VATICAN - Đức giáo hoàng Benedictô XVI qua việc tấn phong 22 tân Hồng Y đã đặt dấu ấn của mình cho tương lai Giáo Hội. Các tân Hồng Y một ngày kia sẽ tham dự Công Nghị mật Hồng Y bầu đấng kế nhiệm một khi Đức Giáo hoàng đương nhiệm qua đời. Giáo hội Công giáo hiện nay có trên 1.3 tỷ Roman người trên thế giới.
Đức Giáo Hoàng Benêđictô sang tuổi 85 vào tháng Tư này hiện nay cũng thấy dnag có dấu hiệu suy yếu về sức khỏe phần nào, nên từ mấy tháng nay khi cử hành nghi lễ ngài thường phải dùng một bệ di chuyển đứng lên đó để đi.
Trong buổi tấn phong hồng y hôm nay, Đức Thánh Cha nói với các hồng y mới trước khi trao nhẫn và mũ màu đỏ cho các vị như sau: "Hồng Y được ủy thác đễ phục vụ cho tình yêu: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu dành cho Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, cho đến đổ máu, nếu cần thiết (để bảo vệ đức tin)"
Ngài nhấn mạnh thêm rằng: "Hơn nữa, các vị được yêu cầu để phục vụ Giáo Hội với tình yêu và sức mạnh, sự minh bạch và trí tuệ của người giảng dậy, với năng lượng và sức mạnh của mục tử, với sự trung thực và can đảm của vị tử đạo."
Các hồng y mới từ Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Ấn Độ, Canada, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Romania, Bỉ, và Malta.
Trong số nổi bật nhất có Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của New York, người đã nhiều người đang được tung hô như là một ứng cử viên tương lai có thể trở thành Giáo Hoàng người Mỹ đầu tiên. Bên cạnh đó ĐHY Dolan, các hồng y mới nổi bật khác là John Tong Hon, Tổng giám mục của Hồng Kông, và Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục của Berlin tại quê hương của Đức giáo hoàng.
Bảy trong số "tân hồng y đoàn dưới 80 tuổi" là người Ý, mà sáu vị hiện đang nắm giữ các cơ quan tại Vatican và có thêm một Tổng Giám mục khác của Florence.
Mười tám người trong số họ đang ở độ tuổi dưới 80 và do đó sẽ có đủ điều kiện để tham dự Công Nghị Mật bầu Giáo hoàng mới.
Mười hai trong số tân hồng y là người châu Âu, đưa số "đại cử tri hồng y" từ lục địa Âu châu tới số 67 trong tổng số 125 thành viên hội đủ điều kiện.
Với việc tấn phong hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI, người được bầu trong một hội nghị bí mật vào năm 2005, đã phong chức cho hơn một nửa cử tri hồng y đoàn. Những vị khác đã được phong bởi đức giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II.
So với các "đại cử tri hồng y" thì 67 vị từ châu Âu, châu Mỹ La tinh hiện nay có 22, Bắc Mỹ có 15, châu Phi có 11, châu Á có 9 và Châu Đại Dương có 1.
Hồng Y Đoàn là cộng tác viên thân cận nhất của Đức giáo hoàng tại Vatican và trên thế giới. Các vị đứng đầu các tổng giáo phận lớn hoặc làm việc tại các bộ ở giáo triều Vatican bộ phận giúp Đức Thánh Cha quyết định chính sách Giáo Hội và giáo lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người Công giáo trên toàn thế giới.
Giáo Hoàng nói với các tân hồng y: Trước tiên là người của Giáo hội
Tại buổi lễ, Đức Thánh Cha nói với các vị hồng y mới rằng: Trong khi các hồng y là những người sẽ hợp tác chặt chẽ với Giáo hoàng trong "công tác tế nhị" điều hành Giáo Hội trên toàn thế giới, nhưng trên hết và trước hết các vị phải là người của tôn giáo.
ĐTC nói: "Ước chi nhiệm vụ của các chư huynh trong Giáo Hội và thế giới luôn luôn chỉ là "trong Chúa Kitô" mà thôi, đáp ứng một cách logic đòi hỏi của Chúa chứ không phải là của thế giới, và nhiệm vụ đó được soi sáng bởi đức tin và được sống động bằng đức ái, phát xuất từ thập giá vinh quang của Chúa".
Đức Thánh Cha Benêđictô cũng xin cầu nguyện cho Ngài hầu có thể hướng dẫn Giáo Hội "với sự trợ lực quyết tâm và sự khiêm tốn"
Các vị Giáo Hoàng thường tại chức cho tới khi qua đời, nhưng trong một cuốn sách năm ngoái của mình, Đức Giáo Hoàng Benêđíctô nói rằng Ngài sẽ không ngần ngại trở thành vị giáo hoàng đầu tiên sẵn sàng từ chức - (Truyền thống hơn 700 năm của Giáo hội chưa có vị giáo hoàng nào từ chức)- nếu Ngài cảm thấy mình không còn có khả năng "thể chất, tâm lý và tinh thầ," để điều hành Giáo hội Công giáo.
Một số giáo hoàng trong lịch sử gần đây, bao gồm cả cố Giáo hoàng John Paul II, cũng đã có lần nghĩ đến việc từ chức vì lý do sức khỏe, nhưng thực tế chưa có vị nào đã làm như vậy.
