏ phiếu chọn độc lập.
Người dân Nam Sudan đã cần người Công giáo đứng với họ khi họ chọn lựa một tương lai tốt đẹp hơn.
May mắn thay, một tập đòan sáng chói của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo đã xuất hiện và mang lại một sự chuyển tiếp hòa bình cho các công dân ở miền Nam.
"Chúng tôi vinh dự là một trong những hội đoàn đã đáp trả lời kêu gọi để giúp phát triển quốc gia này", ông Ken Hackett, chủ tịch Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo (CRS), một trong những đoàn đại biểu chính thức từ Hoa Kỳ đến để chứng kiến Ngày Độc lập. CRS đã trợ giúp cho hơn một triệu người ở Sudan trong nhiều năm, trước và trong khi có cuộc nội chiến.
Trước ngày trưng cầu dây ý, người Công giáo trên khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của các Giám Mục Sudan thực hiện '101 ngày cầu nguyện' cho hòa bình.
Có một sự nối kết mạnh mẽ đã được xây dựng lên giữa người Công giáo Mỹ và người dân Sudan, sau khi nhiều vị giám mục của Sudan đã can đảm đi qua Mỹ trong những năm gần đây, để lên tiếng tranh đấu cho lý tưởng độc lập của đất nước tại Liên Hiệp Quốc và tại Washington, và cả trong các thánh lễ tại nhiều thành phố Hoa Ký, với nhiều danh nhân trong đó có Đức Tổng Giám mục Timothy Dolan của New York.
Trong chuyến viếng thăm nước Mỹ gần đây, Đức Giám mục Eduardo Hiiboro Kussala của Giáo Phận Tombura-Yambio cho biết, "Trong những ngày trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, đã có nhiều bài viết về các kịch bản xấu có thể dẫn đến chiến tranh. Nhưng chính vì niềm tin vững vàng của người dân, Thiên Chúa đã chúc phúc cho cuộc trưng cầu dân ý hòa bình, và tôi tin rằng, vì những cam kết và niềm tin của nhân dân, chúng tôi sẽ xây dựng một nước Nam Sudan hòa bình."
Người dân Nam Sudan vẫn cần sự hỗ trợ và lời cầu nguyện trong nhiều năm tới, và Giáo Hội Công Giáo sẽ còn đứng với họ. Đất nước của họ đã hòan tòan bị tàn phá và bỏ bê. Có rất ít đường sá. Nguồn nước sạch và vệ sinh rất hạn chế. Nền y tế thô sơ. Nạn mù chữ tràn lan (80%). Cơ hội giáo dục khan hiếm. Một nửa số dân 8 triệu người vẫn sống với số lợi tức không đến 1 đô la một ngày.
"Cơ quan Cứu Trợ Công Giáo CRS cam kết sẽ ở lại với Nam Sudan trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới cho đến khi đất nước này tìm thấy một chỗ đứng giữa đại gia đình các quốc gia trên thế giới ", ông Hackett nói. "Đây sẽ không là một cuộc hành trình dễ dàng và sẽ có rất nhiều hầm hố trên đường.. Nhưng đó là một cuộc hành trình chúng tôi cam kết thực hiện."