VATICAN CNS) – Vatican chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp gỡ liên tôn lần thứ ba để “cầu nguyện cho hòa bình” tại thành phố hành hương Assisi.
Biến cố ngày 27 tháng 10 đánh dấu việc kỷ niệm năm thứ 25 của cuộc gặp gỡ này. Cũng như năm 1986, dự trù sẽ có đại diện của nhiều giáo phái Kitô giáo và trên một chục các tôn giáo khác.
Khi triệu tập đại hội thượng đỉnh cầu nguyện này, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rõ ràng công trình đại kết và liên tôn của vị tiền nhiệm của ngài, là Chân Phước Gioan Phaolô II. Nhưng Đức Thánh Cha người Đức cũng vạch ra con đường riêng của ngài, với những sửa đổi và bổ túc, theo quan điểm của Vatcan, khiến cho chương trình này khó bị suy diễn một cách sai lạc.
Điều thứ nhất, các tham dự viên không cùng nhau cầu nguyện – ít ra theo cách chính thức. Họ sẽ tụ tập vào cuối ngày để im lặng suy niệm và làm chứng tá cho hòa bình.
Mặc dầu sự phân biệt giữa cầu nguyện và suy niệm có thể khó nhận biết trong cuộc gặp gỡ này, dường như Assisi 2011 sẽ không lập lại công thức của năm 1986, khi các đại biểu của mỗi tôn giáo lớn dâng một lời nguyện trong buổi cầu nguyện chung.
Chỉ mới 25 năm trước đây, các thành viên tách ra trong ngày để cầu nguyện riêng rẽ. Nhưng sự khác biệt là lần này sẽ có những lúc cầu nguyện riêng trong một nhà dòng kín, thay vì những buổi cầu nguyện công cộng trong toàn thành phố Assisi.
Năm 1986, điều sẽ khiến cho giới truyền thông đến Assisi chú ý là sẽ có những hình thức cầu nguyện riêng biệt có nhiều mầu sắc, được tổ chức ngay trong các nhà thờ Công Giáo.
Các nhà sư Phật Giáo tụng kinh theo tiếng mõ đồng. Một người Ghana theo đạo thờ thần tượng sẽ đốt lửa trong một cái ly. Một bộ lạc trưởng xứ Togo sẽ mời các linh hồn bay vào một bát nước. Một người Da Đỏ sẽ làm phép trên đầu dân chúng bằng một cái lông chim đại bàng.
Trong vài giờ. Assisi sẽ giống như một lăng kính muôn mầu linh thiêng, với những đám mây khói, những cái bùa dệt bằng lông cừu, những trống nhỏ và các áo choàng nhiều mầu sắc. Và sẽ khiến cho một số nhà phê bình có cảm tưởng là các thành phần Kitô và không Kitô được pha trộn một cách không thích hợp.
Chương trình cho cuộc gặp gỡ năm nay được phác họa để đảm bảo rằng các kinh nguyện riêng sẽ không có công chúng tham dự.
Khía cạnh thứ ba và có lẽ là thành phần độc đáo nhất của cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Benedict tại Assisi là Vatican đã mời năm vị không có đức tin nhưng nổi tiếng tham dự. Nhóm này gồm có tâm lý gia nổi tiếng người Anh, A.C. Grayling, là người đã tranh cãi về vấn đề tôn giáo có ảnh hưởng quá nhiều trên xã hội.
Vatican muốn mời họ, vì mặc dầu họ không tin nhưng họ lại tham dự tích cực vào các cuộc tranh luận về đạo lý, sự hiện hữu của Thượng Đế và chân lý. Điều này phản ảnh dự án mới của Vatican “Sân trong của người Ngoại”, tìm cách cổ võ những tranh luận giữa Kitô hữu và người ngoại giáo trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, đang phối trí dự án này của Rôma với năm vị không tin và các trí thức Công Giáo một ngày trước cuộc gặp gỡ. Tại Assisi, một người trong năm vị này, là tâm lý gia người Bugaria và bà Julia Kristeva, một người bênh vực phụ nữ sẽ thuyết trình trong biến cố chính của Đức Thánh Cha.
Đây là một ván bài nguy hiểm hơn là Vatican thường chơi, nhưng lại phản ảnh một ưu tiên của Đức Thánh Cha Benedict. Trong chuyến tông du mới đây của ngài tại Đức, Đức Thánh Cha đã làm cho nhiều người nghe ngài nói phải sửng sốt, khi ngài tuyên bố là những người không tin vào một Đấng Tối Cao và thắc mắc về vần đề Thiên Chúa lại gần gũi Nước Trời hơn là những người Công Giáo “thường ngày” nếu trái tim họ không được đánh động bởi đức tin.