Giáo hoàng cuối cùng từ chức là ĐGH Celestinô V vào năm 1294 sau tại vị chỉ có 5 tháng. Còn ĐGH Gregoriô XII miễn cưỡng thoái vị vào năm 1415 để kết thúc một tranh chấp với một vị khác cũng cho mình là Giáo hoàng.
Trong buổi tấn phong hồng y hôm nay, Đức Thánh Cha nói với các hồng y mới trước khi trao nhẫn và mũ màu đỏ cho các vị như sau: "Hồng Y được ủy thác đễ phục vụ cho tình yêu: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu dành cho Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, cho đến đổ máu, nếu cần thiết (để bảo vệ đức tin)"
Ngài nhấn mạnh thêm rằng: "Hơn nữa, các vị được yêu cầu để phục vụ Giáo Hội với tình yêu và sức mạnh, sự minh bạch và trí tuệ của người giảng dậy, với năng lượng và sức mạnh của mục tử, với sự trung thực và can đảm của vị tử đạo."
Các hồng y mới từ Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Ấn Độ, Canada, Cộng hòa Séc, Hà Lan, Romania, Bỉ, và Malta.
Trong số nổi bật nhất có Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan của New York, người đã nhiều người đang được tung hô như là một ứng cử viên tương lai có thể trở thành Giáo Hoàng người Mỹ đầu tiên. Bên cạnh đó ĐHY Dolan, các hồng y mới nổi bật khác là John Tong Hon, Tổng giám mục của Hồng Kông, và Rainer Maria Woelki, Tổng Giám Mục của Berlin tại quê hương của Đức giáo hoàng.
Bảy trong số "tân hồng y đoàn dưới 80 tuổi" là người Ý, mà sáu vị hiện đang nắm giữ các cơ quan tại Vatican và có thêm một Tổng Giám mục khác của Florence.
Mười tám người trong số họ đang ở độ tuổi dưới 80 và do đó sẽ có đủ điều kiện để tham dự Công Nghị Mật bầu Giáo hoàng mới.
Mười hai trong số tân hồng y là người châu Âu, đưa số "đại cử tri hồng y" từ lục địa Âu châu tới số 67 trong tổng số 125 thành viên hội đủ điều kiện.
Với việc tấn phong hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benêđictô XVI, người được bầu trong một hội nghị bí mật vào năm 2005, đã phong chức cho hơn một nửa cử tri hồng y đoàn. Những vị khác đã được phong bởi đức giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II.
So với các "đại cử tri hồng y" thì 67 vị từ châu Âu, châu Mỹ La tinh hiện nay có 22, Bắc Mỹ có 15, châu Phi có 11, châu Á có 9 và Châu Đại Dương có 1.
Hồng Y Đoàn là cộng tác viên thân cận nhất của Đức giáo hoàng tại Vatican và trên thế giới. Các vị đứng đầu các tổng giáo phận lớn hoặc làm việc tại các bộ ở giáo triều Vatican bộ phận giúp Đức Thánh Cha quyết định chính sách Giáo Hội và giáo lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống người Công giáo trên toàn thế giới.
Giáo Hoàng nói với các tân hồng y: Trước tiên là người của Giáo hội
Tại buổi lễ, Đức Thánh Cha nói với các vị hồng y mới rằng: Trong khi các hồng y là những người sẽ hợp tác chặt chẽ với Giáo hoàng trong "công tác tế nhị" điều hành Giáo Hội trên toàn thế giới, nhưng trên hết và trước hết các vị phải là người của tôn giáo.
ĐTC nói: "Ước chi nhiệm vụ của các chư huynh trong Giáo Hội và thế giới luôn luôn chỉ là "trong Chúa Kitô" mà thôi, đáp ứng một cách logic đòi hỏi của Chúa chứ không phải là của thế giới, và nhiệm vụ đó được soi sáng bởi đức tin và được sống động bằng đức ái, phát xuất từ thập giá vinh quang của Chúa".
Đức Thánh Cha Benêđictô cũng xin cầu nguyện cho Ngài hầu có thể hướng dẫn Giáo Hội "với sự trợ lực quyết tâm và sự khiêm tốn"
Các vị Giáo Hoàng thường tại chức cho tới khi qua đời, nhưng trong một cuốn sách năm ngoái của mình, Đức Giáo Hoàng Benêđíctô nói rằng Ngài sẽ không ngần ngại trở thành vị giáo hoàng đầu tiên sẵn sàng từ chức - (Truyền thống hơn 700 năm của Giáo hội chưa có vị giáo hoàng nào từ chức)- nếu Ngài cảm thấy mình không còn có khả năng "thể chất, tâm lý và tinh thầ," để điều hành Giáo hội Công giáo.
Một số giáo hoàng trong lịch sử gần đây, bao gồm cả cố Giáo hoàng John Paul II, cũng đã có lần nghĩ đến việc từ chức vì lý do sức khỏe, nhưng thực tế chưa có vị nào đã làm như vậy.
Giáo hoàng cuối cùng từ chức là ĐGH Celestinô V vào năm 1294 sau tại vị chỉ có 5 tháng. Còn ĐGH Gregoriô XII miễn cưỡng thoái vị vào năm 1415 để kết thúc một tranh chấp với một vị khác cũng cho mình là Giáo hoàng.