Đức Hồng Y Ravasi nói ngày 14 tháng 10 rằng chính Đức Thánh Cha đã thúc đẩy việc mời gọi người dân ngoại tham dự tại Assisi.
Một điều khác biệt thứ tư giữa Assisi 1986 và Assisi 2011 là sứ điệp gửi cho hoàn vũ. Năm 1986, chủ đề là hòa bình thế gới; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi một cuộc đình chiến trên toàn thế giới ngày đó, và nhiều chính phủ tại các vùng có chiến tranh đã công khai ủng hộ buổi cầu nguyện thượng đỉnh.
Chương trình của Đức Thánh Cha Benedict có vẽ rộng lớn hơn. Chủ đề của ngày này là “Hành hương cho sự thật, hành hương cho hòa bình,” và Đức Thánh Cha đã nói là ngày này sẽ đề cao trách nhiệm chung của các tín hữu là phải xây dựng một xã hội dựa trên sự thật. Một phần của trách nhiệm này, theo lời ngài nói mới đây với các đại biểu Hồi giáo, có liên quan đến việc bảo vệ gia đình dựa trên hôn nhân, tôn trọng đời sống trong mọi giai đoạn phát triển tự nhiên và cổ võ cho một công bằng xã hội rộng lớn hơn.
Đức Thánh Cha sẽ trình bầy hai bài chính tại Assisi – vào lúc mở đầu của ngày và vào lúc cuối ngày – và chương trình cũng có nhiều bài khác của các tham dự viên không là người Công Giáo. Nhưng cũng như trong nhiều biến cố khác của Đức Thánh Cha Benedict, có nhiều lúc thinh lặng: theo sau một bữa ăn thanh đạm theo kiểu Thánh Phanxicô, vào lúc thắp đèn khi mặt trời lặn, và lúc đọc kinh riêng của các cá nhân trước mộ Thánh Phanxicô.
Lập lại một cử chỉ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho buổi gặp gỡ lần thứ hai năm 2002, Đức Thánh Cha Benedict sẽ hộ tống các khách của ngài tới Assisi trên một chuyến xe lửa khởi hành từ Vatican buổi sáng và trở về ban đêm. Cũng như các sinh hoạt khác trong ngày, chuyến tầu không được dự trù là lúc truyện trò trao đổi nhưng là lúc để cầu nguyện và chiêm niệm.
Biến cố ngày 27 tháng 10 đánh dấu việc kỷ niệm năm thứ 25 của cuộc gặp gỡ này. Cũng như năm 1986, dự trù sẽ có đại diện của nhiều giáo phái Kitô giáo và trên một chục các tôn giáo khác.
Khi triệu tập đại hội thượng đỉnh cầu nguyện này, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rõ ràng công trình đại kết và liên tôn của vị tiền nhiệm của ngài, là Chân Phước Gioan Phaolô II. Nhưng Đức Thánh Cha người Đức cũng vạch ra con đường riêng của ngài, với những sửa đổi và bổ túc, theo quan điểm của Vatcan, khiến cho chương trình này khó bị suy diễn một cách sai lạc.
Điều thứ nhất, các tham dự viên không cùng nhau cầu nguyện – ít ra theo cách chính thức. Họ sẽ tụ tập vào cuối ngày để im lặng suy niệm và làm chứng tá cho hòa bình.
Mặc dầu sự phân biệt giữa cầu nguyện và suy niệm có thể khó nhận biết trong cuộc gặp gỡ này, dường như Assisi 2011 sẽ không lập lại công thức của năm 1986, khi các đại biểu của mỗi tôn giáo lớn dâng một lời nguyện trong buổi cầu nguyện chung.
Chỉ mới 25 năm trước đây, các thành viên tách ra trong ngày để cầu nguyện riêng rẽ. Nhưng sự khác biệt là lần này sẽ có những lúc cầu nguyện riêng trong một nhà dòng kín, thay vì những buổi cầu nguyện công cộng trong toàn thành phố Assisi.
Năm 1986, điều sẽ khiến cho giới truyền thông đến Assisi chú ý là sẽ có những hình thức cầu nguyện riêng biệt có nhiều mầu sắc, được tổ chức ngay trong các nhà thờ Công Giáo.
Các nhà sư Phật Giáo tụng kinh theo tiếng mõ đồng. Một người Ghana theo đạo thờ thần tượng sẽ đốt lửa trong một cái ly. Một bộ lạc trưởng xứ Togo sẽ mời các linh hồn bay vào một bát nước. Một người Da Đỏ sẽ làm phép trên đầu dân chúng bằng một cái lông chim đại bàng.
Trong vài giờ. Assisi sẽ giống như một lăng kính muôn mầu linh thiêng, với những đám mây khói, những cái bùa dệt bằng lông cừu, những trống nhỏ và các áo choàng nhiều mầu sắc. Và sẽ khiến cho một số nhà phê bình có cảm tưởng là các thành phần Kitô và không Kitô được pha trộn một cách không thích hợp.
Chương trình cho cuộc gặp gỡ năm nay được phác họa để đảm bảo rằng các kinh nguyện riêng sẽ không có công chúng tham dự.
Khía cạnh thứ ba và có lẽ là thành phần độc đáo nhất của cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Benedict tại Assisi là Vatican đã mời năm vị không có đức tin nhưng nổi tiếng tham dự. Nhóm này gồm có tâm lý gia nổi tiếng người Anh, A.C. Grayling, là người đã tranh cãi về vấn đề tôn giáo có ảnh hưởng quá nhiều trên xã hội.
Vatican muốn mời họ, vì mặc dầu họ không tin nhưng họ lại tham dự tích cực vào các cuộc tranh luận về đạo lý, sự hiện hữu của Thượng Đế và chân lý. Điều này phản ảnh dự án mới của Vatican “Sân trong của người Ngoại”, tìm cách cổ võ những tranh luận giữa Kitô hữu và người ngoại giáo trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, đang phối trí dự án này của Rôma với năm vị không tin và các trí thức Công Giáo một ngày trước cuộc gặp gỡ. Tại Assisi, một người trong năm vị này, là tâm lý gia người Bugaria và bà Julia Kristeva, một người bênh vực phụ nữ sẽ thuyết trình trong biến cố chính của Đức Thánh Cha.
Đây là một ván bài nguy hiểm hơn là Vatican thường chơi, nhưng lại phản ảnh một ưu tiên của Đức Thánh Cha Benedict. Trong chuyến tông du mới đây của ngài tại Đức, Đức Thánh Cha đã làm cho nhiều người nghe ngài nói phải sửng sốt, khi ngài tuyên bố là những người không tin vào một Đấng Tối Cao và thắc mắc về vần đề Thiên Chúa lại gần gũi Nước Trời hơn là những người Công Giáo “thường ngày” nếu trái tim họ không được đánh động bởi đức tin.
Đức Hồng Y Ravasi nói ngày 14 tháng 10 rằng chính Đức Thánh Cha đã thúc đẩy việc mời gọi người dân ngoại tham dự tại Assisi.
Một điều khác biệt thứ tư giữa Assisi 1986 và Assisi 2011 là sứ điệp gửi cho hoàn vũ. Năm 1986, chủ đề là hòa bình thế gới; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi một cuộc đình chiến trên toàn thế giới ngày đó, và nhiều chính phủ tại các vùng có chiến tranh đã công khai ủng hộ buổi cầu nguyện thượng đỉnh.
Chương trình của Đức Thánh Cha Benedict có vẽ rộng lớn hơn. Chủ đề của ngày này là “Hành hương cho sự thật, hành hương cho hòa bình,” và Đức Thánh Cha đã nói là ngày này sẽ đề cao trách nhiệm chung của các tín hữu là phải xây dựng một xã hội dựa trên sự thật. Một phần của trách nhiệm này, theo lời ngài nói mới đây với các đại biểu Hồi giáo, có liên quan đến việc bảo vệ gia đình dựa trên hôn nhân, tôn trọng đời sống trong mọi giai đoạn phát triển tự nhiên và cổ võ cho một công bằng xã hội rộng lớn hơn.
Đức Thánh Cha sẽ trình bầy hai bài chính tại Assisi – vào lúc mở đầu của ngày và vào lúc cuối ngày – và chương trình cũng có nhiều bài khác của các tham dự viên không là người Công Giáo. Nhưng cũng như trong nhiều biến cố khác của Đức Thánh Cha Benedict, có nhiều lúc thinh lặng: theo sau một bữa ăn thanh đạm theo kiểu Thánh Phanxicô, vào lúc thắp đèn khi mặt trời lặn, và lúc đọc kinh riêng của các cá nhân trước mộ Thánh Phanxicô.
Lập lại một cử chỉ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho buổi gặp gỡ lần thứ hai năm 2002, Đức Thánh Cha Benedict sẽ hộ tống các khách của ngài tới Assisi trên một chuyến xe lửa khởi hành từ Vatican buổi sáng và trở về ban đêm. Cũng như các sinh hoạt khác trong ngày, chuyến tầu không được dự trù là lúc truyện trò trao đổi nhưng là lúc để cầu nguyện và chiêm niệm.